Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam

Nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong đó

tập trung vào tăng trưởng kinh tế và lạm phát, đến mức độ tự vững

của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) chính thức tại Việt Nam.

Biến phụ thuộc được lựa chọn để đánh giá mức độ tự vững của các tổ

chức TCVM là tự vững hoạt động (OSS), tỷ suất sinh lời trên tài sản

(ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bằng phương

pháp hồi qui dữ liệu bảng hiệu ứng ngẫu nhiên, kết quả mô hình cho

thấy, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động tiêu cực đến độ tự

vững thì lạm phát lại có tác động tích cực. Ngoài ra, nghiên cứu còn

tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa qui mô của tổ chức với mức độ tự

vững của tổ chức. Nghiên cứu được kết cấu thành 4 phần: (i) Tổng

quan nghiên cứu, (ii) Mô hình và phương pháp nghiên cứu, (iii) Kết

quả và thảo luận (iv) Kết luận và khuyến nghị.

Từ khóa: Độ tự vững, Lạm phát, Tăng trưởng kinh t

pdf 8 trang phuongnguyen 7860
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam

Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam
69
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019
Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các 
tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
Phạm Thị Hoàng Anh
Phan Thị Hồng Thảo
Ngày nhận: 22/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 24/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019
Nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong đó 
tập trung vào tăng trưởng kinh tế và lạm phát, đến mức độ tự vững 
của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) chính thức tại Việt Nam. 
Biến phụ thuộc được lựa chọn để đánh giá mức độ tự vững của các tổ 
chức TCVM là tự vững hoạt động (OSS), tỷ suất sinh lời trên tài sản 
(ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bằng phương 
pháp hồi qui dữ liệu bảng hiệu ứng ngẫu nhiên, kết quả mô hình cho 
thấy, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động tiêu cực đến độ tự 
vững thì lạm phát lại có tác động tích cực. Ngoài ra, nghiên cứu còn 
tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa qui mô của tổ chức với mức độ tự 
vững của tổ chức. Nghiên cứu được kết cấu thành 4 phần: (i) Tổng 
quan nghiên cứu, (ii) Mô hình và phương pháp nghiên cứu, (iii) Kết 
quả và thảo luận (iv) Kết luận và khuyến nghị.
Từ khóa: Độ tự vững, Lạm phát, Tăng trưởng kinh tế, Tổ chức TCVM 
chính thức
1. Tổng quan nghiên cứu
1.1. Tổ chức tài chính vi mô chính thức
ài chính vi mô (TCVM) ra đời 
đã thu hút sự quan tâm của rất 
nhiều nhà nghiên cứu, các khái 
niệm về TCVM cũng rất đa dạng. 
Theo tác giả Ledgerwood (1998), 
"TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế 
nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập 
thấp. TCVM đề cập đến dịch vụ tài chính cho 
khách hàng có thu nhập thấp Cùng với trung 
gian tài chính, nhiều tổ chức TCVM cung cấp 
các dịch vụ trung gian xã hội". Như vậy, theo 
quan niệm này, TCVM không phải là một hoạt 
động từ thiện, nó là một phương pháp phát triển 
kinh tế. Theo đó, TCVM không chỉ đơn thuần 
là tín dụng vi mô mà còn bao gồm nhiều dịch 
vụ tài chính và phi tài chính khác. Trong khi đó, 
theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 2000) 
thì TCVM chỉ tập trung đề cập đến các dịch vụ 
tài chính cho người nghèo, bao gồm tiền gửi, 
cho vay, thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm. 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
Cũng theo ADB, "Tổ chức TCVM là tổ chức có 
hoạt động kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ 
TCVM", bao gồm cả tổ chức ở khu vực chính 
thức và bán chính thức. Tổ chức TCVM chính 
thức là những tổ chức hoạt động trên cơ sở giấy 
phép của ngân hàng trung ương (NHTW), chịu 
sự quản lý và giám sát của NHTW. Luật Các Tổ 
chức tín dụng (2010) qui định, tổ chức TCVM 
là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) chủ yếu 
thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm 
đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình 
có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. 
Như vậy, theo qui định này thì tổ chức TCVM 
chính thức là những tổ chức được Ngân hàng 
Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp phép chủ yếu 
cung cấp các dịch vụ cho đối tượng khách hàng 
có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Do 
đó, các tổ chức TCVM chính thức được đề cập 
tới trong nghiên cứu này bao gồm: Tổ chức 
TCVM Tình Thương (TYM), tổ chức TCVM 
M7 (M7 MFI), tổ chức TCVM Thanh Hóa 
(Thanh Hóa MFI) và tổ chức TCVM cho người 
lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP).
1.2. Độ tự vững của tổ chức tài chính vi mô
Độ tự vững đề cập đến khả năng mà tổ chức 
TCVM có thể trang trải chi phí hoạt động bằng 
cách sử dụng doanh thu được tạo ra từ hoạt 
động cốt lõi (Woller, Christopher & Warner, 
1999; Ledgerwood, 1999). Một tổ chức TCVM 
đạt tự vững sẽ cung cấp các dịch vụ cho khách 
hàng một cách liên tục và có thể đáp ứng được 
nhu cầu của thành viên thông qua các nguồn lực 
được huy động từ các hoạt động và các nguồn 
lực bên ngoài (UNESCAP, 2006). Đạt được tự 
vững là một xu hướng tất yếu do các nguyên 
nhân bên trong và bên ngoài. Các nguyên nhân 
bên trong thúc đẩy sự tự vững xuất phát từ mối 
quan tâm của nhân viên và các nhà quản lý đến 
sự an toàn của tổ chức, đặc biệt khi tổ chức 
không nhận được trợ cấp từ nhà tài trợ. Trong 
khi đó, các nguyên nhân bên ngoài thúc đẩy 
sự tự vững có thể kể tới là các khoản tài trợ 
ngày càng giảm, sự gia tăng của các ngân hàng 
thương mại (NHTM) trong việc cung ứng dịch 
vụ TCVM và những thay đổi của công nghệ tài 
chính tạo thuận lợi cho tổ chức TCVM giảm chi 
phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Có nhiều 
mức độ khác nhau để đánh giá độ tự vững của 
các tổ chức TCVM chính thức, trong đó ban 
đầu là tự vững hoạt động, tiếp theo là tự vững 
tài chính và cuối cùng là lợi nhuận. 
Tự vững về hoạt động (OSS) thể hiện mối quan 
hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí cho 
hoạt động; chỉ số này được sử dụng để đánh giá 
xem các tổ chức TCVM có tự trang trải chi phí 
hoạt động như lương, vật tư, tổn thất cho vay và 
các chi phí hành chính khác bằng thu nhập từ 
hoạt động hay chưa.
OSS = Doanh thu tài chính / (Chi phí tài chính 
+ Dự phòng mất vốn + Chi phí hoạt động) × 
100%
Tỷ lệ OSS =100% cho biết điểm hòa vốn của 
tổ chức TCVM tại đó thu nhập hoạt động bằng 
với tổng chi phí. Các tổ chức TCVM trẻ, chưa 
trưởng thành có thể mất một vài năm để đạt 
điểm hòa vốn này. Một tổ chức TCVM được coi 
là bền vững về hoạt động nếu OSS>100%, điều 
này có nghĩa là tổ chức TCVM có thể trang 
trải toàn bộ chi phí hoạt động bằng nguồn thu 
từ hoạt động. Tuy nhiên, thông lệ quốc tế cho 
thấy, để đạt được độ bền vững hoạt động lâu 
dài thì OSS nên lớn hơn 120% (IFAD, 2000). 
Bên cạnh tỷ lệ OSS, một số nghiên cứu khác 
còn đã sử dụng khả năng sinh lời như một biến 
đại diện cho tính bền vững bởi tác giả cho rằng 
lợi nhuận là tín hiệu của sự bền vững (Millson, 
2013). Theo tác giả, khả năng sinh lời là khả 
năng mà tổ chức TCVM tạo ra lợi nhuận trên 
tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE). 
Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả còn sử 
dụng thêm các chỉ tiêu thu nhập ròng trên tổng 
tài sản bình quân (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên 
vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) để phán ánh 
mức độ bền vững của các tổ chức TCVM. ROA 
đo lường mức độ sinh lời trên tổng tài sản bình 
quân của tổ chức TCVM. Tỷ lệ này càng cao 
chứng tỏ khả năng sinh lời của tổ chức TCVM 
trên 1 đồng tài sản càng lớn, tuy nhiên nếu tỷ 
lệ này quá cao thì lại cho thấy mức độ rủi ro 
của tổ chức TCVM, bởi nó đầu tư quá nhiều 
vào các tài sản có mức rủi ro cao. Theo thông 
lệ quốc tế, ROA >2% chứng tỏ tổ chức TCVM 
bền vững (IFAD, 2000). ROE đo lường khả 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
71Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân. 
Theo thông lệ quốc tế, ROE ≥ 15% cho thấy 
mức độ bền vững của tổ chức TCVM (Nguyễn 
Quỳnh Phương, 2017). 
1.3. Tác động của môi trường kinh tế vĩ mô tới 
độ tự vững của các tổ chức TCVM
Các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm: tăng trưởng 
kinh tế, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. 
Trong nghiên cứu này tác giả đề tập tới hai 
biến số kinh tế vĩ mô chính là tăng trưởng kinh 
tế và lạm phát. Tăng trưởng kinh tế là sự mở 
rộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay sản 
lượng tiềm năng của một nước (Samuelson & 
Nordhaus, 2002). Lạm phát biểu thị một sự 
tăng lên trong mức giá chung (Samuelson & 
Nordhaus, 2002). Tuy nhiên theo quan điểm 
của các nhà kinh tế học thuộc phái trọng tiền 
hiện đại, lạm phát là sự tăng giá với tốc độ cao 
và kéo dài (Tô Kim Ngọc, 2017). Thước đo lạm 
phát được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá 
tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giảm phát tổng sản 
phẩm quốc nội. Trong nghiên cứu này, tác giả 
sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để phản ánh 
tình trạng lạm phát.
Tác động của tăng trưởng kinh tế: Theo truyền 
thống, TCVM tập trung vào khách hàng nghèo, 
vì vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập 
của các chủ thể trong nền kinh tế tăng thì nhu 
cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ TCVM sẽ 
giảm xuống bởi họ có thể tự tài trợ thông qua 
tiết kiệm hoặc dễ dàng tiếp cận với khu vực tài 
chính chính thức. Và điều này có tác động tiêu 
cực đến hoạt động cũng như độ tự vững của các 
tổ chức TCVM. Mối quan hệ giữa tăng trưởng 
kinh tế và độ tự vững của các tổ chức TCVM đã 
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Njuguna 
(2013) kết luận rằng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 
có tác động tích cực đến ROA của 9 tổ chức 
TCVM nhận tiền gửi ở Kenya, trong khi đó El-
Maksoud (2016) không tìm thấy tác động có ý 
nghĩa thống kê của tăng trưởng kinh tế đến hoạt 
động tài chính của các tổ chức TCVM trong 
nghiên cứu của mình. 
Tác động của lạm phát: Mối quan hệ giữa lạm 
phát và hiệu quả tài chính (được thể hiện qua 
chỉ tiêu lợi nhuận) của tổ chức TCVM là khá 
chặt chẽ và đã được minh chứng qua một số 
nghiên cứu. Vanroose & D'Espallier (2009) đã 
phát hiện ra rằng tổ chức TCVM có lợi nhuận 
thấp hơn khi tỷ lệ lạm phát cao. Tương tự, 
Njuguna (2013) cũng tìm thấy bằng chứng về 
tác động tiêu cực giữa lạm phát tới lợi nhuận 
của các tổ chức TCVM nhận tiền gửi ở Kenya. 
Trong khi đó, tác giả EL-Maksoud (2016) cũng 
tìm thấy tác động tích cực của lạm phát tới chất 
lượng cho vay của tổ chức TCVM.
2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Tác giả Vanroose & cộng sự (2009) trong 
nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động 
TCVM với sự phát triển của khu vực tài chính 
đã đề cập tới các biến vĩ mô, trong đó có lạm 
phát, như là biến kiểm soát. Ngoài ra, trong 
mô hình, tác giả cũng sử dụng các biến đặc 
điểm của tổ chức làm biến kiểm soát như tuổi 
và tổng tài sản của tổ chức TCVM. Bằng mô 
hình hồi qui dữ liệu bảng hiệu ứng ngẫu nhiên, 
nghiên cứu chỉ ra rằng, các tổ chức TCVM có 
lợi nhuận thấp hơn khi lạm phát ở mức cao. 
Tác giả Njuguna (2013) đã tiến hành đánh giá 
tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới hoạt 
động tài chính của các tổ chức TCVM nhận 
tiền gửi tại Kenya trong giai đoạn 2008-2012 
thông qua mô hình OLS. Kết quả mô hình cho 
biết, trong khi tăng trưởng kinh tế có tác động 
tích cực đến ROA thì lạm phát và lãi suất lại có 
tác động tiêu cực. Tác giả El-Maksoud (2016) 
đã kiểm tra tác động của tất cả các yếu tố môi 
trường bên ngoài đến hoạt động của các tổ 
chức TCVM ở khu vực MENA trong giai đoạn 
2004-2011. Trong các biến kinh tế vĩ mô, tác 
giả cũng đề cập tới biến tăng trưởng kinh tế 
và lạm phát. Tác giả cũng sử dụng qui mô và 
tuổi của tổ chức làm biến kiểm soát. Với mô 
hình hồi qui dữ liệu bảng hiệu ứng ngẫu nhiên, 
nghiên cứu chỉ ra rằng, không có mối quan hệ 
có ý nghĩa thống kê giữa tăng trưởng kinh tế 
với hoạt động của các tổ chức TCVM. Ngoài ra, 
tác giả cũng không tìm thấy tác động đáng kể 
của lạm phát tới hoạt động của tổ chức TCVM, 
ngoài tác động tiêu cực tới tỷ lệ dư nợ rủi ro 
trên 30 ngày (Par 30).
Nghiên cứu đề xuất mô hình tổng quát đánh giá 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
ảnh hưởng của nhân tố môi trường kinh tế vĩ 
mô tới mức độ tự vững của các tổ chức TCVM 
chính thức như sau:
Y
i,t
 = β
0
 + β
1
X1
i,t
 + β
2
X2
i,t
 + β
3
X3
i,t
 + τi
Trong đó:
Y
i,t
 là véc tơ biến phụ thuộc phản ánh mức độ 
tự vững của tổ chức TCVMi. Trong nghiên cứu 
này, tác giả sử dụng biến OSS, ROA và ROE để 
phản ánh độ tự vững của tổ chức TCVM chính 
thức (Millson, 2013).
X1 là biến độc lập phản ánh tốc độ tăng trưởng 
kinh tế.
X2 là biến độc lập phản ánh tỷ lệ lạm phát theo 
CPI.
X3 là biến kiểm soát phản ánh qui mô của tổ 
chức TCVM.
τi là sai số thống kê.
Cụ thể về các biến phụ thuộc và độc lập trong 
mô hình được mô tả trong Bảng 1. 
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Mô tả dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được 
thu thập trong thời gian 10 năm (2008-2017) từ 
4 tổ chức TCVM chính thức được NHNN cấp 
Bảng 1. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình
Tên biến Công thức/Giải thích Ký hiệu trong 
mô hình
Tác động 
kỳ vọng
Nguồn số 
liệu
Biến phụ thuộc
Tự vững hoạt 
động
Thu nhập từ hoạt động/(Chi phí hoạt động + chi phí 
tài chính + chi phí dự phòng rủi ro) × 100%
OSS The Mix & 
VMFWG
Tỷ suất sinh 
lời trên tài sản
(Thu nhập ròng - thuế)/Tài sản bình quân × 100% ROA The Mix & 
VMFWG
Tỷ suất sinh 
lời trên vốn 
chủ sở hữu
(Thu nhập ròng - thuế)/Vốn chủ sở hữu bình quân 
× 100%
ROE The Mix 
&VMFWG
Biến độc lập
Tăng trưởng 
kinh tế
GDP - ADB
Tỷ lệ lạm phát ifl + ADB
Biến kiểm soát
Tổng tài sản Log_size + The Mix & 
VMFWG
phép, gồm TYM, M7MFI, Thanh Hóa MFI và 
CEP. Thống kê mô tả các biến được trình bày 
trong Bảng 2.
Các tổ chức TCVM chính thức đều đảm bảo 
trang trải chi phí hoạt động từ nguồn thu hoạt 
động và đạt độ tự vững trong dài hạn với chỉ số 
tự vững hoạt động trung bình của một tổ chức 
TCVM chính thức đạt 138%. Tuy nhiên, mức 
độ tự vững hoạt động có sự khác biệt khá lớn, 
tổ chức đạt mức độ tự vững cao nhất là 196%, 
trong khi thấp nhất là 100%. Theo khả năng 
sinh lời, các tổ chức TCVM chính thức đều có 
chỉ số ROA và ROE bình quân cao hơn so với 
chuẩn quốc tế, trong đó ROA trung bình gần 
5% và ROE trung bình đạt 19%. Mức độ tự 
vững theo ROA và ROE cũng có sự khác biệt 
khá lớn giữa các tổ chức, tổ chức có ROA và 
ROE lớn nhất đạt 13% và 40,5%; trong khi đó 
tổ chức có ROA và ROE thấp nhất lần lượt là 
2,9% và 8,2%.
Trong giai đoạn 2008-2017, tăng trưởng kinh 
tế bình quân đạt 6% và tỷ lệ lạm phát bình 
quân 8,5%. Trong khi mức độ biến thiên của 
tăng trưởng kinh tế không lớn, với tốc độ tăng 
trưởng cao nhất đạt 6,8% và thấp nhất đạt 
5,25% thì tỷ lệ lạm phát có mức độ biến thiên 
khá lớn, với giá trị cao nhất là 23,12% và thấp 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
73Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
nhất là 0,88%. Điều này chứng tỏ, đây là giai 
đoạn có sự biến động lớn về lạm phát. 
Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến 
(Bảng 3) cho biết các biến độc lập có tương 
quan khá chặt chẽ với biến phụ thuộc. Cụ thể, 
trong khi biến tăng trưởng kinh tế tương quan 
âm với mức độ tự vững thì tỷ lệ lạm phát tương 
quan dương. Ngoài ra, biến qui mô của tổ chức 
có tương quan tích cực với mức độ tự vững của 
tổ chức.
3.2. Kết quả và thảo luận
Trên cơ sở số liệu dữ liệu bảng, nhóm 
nghiên cứu đã sử dụng Hausman test để 
kiểm tra độ tin cậy của mô hình. Nhóm 
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong mô hình
Variable Số quan sát Mean Std. Dev. Min Max
OSS 40 138,2088 24,50185 100 196
ROA 40 4,9865 2,863793 0,4 13
ROE 40 19,111 8,192325 3,33 40,52
Tăng trưởng kinh tế 40 6,007 0,5331098 5,25 6,81
Lạm phát 40 8,51 6,822168 0,88 23,12
Tổng tài sản 40 12,49589 1,434375 9,81214 14,99859
Nguồn: Dữ liệu của TYM, M7MFI, Thanh Hóa MFI và CEP, trong 10 năm (2008-2017); Kết quả thu được từ 
xử lý dữ liệu qua Phần mềm Stata.
Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
OSS ROA ROE Tăng trưởng kinh tế Lạm phát Tổng Tài sản
OSS 1
ROA 0,7664 1
ROE 0,3522 0,6095 1
Tăng trưởng kinh tế -0,2983 -0,4689 -0,2077 1
Lạm phát 0,4425 0,4335 0,1448 -0,3127 1
Tổng tài sản 0,1293 0,1983 0,2487 0,266 -0,3688 1
Nguồn: Kết quả thu được từ xử lý dữ liệu qua Phần mềm Stata
Bảng 4. Tổng hợp kết quả mô hình
 OSS ROA ROE
Mô hình có biến phụ thuộc 
Tăng trưởng kinh tế -10,90075 -2,483692*** -4,22217*
Lạm phát 1,81821*** 0,200558*** 0,2676557
Tổng tài sản 6,468105** 0,9953917*** 2,324618**
Hằng số 107,4468** 5,741894 12,99687
Kiểm định Hausman P = 0.3199 P = 0.6873 P = 0.9308
Mô hình Hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) Hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) Hiệu ứng ngẫu nhiên (RE)
Nguồn: Kết quả thu được từ xử lý dữ liệu qua Phần mềm Stata 
Ghi chú bảng: ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
74 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
nghiên cứu nhận thấy mô hình hồi quy dữ 
liệu bảng hiệu ứng ngẫu nhiên (Random 
Effect) phù hợp hơn mô hình hiệu ứng 
cố định (Fixed Effect). Các kiểm định về 
khuyết tật cho thấy mô hình là hoàn toàn 
đáng tin cậy. Kết quả được thể hiện trong 
Bảng 4.
Thứ nhất, kết quả thu được từ mô hình dữ liệu 
theo bảng đưa ra một kết quả rất thú vị, đó là 
khi kinh tế tăng trưởng thì độ tự vững bao gồm 
cả tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và trên vốn 
tự có của tổ chức TCVM lại bị giảm xuống. Cụ 
thể, tăng trưởng kinh tế tăng thêm 1% thì ROA 
giảm 2,484% (tại mức ý nghĩa 1%) và ROE 
giảm 4,222% (tại mức ý nghĩa 10%). Tỷ lệ OSS 
giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết 
quả này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của mô 
hình và nghiên cứu của Njuguna (2013). Kết 
quả này được lý giải bởi, trong điều kiện tăng 
trưởng kinh tế, thu nhập của các chủ thể trong 
nền kinh tế tăng, họ có thể tự tài trợ thông qua 
tiết kiệm hoặc tiếp cận với khu vực tài chính 
chính thức do đó mà nhu cầu sử dụng dịch vụ 
TCVM giảm. Đến lượt nó sẽ có thể làm cho 
doanh thu và lợi nhuận của tổ chức TCVM bị 
giảm xuống, hoặc không đạt được như kì vọng. 
Thứ hai, kết quả mô hình dữ liệu bảng với mô 
hình hiệu ứng ngẫu nhiên cho biết khi tỷ lệ 
lạm phát tăng thì mức độ tự vững cũng như tỷ 
lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của các tổ chức 
TCVM được cải thiện. Cụ thể, khi tỷ lệ lạm 
phát tăng thêm 1% thì tự vững hoạt động tăng 
thêm 1,82% và ROA tăng thêm 0,2% (tại mức 
ý nghĩa 5%). Kết quả này ngược lại với nghiên 
cứu của các tác giả Vanroose & cộng sự (2009) 
và Njuguna (2013). Tuy nhiên, kết quả này có 
thể lý giải bởi, lạm phát ảnh hưởng đến người 
giàu ít hơn người nghèo bởi người giàu nắm giữ 
nhiều tài sản hơn, có thu nhập cao hơn và do đó 
họ có thể điều chỉnh theo sự tăng giá. Trong khi 
đó, người nghèo với mức thu nhập thấp, hơn 
nữa phần lớn thu nhập được dùng cho tiêu dùng 
những hàng hóa thiết yếu, nên họ gặp khó khăn 
khi giá cả tăng. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ TCVM 
tăng và đây được coi là yếu tố tích cực tác động 
đến độ tự vững của tổ chức TCVM.
Ngoài ra, kết quả mô hình còn cho thấy tác 
động tích cực của qui mô đến mức độ tự vững 
của tổ chức TCVM chính thức ở cả 3 chỉ số. 
Cụ thể, khi log của tổng tài sản tăng thêm 1 thì 
chỉ số OSS tăng thêm 6,47% (tại mức ý nghĩa 
5%), ROA tăng thêm 0,995% (tại mức ý nghĩa 
1%) và ROE tăng thêm 2,32% (tại mức ý nghĩa 
5%). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kỳ 
vọng của mô hình và nghiên cứu của các tác 
giả Vanroose & cộng sự (2009), El-Maksoud 
(2016); và được lý giải bởi lý thuyết tính kinh 
tế về qui mô. Theo đó, khi qui mô ngày càng 
lớn thì chi phí hoạt động giảm và vì vậy lợi 
nhuận tăng. Điều này hàm ý rằng, để cải thiện 
mức độ tự vững, các tổ chức TCVM chính thức 
cần gia tăng tổng tài sản.
4. Kết luận và khuyến nghị chính sách
Với kết quả ở trên, nghiên cứu kết luận rằng, 
yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đáng kể và có ý 
nghĩa thống kê đến mức độ tự vững của tổ chức 
TCVM. Trong khi tăng trưởng kinh tế tác động 
tiêu cực đến mức độ tự vững thì tỷ lệ lạm phát 
lại có tác động tích cực. Điều này hàm ý rằng, 
các tổ chức TCVM có thể mở rộng hoạt động, 
tăng lợi nhuận tại các nền kinh tế kém hoặc 
đang phát triển khi mà khả năng tiếp cận các 
dịch vụ tài chính chính thức là khá khó khăn. 
Vì vậy, khi nền kinh tế đạt đến một trình độ 
phát triển và ổn định nhất định nào đó thì vai 
trò lịch sử của các tổ chức TCVM sẽ giảm dần. 
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết, để cải thiện 
độ tự vững, các tổ chức TCVM chính thức cần 
tăng cường qui mô tài sản. 
Để mở rộng qui mô tài sản nhằm cải thiện độ tự 
vững của các tổ chức TCVM chính thức, tác giả 
đề xuất một số khuyến nghị sau:
Một là, rà soát và hoàn thiện các qui định pháp 
lý điều chỉnh hoạt động của các tổ chức TCVM 
chính thức, trong đó tập trung vào qui định về 
hình thức pháp lý và qui định về hoạt động. Để 
tạo điều kiện cho tổ chức TCVM chính thức mở 
rộng qui mô tổng tài sản thì nên đa dạng hóa hình 
thức pháp lý theo hướng cho phép các tổ chức 
TCVM chính thức được lựa chọn theo mô hình 
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ 
phần. Ngoài ra, nên bổ sung thêm qui định cho 
phép các tổ chức TCVM chính thức được cung 
ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
75Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
Hai là, tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm từ 
khách hàng. Để làm được điều này, đòi hỏi các 
tổ chức TCVM chính thức cần đa dạng hóa sản 
phẩm tiết kiệm theo định hướng thị trường; tạo 
môi trường thuận lợi, thân thiện với khách hàng; 
đảm bảo an toàn trong hoạt động, tăng cường 
minh bạch thông tin để tăng uy tín cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
1. ADB (2000), "Finance for the Poor: Microfinance Development Strategy", https://www.adb.org/documents/finance-poor-
microfinance-development-strategy
2. Anne – Lucie L., Jenifer I., Patricia M. & Mathew B. (2005), "Overview of the Outreach and Financial Performance of 
Microfinance Institutions in Africa: Feature Articles", Microbanking Bulletin.
3. El-Maksoud S.A. (2016), "Performance of Microfinance Institutions", A Doctor of Philosophy, Cardiff School of Management.
4. IAFD (2000), "IAFD Rural Finance Policy, Executive Board - Sixty-Ninth Session", Rome, 3 - 4 May 2000.
5. Ledgerwood J. (1999), "Microfinance Hand Book: Institutional and financial Perspective", Washington D.C. the World Bank. 
6. Millson, H. F. (2013), "The Trade-Off Between Sustainability And Outreach: The Experience Of Commercial Microfinance 
Institutions", retrived from https://scholarship.tricolib.brynmawr.edu/bitstream/handle/10066/10992/2013MillsonH_thesis.
pdf?sequence=1 
7. Njuguna P.N. (2013), "Effects of Macroeconomic Factors on The Financial Performance of Deposit Taking Micro-Fiance 
Institutions in Kenya", Degree of Master in Business Administration in Finance, University of Nairobi .
8. Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam, Danh bạ Tài chính vi mô hàng năm.
9. Tô Kim Ngọc (2017), "Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng", NXB Lao động.
10. Nguyễn Quỳnh Phương (2017), "Phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ, Đại học 
Thương mại, Hà Nội.
11. Quốc Hội (2010), "Luật các tổ chức tín dụng 2010".
12. Samuelson P.A & Nordhalls W.D (2002), "Kinh tế học", NXB Thống kê.
13. UNESCAP (2006), "Microfinance for Poverty Reduction: Building Inclusive Financial Sectors in Asia and the Pacific", 
Development Papers, retrived from https://www.unescap.org/sites/default/files/dp27-full.pdf 
14. Vanroose & D'Espallier (2009), "Microfinance and Financial Sector Development", CEB Working Paper N° 09/040.
15. Woller G. M., Christopher D. & Warner W. (1999), "Where to microfinance?", International Journal of Economic 
Development, 1, 29-64.
Thông tin tác giả
Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng 
Email: anhpth@hvnh.edu.vn
Phan Thị Hồng Thảo, Thạc sĩ
Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh 
Email: thaopth@hvnh.edu.vn
Summary
Macroeconomic determinants of operational self-sufficiency amon formal financial institutions: The case 
of Vietnam
This paper analyzes the impact of macroeconomic factors on sustainability of formal microfinance institutions in 
Vietnam, focusing on economic growth and inflation. The dependent variable selected to assess the sustainability 
of MFIs is operational self-sufficiency (OSS), return on assets (ROA) and return on equity (ROE). Using panel data 
regression model, the study shows that, while economic growth has a negative impact on sustainability, inflation 
has a positive impact. In addition, the study found a positive relationship between the size of the organization and 
the sustainability. The study is structured into 4 parts: (i) Research Overview, (ii) Research model and method, 
(iii) Results and discussion (iv) Conclusions and recommendations.
Keywords: Operational self-sufficiency, Formal Microfinance Institution, Vietnam. 
Anh Thi Hoang Pham, Assoc.Prof. PhD.
Research Institute for Banking, Banking Academy of Vietnam
Thao Thi Hong Phan, M.Ec.
Banking Academy of Vietnam, Bacninh Campus
xem tiếp trang 84
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
84 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
Measuring factors affecting enterprise-university cooperation
In the context of global competition, cooperation between enterprise and university has been a popular tendency 
over the world. University-enterprise cooperation is understood as interaction and transaction between higher 
education institutions and enterprises in order to bring benefits to the parties. The cooperation with university 
helps enterprise improve the level of science and technology, improve production processes and product quality, 
improve productivity and quality of human resources. When working with a business, university has been able to 
increase opportunities for training and research. Therefore, the cooperation between enterprises and universities 
is increasingly important. This paper measures factors affecting cooperation between enterprises and universities, 
based on a data set obtained from 130 enterprises in Hanoi, Da Nang, and Quang Ngai province. The results 
show that the degree of cooperation is positively correlated with the factor relationship, strategy, the direction of 
cooperation, organization of cooperation, and characteristics of the partner; In particular, the tight relationship 
between enterprise and university has the strongest impact on the efficiency of the cooperation.
Keywords: Cooperation, enterprise, university, factor analysis, measuring factors. 
Hyen Thanh Hoang, Fellows
Falculty of Accounting & Auditing, Banking Academy of Vietnam
Thao Thi Minh Pham, MEc.
Economics & Development Research Institute, NEU
Ba là, mở rộng qui mô tài sản cần phải đi kèm 
với việc thực thi quản lý rủi ro hiệu quả. Bởi 
những lơ là trong quản lý rủi ro có thể dẫn tới 
những tổn thất gây mất an toàn cũng như độ tự 
vững của tổ chức. Để quản lý rủi ro hiệu quả, 
đòi hỏi các tổ chức chính thức cần hoàn thiện 
mô hình quản lý rủi ro theo qui định của pháp 
luật và thông lệ quốc tế, tăng cường ứng dụng 
công nghệ hiện đại trong quản lý rủi ro. ■
tiếp theo trang 75
thức giao dịch... cũng đã hạn chế được những 
doanh nghiệp và tổ chức tín dụng yếu tham gia 
vào lĩnh vực kinh doanh rủi ro này.
So với Nghị định 174/1999, Nghị định 24/2012 
tiếp theo trang 20
khẩu sẽ không bị giới hạn về thời gian. Có thể 
thấy, việc cho vay ngoại tệ nhằm đạt được các 
mục đích như: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng 
tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời giúp các 
doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ hơn so 
với vay VND, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức 
cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này có thể phần 
nào đó tạo áp lực tới thị trường ngoại hối khi 
các khoản vay bằng ngoại tệ đến hạn phải trả. 
Về nguyên lý, NHNN chỉ cho các doanh nghiệp 
có nguồn thu ngoại tệ vay nhưng sự cân xứng 
các dòng tiền ngoại tệ vào ra tại một số thời 
điểm nhất định nào đó (cuối năm) cũng có thể 
khiến cho thị trường căng thẳng. Chính vì vậy, 
NHNN cần bám sát diễn biến tăng trưởng tín 
dụng ngoại tệ để có những can thiệp kịp thời tới 
nền kinh tế.
Thứ tư, NHNN tiếp tục phát đi những thông 
điệp mạnh mẽ, nhất quán về điều hành ổn 
định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Đồng thời, 
NHNN cần tăng cường áp dụng các mô hình 
kinh tế lượng để có thể dự báo sớm hơn những 
biến động mạnh trên thị trường ngoại hối để có 
tiếp theo trang 10 rõ ràng đã quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn 
hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng, từ đó 
tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức lại thị 
trường vàng theo hướng phát triển ổn định và 
bền vững, tăng cường quản lý thị trường vàng, 
khắc phục tình trạng đầu cơ, tích trữ, kinh 
doanh trái phép, bảo đảm quyền và lợi ích hợp 
pháp của người dân. Như vậy, có thể nói chính 
sách điều hành của Chính phủ và NHNN trong 
những năm qua là những công cụ cần thiết 

File đính kèm:

  • pdfnhan_to_vi_mo_tac_dong_den_do_tu_vung_cua_cac_to_chuc_tai_ch.pdf