Nồng độ procalcitonin huyết thanh ở người tình nguyện khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng không phải nhiễm trùng huyết

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu là đánh giá và so sánh nồng độ procalcitonin, CRP và Bạch cầu

huyết trên nhóm người tình nguyện khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng không

phải nhiễm trùng huyết.

Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang hàng loạt trường hợp, gồm 2 nhóm, nhóm 1: những người

tình nguyện khỏe mạnh là các sinh viên y khoa (n = 30), nhóm 2: là bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng

không phải nhiễm trùng huyết (n = 61). Thời gian thực hiện: từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008 tại

Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Kết quả: Nhóm người tình nguyện khỏe mạnh có nồng độ trung bình của: Bạch cầu huyết = 6383,33 /mm3;

CRP = 0,65 mg/l; PCT = 0,10 ng/ml. Nhóm người có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng không phải nhiễm trùng

huyết có nồng độ trung bình của: Bạch cầu huyết = 11.185,08 /mm3; CRP = 51,01mg/l; PCT = 0,25 ng/ml. So

sánh kết quả các xét nghiệm Bạch cầu huyết, CRP và PCT giữa nhóm 2 và nhóm 1 cho thấy sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê (P <>

pdf 6 trang phuongnguyen 2960
Bạn đang xem tài liệu "Nồng độ procalcitonin huyết thanh ở người tình nguyện khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng không phải nhiễm trùng huyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nồng độ procalcitonin huyết thanh ở người tình nguyện khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng không phải nhiễm trùng huyết

Nồng độ procalcitonin huyết thanh ở người tình nguyện khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng không phải nhiễm trùng huyết
Chuyên Đề Nội Khoa 1 
NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH Ở NGƯỜI TÌNH 
NGUYỆN KHỎE MẠNH VÀ NHÓM BỆNH NHÂN CÓ BỆNH CẢNH 
NHIỄM TRÙNG NHƯNG KHÔNG PHẢI NHIỄM TRÙNG HUYẾT 
 Lê Xuân Trường* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu là đánh giá và so sánh nồng độ procalcitonin, CRP và Bạch cầu 
huyết trên nhóm người tình nguyện khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng không 
phải nhiễm trùng huyết. 
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang hàng loạt trường hợp, gồm 2 nhóm, nhóm 1: những người 
tình nguyện khỏe mạnh là các sinh viên y khoa (n = 30), nhóm 2: là bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng 
không phải nhiễm trùng huyết (n = 61). Thời gian thực hiện: từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008 tại 
Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. 
Kết quả: Nhóm người tình nguyện khỏe mạnh có nồng độ trung bình của: Bạch cầu huyết = 6383,33 /mm3; 
CRP = 0,65 mg/l; PCT = 0,10 ng/ml. Nhóm người có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng không phải nhiễm trùng 
huyết có nồng độ trung bình của: Bạch cầu huyết = 11.185,08 /mm3; CRP = 51,01mg/l; PCT = 0,25 ng/ml. So 
sánh kết quả các xét nghiệm Bạch cầu huyết, CRP và PCT giữa nhóm 2 và nhóm 1 cho thấy sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (P < 0,05). 
Kết luận: Có sự khác biệt về nồng độ procalcitonin, CRP huyết thanh và Bạch cầu huyết ở nhóm 2 so 
với nhóm 1 (P < 0,05). Tuy nhiên các trị số này của PCT nằm dưới giá trị chẩn đoán nhiễm trùng huyết (< 
0,5 ng/ml). 
ABSTRACT 
SERUM PROCALCITONIN LEVELS IN HEALTHY VOLUNTEERS AND PATIENTS HAVE BEEN 
INFECTED BUT NON SEPSIS 
Le Xuan Truong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 195 - 198 
Background: The aim of the study is to evaluate and compare serum procalcitonin, CRP levels and white 
cell count in healthy volunteers group with patients group who have infected but non sepsis. 
Material and method: Series of prospective study are described from September 2007 to October 2008 at 
Department of Tropical Diseases in Cho Ray hospital. There are two groups, group 1: healthy volunteers are 
medical students (n = 30), group 2: patients have infected but non sepsis (n = 61). 
Results: Mean concentration of tests group 1: white cell count = 6,383.33 /mm3; CRP = 0.65mg/l; PCT = 
0.10 ng/ml. Mean concentration of tests group 2: white cell count = 11,185.08 /mm3; CRP = 51.01 mg/l; PCT = 
0.25 ng/ml. Compare results procalcitonin, CRP levels and white cell count in group 2 and group 1: there is a 
difference between group 2 and group 1 (P < 0.05). 
Conclusion: There is a difference about serum procalcitonin levels between two study groups (P < 0.05). But 
this levels of PCT are lower infected levels (< 0.5 ng/ml). 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh nhiễm trùng và siêu vi trùng là nguyên 
nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu. Vấn đề đặt 
ra là chẩn đoán phân biệt đúng và sớm các 
trường hợp nhiễm trùng hay siêu vi trùng. Để 
giải quyết vấn đề trên, một số chỉ tố sinh học 
* Bộ môn Hóa Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Chuyên Đề Nội Khoa 2 
như procalcitonin (PCT). Neopterin (NEO), C 
reactive protein (CRP), cytokine, Bạch cầu huyết, 
 đã được nghiên cứu và áp dụng(1,2,3,4,5,6,7,8,9,). 
Các chỉ tố này có thể giúp phân biệt chính xác 
giữa nhiễm trùng và siêu vi trùng. Hiện nay các 
xét nghiệm này, nhất là xét nghiệm PCT đã được 
một số phòng xét nghiệm ở một số nước tiên tiến 
trên thế giới sử dụng như một xét nghiệm 
thường qui. Nhưng ở Việt Nam xét nghiệm này 
còn quá mới, chỉ mới áp dụng vài nơi trong nước 
(4,6,9). Để có cơ sở đánh giá xét nghiệm PCT so với 
các xét nghiệm khác như CRP, bạch cầu-huyết. 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu xét nghiệm này 
trên những người tình nguyện khỏe mạnh và 
nhóm bệnh nhân có bệnh cảnh giống nhiễm 
trùng nhưng cấy máu âm tính. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Đối tượng gồm 2 nhóm, nhóm 1: gồm 
những người tình nguyện khỏe mạnh, là các 
sinh viên và học viên đang theo học tại Khoa Y, 
Đại học Y Dược TP.HCM trong năm học 2007-
2008; Tuổi từ 20 đến 51; Số lượng n = 30. Nhóm 
2: gồm những bệnh nhân đang điều trị tại Khoa 
Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy có bệnh 
cảnh nhiễm trùng nhưng không phải nhiễm 
trùng huyết; Số lượng n = 61. Phương pháp 
nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, định lượng bằng 
test B-R-AH-M-S PCT LIA. Đức. máy Lumat LB 
9507 tại Khoa Sinh Hóa Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời 
gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2007 đến 
tháng 10 năm 2008. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
 Nhóm 1 
Gồm những người tình nguyện khỏe mạnh 
(n = 30) 
Stt Tổ - Lớp / năm học Họ và tên Năm sinh Bạch cầu (mm3) CRP (mg/l) PCT (ng/ml) 
01 THHS-07 Nguyễn Hoàng D. 1968 5800 3,30 0,11 
02 THHS-07 Huỳnh Tấn N. 1982 6900 0,20 0,19 
03 THHS-07 Nguyễn Hữu P. 1948 6100 1,40 0,12 
04 THHS-07 Lê Minh S. 1976 6700 0,20 0,14 
05 THHS-07 Dương Thị Thu S. 1977 6600 0,30 0,08 
06 THHS-07 Nguyễn Hồng T. 1962 6200 0,30 0,13 
07 THHS-07 Hoàng Thị Thái T. 1983 6800 0,20 0,12 
08 THHS-07 Lê Văn T. 1972 6600 1,90 0,08 
09 THHS-07 Trần Thị Anh T. 1982 5300 0,20 0,11 
10 THHS-07 Nguyễn Văn T. 1983 6400 0,30 0,18 
11 THHS-07 Đặng Đức T. 1981 7100 0,20 0,12 
12 THHS-07 Nguyễn Vũ U. 1979 6800 0,20 0,12 
13 THHS-07 Nguyễn Thị Cao V. 1979 6900 0,20 0,27 
14 THHS-07 Vũ Đức Đ. 1974 7100 0,70 0,12 
15 Tổ 28. Y06 Lê Quyết C. 1988 6300 0,20 0,06 
16 Tổ 2. Y07 Nguyễn Thị Phương L. 1982 6800 0,40 0,06 
17 Tổ 29. Y06 Nguyễn Văn C. 1987 6800 0,20 0,06 
18 Tổ 20. Y06 Nguyễn Huy H. 1988 5300 1,90 0,07 
19 Tổ 17. Y06 Phạm Thị Phương A. 1988 6300 0,90 0,06 
20 Tổ 22. Y06 Lê Hoàng S. 1988 5800 0,20 0,09 
21 Tổ 9. Y06 Quan Kim H. 1984 6700 0,20 0,06 
22 Tổ 7. Y06 Đặng Thị Ngọc D. 1988 6300 0,90 0,07 
23 Tổ 2. Y07 Huỳnh Thế Phước V. 1989 5100 0,20 0,07 
24 Tổ 14. Y06 Trần Thị Kim H. 1988 6800 0,20 0,06 
25 Tổ 6. Y06 Nguyễn Thị Ngọc Y. 1988 6200 0,20 0,07 
26 Tổ 18. Y06 Nguyễn Thị Phương D. 1988 6200 0,20 0,07 
27 Tổ 14. Y06 Hoàng Thị Ngọc B. 1987 6400 0,20 0,07 
Chuyên Đề Nội Khoa 3 
Stt Tổ - Lớp / năm học Họ và tên Năm sinh Bạch cầu (mm3) CRP (mg/l) PCT (ng/ml) 
28 Tổ 36. Y06 Kim Thị Minh Y. 1987 6300 1,70 0,18 
29 Tổ 36. Y06 Lê Thị Thu T. 1988 6500 0,40 0,06 
30 Tổ 29. Y06 Nguyễn Thái D. 1988 6400 2,00 0,07 
+ Trị số trung bình (XTB) của các xét nghiệm 
Bạch cầu huyết, CRP, PCT ở nhóm người tình 
nguyện khỏe mạnh: 
XTBBC = 6383,33 ± 512,65 /mm3 
XTBCRP = 0,65 ± 0,78 mg/l 
XTBPCT = 0,10 ± 0,05 ng/ml 
Nhóm 2: 
Gồm những người có bệnh cảnh nhiễm 
trùng nhưng không phải nhiễm trùng huyết (n = 
61) 
Stt Số hồ sơ bệnh 
án 
Bạch cầu 
(mm3) 
CRP 
(mg/l) 
PCT 
(ng/ml) 
01 07-92719 13.340 25 0,08 
02 07-84268 12.200 55 0,07 
03 07-84911 5.130 6,5 0,13 
04 07-103767 7.550 11 0,17 
05 07-96600 12.600 32 0,09 
06 08-3412 4.200 34 0,13 
07 08-51 9.200 18 0,09 
08 08-3485 5.700 7 0,12 
09 07-80770 3.680 0,6 0,16 
10 07-81678 11.100 131 0,25 
11 07-82802 3.970 30,3 0,22 
12 07-82956 4.000 10 0,28 
13 07-86765 12.200 0,2 0,11 
14 07-96085 3.800 1,0 0,29 
15 07-97141 5.800 40 0,06 
16 07-78620 10.600 4,7 0,09 
17 07-78585 13.100 97 0,17 
18 08-1236 9.000 10 0,26 
19 07-93782 8.900 29 0,19 
20 08-46931 24.700 8 0,18 
21 08-41453 1.240 22 0,17 
22 08-51054 16.700 23 0,14 
23 08-49812 34.100 7,5 0,11 
24 08-51388 5.900 40 0,18 
25 08-67173 9.400 185 0,18 
26 08-4924 16.360 80 0,11 
27 07-82183 23.810 0,7 0,14 
28 07-77360 6.790 19 0,17 
29 07-78181 7.040 0,4 0,20 
Stt Số hồ sơ bệnh 
án 
Bạch cầu 
(mm3) 
CRP 
(mg/l) 
PCT 
(ng/ml) 
30 08-54398 4.800 16 0,11 
31 08-53924 9.230 31 0,03 
32 08-53445 8.100 6,3 0,12 
33 08-55468 14.700 3,2 0,13 
34 08-55330 11.800 21 0,10 
35 08-67157 13.220 129 0,43 
36 07-96436 7.500 12 0,07 
37 08-1666 10.290 18 0,08 
38 07-102498 8.600 7 0,08 
39 08-62502 9.510 146 0,25 
40 08-62000 18.000 153 0,32 
41 08-61546 4.300 147 0,11 
42 08-62000 18.000 153 0,32 
43 08-65817 10.700 97 0,06 
44 08-69104 9.000 23 0,11 
45 08-68409 12.800 110 0,21 
46 08-61288 17.220 86 0,26 
47 08-68466 11.300 9 0,11 
48 08-69961 27.180 116 0,36 
49 08-68942 10.900 1 0,12 
50 08-70301 9.830 70 0,5 
51 08-73342 10.640 112 0,27 
52 08-74565 11.370 11 0,11 
53 08-73822 19.100 59 0,25 
54 08-75341 13.200 28 0,23 
55 08-69857 7.130 69 0,38 
56 08-80899 13.450 67 1,40 
57 08-81128 30.900 104 0,63 
58 08-58431 5.100 107 1,11 
59 08-58265 5.800 107 0,5 
60 08-64545 3.200 61 0,65 
61 07-84241 13.310 104 1,17 
Trị số trung bình (XTB) của các xét nghiệm 
Bạch cầu huyết, CRP, PCT : 
XTBBC = 11.185,08 ± 6.631,18 /mm3 
XTBCRP = 51,01 ± 50,41 mg/l 
XTBPCT = 0,25 ± 0,26 ng/ml 
So sánh kết quả giữa 2 nhóm : 
FBC = 15,596; PBC < 0,001  Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (P < 0,05) 
Chuyên Đề Nội Khoa 4 
FCRP = 29,763; PCRP < 0,001  Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (P < 0,05) 
FPCT = 9,051; PPCT = 0,003  Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (P < 0,05) 
Theo một số nghiên cứu: 
Nguyễn Thị Thanh(9): Ở trẻ em có hội chứng 
nhiễm khuẩn toàn thân: PCT: 6,8 ± 11,1 ng/ml và 
trẻ em có hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân cấy 
(+): PCT = 16,2 ± 23,9 ng/ml. Lê Xuân Trường (6): 
Nồng độ trung bình của nhóm bệnh nhân nhiễm 
trùng huyết (cấy máu dương tính): 63,24 ± 
81,91ng/ml. Brunkhort FM (1): Hội chứng nhiễm 
khuẩn toàn thân: PCT = 0,5 ± 2,9 ng/ml, hội 
chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng: PCT = 6,9 ± 
3,9 ng/ml. Muthiah KA (8): Trong nhiễm trùng 
huyết do vi khuẩn, nồng độ PCT > 10 ng/ml; 
Trong nhiễm trùng cục bộ nồng độ PCT < 0,5 
ng/ml. 
KẾT LUẬN 
Nồng độ procalcitonin huyết thanh giữa 
nhóm người có bệnh cảnh nhiễm trùng nhưng 
không phải nhiễm trùng huyết với nhóm người 
tình nguyện khỏe mạnh có khác nhau, sự khác 
biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Nhưng 
nồng độ procalcitonin của 2 nhóm này nằm dưới 
giá trị chẩn đoán nhiễm trùng huyết (< 
0,5ng/ml). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Brunkhort FM; 1995; Discrimination of infectious and non 
infectious aetiologies of the adult respiratory distress 
syndrome with procalcitonin immunoreactivity; Clin 
Intensive Care 6:3. 
2. Cesur S; 2005; Neopterin: a marker used for monitoring 
infections; Mikrobiyol Bul; 2005-Apr; 39 (2): 251-60. 
3. Hausfater P ; 2007 ; Serum procalcitonin measurement as 
diagnostic and prognostic marker in febrile adult patients 
presenting to the emergency department ; Crit Care ; 2007 
May 23 ; 11 (3): R60. 
4. Hà Tấn Đức; 2007; Giá trị tiên lượng của nồng độ 
procalcitonin máu trong 72 giờ đầu nhập viện trên bệnh nhân 
viêm phổi nặng; Luận văn Thạc sĩ Y học; Bộ môn Nội tổng 
quát-Đại học Y Dược TP.HCM. 
5. Koksal N; 2007; Role of procalcitonin and C reactive protein in 
diagnosis and follow up of neonatal sepsis; Turk J Pediatr; 
2007 Jan-Mar; 49 (1): 21-9. 
6. Lê Xuân Trường; 2008; Nhận xét sơ bộ về sự thay đổi nồng độ 
procalcitonin trong nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng 
huyết; Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh; Tập 12-Phụ bản số 1-
2008; Trang 105-110. 
7. Margaret Ip; 2007; Value of serum procalcitonin, neopterin, 
and C reactive protein in differentiating bacterial from viral 
etiologies in patients presenting with lower respiratory tract 
infections; MargaretIp@cuhk.edu.hk. 
8. Muthiah KA; 2007; Prospective evaluation of procalcitonin in 
sepsis in the Illawarra area of Australia: PEPSIA study; Crit 
Care Resusc; 2007 Jun; 9 (2): 137-42. 
9. Nguyễn Thị Thanh; 2006; Khảo sát sự thay đổi procalcitonin, 
CRP, bạch cầu máu trong hội chứng đáp ứng viêm toàn thân 
ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 2; Luận án chuyên khoa 2; Bộ 
môn Nhi-Đại học Y Dược TP.HCM 
Chuyên Đề Nội Khoa 5 
Chuyên Đề Nội Khoa 6 

File đính kèm:

  • pdfnong_do_procalcitonin_huyet_thanh_o_nguoi_tinh_nguyen_khoe_m.pdf