Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2017

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên (ĐDV) về chăm sóc phục hồi chức

năng (PHCN) cho bệnh nhân (BN) đột quỵ giai đoạn cấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2017.

Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 56 ĐDV trực tiếp thực hiện công tác

chăm sóc BN bị đột quỵ giai đoạn cấp tại 03 khoa tiến hành nghiên cứu. Kết quả: 100% ĐDV có

nhu cầu được đào tạo về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ giai đoạn cấp với 78,6% ĐDV mong

muốn đào tạo ngắn ngày. Kế hoạch chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ là nội dung chiếm nhiều

nhất (98,2%), tiếp đến là kỹ thuật PHCN (96,4%) và theo dõi, đánh giá BN đột quỵ (94,6%).

40,9% ĐDV lựa chọn khoá học từ 5 - 7 ngày, 34,1% muốn học trong 1 - 2 tuần. Kết luận: 100%

ĐDV có nhu cầu đào tạo về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ giai đoạn cấp tại Bệnh viện Thanh

Nhàn năm 2017, trong đó 78,6% mong muốn được đào tạo ngắn ngày vừa học vừa làm.

* Từ khóa: Đột quỵ; Điều dưỡng viên; Chăm sóc phục hồi chức nă

pdf 6 trang phuongnguyen 4260
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2017

Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2017
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 
 39 
NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VỀ CHĂM SÓC 
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ 
GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2017 
Đỗ Đào Vũ*; Nguyễn Thanh Xuân** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên (ĐDV) về chăm sóc phục hồi chức 
năng (PHCN) cho bệnh nhân (BN) đột quỵ giai đoạn cấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2017. 
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 56 ĐDV trực tiếp thực hiện công tác 
chăm sóc BN bị đột quỵ giai đoạn cấp tại 03 khoa tiến hành nghiên cứu. Kết quả: 100% ĐDV có 
nhu cầu được đào tạo về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ giai đoạn cấp với 78,6% ĐDV mong 
muốn đào tạo ngắn ngày. Kế hoạch chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ là nội dung chiếm nhiều 
nhất (98,2%), tiếp đến là kỹ thuật PHCN (96,4%) và theo dõi, đánh giá BN đột quỵ (94,6%). 
40,9% ĐDV lựa chọn khoá học từ 5 - 7 ngày, 34,1% muốn học trong 1 - 2 tuần. Kết luận: 100% 
ĐDV có nhu cầu đào tạo về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ giai đoạn cấp tại Bệnh viện Thanh 
Nhàn năm 2017, trong đó 78,6% mong muốn được đào tạo ngắn ngày vừa học vừa làm. 
* Từ khóa: Đột quỵ; Điều dưỡng viên; Chăm sóc phục hồi chức năng. 
Evaluation of Nurses’ Need for Training in Rehabilitation for Acute 
Stroke Patients at Thanhnhan Hospital in 2017 
Summary 
Objectives: To describe nurses’ need for training in rehabilitation for patients with acute 
strokes at Thanhnhan Hospital in 2017. Subjects and methods: A cross-sectional study on 56 
nurses who directly provide care to acute stroke patients at 3 departments under research. 
Results: 100% of the surveyed nurses have demand for the training in providing rehabilitation 
care to acute stroke patients with 78.6% requiring short courses. 40.9% would like to choose 5 - 
7 day courses while 34.1% want the course to last 1 - 2 weeks. The content that receives the 
highest demand is plan of rehabilitation care for acute stroke patients (98.2%) followed by 
rehabilitation techniques (96.4%) and patient monitoring and evaluation (94.6%). Conclusion: 
100% of the surveyed nurses at Thanhnhan Hospital in 2017 wanted to be trained about 
rehabilitation care for acute stroke patients and 78.6% needed part-time, on-the-job, short 
training courses. 
* Keywords: Stroke; Nurses; Rehabilitation care. 
* Bệnh viện Bạch Mai 
** Học viện Quân y 
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Đào Vũ (dodaovurehabi@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 30/06/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/09/2017 
 Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 
 40 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tỷ lệ BN đột quỵ ngày một tăng và trẻ 
hóa, số BN tử vong chiếm hàng thứ ba 
trong các bệnh lý sau bệnh tim mạch và 
ung thư [1, 2, 3]. Các biến chứng để lại 
nặng nề làm gia tăng số người tàn tật, 
cũng như gánh nặng về kinh tế cho gia 
đình và xã hội [4, 5]. Một trong những giải 
pháp để giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế biến 
chứng nặng nề là công tác chăm sóc 
PHCN sớm khi BN còn đang trong giai 
đoạn cấp điều trị tại các đơn vị điều trị 
tích cực ban đầu. Vai trò của ĐDV - 
người trực tiếp chăm sóc theo dõi hàng 
ngày cho BN trong giai đoạn này rất quan 
trọng. Việc từng bước cập nhật kiến thức 
cho đối tượng này là giải pháp tốt giúp 
việc chăm sóc điều trị hiệu quả hơn. Tuy 
nhiên, thực tế công tác chăm sóc PHCN 
của ĐDV cho BN sau đột quỵ giai đoạn 
cấp còn chưa được toàn diện. Ngoài 
nguyên nhân về nhận thức chưa đầy đủ 
của cán bộ y tế, sự thiếu kiến thức cơ 
bản về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ 
giai đoạn sớm của ĐDV là vấn đề được 
nhắc đến nhiều. Do đó, chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu này nhằm: Đánh giá nhu 
cầu đào tạo của ĐDV về chăm sóc PHCN 
cho BN đột quỵ giai đoạn cấp tại Bệnh 
viện Thanh Nhàn năm 2017. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: 
ĐDV trực tiếp chăm sóc BN đột quỵ tại 
3 khoa: Thần kinh, Đột quỵ, Hồi sức Tích 
cực - Bệnh viện Thanh Nhàn, có thời gian 
làm việc tại khoa ≥ 1 tháng. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
ĐDV là người thân của BN đột quỵ 
đang điều trị tại khoa, ĐDV không thường 
xuyên chăm sóc BN đột quỵ giai đoạn 
cấp, đối tượng không đồng ý tham gia 
nghiên cứu. 
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 
Đề tài được thực hiện tại 03 khoa 
Thần kinh, Đột quỵ và Hồi sức Tích cực - 
Bệnh viện Thanh Nhàn từ 3 - 2017 đến 
7 - 2017. 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
* Thiết kế nghiên cứu: 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về nhu 
cầu đào tạo chăm sóc PHCN cho BN đột 
quỵ giai đoạn cấp tại 03 khoa tiến hành 
nghiên cứu. 
* Cỡ mẫu và chọn mẫu: 
- Cỡ mẫu: chọn chủ đích tất cả ĐDV 
đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn. 
- Chọn mẫu: chọn 56 ĐDV đang làm 
việc tại 03 khoa Thần kinh, Đột quỵ và 
Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn 
≥ 1 tháng, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn 
đưa vào nhóm nghiên cứu. 
* Phương pháp và kỹ thuật thu thập 
thông tin: phỏng vấn trực tiếp đối tượng 
nghiên cứu bằng bộ câu hỏi được thiết kế 
trước. 
* Các biến số và chỉ số nghiên cứu: 
tuổi; giới; trình độ học vấn; số năm làm 
việc tại khoa; khoa làm việc; nhu cầu đào 
tạo của ĐDV về chăm sóc PHCN cho BN 
đột quỵ giai đoạn cấp; hình thức đào tạo 
ĐDV mong muốn; thời gian đào tạo ĐDV 
mong muốn; nội dung đào tạo được Bệnh 
viện hỗ trợ; các nội dung đào tạo về chăm 
sóc PHCN cho BN đột quỵ giai đoạn cấp: 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 
 41 
kiến thức chung về đột quỵ, cách nhận 
định, đánh giá tình hình của BN đột quỵ, 
cách xác định nhu cầu cần chăm sóc 
PHCN cho BN đột quỵ, cách lựa chọn nhu 
cầu ưu tiên và lên kế hoạch chăm sóc 
PHCN cho BN đột quỵ, kỹ thuật thực hiện 
nội dung chăm sóc PHCN cụ thể cho BN 
đột quỵ, cách theo dõi, đánh giá sự cải 
thiện của BN đột quỵ giai đoạn cấp. 
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống 
kê SPSS 16.0. Sử dụng các thuật toán 
thống kê y sinh học thông thường để mô 
tả tần số, tỷ lệ % với các biến định tính, 
tính trung bình và độ lệch chuẩn với biến 
định lượng. 
* Đạo đức nghiên cứu: 
Đề tài thông qua Hội đồng Y đức, 
Trường Đại học Y tế Công cộng. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Một số thông tin chung của ĐDV (n = 56). 
Thông tin chung n Tỷ lệ (%) 
Tuổi trung bình ± SD 34,02 ± 7,11 
Tuổi trung vị 33 Tuổi 
Thấp nhất - cao nhất 22 - 56 
< 30 tuổi 14 25,0 
30 - 39 tuổi 35 62,5 
40 - 49 tuổi 3 5,4 
Nhóm tuổi 
≥ 50 tuổi 4 7,1 
Nam 19 33,9 
Giới tính 
Nữ 37 66,1 
Sơ cấp 1 1,8 
Trung cấp 23 41,1 
Cao đẳng 19 33,9 
Đại học 13 23,2 
Trình độ chuyên môn 
Sau đại học 0 0 
Đột quỵ 8 14,3 
Thần kinh 13 23,2 Khoa làm việc 
Hồi sức Tích cực 35 62,5 
Trung bình ± SD 7,9 ± 5,4 
Trung vị 7 Số năm làm tại khoa 
Thấp nhất - cao nhất 1 - 29 
Tuổi trung bình của ĐDV tham gia nghiên cứu 34,02 tuổi, trẻ nhất 22 tuổi, nhiều 
nhất 56 tuổi, nữ 66,1%. Chỉ 23,2% ĐDV có trình độ đại học, còn lại dưới đại học. Đa 
số ĐDV đang làm việc tại Khoa Hồi sức Tích cực (62,5%). Thâm niên công tác trung 
bình 7,9 năm. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 
 42 
Biểu đồ 1: Nhu cầu đào tạo của ĐDV về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ. 
100% ĐDV có nhu cầu được đào tạo về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ giai đoạn 
cấp. Trong đó, 91,1% rất mong muốn và có nhu cầu cấp thiết. 
Biểu đồ 2: Hình thức mong muốn được đào tạo của ĐDV về chăm sóc PHCN 
cho BN đột quỵ giai đoạn cấp. 
78,6% ĐDV có nhu cầu đào tạo ngắn ngày; 21,4% mong muốn học lên bậc học cao 
hơn với hình thức vừa học vừa làm; chỉ có 7,1% mong muốn học lên bậc học cao hơn 
với hình thức đào tạo tập trung chính quy. 
Biểu đồ 3: Thời gian mong muốn được đào tạo của ĐDV về chăm sóc PHCN 
cho BN đột quỵ giai đoạn cấp. 
40,9% ĐDV lựa chọn thời gian khoá học 5 - 7 ngày; 34,1% muốn học trong khoảng 
1 - 2 tuần. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 
 43 
* Nội dung đào tạo hỗ trợ từ bệnh viện 
cho ĐDV trong chăm sóc PHCN cho BN 
đột quỵ giai đoạn cấp (n = 56): 
Tập huấn về chăm sóc PHCN cho BN 
đột quỵ: 43 ĐDV (76,8%), kỹ thuật viên 
PHCN hướng dẫn tại chỗ cho ĐDV về kỹ 
thuật PHCN: 11 ĐDV (19,6%), kiểm tra 
giám sát từ điều dưỡng trưởng khoa: 
27 ĐDV (48,2%), kiểm tra giám sát từ 
Phòng Điều dưỡng: 24 ĐDV (42,9%), 
cung cấp đủ dụng cụ, trang thiết bị làm 
việc: 51 ĐDV (91,1%). 
* Nội dung đào tạo theo nhu cầu của 
ĐDV về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ 
giai đoạn cấp (n = 56): 
Kiến thức chung về bệnh đột quỵ: 49 
ĐDV (87,5%), cách nhận định, đánh giá 
tình hình của BN đột quỵ: 49 ĐDV (87,5%), 
cách xác định các nhu cầu cần chăm sóc 
PHCN cho BN đột quỵ: 51 ĐDV (91,1%), 
cách lựa chọn nhu cầu ưu tiên và lên kế 
hoạch chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ: 
55 ĐDV (98,2%), kỹ thuật thực hiện các 
nội dung chăm sóc PHCN cụ thể cho BN 
đột quỵ: 54 ĐDV (96,4%), cách theo dõi, 
đánh giá cải thiện của BN đột quỵ: 
53 ĐDV (94,6%). 
BÀN LUẬN 
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc 
PHCN cho BN đột quỵ giai đoạn cấp, 
ngoài việc ĐDV phải tự giác, chủ động 
trong công việc cũng như tự rèn luyện, 
trau dồi kiến thức, kỹ năng thực hành và 
ý thức trách nhiệm, ĐDV cần có sự hỗ trợ 
tích cực từ phía bệnh viện trong việc tổ 
chức tập huấn, kiểm tra giám sát, tăng 
cường phối hợp liên khoa, cung cấp đầy 
đủ trang thiết bị làm việc [2]. So với 
nghiên cứu của Hoàng Ngọc Thắm, kết 
quả của chúng tôi cho thấy những biện 
pháp hỗ trợ trên đã được Bệnh viện 
Thanh Nhàn quan tâm nhiều hơn, tỷ lệ 
ĐDV nhận được hỗ trợ cao hơn [5]. Tuy 
nhiên, vẫn có tới 23,2% ĐDV chưa được 
tập huấn về PHCN cho BN đột quỵ; hơn 
một nửa ĐDV chưa được kiểm tra, giám 
sát và nhắc nhở trong chăm sóc PHCN; 
80% ĐDV chưa nhận được hướng dẫn tại 
chỗ về kỹ thuật từ kỹ thuật viên PHCN. 
Những con số này cho thấy bệnh viện đã 
hỗ trợ, nhưng chưa thường xuyên, hoặc 
nội dung chưa phù hợp, hoặc chưa huy 
động được sự tham gia của ĐDV, hoặc 
công tác kiểm tra, giám sát còn chưa 
nghiêm đòi hỏi bệnh viện cần có giải 
pháp để tăng cường hiệu quả và thực 
hiện hỗ trợ mới phù hợp hơn để tăng 
cường chất lượng chăm sóc PHCN nói 
riêng và chất lượng chăm sóc BN toàn 
diện của ĐDV. 
Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo của 
ĐDV cũng minh chứng cho nhận định trên 
với 100% ĐDV cho biết có nhu cầu được 
đào tạo về chăm sóc PHCN cho BN đột 
quỵ giai đoạn cấp, trong đó 91,1% rất 
mong muốn và có nhu cầu rất cấp thiết. 
Để có thể đưa ra những khuyến nghị cụ 
thể cho bệnh viện trong đổi mới công tác 
và tăng cường chất lượng đào tạo cho 
ĐDV, chúng tôi đã tìm hiểu về những nội 
dung, hình thức, thời gian đào tạo mà 
ĐDV mong muốn nhận được. Kết quả 
cho thấy > 90% ĐDV muốn được đào tạo 
thêm về: cách lựa chọn nhu cầu ưu tiên 
và lên kế hoạch chăm sóc PHCN cho BN 
đột quỵ (98,2%), kỹ thuật thực hiện các 
nội dung chăm sóc PHCN cụ thể (96,4%), 
cách theo dõi, đánh giá cải thiện của BN 
đột quỵ (94,6%) và cách xác định nhu cầu 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 
 44 
cần chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ giai 
đoạn cấp (91,1%). Kết quả nghiên cứu 
cũng cho thấy ĐDV mong muốn được 
hướng dẫn thực hành trực tiếp trên BN tại 
khoa. Có thể thấy mặc dù tỷ lệ ĐDV tự tin 
trong chăm sóc PHCN cho BN, tỷ lệ ĐDV 
có kiến thức đạt mức cao, nhưng tỷ lệ 
ĐDV có nhu cầu được đào tạo, tập huấn 
về PHCN cho BN đột quỵ vẫn rất lớn. 
Ngoài ra, đa số ĐDV mong muốn được 
cung cấp kiến thức qua các khoá đào tạo 
ngắn ngày (78,6%), 28,5% ĐDV mong 
muốn được học lên bậc học cao hơn, chỉ 
14,3% ĐDV muốn nhận tài liệu về tự 
nghiên cứu, học tập. Điều này cho thấy, 
bản thân ĐDV luôn mong muốn được trau 
dồi, cập nhật kiến thức về chăm sóc 
PHCN nhưng với hình thức có giảng viên 
hướng dẫn, có sự tương tác và thời gian 
để họ chỉ tập trung vào học. Trung bình 
thời gian khoá học theo mong muốn của 
ĐDV khoảng 11 - 12 ngày. Mong muốn 
này theo chúng tôi là phù hợp và có tính 
khả thi, vì thời gian lớp tập huấn không 
thể kéo quá dài ảnh hưởng đến công việc 
hằng ngày của ĐDV, với khoảng 10 ngày 
tập huấn Bệnh viện có thể tổ chức hoặc 
bố trí, sắp xếp để ĐDV tham gia được. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu nhu cầu đào tạo của ĐDV 
về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ giai 
đoạn cấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 
2017, chúng tôi rút ra kết luận: 
100% ĐDV có nhu cầu được đào tạo 
về chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ giai 
đoạn cấp, trong đó 78,6% mong muốn 
đào tạo ngắn ngày. Kế hoạch chăm sóc 
PHCN cho BN đột quỵ là nội dung chiếm 
nhiều nhất (98,2%), tiếp đến là kỹ thuật 
PHCN (96,4%) và theo dõi, đánh giá BN 
đột quỵ (94,6%). 40,9% ĐDV lựa chọn 
khoá học từ 5 - 7 ngày, 34,1% muốn học 
trong 1 - 2 tuần. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Chi. Cập nhật về chẩn 
đoán và xử trí đột quỵ não cấp. Hội nghị Tim 
mạch Toàn quốc. 2016, tr.24-30. 
2. Trần Văn Chương. Kết quả PHCN vận 
động và các hoạt động tự chăm sóc của BN 
liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Tạp 
chí Y học Lâm sàng. 2006, 11, tr.47-50. 
3. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Kim 
Thuỷ. Đánh giá PHCN sớm ở BN đột quỵ não 
cấp. Tạp chí Y học Thực hành. 2011, 12 
(798), tr.28-30. 
4. Nguyễn Thị Bích Hợp. Đánh giá đáp 
ứng nhu cầu cơ bản trong chăm sóc toàn diện 
tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện C Đà 
Nẵng. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học 
điều dưỡng toàn quốc lần thứ II. Hà Nội. 10 - 
2015, tr.90. 
5. Hoàng Ngọc Thắm. Thực trạng nhu cầu 
và chăm sóc PHCN cho BN đột quỵ giai đoạn 
cấp của ĐDV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk 
Lắk năm 2012. Luận văn Thạc sỹ Quản lý 
bệnh viện. Trường Đại học Y tế Công cộng. 2012. 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_dao_tao_cua_dieu_duong_vien_ve_cham_soc_phuc_hoi_chu.pdf