Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam

Tóm tắt: bài viết tập trung luận giải những vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin về : bản chất

của nhà nước, chuyên chính vô sản, về nhà nước xã hội chủ nghĩa, quan điểm tổ chức thực hiện

quyền lực nhà nước và sự vận dụng vào điều kiện Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử thông qua

phân tích các quy định Hiến pháp và thực tiễn.

pdf 11 trang phuongnguyen 13220
Bạn đang xem tài liệu "Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam
VNU Journal of VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 
1 
Review Article 
Some Basic Thesis of Socialism - Lenin 
on the State and The Applica in Vietnam 
Pham Hong Thai 
VNU School of Law, Vietnam National University, Hanoi, 
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 15 May 2020 
Revised 20 June 2020; Accepted 27 June 2020 
Abstract: The essay focuses on explaining the basic issues of Marxism - Leninism about: the nature 
of the state, the dictatorship of the proletariat, the socialist state, the viewpoint of organizing the 
exercise of power State and application into Vietnamese conditions through historical periods 
through analysis of Constitutional provisions and practices 
Keywords: marxism - Leninism, state nature, dictatorship of the proletariat, organization of state 
power, manipulation, constitution, practice. 
________ 
 Corresponding author. 
 Email address: thaihanapa201@yahoo.com) 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4279 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 2 
Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa 
Mác - Lê nin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam 
Phạm Hồng Thái 
Khoa Luật, Đaih học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 15 tháng 05 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 20 tháng 6 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 6 năm 2020 
Tóm tắt: bài viết tập trung luận giải những vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin về : bản chất 
của nhà nước, chuyên chính vô sản, về nhà nước xã hội chủ nghĩa, quan điểm tổ chức thực hiện 
quyền lực nhà nước và sự vận dụng vào điều kiện Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử thông qua 
phân tích các quy định Hiến pháp và thực tiễn. 
Từ khóa: chủ nghĩa Mác - Lê nin, bản chất nhà nước, chuyên chính vô sản, tổ chức quyền lực nhà 
nước, vận dụng, hiến pháp, thực tiễn. 
1. Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa 
Mác - Lênin về nhà nước 
Để chỉ ra và đánh giá được sự vận dụng quan 
điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước 
vào điều kiện Việt Nam, cần khái quát chỉ ra 
những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác - 
Lê nin về nhà nước. Theo V. I. Lê nin, vấn đề 
nhà nước: đó là vấn đề rất cơ bản, mấu chốt trong 
toàn bộ chính trị, đến nỗi không những trong thời 
đại giông tố và cách mạng trong thời đại chúng 
ta, mà ngay cả trong các thời đại yên tĩnh nhất, 
thì hằng ngày trên mọi báo chí, khi bàn đến bất 
cứ vấn đề kinh tế hay chính trị nào bao giờ các 
đồng chí cũng vấp phải câu hỏi này: nhà nước là 
gì, bản chất của nó là gì, vai trò của nó và thái độ 
của Đảng ta, Đảng đấu tranh để lật đổ chế độ tư 
sản, Đảng cộng sản đối với nhà nước như thế 
nào. Nghiên cứu, trả lời tất cả những câu hỏi này 
là rất lớn, trong khuôn khổ của bài viết tập trung 
làm rõ môt số vấn đề rất căn bản sau:i) bản chất 
của nhà nước; ii) quan điểm về chuyên chính vô 
sản, về nhà nước xã hội chủ nghĩa; iii) quan điểm 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: thaihanapa201@yahoo.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4279 
tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và sự vận 
dụng vào điều kiện Việt Nam. 
Một là: về bản chất nhà nước 
 Theo quan điểm của những nhà kinh điển 
chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhà nước là phạm trù 
lịch sử và mang bản chất giải cấp, Ph.Ăngghen 
chỉ rõ “Vì nhà nước nảy sinh ra từ những nhu cầu 
phải kiềm chế những đối lập giai cấp, vì nhà 
nước đồng thời cũng nảy sinh ra giữa cuộc xung 
đột của các giai cấp, cho nên theo lệ thường, nhà 
nước là của giai cấp có thế lực nhất, của các giai 
cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước 
mà cũng trở thành giai cấp thống trị về chính 
trị...” [1]. 
Trên cơ sở quan điểm này, V. I, Lê nin khẳng 
định “nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của 
những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa 
được. Nhà nước xuất hiện ở đâu, và khi nào mà 
những mâu thuẫn giai cấp xét một cách khách 
quan không thể điều hòa được” [2]. Thực tiễn 
lịch sử đấu tranh chính trị ở các quốc gia, của 
nhân loại đã minh chứng rằng các giai cấp luôn 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 3 
đấu tranh đấu tranh nhằm giành quyền thống trị 
xã hội, thống trị các giai cấp khác, buộc phải 
tuân theo ý chí của mình. Với quan điểm, thực 
tiễn lịch sử nhà nước ra đời là kết quả của đấu 
tranh giai cấp, do vậy, nhà nước trước hết trở 
thành công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp 
thống trị - giai cấp thống trị về mặt kinh tế và 
được xã hội “thừa nhận là đại biểu chung của xã 
hội” [3]. Trên cơ sở quan điểm của C.Mác và 
Ph.Ăng-ghen về bản chất của nhà nước, V.I.Lê-
nin tiếp tục khẳng định, nhà nước là một hiện 
tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là 
tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể, “nhà nước 
chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” [4] 
và “bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để 
một giai cấp này trấn áp giai cấp khác” [5]. 
Trong tác phẩm “ Bàn về nhà nước”, V.I. Lê nin 
viết “nhà nước là bộ máy để duy trì sự thống trị 
của giai cấp này đối với giai cấp khác tách ra 
khỏi xã hội và bao gồm một nhóm người chỉ 
chuyên làm công tác cai trị” [6]. Như vậy, để 
thực hiện sự thống trị của mình, giai cấp thống 
trị đã tổ chức ra bộ máy nhà nước với đội quân 
chuyên nghiệp “ tách ra khỏi” xã hội để thống trị 
xã hội, thống trị giai cấp khác. Bên cạnh 
đó,V.I.Lê-nin luận giải và chỉ rõ: “Nếu quyền lực 
chính trị trong nước nằm trong tay một giai cấp 
có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì 
mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc 
quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa 
số. Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay 
một giai cấp có quyền lợi khác với quyền lợi của 
đa số, thì việc điều khiển công việc quốc gia theo 
nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một 
sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy” 
[7]. Ông viết tiếp “Quyền chính trị là gì, nếu 
không phải là cách diễn đạt, là việc ghi nhận 
so sánh lực lượng?” [8]. Đây chính là sự phát 
triển quan điểm: quyền lực chính trị, theo đúng 
nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một 
giai cấp để trấn áp một giai cấp khác của 
C.Mác và Ph.Ăng-ghen. 
Những luận điểm nêu trên là căn cứ để khẳng 
định về bản chất giai cấp của nhà nước trong 
quan điểm của những người sáng lập chủ nghĩa 
Mác - Lênin. Chính bản chất giai cấp tạo nên 
chức năng giai cấp của nhà nước. Đây là phát 
kiến của những người sáng lập chủ nghĩa Mác – 
Lê nin về bản chất giai cấp của nhà nước, mà 
trước đó không được đề cấp đến, hoặc được đề 
cập rất mờ nhạt trong quan điểm của các nhà tư 
tưởng. Bên cạnh chức năng giai cấp, những 
người sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lê nin cũng 
chỉ ra chức năng xã hội của nhà nước. C. Mác đã 
viết: “chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị 
chính trị, và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo 
dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội 
đó của nó” [9]. Như vậy, bên cạnh chức năng giai 
cấp, nhà nước còn có chức năng xã hội, thực hiện 
chức năng xã hội là điều kiện, tiền đề để thực 
hiện chức năng giai cấp, khi thực hiện không tốt 
chức năng xã hội, giai cấp thống trị sẽ mất dẫn 
vai trò, chức năng thống trị của mình. Dó đó, khi 
thực hiện chức năng giai cấp, nhà nước – giai cấp 
thống trị cũng cần phải thực hiện chức năng xã 
hội, tính đến lợi ích của những giai cấp khác 
trong xã hội và giải quyết những vấn đề chung 
của xã hội. Chức năng giai cấp và chức năng xã 
hội là hai mặt của vấn đề bản chất nhà nước, mâu 
thuẫn nhưng thống nhất, nội dung chức năng giai 
cấp, chức năng xã hội của nhà nước cũng có 
những thay đổi trong những giai đoạn phát triển 
của nhà nước. 
Hai là, quan điểm về chuyên chính vô sản, về 
nhà nước xã hội chủ nghĩa 
Quan điểm về chuyên chính vô sản, về nhà 
nước xã hôi chủ nghĩa, xuất hiện trong các tác 
phẩm: Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết 
học và trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng 
sản(1848). Các tác phẩm này nêu lên quy luật 
đấu tranh giai cấp trong lịch sử và sự tất yếu của 
việc giai cấp vô sản giành lấy chính quyền. 
Nhưng vấn đề tổ chức chính quyền của giai cấp 
vô sản như thế nào chưa được giải đáp. Trong 
"Hệ tư tưởng Đức" mới hình thành quan điểm 
duy vật về nhà nước, đấu tranh giai cấp là động 
lực phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp. 
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, 
C.Mác đã tiên đoán một nhà nước, một xã hội và 
một nền kinh tế mới. Theo ông, nhà nước là sản 
phẩm của cuộc chuyển biến kinh tế - xã hội. Điều 
này bắt đầu bằng việc xoá bỏ chính quyền của 
giai cấp tư sản và đập tan thượng tầng kiến trúc 
tư bản. Sau đó, thiết lập nên “nền chuyên chính 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 4 
vô sản, “một bộ máy nhà nước vô sản kiểu mới - 
bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bộ máy nhà 
nước đó có các chức năng: xoá bỏ giai cấp bóc 
lột, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm, dưới sự 
lãnh đạo của giai cấp công nhân, cải tạo xã hội 
chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế và văn hoá, cũng 
như xây dựng một xã hội không có giai cấp. 
Dựa vào kinh nghiệm của cuộc cách mạng 
1848 và của giai đoạn lịch sử 1848 - 1851 ở 
Pháp, C.Mác đã đưa ra lý luận là cần phải “đập 
tan bộ máy nhà nước tư sản” trong quá trình làm 
cách mạng vô sản, chứ không phải tiếp tục bộ 
máy đó để phục vụ cho lợi ích của giai cấp mới. 
Tổng kết kinh nghiệm của Công xã Pari (1871), 
Mác nhận định rằng nhà nước vô sản phải là kiểu 
công xã Pari, tức là nhà nước kiểu mới, được 
trình bày trong tác phẩm "Nội chiến ở Pháp". Do 
yêu cầu đấu tranh cách mạng và để hoàn chỉnh 
học thuyết của mình, những nhà sáng lập ra chủ 
nghĩa Mác đã mở rộng phạm vi và đi sâu nghiên 
cứu nhiều vấn đề khác về nhà nước; vấn đề phát 
sinh nhà nước đầu tiên trong xã hội có giai cấp, 
vấn đề nhà nước tiêu vong. Ph.Ănghen trình bày 
những tư tưởng này trong tác phẩm: "Nguồn gốc 
của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" 
(1884 - 1891). 
Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã trở 
thành chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản, 
V.I. Lê nin là người đã phát triển học thuyết của 
Mác - Ănghen về nhà nước. V.I. Lênin đã đấu 
tranh chống sự xuyên tạc của bọn cải lương, xét 
lại, vô Chính phủ, đồng thời vận dụng quan điểm 
về nhà nước của C. Mác và Ph. Ănghen vào thực 
tiễn cách mạng của nước Nga năm 1917, viết tác 
phẩm nổi tiếng "Nhà nước và cách mạng", trực 
tiếp giảng bài "Bàn về nhà nước" ở Trường đại 
học Svéc-lốp.Trên cơ sở những luận điểm của 
C.Mác và Ph.Ăngghen về nhà nước, bản chất của 
nhà nước, trong điều kiện giai cấp công nhân đã 
giành được chính quyền, V.I.Lênin chỉ rõ phải 
xây dựng một nhà nước kiểu mới - nhà nước 
chuyên chính vô sản với hai chức năng cơ bản là 
trấn áp và tổ chức xây dựng xã hội mới. Người 
viết “Bây giờ chúng ta sẽ xây dựng, trên một 
miếng đất đã dọn sạch những di vật đổ nát của 
lịch sử, tòa lâu đài xã hội xã hội chủ nghĩa, đồ sộ 
và rực rỡ; sẽ thiết lập nên một nhà nước kiểu mới 
chưa từng có trong lịch sử, một nhà nước thể theo 
ý chí của cách mạng mà có nhiệm vụ quét sạch 
khỏi mặt đất mọi sự bóc lột, mọi bạo lực, mọi sự 
nô dịch” [10]. Với cách nhìn biện chứng, thực 
tiễn lịch sử xã hội đã từng có giai đoạn không có 
nhà nước, về sự ra đời của nhà nước, bằng lịch 
sử sự thay thế giữa các kiểu nhà nước trong lịch 
sử, nguyên nhân sự thay đổi các kiểu nhà nước 
V.I.Lê-nin viết: “Mục đích cuối cùng mà chúng 
ta theo đuổi, là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ 
tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi 
bạo lực, nói chung, đối với con người. Chúng ta 
không mong có một chế độ xã hội mà trong đó 
nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không 
được tuân theo. Nhưng khi hướng đến chủ nghĩa 
xã hội, chúng ta tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội 
sẽ chuyển thành chủ nghĩa cộng sản, và do đó, 
nói chung sẽ không còn cần thiết phải dùng bạo 
lực đối với con người, không cần thiết phải buộc 
người này phục tùng người khác, bộ phận dân cư 
này phục tùng bộ phận dân cư khác, vì người ta 
sẽ quen tuân theo những điều kiện thông thường 
của đời sống tập thể, mà không cần có bạo lực 
và không cần có phục tùng” [11]. Nghĩa là, khi 
đó nhà nước sẽ tự tiêu vong. Tuy nhiên, để nhà 
nước có thể tự tiêu vong, cần có nhiều điều kiện, 
trong đó, quan trọng nhất là, nhà nước phải trải 
qua một hình thức tồn tại đặc biệt của nó: Nhà 
nước chuyên chính vô sản. Nhưng để có được 
nhà nước chuyên chính vô sản, tất yếu phải dùng 
đến bạo lực cách mạng. V.I. Lê-nin chỉ rõ: 
“Không có cách mạng bạo lực thì không thể thay 
nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được. 
Việc thủ tiêu nhà nước vô sản, nghĩa là việc thủ 
tiêu mọi nhà nước, chỉ có thể thực hiện được 
bằng con đường “tiêu vong” thôi” [12]. Bạo lực 
cách mạng là phương thức duy nhất để một giai 
cấp mới, tiến bộ giành lấy quyền lực chính trị. 
Điều đó đúng đối với giai cấp vô sản và hơn thế, 
với giai cấp vô sản, bạo lực cách mạng còn phải 
thực hiện một nhiệm vụ quan trọng nữa, đó là 
đập tan bộ máy nhà nước cũ để xây dựng nhà 
nước kiểu mới. Đập tan bộ máy nhà nước cũ để 
xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, nhà 
nước chuyên chính vô sản là hình thức nhà nước 
chuyển tiếp trước khi đạt đến trạng thái tiêu vong 
của nhà nước. Về điều này, được V.I. Lê nin luận 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 5 
giải, làm rõ khi phân tích mối quan hệ biến 
chứng giữa chuyên chính vô sản và tính dân chủ 
của nhà nước. Trước hết, V.I.Lê-nin khẳng định, 
“trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ 
nghĩa cộng sản, sự trấn áp vẫn còn tất yếu, nhưng 
nó đã là sự trấn áp của đa số bị bóc lột đối với 
thiểu số bóc lột. Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn 
áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết, 
nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn 
là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa”[13] và 
nhà nước vô sản phải là một công cụ, một 
phương tiện; đồng thời, là một biểu hiện tập 
trung trình độ dân chủ của nhân dân lao động. 
Bên cạnh những quan điểm về “ chuyên 
chính vô sản, V.I. Lê nin cũng nhấn mạnh vấn đề 
dân chủ trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, dân 
chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nhân 
dân tham gia vào mọi công việc của nhà nước. 
Người viết: “Điều cần thiết không phải chỉ là cơ 
quan đại biểu theo kiểu chế độ dân chủ, mà là 
toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải 
do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúng 
thực sự tham gia vào từng bước của cuộc sống 
và đóng vai trò tích cực trong việc quản lý” 14]. 
V.I. Lê-nin cho rằng, nếu tính giai cấp là bản chất 
của mọi nhà nước, thì dân chủ hay chuyên chính 
cũng chỉ là hai mặt của bản chất đó mà thôi. “Bất 
cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng 
bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ 
dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay 
đối với kẻ đi bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối 
với giai cấp những người lao động và những 
người bị bóc lột không” [15]. Đối với V.I. Lê-
nin: “Chuyên chính cách mạng của giai cấp vô 
sản là một chính quyền do giai cấp vô sản giành 
được và duy trì bằng bạo lực đối với giai cấp tư 
sản...” [16]. Chuyê ... 
tám mươi thế kỷ XX. Hệ quả đó là sự ấu trĩ, duy 
ý chí, chủ quan, vận dụng những quan điểm của 
chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước, về chủ 
nghĩa xã hội một cách máy móc, giáo điều, khi 
chưa có đầy đủ điều kiện, tiền đề kinh tế bảo đảm 
cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thực 
tiễn minh chứng rằng, không thể xây dựng chủ 
nghĩa xã hội với „ mo cơm nắm, quả cà“ với tấm 
lòng cộng sản mà đi lên chủ nghĩa xã hội. 
Trước tình trạng đó, để khắc phục những bất 
cập của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta, đưa 
đất nước khỏi khủng hoảng kinh tế, sửa chữa 
những sai lệch trong vận dụng quan điểm của 
chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước, về xã hội 
chủ nghĩa, trên cơ sở quan điểm đổi mới của 
Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ sáu 
đề ra, Hiến pháp năm 1992 được ban hành thay 
thế cho Hiến pháp năm 1980, vốn được quan 
niệm là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội. Về bản chất nhà nước vẫn trên cơ 
sở kế thừa quan điểm của các Hiến pháp trước 
đó, Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định 
„Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân 
dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân 
dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân 
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức“ „ 
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai 
cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành 
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao 
động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê 
Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh 
đạo Nhà nước và xã hội“, nhưng về chế độ kinh 
tế có những thay đổi căn bản, Nhà nước phát 
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo 
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, 
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh 
tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản 
xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu 
toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong 
đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng“. 
Nhờ những đổi mới về chế độ kinh tế đã giải 
phóng được lực lượng sản xuất xã hội làm thay 
đổi dần mọi mặt đời sống xã hội. Từ những quy 
định của Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp 
năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) 
có thể khẳng định xây dựng chủ nghĩa xã hội là 
đinh hướng, là tất yếu của cách mạng Việt Nam, 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 9 
nhưng tính giáo điều, máy móc về chủ nghĩa 
xã hội đã dần được khắc phục, đây là điểm mốc 
quan trọng đánh dấu sự sáng tạo trong vận 
dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin của Đảng và Nhà 
nước ta. 
Trước những thay đổi của tình hình trong 
nước, khu vực và quốc tế, Hiến pháp năm 1992, 
tuy đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng nhiều nội 
dung trở nên không còn phù hợp. Trước đòi hỏi 
đó, Hiến pháp năm 2013 đã được ban hành với 
nhiều nội dung mới, thể hiện tư duy mới đã vận 
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều 
kiện hiện nay. Về bản chất của nhà nước vẫn 
được khẳng định như các Hiến pháp trước đây, 
nhưng về hình thức thực hiện quyền lực nhân dân 
có sự thay đổi căn bản, thể hiện sự phát triển 
những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác - 
Lê nin về dân chủ xã hội chủ nghĩa. Điều 6 Hiến 
pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện 
quyền lực nhà nước bằng các biện pháp dân chủ 
trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, 
Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước 
khác”. Quy định này của Hiến pháp năm 2013 
thể hiện sự tiến bộ rõ ràng của tư duy lập hiến 
Việt Nam. Tất cả các Hiến pháp trước đó, trừ 
Hiến pháp 1946, chỉ mới quy định các hình thức 
dân chủ đại diện, còn Hiến pháp năm 2013 đã 
quy định đầy đủ hai hình thức dân chủ trực tiếp 
và dân chủ đại diện trong Hiến pháp. 
Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của nhà 
nước còn được thể hiện ở chế độ kinh tế - cơ sở 
kinh tế của nhà nước, Hiến pháp 2013 quy định: 
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức 
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà 
nước giữ vai trò chủ đạo. Đây là sự sáng tạo chưa 
từng có trong lịch sử xây dựng xã hội chủ nghĩa 
của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Những 
thay đổi về chế độ kinh tế trong Hiến pháp là cơ 
sở hiến định cho những thay đổi chính sách, thể 
chế kinh tế, tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển 
kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân ngày một 
được nâng cao, gia nhập ngày càng sâu, rộng vào 
các quan hệ quốc tế, vị thế của Nhà nước ta ngày 
càng được khẳng định, nâng cao. 
Hai là, về phương thức thực hiện quyền lực 
nhà nước 
Về phương thức tổ chức quyền lực thực hiện 
quyền lực nhà nước, trên cơ sở quan của Chủ 
nghĩa Mác - Lê nin về tổ chức thực hiện quyền 
lực nhà nước, trước hết ở quan điểm về sự thống 
nhất của quyền lực, nhưng mỗi Hiến pháp có 
cách tiếp cận, giải quyết vấn đề này một cách 
khác nhau. Hiến pháp năm 1946, có cách tiếp cận 
khá lý thú, toàn diện cả về khía cạnh chính trị, xã 
hội và khía cạnh kỹ thuật tổ chức. Hiến pháp quy 
định: Điều 22 Hiến pháp năm 1946 quy định: 
"Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao 
nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa", đến 
điều 43 quy định: Cơ quan hành chính (hành 
pháp) cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt 
Nam dân chủ cộng hòa, Điều 63 " Cơ quan tư 
pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm 
có: Tòa án tối cao, các toà án phúc thẩm, các tòa 
án đệ nhị cấp và sơ cấp. Như vậy, trong cơ cấu 
quyền lực gồm các quyền lập pháp, hành pháp 
và tư pháp, mỗi nhánh quyền lực do một loại 
thiết chế nhà nước thực hiện. Như vậy, ở đây đã 
có sự phân biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư 
pháp, đồng thời khẳng định sự độc lập giữa các 
thiết chế quyền lực nhà nước. Thêm vào đó, cơ 
chế "cân bằng quyền lực" được hình thành trong 
Hiến pháp khi quy định định thẩm quyền cụ thể 
của các cơ quan cao nhất của nhà nước Hiến 
pháp đã tạo nên cơ chế cơ chế " kiềm chế quyền 
lực" giữa các nhánh quyền lực nhà nước, đặc biệt 
là giữa lập pháp và hành pháp. Hiến pháp quy 
định "Chủ tịch nước không phải chịu một trách 
nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc"; "Mỗi 
khi truy tố Chủ tịch, Phó Chủ tịch hay một nhân 
viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện sẽ lập 
một toà án đặc biệt để xét xử" Điều 51. Hiến 
pháp 1946 không quy định trách nhiệm của Chủ 
tịch nước trước nghị viện nhân dân. Trong quan 
hệ với Nghị viện, Điều 31 quy định" Những luật 
đã đựơc Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước 
Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau 
khi nhận được thông tri. Nhưng trong hạn ấy, 
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo 
luận lại. Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn 
được Nghị viện ưng thuận thì bắt buộc Chủ tịch 
phải ban bố". Nghị viện có quyền biểu quyết tín 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 10 
nhiệm Nội các, nhưng trong hạn 24 giờ sau... 
Chủ tịch nước có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra 
nghị viện thảo luận lại... nếu Nội các mất tín 
nhiệm phải từ chức". 
Hiến pháp 1959, về tổ chức để thực hiện 
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng có 
những thay đổi so với Hiến pháp 1946, thể hiện 
ở những quy định Hiến pháp " Quốc hội là cơ 
quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt 
Nam dân chủ cộng hòa" " Quốc hội là cơ quan 
duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam 
dân chủ cộng hòa", " Uỷ ban thường vụ Quốc hội 
là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc hội 
bầu ra". Chủ tịch nước tách ra thành một định 
chế độc lập, không còn là người đứng đầu nhánh 
quyền lực hành pháp như quy định trong Hiến 
pháp 1946. Theo quy định Hiến pháp Chủ tịch 
nước có những quyền mang tính biểu tượng nhà 
nước như những người đứng đầu nhà nước của 
các quốc gia khác "thay mặt cho nước Việt Nam 
dân chủ cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại" 
và những quyền khác quy định tại các điều 63, 
64. Quyền hạn thực quyền của Chủ tịch nước 
gồm quyền " thống lĩnh lực lượng vũ trang toàn 
quốc, giữa chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc 
phòng" quyền triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính 
trị đặc biệt". Còn Hội đồng Chính phủ được xác 
định là " Cơ quan chấp hành của cơ quan quyền 
lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính 
nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ 
cộng hòa".Từ những quy định này có thể nhận 
thấy, bắt đầu từ Hiến pháp năm 1959 đã hình 
thành cơ chế tập trung quyền lực nhà nước vào 
Quốc hội- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, 
còn Chính phủ chỉ là cơ quan chấp hành của 
Quốc hội, về mặt hành chính thì Hội đồng Chính 
phủ chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. 
Những quy định này của Hiến pháp, như là sự 
tiếp thu những luận điểm cơ bản của C.Mác về 
tổ chức các cơ quan nhà nước theo mô hình Công 
xã Pari; theo mô hình chính quyền Xô viết do 
V.I. Lê nin khởi xướng và áp dụng ở nước Nga 
Xô viết. Theo quy định Hiến pháp quyền xét xử 
do Toà án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân 
địa phương và Tòa án đặc biệt do Quốc hội thành 
lập để thực hiện. 
Hiến pháp 1980 bên cạnh những kế thừa về 
quyền lực nhân dân ở các Hiến pháp trước, Hiến 
pháp năm 1980 đi theo hướng tập trung quyền 
lực vào cơ quan quyền lực nhà nước. Điều này 
thể hiện ở quy định: Quốc hội là cơ quan quyền 
lực nhà nước cao nhất, còn Hội đồng Bộ trưởng 
là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam là cơ quan chấp hành và hành chính 
nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà 
nước cao nhất. Như vậy, Chính phủ chỉ là cơ 
quan chấp hành và hành chính cao nhất của Quốc 
hội, chứ không phải cơ quan hành chính cao nhất 
của nước. Quan điểm tập quyền, tập trung quyền 
lực vào Quốc hội được thể hiện càng rõ với quy 
định: Quốc hội có thể đặt cho mình những nhiệm 
vụ, quyền hạn mới" và khi cần Quốc hội có thể 
trao cho Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ 
trưởng những nhiệm vụ, quyền hạn mới. Với cơ 
chế này có thể dẫn đến nhận thức là: quyền lực 
của Quốc hội không bị hạn chế bởi Hiến pháp, 
bởi pháp luật. Với mô hình này, có thể liên tưởng 
đến quan điểm “ tất cả quyền lực” tập trung vào 
các Xô viết. Với cơ chế như vậy, việc phân công 
lao động quyền lực không rõ ràng, chế độ trách 
nhiệm tập thể được đề cao, còn trách nhiệm của 
cá nhân bị “mờ nhạt dần”, cũng là nguyên nhân 
dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động của toàn bộ 
máy nhà nước. 
Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung 
năm 2001) bắt đầu có xu hướng giảm tính tập 
quyền, tập trung quyền lực nhà nước vào Quốc 
hội, thể hiện qua quan điểm “quyền lực nhà nước 
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các 
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền 
lập pháp, hành pháp, tư pháp”, nhưng vẫn giữ 
quan điểm “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà 
nước cao nhất, còn Chính phủ vừa là cơ quan 
chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính 
nhà nước cao nhất”, nhưng những quy định về “ 
đặc quyền” tự quyết định của Quốc hội không 
còn được quyết định như Hiến pháp năm 1980. 
Hiến pháp năm 2013, thì sự phân công quyền 
lực được thể hiện rõ ràng hơn bởi quy định 
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân 
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà 
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, 
hành pháp, tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 11 
cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà 
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập 
hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan 
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với 
hoạt động của Nhà nước”Chính phủ là cơ quan 
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng 
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền 
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội 
“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện 
quyền tư pháp”. 
Từ những quy định của Hiến pháp, có thể 
khẳng định rằng, việc vận dụng quan điểm của 
chủ nghĩa Mác - Lê nin về tổ chức quyền lực nhà 
nước, ở khía cạnh chính trị, xã hội trong các Hiến 
pháp luôn khẳng định sự thống nhất của quyền 
lực nhà nước, nhưng về sự phân công quyền lực 
giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp luôn có những 
thay đổi: sự phân công rõ nét nhất được thể hiện 
trong Hiến pháp 1946, bị mờ dẫn đi trong Hiến 
pháp 1959, đặc biệt là Hiến pháp 1980, đến Hiến 
pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì tư 
tưởng về “sự phân công quyền lực” bắt đầu được 
thể hiện, và được thể hiện rõ hơn trong Hiến 
pháp năm 2013 và được bổ sung thêm cơ chế 
“kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc 
thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp”. 
Tóm lại: những luận điểm căn bản của chủ 
nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước bao gồm rất 
nhiều nội dung: về bản chất giai cấp, bản chất xã 
hội của nhà nước, về đấu tranh giành chính 
quyền, lý thuyết đập tan bộ mày nhà nước cũ, về 
chuyên chính vô sản, sự lãnh đạo của Đảng cộng 
sản, của giai cấp công nhân trong xây dựng chủ 
nghĩa xã hội, về sự tiêu vong của nhà nước và 
nhiều vấn đề cốt lõi khác. Trong quá trình vận 
dụng những quan điểm này ở Việt Nam từ năm 
1945 tới nay được thể hiện rõ nét nhất qua các 
bản Hiến pháp, được vận dụng trong thực tiễn 
cách mạng Việt Nam với những mức độ khác 
nhau, trong những chính sách, quyết sách đôi khi 
còn máy móc, giáo điều ít sáng tạo đã dẫn đến 
những hệ quả tiêu cực nhất định. Ngày nay trong 
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh 
tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu 
rộng, đòi hỏi cần phải vận dụng những luận điểm 
của chủ nghĩa Mác – Lê nin về nhà nước một 
sách sáng tạo, không ngừng bổ sung những luận 
điểm đó với những nội dung mới, phù hợp với 
điều kiện mới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.21, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr, 255. 
[2] V.I. Lê nin, Toàn tập, tập 33, Nxb. Tiến bộ, 
Matxcơva,1976,tr.110. 
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.585. 
[4] V.I. Lê-nin: Toàn tập, t,33, Nxb Tiến bộ, Mát-
xcơ-va, 1981, tr 303 
[5] V.I.Lê-nin:Sđd,t37,tr.122 
[6] V.I. Lê nin, Toàn tập, t, 39, Nxb, Tiến bộ, 
Matxcơva,1977,tr.76 . 
[7] V.I. Lê-nin: Toàn tập, t,34, Nxb Tiến bộ, Mát- 
xcơ- va, 1976, tr 52 
[8] V.I. Lê-nin: Toàn tập, t,21, Nxb Tiến bộ, Mát- 
xcơ- va, 1980, tr 150 
[9] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.20, Nxb Chính 
trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 1994, tr.253. 
[10] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà 
Nội, 2006, t,35, tr.384. 
[11] ( 11) (12) (13) V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, 
Mát-xcơ-va, 1976, t 33, tr 101-102,tr. 28, tr.111 
[12] (14 )(15) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, 
Mát-xcơ-va, 1981, t 31, tr 356, tr.356. 
[13] (16).V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-
xcơ-va, 1978, t 43, tr 380 
[14] (17).V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-
xcơ-va, 1981, t 31, tr 356. 
[15] (18).V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-
xcơ-va, 1978, t 33, tr 109. 
[16] (19) (20) (21) C. Mác - Ph.Angghen. Tuyển tập. 
T.1. NXB. Sự thật. H. 1980. tr. 315;tr. 407; tr. 405. 
[17] (22)Mác- Ph. ănggen Tuyển tập. NXB. Sự thật. H. 
1970.tr. 627. 
[18] (23) V. I. Lênin. Toàn tập. T. 38. NXB. TB. M. 
1978. tr. 59. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_luan_diem_can_ban_cua_chu_nghia_mac_le_nin_ve_nha_nuoc.pdf