Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi Báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế

Tóm tắt

Bài viết này tác giả tập trung phân tích, xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi báo cáo tài

chính (BCTC) từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRS). Kết quả

khảo sát thực nghiệm từ 300 chuyên gia có kiến thức chuyển đổi BCTC sang IFRS, cho thấy có năm nhân tố ảnh

hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS, được chia làm hai nhóm nhân tố chính, trong đó nhóm nhân tố bên ngoài

doanh nghiệp gồm: Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hoá và nhóm nhân tố bên trong doanh

nghiệp gồm: Hỗ trợ của nhà quản trị và trình độ chuyên môn người làm kế toán. Từ đó tác giả gợi ý kiến nghị các

chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản

trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn

trong công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.Từ khóa: chuyển đổi báo cáo tài chính, nhân tố ảnh hưởng,

chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS).

pdf 19 trang phuongnguyen 4560
Bạn đang xem tài liệu "Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi Báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi Báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế

Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi Báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế
Mã số: 443 
Ngày nhận: 3/10/2017 
Ngày gửi phản biện lần 1: /10 /2017 
Ngày gửi phản biện lần 2: 
Ngày hoàn thành biên tập: 22/1/2018 
Ngày duyệt đăng: 24/1/2018 
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỪ CHUẨN MỰC KẾ 
TOÁN VIỆT NAM SANG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 
Hà Xuân Thạch1 
Nguyễn Ngọc Hiệp2 
Tóm tắt 
Bài viết này tác giả tập trung phân tích, xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi báo cáo tài 
chính (BCTC) từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRS). Kết quả 
khảo sát thực nghiệm từ 300 chuyên gia có kiến thức chuyển đổi BCTC sang IFRS, cho thấy có năm nhân tố ảnh 
hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS, được chia làm hai nhóm nhân tố chính, trong đó nhóm nhân tố bên ngoài 
doanh nghiệp gồm: Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hoá và nhóm nhân tố bên trong doanh 
nghiệp gồm: Hỗ trợ của nhà quản trị và trình độ chuyên môn người làm kế toán. Từ đó tác giả gợi ý kiến nghị các 
chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản 
trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn 
trong công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.Từ khóa: chuyển đổi báo cáo tài chính, nhân tố ảnh hưởng, 
chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). 
Từ khóa: Chuyển đổi báo cáo tài chính, nhân tố ảnh hưởng, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chuẩn mực 
BCTC quốc tế (IFRS) 
Abstract 
This research find out and examine relevant factors that affect in transition of financial statements from 
Vietnamese accounting standard (VAS) into International financial reporting standard (IFRS). Empirical result 
from servey with the participation of 300 Experts with IFRS knowledge showed that transition of financial 
statements from VASs into IFRSs is affected by five factors which are classified into two groups: External and 
Internal factors. The first group consists of Economic intergration, Legal system, Cultural environment while the 
other included Support by company’s managers and the qualification of accountants. From the result of research, 
authors give some recommendations to authorites, education organization and enterprises to help them to make the 
transition easier in the future. 
Key words: transition of financial statement, factors affect, Vietnamese Accounting Standards (VASs), 
International Financial Reporting Standards (IFRSs). 
1. Đặt vấn đề 
1 Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM, Email: hxt@ueh.edu.vn 
2 Dragon Capital Group, Email: hiepnn2000@yahoo.com 
Hiện nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 
(TTCK) quốc tế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những điều kiện để niêm yết trái phiếu, cổ phiếu 
trên TTCK quốc tế đó là phải lập BCTC theo IFRS. Trong tương lai không xa các doanh nghiệp Việt Nam chắc 
chắn cần phải chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs để đáp ứng yêu cầu hội tụ kế toán quốc tế, để đi cùng với 
tiến trình hội tụ kế toán quốc tế năm 2020 và tầm nhìn 2030 ở Việt Nam. 
Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs tại một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 
và phỏng vấn sâu với một số giám đốc / kiểm toán viên cấp cao của bốn công ty kiểm toán quốc tế, những người 
trực tiếp quản lý / thực hiện công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS cho một số doanh nghiệp, tác giả thấy được 
những khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS. Để 
phân tích những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong công tác chuyển đổi BCTC sang 
IFRS, tác giả đã gửi câu hỏi khảo sát đến 300 đối tượng thuộc hai nhóm đối tượng chính là: 1/ Giám đốc tài chính 
/ Kế toán trưởng / Nhân viên kế toán / Ban quản trị của những doanh nghiệp đã và đang trong giai đoạn triển khai 
chuyển đổi BCTC sang IFRS ở Việt Nam; 2 / Giám đốc / Kiểm toán viên cấp cao / Tư vấn cấp cao chuyển đổi 
IFRS của bốn công ty kiểm toán quốc tế những người trực tiếp thực hiện hoặc quản lý công tác chuyển đổi BCTC 
từ VASs sang IFRSs cho các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả khảo sát để xác lập và đo lường những nhân tố ảnh 
hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, từ đó tác giả gợi ý kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ 
của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt 
Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi 
BCTC từ VASs sang IFRSs. 
Với những phân tích trên, nội dung bài viết bao gồm: Tổng quan những nghiên cứu trước đây về những 
nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS (Phần 2); Phương pháp nghiên cứu (Phần 3); 
Kết quả nghiên cứu (Phần 4); Kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các 
tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, 
nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs (Phần 5); Kết 
luận (Phần 6). 
2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây về những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng 
BCTC theo IFRS 
2.1 Khái niệm chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang chuẩn mực BCTC quốc tế 
Chuyển đổi BCTC sang IFRS là việc chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc gia sang 
IFRS, chuyển đổi BCTC sang IFRS phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, những khác biệt giữa CMKT hiện tại và 
IFRS phụ thuộc vào từng quốc gia, lĩnh vực hoạt động và các chính sách kế toán mà doanh nghiệp đang lựa chọn. 
Chất lượng và tính linh hoạt của cấu trúc BCTC hiện tại của doanh nghiệp, quy mô và ảnh hưởng của những thay 
đổi CMKT quốc gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quy 
trình chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS của doanh nghiệp. Chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia 
sang IFRS không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến chính sách kế toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp mà có thể 
có những tác động không lường trước đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có nhiều rủi ro xảy ra 
cho hoạt động của doanh nghiệp (Ernst & Young, Global IFRS conversion methodology, 2009). 
2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang chuẩn 
mực BCTC quốc tế 
Những nghiên cứu đã công bố trên thế giới và Việt Nam về những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và 
vận dụng BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS, cho thấy có năm nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng 
BCTC sang IFRS được chia làm hai nhóm nhân tố, trong đó nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm: Hội nhập 
kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hoá và nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp gồm: Hỗ trợ của nhà 
quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế toán. 
2.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 
Nhân tố 1: Hội nhập kinh tế 
Các quốc gia đã vận dụng IFRS chỉ ra rằng những quốc gia này ngày càng thu hút trực tiếp các nhà đầu tư 
nước ngoài, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh sau khi các nước vận dụng IFRS (Irvine & Lucas, 2006). 
Đồng quan điểm này, Francis & Hannah (2010) đã ghi nhận những quốc gia vận dụng IFRS có mức độ hội nhập 
thị trường tài chính quốc tế cao hơn trước khi vận dụng. Các doanh nghiệp sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, 
giảm chi phí chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS, thuận lợi hơn khi các doanh nghiệp niêm yết cổ 
phiếu trên TTCK khu vực và thế giới khi các doanh nghiệp vận dụng IFRS (Abdulkadir Madawaki, 2012). Những 
quốc gia mà các công ty có sử dụng vốn vay từ nước ngoài sẽ tăng khả năng vận dụng IFRS (Kim M. Shima & 
David C. Yang, 2012). 
Nhân tố 2: Hệ thống pháp luật 
Hệ thống pháp luật có liên quan trực tiếp đến công bố thực trạng BCTC của công ty, để chuyển đổi và vận 
dụng IFRS cần phải phát triển hệ thống các CMKT quốc gia tương ứng và các văn bản quy định về kế toán để 
hướng dẫn áp dụng IFRS (Abdulkadir Madawaki, 2012; M. Shima & David C. Yang, 2012). Không đồng nhất 
giữa hệ thống pháp luật về kế toán là một trong những ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng IFRS (Mohamed 
Abulgasem Zakari, 2014). 
Nhân tố 3: Môi trường văn hóa 
Những công ty đa quốc gia, hoạt động với văn hóa toàn cầu, cung cấp đầy đủ, minh bạch thông tin, hơn là 
những công ty trong nước có thể là do e ngại rủi ro, sự thay đổi công bố thông tin ảnh hưởng đến BCTC (Zarzeski 
Marilyn Taylor, 1996). Những quốc gia với mức độ ít e ngại rủ ro sẽ chấp nhận vận dụng BCTC theo IFRS (Kim 
M. Shima & David C. Yang, 2012). Để vận dụng IFRS cần phát triển các hệ thống quy định phù hợp để khắc phục 
các vấn đề văn hoá quốc gia (Mohamed Abulgasem Zakari, 2014). Những nước từng là thuộc địa trước đây chịu 
ảnh hưởng mạnh bởi hệ thống kế toán của các nước đã thống trị họ. Việt Nam là thuộc địa của Pháp, hệ thống kế 
toán Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi hệ thống kế toán Pháp, Việt Nam là nước có nền văn hoá e ngại rủi ro, 
hệ thống kế toán mang tính thận trọng cao, hạn chế những nghiệp vụ mang tính xét đoán, yêu cầu tuân thủ theo 
luật và quy định (Trần Quốc Thịnh, 2016). 
2.2.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 
Nhân tố 1: Hỗ trợ của nhà quản trị 
Nhà quản trị của các công ty đóng vai trò quyết định cho công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS 
(Weibenberger, Stahl & Vorstius, 2004), nhà quản trị ngày càng ủng hộ vận dụng IFRS (Callao & Jarne, 2010). 
Tuy nhiên bên cạnh đó, một trong nhiều thách thức mà các quốc gia đang phát triển hay các quốc gia có nền kinh 
tế mới nổi khi chuyển đổi và vận dụng IFRS là quyết định của nhà quản trị trong công ty, việc chuyển đổi BCTC 
sang IFRS tại các công ty cần phải có sự đồng thuận và sự hỗ trợ nhân lực cũng như nguồn lực tài chính của nhà 
quản trị cấp cao trong công ty (Evans O.N.D. Ocansey, 2014; Hans B. Christensen & ctg, 2015). 
Nhân tố 2: Trình độ chuyên môn người làm kế toán 
Chuyển đổi và vận dụng IFRS cần kỹ năng, chuyên môn cao về IFRS và khả năng tiếng Anh của người làm 
kế toán tại các doanh nghiệp (M. Shima & David C. Yang, 2012; Mohamed Abulgasem Zakari, 2014; Costel 
Istratea, 2015). Để chuẩn bị lộ trình chuyển đổi BCTC sang IFRS, những hiệp hội kế toán kiểm toán nâng cao vai 
trò đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức IFRS, nâng cao vai trò đào tạo và kết nối những chuyên gia 
kế toán toàn cầu với những chuẩn mực hòa hợp. Tổ chức nghề nghiệp như một nhân tố có tác động đến hệ thống 
kế toán quốc gia và ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng IFRS (Nobes & Parker, 1995). Ở Việt Nam hiện nay, 
hệ thống đào tạo nghề nghiệp còn lỗi thời và chất lượng chưa cao. Trình độ nghề nghiệp kế toán chưa thể bắt kịp 
các nước phát triển, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán còn hạn chế về ngoại ngữ và hạn chế kiến thức IFRS. 
Chương trình đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam về kế toán quốc tế chủ yếu là kế toán Mỹ hoặc chỉ 
là lý thuyết của những CMKT quốc tế. Ở Việt Nam, tiêu biểu cho nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận 
dụng BCTC theo IFRS, Nguyễn Thị Thu Phương (2014): “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 
chuẩn mực BCTC quốc tế tại Việt Nam”. Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng 
đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, từ đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền, doanh nghiệp và các đối tượng 
khác để cải thiện IFRS tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhân tố văn hóa và tăng trưởng kinh tế, 
hội nhập kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng IFRS, nhân tố thị trường vốn và pháp luật cũng là 2 
nhân tố tác động đến áp dụng IFRS ở Việt Nam. 
3 Phương pháp nghiên cứu 
3.1 Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 
Dựa vào những căn cứ sau đây, tác giả tổng hợp có năm nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang 
IFRS: Một là, tổng hợp từ những nghiên cứu đã được công bố trên thế giới và Việt Nam liên quan đến những nhân 
tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS được trình bày ở phần 2 của nghiên cứu này; Hai là, 
nghiên cứu từ các cơ sở lý thuyết nền tảng có ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển đổi BCTC sang IFRS; Ba là, 
nghiên cứu tình huống của tác giả về chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại hai doanh nghiệp Việt Nam là 
Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM- HSC và Ngân hàng TMCP XYZ. Mô hình nghiên cứu dự kiến như sau: 
H 2 
H 1 
Hội nhập kinh tế (HNKT) 
Hệ thống pháp luật (HTPL) 
3.1.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu: 
Nhân tố 1: Hội nhập kinh tế (HNKT) 
Dựa trên các nghiên cứu đã công bố liên quan dẫn chiếu trên cùng với thực tế khi nghiên cứu tình huống 
của tác giả tại Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM và Ngân hàng TMCP XYZ (lý do không nêu tên cụ thể của 
Ngân hàng là do BCTC được lập theo IFRS không được công bố đại chúng, yêu cầu của Ban quản trị và Giám đốc 
tài chính là không nêu tên của Ngân hàng trong nghiên cứu này nhằm bảo mật thông tin cho Ngân hàng), tác giả 
đã phỏng vấn sâu chuyên gia của hai doanh nghiệp này lý do doanh nghiệp cần phải chuyển đổi BCTC sang IFRS, 
được các chuyên gia trả lời rằng do yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, do đáp ứng các đối tác vay nước ngoài. 
Kết hợp với các lý thuyết nền tảng liên quan đến nhân tố hội nhập kinh tế: Lý thuyết thông tin hữu ích (Staubus, 
2000; Chalmers & Godfrey, 2004), BCTC được lập theo IFRS sẽ cung cấp thông tin tài chính minh bạch, đáng tin 
cậy, có thể so sánh được đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế ; Lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976), người 
quản lý (người đại diện) của công ty sẽ quyết định chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS để thông tin tài chính của 
công ty được minh bạch hơn, để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; Lý thuyết cạnh tranh (Shelby D.Hunt, 
2000), trong xu thế hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và thu hút ngày càng nhiều vốn từ 
các nhà đầu tư nước ngoài hoặc muốn niêm yết cổ phiếu trên TTCK quốc tế, BCTC phải được lập và trình bày 
theo IFRS và Lý thuyết hành vi kế hoạch (Ajzen, 1975), nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng trọng yếu đến ý 
định vận dụng IFRS. Như vậy, hội nhập kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều, tích cực đến chuyển đổi BCTC từ VASs 
sang IFRSs. Tác giả kỳ vọng rằng để các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên TTCK khu vực và thế giới, để các 
doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng tính hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh 
nghiệp Việt Nam cần tăng cường chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs. Giả thuyết được đặt ra cho nhân tố hội 
nhập kinh tế là: H1: Hội nhập kinh tế ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs. 
Nhân tố 2: Hệ thống pháp luật 
Dựa trên các nghiên cứu đã công bố liên quan dẫn chiếu trên cùng với kết quả của phương pháp nghiên cứu 
tình huống tại Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM và Ngân hàng TMCP XYZ của tác giả, cho thấy có nhiều 
khác biệt giữa hệ thống VAS / Thông tư 200-2014/TT-BTC và hệ thống IAS / IFRS, vẫn còn thiếu các CMKT 
Việt Nam tương ứng với IFRS. Những chuyên gia của hai công ty này cho rằng khác biệt giữa hai hệ thống 
CMKT là một trong những nhâ ... i mức ý nghĩa thống kê đạt 0,001, Hỗ trợ của nhà quản trị có hệ số Beta là 
0,182 với mức độ tin cậy thống kê là > 99% khi sig. bằng 0,001 và biến Môi trường văn hóa có hệ số Beta 0,169 
với mức ý nghĩa thống kê 0,003. Kết quả trên mẫu nghiên cứu này cho thấy, việc chuyển đối BCTC từ VASs sang 
IFRSs sẽ có ảnh hưởng mạnh nhất từ: Thứ nhất là Hội nhập kinh tế, thứ hai là Trình độ chuyên môn người làm kế 
toán và cũng bị ảnh bởi các nhân tố Hệ thống pháp luật, Hỗ trợ của nhà quản trị và Môi trường văn hóa. 
5. Kiến nghị 
Dựa vào kết quả nghiên cứu của bài viết là xác lập và đo lường mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố đến 
chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, tác giả đưa ra những kiến nghị theo năm nhân tố với sự tác động và hỗ 
trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp 
Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi 
BCTC từ VASs sang IFRSs. 
Nhân tố hội nhập kinh tế 
 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 
Bộ Tài chính: cần sớm đưa ra một lộ trình cụ thể cho Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế .Lộ 
trình cụ thể phải đảm bảo tính khả thi và không gây khó khăn, thay đổi lớn cho các doanh nghiệp thực hiện, các 
doanh nghiệp sẽ có một thời gian để chuẩn bị và chuyển đổi dần BCTC theo IFRS. 
Ủy ban chứng khoán nhà nước: UBCKNN cần phải giám sát chặt chẽ việc công bố thông tin tài chính của 
các công ty niêm yết, cần phải ban hành các quy định, chế tài nghiêm đối với các công ty cung cấp thông tin tài 
chính không tuân thủ quy định, số liệu BCTC không chính xác, minh bạch. UBCKNN nên khuyến khích các 
doanh nghiệp chuyển đổi và vận dụng IFRS nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển thị trường tài chính 
trong nước. 
 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 
Ban quản trị / Ban giám đốc của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiều được lợi ích mang lại của việc 
chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS. BCTC được lập theo IFRS sẽ là một một hệ thống báo cáo chuẩn mực chung, 
được áp dụng và chấp nhận trên thế giới sẽ tiết kiệm được chi phí tiếp cận vốn, thông tin được công bố cho các 
nhà đầu tư ở một quốc gia là phù hợp và có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở những quốc gia khác, thuận lợi cho 
việc vốn hoá quốc tế, doanh nghiệp sẽ ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. 
Nhân tố Trình độ chuyên môn người làm kế toán 
 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 
Bộ Tài chính: cần phải chú trọng đến công tác đào tạo kiến thức IFRS cho cán bộ của Bộ Tài chính, đặc 
biệt là những người ban hành CMKT, Chế độ kế toán. Cần đề cử cán bộ học tập kinh nghiệm chuyển đổi và vận 
dụng IFRS ở các nước trên Thế giới để dần vận dụng vào thực tế của Việt Nam hiện nay. Đánh giá toàn diện về 
ảnh hưởng của việc vận dụng IFRS để lên kế hoạch chi tiết ở cấp quản lý nhà nước. BTC kết hợp với các tổ chức 
quốc tế như là Ngân Hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Liên minh Châu Âu để cần sự hỗ trợ các chương trình 
đào tạo kỹ thuật dài hạn, để giúp Việt Nam lựa chọn các IFRS áp dụng và đào tạo IFRS cho tất cả các loại hình 
công ty ở Việt Nam. Bộ tài chính: cần có một tổ chức tư vấn am hiểu IFRS cũng như đặc điểm môi trường đặc thù 
làm tư vấn cho Hội đồng kế toán quốc gia, đồng thời cần hợp tác với các tổ chức ban hành CMKT quốc gia ở một 
số nước tiên tiến để chuyển giao kỹ thuật cũng như bài học kinh nghiệm chuyển đổi và vận dụng IFRS. 
 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 
Hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán tại các doanh nghiệp cần có kiến thức IFRS. Cán bộ kế toán tại 
các doanh nghiệp bên cạnh việc phải cập nhật, vận dụng VAS cần phải nhanh chóng được đào tạo, cập nhật IFRS. 
Các doanh nghiệp cần xây dựng, đào tạo và tuyển dụng nhân viên kế toán có đủ trình độ để am hiểu IFRS, 
có khả năng lập, trình bày và phân tích BCTC theo IFRS. Thực tế hiện nay ban quản lý, nhân viên kế toán tại các 
doanh nghiệp Việt Nam có kiến thức IFRS không nhiều, việc chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS phần lớn dựa 
vào các công ty tư vấn, kiểm toán viên cấp cao của bốn công ty kiểm toán quốc tế, vì kiểm toán viên ở những 
công ty này mới có đủ kiến thức và đáp ứng được yêu cầu lập và trình bày BCTC của IFRS. 
Các doanh nghiệp có thể thiết kế chương trình đào tạo IFRS tại doanh nghiệp bởi những chuyên gia hàng 
đầu về IFRS hoặc là tài trợ cho nhân viên tham dự những chương trình học kế toán quốc tế như là ACCA, CPA, 
CIMA việc chuẩn bị tốt công tác đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp có được một đội ngũ mạnh có kiến thức IFRS, 
sẵn sàng cho việc hội tụ IFRS ở Việt Nam cũng như chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS tại doanh nghiệp. 
 Đối với các tổ chức đào tạo 
Các trường đại học: cần phải cải tiến chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán tại các trường 
đại học ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế ở Việt Nam. 
Nhân tố Hệ thống pháp luật 
 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 
Bộ Tài chính: cần phân tích những khác biệt trọng yếu giữa VASs và IFRSs để cùng với các Bộ ngành 
liên quan có hướng điều chỉnh hợp lý các chuẩn mực nhằm gúp các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết cổ phiếu 
trên TTCK quốc tế dễ dàng hơn khi lập và chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, đáp ứng yêu cầu công bố 
thông tin của TTCK quốc tế. Theo IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận 
các yếu tố của BCTC. Trong khi đó, hệ thống VAS hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc, việc sử dụng giá gốc 
làm cơ sở đo lường chủ yếu có thể đạt được độ tin cậy nhưng làm giảm tính liên quan của thông tin được cung cấp 
bởi BCTC. Do vậy, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “Nguyên tắc giá 
trị hợp lý” trở thành một vấn đề cần sớm được nghiên cứu và triển khai sớm nhất. 
- Đối với những CMKT Việt Nam đã được ban hành nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt 
Nam, BTC cần Hội đồng kế toán Quốc gia kết hợp với tổ chức nghề nghiệp và UBCKNN để ban hành những văn 
bản hướng dẫn rõ ràng nhằm giúp các công ty thuận lợi hơn khi vận dụng IFRS nhưng đồng thời cũng tuân thủ 
quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước. 
- Những chuẩn mực BCTC quốc tế thực sự cần thiết và phù hợp trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, 
xã hội của Việt Nam hiện nay như chuẩn mực phúc lợi cho nhân viên, hoạt động kinh doanh trong ngành nông 
nghiệp, thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Công cụ tài chính (IFRS 7; IFRS 9); các khoản tài trợ của Chính phủ 
(IAS 20); Tổn thất tài sản (IAS 36). BTC cần nghiên cứu và ban hành cho kịp thời. BTC cần nghiên cứu và kết 
hợp với các bộ ngành liên quan để ban hành các chuẩn mực hay thông tư hướng dẫn cụ thể. 
- Khi đã thiết lập lộ trình vận dụng IFRS ở Việt Nam, BTC nên ban hành hướng dẫn chi tiết chuyển đổi 
BCTC sang IFRS, lập BCTC theo IFRS. Những hướng dẫn này sẽ giúp các công ty hiểu rõ và dễ dàng hơn trong 
công tác chuyển đổi, vận dụng đồng thời cũng góp phần giúp công tác kiểm tra của các cơ quan Nhà nước. 
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán thông qua Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Cần lưu ý 
tránh xung đột giữa những nội dung ban hành chẳng hạn như nội dung của chuẩn mực và nội dung của quy định. 
Những xung đột này sẽ gây khó khăn cho người vận dụng thực tế. 
Ủy ban chứng khoán nhà nước: Quy định công bố thông tin cần chú trọng các thông tin trọng yếu trên 
BCTC thay vì công bố thông tin theo khuôn khổ quy định chung hiện nay vì quy định hiện nay có những thông tin 
trọng yếu chưa được công bố và ngược lại những thông tin được công bố không thực sự trọng yếu đối với nhà đầu 
tư trên thị trường. 
 UBCK nhà nước cần phải ban hành những quy định nhằm yêu cầu các công ty niêm yết cung cấp BCTC 
với đầy đủ thông tin, chính xác, minh bạch nhằm bảo vệ nhà đầu tư và tạo niềm tin cho thị trường góp phần thu 
hút nguồn vốn trong và ngoài nước. Cần có sự kết hợp của hai cơ quan này để lên kế hoạch hội nhập kế toán quốc 
tế của Việt Nam năm 2020 tầm nhìn 2030. 
 Đối với các tổ chức đào tạo 
Hội đồng quốc gia về kế toán là cơ quan có chức năng tư vấn cho BTC về chiến lược, chính sách, soạn 
thảo hệ thống CMKT Việt Nam. Bên cạnh đó tổ chức nghề nghiệp là nơi các thành viên vận dụng thực tế hệ thống 
CMKT. Nhưng trên thực tế những thành viên trong hai tổ chức này chưa có nhiều người có kiến thức IFRS, vì vậy 
để chuẩn bị cho Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế cần phải thực hiện những giải pháp sau: 
- Hai tổ chức này cần phải tổ chức lại nhân sự, cần phải đầu tư công tác đào tạo, nâng cao kiến thức IFRS 
cho nhân sự của hai tổ chức này. Nâng cao vai trò vị trí pháp lý của Hội đồng quốc gia về kế toán và cần phải tiếp 
tục phát triển tổ chức nghề nghiệp 
- Xây dựng và ban hành CMKT Việt Nam điều quan trọng là cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế, văn 
hoá, chính trị, xã hội của Việt Nam nhưng vẫn dựa trên cơ sở của IFRS. 
Nhân tố Hỗ trợ của nhà quản trị 
 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 
UBCKNN: cần có chính sách khuyến khích các công ty niêm yết sử dụng những công ty tư vấn tài chính / 
kế toán, kiểm toán có chất lượng nhằm cung cấp cho thị trường tài chính những BCTC có chất lượng, uy tín, đáng 
tin cậy. Tổ chức các hội thảo IFRS với sự có mặt của Ban Giám đốc / Ban quản trị của các CTCPNY, khuyến 
khích các CTNY trên TTCKVN tăng cường chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS bên cạnh BCTC bắt buộc theo 
VAS. 
 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 
Ban quản trị / Ban giám đốc của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong công tác chuyển đổi và lập 
BCTC theo IFRS. Chất lượng, tính minh bạch và mức độ tuân thủ của BCTC theo quy định kế toán, cũng như 
quyết định chuyển đổi BCTC sang IFRS phụ thuộc vào quyết định, quản lý của HĐQT / Ban giám đốc của doanh 
nghiệp. Ban quản trị, ban điều hành của doanh nghiệp cần phải có kiến thức IFRS vì khi hiểu rõ bản chất, nội 
dung, quy định của IFRS thì BCTC của doanh nghiệp cung cấp thị trường tài chính sẽ chính xác, hợp lý, đáng tin 
cậy, sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 
Để quyết định chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS, các doanh nghiệp cần phải đánh giá toàn diện ảnh 
hưởng của việc chuyển đổi và vận dụng IFRS để lên kế hoạch toàn diện ở các doanh nghiệp. Kế hoạch toàn diện 
bao gồm các bước: đánh giá, kế hoạch, thực hiện và giám sát. 
Nhân tố Môi trường văn hoá 
 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 
Bộ Tài chính cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá đến các loại hình doanh nghiệp, để giúp các doanh 
nghiệp hiểu biết rộng rãi hơn về IFRS và những lợi ích khi chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS. 
 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 
Ban quản trị / ban giám đốc các doanh nghiệp cần thấy được lợi ích mang lại của chuyển đổi BCTC sang 
IFRS, việc công bố thông tin tài chính minh bạch, trung thực theo yêu cầu của IFRS sẽ đáp ứng nhiều đối tượng 
sử dụng thông tin BCTC của doanh nghiệp, sẽ ngày càng thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài 
 Vai trò của nhà đầu tư 
Nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư cần phải kiểm tra xem BCTC của công ty dự định đầu tư đang lập 
theo CMKT nào để tránh sai lầm khi quyết định đầu tư. Nhà đầu tư cần phải phân tích, so sánh, điều chỉnh số liệu 
BCTC của nhiều công ty cùng ngành về cùng một CMKT cụ thể là IFRS, sẽ đem lại kết quả đầu tư hiệu quả hơn. 
Cần yêu cầu các công ty cung cấp BCTC được lập theo IFRS bên cạnh BCTC lập theo VAS vì số liệu trên BCTC 
được lập sẽ minh bạch, trung thực và nhiều thông tin. Thái độ của nhà đầu tư là một trong những yếu tố ảnh 
hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS của các doanh nghiệp Việt Nam. 
6. Kết Luận 
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn thuận lợi nhất, để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước 
ngoài, để niêm yết cổ phiếu trên TTCK quốc tế, BCTC phải được lập theo IFRS. Xác lập và đo lường mức độ ảnh 
hưởng của năm nhân tố đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế của 
bài viết này, từ đó tác giả gợi ý kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước như 
Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các DN 
Việt Nam tác động đến những nhân tố này nhằm giúp các DN Việt Nam thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi 
BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế. 
Tài liệu tham khảo 
1. Abdulkadir Madawaki., 2012. Adoption of International Financial Reporting Standards in Developing 
Countries: The Case of Nigeria. International Journal of Business and Management, Vol. 7, No. 3. 
2. Akerlof George A., 1970. The market for “Lemon”. Quality uncertainly and the market Mechanism. The 
quarterly journal of economics, Vol. 84, No.3 pp 488-500 
3. Chalmers, K., & Godfrey, J.M., 2004. Reputation costs: the impetus for voluntary derivative financial 
instrument reporting. Accounting, Organizations and Society. 29, 95–125. 
4. Costel Istratea., 2015. The importance of the transition to IFRS for insurance companies in Romania. 
International Finance and Banking Conference FI BA 2015. 
5. Ernst & Young., 2009. Global IFRS conversion methodology. 
6. Evans O.N.D. Ocansey., 2014. Comparative study of the international financial reporting standard 
implementation in Ghana and Nigeria. European Scientific Journal, May 2014 edition vol.10, No.13 ISSN: 
1857 – 7881 (Print) e - ISSN 1857- 7431. 
7. Francis Cai & Hannah Wong., 2010. The Effects of IFRS adoption on global capital market integration. 
Journal of International Business & Economic Research, 9(10): 25-34. 
8. Halyer, S., 2010. Waiting for Direction. The Accountant. 
9. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E., Tatham, R.L., 2006. Multivariate data analysis (6th 
Ed.), Pearson-Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ. 
10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức. 
11. Jensen, M.C., & Meckling, W.H., 1976. Theory of the firm: managerial behaviour, agency costs and 
ownership structure. Journal of Financial Economics, 3: 305-361. 
12. Kim M. Shima & David C. Yang., 2012. Factors Affecting the Adoption of IFRS. International Journal of 
Business, 17(3), 2012 ISSN: 1083-4346. 
13. Mohamed Abulgasem Zakari., 2014. Challenges of International Financial Reporting Standards (IFRS) 
Adoption in Libya. International Journal of Accounting and Financial Reporting, ISSN 2162-3082 2014, 
Vol. 4, No. 2. 
14. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao động – 
Xã hội. 
15. Nobes, C., & Parker, R., 1995. Comparative International Accounting, In: 4th ed. Oxford, UK: Phillip 
Allan/St. Martin’s Press. 
16. Shelby D. Hunt., 2000. A general theory of competition: Resources, competences, productivity, economic 
growth. Sage publication, Inc. 
17. Weibenberger, Stahl & Vorstius., 2004. IFRS adoption and taxation issue. International Journal and tax 
issue, Vol. 1 No7. 
18. Zarzeski Marilyn Taylor., 1996. Spontaneous harmonization effects of culture and market forces on 
accounting disclosure practices. American Accounting Association, Vol. 10, No1: 18-37. 
------------------ 

File đính kèm:

  • pdfnhung_nhan_to_anh_huong_den_chuyen_doi_bao_cao_tai_chinh_tu.pdf