Những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên điều dưỡng

TÓMTẮT

Đặt vấn đề: Kỹ năng giao tiếp là một năng lực đặc biệt đã được khẳn định bằng quá trình được đào tạo và

rèn luyện của bản thân(2). Năng lực giao tiếp của một người chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố cá nhân, môi

trường và xã hội. Do đó, việc khảo sát các yếu tốảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp là một hoạt động rất

cần thiết.

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của

sinh viên và đo lường được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố.

Phương pháp: Cắt ngang mô tả.

Kết quả: Trongnghiên cứunày, những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp bao gồm: kỹ năng

sống của sinh viên như sự tự tin, tính hòa đồng, sự bối rối, khả năng bắt chuyện, cách chuyển vấn đề giao tiếp và

khả năng trình bày. Yếu tố cá nhân như, năng lực giao tiếp của giáo viên, phương pháp dạy của giáo viên, giọng

nói của giáo viên và thái độ giao tiếp của nhân viên bệnh viện. Yếu tố môi trường như phương tiện ‐ trang thiết

bị dạy học kỹ năng giao tiếp và môi trường sống riêng lẻ ở nhà trọ trong dân cư.

Kết luận: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên Điều dưỡng đã

xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên Điều dưỡng và mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố đó.

pdf 6 trang phuongnguyen 9520
Bạn đang xem tài liệu "Những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên điều dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên điều dưỡng

Những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên điều dưỡng
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  242
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC TẬP KỸ NĂNG GIAO TIẾP  
CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG 
Nguyễn Trung Nam*, Nguyễn Văn Thắng**, Lora Claywell*** 
TÓMTẮT 
Đặt vấn đề: Kỹ năng giao tiếp là một năng lực đặc biệt đã được khẳn định bằng quá trình được đào tạo và 
rèn luyện của bản thân(2). Năng lực giao tiếp của một người chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố cá nhân, môi 
trường và xã hội. Do đó, việc khảo sát các yếu tốảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp là một hoạt động rất 
cần thiết.  
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của 
sinh viên và đo lường được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. 
Phương pháp: Cắt ngang mô tả.  
Kết quả: Trongnghiên cứunày, những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp bao gồm: kỹ năng 
sống của sinh viên như sự tự tin, tính hòa đồng, sự bối rối, khả năng bắt chuyện, cách chuyển vấn đề giao tiếp và 
khả năng trình bày. Yếu tố cá nhân như, năng lực giao tiếp của giáo viên, phương pháp dạy của giáo viên, giọng 
nói của giáo viên và thái độ giao tiếp của nhân viên bệnh viện. Yếu tố môi trường như phương tiện ‐ trang thiết 
bị dạy học kỹ năng giao tiếp và môi trường sống riêng lẻ ở nhà trọ trong dân cư.  
Kết luận: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên Điều dưỡng đã 
xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên Điều dưỡng và mức độ ảnh 
hưởng của các yếu tố đó.  
Từ khóa:Yếu tố, ảnh hưởng, kỹ năng giao tiếp, dạy và học. 
ABSTRACT 
 FACTORS THAT AFFECT THE LEARNING OF COMMUNICATION SKILLS 
 OF NURSING STUDENTS 
Nguyen Trung Nam, Nguyen Van Thang, Lora Claywell 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 242‐ 247 
Background: The communication skills are special competence that has been confirmed by the educational 
process and practice of themself(2). The communication competence was affected by a lot of factors such as personal 
factors, environmental factors and social factors. Therefore, finding factors that affect the learning communication 
skills is a necessary operation. 
Objectives: The  study aimed  to determine  the  factors  that affect  the  learning of communication  skills of 
nursing students and to measure the level of influence of each factor. 
Methods: Cross sessional survey.  
Results: In this study, the factors affect the learning of communication skills of nursing student include: life 
skills of nursing  students  such as belief,  social character, and  confusion. Ability of  contact, ability of  transfer 
communication  problem  and  ability  of  presentation. Personal  factors  such  as,  communication  competence  of 
teachers, teaching method of teachers, voice of teachers, communication attitude of medical staffs. Environmental 
factors such as educational equipment and living at guest house of students.  
* Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam  **Đại học Y Dược TP. HCM  ***Friendship Bridge Association‐USA 
Tác giả liên lạc: CN Nguyễn Trung Nam  ĐT: 0935881025  Email: nguyenthilong1985@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 243
Conclusion: The study of  factors that affect the  learning of communication skills of nursing students 
determined  some  factors  that  affect  the  learning  of  communication  skills  of nursing  students  and  level  of 
influence of it. 
Keywords: factors, affect, communication skills, teaching and learning 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Kỹ năng giao tiếp (KNGT) là năng lực đặc 
biệt  quan  trọng  trong  đời  sống  xã  hội,  trong 
lĩnh vực nghề nghiệp và đặc biệt  trong y học. 
Theo Roberts L and Bucksey SJ (2007), hầu hết 
các  đơn  từ khiếu kiện của người bệnh, người 
nhà bệnh nhân đối với nhân viên y tế chủ yếu 
xuất phát  từ  các  lỗi giao  tiếp  là  chính(6). Giao 
tiếp  tốt  của nhân viên y  tế nói  chung và  của 
Điều  dưỡng  nói  riêng  sẽ  hạn  chế  được  tổn 
thương  cho  người  bệnh(6).  Giao  tiếp  tốt  của 
người  Điều dưỡng  giúp  giảm  được  lo  âu,  sợ 
hãi, buồn phiền của người bệnh. Thậm chí giao 
tiếp tốt có thể khai thác được những thông tin 
thầm kín, khó nói hoặc e ngại của người bệnh. 
Theo Painter R (2010), giao tiếp kém của người 
Điều  dưỡng  có  thể  là  nguyên  nhân  dẫn  đến 
tổn  thương  và  tử  vong(5).  Đặc  biệt,  thời  gian 
mà người điều dưỡng dành cho giao  tiếp với 
bệnh  nhân  khá  nhiều.  Theo  nghiên  cứu  của 
Westbrook  JL, Duffield C, Li L  and Creswick 
NJ (2011), người Điều dưỡng tốn khoảng 37% 
thời  gian  của  họ  cho  việc  chăm  sóc  người 
bệnh. Trong đó, 19% là dành cho giao tiếp với 
người bệnh(7). 
Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  đi  sâu 
phân tích các yếu tố về kỹ năng sống sinh viên, 
các yếu  tố về môi  trường học  tập, về năng  lực 
giảng dạy của giáo viên gây ảnh hưởng đến quá 
trình học tập KNGT của sinh viên. Đây là những 
yếu  tố mà  chúng  tôi  cho  rằng  có  thể  gây  ảnh 
hưởng  đến học  tập KNGT  của  sinh viên. Mục 
đích chính là để tìm ra các yếu tố gây ảnh hưởng 
đến quá trình học tập KNGT của sinh viên. Xác 
định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó. Do 
đó, chúng tôi nhận thấy rằng nó thật sự rất quan 
trọng và cần thiết để tiến hành đề tài nghiên cứu 
“Những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao 
tiếp của sinh viên Điều dưỡng”. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến 
học tập KNGT của sinh viên điều đưỡng. 
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của  từng yếu 
tố, từng nhóm yếu tố. 
So sánh sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng 
của các yếu tố. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Sinh viên các  lớp Cao đẳng Điều dưỡng  tại 
Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. 
Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 
2012 đến tháng 7 năm 2013 tại Trường Cao đẳng 
Y tế Quảng Nam.  
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.  
Cỡ mẫu nghiên cứu 
Sử  dụng  phương  pháp  chọn mẫu  phi  xác 
suất theo cỡ mẫu tối thiểu tương ứng với mười 
quan sát cho một biến số. Với bộ câu hỏi khảo 
sát gồm 53 biến số nên cỡ mẫu tối thiểu là 530. 
Phương pháp chọn mẫu 
Với  số  lượng  sinh  viên  Cao  đẳng  Điều 
dưỡng  của  hai  khóa  học  (2010  ‐2013)  và  khóa 
học (2011‐2014) là 700 sinh viên. Để tăng tính giá 
trị  cho  nghiên  cứu  chúng  tôi  quyết  định  chọn 
toàn bộ số sinh viên của hai khóa học trên đưa 
vào nghiên cứu. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Khảo sát  thử nghiệm 10% số phiếu và Test 
bộ  câu  hỏi  với  hệ  số  Cronbach’s  Alpha  bằng 
phần mềm IBM‐SPSS version 19.0 
Chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp với đề tài 
và kết quả test Cronbach’s Alpha cho bộ câu hỏi 
đã được chỉnh sửa 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  244
Phần câu hỏi khảo sát về kỹ năng sống của sinh 
viên Điều dưỡng: Cronbach’s Alpha = 0,73. 
Phần câu hỏi khảo sát về mức độ ảnh hưởng 
của các yếu tố: Cronbach’s Alpha = 0,78. 
Tiến hành  thu  thập số  liệu dựa vào bộ  câu 
hỏi đã được chỉnh sửa.  
Kiểm tra sai lệch thông tin 
Giải  thích vấn đề nghiên cứu cho sinh viên 
trước khi phát phiếu 1 tuần. 
Hướng  dẫn  sinh  viên  trả  lời  từng  câu  hỏi 
trong phiếu khảo sát. 
Phát bộ câu hỏi khảo sát cho sinh viên vào 
cuối buổi học. 
Nhắc nhỡ sinh viên tự trả lời câu hỏi độc lập 
khi ở nhà. 
Sinh  viên  gửi  lại  bộ  câu  hỏi  khảo  sát 
sau 1 tuần. 
Xử lý phân tích dữ liệu 
Làm sạch số liệu sau khi thu về phiếu khảo 
sát. Kết quả thu được 647 phiếu khảo sát đạt yêu 
cầu mà nghiên cứu đề ra. Nhập và phân tích số 
liệu bằng phần mềm SPSS version 19.0. 
Xác định yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh 
hưởng dựa vào phân tích hồi qui, thống kê mô 
tả và kiểm định Chi ‐ Square tests giữa các yếu 
tố  trên với năng  lực giao  tiếp do sinh viên  tự 
đánh giá. So sánh sự khác nhau về mức độ ảnh 
hưởng của các yếu tố bằng kiểm định phi tham 
số  Kruskal‐Wallis  tests  và  kiểm  định 
Bonferroni tests. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1. Đặc điểm chung của sinh viên Điều dưỡng 
Đặc tính Tần số (n=647) Tỷ lệ (%)
Giới tính 
Nam 22 3,40 
Nữ 625 96,60 
Tuổi 
19 1 0,15 
20 232 35,86 
21 237 36,63 
22 140 21,64 
23 33 5,10 
24 2 0,31 
25 1 0,15 
26 1 0,15 
Đặc tính Tần số (n=647) Tỷ lệ (%)
Khóa học 
(2010-2013) 290 44,82 
(2011-2014) 357 55,18 
Nơi sinh sống 
Vùng núi 147 22,72 
Trung du 40 6,18 
Đồng bằng 367 56,72 
Ven biển 80 12,36 
Thành thị 13 2,01 
Kinh tế gia đình
Rất nghèo 6 0,93 
Nghèo 77 11,90 
Đủ ăn 554 85,63 
Khá giả 10 1,55 
Giàu có 0 0,00 
Bảng  1  cho  thấy  hầu  hết  sinh  viên  Điều 
dưỡng là nữ giới (96,6%). Độ tuổi của sinh viên 
Cao đẳng điều dưỡng năm thứ hai và năm thứ 
ba tập trung ở lứa tuổi 20, 21 và 22 tuổi. Nơi sinh 
sống  chủ  yếu  là  vùng  đồng  bằng.  Tuy  nhiên, 
sinh viên sinh sống ở vùng núi chiếm số  lượng 
không nhỏ với 147  (22,72%)  tổng  số  sinh viên. 
Đặc biệt sinh viên sống vùng thành thị rất ít chỉ 
có 13 (2,01%). Với 554 (85,63%) sinh viên có điều 
kiện kinh  tế gia đình đủ ăn. Đặc biệt không có 
sinh viên nào có điều kiện kinh tế gia đình giàu 
có. 
Bảng 2. Đặc điểm chung của sinh viên ảnh hưởng 
đến học tập kỹ năng giao tiếp 
Các yếu tố β βs P 
Tuổi 0,035 0,065 0,07 
Giới -0,155 -0,056 0,055 
Nơi sống 0,001 0,002 0,006 
Kinh tế 0,094 0,074 0,074 
R = 0,114; R2 = 0,013; P = 0,07 
β: Hệ số hồi qui; βs: Hệ số hồi qui chuẩn 
Bảng 2 cho thấy cả bốn yếu  tố về đặc điểm 
chungcủa  sinh viên  điều dưỡng  có  ảnh hưởng 
rất yếu đến học tập KNGT của sinh viên với hệ 
số tương quan chung (R = 0,114). Bốn yếu tố về 
đặc  điểm  chung  của  sinh viên Điều dưỡng  chỉ 
làm  ảnh  hưởng  1,3%  đến  học  tập  KNGT  của 
sinh viên với (R2 = 0,013). Nhưng sự ảnh hưởng 
này không có ý nghĩa thống kê với P = 0,07 
Bảng 3. Kỹ năng sống của sinh viên ảnh hưởng đến 
học tập kỹ năng giao tiếp 
Kỹ năng sống β βs R R2 P 
Nói chuyện -0,007 -0,008 0,161 0,026 0,85 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 245
Kỹ năng sống β βs R R2 P 
Tự tin 0,109 0,153 0,294 0,086 <0,001
Hòa đồng 0,084 0,114 0,021 0,041 0,007
Bối rối -0,075 -0,098 0,225 0,051 0,018
Bắt chuyện 0,08 0,135 0,205 0,042 0,001
Nhận biết tâm trạng -0,004 -0,005 0,076 0,006 0,9 
Phụ thuộc cảm xúc -0,027 -0,045 0,088 0,008 0,24 
Quan tâm ngôn ngữ 
không lời 0,007 0,011 0,089 0,008 0,8 
Quan tâm đến 
từ ngữ 0,02 0,03 0,134 0,018 0,5 
Đặt mình vào vị trí đối 
phương 0,000 -0,001 0,1 0,01 0,9 
Cố hiểu đối phương -0,025 -0,044 0,03 0,001 0,32 
Giải thích cho 
 đối phương hiểu 0,007 0,012 0,058 0,003 0,7 
Kết thúc giao tiếp 0,037 0,068 0,035 0,001 0,09 
Chuyển vấn đề 
 giao tiếp -0,053 -0,096 0,087 0,008 0,02 
Chấp nhận ý 
 đối phương 0,003 0,005 0,028 0,001 0,9 
Thuyết phục 
 đối phương -0,013 -0,022 0,019 0,000 0,58 
Thảo luận các 
vấn đề xã hội -0,023 -0,035 0,087 0,008 0,38 
Thảo luận vấn đề 
riêng tư -0,028 -0,046 0,02 0,000 0,23 
Quan tâm 
đến nỗi buồn -0,005 -0,008 0,058 0,003 0,85 
Khai thác thông tin đối 
phương 0,003 0,004 0,025 0,001 0,91 
Kết hợp ngôn ngữ 0,026 0,045 0,125 0,016 0,25 
Khả năng trình bày 0,109 0,138 0,259 0,067 0,001
Làm chủ giao tiếp 0,05 0,03 0,211 0,045 0,1 
Phản hồi thông tin -0,008 -0,011 0,07 0,005 0,7 
Lắng nghe 0,004 0,005 0,056 0,003 0,9 
Kỹ năng sống β βs R R2 P 
đối phương 
R = 0,428 R2 = 0,183 P < 0,001 
β: Hệ số hồi qui; βs: Hệ số hồi qui chuẩn; R: Hệ số tương 
quan 
Bảng  3  cho  thấy  kỹ  năng  sống  của  sinh 
viên có  liên quan đến học  tập KNGT với  (R = 
0,428) và giải thích được 18,3% (R2 = 0,183) sự 
thay  đổi  về  năng  lực  giao  tiếp  của  sinh  viên 
với  (P  <  0,001). Trong  đó  chỉ  có  sáu kỹ năng 
sống  có  ảnh  hưởng  đến  học  tập  KNGT  của 
sinh viên đó  là:Sự  tự  tin có  (R= 0,294) và giải 
thích  8,6%  sự  ảnh hưởng  đến học  tập KNGT 
của sinh viên với (P < 0,001). Tính hòa đồng có 
(R= 0,201) và giải thích 4,1% sự ảnh hưởng đến 
học tập KNGT của sinh viên với (P = 0,007). Sự 
bối rối có (R= 0,225) và giải thích 5,1% sự ảnh 
hưởng đến học tập KNGT của sinh viên với (P 
= 0,018). Khả năng bắt chuyện có (R= 0,205) và 
giải  thích  4,2%  sự  ảnh  hưởng  đến  học  tập 
KNGT  của  sinh  viên  với  (P  =  0,001).Cách 
chuyển sang vấn đề giao  tiếp khác khi xảy ra 
bất  đồng  quan  điểm  trong  vấn  đề  giao  tiếp 
trước đó có (R= 0,087) và giải thích 0,8% sự ảnh 
hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh 
viên với (P = 0,02). Khả năng trình bày có (R= 
0,259) và giải thích 6,7% sự ảnh hưởng đến học 
tập KNGT của sinh viên với P = 0,001 
Bảng 4. Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên 
Yếu tố 
Ảnh hưởng đến KNGT N = 647 
P 
Rất yếu n (%) Yếu n (%) Vừa n (%) Mạnh n (%) Rất mạnh n (%)
Kỹ năng sống 3 (0,5) 11 (1,7) 246 (38) 304 (47) 83 (12,8) 0,04 
Giới tính 62 (9,6) 112 (17,3) 347 (53,6) 109 (16,8) 17 (2,6) 0,68 
Tuổi 14 (2,2) 62 (9,6) 277 (42,8) 227 (35,1) 67 (10,4) 0,93 
Năng lực giao tiếp của giáo viên 1 (0,2) 5 (0,8) 88 (13,6) 295 (45,6) 258 (39,9) <0,001
Phương pháp dạy của giáo viên 1 (0,2) 9 (1,4) 94 (14,5) 311 (48,1) 232 (35,9) <0,001
Giọng nói của giáo viên 6 (0,9) 28 (4,3) 242 (37,4) 284 (43,9) 87 (13,4) 0,04 
Thái độ giao tiếp của giáo viên 1 (0,2) 7 (1,1) 88 (13,6) 328 (50,7) 223 (34,5) 0,71 
Thái độ giao tiếp của nhân viên bệnh viện 1 (0,2) 3 (0,5) 115 (17,8) 323 (49,9) 205 (31,7) <0,001
Bảng 4 cho thấy kỹ năng sống của sinh viên 
ảnh hưởng  đến học  tập kỹ năng giao  tiếp  của 
sinh  viên  ở  mức  trung  bình  246  (38%),  mức 
mạnh  304  (47%)  và  ảnh  hưởng  rất  mạnh  83 
(12,8%)  với  (p  =  0,04). Năng  lực  giao  tiếp  của 
giáo viên dạy môn kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng 
mạnh đến học tập KNGT của sinh viên với mức 
ảnh hưởng mạnh 295 (45,6%) và ảnh hưởng rất 
mạnh 258 (39,9%) với (p < 0,001). Phương pháp 
dạy  học  của  giáo  viên  dạy KNGT  ảnh  hưởng 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  246
đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên với 
mức ảnh hưởng mạnh 311 (48,1%) và ảnh hưởng 
rất mạnh 232 (35,9%) với (p < 0,001). Giọng nói 
của giáo viên dạy kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng 
vừa 242  (37,4%),  ảnh hưởng mạnh  284  (43,9%) 
và ảnh hưởng rất mạnh 87 (13,4%) với (p = 0,04). 
Đặc biệt  thái  độ  giao  tiếp  của nhân viên  bệnh 
viện  ảnh hưởng mạnh  đến học  tập KNGT  của 
sinh viên với mức ảnh hưởng mạnh 323 (49,9%) 
và  ảnh  hưởng  rất mạnh  205  (31,7%)  với  (p  < 
0,001). 
Bảng 5. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên 
Yếu tố 
Ảnh hưởng đến KNGT N = 647 
P 
Rất yếu n (%) Yếu n (%) Vừa n (%) Mạnh n (%) Rất mạnh n (%) 
Nơi sinh sống 7 (1,1) 40 (6,2) 243 (37,6) 295 (45,6) 62 (9,6) 0,65 
Tình trạng kinh tế 31 (4,8) 96 (14,8) 332 (51,3) 161 (24,9) 27 (4,2) 0,54 
Môi trường trường học 4 (0,6) 25 (3,9) 252 (38,9) 281 (43,4) 85 (13,1) 0,84 
Môi trường bệnh viện 1 (0,2) 9 (1,4) 108 (16,7) 356 (55) 173 (26,7) 0,76 
Thực tập cộng đồng 0 15 (2,3) 106 (16,4) 339 (52,4) 187 (28,9) 0,22 
Phương tiện, trang thiết bị dạy học 7 (1,1) 39 (6) 238 (36,8) 247 (38,2) 116 (17,9) <0,001
Số lượng SV trong một nhóm thực tập 11 (1,7) 34 (5,3) 285 (44) 262 (40) 55 (8,5) 0,24 
Bản sắc văn hóa địa phương 2 (0,3) 15 (2,3) 130 (20,1) 316 (48,8) 184 (28,4) 0,55 
Môi trường ký túc xá 5 (0,8) 27 (4,2) 255 (39,4) 283 (43,7) 77 (11,9) 0,13 
Cuộc sống riêng lẻ ở nhà trọ 26 (4) 57 (8,8) 76 (11,7) 236 (36,5) 252 (38,9) 0,01 
Bảng 5 cho  thấy phương  tiện  trang  thiết bị 
phục vụ dạy học ảnh hưởng đến học tập KNGT 
của sinh viên ở mức vừa 238 (36,8%), mức mạnh 
247  (38,2%), mức  rất mạnh 116  (17,9%) với p < 
0,001. Cuộc  sống  riêng  lẻ  ở  nhà  trọ  trong  thời 
gian học tập ảnh hưởng đến học tập KNGT của 
sinh  viên  ở  mức  mạnh  236  (36,5%),  mức  rất 
mạnh 252 (38,9%) với p = 0,01. 
BÀN LUẬN 
Kết quả nghiên  cứu  ở bảng 1 phù hợp với 
kết quả nghiên cứu của Hakimzadeh  (2013),  tỷ 
lệ nữ giới trong sinh viên Điều dưỡng là 67,3%(3). 
Điều này phù hợp với thực tế tại các trường đào 
tạo Điều dưỡng cũng như lực lượng Điều dưỡng 
viên  trong bệnh viện. Do đặc  thù nghề nghiệp, 
nghề Điều dưỡng là nghề chăm sóc người bệnh, 
xuất phát  từ  sự nuôi dưỡng  của người mẹ đối 
với  người  bệnh. Do  đó  quan  niệm  của  xã  hội 
phần lớn cho rằng nghề Điều dưỡng là phù hợp 
với giới nữ. Trong thực tế, lực lượng điều dưỡng 
trong các cơ sở y tế đa số là nữ. Mặt khác, quan 
niệm xã hội cho rằng công việc của người điều 
dưỡng  trong  các  cơ  sở y  tế  là  thay băng,  tiêm 
thuốc, truyền dịch, đo sinh hiệu, lấy bệnh phẩm 
xét nghiệm, vệ sinh cho người bệnh... Mà những 
công việc này đa số nam giới là không thích làm. 
Do vậy, thí sinh thi vào ngành Điều dưỡng đại 
đa số là nữ giới mà rất ít nam giới. Độ tuổi của 
sinh viên tập trung ở  lứa tuổi 20, 21 và 22 tuổi. 
Độ tuổi này phù hợp với sinh viên năm thứ hai 
và năm thứ ba. Chứng tỏ các em thi vào ngành 
Điều dưỡng và học ngay năm đầu tiên chiếm tỷ 
lệ khá cao. Nơi sinh sống chủ yếu của sinh viên 
là  vùng  đồng  bằng. Tuy  nhiên,  sinh  viên  sinh 
sống ở vùng núi chiếm số lượng không nhỏ với 
147  (22,72%)  tổng  số  sinh  viên.  Đặc  biệt  sinh 
viên sống vùng thành thị rất ít chỉ có 13 (2,01%). 
Điều này cho thấy Ngành Điều dưỡng vẫn chưa 
thu  hút  được  học  sinh  phổ  thông  sống  vùng 
thành thị.Với 554 (85,63%) sinh viên có điều kiện 
kinh  tế gia đình đủ ăn. Đặc biệt không có sinh 
viên nào có điều kiện kinh  tế gia đình giàu có. 
Rất có thể do sự khiêm tốn của sinh viên không 
dám tự nhận mình  là con nhà giàu có. Kết quả 
phân tích ở bảng 4 phù hợp với nghiên cứu của 
Bee SB (2012), Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thật sự 
rất quan trọng đối với giáo viên trong việc phân 
chia phương pháp sư phạm, quản lý lớp học và 
tương  tác  với  lớp  học(1). Một  nghiên  cứu  khác 
của Koponen  J,  Pyorala  E &  Isotalus  P  (2012), 
phương pháp dạy của giáo viên ảnh hưởng đến 
hiệu quả học tập của sinh viên(4). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 247
KẾT LUẬN 
Nghiên  cứu  này  đã  chỉ  ra  các  yếu  tố  ảnh 
hưởng  đến học  tập kỹ năng giao  tiếp  của  sinh 
viên điều dưỡng đó là: sự tự tin, tính hòa đồng, 
sự  bối  rối,  khả  năng  bắt  chuyện,  cách  chuyển 
vấn đề giao  tiếp, khả năng  trình bày, năng  lực 
giao tiếp của giảng viên, phương pháp dạy của 
giảng  viên,  giọng  nói  của  giảng  viên,  thái  độ 
giao tiếp của nhân viên bệnh viện, phương tiện‐
trang thiết bị dạy học kỹ năng giao tiếp và cuộc 
sống  riêng  lẻ  ở nhà  trọ  trong dân  cư. Mức  độ 
ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau với 
mức ý nghĩa thống kê P < 0,001. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bee SB  (2012). The  impact of  teachers’ communication skills 
on teaching. Major articles, Feb 2012, ISSN 1755‐9715. 
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2010). Chương trình khung giáo dục 
đại học. 
3. Hakimzadeh R and et al (2013). Factors affecting the teaching‐
learning in nursing education. Global Submmit on Education. 
4. Koponen  J, Pyorala E &  Isotalus P  (2012). Comparing  three 
experiential  learning  methods  and  their  effect  on  medical 
students’ attitudes to learning communication skills. Medical 
teacher. 
5. Painter  R  (2010).  Poor  nursing  communication  causes 
needless  hospital  injuries  and  deaths. Medical Malpractice 
June 21, 2010. 
6. Roberts L, Bucksey SJ  (2007) Communicating with patients: 
what happens in practice? Physical Therapy 87 (5):586–594. 
7. Westbrook JL, Duffield C, Li L and Creswick NJ (2011). How 
much time do nurses have for patients? A longitudinal study 
quantifying hospital nurses’ patterns of task time distribution 
and  interactions  with  health  professionals.  BMC  Health 
Services Research 2011, 11:319. 
Ngày nhận bài         25/08/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   04/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfnhung_yeu_to_anh_huong_den_hoc_tap_ky_nang_giao_tiep_cua_sin.pdf