Nhận xét đặc điểm đau đầu và các biện pháp điều trị giảm đau trên bệnh nhân chảy máu não trong giai đoạn cấp

TÓM TẮT

Đau đầu là một triệu chứng chủ quan khá thƣờng gặp trên bệnh nhân đột quỵ não

(ĐQN) giai đoạn cấp. Đau đầu có giá trị chần đoán, tiên lƣợng và phản ánh tâm lý

ngƣời bệnh. Chúng tôi nghiên cứu 30 bệnh nhân chảy máu não (CMN) trong giai

đoạn cấp, kết quả nhƣ sau: Tuổi bệnh nhân (BN) đột quy chảy máu não có độ tuổi

dƣới 40 cho đến trên 80, nhóm tuổi hay gặp từ 50 đến 69 chiếm 60%. Tăng huyết áp

là yếu tố nguy cơ cao nhất chiếm tỷ lệ 53,3%. Tỷ lệ đau đầu trên BN đột qụy CMN

(80%), tỷ lệ đau đầu bệnh nhân chảy máu dƣới nhện và chảy máu não thất là 100%.

Điều trị giảm đau nhóm non-steroid 53,3%; giảm đau bằng đông miên là 23,3%.

pdf 5 trang phuongnguyen 2560
Bạn đang xem tài liệu "Nhận xét đặc điểm đau đầu và các biện pháp điều trị giảm đau trên bệnh nhân chảy máu não trong giai đoạn cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận xét đặc điểm đau đầu và các biện pháp điều trị giảm đau trên bệnh nhân chảy máu não trong giai đoạn cấp

Nhận xét đặc điểm đau đầu và các biện pháp điều trị giảm đau trên bệnh nhân chảy máu não trong giai đoạn cấp
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 9 
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM ĐAU ĐẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU 
TRÊN BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO TRONG GIAI ĐOẠN CẤP 
Lê Thị Quyên, Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Minh Nguyệt 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Đau đầu là một triệu chứng chủ quan khá thƣờng gặp trên bệnh nhân đột quỵ não 
(ĐQN) giai đoạn cấp. Đau đầu có giá trị chần đoán, tiên lƣợng và phản ánh tâm lý 
ngƣời bệnh. Chúng tôi nghiên cứu 30 bệnh nhân chảy máu não (CMN) trong giai 
đoạn cấp, kết quả nhƣ sau: Tuổi bệnh nhân (BN) đột quy chảy máu não có độ tuổi 
dƣới 40 cho đến trên 80, nhóm tuổi hay gặp từ 50 đến 69 chiếm 60%. Tăng huyết áp 
là yếu tố nguy cơ cao nhất chiếm tỷ lệ 53,3%. Tỷ lệ đau đầu trên BN đột qụy CMN 
(80%), tỷ lệ đau đầu bệnh nhân chảy máu dƣới nhện và chảy máu não thất là 100%. 
Điều trị giảm đau nhóm non-steroid 53,3%; giảm đau bằng đông miên là 23,3%. 
Từ khóa: Chảy máu não, đau đầu, điều trị giảm đau 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chảy máu não là một thể của tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ 25- 30%. Chảy máu 
não là tình trạng vỡ mạch, máu chảy ra đọng lại ở nhiều vị trí: nhu mô não, não thất, 
màng não Bệnh khởi phát đột ngột xảy trong ít phút với các triệu chứng thần kinh tùy 
thuộc vào vị trí xuất huyết. Bệnh tiên lƣợng nặng và tỷ lệ tử vong cao (60 - 70%). Những 
bệnh nhân đƣợc cứu sống thƣờng để lại di chứng nặng nề gây ảnh hƣởng đến đời sống cá 
nhân, gia đình và xã hội. 
Đau đầu là triệu chứng chủ quan thƣờng gặp trên bệnh nhân chảy máu não. Đau đầu 
vừa là một triệu chứng đồng thời vừa là dấu hiệu cảnh báo, vừa có ý nghĩa tiên lƣợng. 
Biên pháp giảm đau đầu trên bệnh nhân chảy máu não cần sự phối hợp của nhiều 
phƣơng pháp, điều trị đúng góp phần thuyên giảm bệnh nhanh, hạn chế biến chứng cho 
bệnh nhân. 
Mục tiêu 
Mô tả đặc điểm đau đầu của bệnh nhân chảy máu não và các biện pháp giảm đau đầu 
trong giai đoạn cấp. 
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 30 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán chảy máu não. 
Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu: 
Lâm sàng: Dựa theo định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức Y tế Thế giới: Tai biến 
mạch máu não là một hội chứng lâm sàng đƣợc đặc trƣng bởi sự mất cấp tính chức năng 
não (thƣờng là khu trú), tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trƣớc 24 giờ. các triệu chứng 
thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thƣơng phân bố, không do 
nguyên nhân chấn thƣơng . 
Cận lâm sàng: dựa vào hình ảnh chụp CLVT sọ não là tiêu chuẩn vàng quyết định chẩn 
đoán. Chảy máu não: Hình ảnh thƣờng thấy là ổ tăng tỷ trọng ở giai đoạn đầu (60 - 90 HU), 
mật độ thuần nhất, các ổ xuất huyết lớn đều gây hiệu ứng choán chỗ, chèn ép não thất, đƣờng 
giữa. Xung quanh ổ chảy máu thƣờng có quầng giảm tỷ trọng do phù nề. 
Tiêu chuẩn loại trừ. 
Bệnh nhân chảy máu não có rối loạn ý thức. 
Địa điểm nghiên cứu. Khoa thần kinh Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên 
Phƣơng pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 10 
Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu. 
Chỉ tiêu nghiên cứu 
Tuổi, giới, nghề nghiệp. 
Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 
Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ. 
Phân loại đau đầu và đánh giá kết quả giảm đau đầu bằng thang điểm VAS. 
Kỹ thuật thu thập số liệu: Hỏi, khám đối tƣợng nghiên theo mẫu phiếu in sẵn đã thống 
nhất để thu thập thông tin. 
Phƣơng pháp sử lý số liệu: Thống kê y học 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1. Đặc điểm chung về tuổi. 
Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
< 40 1 3.3 
40- 49 4 13.3 
50- 59 11 36.7 
60- 69 7 23.3 
70- 79 5 16.7 
> 80 2 6.7 
Cộng 30 100 
Nhận xét: Bệnh nhân đột quy chảy máu não có độ tuổi dƣới 40 cho đến trên 80. Trong đó 
nhóm tuổi 50- 59 có tỷ lệ cao nhất chiêm 36,7 %. 
Bảng 2. Các yếu tố nguy cơ của chảy máu não 
Các yếu tố nguy cơ Số bệnh nhân Tỷ lệ 
Tăng huyết áp 16 53,3 
Đái tháo đƣờng 4 13.3 
Rối loạn mỡ máu 10 33.3 
Bệnh tim mạch 2 6.7 
Nghiện thuốc lá 7 23.3 
Nghiện rƣợu 6 20.0 
Tiền sử đột quỵ 2 6.7 
Nhận xét: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ thƣờng gặp trên bệnh nhân chảy máu não 
chiếm tỷ lệ 53,3%. 
Bảng 3: Vị trí chảy máu não. 
Vị trí chảy máu não Số bệnh nhân Tỷ lệ 
Nhu mô não 21 70 
Xuất huyết dƣới nhện 7 23.3 
Não thất 2 6.7 
Nhận xét: Chảy máu nhu mô não chiếm tỷ lệ cao nhất 70%. 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 11 
Bảng 4.Tỷ lệ đau đầu theo vị trí chảy máu não 
Vị trí chảy máu não Số bệnh nhân Tỷ lệ đau đầu 
Chảy máu nhu mô não 15 7/21 
Chảy máu dƣới nhện 7 7/7 
Chảy máu não thất 2 2/2 
Nhận xét: Chảy máu não có tỷ lệ đau đầu chung 80%. Tỷ lệ đau đầu trên bệnh nhân chảy 
máu dƣới nhện và chảy máu não thất là 100%. 
Bảng 5. Vị trí đau đầu 
Vị trí đau đầu Số bệnh nhân Tỷ lệ 
Nửa đầu phải 3 12.5 
Nửa đầu trái 5 20.8 
Vùng trán thái dƣơng 5 20.8 
Vùng chẩm 2 8.3 
Lan tỏa khắp đầu 9 37.5 
Nhận xét: Bệnh nhân chảy máu não đau đầu ở nhiều vị trí, trong đó chủ yếu là lan tỏa 
khắp đầu chiếm tỷ lệ 37.5% 
Bảng 6. Mức độ đau đầu 
STT Mức độ đau Số lƣợng Tỷ lệ 
1 Không đau 6 20 
2 Đau nhẹ 2 6.7 
3 Đau vừa 13 43.3 
4 Đau nặng 9 30 
Nhận xét: Bệnh nhân chảy máu não có mức độ đau đầu chủ yếu là vừa (43.3%) và 
mức độ nặng (30%) 
Bảng 7. Các phƣơng pháp điều trị giảm đau đầu 
Các biện pháp điều trị 
Chảy máu não (n=30) 
SL Tỷ lệ 
Biện pháp chung 
Manitol 17 56.7 
Thở oxy 21 70 
Bình thần 15 50 
Giảm đau 
trực tiếp 
Đông miên 7 23,3 
Non steroid 16 53.3 
Nhận xét: giảm đau ở bệnh nhân chảy máu não chủ yếu là biện pháp chung, tỷ lệ 
bệnh nhân phải dùng đông miên là 23.3%. 
IV. BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tuổi bệnh nhân đột quy chảy máu não có độ tuổi 
dƣới 40 cho đến trên 80. Đột qụy não tăng dần theo tuổi, với thể đột qụy CMN thì nhóm 
tuổi hay gặp từ 50 đến 69 chiếm 60%. Kết quả này tƣơng đối phù hợp với nghiên cứu của 
S. Tentschert, [7]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất trong nghiên cứu chiêm tỷ lệ 
53.3%, tăng huyết áp kéo dài sẽ là tổn thƣơng các động mạch nhỏ, có thể tạo thành các vi 
phình mạch, các vi phình mạch này to dần lên khi có tăng huyết áp đột ngột có thể gây 
vỡ túi phình gây chảy máu. 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 12 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chảy máu nhu mô não chiếm tỷ lệ 70%, chảy máu dƣới 
nhện 23,3% và chảy máu thất 6,7%. Tỷ lệ đau đầu chung trên BN chảy máu não là 80%, 
bệnh nhân chảy máu dƣới nhện và chảy máu não thất gặp 100% có đau đầu, và thƣờng 
mức độ đau đầu vừa và nặng. Kết quả này tƣơng đối phù hợp với nghiên cứu của 
Nguyễn Minh Hiện [3]. 
Đau đầu có thể gặp ở các vị trí khác nhau, đau một bên trong đó bên phải 12,5% và 
bên trái 20,8%), vùng trán - thái dƣơng 20,8%), đau khắp đầu 37,5% và đau đầu vùng 
chẩm là 8,3%. Kết quả của chúng tôi tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Srentschert [7]. 
Nghiên cứu cho thấy đau khắp đầu thƣờng gặp trong bệnh xuất huyết dƣới nhện, chảy 
máu não thất, CMN tràn não thất. Đau đầu khu trú một bên thƣờng tƣơng ứng với vị trí 
khu trú ổ tổn thƣơng, thƣờng là ổ CMN gần vỏ bán cầu đại não, vùng chẩm. Mức độ đau 
đầu phụ thuộc vào thể đột qụy, kích thƣớc ổ tổn thƣơng và hiệu ứng đè ép. Với đột qụy 
CMN thƣờng đau đầu mức độ vừa và nặng, đặc biệt đau đầu trong xuất huyết dƣới nhện 
thì rất dữ dội, kéo dài ngƣời bệnh cảm giác không thể chịu đựng đƣợc, nhiều trƣờng hợp 
kích thích vật vã, các thuốc giảm đau thông thƣờng không có kết quả. Đa phần phải xử trí 
giảm đau (dolargan trong hỗn hợp đông miên). Nhiều trƣờng hợp kích, la hét phải trấn 
tĩnh bằng thuốc an thần kinh. 
Điều trị giảm đau đầu trên bệnh nhân đột qụy não là rất toàn diện với nhiều phƣơng 
pháp. Trƣớc tiên phải giảm đƣợc phù não, giảm hiệu ứng đè đẩy bằng thở oxy, nằm đầu 
cao, cần thiết phải thông khí nhân tạo. Các thuốc chống phù não hiện đang dùng là liệu 
pháp thẩm thấu bằng mannitol, bình thần, gây ngủ, chấn tĩnh Trong nghiên cứu này tỷ 
lệ BN dùng thuốc giảm đau thông thƣờng là 53,3 %; giảm đau bằng đông miên là 23.3%. 
V. KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân chảy máu não chúng tôi có kết quả nhƣ sau: 
Tuổi bệnh nhân đột quy chảy máu não có độ tuổi dƣới 40 cho đến trên 80, nhóm tuổi 
hay gặp từ 50 đến 69 chiếm 60%. 
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ 53.3%. 
Tỷ lệ đau đầu trên BN đột qụy CMN (80%), tỷ lệ đau đầu bệnh nhân chảy máu dƣới 
nhện và chảy máu não thất là 100%. 
Điều trị giảm đau nhóm non-steroid 53,3%; giảm đau bằng đông miên là 23.3%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Quang Bích (2002), "Phòng và chữa loại đau đầu, NXB Y học. 
2. Nguyễn Văn Chƣơng (2003), "Bệnh học thần kinh- Migraine và các chứng đau đầu 
khác” Giáo trình giảng dạy sau đại học, Học và Quân Y, Nhà xuất bản Quân đội, tr 409-421. 
3. Nguyễn Minh Hiện và cộng sự (2013), "Nghiên cứu đặc điểm đau đầu và biện pháp 
giảm đau trên bệnh nhân đột quỵ não trong 10 ngày đầu” tạp chí y học Việt Nam tr 31-36. 
4. The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition. In Clinical 
Neurology 89/251 in Neuroscience Intemational Headache Society 2013. 
5. Godđeau RP, Alhazzani A. Headache in stroke: a review. Headache. 2013 Jun; 
53(6): l028-9 c 2013 America Headache Society. 
6. A Verdelho, JM Ferro, T Melo, P Canhão and F Falcão. Headache in Acute Stroke. A 
Prospective Study in the First 8 Days. 
7. SusanneTentschert, MĐ;Romana. Wimmer, MD; Stefan Greisenegger, MD) 
Wilfried Lang, MD; Wolfgang Lalousche MD. Headache at Stroke Onset in 2196 
Patients With Ischemic Stroke oi Transient Ischemic Attack. ReceiveđJuly17, 2004. 
Revisionreceived October 18,2004. Accepte (October 26, 2004. 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 13 
8. Karsten Vestergaard, Grethe Andersen,Margrethe Ingeman Nielsen and Troels 
Stachelin Jensen. Headache in stroke. Stroke, joumal of the American hênh Association. 
1993; 24: 1621-1624. 
OBSERVATION OF HEADACHE CHARACTERISTICS AND THERAPIES 
OF ANALGESIA IN PATIENTS WITH CEREBRAL HEMORRHAGE IN 
ACCUTE STAGE 
 By Le Thi Quyen, Pham Thi Kim Dung, Nguyen Thi Minh Nguyet 
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 
SUMMARY 
 Background: Headache is a subjective symptom often seen in patients with 
acute brain stroke. Headache symptoms have diagnostic values, prognostic one 
and reflect a subjective psychology of the patient. Subjects: 30 patients with 
acute cerebral hemorrhage were recruited in the study. Results: - An acute 
cerebral hemorrhage occured mainly in the age group ≤ 40 – 80+ and this 
disease mainly seen in the age group 50-69 and accounted for 60% . Hypertension 
was the highest risk factor and made up 53.3%.The rate of headache in patients with 
cerebral hemorrhage was 80% . The rate of headache in patients with subarachnoid 
hemorrhage was 100%, the rate of headache in patients with intraventricular 
hemorrhage was 100%. 
- Treatment of headache relief with non-steroid was 53.3% ; headache relief with 
anesthesia was 23.3%. 
Keywords: Cerebral hemorrhage stroke, headache, reduced paint treatment 

File đính kèm:

  • pdfnhan_xet_dac_diem_dau_dau_va_cac_bien_phap_dieu_tri_giam_dau.pdf