Nhân một trường hợp giãn tĩnh mạch chi dưới điều trị bằng y học cổ truyền có kết quả tốt

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng các tĩnh mạch giãn lớn, có thể sờ thấy ở dưới da. Bệnh

ảnh hưởng tới tối thiểu một phần ba dân số. Điều trị bằng Y học cổ truyền gặp nhiều khó khăn do bệnh

cảnh lâm sàng ít phù hợp với các y văn cổ. Vì vậy chúng tôi xin trình bày một trường hợp lâm sàng Giãn

tĩnh mạch chi dưới được điều trị thành công tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm về trường hợp lâm sàng. Đề xuất những vấn đề về chẩn đoán,

điều trị và tiên lượng.

Kết luận: Qua trường hợp bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới được điều trị tại khoa Y học cổ truyền

Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, chúng tôi nghĩ rằng: việc sử dụng bài thuốc Phòng kỷ Hoàng kỳ thang

để điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới độ I, độ II, độ III là phù hợp, mang lại hiệu quả cao

pdf 5 trang phuongnguyen 3940
Bạn đang xem tài liệu "Nhân một trường hợp giãn tĩnh mạch chi dưới điều trị bằng y học cổ truyền có kết quả tốt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân một trường hợp giãn tĩnh mạch chi dưới điều trị bằng y học cổ truyền có kết quả tốt

Nhân một trường hợp giãn tĩnh mạch chi dưới điều trị bằng y học cổ truyền có kết quả tốt
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 107
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI 
ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CÓ KẾT QUẢ TỐT
Trần Thiện Ân1, Nguyễn Thị Thu Hà1, Nguyễn Thị Hương1, 
Nguyễn Thị Xuân1, Lại Thị Kim Lan1 
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng các tĩnh mạch giãn lớn, có thể sờ thấy ở dưới da. Bệnh 
ảnh hưởng tới tối thiểu một phần ba dân số. Điều trị bằng Y học cổ truyền gặp nhiều khó khăn do bệnh 
cảnh lâm sàng ít phù hợp với các y văn cổ. Vì vậy chúng tôi xin trình bày một trường hợp lâm sàng Giãn 
tĩnh mạch chi dưới được điều trị thành công tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm về trường hợp lâm sàng. Đề xuất những vấn đề về chẩn đoán, 
điều trị và tiên lượng.
Kết luận: Qua trường hợp bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới được điều trị tại khoa Y học cổ truyền 
Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, chúng tôi nghĩ rằng: việc sử dụng bài thuốc Phòng kỷ Hoàng kỳ thang 
để điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới độ I, độ II, độ III là phù hợp, mang lại hiệu quả cao. 
Từ khóa: Giãn tĩnh mạch chi dưới, Phòng kỷ Hoàng kỳ thang
ABSTRACT
A CASE STUDY: VARICOSE VEINS IN THE LEG WAS TREATED SUCCESSFULLY 
BY TRADITIONAL MEDICINE
Tran Thien An1, Nguyen Thi Thu Ha1, Nguyen Thi Huong1, 
Nguyen Thi Xuan1, Lai Thi Kim Lan1
Introduction: Varicose veins are dilated, often palpable subcutaneous veins, most commonly found in 
the legs. Visible varicose veins in the lower limbs are estimated to affect at least a third of the population. 
Treatment by traditional medicine is difficult because clinical case is not suibtable with age liternature. 
Therefore we would like to present a case of varicose veins in the legs was treated successfully at 
Department of Traditional medicine, Hue Central Hospital base 2.
Objective: Comments about some characteristics of clinical case. Proposes some issues about 
diagnosis, treatment and predict.
Conclusion: Through this case varicose veins in the legs, we think that the use Phong ky Hoang ky 
liquid for treating varicose veins in the legs at level 1, 2, 3 is suibtable, brinking high effective.
Key words: Varicose veins in the leg, Phong ky Hoang ky liquid
1. BVTW Huế - Ngày nhận bài (Received): 25/5/2018; Ngày phản biện (Revised): 11/6/2018; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2018
- Người phản hồi (Corresponding author): Trần Thiện Ân 
- Email: tranthienanyhct@gmail.com; ĐT: 0985847806
Bệnh viện Trung ương Huế 
108 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
Nhân một trườ g hợp giãn tĩnh mạch...
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch 
giãn lớn, có thể sờ thấy ở dưới da với dòng chảy đảo 
ngược và hầu hết được phát hiện ở chân. Suy giãn 
tĩnh mạch nông có thể quan sát thấy bằng mắt thường 
được ước tính là ảnh hưởng tới tối thiểu một phần 
ba dân số trên toàn thế giới [4]. Có rất nhiều sự lựa 
chọn cũng như là phương pháp để điều trị giãn tĩnh 
mạch bao gồm: Điều trị nội khoa và bảo tồn như: 
thay đổi lối sống, băng ép, các thuốc làm tăng sức 
bền thành mạch; Phẫu thuật loại bỏ các tĩnh mạch bị 
giãn; Tiêm xơ lấp mạch; Các phương pháp làm hủy 
nội mạch [1]. Trong Y học cổ truyền Giãn tĩnh mạch 
chi dưới được đề cập đến trong chứng Thoát thư hay 
còn gọi là Thoát cốt thư [3]. Tuy nhiên đối chiếu các 
đặc điểm lâm sàng thì chứng này phù hợp với bệnh 
cảnh Viêm tắc động mạch chi dưới hơn, còn đối với 
bệnh cảnh Giãn tĩnh mạch chi dưới thì ít phù hợp. 
Vì vậy việc áp dụng các bài thuốc cũng như các 
công thức huyệt châm để điều trị chứng Thoát thư 
vào điều trị Giãn tĩnh mạch chi dưới thường ít đem 
lại hiệu quả. Do đó sau đây chúng tôi xin trình bày 
một trường hợp lâm sàng Giãn tĩnh mạch chi dưới 
được điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền có 
hiệu quả, đây cũng là trường hợp đầu tiên được chẩn 
đoán Giãn tĩnh mạch chi dưới và điều trị thành công 
tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế 
cơ sở 2.
II. TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
- Bệnh nhân: Văn L. Tuổi: 88 Giới tính: Nam.
Nghề: Làm ruộng.
- Địa chỉ: Sơn Tây – Phong Hiền – Phong Điền 
– Thừa Thiên Huế.
- Ngày nhập viện: 22/02/2018 Số nhập viện: 
18002687.
- Lý do vào viện: Đau mỏi nặng 2 chân, chuột rút 
ở bắp chân về đêm
- Bệnh sử: Khởi bệnh cách ngày nhập viện đã lâu 
(khoảng 2 năm nay) với các triệu đau mỏi nặng 2 
chân kèm theo thường xuyên bị chuột rút ở bắp chân 
về đêm. Bệnh nhân đã đi khám và điều trị ở nhiều cơ 
sở y tế khác nhau với các chẩn đoán Đau thần kinh 
tọa, Thoái hóa khớp gối nhưng không thuyên giảm. 
Nay xin vào khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung 
ương Huế cơ sở 2 để khám và điều trị.
- Tiền sử
+ Tiền sử cá nhân: Hút thuốc lá 35 gói x năm, đã 
ngưng hút thuốc lá cách đây 5 năm. Không có tiền 
sử mắc các bệnh Đái tháo đường, Tim mạch, Tăng 
huyết áp. Không có tiền sử chấn thương
+ Tiền sử gia đình: Tiền sử bố mẹ: không rõ. Con 
và anh chị em có vài người có tình trạng nổi búi tĩnh 
mạch ở chân
- Lâm sàng
+ Khám tổng quát: Mạch: 72 lần/phút. Nhiệt: 
370C. Huyết áp: 130/80 mmHg. Chiều cao: 157cm. 
Cân nặng: 49kg. Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt. 
Tổng trạng chung gầy. Da, niêm mạc hồng nhạt. 
Phù nhẹ ở cẳng chân 2 bên. Không có hồng ban, 
không có mảng thâm tím, không có dấu xuất huyết 
dưới da.
+ Khám cơ năng: Không ho, không khó thở. 
Không đau ngực, không hồi hộp. Không đau bụng, 
không rối loạn tiêu hóa. Đau, mỏi nặng 2 chân, tăng 
lên khi ngồi, đứng lâu và đi lại nhiều, các khớp 
không đau, không giới hạn vận động khớp. Không 
có dấu hiệu đau cách hồi. Thường xuyên xuất hiện 
chuột rút về đêm.
+ Khám thực thể: Sờ da 2 cẳng chân không 
lạnh, không nóng, mát đều 2 bên. Tĩnh mạch dưới 
da mặt trong cẳng chân và đùi 2 bên giãn, chạy 
ngoằn ngoèo, có đoạn nổi rõ thành những khối tròn 
với kích thước khoảng bằng hạt ngô. Động mạch 
mu chân và chày sau 2 bên bắt rõ. Các khớp không 
sưng, không teo cơ cứng khớp. Valeix âm tính, 
Lasege âm tính 2 bên. 
- Cận lâm sàng
Siêu âm mạch máu chi dưới
- Tĩnh mạch sâu: Dòng chảy lưu thông tốt, không 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 109
có huyết khối, nghiệm pháp đè ép đáp ứng tốt, phổ 
Doppler dạng sóng bình thườn.
- Động mạch: xơ vữa vôi hóa, lòng mạch dòng 
chảy lưu thông tốt, phổ Doppler dạng 3 pha.
- Mô mềm: không phù nề mô dưới da vùng cẳng 
chân 2 bên.
- Không tràn dịch khớp gối.
Tóm tắt: Bệnh nhân nam, 88 tuổi, vào viện vì 
đau mỏi nặng 2 chân và chuột rút về đêm. Tiền sử 
bản thân là lao động nặng, không mắc bệnh Đái tháo 
đường, tim mạch, huyết áp. Tiền sử gia đình nghi 
có vài người con và anh chị em mắc bệnh tương 
tự. Khám lâm sàng thấy: đau mỏi nặng 2 chi dưới, 
đau tăng khi đứng lâu hay mang vác nặng hoặc đi 
lại nhiều, không đau cách hồi, không đau các khớp, 
chuột rút về đêm, phù nhẹ 2 cẳng chân, tĩnh mạch 
dưới da giãn chạy ngoằn ngoèo, mạch mu chân và 
chày sau bắt rõ.
Chẩn đoán lâm sàng: Giãn tĩnh mạch chi dưới 2 
bên độ III
Hướng điều trị: Nội khoa Y học cổ truyền
Y học cổ truyền
- Tứ chẩn
+ Vọng chẩn: Bệnh còn thần, sắc kém tươi. Môi 
khô không nhuận. Lưỡi nhạt hơi bệu có dấu ấn răng. 
Có điểm ứ huyết ở rìa lưỡi bên phải. Rêu lưỡi trắng 
ướt nhớt. Phù ở hai cẳng chân.
+ Văn chẩn: Bệnh nhân hơi lãng tai, tiếng nói 
nhỏ còn nghe rõ. Hơi thở không hôi. Không nôn, 
không nấc.
+ Vấn chẩn: Bệnh nhân hơi sợ lạnh. Ít ra mồ 
hôi, không ra mồ hôi trộm. Ăn uống kém. Đại tiện 
thường, tiểu trong dài. Đau tê mỏi nặng 2 chân, tăng 
lên khi ngồi đứng lâu hoặc đi lại nhiều hoặc mang 
vác nặng, đau cũng nặng nề hơn khi có thay đổi thời 
tiết. Chuột rút về đêm.
+ Thiết chẩn: Da khô mát, không nóng, không 
ẩm lạnh. Mạch trầm đới trì, sáp.
- Chẩn đoán
+ Bát cương: Lý hư hàn
+ Bệnh danh: Thấp khí (Cước khí)
+ Thể lâm sàng: Hàn thấp
+ Nguyên nhân: Nội – Ngoại nhân
- Điều trị
+ Phép điều trị: Bổ khí ôn dương, hành khí tiêu 
thũng, trừ thấp
+ Phương thuốc: Phòng kỷ Hoàng kỳ thang
+ Châm cứu: Túc tam lý, Tam âm giao châm bổ. 
Túc lâm khấp, Thương khâu, Âm lăng tuyền, Huyết 
hải, Lương khâu, Phong thị châm tả.
Tiến triển: Sau một tuần điều trị: bệnh nhân hết 
phù cẳng chân, triệu chứng đau tê mỏi nặng giảm rõ, 
bệnh nhân đi lại được nhiều hơn. Sau hai tuần điều 
trị: triệu chứng chuột rút về đêm giảm. Sau ba tuần 
điều trị: phù và các triệu chứng cơ năng hết hẳn, 
bệnh nhân đi được nhiều hơn trước rất nhiều cụ thể 
là bệnh nhân có thể leo hết 4 tầng lầu mà không thấy 
đau chân. Các tĩnh mạch vẫn còn giãn tuy nhiên khi 
sờ thì cảm giác căng cứng dưới ngón tay giảm rõ.
III. BÀN LUẬN
3.1. Chẩn đoán
Chẩn đoán thường dễ dựa vào các triệu chứng 
lâm sàng đau, chuột rút, tĩnh mạch giãn nổi ngoằn 
ngoèo, các nghiệm pháp Swacht, Trenderlenbug; 
Cận lâm sàng siêu âm mạch máu chi dưới, chụp 
mạch [1], [5].
Trong trường hợp này bệnh nhân được chẩn 
đoán và điều trị nhầm thành đau thần kinh tọa, thoái 
hóa khớp gối ở nhiều cơ sở y tế khác. Điều này xảy 
ra có thể là do bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh lý 
giãn tĩnh mạch dẫn đến quá trình thông tin sai, sót 
triệu chứng. Mặt khác một phần là do nhân viên y 
tế thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình thăm khám 
chưa toàn diện dẫn đến việc chẩn đoán nhầm.
Điều này đặt ra vấn đề cần có các chiến dịch 
truyền thông về sức khỏe nhằm mục đích thông 
tin đến người bệnh căn bệnh phổ biến này giúp 
cho người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ y tế 
kịp thời và chính xác nhằm ngăn ngừa tiến triển 
Bệnh viện Trung ương Huế 
110 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
của bệnh cũng như hạn chế các biến chứng có thể 
xảy ra.
3.2. Điều trị
Điều trị bệnh Thoát thư theo Y học cổ truyền sẽ 
được chia thành các thể lâm sàng:
Thể Dương hư, hàn ngưng: Điều trị dùng các bài 
thuốc như Tứ vật đào hồng, Tứ diệu dũng an thang, 
Thông mạch hoạt huyết thang, Cố bộ thang.
Thể nhiệt độc: Điều trị dùng các bài thuốc như 
Tứ diệu dũng an thang.
Thể khí huyết lưỡng hư: Điều trị dùng các bài 
thuốc như Cố bộ thang, Bát trân thang, Thập toàn 
đại bổ thang hay Bổ huyết trừ phong phối hợp 
Thông u cao [3].
Trong trường hợp này vận dụng tứ chẩn, bát 
cương, biện chứng luận trị theo Y học cổ truyền 
chúng tôi nhận thấy bệnh cảnh lâm sàng không phù 
hợp với bất kỳ thể lâm sàng nào nêu trên mà lại phù 
hợp với chứng Thấp khí nên đã mạnh dạn điều trị 
theo hướng đó và thu được hiệu quả.
Điều này cho thấy một thầy thuốc Y học cổ 
truyền đối với từng bệnh cảnh cụ thể thì nên có sự 
phân tích, đánh giá chính xác cũng như vận dụng 
linh hoạt các kiến thức đã học trên nền tảng y học 
chứng cứ chứ không nên áp dụng một cách máy 
móc, từ chương câu chữ để đem lại hiệu quả cao 
nhất trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
3.3. Theo dõi và tiên lượng
Giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lành tính [5] 
tuy nhiên nó cũng có các biến chứng nhất định. Các 
biến chứng thường gặp của Giãn tĩnh mạch chi dưới 
bao gồm: Biến chứng do giãn tĩnh mạch như: giảm 
huyết áp tư thế đứng, vỡ giãn tĩnh mạch, thuyên tắc 
tĩnh mạch. Biến chứng dinh dưỡng như: phù, viêm, 
loét da và mô dưới da [1]. Các biến chứng này có 
thể nhẹ nhàng nhưng đôi khi cũng rất nặng nề thậm 
chí có thể gây tử vong [2].
Trong trường hợp lâm sàng chúng tôi nêu trên, 
quá trình điều trị diễn ra rất thuận lợi mà không xảy 
ra biến chứng nào. Điều này một lần nữa khẳng định 
việc chẩn đoán sớm và chính xác cũng như lựa chọn 
phương thức điều trị phù hợp sẽ đem lại hiệu quả 
cao trong điều trị bệnh cho bệnh nhân dù cho là ở 
trong bất cứ môi trường y tế nào Y học hiện đại hay 
là Y học cổ truyền.
Tuy nhiên khi kết thúc đợt điều trị các tĩnh mạch 
vẫn còn giãn mặc dù đã giảm căng cứng. Điều này 
cùng với tỷ lệ tái phát của bệnh Giãn tĩnh mạch chi 
dưới rất là rất cao, theo các nhà Nội khoa, khi điều 
trị bảo tồn thì các triệu chứng của Giãn tĩnh mạch 
chi dưới thường xuất hiện trở lại sau ba tháng sau 
khi kết thúc đợt điều trị [1] đã khẳng định lại cho 
chúng ta một điều là cần phải có sự phối hợp giữa 
các phương pháp như dùng thuốc phải phối hợp 
thêm các động tác tập thể dục tăng cường trương 
lực cơ giúp máu tĩnh mạch trở về tốt hơn và cũng 
mang lại hiệu quả lâu dài hơn. Trong trường hợp 
lâm sàng của chúng tôi thì khi kết hợp thuốc thang 
đông y, châm cứu cùng với các bài tập, động tác tập 
luyện làm mạnh cơ cẳng chân và đùi như động tác 
nhón gót hay bài bản hơn là bài tập Vạn bộ trường 
sinh của khí công Hymalaya chắc chắn sẽ đem lại 
hiệu quả cao hơn trong điều trị.
Và một điều rất quan trọng nữa là cần phải tư 
vấn, giải thích cho bệnh nhân để họ đi tái khám định 
kỳ giúp cho họ được theo dõi sát cũng như đề ra một 
chiến lược phòng và điều trị bệnh phù hợp nhằm 
ngăn ngừa tái phát và các biến chứng đáng tiếc có 
thể xảy ra.
IV. KẾT LUẬN
Qua trường hợp bệnh nhân Giãn tĩnh mạch chi 
dưới đến khám và điều trị tại khoa Y học cổ truyền 
Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, chúng tôi nghĩ 
rằng: Cần phải có chiến dịch truyền thông giáo 
dục sức khỏe cho người dân hiểu biết thêm về căn 
bệnh phổ biến này. Việc sử dụng bài thuốc Phòng 
kỷ Hoàng kỳ thang để điều trị Giãn tĩnh mạch chi 
dưới độ I, độ II, độ III là phù hợp, mang lại hiệu 
quả cao. 
Nhân một trườ g hợp giãn tĩnh mạch...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Ngoại trường Đại học Y Dược Huế 
(2010), Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới, Bệnh 
học Ngoại tr 48-58.
2. Fragkouli K., Mitselou A., Boumba VA., 
Siozios G., Vougiouklakis GT., Vougiouklakis 
T (2012). Unusual death due to a bleeding 
from a varicose vein: a case report, BMC Res 
Notes, 5:488.
3. Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội 
(2007), Thoát thư, Ngoại khoa Y học cổ truyền 
tr 51-55.
4. National Clinical Guideline Centre (2013), 
“Varicose veins in the legs, The diagnosis and 
management of varicose veins”, Clinical guide-
line Methods, evidence and recommendations.
5. Nguyễn Đình Liên (2014), Bộ môn Ngoại trường 
Đại học Y Hà Nội, “Giãn tĩnh mạch chi dưới 
trong suy tĩnh mạch mạn tính”, bacsinoitru.vn.

File đính kèm:

  • pdfnhan_mot_truong_hop_gian_tinh_mach_chi_duoi_dieu_tri_bang_y.pdf