Nhu cầu và phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất

Tóm tắt: Bài viết này chỉ ra một cách tiếp cận khác dựa trên nhận thức rằng sự phân hóa quan

niệm về hiến pháp dẫn đến nhu cầu phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất (nội dung). Theo

tác giả, nếu chỉ phân loại hiến pháp thuần túy dựa trên tính hình thức thì sự ứng dụng là không

nhiều khi mà phân loại hiến pháp chỉ dừng lại ở hiến pháp thành văn - bất thành văn/ hiến pháp

cứng - hiến pháp mềm. Trong khi phân loại hiến pháp theo nội dung mang lại sự xem xét toàn diện

và thực chất cho mỗi hiến pháp, từ việc xác lập các giá trị cốt lõi của một mô hình, tư duy trong

việc sửa đổi và khả năng chuyển đổi giữa các mô hình sao cho phù hợp với cấu trúc xã hội ở đó.

Nhận thức này cho phép những sửa đổi hiến pháp được diễn ra thường xuyên hơn mà không bị o

bế bởi tư duy phân loại hiến pháp theo tính hình thức (hiến pháp cứng - mềm/thành văn - bất thành

văn), mang lại khả năng ứng dụng cho những mô hình hiến pháp đang trong quá trình chuyển đổi.

pdf 7 trang phuongnguyen 10220
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu và phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu và phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất

Nhu cầu và phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 89-95 
 89
Nhu cầu và phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất 
Nguyễn Quang Đức* 
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Ngày nhận 12 tháng 10 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 13 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 12 năm 2018 
Tóm tắt: Bài viết này chỉ ra một cách tiếp cận khác dựa trên nhận thức rằng sự phân hóa quan 
niệm về hiến pháp dẫn đến nhu cầu phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất (nội dung). Theo 
tác giả, nếu chỉ phân loại hiến pháp thuần túy dựa trên tính hình thức thì sự ứng dụng là không 
nhiều khi mà phân loại hiến pháp chỉ dừng lại ở hiến pháp thành văn - bất thành văn/ hiến pháp 
cứng - hiến pháp mềm. Trong khi phân loại hiến pháp theo nội dung mang lại sự xem xét toàn diện 
và thực chất cho mỗi hiến pháp, từ việc xác lập các giá trị cốt lõi của một mô hình, tư duy trong 
việc sửa đổi và khả năng chuyển đổi giữa các mô hình sao cho phù hợp với cấu trúc xã hội ở đó. 
Nhận thức này cho phép những sửa đổi hiến pháp được diễn ra thường xuyên hơn mà không bị o 
bế bởi tư duy phân loại hiến pháp theo tính hình thức (hiến pháp cứng - mềm/thành văn - bất thành 
văn), mang lại khả năng ứng dụng cho những mô hình hiến pháp đang trong quá trình chuyển đổi. 
Từ khóa: Phân loại hiến pháp, phân loại theo nội dung, phân loại theo hình thức. 
1. Từ sự phân hóa quan niệm về hiến pháp 
đến nhu cầu phân loại hiến pháp theo quan 
điểm thực chất 
Một trong những bài học đáng lưu ý là hiến 
pháp có thể quy định rất hay trên giấy, nhưng 
trong thực tiễn lại có thể diễn ra hoàn toàn khác 
[1, tr.10]. Hoặc, các bản văn hiến pháp hiếm khi 
là giải pháp tốt nhất về mặt kĩ thuật, nhưng lại 
là sự thỏa hiệp chính trị tối ưu nhất có thể đạt 
được[1, tr.7]. Đây là hai ý kiến (mặc dù xuất 
hiện trong cùng lời mở đầu của một cuốn sách 
hướng dẫn về xây dựng hiến pháp) minh chứng 
cho sự phân hóa các quan niệm về “hiến pháp” 
_______ 
 ĐT.: 84-943599203. 
Email: nguyenquangduc.vnu@gmail.com 
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4176 
- một “hiện tượng” chính trị/pháp lí quan trọng. 
Lịch sử hình thành của hiến pháp đã xuất hiện 
từ khá sớm, từ thời Hy Lạp cổ đại, Plato (427 - 
347 TCN) trong tác phẩm “Cộng hòa” (The 
Public) (380 TCN) và Aristotle (384 - 322 
TCN) trong tác phẩm “Chính trị luận” (The 
Politics) (350 TCN), có lẽ là những người đầu 
tiên phân biệt giữa luật thông thường và hiến 
pháp. Tiếp đó, trong tác phẩm “Hiến pháp của 
Athen” (Constitution of Athens) (330 TCN) 
Aristotle đã khảo sát và phân loại các hình thức 
khác nhau của hiến pháp, chỉ ra những thành tố 
tạo nên một bản hiến pháp tốt, ông cho rằng 
một hiến pháp tốt là một hình thức pha trộn 
giữa các yếu tố quân chủ, dân chủ và quý tộc. 
Thời kì Khai sáng (Age of Enlightenment) mà 
đại diện tiêu biểu là các triết gia Thomas 
Hobbes (1588 - 1679), John Locke (1632 - 
N.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 89-95 
90
1704), J.J. Rousseau (1712 - 1778) và 
Immanuel Kant (1724 - 1804) đánh dấu sự ra 
đời của chủ nghĩa tự do (cổ điển). Nhằm chống 
lại tư tưởng chuyên chế, các triết gia thời kì này 
đề xuất một hình thức cai trị thông qua “khế 
ước xã hội” (Social contract). Trong khi các lí 
thuyết gia khế ước xã hội cổ điển nghĩ về khế 
ước xã hội một mặt như một thỏa thuận giữa 
con người với nhau và mặt khác giữa người dân 
với các nhà cai trị, đến lượt các lí thuyết gia 
hiện đại nhấn mạnh về khế ước xã hội dưới 
dạng một thỏa thuận giữa nhân dân với nhau. 
Một số đã gợi ý rằng hiến pháp là một hình thức 
của khế ước xã hội [2, tr.484 - 485]. Như vậy, 
không phải ngẫu nhiên hiến pháp được nhìn 
nhận một địa vị tối thượng như ngày nay, nó là 
kết quả của sự kết hợp các tư tưởng tự do và sự 
đấu tranh của quần chúng chống lại các chế độ 
chuyên chế. 
Theo Từ điển Luật Black, hiến pháp 
(constitution) là luật tổ chức nền tảng của một 
quốc gia hoặc nhà nước, thể hiện dưới dạng 
thành văn hoặc bất thành văn, trong đó xác định 
tính chất, đặc điểm, những nguyên tắc hoạt 
động cơ bản của chính quyền, tổ chức và giới 
hạn chức năng của các cơ quan nhà nước, cùng 
cách thức và phạm vi thực thi các quyền lực tối 
cao. Định nghĩa mở rộng, hiến pháp là một tập 
hợp những quy tắc điều chỉnh các cấu trúc nền 
tảng và hoạt động của các thiết chế cai trị trong 
một quốc gia. Trong một hiến pháp hiện đại các 
quy tắc này cũng quy định về các quyền cơ bản 
của người dân và có thể bao gồm cả một số 
nguyên tắc định hướng cho pháp luật và chính 
sách quốc gia tổng quát hơn [2, tr.473]. 
Trên quan điểm thực chất và hình thức, luật 
gia Nguyễn Văn Bông (1929 - 1971) đề xuất 
hai cách định nghĩa cho hiến pháp [3, mục I, 
chương II, tập I, phần I]. Theo đó, quan điểm 
thực chất nhấn mạnh vào mục tiêu, đối tượng, 
nội dung của hành vi cũng như của hoạt động. 
Vì vậy, hiến pháp là tất cả các quy tắc pháp lí 
quan trọng nhất của quốc gia (tính chất hiến 
pháp), những quy tắc này ấn định hình thức cấu 
trúc của quốc gia (liên bang hay đơn nhất), ấn 
định chính thể (cộng hòa hay quân chủ), ấn 
định cơ quan quản lí quốc gia cùng thẩm quyền 
của cơ quan ấy, tóm lại hiến pháp của một quốc 
gia phản ánh tổ chức chính trị của quốc gia ấy. 
Trái lại, quan điểm hình thức nhấn mạnh tới thủ 
tục cũng như những cơ quan liên quan đến hành 
vi cùng hoạt động. Do đó, hiến pháp theo quan 
điểm hình thức là một văn kiện pháp lí tối quan 
trọng, chỉ có thể được thành lập hoặc sửa đổi 
theo những thủ tục, những thể thức đặc biệt 
long trọng; thủ tục và thể thức đó vượt trội so 
với các luật thông thường khác. Như vậy, đứng 
trên quan điểm thực chất, bất kì một quốc gia 
nào cũng có hiến pháp dù dưới dạng hiến pháp 
thành văn hay bất thành văn, nghĩa là các luật lệ 
tổ chức chính quyền có tính chất hiến pháp. 
Chính trị hiện đại sinh ra các quan niệm 
hiện đại về hiến pháp. Đó là các dạng thức yếu 
của hiến pháp nếu xét theo tính hình thức, 
thường dễ bị sửa đổi, thay thế. Chẳng hạn như: 
(i) Hiến pháp mang tính chính trị (Political 
constitution) là một sự dàn xếp về mặt chính trị, 
được thực thi bởi thiết chế nắm quyền lực chính 
trị lớn nhất, thường là nghị viện [1, tr.334]; (ii) 
Hiến pháp lâm thời (Interim constitution1) là bản 
hiến văn chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời 
gian nhất định, thường được sử dụng làm bước 
đệm để thúc đẩy việc xây dựng hiến pháp chính 
thức [1, tr.332]; (iii) Hiến pháp thay đổi dần dần 
(Incremental (constitutional) change) là hiện 
tượng thay đổi một bản hiến pháp trong một 
khoảng thời gian bằng cách đưa ra các sửa đổi lần 
lượt cho các phần của hiến pháp. Theo thời gian, 
có thể dẫn đến một văn kiện khác biệt hoàn toàn. 
Nhưng đây không phải là một quy trình có thể 
được kiểm soát hay lên kế hoạch [2, tr.479]. 
Hiện tượng không có một định nghĩa thống 
nhất về hiến pháp không có nghĩa cần tìm ra 
một khái niệm duy nhất, sự phong phú các khái 
niệm hiến pháp đến từ khả năng phân loại hiến 
pháp (theo tính hình thức và nội dung). Hiến 
pháp theo quan điểm thực chất (nội dung) sẽ có 
sự phân hóa khi các điều kiện về chính trị - xã 
hội thay đổi nhằm hướng đến một cấu trúc mới. 
Phân hóa được hiểu là sự biến đổi sự vật, hiện 
_______ 
1 Cũng cần phân biệt với khái niệm “Dự thảo hiến pháp” 
(Draft constitution) là một văn kiện được soạn thảo nhằm 
thu hút sự bình luận, cho ý kiến, phản hồi của mọi người. 
N.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 89-95 
91
tượng dần thành bản chất khác [4, truy cập: 
02/3/2018]. Nếu hiểu hiến pháp là hình thức thể 
hiện những phương diện quan trọng nhất của 
cấu trúc xã hội ở mỗi quốc gia, thì sự phân hóa 
quan niệm về hiến pháp thực chất là sự biến đổi 
theo thời gian của các cấu trúc chính trị - xã hội 
(là những đặc điểm và nội dung phản ánh trong 
hiến pháp) thành một cấu trúc mới. Mỗi kiểu 
loại hiến pháp phản ánh một số nội dung và đặc 
điểm cơ bản của hiến pháp, được hình thành và 
ổn định dần theo thời gian. Do đó, trong bài viết 
này các khái niệm được hiểu như sau: (i) “hiến 
pháp” được hiểu là tập hợp của tất cả các quy 
phạm có tính chất hiến pháp (dù là thành văn 
hay bất thành văn). Hiến pháp xác lập các 
nguyên tắc nền tảng của đời sống chính trị 
quốc gia như: chủ thể của quyền lực nhà nước, 
cách thức phân phối quyền lực và kiểm soát 
quyền lực. Đồng thời tổ chức ra bộ máy công 
quyền và ấn định thẩm quyền cho các cơ quan 
này. Hiến pháp cũng ghi nhận và bảo vệ các 
quyền tự do cơ bản của con người và thiết lập 
các giới hạn chống lại các vi phạm của cơ quan 
công quyền; (ii) “Sự phân hóa quan niệm về 
hiến pháp” là một tiến trình tạo ra sự thay đổi 
hiến pháp xét theo quan điểm thực chất. Tiến 
trình này thường xảy ra khi các cấu trúc chính 
trị - xã hội thay đổi, dẫn đến các đặc điểm và 
nội dung phản ánh của hiến pháp thay đổi, kết 
quả hình thành nên một mô hình hiến pháp mới. 
2. Phân loại hiến pháp theo quan điểm thực 
chất (nội dung) 
2.1. Các dấu hiệu (đặc điểm) phân loại 
Hệ tư tưởng chi phối: Mỗi hiến pháp 
thường phản ánh trong đó một hệ tư tưởng nhất 
định, mang tính định hướng mục tiêu và cương 
lĩnh, hoặc thậm chí hiến pháp xác định một 
cách rõ ràng một hệ tư tưởng chủ đạo [5, tr.32]. 
Chủ thể của quyền lực nhà nước (chủ 
quyền): quyền lực nhà nước là đối tượng trung 
tâm của hiến pháp dù trong bất cứ mô hình nào. 
Do vậy, việc xác định ai nắm giữ quyền lực nhà 
nước sẽ quyết định hiến pháp của quốc gia nào 
đó đi theo mô hình nào [6, tr.39]. 
Cách thức phân phối và kiểm soát quyền 
lực: sau khi xác định chủ thể của quyền lực nhà 
nước, việc xác lập trật tự phân phối các nhánh 
quyền lực và tạo lập cơ chế kiểm soát quyền lực 
là một thành tố tạo ra sự khác biệt giữa các mô 
hình hiến pháp [6, tr.39]. 
Chức năng và phạm vi điều chỉnh: dù chung 
nhận thức hiến pháp là luật cơ bản của mỗi 
quốc gia, song ở mỗi mô hình hiến pháp, hiến 
pháp lại có những chức năng khác nhau. Chức 
năng chung nhất của hiến pháp là hợp pháp hóa 
ở mức cao nhất cơ sở tồn tại của một chế độ xã 
hội, chế độ nhà nước và trật tự các quan hệ xã 
hội. Chức năng thứ hai là chức năng sáng tạo và 
phát triển của hiến pháp, nghĩa là tạo khuôn khổ 
pháp lí chung cho toàn bộ hệ thống pháp lí. 
Chức năng thứ ba ổn định hóa quan hệ xã hội, 
nhất là trong bối cảnh các lực lượng xã hội có 
xung đột về lợi ích. Với mỗi cách quan niệm về 
chức năng của hiến pháp, phạm vi điều chỉnh 
của hiến pháp sẽ tương ứng theo. Theo đó, về 
cơ bản các hiến pháp hoặc có phạm vi điều 
chỉnh hẹp hoặc có phạm vi điều chỉnh rộng. 
Loại thứ nhất còn được gọi là hiến pháp công 
cụ (Instrumental constitution) chỉ chủ yếu điều 
chỉnh các vấn đề về tổ chức nhà nước và các 
quyền con người, quyền công dân. Các hiến 
pháp điển hình của loại này là Hiến pháp Hoa 
Kì, Hiến pháp Na-Uy. Loại thứ hai có phạm vi 
rộng nhằm điều chỉnh không chỉ các vấn đề tổ 
chức nhà nước, quyền con người, quyền công 
dân mà cả các vấn đề kinh tế - xã hội, còn được 
gọi là hiến pháp xã hội. Sự điều chỉnh ở phạm 
vi rộng xuất phát từ nhu cầu muốn ghi nhận và 
củng cố những thành quả của cách mạng mang 
màu sắc chống phong kiến và ngoại bang xâm 
lược [5, tr.33, 35, 36]. 
Tóm lại, trong bài viết này, phân loại hiến 
pháp theo quan điểm thực chất (nội dung) được 
hiểu là sự nhận diện kiểu loại (mô hình) hiến 
pháp trên cơ sở các đặc điểm và nội dung phản 
ánh cơ bản trong hiến pháp. 
2.2. Phân loại 
Hiện nay không có sự thống nhất về cách 
phân loại hiến pháp. Chẳng hạn: Richard Albert 
N.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 89-95 
92
phân loại dựa theo chính thể; Albert H.Y.Chen 
phân loại theo vai trò của hiến pháp; Jiunn-
Rong Yeh phân loại theo bản chất và nội dung 
của hiến pháp [6, tr.45]; Chirkin phân loại theo 
các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa lập hiến 
[7, tr.275 - 281]. Ở Việt Nam, tác giả Đào Trí 
Úc phân loại theo tư tưởng (chủ nghĩa) lập hiến 
[5, tr.33]; tác giả Bùi Ngọc Sơn phân loại theo 
bản chất và nội dung của hiến pháp; tác giả 
Hoàng Văn Tú phân loại theo xu hướng phát 
triển của hiến pháp [8, tr.66]; tác giả Trần Ngọc 
Đường phân loại dựa trên nội dung quy định 
trong hiến pháp và quan niệm về hiến pháp [9, 
truy cập: 13/11/2017]; tác giả Trần Thị Thu 
Thủy phân loại dựa theo tổng thể các yếu tố có 
tính ổn định cấu thành hiến pháp [10, truy cập: 
13/10/2017]. Với chủ trương phân loại dựa theo 
các đặc điểm và nội dung cơ bản phản ánh 
trong hiến pháp, tác giả cho rằng tồn tại ba mô 
hình hiến pháp. Đó là: a) mô hình hiến pháp cổ 
điển; b) mô hình hiến pháp Soviet; c) mô hình 
hiến pháp chuyển đổi. 
a) Mô hình hiến pháp cổ điển. Đây là mô 
hình hiến pháp đầu tiên kể từ khi có hiến pháp 
thành văn. Thực chất của mô hình hiến pháp 
này là sự kết hợp giữa các giá trị truyền thống 
của chủ nghĩa tự do (liberalism) và chủ nghĩa 
cá nhân (individualism) của Thời kì Khai sáng. 
Mô hình hiến pháp này có những đặc điểm như: 
i) hiến pháp được quan niệm như hình thức xác 
lập những giới hạn đối với quyền lực của chính 
quyền; ii) hiến pháp xác lập nguyên tắc chủ 
quyền nhân dân; iii) hiến pháp phân phối chủ 
quyền tối cao theo nguyên tắc phân quyền; iv) 
hiến pháp tập trung bảo vệ các quyền tự do cá 
nhân và các quyền chính trị - dân sự [6, tr.45]. 
Các hiến pháp Hoa Kì năm 1787, Hiến pháp 
của Pháp năm 1958 và Luật cơ bản (Hiến pháp) 
của Đức năm 1948 là các hiến pháp tiêu biểu 
của mô hình hiến pháp cổ điển. Nội dung các 
hiến pháp này đều phản ánh tư duy tự do của 
thời kì Khai sáng như Montesquieu (Hiến pháp 
Hoa Kì), Rousseau (Hiến pháp Pháp) và Kant 
(Hiến pháp Đức); thiết lập các giới hạn pháp lí 
lên chính quyền; tuyên bố chủ quyền nhân dân; 
tổ chức phân chia quyền lực và ghi nhận các 
quyền con người, đặc biệt là quyền tự do cá 
nhân và quyền chính trị - dân sự. 
Bên cạnh việc cung cấp những tiêu chuẩn 
chung cho quá trình thiết kế hiến pháp của tất 
cả các mô hình hiến pháp, mô hình hiến pháp 
cổ điển cũng bộc lộ những nhược điểm như: i) 
việc trao cho hiến pháp chức năng thuần túy 
nhằm giới hạn chính quyền chưa hẳn là giải 
pháp tối ưu. Các hiến pháp, cùng với việc giới 
hạn chính quyền còn trao quyền và thúc đẩy 
khả năng sử dụng chính đáng quyền lực; ii) việc 
phân bổ các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp 
vào ba định chế tương ứng là không đủ khái 
quát sự năng động và phức tạp của quyền lực 
(như hiện tượng các chính đảng làm mờ ranh 
giới lập pháp - hành pháp); iii) hiến pháp cổ 
điển giới hạn vào các quyền dân sự - chính trị 
mà chưa tiên liệu được các quyền liên quan đến 
kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong khoa học luật 
hiến pháp, khái niệm “các quyền tiêu cực” 
(negative rights) chỉ các quyền mà nhà nước 
không được xâm phạm như các quyền tự do cá 
nhân, các quyền chính trị - dân sự; còn “các 
quyền tích cực” (positive rights) được hiểu là 
các quyền mà nhà nước phải tích cực và chủ 
động hỗ trợ thực thi như các quyền kinh tế, văn 
hóa, xã hội. Hiểu khái quát, mô hình này mới 
hướng đến các quyền mà nhà nước không được 
vi phạm những chưa tiên liệu được các quyền 
mà nhà nước phải bảo vệ và hỗ trợ thực thi [6, 
tr.40, 41, 45]. 
Trong các nghiên cứu đã chỉ ra, tác giả Đào 
Trí Úc và tác giả Hoàng Văn Tú gọi đây là mô 
hình hiến pháp tư sản tự do; tác giả Bùi Ngọc 
Sơn gọi đây là mô hình hiến pháp tự do truyền 
thống; tác giả Trần Ngọc Đường gọi đây là mô 
hình hiến pháp tư sản truyền thống; tác giả 
Trần Thị Thu Thủy gọi đây là mô hình hiến 
pháp tư sản tự do truyền thống. 
b) Mô hình hiến pháp Soviet. Mô hình này 
còn được gọi là mô hình hiến pháp xã hội chủ 
nghĩa thể hiện qua các Hiến pháp Liên Xô năm 
1924 và năm 1936, Hiến pháp Hungary năm 
1919, Hiến pháp Mông Cổ năm 1940, các Hiến 
pháp Trung Quốc năm 1975 và năm 1978, các 
Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 
1959 và Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
N.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 89-95 
93
năm 1980, hoàn toàn tách biệt so với trào lưu 
lập hiến giai đoạn này trên thế giới. Hệ tư tưởng 
được ghi nhận trong mô hình này là hệ quan 
điểm Marxist về các quy luật phát triển, bản 
chất của xã hội và nhà nước. Nội dung của mô 
hình hiến pháp Soviet về tổ chức quyền lực nhà 
nước, địa vị pháp lí của công dân, mối quan hệ 
nhà nước - công dân khác biệt căn bản với các 
nguyên tắc lập hiến trong mô hình hiến pháp cổ 
điển. Theo đó, chủ quyền nhân dân được thay 
thế bằng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc 
về nhân dân lao động, giai cấp công nhân lãnh 
đạo; tập trung tất cả quyền lực vào tay các 
Soviet thay cho phân chia quyền lực; sở hữu 
toàn dân thay thế tư hữu; các quyền và tự do cá 
nhân được thay bằng sự phục tùng xã hội và 
nhà nước nhằm mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã 
hội. Soviet tối cao được xác định là cơ quan 
quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền lập 
hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan 
trọng, thành lập ra các cơ quan hành pháp, tư 
pháp và có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động 
của các cơ quan này. Cơ quan hành pháp và tư 
pháp phải báo cáo về hoạt động của mình trước 
Soviet tối cao [7, tr.277 - 278]. 
Theo cách phân loại của tác giả Bùi Ngọc 
Sơn thì không thấy tác giả đề cập đến mô hình 
này; các tác giả Đảo Trí Úc và Hoàng Văn Tú 
gọi đây là mô hình hiến pháp dân chủ theo định 
hướng xã hội; tác giả Trần Ngọc Đường gọi đây 
là mô hình hiến pháp xã hội chủ nghĩa truyền 
thống; tác giả Trần Thị Thu Thủy trong nghiên 
cứu của mình gọi là mô hình hiến pháp của các 
nước xã hội chủ nghĩa trong chủ nghĩa xã hội 
hiện thực (hay gọi là mô hình hiến pháp xã hội 
chủ nghĩa truyền thống) - giống với cách gọi 
của tác giả Trần Ngọc Đường. 
c) Mô hình hiến pháp chuyển đổi. Mô hình 
này được hình thành vào những thập kỷ cuối 
của thế kỷ 20, gắn liền với làn sóng thứ ba của 
dân chủ hóa – một quá trình diễn ra trên toàn 
cầu dẫn đến sự ra đời của hơn 60 nền dân chủ 
mới tại các quốc gia Trung - Đông Âu, Mỹ La 
tinh và Đông Nam Á [11]. Mặc dù bối cảnh 
chuyển đổi của mỗi quốc gia ở mỗi khu vực là 
không đồng nhất, cách thức xây dựng hiến pháp 
cũng thể hiện sự khác biệt nhất định, song tựu 
trung lại, hiến pháp của các quốc gia này đều 
phản ánh các nguyên tắc căn bản của mô hình 
hiến pháp cổ điển; xây dựng các định chế để 
dần dần thoát khỏi chế độ độc đoán; thay đổi 
các quy tắc bầu cử; củng cố và bảo hộ quyền tài 
sản của cá nhân, tổ chức để chuyển đổi nền 
kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường; 
thiết lập các tòa án hiến pháp. Tác giả Bùi Ngọc 
Sơn gọi đây là mô hình hiến pháp tự do chuyển 
đổi; các tác giả Đào Trí Úc và Hoàng Văn Tú 
gọi đây là mô hình hiến pháp của chủ nghĩa lập 
hiến hiện đại; các tác giả Trần Ngọc Đường và 
Trần Thị Thu Thủy cùng gọi đây là mô hình 
hiến pháp chuyển đổi. 
Mặc dù mô hình hiến pháp chuyển đổi 
hướng tới sự phản ánh lại các giá trị của mô 
hình hiến pháp cổ điển, tuy nhiên sự khác biệt 
của mô hình hiến pháp chuyển đổi nằm ở chính 
tính chất chuyển đổi của nó. Theo Giáo sư Ruti 
Teitel (Đại học New York), hiến pháp trong bối 
cảnh chuyển đổi phản ánh tính chất chuyển đổi 
của quá trình và khi đó các hiến pháp không 
được thiết lập một cách ổn định ngay từ đầu; 
quá trình lập hiến thường bắt đầu với những 
hiến pháp có tính chất tạm thời định vị cho 
những cải cách hiến pháp tiếp theo. Trong khi 
quan niệm phổ biến nhìn nhận hiến pháp có tính 
chất ổn định và lâu dài, một số phương diện của 
hiến pháp chuyển đổi có tính chất nhất thời và 
một số phương diện khác được củng cố theo 
thời gian. Luận điểm của Teitel được minh họa 
thêm bởi hai học giả là Jiunn-Rong Yeh và 
Wen-Chen Chang (Đại học quốc gia Đài Loan), 
hai học giả này khẳng định: chức năng của hiến 
pháp chuyển đổi rõ ràng chuyển từ việc giới 
hạn quyền lực của chính phủ sang việc kích 
thích các chương trình cải cách và thậm chí tái 
thiết cấu trúc xã hội. Chủ nghĩa hợp hiến 
chuyển đổi vận hành không những là nền tảng 
của quá trình mở rộng dân chủ mà còn tạo ra 
khả năng cho những chuyển đổi tiếp theo. Lấy 
dẫn chứng từ quá trình chuyển đổi hiến pháp ở 
Nam Phi, Brazil và Colombia, Teitel đi đến kết 
luận rằng trong quá trình chuyển đổi, hiến pháp 
N.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 89-95 
94
không phải đóng vai trò như là kết quả cuối 
cùng của quá trình chuyển đổi mà là tác nhân 
trong việc xây dựng quá trình đó; các hiến pháp 
thường có tính chất nhất thời để kích thích 
những chuyển đổi hiến pháp tiếp theo [6, tr.41]. 
Cũng theo hai học giả Jiunn-Rong Yeh và 
Wen-Chen Chang, hiến pháp tự do chuyển đổi 
có ba nhược điểm sau: i) thiếu chế độ trách 
nhiệm. Điều này xuất phát từ hai thực tế: một 
là, do sự phát triển mạnh mẽ của các tòa án hiến 
pháp, nhiều khi quyết định của tòa án thay thế 
các quyết định chính trị. Khi tòa án đưa ra các 
quyết định chính trị, chế độ trách nhiệm không 
thể truy cứu được do tòa án không phải là một 
định chế chính trị; hai là, do yêu cầu của quá 
trình chuyển đổi, một số hình thức sửa đổi hiến 
pháp không chính thức đã diễn ra, điều này giúp 
cho các nhà chính trị thoát khỏi trách nhiệm 
một cách hợp thức. ii) Hạn chế về dân chủ. Do 
các hiến pháp chuyển đổi nhiều khi được hình 
thành và thay đổi trong sự thương lượng, thỏa 
hiệp với chế độ cũ (trường hợp Myanmar), 
thậm chí dưới sự điều khiển trực tiếp của chế độ 
cũ như ở Ba Lan, Hungary, Đài Loan. iii) hạn 
chế về pháp quyền. Pháp quyền đòi hỏi sự thực 
thi quyền lực dựa trên nền tảng luật pháp minh 
bạch, có thể dự đoán trước. Các hiến pháp 
chuyển đổi nhiều khi không đảm bảo được 
nguyên tắc này. 
Ngoài ra, tùy thuộc vào tiêu chí nhận diện, 
phân loại, các tác giả khác còn đề cập đến một 
số mô hình hiến pháp khác như: i) hiến pháp 
của các nước mới giành được độc lập - mô 
phỏng theo hiến pháp của các nước chiếm đóng 
(Chirkin). Tuy nhiên, theo tác giả đây chỉ là 
một hiện tượng có tính sao chép, không đủ các 
dấu hiệu để xác lập một mô hình hiến pháp; ii) 
mô hình hiến pháp xã hội chủ nghĩa chuyển đổi 
(Trần Ngọc Đường, Trần Thị Thu Thủy). Sự 
kiện Liên Xô và các quốc gia Đông Âu tan rã 
dẫn đến sự phân tán các quan điểm phát triển, 
tuy nhiên, đa số các quốc gia Đông Âu và Mỹ 
La tinh chọn con đường chuyển đổi hiến pháp 
theo mô hình hiến pháp chuyển đổi. Một số 
quốc gia còn lại như Trung Quốc, Việt Nam rõ 
ràng chưa hình thành một mô hình hiến pháp, 
mà theo nhiều tác giả, đang có xu hướng xích 
lại gần với mô hình hiến pháp chuyển đổi [12]. 
3. Kết luận 
Trong khi phân loại hiến pháp theo tính 
hình thức là một cách phân loại truyền thống 
(có hiến pháp cương tính - nhu tính/ thành văn - 
bất thành văn) thì phân loại hiến pháp theo quan 
điểm thực chất (nội dung) mang lại cách hiểu 
rộng mở rằng bất cứ quốc gia nào cũng có hiến 
pháp. Do đó, sự phân loại hiến pháp theo quan 
điểm hình thức là khá hạn chế khi không thể 
phân biệt được như trường hợp hiến pháp cứng 
- mềm do căn cứ phân loại là thủ tục sửa đổi, 
vốn chỉ tồn tại ở hiến pháp thành văn. Việc 
không phân loại hiến pháp theo quan điểm thực 
chất còn làm hạn chế khả năng ứng dụng trong 
quá trình lập hiến. Nếu chỉ phân loại hiến pháp 
thuần túy dựa trên tính hình thức thì sự ứng 
dụng là không nhiều khi mà phân loại hiến pháp 
chỉ dừng lại ở hiến pháp thành văn - bất thành 
văn/ hiến pháp cứng - hiến pháp mềm. Trong 
khi phân loại hiến pháp theo quan điểm thực 
chất (nội dung) mang lại sự xem xét toàn diện 
và thực chất cho mỗi hiến pháp, từ việc xác lập 
các giá trị cốt lõi của một mô hình, tư duy trong 
việc sửa đổi và khả năng chuyển đổi giữa các 
mô hình sao cho phù hợp với cấu trúc xã hội ở 
đó. Tư duy này cho phép những sửa đổi hiến 
pháp được diễn ra thường xuyên hơn mà không 
bị o bế bởi tư duy phân loại hiến pháp theo tính 
hình thức, mang lại khả năng ứng dụng cho 
những mô hình hiến pháp đang trong quá trình 
chuyển đổi. Chẳng hạn, do Việt Nam được nhìn 
nhận như một xã hội đang chuyển đổi trên 
nhiều phương diện, nhất là về kinh tế - xã hội, 
tư duy chuyển đổi trong việc nhìn nhận về hiến 
N.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 89-95 
95
pháp thích hợp hơn tư duy tĩnh tại [6, tr.44]. 
Đây là một ứng dụng quan trọng khi xác lập 
được một mô hình hiến pháp cho hiến pháp 
Việt Nam, để làm cơ sở cho quá trình chuyển 
đổi diễn ra tốt hơn, nhanh hơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Markus Bockenforde - Nora Hedling - Winluck 
Wahiu, Những hướng dẫn thiết thực về xây dựng hiến 
pháp, Nguyễn Lệ Thu - Nguyễn Bích Thảo - Đỗ 
Giang Nam dịch, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2013. 
[2] Michele Brandt - Jill Cottrell, Yash Ghai - 
Anthony Regan, Xây dựng và sửa đổi hiến pháp: 
những lựa chọn cho quy trình, Cầm Thị Lai - 
Nguyễn Đăng Châu - Lê Thị Hồng Nhung dịch, 
Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2013. 
[3] Nguyễn Văn Bông, Luật hiến pháp và chính trị 
học (bản in lần 2), Saigon, 1969. 
[4] Từ điển trực tuyến: 
%C3%A1 
[5] Đào Trí Úc, “Hiến pháp trong đời sống xã hội và quốc 
gia”, Hiến pháp: những vấn đề lí luận và thực tiễn, 
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011. 
[6] Bùi Ngọc Sơn, “Các mô hình hiến pháp trên thế 
giới và một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam”, 
Tạp chí Luật học (Trường Đại học Luật Hà Nội), 
số 10, Hà Nội, 2012. 
[7] Nguyễn Đức Lam, “So sánh Hiến pháp năm 1946 
với một số hiến pháp đương thời”, Hiến pháp năm 
1946: những giá trị lịch sử (Văn phòng Quốc hội), 
Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr. 
275 - 281. 
[8] Hoàng Văn Tú, “Quan niệm về hiến pháp và xu 
hướng phát triển của hiến pháp”, Tạp chí Luật học 
(Trường Đại học Luật Hà Nội), số 10, Hà Nội, 2011. 
[9] Trần Ngọc Đường, Bàn về mô hình hiến pháp, 
Báo điện tử đại biểu nhân dân: 
76&NewsId=228794 (ngày đăng: 07/11/2011; 
truy cập lần cuối: 13/11/2017). 
[10] Trần Thị Thu Thủy, Các mô hình Hiến pháp trong 
lịch sử lập hiến ở nước ta, Viện Nghiên cứu Lập 
pháp:
de/Lists/nghiencuuphapluat/View_Detail.aspx?Ite
mID=192(Ngày đăng: 07/06/2013; truy cập lần 
cuối: 13/10/2017). 
[11] Samuel P. Hutington, The Third Wave: 
Democratization in the Late Twentieth Century, 
Norman: University of Oklahoma Press, 1991. 
[12] Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, Hiến pháp: những 
vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 
Hà Nội, 2011. 
Demand for and Classification of a Constitution Based 
on Its Content 
Nguyen Quang Duc 
VNU School of Law, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Abstract: This article points out another approach based on the perception that constitutional 
differentiation may lead to the need of classification according to constitutional form and content. 
According to the author, it is a shortcoming in application if the constitutional classification by form is 
purely based on the two conventional constitution types: codified/inflexible and uncodified/flexible. 
Constitutional classification based on content provides a comprehensive and substantive review of 
each constitution by establishing a core value of constitutional paradigm, thought of modifications and 
the ability to adapt to social structure. This perception not only allows constitutional amendments to 
occur more often regardless of the constitution forms (codified/inflexible and uncodified/flexible 
constitution) but also supports application of constitutional models in the process of transformation. 
Keywords: Classification of constitution, classified by content, classified by form. 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_va_phan_loai_hien_phap_theo_quan_diem_thuc_chat.pdf