Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính giữa niên độ của các doanh nghiệp niêm yết theo forbes Việt Nam
Báo cáo tài chính giữa niên độ (BCTCGNĐ) hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng thông
tin để đưa ra các quyết định đầu tư kịp thời mà không cần phải đợi đến khi có báo cáo tài chính năm. Tác
giả sử dụng phương pháp định lượng với mẫu nghiên cứu bao gồm 59 doanh nghiệp niêm yết phi tài
chính tốt nhất (DNNY) trong giai đoạn 2016-2018. Mô hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố, kết quả cho thấy
chỉ có 3 nhân tố tác động gồm: Quy mô doanh nghiệp (QMDN); Lợi nhuận giữa niên độ (LNGNĐ); Cổ tức
giữa niên độ (CTGNĐ) và tất cả các biến đều cho tác động tích cực. Theo đó, các DNNY cần có những kế
hoạch cụ thể để gia tăng quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận giữa niên độ, cũng như có các chính sách
thích hợp liên quan đến việc chia cổ tức cho các cổ đông.
• Từ khóa: báo cáo tài chính giữa niên độ, công bố thông tin, Forbes Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính giữa niên độ của các doanh nghiệp niêm yết theo forbes Việt Nam

51Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 08 (193) - 2019 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT THEO FORBES VIỆT NAM 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, so với mức độ CBTT trên báo cáo tài chính (BCTC) thì việc CBTT trên BCTCGNĐ của các doanh nghiệp cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, chủ nợ và những người sử dụng khác. Hơn nữa, BCTCGNĐ tập trung vào các sự kiện, các hoạt động mới và không lặp lại các thông tin đã được công bố trước đó nên các thông tin mang lại là vô cùng hữu ích và mang tính cập nhật cao. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán, một trong những đối tượng phải lập BCTCGNĐ dạng đầy đủ, vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc CBTT trên dạng BCTC này. Việc tăng cường mức độ hữu ích của thông tin trên BCTCGNĐ trong các DNNY nói riêng và hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán nói chung sẽ góp phần thu hút nguồn lực tài chính, mở rộng hợp tác kinh doanh và thúc đẩy giai đoạn hội nhập, phát triển. 2. Cơ sở lý thuyết về công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ Theo VAS 27, BCTCGNĐ là báo cáo nhằm cập nhật các thông tin đã trình bày trong bộ BCTC năm gần nhất, tập trung trình bày vào các sự kiện, các hoạt động mới và không lặp lại các thông tin đã được công bố trước đó. Đối với BCTCGNĐ, các chuẩn mực kế toán Việt Nam (Bộ Tài chính, 2005) quy định thông tin được công bố phải đáp ứng được yêu cầu chủ yếu là cập nhật và giải thích các sự kiện cũng như những thay đổi có tính quan trọng để giúp được người sử dụng thông tin hiểu được biến động về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính giữa niên độ (BCTCGNĐ) hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư kịp thời mà không cần phải đợi đến khi có báo cáo tài chính năm. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng với mẫu nghiên cứu bao gồm 59 doanh nghiệp niêm yết phi tài chính tốt nhất (DNNY) trong giai đoạn 2016-2018. Mô hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố, kết quả cho thấy chỉ có 3 nhân tố tác động gồm: Quy mô doanh nghiệp (QMDN); Lợi nhuận giữa niên độ (LNGNĐ); Cổ tức giữa niên độ (CTGNĐ) và tất cả các biến đều cho tác động tích cực. Theo đó, các DNNY cần có những kế hoạch cụ thể để gia tăng quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận giữa niên độ, cũng như có các chính sách thích hợp liên quan đến việc chia cổ tức cho các cổ đông. • Từ khóa: báo cáo tài chính giữa niên độ, công bố thông tin, Forbes Việt Nam. Ngày nhận bài: 2/5/2019 Ngày chuyển phản biện: 10/5/2019 Ngày nhận phản biện: 15/5/2019 Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2019 Interim financial reportings (IFRs) currently have crucial meaning for information users, especially investors to make timely investment decisions without waiting annual financial statements disclosed. The author uses quantitative methods to including 59 best non-financial listed companies in the period from 2016 to 2018. The research model consists of 8 factors, the results show that there are only 3 factors affecting, including Firm size (SIZE), Reported interim profit (INPRO); interim dividend (INDIV) and all of them have positive effects. Accordingly, companies need to have specific plans to increase firm size and reported interim profit, as well as have appropriate policies related to interim dividends for shareholders. • Keywords: interim financial reportings, information disclosure, Forbes Vietnam. * Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM Tô Phạm Quế Anh* 52 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Lý thuyết thông tin hữu ích cho rằng doanh nghiệp phải công bố những thông tin hữu ích, thông qua hệ thống báo cáo tài chính cho nhà đầu tư, phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh tế. Ijiri và Jaedicke (1966) cho rằng lý thuyết nhấn mạnh các nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp cho người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế... Khi vận dụng lý thuyết này, các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng được sự ảnh hưởng của các nhân tố như chủ thể kiểm toán, tỉ lệ thành viên độc lập của Hội đồng quản trị. Lý thuyết tín hiệu cho rằng CBTT được xem là tín hiệu riêng của doanh nghiệp chuyển tải đến nhà đầu tư để tạo ra sự khác biệt về chất lượng hoạt động của đơn vị mình so với đơn vị khác (Akerlof, 1970). Lý thuyết đại diện định nghĩa mối quan hệ đại diện như một hợp đồng, theo đó một hay nhiều người (quan trọng) cam kết với một người khác (đại diện) thực hiện một vài dịch vụ nhân danh họ (Jensen và Meckling, 1976). Lý thuyết cho rằng cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình vì vậy người đại diện hành động vì lợi ích riêng của họ mà gây bất lợi cho chủ sở hữu thì chủ sở hữu sẽ đưa ra các biện pháp để giới hạn lại lợi ích riêng của người đại diện. Lý thuyết được các nhà nghiên cứu sử dụng kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT gồm quy mô, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, tình trạng niêm yết. Đối với nghiên cứu chỉ tập trung vào các nhân tố thuộc CSTC, Ku và Chandler (2005) nghiên cứu về mức độ CBTT của 117 công ty niêm yết tại Malaysia năm 2001. Kết quả cho thấy chỉ có biến quy mô doanh nghiệp có tác động theo hướng tích cực trong khi ba nhân tố còn lại là lợi nhuận, đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng không cho thấy sự ảnh hưởng nào.Về việc kết hợp các nhân tố thuộc CSTC và quản trị công ty (QTCT), Musa và Richard (2005) nghiên cứu các nhân tố tác động đến BCTCGNĐ của 262 DNNY trong giai đoạn 2001 - 2002 tại Anh. Kết quả cho thấy trình độ của Ủy ban kiểm toán, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các tổ chức bên ngoài, sự tham gia của các kiểm toán viên độc lập, quy mô công ty và sự đa dạng trong khoản mục tác động cùng chiều đến mức độ CBTT trên BCTCGNĐ. Trong khi đó, nhân tố về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của thành viên trong Ủy ban kiểm toán lại ảnh hưởng ngược chiều một cách đáng kể. Mangena và Tauringana (2007) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT bắt buộc trên BCTCGNĐ của các công ty niêm yết ở UK nói chung, trong đó có 2 nhân tố liên quan đến CSTC đó là quy mô công ty và cổ tức giữa niên độ, cả 2 biến được nêu trên đều có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT trên BCTCGNĐ. David (2012) đã nghiên cứu về mức độ tác động của các yếu tố quyết định đến việc thông tin được dự định công bố trên BCTCGNĐ của 91 công ty phi tài chính thuộc Cộng Hòa Kenya, một quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011. Kết quả cho thấy đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, tính thanh khoản, chi phí vốn và sự sở hữu của các tổ chức bên ngoài là những nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT trên BCTCGNĐ trong tương lai; trong khi đó quy mô công ty và loại hình doanh nghiệp được cho là không ảnh hưởng. Ở Việt Nam, Nguyễn Hữu Cường (2016) đánh giá mức độ tuân thủ về thông tin của các công ty niêm yết thuộc 7 nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu của 4 biến độc lập chỉ ra rằng việc áp dụng theo IFRS và loại hình kiểm toán có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT trên BCTCGNĐ, trong khi hai biến độc lập còn lại cho kết quả ngược chiều. Đối với các biến điều chỉnh, trong tất cả các nhân tố thuộc CSTC chỉ có quy mô doanh nghiệp là có tác động cùng chiều với mức độ CBTT trong khi hai nhân tố còn lại được xem là không có ảnh hưởng. Dương Ngọc Như Quỳnh (2017) nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ CBTT tùy ý trên BCTCGNĐ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mẫu là 100 BCTC bán niên và BCTC quý 2 vào năm 2016. Kết quả cho thấy chỉ có một nhân tố thuộc CSTC là khả năng thanh toán có tác động cùng chiều, hai nhân tố còn lại của CSTC cho thấy không có sự tác động nào. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước, bài viết nhận thấy rằng đa số các nghiên cứu cả trong và ngoài nước không có sự nghiên cứu chuyên biệt liên quan đến nhân tố CSTC hay QTCT. Các nghiên cứu nước ngoài chưa có nghiên cứu cho các DNNY Việt Nam trong khi đa số các nghiên cứu ở nước ta chỉ xem xét tác động của các nhân tố đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC bán niên và cả BCTC quý của các DNNY trên HOSE và HNX. 3. Thiết kế nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện bởi phần mềm SPSS phiên bản 16.0, TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 08 (193) - 2019 53Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 08 (193) - 2019 thông qua bảng dữ liệu chuỗi thời gian (data panel), cũng như sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (Pooled OLS) để kiểm định hồi quy mô hình nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu gồm 127 mẫu của 59 DNNY phi tài chínhtốt nhất theo bình chọn của Forbes Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016-2018. Biến phụ thuộc được đo lường là 19 chỉ mục được công bố trên BCTCGNĐ theo VAS 27, cụ thể là Phần thuyết minh BCTC chọn lọc, nếu mục thông tin được công bố, sẽ nhận giá trị 1 mã hóa cho dữ liệu, nếu không công bố sẽ nhận giá trị 0. Các biến độc lập được mô tả và đo lường như sau: Tác giả kế thừa mô hình của Ku Ismail và Chandler (2005) về các nhân tố thuộc CSTC và đồng thời kết hợp thêm một số nghiên cứu của tác giả khác. Do đó, mô hình hồi quy đa biến được thiết kế như sau: CBTT (CSTC) = β 0 + β 1 *QMDN + β 2 *CCV + β 3 *LNGNĐ + β 4 *TTK + β 5 *ĐBTC + β 6 *CTGNĐ + β 7 *TĐTT + β 8 *TSSL + Ɛ 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiểm định ma trận hệ số tương quan Kết quả kiểm định tính tương quan giữa các biến đối với mức độ CBTT cho thấy có 3 biến tương quan với biến phụ thuộc là QMDN, LNGNĐ và CTGNĐ với mức ý nghĩa Sig là 0.000 (nhỏ hơn 1%). 4.2. Đánh giá về độ phù hợp của mô hình (Bảng 3) Bảng 3 cho thấy R2 hiệu chỉnh (Kiểm định F có Sig < 0.01), điều này có ý nghĩa rằng 22,7% sự thay đổi của biến CBTT được giải thích bởi các biến độc lập. Bên cạnh đó, dựa vào kiểm định Durbin-Watson cũng có thể thấy được mô hình không có hiện tượng tự tương quan (vì giá trị d = 1.208, 1 < d < 3) 4.3. Kết quả hồi quy Dựa trên kết quả kiểm định tính tương quan ở phần trên, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy cho mô hình CBTT dựa trên 3 biến độc lập phù hợp. Kết quả như Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy của mô hình sẽ được dựa trên hệ số hồi quy đã chuẩn hóa vì mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn, kết quả cho thấy cả 3 biến đưa vào mô hình đều có tác động và cùng cho thấy tác động cùng chiều. Mô hình hồi quy được trình bày như sau: CBTT (CSTC) = 0,187*QMDN + 0,273*LNGNĐ + 0,175*CTGNĐ + Ɛ Hệ số 0,187 lớn hơn 0 cho thấy QMDN có tác động tích cực đến mức độ CBTT. Điều này thể hiện rằng khi QMDN tăng lên 1 đơn vị thì mức độ CBTT trên BCTCGNĐ tăng tương ứng 0,018 khi các yếu tố đồng thời cùng tác động Tương tự như trên, hệ số của biến LNGNĐ và CTGNĐ đều lớn hơn 0 lần lượt là 0,273 và 0,175. Cả hai nhân tố đều tác động thuận chiều đến việc CBTT trên BCTCGNĐ. Trong đó nhân tố LNGNĐ cho thấy sự tác động mạnh nhất với hệ số lớn nhất, điều này cho thấy tầm quan trọng của biến LNGNĐ đối với mức độ CBTT trên BCTCGNĐ. 5. Kết luận và gợi ý chính sách 5.1. Kết luận Dựa trên cơ sở kế thừa mô hình của Ku and Chandler (2005) về các nhân tố thuộc CSTC, đồng thời kế thừa các nghiên cứu khác tác giả đã tiến hành nghiên cứu 127 mẫu của các DNNY được Forbes bình chọn là tốt nhất trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 bằng cách chỉ sử dụng các nhân tố thuộc CSTC. Kết quả đã cho thấy được, trong 8 biến độc lập được sử dụng trong mô hình thì có 3 biến có tác động đến mức 4 Bảng 1: Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình hồi quy Tên biến Mô tả Đo lường QMDN Quy mô doanh nghiệp Logarit của tổng tài sản CCV Cơ cấu vốn Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu LNGNĐ Lợi nhuận giữa niên độ Logarit lợi nhuận sau thuế giữa niên độ TTK Tính thanh khoản Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn ĐBTC Đòn bẩy tài chính Tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản CTGNĐ Cổ tức phải trả giữa niên độ Logarit cổ tức phải trả giữa niên độ TĐTT Tốc độ tăng trưởng doanh thu ((Doanh thu năm Y1 - Doanh thu năm Yo) x 100)/Doanh thu năm Yo TSSL Tỷ suất sinh lời Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Nguồn: Tác giả tổng hợp Tác giả kế thừa mô hình của Ku Ismail và Chandler (2005) về các nhân tố thuộc CSTC và đồng thời kết hợp thêm một số nghiên cứu của tác giả khác. Do đó, ô hình hồi quy đa biến được thiết kế như sau: CBTT (CSTC) = β0 + β1*QMDN + β2*CCV + β3*LNGNĐ + β4*TTK + β5*ĐBTC + β6*CTGNĐ + β7*TĐTT + β8*TSSL + Ɛ 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiểm định ma trận hệ số tương quan Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập CBTT QMDN CCV LNGNĐ TTK ĐBTC CTGNĐ TĐTT TSSL CBTT Hệ số tương quan Pearson 1 .381** -.042 .442** -.096 .064 .305** .054 -.033 Giá trị Sig. .000 .641 .000 .285 .475 .000 .545 .713 Số lượng 127 127 127 127 127 127 127 127 127 Nguồn: Số liệu phân tích từ SPSS Kết quả kiểm định tính tương quan giữa các biến đối với mức độ CBTT cho thấy có 3 biến tương quan với biến phụ thuộc là QMDN, LNGNĐ và CTGNĐ với mức ý nghĩa Sig là 0.000 (nhỏ hơn 1%). 4.2. Đánh giá về độ phù hợp của mô hình 4 Bảng 1: Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình hồi quy Tên biến Mô tả Đo lườ g QMDN Quy mô doanh nghiệp Logarit của tổng tài sản CCV Cơ cấu vốn Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu LNGNĐ Lợi nhuận giữa niên độ Logarit lợi nhuận sau thuế giữa niên độ TTK Tính thanh khoản Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn ĐBTC Đòn bẩy tài chính Tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản CTGNĐ Cổ tức phải trả giữa niên độ Logarit cổ tức phải trả giữa niên độ TĐTT Tốc độ tăng trưởng doanh thu ((Doanh thu năm Y1 - Doanh thu năm Yo) x 100)/Doanh thu năm Yo TSSL Tỷ suất sinh lời Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Nguồn: Tác giả tổng hợp Tác giả kế thừa mô hình của Ku Ismail và Chandler (2005) về các nhân tố thuộc CSTC và đồng thời kết hợp thêm một số nghiên cứu của tác giả khác. Do đó, mô hình hồi quy đa biến được thiết kế như sau: CBTT (CSTC) = β0 + β1*QMDN + β2*CCV + β3*LNGNĐ + β4*TTK + β5*ĐBTC + β6*CTGNĐ + β7*TĐTT + β8*TSSL + Ɛ 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiểm định ma trận hệ số tươn qu n Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập CBTT QMDN CCV LNGNĐ TTK ĐBTC CTGNĐ TĐTT TSSL CBTT Hệ số tương quan Pearson 1 .381** -.042 .442** -.096 .064 .305** .054 -.033 Giá trị Sig. .000 .641 .000 .285 .475 .000 .545 .713 Số lượng 127 127 127 127 127 127 127 127 127 Nguồn: Số liệu phân tích từ SPSS Kết quả kiểm định tính tương quan giữa các biến đối với mức độ CBTT cho thấy có 3 biến tương quan với biến phụ thuộc là QMDN, LNGNĐ và CTGNĐ với mức ý nghĩa Sig là 0.000 (nhỏ hơn 1%). 4.2. Đánh giá về độ phù hợp của mô hình 54 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn độ CBTT trên BCTCGNĐ là QMDN, LNGNĐ, CTGNĐ và tất cả các biến đều cho thấy tác động thuận chiều. Trong đó biến LNGNĐ cho kết quả tác động lớn nhất đến mô hình. Dựa trên kết quả này, một số chính sách sẽ được đề xuất cho các DNNY nhằm có thể nâng cao mức độ CBTT trên BCTCGNĐ của mình thông qua việc gia tăng quy mô doanh nghiệp bằng cách tăng tổng tài sản nhằm tăng tiềm lực tài chính, gia tăng lợi nhuận của DNNY cũng như có những chính sách phù hợp cho việc phân chia cổ tức đối với các cổ đông hiện hữu. 5.2. Gợi ý các chính sách liên quan Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm góp phần nâng cao mức độ CBTT trên BCTCGNĐ Quy mô doanh nghiệp - Phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường. Hình thức phát hành cổ phiếu nên được ưu tiên hơn vì có đặc trưng cơ bản là tăng vốn mà không làm tăng nợ của doanh nghiệp. - Vay vốn của các ngân hàng thương mại. Trong quá trình sử dụng vốn, doanh nghiệp phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng tiến độ kế hoạch. - Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Phương thức này sẽ huy động được một lượng vốn lớn cần thiết cho một số hoạt động mà không làm tăng nợ, nhưng cũng có những hạn chế nhất định do phải chia sẻ lợi nhuận cho bên liên doanh. Lợi nhuận giữa niên độ - Tăng doanh thu thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng thêm một số phương thức như tăng tiếp thị trực tuyến, tăng thêm dịch vụ giá trị gia tăng để khách hàng quay lại, tăng thêm chi phí hậu mãi, tăng khuyến mãi. - Giảm thiểu chi phí chưa hợp lý như hạn chế đầu tư trang thiết bị mới nếu không cần thiết, giảm mức phẩm cấp của các văn phòng phẩm, giảm chi phí văn phòng và lưu kho, giảm các chi phí truyền thông gián tiếp, hoặc bổ sung việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho các khoản chi phí trên cơ sở lập ra định mức và dự toán. Cổ tức giữa niên độ Việc tăng mức chia cổ tức giữa niên độ cho các cổ đông cần được các DNNY xem xét một cách kỹ lưỡng và đối chiếu sao cho phù hợp với chính sách chia cổ tức của công ty cũng như kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo. Tăng mức chia cổ tức không có nghĩa là các DNNY nên dùng tất cả lợi nhuận sau thuế chia hết cho các cổ đông, vì nếu phân chia hết sẽ dẫn đến việc không có vốn để tiến hành tái đầu tư. Tài liệu tham khảo: Akerlof, G. A. (1970). The market for lemons: Quality uncertainty and the marketmechanism, The Quarterly Journal of Economics, 84(3), 488-500. Bộ Tài chính (2005). Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nhà xuất bản Tài chính. Bộ Tài chính (2015). Thông tư số 155/2015/TT-BTC về “Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015. David, M. (2012). The determinants of forward-looking disclosures in interim reports for non-financial firms: Evidence from a developing country. International Journal of Accounting and Financial Reporting. Dương Ngọc Như Quỳnh (2017). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp - trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Jensen, M. C., Meckling, W. H. (1976). The theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360. Ku Ismail, K. N. I. and Chandler, R. (2005). Disclosures in the quarterly reports of Malaysian companies. Financial Reporting, Regulation & Governance, 4(1), 1-25. Musa, M. and Richard, P. (2012). The effect of audit committee shareholding, financial expertise and size on interim financial disclosures. Accounting and Business Research, Vol 35, No. 4, pp. 327-349. Nguyễn Hữu Cường (2016). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ về công bố thông tin trong báo cáo tài chính giữa niên độ của các nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng quản lý (NXB Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng). 5 Bảng 3: Đánh giá sự phù hợp của mô hình Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Durbin-Watson CBTT .496a .246 .227 1.208 Nguồn: Số liệu phân tích từ SPSS Bảng 4 cho thấy R2 hiệu chỉnh (Kiểm định F có Sig < 0.01), điều này có ý nghĩa rằng 22,7% sự thay đổi của biến CBTT được giải thích bởi các biến độc lập. Bên cạnh đó, dựa vào kiểm định Durbin-Watson cũng có thể thấy được mô hình không có hiện tượng tự tương quan (vì giá trị d = 1.208, 1 < d < 3) 4.3. Kết quả hồi quy Dựa trên kết quả kiểm định tính tương quan ở phần trên, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy cho mô hình CBTT dựa trên 3 biến độc lập phù hợp. Kết quả như sau: Bảng 4: Kết quả hồi quy của mô hình Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa t Sig. B Sai số chuẩ Beta CBTT (Hằng số) .239 .109 2.198 .030 QMDN .018 .009 .187 1.944 .045 LNGNĐ .028 .010 .273 2.723 .007 CTGNĐ .003 .001 .175 2.095 .038 Nguồn: Phân tích từ SPSS Kết quả phân tích hồi quy của mô hình sẽ được dựa trên hệ số hồi quy đã chuẩ hóa vì mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn, kết quả cho thấy cả 3 biến đưa vào mô hình đều có tác động và cùng cho thấy tác động cùng chiều. Mô hình hồi quy được trình bày như sau: CBTT (CSTC) = 0,187*QMDN + 0,273*LNGNĐ + 0,175*CTGNĐ + Ɛ Hệ số 0,187 lớn hơn 0 cho thấy QMDN có tác động tích cực đến mức độ CBTT. Điều này thể hiện rằng khi QMDN tăng lên 1 đơn vị thì mức độ CBTT trên BCTCGNĐ tăng tương ứng 0,018 khi các yếu tố đồng thời cùng tác động Tương tự như trên, hệ số của biến LNGNĐ và CTGNĐ đều lớn hơn 0 lần lượt là 0,273 và 0,175. Cả hai nhân tố đều tác động thuận chiều đến việc CBTT trên BCTCGNĐ. Trong đó nhân tố LNGNĐ cho thấy sự tác động mạnh nhất với hệ số lớn nhất, điều này cho thấy tầm quan trọng của biến LNGNĐ đối với mức độ CBTT trên BCTCGNĐ. 5. Kết luận và gợi ý chính sách 5 Bảng 3: Đánh giá sự phù hợp của mô hình Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Durbin-Watson CBTT .496a .246 .227 1.208 Nguồn: Số liệu phân tích từ SPSS Bảng 4 cho thấy R2 hiệu chỉnh (Kiểm định F có Sig < 0.01), điều này có ý nghĩa rằng 22,7% sự thay đổi của biến CBTT được giải thích bởi các biến độc lập. Bên cạnh đó, dựa vào kiểm định Durbin-Watson cũng có thể thấy được mô hình không có hiện tượng tự tương quan (vì giá trị d = 1.208, 1 < d < 3) 4.3. Kết quả hồi quy Dựa trên kết quả kiểm định tính tương quan ở phần trên, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy cho mô hình CBTT dựa trên 3 biến độc lập phù hợp. Kết quả như sau: Bảng 4: Kết quả hồi quy của mô hình Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa t Sig. B Sai số chuẩn Beta CBTT (Hằng số) .239 .109 2.198 .030 QMDN .018 .009 .187 1.944 .045 LNGNĐ .028 .010 .273 2.723 .007 CTGNĐ .003 .001 .175 2.095 .038 Nguồn: Phân tích từ SPSS Kết quả phân tích hồi quy của mô hình sẽ được dựa trên hệ số hồi quy đã chuẩn hóa vì mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn, kết quả cho thấy cả 3 biến đưa vào mô hình đều có tác động và cùng cho thấy tác động cùng chiều. Mô hình hồi quy được trình bày như sau: CBTT (CSTC) = 0,187*QMDN + 0,273*LNGNĐ + 0,175*CTGNĐ + Ɛ Hệ số 0,187 lớn hơn 0 cho thấy QMDN có tác động tích cực đến mức độ CBTT. Điều này thể hiện rằng khi QMDN tăng lên 1 đơn vị thì mức độ CBTT trên BCTCGNĐ tăng tương ứng 0,018 khi các yếu tố đồng thời cùng tác động Tương tự như trên, hệ số của biến LNGNĐ và CTGNĐ đều lớn hơn 0 lần lượt là 0,273 và 0,175. Cả hai nhân tố đều tác động thuận chiều đến việc CBTT trên BCTCGNĐ. Trong đó nhân tố LNGNĐ cho thấy sự tác động mạnh nhất với hệ số lớn nhất, điều này cho thấy tầm quan trọng của biến LNGNĐ đối với mức độ CBTT trên BCTCGNĐ. 5. Kết luận và gợi ý chính sách TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 08 (193) - 2019
File đính kèm:
nhan_to_anh_huong_den_muc_do_cong_bo_thong_tin_tren_bao_cao.pdf