Nhân một trường hợp phẫu thuật dị vật cành cây đâm xuyên qua hốc mắt

TÓM TẮT

Mục tiêu: cảnh báo về biến chứng có thể gặp phải khi dị vật cành cây nằm trong hốc mắt và

lý do để can thiệp phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: thông báo điều trị phẫu thuật 1 bệnh

nhân (BN) bị cành cây đâm xuyên qua hốc mắt. BN được chụp CT hốc mắt để xác định vị trí và

mức độ tổn thương. Sử dụng đường mổ đi qua bờ mi dưới và đường sát chân cung mày trái để

lấy dị vật. Theo dõi thị lực, độ lồi, vận nhãn trước và sau phẫu thuật. Các biến chứng có thể gặp

trong và sau phẫu thuật. Kết quả: không có biến chứng trong và sau phẫu thuật. Sau mổ, độ lồi

hai mắt cân bằng nhau và không có hạn chế vận nhãn. Thị lực mắt trái sau mổ 6 tháng đạt 10/10.

Kết luận: dị vật cành cây xuyên qua hốc mắt có thể gây biến chứng sớm và muộn. Việc lấy

sạch những mẩu gỗ và mảnh vỏ cây trong khi phẫu thuật gặp nhiều khó khăn. Kỹ thuật tốt nhất

được lựa chọn để đảm bảo lấy hết dị vật hốc mắt

pdf 5 trang phuongnguyen 6000
Bạn đang xem tài liệu "Nhân một trường hợp phẫu thuật dị vật cành cây đâm xuyên qua hốc mắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân một trường hợp phẫu thuật dị vật cành cây đâm xuyên qua hốc mắt

Nhân một trường hợp phẫu thuật dị vật cành cây đâm xuyên qua hốc mắt
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 167 
NH N M T TRƢỜNG HỢP PHẪU THUẬT DỊ VẬT 
CÀNH C Đ M U ÊN QU HỐC MẮT 
 Nguyễn Chiến Thắng*; Nguyễn Hùng Thắng*; Nguyễn Văn Khoa* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: cảnh báo về biến chứng có thể gặp phải khi dị vật cành cây nằm trong hốc mắt và 
lý do để can thiệp phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: thông báo điều trị phẫu thuật 1 bệnh 
nhân (BN) bị cành cây đâm xuyên qua hốc mắt. BN được chụp CT hốc mắt để xác định vị trí và 
mức độ tổn thương. Sử dụng đường mổ đi qua bờ mi dưới và đường sát chân cung mày trái để 
lấy dị vật. Theo dõi thị lực, độ lồi, vận nhãn trước và sau phẫu thuật. Các biến chứng có thể gặp 
trong và sau phẫu thuật. Kết quả: không có biến chứng trong và sau phẫu thuật. Sau mổ, độ lồi 
hai mắt cân bằng nhau và không có hạn chế vận nhãn. Thị lực mắt trái sau mổ 6 tháng đạt 10/10. 
Kết luận: dị vật cành cây xuyên qua hốc mắt có thể gây biến chứng sớm và muộn. Việc lấy 
sạch những mẩu gỗ và mảnh vỏ cây trong khi phẫu thuật gặp nhiều khó khăn. Kỹ thuật tốt nhất 
được lựa chọn để đảm bảo lấy hết dị vật hốc mắt. 
* Từ khóa: Dị vật hốc mắt. 
A Case Report: Wooden Foreign Body in Eye Orbit 
Summary 
Objectives: To emphasize the potential complications of a orbital wooden foreign body (WFB) 
and the rationale of a surgical technique. Subjects and methods: An interventional case was 
reported. One patient had an orbital WFB injury. Computed tomography imaging of patient 
revealed evidence of orbital foreign body. A surgical technique was used to remove foreign 
body. Preoperative and postoperative vision, proptosis, ocular motility and various ocular 
symptoms and signs were recorded. Results: No post-operative complications were seen and 
all preoperative symptoms and signs were resolved. The patient presented with 10/10 vision in 
left eye at 6-month follow-up. Conclusion: An orbital WFB can cause early or late complications 
and is known to have the potential to migrate intracranially. In this patient, a team approach may 
be the best technique to ensure complete removal. 
* Key words: Orbital wooden foreign body. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dị vật thực vật trong hốc mắt có thể 
gây biến chứng trầm trọng nếu không 
được phát hiện [1]. Thời gian xuất hiện 
của biến chứng tùy thuộc vào dị vật và có 
thể xuất hiện ngay sau vài giờ hoặc kéo 
dài vài tháng [1]. Khai thác kỹ bệnh sử, 
khám xét tỷ mỷ và kết hợp với chụp CT 
hốc mắt là cần thiết để có chẩn đoán 
chính xác, từ đó đưa ra một phương án 
phẫu thuật phù hợp. 
* Bệnh viện Quân y 103 
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Chiến Thắng (thangnguyenchien103@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 10/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/03/2015 
 Ngày bài báo được đăng: 13/07/2015 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 168
Nếu trong phẫu thuật lấy không hết 
được mảnh gỗ hoặc mảnh vỏ cây, triệu 
chứng của dị vật trong vật hốc mắt và 
những biến chứng muộn sau mổ sẽ xuất 
hiện trở lại. Trong bài báo này, chúng tôi 
thông báo kinh nghiệm chẩn đoán và 
phẫu thuật một trường hợp cành cây đâm 
xuyên qua hốc mắt trái. 
B NH ÁN 
BN nam 60 tuổi khi tham gia giao 
thông ngày 25 - 5 - 2014 bị ngã vào đống 
củi ven đường, sau đó được đưa vào 
bệnh viện huyện. BN được chẩn đoán 
chấn thương mắt trái do cành cây đâm 
xuyên từ phía thái dương trái vào trong 
hốc mắt với đầu ngoài của cành cây nhìn 
thấy nhô ra phía thái dương (hình 1). BN 
có biểu hiện chảy nhiều máu dọc theo 
đầu ngoài của cành cây, không tự mở 
được mắt do mi sưng nề. BN được băng 
cầm máu vết thương và chuyển tới Bệnh 
viện Quân y 103 vào ngày 26 - 5 - 2014. 
Chụp CT hốc mắt (hình 2) cho thấy cành 
cây dài khoảng 10 cm đi xuyên từ thành 
ngoài hốc mắt xuống dưới phá vỡ phần 
trước trong thành dưới hốc mắt và cắm 
vào thành trong xoang hàm trên bên trái. 
Đường đi của cành cây nằm ngay sát cơ 
thẳng ngoài và thẳng dưới mắt trái. Khám 
lâm sàng thấy mi mắt sưng nề không tự 
mở được mắt, dùng vành mi mở mắt ra 
thấy nhãn cầu bị đẩy lồi ra trước 4 mm so 
với mắt bên kia, xuất huyết dưới kết mạc 
nhãn cầu, giác mạc không tổn thương, 
đồng tử 3 mm tròn, đáy mắt soi rõ các chi 
tiết. Thị lực lúc này đo được là đếm ngón 
tay cách 4 m, vận nhãn hạn chế tất cả 
các hướng. Sau khi bị thương 23 giờ, BN 
được chuyển lên phòng mổ gây mê nội 
khí quản. Kíp mổ kết hợp bác sỹ nhãn 
khoa để xử trí phần tổn thương trong hốc 
mắt và bác sỹ chuyên khoa hàm mặt để 
xử trí phần tổn thương xoang hàm trên. 
Kíp mổ đã sử dụng hai đường mổ khác 
nhau để tiếp cận và lấy bỏ cành cây (hình 
3). Sau mổ, BN không có biến chứng. Ra 
viện ngày 3 - 6 - 2014 với thị lực 8/10, độ 
lồi hai mắt bằng nhau (hình 4). BN được 
theo dõi thường xuyên và khám lần cuối 
vào 11 - 2014 (6 tháng sau phẫu thuật). 
Thị lực mắt trái 10/10, đồng tử tròn, phản 
xạ ánh sáng tốt, không hạn chế khi liếc 
mắt về các hướng, không có biểu hiện 
của lồi mắt hoặc lõm mắt, vết mổ khô, mi 
dưới về đúng vị trí giải phẫu, không để lại 
sẹo sau mổ. 
X TR 
BN được gây mê nội khí quản. Đường 
mổ trên ngoài cung mày mắt trái sâu 
xuống xương trán thái dương. Kéo tổ 
chức phần mềm bộc lộ đường vào của 
cành cây. Thấy những mảnh vỏ cây bị 
tróc ra và một vài mảnh gỗ nhỏ cùng với 
đất bẩn găm vào tổ chức phần mềm xung 
quanh đường vào. Lấy bỏ > 10 mảnh vỏ 
cây và mảnh gỗ. Bộc lộ đầu trên của cành 
cây tính từ xương khoảng 1 cm. Cặp kìm 
vào đầu cành cây kéo, nhưng cành cây 
cắm vào xương rất chắc không thể lấy 
ra được. 
Đường mổ thứ hai đi sát hàng chân 
lông mi dưới mắt trái cách hàng chân 
lông mi 2 mm. Bóc tách qua cơ vòng 
cung mi và đi qua vách hốc mắt vào bờ 
dưới xương hốc mắt. Đầu trong cành cây 
đâm xuyên qua thành dưới hốc mắt tại vị 
trí góc dưới ngoài và mắc kẹt chặt vào 
thành xương. Dùng lóc cốt mạc nhẹ nhàng 
tách những chỗ xương kẹt vào cành cây 
và dùng kìm nhẹ nhàng xoay đầu trong 
cành cây trong khi quan sát không làm tổn 
thương nhãn cầu. Dùng một kìm thứ hai 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 169 
cặp vào đầu ngoại vi của cành cây và từ 
từ rút cành cây ra khỏi hốc mắt. Độ dài 
cành cây 10 cm và đường kính đầu cành 
cây 1 cm. Gắp lấy phần mảnh vỏ cây và 
những mảnh đất đá, sau đó dùng thìa 
nạo nhẹ nhàng dọc theo ống vết thương. 
Tưới rửa sạch vết thương và rửa xoang 
hàm trên bằng dung dịch betadine 10%. 
Đóng vết mổ, đặt dẫn lưu. Rút dẫn lưu 
ngày hôm sau. 
 Hình 1: Phạm Văn Ph, 60 tuổi, số BA 699. 
Hình 2: Phim CT cho thấy cành cây đâm xuyên từ thành ngoài hốc mắt xuống dưới phá vỡ 
phần trước trong thành dưới hốc mắt và cắm vào thành trong xoang hàm trên bên trái. 
Hình 3: Bộc lộ đầu dưới của cành cây và kéo cành cây ra khỏi hốc mắt bằng kìm. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 170
Hình 4: Hình ảnh BN khi ra viện. 
BÀN UẬN 
Trong thực tế lâm sàng có thể gặp rất 
nhiều loại dị vật hốc mắt như: mảnh kính, 
mảnh đá, mảnh kim loại, mảnh gỗ, bút 
chì, lưỡi câu cá [2]. Nếu dị vật đi qua hốc 
mắt và gây tổn thương nội sọ nên chuyển 
BN tới các phẫu thuật viên chuyên ngành 
thần kinh. Do đó, trong nghiên cứu này, 
chúng tôi không bàn luận về chẩn đoán, 
điều trị và các biến chứng có thể xảy ra 
đối với BN có dị vật hốc mắt gây tổn 
thương nội sọ mà chỉ đề cập tới BN bị dị 
vật thực vật trong hốc mắt. 
Các bác sỹ nhãn khoa là những người 
đầu tiên thăm khám BN bị thương do dị 
vật thực vật trong hốc mắt và cũng chính 
là người sẽ tiến hành phẫu thuật cho BN. 
Do vậy, bác sỹ nhãn khoa phải đưa ra 
được khả năng chẩn đoán, phẫu thuật và 
biết được những biến chứng có thể gặp 
phải để đưa ra phương pháp điều trị tốt 
nhất cho BN. 
Đã có nhiều báo cáo ca bệnh (case 
report) và nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh 
về dị vật thực vật hốc mắt. Tuy nhiên mới 
chỉ tập trung chủ yếu vào tổn thương tại 
hốc mắt do dị vật thực vật gây nên. Tất cả 
những báo cáo này đều nhấn mạnh đến 
tầm quan trọng của thời gian ủ bệnh (thời 
gian từ khi bị thương đến khi xuất hiện 
những biến chứng đầu tiên của bệnh). 
Thời gian này có thể kéo dài từ vài giờ tới 
vài tháng [1]. Nghiên cứu về chẩn đoán 
hình ảnh đã chứng minh sự cần thiết 
cũng như những hạn chế của chẩn đoán 
hình ảnh [3]. Cho tới nay, các phương 
tiện chẩn đoán hình ảnh như CT, MRI, 
siêu âm B cũng không thể chẩn đoán dị 
vật thực vật hốc mắt với độ nhạy 100%. 
Do đó, muốn có chẩn đoán chính xác 
phải kết hợp cả chẩn đoán hình ảnh, khai 
thác kỹ tiền sử và thăm khám lâm sàng 
thật kỹ. 
Có một vài nguyên nhân giúp giải thích 
tại sao dị vật thực vật hốc mắt thường 
gây nên biến chứng nặng. Thứ nhất, dị 
vật thực vật có đặc điểm là mềm và xốp, 
khi xuyên vào trong hốc mắt thường vỡ 
thành mảnh, tạo ra nhiều khe kẽ nhỏ là 
nơi chứa những ổ nhiễm trùng [4]. Thứ hai, 
dị vật thực vật hốc mắt nếu không cản 
quang và không đủ lớn khó phát hiện 
được khi chụp X quang và thường bị bỏ 
sót. Do đó, BN cần chẩn đoán chính xác, 
lựa chọn thời gian can thiệp phẫu thuật 
hợp lý khi nghi ngờ có dị vật thực vật 
hốc mắt. 
Cần phải nhấn mạnh về sự cần thiết 
của việc kết hợp giữa chẩn đoán hình 
ảnh và dấu hiệu lâm sàng để đưa ra chỉ 
định điều trị hợp lý cho những BN này. 
Bác sỹ nhãn khoa phải khai thác kỹ bệnh 
sử, không được bỏ sót dấu hiệu lâm 
sàng, tổ chức hội chẩn với chuyên khoa 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 171 
hàm mặt và chẩn đoán hình ảnh. Không 
nên đưa ra quyết định nếu chỉ dựa vào 
dấu hiệu âm tính trên phim chụp CT. 
Đối với BN này, việc chẩn đoán dựa 
vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm 
sàng tương đối dễ dàng. Vấn đề còn lại 
là lựa chọn cách thức phẫu thuật. Căn cứ 
vào tổn thương, chúng tôi dùng hai đường 
phẫu thuật. Đường mổ thứ nhất đi trên 
ngoài cung mày trái sâu xuống xương 
trán thái dương, kéo tổ chức phần mềm 
bộc lộ đường vào của cành cây. Phần 
gốc của cành cây là nơi dùng kìm kẹp 
vào để kéo cành cây ra. Đường mổ thứ 
hai đi sát hàng chân lông mi dưới mắt trái 
cách hàng chân lông mi 2 mm đủ để bộc 
lộ đầu trong cành cây tại vị trí góc dưới 
ngoài nơi nó đâm xuyên qua thành dưới 
hốc mắt và mắc kẹt chặt vào thành xương. 
Sau khi rút được cành cây, dùng panh lấy 
nốt những mảnh vỏ và mảnh gỗ còn lại. 
Sau đó, rửa ống vết thương bằng cách 
bơm nước muối sinh lý từ hai đầu vết 
thương nhằm lấy được những mảnh vỏ 
và đất đá còn trong ống vết thương. Rửa 
cho tới khi sạch hết dị vật và nước rửa 
trong. Trong quá trình thao tác, tránh tác 
động mạnh đột ngột vào nhãn cầu, quan 
sát phản xạ đồng tử trong quá trình thao 
tác để tránh biến chứng có thể xảy ra 
như tổn thương cơ vận nhãn và hệ thống 
thần kinh. 
Như vậy, để có chẩn đoán đúng và 
giúp tiên lượng tốt trong trường hợp BN 
bị dị vật cành cây xuyên vào hốc mắt, cần 
khai thác bệnh sử kỹ càng, khám xét lâm 
sàng một cách chi tiết và tỷ mỷ kết hợp 
với chẩn đoán hình ảnh. Các phẫu thuật 
viên cần nhớ cành cây thường có xu 
hướng vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ và di 
động, do đó khi phẫu tích bộc lộ nhãn cầu 
và dị vật phải chú ý không để những 
mảnh dị vật đi sâu vào trong hốc mắt gây 
tổn thương thần kinh và cơ vận nhãn. Mỗi 
BN có một đặc điểm lâm sàng riêng nên 
lựa chọn kỹ thuật tùy vào từng trường 
hợp cụ thể. Trong trường hợp này, chúng 
tôi đã lựa chọn hai đường mổ để lấy hết 
dị vật, không làm tổn thương nhãn cầu và 
sau mổ đạt kết quả tốt. 
TÀI I U TH M HẢO 
1. Tsaloumas MD, Potamitis T, Kritzinger EE. 
Two cases of retention of wooden foreign bodies 
in orbit of eye. BMJ. 1998, 316 (97141), 13, 
pp.63-64. 
2. Bullock JD, Warwar RE, Bartley GB 
et al. Unusual orbital foreign bodies. Ophthal 
Plast Reconstr Surg. 1999, 15, pp.44-51. 
3. Ho VT, McGuckin JF, Smergel EM. 
Intraorbital wooden foreign body CT and MRI 
appearance. AJNR Am J Neuroradiol. 1996, 
17, pp.134-140. 
4. Miller CF, Brodkey JS, Colombi BJ. The 
danger of intracranial wood. Surg Neurol. 
1977, 7, pp.95-103. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_mot_truong_hop_phau_thuat_di_vat_canh_cay_dam_xuyen_qua.pdf