Nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh

doanh và luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho những người sử dụng thông

tin của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Vì vậy, công bố thông tin trên BCTC là nghĩa

vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo minh bạch

thông tin. Bài viết này phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên

báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết.

pdf 4 trang phuongnguyen 240
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
19Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN 
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 
Cơ sở lý thuyết:
Theo VAS 21- Chuẩn mực trình bày báo cáo tài 
chính thì báo cáo tài chính (BCTC) phản ánh theo 
một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả 
kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của 
BCTC là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, 
tình hình kinh doanh và luồng tiền của một doanh 
nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông 
những người sử dụng trong việc đưa ra quyết định 
kinh tế. Vì vậy, công bố thông tin trên BCTC là 
nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp niêm 
yết trên thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo 
minh bạch thông tin
Lý thuyết về thông tin hữu ích cho rằng DN 
phải công bố những thông tin hữu ích thông qua hệ 
thống BCTC cho nhà đầu tư phục vụ cho việc đề 
ra các quyết định kinh tế. Ijiri (1966) cho rằng lý 
thuyết nhấn mạnh các nhiệm vụ cơ bản của BCTC 
là cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp cho người 
sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. 
Khi vận dụng lý thuyết này các nhà nghiên cứu 
đã kiểm chứng được sự ảnh hưởng của các nhân 
tố như chủ thể kiểm toán, tỷ lệ thành viên độc lập 
của HĐQT.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 
đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức 
độ công bố thông tin bắt buộc trên BCTC như 
nghiên cứu của Mangena và Tauringana (2007) 
về̀ các công ty niêm yết ở UK. Theo David (2012) 
khi nghiên cứu về mức độ tác động của các yếu tố 
quyết định đến việc thông tin được dự định công 
bố trên BCTC của gần 100 công ty phi tài chính 
thuộc Cộng hòa Kenya - một quốc gia đang phát 
triển trong giai đoạn từ 2009 đến 2011. Kết quả 
cho thẩy đòn bảy tài chính, lợi nhuận, tính thanh 
khoản, chi phí vốn và sự sở hữu của các tổ chức 
bên ngoài là những nhân tố ảnh hưởng cùng chiều 
đến mức độ công bố thông tin trên BCTC trong 
tương lai. Trong khi đó, quy mô công ty và loại 
hình doanh nghiệp không ảnh hưởng.
Ở nước ta, tác giả Nguyễn Hữu Cường (2016) 
đánh giá mức độ tuân thủ về thông tin của các công 
ty niêm yết thuộc 7 nước trong khu vực Châu Á - 
Thái Bình Dương. Kết quả của 4 biến độc lập chỉ 
ra rằng việc áp dụng theo IFRS và loại hình kiểm 
toán có tác động cùng chiều đến mức độ công bố 
thông tin trên BCTC, trong khi 2 biến còn lại lại 
Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh 
doanh và luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho những người sử dụng thông 
tin của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Vì vậy, công bố thông tin trên BCTC là nghĩa 
vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo minh bạch 
thông tin. Bài viết này phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên 
báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết.
• Từ khóa: nhân tố tác động; mức độ công bố thông tin; báo cáo tài chính.
Ngày nhận bài: 2/5/2019
Ngày chuyển phản biện: 10/5/2019
Ngày nhận phản biện: 15/5/2019
Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2019
Financial statements of a firm provide the firm’s 
financial position, business results and cash 
flows. Above information is critically useful for 
stakeholders to make their decisions. Therefore, 
it is mandatory requirement that listed companies 
must publicly disclose their financial information 
in order to ensure the market information 
transparency. This paper will analyze the impacts 
of influential factors on the degree of information 
disclosure of listed companies.
• Keywords: influential factors; the degree of 
information disclosure; financial statements.
* Học viện Tài chính
TS. Ngô Thị Kim Hòa - TS. Ngô Thị Thu Hương* 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 08 (193) - 2019
20 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
cho kết quả ngược chiều. Tác giả Dương Ngọc 
Như Quỳnh (2017) nhận diện các nhân tố ảnh 
hưởng và đánh giá mức độ công bố thông tin tùy 
ý trên BCTC giữa niên độ và BCTC định kỳ năm 
2016 của 100 công ty niêm yết trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy chỉ có 
1 nhân tố là khả năng thanh toán có tác động 
cùng chiều, các nhân tố còn lại không có sự tác 
động nào. 
Xây dựng giả thuyết
+ Giả thuyết 1: Quy mô doanh nghiệp ảnh 
hưởng đến công bố thông tin trên báo cáo tài chính 
Trong trường hợp này, quy mô của doanh 
nghiệp được hiểu là tổng tài sản và doanh thu của 
doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp càng lớn sẽ 
càng có điều kiện và cần thiết phải công bố thông 
tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm cung 
cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho các đối tượng 
sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Về lý thuyết 
cũng như hầu hết các nghiên cứu của các tác giả như 
Zeitun & Tian (2007); Mja Pervan & Josipa Visie 
(2012) đều cho rằng quy mô của doanh nghiệp có 
tác động tích cực đối với vấn đề công bố thông tin 
trên BCTC của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu 
của mình, tác giả Zhang HaiYen (2014) cũng cho 
rằng: Tổng tài sản và tổng doanh thu của doanh 
nghiệp có ảnh hưởng khá lớn đến công bố thông 
tin trên BCTC của doanh nghiệp. Nghĩa là, quy mô 
của doanh nghiệp có ảnh hưởng khá lớn đến công 
bố thông tin trên BCTC của doanh nghiệp;
+ Giả thuyết 2: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 
có ảnh hưởng đến công bố thông tin trên báo cáo 
tài chính của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thể hiện thông 
qua tỷ lệ vốn vay, các khoản nợ phải thu, các khoản 
vay... Doanh nghiệp cần thiết phải công bố thông 
tin trên BCTC đối với các khoản mục thuộc vốn 
của doanh nghiệp như các khoản nợ phải thu, phải 
trả, không được bù trừ các khoản này với nhau
Các khoản mục này có ảnh hưởng đến công bố 
thông tin trên BCTC.
Giả thuyết 3: Lợi nhuận của doanh nghiệp có 
ảnh hưởng đến công bố thông tin trên báo cáo tài 
chính của doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp phản ánh kết quả 
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một 
kỳ kinh doanh và có ảnh hưởng khá lớn đến công 
bố thông tin trên BCTC của doanh nghiệp, cụ thể 
là trên báo cáo kết quả kinh doanh. Lợi nhuận 
của doanh nghiệp càng cao, càng thể hiện doanh 
nghiệp có sự cố gắng tăng doanh thu, giảm chi phí 
và đó là những thông tin mà các đối tượng sử dụng 
thông tin của doanh nghiệp cần cho việc quyết 
định đầu tư
Giả thuyết 4: Tính thanh khoản có ảnh hưởng 
đến công bố thông tin trên báo cáo tài chính của 
doanh nghiệp
Tính thanh khoản thể hiện khả năng tài chính 
của doanh nghiệp, tính thanh khoản cao có nghĩa 
là tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan. 
Vì thế, cần thiết phải công bố thông tin trên BCTC. 
Nhân tố này có thể ảnh hưởng cùng chiều với mức 
độ công bố thông tin trên BCTC của doanh nghiệp.
Giả thuyết 5: Đòn bẩ̉y tài chính sử dụng trong 
doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công bố thông tin 
trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩ̉y tài chính có ảnh 
hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin 
trên BCTC.
Giả thuyết 6: Cổ tức phải trả
Chính sách chia cổ tức của doanh nghiệp có ảnh 
hưởng trực tiếp đến công bố thông tin trên BCTC 
của doanh nghiệp. Mục tiêu đầu tư vào doanh 
nghiệp của các cổ đông là được phân chia cổ tức 
tốt nhất. Chính sách phân chia cổ tức của doanh 
nghiệp cần được công khai và công bố trên BCTC.
Giả thuyết 7: Tỷ suất sinh lời 
Tỷ suất sinh lời thể hiện lợi nhuận sau thuế của 
vốn chủ sở hữu. Tỷ suất sinh lời có ảnh hưởng 
cùng chiều và cần được công bố công khai trên 
BCTC của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng số liệu thu thập được từ các 
BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn 
chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 
trong thời gian 3 năm liên tục từ 2016 đến 2018. 
Mẫu nghiên cứu là 60 doanh nghiệp phi tài chính 
có đầy đủ báo cáo tài chính trong 3 năm nói trên. 
Như vậy, sẽ có 180 quan sát.
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 
16.0, thông qua bảng dữ liệu chuỗi thời gian và sử 
dụng phương pháp bình phương bé nhất để kiểm 
định mô hình hồi quy.
Biến phụ thuộc: Được đo lường là các chỉ mục 
được công bố trên BCTC theo VAS 21, cụ thể là 
phần thuyết minh BCTC chọn lọc, nếu mục thông 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 08 (193) - 2019
21Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
tin được công bố sẽ nhận giá trị 1 mã hóa cho dữ 
liệu, nếu không công bố sẽ nhận giá trị 0. 
Biến độc lập: Các biến độc lập được mô tả và 
đo lường trong mô hình nghiên cứu thể hiện như 
sau:
Mô hình hồi quy: Trên cơ sở kế thừa các 
nghiên cứu của một số tác giả về các nhân tố ảnh 
hưởng Nếu ký hiệu tác động ảnh hưởng đến 
công bố thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp 
niêm yết là CB và các nhân tố ảnh hưởng đến CB 
theo thứ tự Q, C, L, T, TC, CT, TD và TSL, khi đó 
mô hình nghiên cứu sẽ có dạng sau:
CB = β0 + β1Q + β2C + β3L + β4T + β5TC + 
β6CT + β7 TSL + ε 
Trong đó: 
+ CBi là hệ số hồi quy (còn gọi là mức độ tác 
động của i đến CB (công bố thông tin).
+ ε là phần dư của hàm hồi quy hay là mức 
độ tác động bởi các nhân tố khác chưa được 
tìm thấy.
Kết quả nghiên cứu:
Kiểm định ma trận hệ số tương quan
Kết quả kiểm định tính tương quan giữa các 
biến đối với mức độ công bố thông tin cho thấy 
3 biến tương quan với biến phụ thuộc là Q, L, 
CT với Sig = 0,000.
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả bảng 3 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh 
(Kiểm định F có Sig < 0,01). 
R2 = 0,762 > 0,7. Như vậy, có nghĩa là 76,2% 
sự thay đổi của biến CB (công bố thông tin) được 
giải thích bởi các biến độc lập. Ngoài ra, giá trị 
Durbin-Watson = 1,962 gần 2. Điều đó có thể chấp 
nhận giả thuyết không có sự tự tương quan chuỗi 
bậc nhất.
Kết quả phân tích trên cho thấy kiểm định F 
= 112,568 với P-Value = 0,000 < 0,05. Như vậy, 
mô hình xây dựng có ý nghĩa thống kê; bác bỏ giả 
thuyết βj = 0. Điều này chứng tỏ mô hình xây dựng 
phù hợp với tổng thể.
Kết quả hồi quy
Căn cứ vào kết quả kiểm định ở trên, tác giả 
tiến hành thực hiện hồi quy cho mô hình CB dựa 
trên các biến độc lập. Kết quả như sau:
Kết quả bảng 5 cho thấy cả 3 biến trong 
mô hình đều có tác động cùng chiều. Mô 
hình hồi quy như sau:
CB = 0,188Q + 0,276L + 0,178 + ε
Mô hình hồi quy trên có hệ số 0,188 > 0 
cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động 
tích cực đến mức độ công bố thông tin. 
Điều này nói lên rằng khi quy mô doanh 
nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì mức độ công bố thông 
tin trên báo cáo tài chính tăng tương ứng 0,19 khi 
các yếu tố tác động đồng thời.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 08 (193) - 2019
Bảng 1: Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi quy 
Ký hiệu biến Mô tả Đo lường 
Q Quy mô doanh nghiệp Logarit của Tổng tài sản 
C Cơ cấu vốn Tỷ lệ nợ vay/vốn CSH 
L Lợi nhuận Logarit lợi nhuận sau thuế 
T Tính thanh khoản Tỷ lệ TSNH/Nợ ngắn hạn 
TC Đòn bẩy tài chính Nợ phải trả/Tổng tài sản 
CT Cổ tức phải trả Logarit cổ tức phải trả 
TSL Tỷ suất sinh lời LNST/VCSH 
Mô hình hồi quy: Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của một số tác giả về các nhân tố 
ảnh hưởng Nếu Ký hiệu tác động ảnh hưởng đến công bố thông tin trên BCTC của các 
doanh nghiệp niêm yết là CB và các nhân tố ảnh hưởng đến CB trên đây theo thứ tự Q, C, 
L, T, TC, CT, TD và TSL, khi đó mô hình nghiên cứu sẽ có dạng sau: 
 CB = β0 + β1Q + β2C + β3L + β4T + β5TC + β6CT + β7 TSL + ε 
Trong đó: 
 + CBi là hệ số hồi quy (còn gọi là mức độ tác động của i đến CB ( công bố thông 
tin) 
 + ε là phần dư của hàm hồi quy hay là mức độ tác động bởi các nhân tố khác chưa 
được tìm thấy. 
Kết quả nghiên cứu: 
Kiểm định ma trận hệ số tương quan 
Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập 
 CB Q C L T TC CT TSL 
CB Hệ t Pearson 
Giá trị Sig 
Số lượng 
1 
180 
,324** 
,000 
180 
-0,43 
,654 
180 
,451** 
,000 
180 
-0,97 
,291 
180 
0,67 
,469 
180 
,308 
,000 
180 
-0,32 
,712 
180 
Nguồn: Số liệu phân tích từ phần mềm SPSS 
Kết quả kiểm định tính tươn quan giữa các biến đối với mức độ công bố thông tin cho 
thấy 3 biến tương quan với biến phụ thuộc là Q, L, CT với Sig = 0,000. 
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 
Bảng 1: Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi quy 
Ký hiệu biến Mô tả Đo lường 
Q Quy mô doanh nghiệp Logarit của Tổng tài sản 
C Cơ cấu vốn Tỷ lệ nợ vay/vốn CSH 
L Lợi nhuận Logarit lợi nhuận sau thuế 
T Tính thanh khoản Tỷ lệ TSNH/Nợ ngắn hạn 
TC Đòn bẩy tài chính Nợ phải trả/Tổng tài sản 
CT Cổ tức phải trả Logarit cổ tức phải trả 
TSL Tỷ suất sinh lời LNST/VCSH 
Mô hình hồi quy: Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của một số tác giả về các nhân tố 
ảnh hưởng Nếu Ký hiệu tác động ảnh hưởng đến công bố thông tin trên BCTC của các 
doanh nghiệp niêm yết là CB và các nhân tố ảnh hưởng đến CB trên đây theo thứ tự Q, C, 
L, T, TC, CT, TD và TSL, khi đó mô hình nghiên cứu sẽ có dạng sau: 
 CB = β0 + β1Q + β2C + β3L + β4T + β5TC + β6CT + β7 TSL + ε 
Trong đó: 
 + CBi là hệ số hồi quy (còn gọi là mức độ tác động của i đến CB ( công bố thông 
tin) 
 + ε là phần dư của hàm hồi quy hay là mức độ tác động bởi các nhân tố khác chưa 
được tìm thấy. 
Kết quả ghiên cứu: 
Kiểm định ma trận hệ số tương quan 
Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập 
 CB Q C L T TC CT TSL 
CB Hệ t Pearson 
Giá trị Sig 
Số lượng 
1 
180 
,324** 
,000 
180 
-0,43 
,654 
180 
,451** 
,000 
180 
-0,97 
,291 
180 
0,67 
,469 
180 
,308 
,000 
180 
-0,32 
,712 
180 
Nguồn: Số liệu phân tích từ phần mềm SPSS 
Kết quả kiểm định tính tương quan giữa các biến đối với mức độ công bố thông tin cho 
thấy 3 biến tương quan với biến phụ thuộc là Q, L, CT với Sig = 0,000. 
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 
Bảng 3: Đánh giá sự phù hợp của mô hình 
Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Durbin-Watson 
CB ,497a ,748 ,228 1,215 
Nguồn: Số liệu phân tích từ phần mềm SPSS 
Kết quả bảng 3 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh (Kiểm định F có Sig < 0.01). Đ 
R2 = 0,762 > 0,7. Như vậy, có nghĩa là 76,2% sự thay đổi của biến CB (công bố thông tin) được 
giải thích bởi các biến độc lập. Ngoài ra, Giá trị Durbin-Watson = 1,962 gần 2. Điều đó có thể 
chấp nhận giả thuyết không có sự tự tương quan chuỗi bậc nhất. 
Bảng 4: Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình 
Model 
Sum of 
Square 
Df 
Mean 
Square 
F Sig. 
Regression 
Residual 
Total 
281,625 
85,546 
367,171 
7 
113 
180 
42,089 
,362 
112,568 ,000b 
a. Predictors: (Constsnt) 
b. Dependent Variable: 
Kết quả phân tích trên cho thấy kiểm định F = 112,568 với P-Value = 0,000 < 0,05. Như vậy, mô 
hình xây dựng có ý nghĩa thống kê; bác bỏ giả thuyết βj = 0. Điều này chứng tỏ mô hình xây 
dựng phù hợp với tổng thể. 
Kết quả hồi quy 
Căn cứ vào kết quả kiểm định ở trên, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy cho mô hình CB dựa 
trên các biến độc lập. Kết quả như sau: 
Bảng 5: Kết quả hồi quy của mô hình 
Mô hình 
Hệ số hồi quy 
chưa chuẩn hóa 
Hệ số hồi quy 
đã chuẩn hóa t Sig 
B Sai số chuẩn Beta 
CB (hằng số) 
Q 
L 
CT 
,241 
,019 
,027 
,004 
,108 
,009 
,010 
,001 
,188 
,276 
,178 
2,196 
1,933 
2,765 
2,092 
,030 
,043 
,006 
,034 
Nguồn: Phân tích từ phần mềm SPSS 
Bảng 3: Đánh giá sự phù hợp của mô hình 
Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Durbin-Watson 
CB ,497a ,748 ,228 1,215 
Nguồn: Số liệu phân tích từ phần mềm SPSS 
Kết quả bảng 3 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh (Kiểm định F có Sig < 0.01). Đ 
R2 = 0,762 > 0,7. Như vậy, có nghĩa là 76,2% sự thay đổi của biế CB (công bố t ông t n) được 
giải thích bởi các biến độc lập. Ngoài ra, Giá trị Durbin-Watson = 1,962 gần 2. Điều đó có thể 
chấp nhận giả thuyết không có sự tự tương quan chuỗi bậc nhất. 
Bảng 4: Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình 
Model 
Sum of 
Square 
Df 
Mean 
Square 
F Sig. 
Regression 
Residual 
Total 
281,625 
85,546 
367,171 
7 
113 
180 
42,089 
,362 
112,568 ,000b 
a. Predictors: (Constsnt) 
b. Dependent Variable: 
Kết quả phân tích trên cho thấy kiểm định F = 112,568 với P-Value = 0,000 < 0,05. Như vậy, mô 
hình xây dựng có ý nghĩa thống kê; bác bỏ giả thuyết βj = 0. Điều này chứng tỏ mô hình xây 
dựng phù hợp với tổng thể. 
Kết quả hồi quy 
Căn cứ vào kết quả kiểm định ở trên, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy cho mô hình CB dựa 
trên các biến độc lập. Kết quả như sau: 
Bảng 5: Kết quả hồi quy của mô hình 
Mô hình 
Hệ số hồi quy 
chưa chuẩn hóa 
Hệ số hồi quy 
đã chuẩn hóa t Sig 
B Sai số chuẩn Beta 
CB (hằng số) 
Q 
L 
CT 
,241 
,019 
,027 
,004 
,108 
,009 
,010 
,001 
,188 
,276 
,178 
2,196 
1,933 
2,765 
2,092 
,030 
,043 
,006 
,034 
Nguồn: Phân tích từ phần mềm SPSS 
Bảng 3: Đánh giá sự phù hợp của mô hình 
Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Durbin-Watson 
CB ,497a ,748 ,228 1,215 
Nguồn: Số liệu phân tích từ phần mềm SPSS 
Kết quả bảng 3 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh (Kiểm định F có Sig < 0.01). Đ 
R2 = 0,762 > 0,7. Như vậy, có nghĩa là 76,2% sự thay đổi của biến CB (công bố thông tin) được 
giải thích bởi các biến độc lập. Ngoài ra, Giá trị Durbin-Watson = 1,962 gần 2. Điều đó có thể 
chấp nhận giả thuyết không có sự tự tương quan chuỗi bậc nhất. 
Bảng 4: Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình 
Model 
Sum of 
Square 
Df 
Mean 
Square 
F Sig. 
Regression 
Residual 
Total 
281,625 
85,546 
367,171 
7 
113 
180 
42,089 
,362 
112,568 ,000b 
a. Predictors: (Constsnt) 
b. Dependent Variable: 
Kết quả phân tích trên cho thấy kiểm định F = 112,568 với P-Value = 0,000 < 0,05. Như vậy, mô 
hình xây dựng có ý nghĩa thống kê; bác bỏ giả thuyết βj = 0. Điều này chứng tỏ mô hình xây 
dựng phù hợp với tổng thể. 
Kết quả hồi quy 
Căn cứ vào kết quả kiểm định ở trên, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy cho mô hình CB dựa 
trên các biến độc lập. Kết quả như sau: 
Bảng 5: Kết quả hồi quy của mô hình 
Mô hình 
Hệ số hồi quy 
chưa chuẩn hóa 
Hệ số hồi quy 
đã chuẩn hóa t Sig 
B Sai số chuẩn Beta 
CB (hằng số) 
Q 
L 
CT 
,241 
,019 
,027 
,004 
,108 
,009 
,010 
,001 
,188 
,276 
,178 
2,196 
1,933 
2,765 
2,092 
,030 
,043 
,006 
,034 
Nguồn: Phân tích từ phần mềm SPSS 
22 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Tương tự, hệ số của biến L = 0,276 > 0 và biến 
CT = 0,187 > 0, cả 2 nhân tố này đều có tác động 
cùng chiều đến việc công bố thông tin trên BCTC. 
Trong đó cho thấy nhân tố lợi nhuận là lớn nhất 
(0,276 > 0,188 > 0,178), tác động mạnh nhất, thể 
hiện tầm quan trọng của biến lợi nhuận đối với 
mức độ công bố thông tin trên BCTC.
Kết luận 
Từ dữ liệu sử dụng 120 mẫu nghiên cứu của 
60 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng 
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018 bằng 
các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông 
tin, kết quả cho thấy trong 8 biến độc lập được 
sử dụng trong mô hình thì có 3 biến (Q, L và CT) 
có tác động đến mức độ công bố thông tin theo 
chiều thuận. Trong đó biến L có tác động mạnh 
nhất đến mô hình. Căn cứ vào đó, có thể đề xuất 
chính sách cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị 
trường chứng khoán để có thể nâng cao mức độ 
công bố thông tin trên BCTC thông qua việc gia 
tăng quy mô doanh nghiệp bằng cách tăng tổng 
tài sản nhằm tăng tiềm lực tài chính, gia tăng lợi 
nhuận của doanh nghiệp cũng như có chính sách 
phù hợp cho việc phân chia cổ tức cho cổ đông của 
doanh nghiệp.
Khuyến nghị chính sách
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả có một số 
khuyến nghị về chính sách nhằm góp phần nâng 
cao mức độ công bố thông tin trên BCTC của 
doanh nghiệp.
Một là, giải pháp tăng cường huy động vốn để 
tăng tổng tài sản của doanh nghiệp
Thực hiện giải pháp này, thông qua phát hành 
cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường, tạo điều kiện 
cho doanh nghiệp tăng vốn, góp phần tăng tài sản 
của doanh nghiệp; giảm bớt vay nợ của các ngân 
hàng thương mại và chủ động trong việc sử dụng 
nguồn vốn kinh doanh hơn. Khi quy mô doanh 
nghiệp tăng lên sẽ có tác động cùng chiều với công 
bố thông tin trên báo cáo tài chính như các phần 
trên đã nghiên cứu.
Hai là, huy động vốn thông qua liên doanh, liên 
kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, 
vấn đề liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân 
trong và ngoài nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, 
vừa tăng thêm vốn phục vụ cho kinh doanh, vừa có 
thêm điều kiện học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, 
kinh nghiệm quản lý. Vốn kinh doanh càng cao, 
thể hiện quy mô doanh nghiệp càng lớn, khi đó có 
tác động tích cực đến công bố thông tin trên BCTC 
của doanh nghiệp.
Ba là, đổi mới phương thức kinh doanh, nâng 
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chất lượng 
phục vụ khách hàng để tăng doanh thu bán hàng
Phương thức kinh doanh được đổi mới, chính 
sách bán hàng phù hợp, chất lượng sản phẩm, dịch 
vụ và chất lượng phục vụ khách hàng được nâng 
cao sẽ dẫn đến tăng doanh thu bán hàng. Đây cũng 
là một trong những nhân tố tạo uy tín cho doanh 
nghiệp và thúc đẩy quy mô doanh nghiệp tăng - 
một nhân tố tích cực trong việc tăng thêm công bố 
thông tin trên BCTC.
Bốn là, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu chi 
phí kinh doanh, cắt giảm các chi phí không cần 
thiết nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận tăng là một trong những điều kiện 
quan trọng và có tác động mạnh nhất đến công bố 
thông tin trên BCTC của DN. Chính vì vậy, hạ giá 
thành sản phẩm, giảm thiểu chi phí kinh doanh là 
một nhân tố quan trọng để nâng cao công bố thông 
tin trên BCTC của doanh nghiệp.
Năm là, đổi mới chính sách chia cổ tức cho cổ 
đông phù hợp
Chính sách chia cổ tức hợp lý sẽ tạo điều kiện 
cho công bố thông tin trên BCTC của doanh 
nghiệp nâng cao. Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ 
vào tình hình cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển 
của mình, đồng thời có tính đến các yếu tố khác tác 
động từ bên ngoài hoặc sự thay đổi của các chính 
sách kinh tế vĩ mô của nhà nước để kịp thời điều 
chỉnh chính sách phân chia cổ tức phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
Bộ Tài chính (2015) Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 
10/6/2015;
Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam;
Akerlof, G. A. (1970), The market for lemons: Qulity The 
Quarterly of Economic, 84(5), 335-367.
Safa, Mojan Safa (2012), “Examining the Role of 
Responsibility Accounting in organizational Structure”, 
American Academic & Scholarly Research Journal,4(5)
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 08 (193) - 2019

File đính kèm:

  • pdfnhan_to_tac_dong_den_muc_do_cong_bo_thong_tin_tren_bao_cao_t.pdf