Nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính ở cộng đồng do tác nhân vi sinh gây bệnh khó điều trị
TÓM TẮT:
Nhiễm trùng hô hấp dưới (NTHHD) cấp tính ở cộng
đồng là nguyên nhân bệnh tật và tử vong hàng đầu ở
cả trẻ em và người lớn. Gánh nặng bệnh tật do nhóm
bệnh lý này (không kể lao) gây ra lớn hơn HIV, sốt rét,
ung thư hay sự cố tim. Ở Mỹ, nhóm bệnh này gây bệnh
tật và tử vong nhiều hơn bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào
và tỷ lệ tử vong ít thay đổi trong khoảng 5 thập niên vừa
qua.
Tiếp nhận và xử trí NTHHD là câu chuyện hàng
ngày của y tế cơ sở và xử trí chủ yếu là kháng sinh để
giải quyết nhiễm khuẩn. Đã một thời gian dài, việc xử
trí bằng kháng sinh một cách thường quy như vậy
được xem là hợp lý vì cho rằng có thể giúp phòng các
biến chứng sau đó. Tuy nhiên, các biến chứng của
NTHHD cấp tính được đánh giá là thấp và không có
bằng chứng thuyết phục để kết luận rằng sử dụng
kháng sinh ít sẽ làm gia tăng biến chứng. Bên cạnh
những hệ lụy về việc sử dụng kháng sinh quá mức,
không hợp lý, đã có bằng chứng cho rằng kháng thuốc
có liên quan chặt chẽ với tình hình sử dụng kháng sinh
ở hệ thống y tế chăm sóc ban đầu.
Xuất phát điểm từ vi sinh gây bệnh, bài trình bày
cung cấp một cách nhìn cụ thể, cần thiết và cập nhật
về tình hình kháng thuốc của vi sinh gây bệnh phổ biến
và những tác nhân vi sinh gây bệnh đặc biệt. Trên cơ
sở này tác giả muốn xác định các quan điểm điều trị
kháng sinh cần thiết và hợp lý trong thực hành, nhất là
ở tuyến y tế ban đầu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính ở cộng đồng do tác nhân vi sinh gây bệnh khó điều trị
CHUYÊN ĐỀ HÔ HẤP 20 THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI CẤP TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG DO TÁC NHÂN VI SINH GÂY BỆNH KHÓ ĐIỀU TRỊ Nguyễn Văn Thành* TÓM TẮT: Nhiễm trùng hô hấp dưới (NTHHD) cấp tính ở cộng đồng là nguyên nhân bệnh tật và tử vong hàng đầu ở cả trẻ em và người lớn. Gánh nặng bệnh tật do nhóm bệnh lý này (không kể lao) gây ra lớn hơn HIV, sốt rét, ung thư hay sự cố tim. Ở Mỹ, nhóm bệnh này gây bệnh tật và tử vong nhiều hơn bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào và tỷ lệ tử vong ít thay đổi trong khoảng 5 thập niên vừa qua. Tiếp nhận và xử trí NTHHD là câu chuyện hàng ngày của y tế cơ sở và xử trí chủ yếu là kháng sinh để giải quyết nhiễm khuẩn. Đã một thời gian dài, việc xử trí bằng kháng sinh một cách thường quy như vậy được xem là hợp lý vì cho rằng có thể giúp phòng các biến chứng sau đó. Tuy nhiên, các biến chứng của NTHHD cấp tính được đánh giá là thấp và không có bằng chứng thuyết phục để kết luận rằng sử dụng kháng sinh ít sẽ làm gia tăng biến chứng. Bên cạnh những hệ lụy về việc sử dụng kháng sinh quá mức, không hợp lý, đã có bằng chứng cho rằng kháng thuốc có liên quan chặt chẽ với tình hình sử dụng kháng sinh ở hệ thống y tế chăm sóc ban đầu. Xuất phát điểm từ vi sinh gây bệnh, bài trình bày cung cấp một cách nhìn cụ thể, cần thiết và cập nhật về tình hình kháng thuốc của vi sinh gây bệnh phổ biến và những tác nhân vi sinh gây bệnh đặc biệt. Trên cơ sở này tác giả muốn xác định các quan điểm điều trị kháng sinh cần thiết và hợp lý trong thực hành, nhất là ở tuyến y tế ban đầu. Từ khóa: Nhiễm trùng hô hấp dưới, viêm phổi cộng đồng, đợt cấp COPD, vi khuẩn kháng thuốc ABSTRACT: ACUTE LOWER RESPIRATORY TRACT INFECTIONS IN COMMUNITY CAUSED BY DIFFICULT-TO-TREAT MICROBIAL PATHOGENS Lower respiratory infections (LRTI) in community is the a leading cause of acute disease and death in both children and adults. The burden of disease caused by this pathology group (excluding tuberculosis) greater than that caused by HIV, malaria, cancer or heart trouble. In America this pathology cause morbidity and mortality more than any other infections and mortality does not change for about 5 decades. Receiving and handling LRTI patient is the daily work of the primary medical setting and management *TS.BS PCT Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam. E-mail: thanhbk@hcm.vnn.vn mainly is antibiotics in order to treat infections. A long time ago, the routine use of antibiotic by such way seems reasonable because think that may help prevent later complications. However, complications of acute LRTI is assessed to be low and there is no convincing evidence to conclude that the less use of antibiotics increases complications. Besides the implications of the use of antibiotics excessive, unreasonable, there were the evidences that the drug resistance is closely related to the use of antibiotics in the initial health care system. Beginning from pathogenic microorganism, this presentation provides a specific perspective, necessary and updated on antibiotic resistance situation of common and particular pathogenic microbial pathogens. On this basis the author wanted to determine the views of antibiotic treatment necessary and reasonable in practice, especially at the initial health care. Key words: Lower respiratory tract infection, Community-acquired pneumonia, Acute exacerbation of COPD, Antibiotic resistant bacteria. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nhiễm trùng hô hấp dưới (NTHHD) cấp tính ở cộng đồng là nguyên nhân bệnh tật và tử vong hàng đầu ở cả trẻ em và người lớn.1 Tuy nhiên, nhóm bệnh lý này thường được định nghĩa không thống nhất và do vậy nhận định về tình hình mắc và gánh nặng bệnh tật cũng rất khác nhau, nhất là phần lớn các trường hợp được chăm sóc bởi tuyến y tế ban đầu và không trong bệnh viện. Với thuật ngữ NTHHD cấp tính ở cộng đồng, bệnh lý này thường được hiểu bao gồm viêm cấp tính phế quản, viêm tiểu phế quản, cúm và viêm phổi.1 Tài liệu hướng dẫn (guidelines) của Hội Hô hấp châu Âu và hội Vi sinh lâm sàng châu Âu (ERS/ESCMID) (năm 2011)2 đưa thêm vào cả đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và đợt cấp dãn phế quản. Nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính là tình trạng lâm sàng cấp tính, thông thường trong khoảng 3 tuần với triệu chứng ho, có hay không triệu chứng khác như khạc đàm, khó thở, khò khè, đau ngực. Các triệu chứng này không giải thích được cho bệnh nào khác (thí dụ như viêm xoang, hen).2 Viêm phế quản cấp là tình trạng bệnh cấp tính xảy TỔNG QUAN THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 21 ra trên bệnh nhân không có bệnh phổi mạn tính từ trước. Viêm tiểu phế quản là viêm ở các phế quản nhỏ, tận cùng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là khoảng 3- 6 tháng,3 biểu hiện bằng ho, khò khè và khó thở. Nguyên nhân thông thường là virus hô hấp (RSV) và hay xảy ra vào mùa đông. Cúm là tình trạng bệnh cấp tính, ho, đau họng và thông thường kèm theo hội chứng toàn thân (sốt, đau đầu, mệt mỏi). Viêm phổi là tình trạng bệnh cấp tính thường khoảng trên 4 ngày và kèm theo triệu chứng của ít nhất một khu vực (focal) phổi mới xuất hiện tổn thương. Viêm phổi được xác định bằng hình ảnh X quang ngực có hình mờ phổi với tính chất gợi ý mới xuất hiện và không giải thích được cho bất kỳ bệnh nào khác. Đợt cấp COPD là sự cố xấu đi của triệu chứng trên nền bệnh đang có (ho tăng, khó thở tăng và/hoặc đàm tăng so với tình trạng bệnh hàng ngày) và cần phải thay đổi điều trị so với trị liệu cơ bản. Giống như đợt cấp COPD, đợt cấp dãn phế quản là tình trạng xấu đi của triệu chứng trên bệnh nhân có triệu chứng gợi ý dãn phế quản (ho tăng, đàm tăng, khó thở tăng). NTHHD thông thường do một nhóm tác nhân vi sinh gây bệnh và việc điều trị là không phức tạp. Trong một vài thập niên gần đây, ý niệm về vi khuẩn kháng thuốc và đa kháng thuốc, nhiễm khuẩn bất thường đã tạo nên những khuynh hướng điều trị kháng sinh kinh nghiệm quá mức, nhất là đối với các trường hợp cần nhập viện. Thói quen sử dụng thuật ngữ “vi khuẩn kháng thuốc” trong nhiễm NTHHD ở cộng đồng có vẻ không thực sự hợp lý vì 2 lý do: 1) Không giống như trong nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn gây bệnh trong nhiễm khuẩn cộng đồng chủ yếu là nhạy cảm kháng sinh. Kể cả vi khuẩn có nguồn gốc nhiễm khuẩn bệnh viện như P. earuginosa, S. aureus cũng không kháng thuốc giống như nhiễm khuẩn bệnh viện và 2) Vi khuẩn gây bệnh không đáp ứng với trị liệu kháng sinh thông thường chỉ chiếm một tỷ lệ thấp trong nhiễm khuẩn cộng đồng. Do vậy, thuật ngữ vi khuẩn “khó điều trị” để chỉ những trường hợp này là hợp lý hơn và thuật ngữ này nên hiểu theo nghĩa không đáp ứng với trị liệu kháng sinh thông thường. Việc nhìn lại một cách thận trọng vấn đề điều trị kháng sinh trên các khía cạnh: Tính phổ biến của vi khuẩn không đáp ứng với trị liệu kháng sinh thông thường trong NTHHD, mức độ kháng thuốc, cách tiếp cận và giải pháp sử dụng thuốc hợp lý là rất cần thiết. 2. THỰC TRẠNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC TÁC NHÂN GÂY NTHHD CỘNG ĐỒNG: - Vi trùng gây bệnh: Vi khuẩn phân lập được trong NTHHD thường gặp là vi khuẩn ngoại bào, hay gặp nhất là S. pneumoiae, sau đó là H. influenzae, S. aureus và Moraxella catarrhalis. Trong số các vi khuẩn nội bào, M. pneumoniae là hay gặp nhất, sau đó là các chủng Legionellae và Chlamydia species. Virus có liên quan tới NTHHD cộng đồng tới 60% các trường hợp và 30% viêm phổi cộng đồng.4 Một tác nhân có nguồn gốc nhiễm khuẩn bệnh viện phát tán trong cộng đồng, tụ cầu kháng methicillin (MRSA), được nhắc tới trong nhiều y văn gần đây. Vi khuẩn này có đột biến ở gen mecA và tạo ra độc tố Panton-Valentine leukocidin (PVL), là nguyên nhân gây nặng ở những trường hợp nhiễm MRSA.2,3 Tuổi có tác động làm thay đổi phổ vi sinh gây bệnh. Người già có nguy cơ tăng nhiễm S. pneumoniae, Influenza virus và Chlamydia species.5 Tỷ lệ phân lập được Enterobacteriacae tăng lên tới 25% trên nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi.6 Mức độ giảm chức năng hô hấp trên bệnh nhân COPD cũng đã được chứng minh có tác động làm tăng nguy cơ nhiễm Enterobacteriaceae và Pseudomonas spp.7 Trên bệnh nhân COPD đợt cấp viêm phổi, S. pneumoniae và virus cũng là phổ biến nhất.8 Vi khuẩn gây bệnh đợt cấp COPD có thể liên quan tới các chủng S. pneumoniae, H. influenzae hoặc M. catarrhalis mới (new strains).9 Trên bệnh nhân dãn phế quản, vi khuẩn được lưu ý nhất là Pseudomonas, đặc biệt là những người có giảm chức năng phổi.10,11 - Tình hình kháng kháng sinh của S. pneumonia: Tình hình S. pneumoniae kháng penicillin (PRSP) và đa kháng khác nhau giữa các thông báo từ các khu vực. Dự án EARSS (European-wide network of national surveillance systems) theo dõi đều đặn tình hình ở châu Âu cho thấy vào năm 2008 có 10% các phân lập S. pneumoniae xâm lấn không nhạy cảm penicillin. Cơ chế kháng với penicillin và các beta-lactam khác là do thay đổi penicillin-binding proteins (PBP). PBPs tương tác với beta-lactam kiểu enzym bằng cách hình thành một phức hợp đồng hóa trị ở các vị trí serin hoạt hóa. Sự thay đổi PBP có tác động tới tất cả các CHUYÊN ĐỀ HÔ HẤP 22 THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 thuốc nhóm betalactam mặc dù có khác nhau ở từng loại thuốc do ái lực của các PBP đối với từng kháng sinh trong nhóm khác nhau và do vậy khi kháng với với penicillin không có nghĩa là kháng hết với các thuốc nhóm beta-lactam.12 Điểm cắt (breakpoints) nhạy cảm của S. pneumoniae đối với penicillin do CLSI (Clinical and Laboratory Standards Institute, Mỹ) đề xuất năm 200813 là kết quả của việc xem xét lại dựa trên các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy nhiễm khuẩn S. pneumoniae vẫn còn đáp ứng điều trị với penicillin trong khi theo định nghĩa đã giảm nhạy cảm trên in vitro. Điểm cắt mới được đề xuất dựa trên: đặc tính dược động và dược lực kháng sinh, các dữ liệu (data) có liên quan tới MIC và kết cục điều trị. Trên cơ sở các tiêu chuẩn này, ngưỡng nhạy, giảm nhạy và kháng là ≤0.06, 0.12-1, ≥ 2mg/L được thay đổi (khi không sử dụng penicillin uống, không viêm màng não) thành 2, 4, 8mg/L. Với việc đề xuất điểm cắt mới này, việc chỉ định kháng sinh nhóm penicillin sẽ tăng lên thay vì sử dụng các kháng sinh phổ rộng. Việc sử dụng kháng sinh như vậy sẽ giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện kháng thuốc trong S. pneumoniae, S. aureus và Clostridium difficile nếu sử dụng quá mức các kháng sinh phổ rộng hơn. Với điểm cắt mới như trên, chỉ định kháng sinh penicillin điều trị viêm phổi do S. pneumoniae là: penicillin G 2g (3.2 triệu đơn vị) IV/4 giờ khi MIC<8mg/L, ceftriaxone 1g IV hoặc IM / 12 giờ hoặc cefotaxime 2g IV /6 giờ.14 Với amoxicillin-clavulanic acid liều 2g/125/ mỗi 12 giờ đủ làm sạch khuẩn với các chủng kháng amoxicillin (MIC 4-8mg/L).15 Đối với macrolide, theo dữ liệu của EARSS (2008) thì 95% kết quả các phân lập S. pneumoniae xâm lấn nhạy cảm với erythromycin. Cũng từ hệ thống theo dõi này, 32 nước (1.655 lần phân lập) tỷ lệ không nhạy cảm với erythromycin là 15%. Từ một theo dõi khác ở cùng thời gian cho tỷ lệ không nhạy cảm với erythromycin là cao nhất (ở Tunisia và Malta) là 39% và 46%.16 S. pneumoniae kháng macrolide theo 2 cơ chế: thay đổi vị trí đích (trên ribosome 23S rRNA, do gen ermB quyết định) và tăng hoạt tính bơm đẩy (do gen mefA quyết định). Vi khuẩn có gen ermB thường thể hiện kháng cao tới rất cao với erythromycin.17 Nghiên cứu (Daneman N et al 2006)18 nhận định hiện tượng thất bại lâm sàng do S. pneumoniae xảy ra không phụ thuộc vào kiểu kháng và mức độ tăng MIC. Cơ chế giải thích lợi ích kết hợp macrolide với beta-lactam còn chưa rõ ràng, có thể là bao vây atypic, có thể tăng hoạt tính hiệp đồng (synergy) khi kết hợp 2 thuốc, có thể bao vây nếu có đa nhiễm khuẩn và các đặc tính điều hòa miễn dịch. Macrolide có khả năng, mà không thấy ở bất kỳ nhóm kháng sinh nào khác, làm bất hoạt quá trình tạo pneumolysin ngay cả với liều dưới MIC và khi S. pneumoniae đã kháng macrolide.19 Kháng với fluoroquinolone (FQ) xảy ra theo cách tăng dần. Các đột biến lần đầu được nhận thấy hoặc ở gen parC hoặc gen gyrA làm giảm nhạy cảm thuốc. Thông thường các chủng trở nên kháng hoàn toàn khi có kết hợp thêm đột biến ở các gen đích khác trên nền đột biến một trong hai gen kể trên. Sự xuất hiện kháng thuốc ngay trong quá trình điều trị kháng sinh có vẻ là do phát triển từ những chủng đã mang sẵn vùng quyết định kháng FQ (quinolone resistance determining region, QRDR) và chỉ cần xuất hiện thêm một đột biến ở vị trí khác là trở thành kháng. Ý niệm về nồng độ phòng đột biến kháng thuốc (mutant prevention concentration, MPC) là nồng độ phòng xuất hiện đột biến lần đầu. MPC của các kháng sinh FQ có khả năng hạn chế xuất hiện kháng thuốc ở những mức độ khác nhau, theo chiều giảm dần: moxifloxacin, trovafloxacin, gatifloxacin, grepafloxacin và levofloxacin.20 Kháng FQ còn hiếm ở châu Âu. Dự án Alexander ghi nhận kháng FQ <1% (năm 2001) (www.alexandernetwork. com). Nghiên cứu PROTEKT (www.protekt.org) chỉ ghi nhận ở Nam Âu S. pneumoniae kháng với levofloxacin 1.3%. Tuy nhiên tỷ lệ kháng do đột biến lần đầu là bao nhiêu chúng ta còn chưa được biết. Kháng với tetracyclin và các kháng sinh khác ở nhiều nước, các kháng sinh chloramphenicol, co- trimoxazole và tetracyclines tỷ lệ kháng đã ở mức không nên khuyến cáo điều trị kinh nghiệm cho NKHHD do S. pneumoniae bằng các thuốc này nữa.4 - Tình hình kháng kháng sinh của H. influenzae: - H. influenzae kháng beta-lactam: Cơ chế tạo beta-lactamase (BLM) của H. influenzae là cơ chế đầu tiên được biết và là yếu tố nguy cơ thất bại điều trị trong nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng. Hiện tượng kháng này có thể khắc phục bằng cách sử dụng các cephalosporin bền vững với BLM hoặc kết hợp với chất ức chế BLM. Có một nhóm H. influenzae có thay thế ở amino acid trên gen ftsl (PBP 3) cũng có thể kháng ampicillin nhưng TỔNG QUAN THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 23 betalactamase (-) (BLNAR). Phenotype này của vi khuẩn cũng giảm nhạy cảm với một số cephalosporin. Ở châu Âu, H. influenzae tiết betalactamase có khuynh hướng giảm.4,21 Trong một theo dõi tình hình kháng thuốc của H. influenzae ghi nhận tỷ lệ phân lập betalactamase (+) trung bình là 7.6%.21 Mặc dù hiếm nhưng vẫn tồn tại vi khuẩn betalactamase (-) kháng ampicillin và betalactamase (+) kháng amoxicillin/ a. Clavu- lanic và là một mối lo ngại. - Kháng macrolide: Azithromycin là kháng sinh có hoạt tính nhất đối với H. influenzae, với MIC 4-8 lần thấp hơn erythromycin (MIC của azithromycin <0.254mg/L). Sự tồn tại của cơ chế bơm đẩy làm cho vi khuẩn giảm nhạy cảm macrolide với tỷ lệ trên 98% các chủng.22 Có sự khác biệt rất lớn giữa việc nhận định tính nhạy cảm của H. influenzae với macrolide khi sử dụng điểm cắt CLSI và điểm cắt PK/PD. - Kháng Fluoroquinolone và các thuốc khác: H. influenzae kháng FQ còn ... ng do Streptocuccus nhóm A (triệu chứng gợi ý: sưng amygdal và họng xuất tiết, sưng hạch vùng); Viêm mũi xoang kéo dài trên 10 ngày; Triệu chứng hô hấp nặng hoặc sốt cao (>39o), xỉ mũi mủ hoặc đau vùng mặt kéo dài trên 3 ngày; Khởi đầu với triệu chứng nhiễm virus nhưng xấu đi sau 5 ngày. Có lẽ cho đến nay đây là những hướng dẫn thực hành cụ thể nhất cho nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Đối với những trường hợp nặng, nhập viện, các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn khó trị cần được lưu ý xác định. Trong các yếu tố nguy cơ, cần lưu ý tiền sử nhập viện, nuôi ăn qua xông và tình trạng tiếp xúc kém của bệnh nhân. Đối với những trường hợp có yếu tố nguy cơ, xét nghiệm vi sinh thường quy và điều trị kháng sinh phổ rộng bao vây và kết hợp là cần thiết. Kháng sinh sẽ được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của người bệnh và kết quả xét nghiệm có được sau đó. Còn lại những trường hợp khác, là đa số, chỉ cần điều trị đơn trị liệu và kháng sinh phổ hẹp như đã trình bày ở trên là đủ. Viết tắt: CAP: Viêm phổi cộng đồng, community-acquired pneumonia. CA-MRSA: Tụ cầu kháng methixillin nhiễm từ cộng đồng, community-acquired methicillin resistant S.aureus., HA-MRSA: Tụ cầu kháng methixillin nhiễm từ bệnh viện, hospital-acquired methicillin resistant S.aureus, HCAP: viêm phổi liên quan tới chăm sóc y tế, healthcare- associated pneumonia, PES: nhóm các vi khuẩn đặc biệt nhiễm từ cộng đồng trong viêm phổi P.aeruginosa, Enterobacteriaceae extended-spectrum beta-lactamase-positive và methicillin resistant S.aureus TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. European lung white book. Acute lower respiratory infections. On line ( 2. M. Woodhead, F. Blasi, S. Ewig et al. Guidelines for the management of adult lower respiratory tract infections – full version. Clin Microbiol Infect 2011; 17(Suppl. 6): E1–E59 3. Paediatric Society of New Zealand. (2005). Best Practice Evidence Based Guidelines: Wheeze and Chest Infection in Infants Under 1 Year. TỔNG QUAN THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 27 On line www.pediastrics.org.nz 3. Paediatric Society of New Zealand. (2005). Best Practice Evidence Based Guidelines: Wheeze and Chest Infection in Infants Under 1 Year. On line www.pediastrics.org.nz 4. M. Woodhead, F. Blasi, S. Ewig et al. Guidelines for the management of adult lower respiratory tract infections – full version. Clin Microbiol Infect 2011; 17(Suppl. 6): E1– E59 5. Gutierrez F, Masia M, Mirete C et al. The influence of age and gender on the population-based incidence of community-acquired pneumonia caused by different microbial pathogens. J Infect 2006; 53: 166–174. 6. Ingarfield SL, Celenza A, Jacobs IG, Riley TV. The bacteriology of pneumonia diagnosed in Western Australian emergency departments. Epidemiol Infect 2007; 135: 1376–1383 7. Eller J, Ede A, Schaberg T, Niederman MS, Mauch H, Lode H. Infective exacerbations of chronic bronchitis: relation between bacteriologic etiology and lung function. Chest 1998; 113: 1542–1548. 8. Lieberman D, Lieberman D, Gelfer Y et al. Pneumonic vs nonpneumonic acute exacerbations of COPD. Chest 2002; 122: 1264–1270. 9. Sethi S, Evans N, Grant BJ, Murphy TF. New strains of bacteria and exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. N Engl J Med 2002; 347: 465–471. 10. Angrill J, Agusti C, de CR et al. Bacterial colonisation in patients with bronchiectasis: microbiological pattern and risk factors. Thorax 2002; 57: 15–19. 11. Ho PL, Chan KN, Ip MS et al. The effect of Pseudomonas aeruginosa infection on clinical parameters in steady-state bronchiectasis. Chest 1998; 114: 1594–1598. 12. Spratt BG, Pardee AB. Penicillin-binding proteins and cell shape in E. coli. Nature 1975; 254: 516–517. 13. Clinical and Laboratory Standards Institute. Performance standards for antimicrobial susceptibility testing; eighteenth informational supplement. CLSI document M100S18. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute, 2008. 14. Peterson LR. Penicillins for treatment of pneumococcal pneumonia: does in vitro resistance really matter? Clin Infect Dis 2006; 42: 224–233. 15. File TM, Garau J, Jacobs MR, Wynne B, Twynholm M, Berkowitz E. Efficacy of a new pharmacokinetically enhanced formulation of amoxicillin/ clavulanate (2000/125 mg) in adults with community acquired pneumonia caused by Streptococcus pneumoniae, including penicillin-resistant strains. Int J Antimicrob Agents 2005. 16. Borg MA, Tiemersma E, Scicluna E et al. Prevalence of penicillin and erythromycin resistance among invasive Streptococcus pneumoniae isolates reported by laboratories in the southern and eastern Mediterranean region. Clin Microbiol Infect 2009; 15: 232–237. 17. Weisblum B. Erythromycin resistance by ribosome modification. Antimicrob Agents Chemother 1995; 39: 577–585. 18. Daneman N, McGeer A, Green K, Low DE. Macrolide resistance in bacteremic pneumococcal disease: implications for patient management. Clin Infect Dis 2006; 43: 432–438. 19. Anderson R, Steel HC, Cockeran R et al. Comparison of the effects of macrolides, amoxicillin, ceftriaxone, doxycycline, tobramycin and fluoroquinolones, on the production of pneumolysin by Streptococcus pneumoniae in vitro. J Antimicrob Chemother 2007; 60: 1155–1158. 20. Blondeau JM, Zhao X, Hansen G, Drlica K. Mutant prevention concentrations of fluoroquinolones for clinical isolates of Streptococcus pneumoniae. Antimicrob Agents Chemother 2001; 45: 433–438. 21. Jansen WT, Verel A, Beitsma M, Verhoef J, Milatovic D. Longitudinal European surveillance study of antibiotic resistance of Haemophilus influenzae. J Antimicrob Chemother 2006; 58: 873–877. 22. Peric M, Bozdogan B, Jacobs MR, Appelbaum PC. Effects of an efflux mechanism and ribosomal mutations on macrolide susceptibility of Haemophilus influenzae clinical isolates. Antimicrob Agents Chemother 2003; 47: 1017–1022. 23. Morrissey I, Maher K, Williams L, Shackcloth J, Felmingham D, Reynolds R. Nonsusceptibility trends among Haemophilus influenzae and Moraxella catarrhalis from community-acquired respiratory tract infections in the UK and Ireland, 1999–2007. J Antimicrob Chemother 2008; 62 (suppl 2): ii97–ii103. 24. Kofteridis DP, Notas G, Maraki S et al. Antimicrobial susceptibilities of 930 Haemophilus influenzae clinical strains isolated from the island of Crete, Greece. Chemotherapy 2008; 54: 492–498. 25. Critchley IA, Brown SD, Traczewski MM, Tillotson GS, Janjic N. National and regional assessment of antimicrobial resistance among community-acquired respiratory tract pathogens identified in a 2005– 2006 U.S. Faropenem surveillance study. Antimicrob Agents Chemother 2007; 51: 4382–4389. 26. Waites KB, Crabb DM, Bing X, Duffy LB. In vitro susceptibilities to and bactericidal activities of garenoxacin (BMS-284756) and other antimicrobial agents against human mycoplasmas and ureaplasmas. Antimicrob Agents Chemother 2003; 47: 161–165. 27. Waites KB, Crabb DM, Duffy LB. In vitro activities of ABT-773 and other antimicrobials against human mycoplasmas. Antimicrob Agents Chemother 2003; 47: 39–42. 28. Morozumi M, Iwata S, Hasegawa K et al. Increased macrolide resistance of Mycoplasma pneumoniae in pediatric patients with community-acquired pneumonia. Antimicrob Agents Chemother 2008; 52:348–350. 29. Dumke R, von BH, Luck PC, Jacobs E. Occurrence of macrolideresistant Mycoplasma pneumoniae strains in Germany. Clin Microbiol Infect 2010; 16: 613– 616. 30. Peuchant O, Menard A, Renaudin H et al. Increased macrolide resistance of Mycoplasma pneumoniae in France directly detected in clinical specimens by realtime PCR and melting curve analysis. J Antimicrob Chemother 2009; 64: 52–58. 31. Morens DM, Taubenberger JK, Fauci AS. Predominant role of bacterial pneumonia as a cause of death in pandemic influenza: implications for pandemic influenza preparedness. J Infect Dis 2008; 198: 962–970. 32. Kensuke Takahashi, Motoi Suzuki, Le Nhat Minh et al. The incidence and aetiology of hospitalised community-acquired pneumonia among Vietnamese adults: a prospective surveillance in Central Vietnam. BMC Infectious diseases 2013, 13:296 33. W S Lim, S V Baudouin, R C George et al. British Thoracic Society guidelines for the management of community acquired pneumonia in adults: update 2009. Thorax 2009;64 (Suppl III):iii1–iii55 34. Van P.H. et al. The multicenter study in Vietnam on the antibiotic resistance S. pneumoniae – The results from 204 clinical isolates. Hochiminh City Medicine 2007. 11: Supplement 3, 67-77 35. PH Vân; PT Bình; ĐM Phương và cs. Tình hình đề kháng kháng sinh của S. pneumoiae và H. influenzae phân lập từ NKHH cấp – Kết quả nghiên cứu đa trung tâm thực hiện tại Việt Nam (SOAR) 2010-2011. YHTH 85512, 2012. 6-11 36. The American Thoracic Society and the Infectious Diseases Society of America. Guidelines for the management of adults with hospital- acquired, ventilatorassociated, and healthcare-associated pneumonia. Am J Respir Crit Care Med 2005;171:388-416. 37. Ewig S, Welte T, Chastre J, Torres A. Rethinking the concepts of community acquired pneumonia and health-care-associated pneumonia. Lancet Infect Dis 2010;10:279-87. 38. Ewig S, Welte T, Torres A. Is healthcare-associated pneumonia a distinct entity needing specific therapy? Curr Opin Infect Dis 2012;25:166-75 39. Shorr AF, Zilberberg MD, Reichley R, Kan J, Hobans A, Hoffman J, et al. Validation of a clinical score for assessing the risk of resistant pathogens in patients with pneumonia presenting to the emergency department. Clin Infect Dis 2012;54:193-8. 40. Aliberti S, Di Pasquale M, Zanaboni AM, Cosentini R, Brambilla AM, Seghezzi S, et al. Stratifying risk factors for multidrug-resistant pathogens in hospitalized patients coming from the community with pneumonia. Clin Infect Dis 2012;54:470-8. 41. Aliberti S, Cilloniz C, Chalmers JD, Zanaboni AM, Cosentini R, et al. CHUYÊN ĐỀ HÔ HẤP 28 THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 Multidrug-resistant pathogens in hospitalized patients coming from the community with pneumonia: a European perspective. Thorax 2013;68: 997-9. 42. Shindo Y, Ito R, Kobayashi D, Ando M, Ichikawa M, Shiraki A, et al. Risk factors for drug-resistant pathogens in community-acquired and healthcare associated pneumonia. Am J Respir Crit Care Med 2013;188:985-95. 43. Brito V, Niederman M. Healthcare-associated pneumonia is a heterogeneous disease, and all patients do not need the same broad- spectrum antibiotic therapy as complex nosocomial pneumonia. Curr Opin Infect Dis 2009;22: 316-25. 44. Maruyama T, Fujisawa T, Okuno M, Toyoshima H, Tsutui K, Maeda H, et al. A new strategy for healthcare-associated pneumonia: a 2-year prospective multicenter cohort study using risk factors for multidrug- resistant pathogens to select initial empiric therapy. Clin Infect Dis 2013;57:1373-83. 45. Prina E, Ranzani OT, Polverino E, Cill_oniz C, Ferrer M, Fernandez L, et al. Risk factors associated with potentially antibiotic-resistant pathogens in community-acquired pneumonia. Annals ATS 2015;12:153-60. 46. Chalmers JD, Rother C, Salih W, Ewig S. Healthcare-associated pneumonia does not accurately identify potentially resistant pathogens: a systematic review and meta-analysis. Clin Infect Dis 2014;58:330-9. 47. Kett DH, Cano E, Quartin AA, Mangino JE, Zervos MJ, Peyrani P, et al. Implementation of guidelines for management of possible multidrug- resistant pneumonia in intensive care: an observational, multicentre cohort study. Lancet Infect Dis 2011;11:181-9 48. Grenier C, P_epin J, Nault V, Howson J, Fournier X, Poirier MS, et al. Impact of guideline-consistent therapy on outcome of patients with healthcare associated and community-acquired pneumonia. J Antimicrob Chemother 2011;66:1617-24. 49. Carratal_a J, Mykietiuk A, Fernabdez-Sabe N, Su_arez C, Dorca J, Verdaguer R, et al. Health care-associated pneumonia requiring hospital admission: epidemiology, antibiotic therapy and clinical outcomes. Arch Intern Med 2007;167:1393-9. 50. Wunderlink RG. Community-acquired pneumonia versus healthcare associated pneumonia: the returning pendulum. Am J Respir Crit Care Med 2013;188:896-8. 51. Shindo Y, Ito R, Kobayashi D, Ando M, Ichikawa M, Goto Y, et al. Risk factors for 30-day mortality in patients with pneumonia who receive appropriate initial antibiotics: an observational cohort study. Lancet Infect Dis 2015;15: 1055-65. 52. Tadashi Ishida, Akihiro Ito, Yasuyoshi Washio, Akio Yamazaki, Maki Noyama, Fumiaki Tokioka, Machiko Arita. Risk factors for drug-resistant pathogens in immunocompetent patients with pneumonia: Evaluation of PES pathogens. J Infect Chemother 23 (2017) 23-28. 53. Jesus Caballero, Jordi Rello. Combination antibiotic therapy for community-acquired pneumonia. Annals of Intensive Care 2011, 1:48 54. Jin-Young Min; Yong Ju Jang. Macrolide Therapy in Respiratory Viral Infections. Mediators of Inflammation. Volume 2012, Article ID 649570, 9 pages doi:10.1155/2012/649570 55. Conte JE Jr, Golden JA, McIver M, Little E, Zurlinden E. Intrapulmonary pharmacodynamics of high-dose levofloxacin in subjects with chronic bronchitis or chronic obstructive pulmonary disease. Int J Antimicrob Agents 2007; 30: 422–427. 56. Bhavnani SM, Forrest A, Hammel JP, Drusano GL, Rubino CM, Ambrose PG. Pharmacokinetics-pharmacodynamics of quinolones against Streptococcus pneumoniae in patients with community-acquired pneumonia. Diagn Microbiol Infect Dis 2008; 62: 99–101 57. Nguyễn Văn Thành, Cao Thị Mỹ Thúy, Võ Phạm Minh Thư và cs. Xây dựng mô hình hệ thống quản lý và điều trị hiệu quả COPD và Hen phế quản trong bệnh viện và ở cộng đồng. NXB Y Học 2012, 57-69 58. Falk G and Fahey T. C-reactive protein and community-acquired pneumonia in ambulatory care: systematic review of diagnostic accuracy studies. Family Practice 2009; 26: 10–21. 59. Smith SM, Fahey T, Smucny J, Becker LA. Antibiotics for acute bronchitis. Cochrane Database of Systematic Reviews 2014, Issue 3. Art. No.: CD000245. DOI: 10.1002/14651858.CD000245.pub3. 60. Paul Little, Beth Stuart, Michael Moore et al. Amoxicillin for acute lower- respiratory-tract infection in primary care when pneumonia is not suspected: a 12-country, randomised, placebo-controlled trial. Lancet Infect Dis 2013; 13: 123–29 61. Christopher C. Winchester; Tatiana V. Macfarlane; Mike Thomas; David Price. Antibiotic Prescribing and Outcomes of Lower Respiratory Tract Infection in UK Primary Care. Chest 2009; 135:1163–1172 62. Aaron M. Harris; Lauri A. Hicks and Amir Qaseem et al. Appropriate Antibiotic Use for Acute Respiratory Tract Infection in Adults: Advice for High-Value Care From the American College of Physicians and the Centers for Disease Control and Prevention. Ann Intern Med. 2016;164:425-434. Doi:10.7326/M15-1840
File đính kèm:
- nhiem_trung_ho_hap_duoi_cap_tinh_o_cong_dong_do_tac_nhan_vi.pdf