Nhân giống in vitro các gia đình ưu việt keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) phục vụ trồng rừng

TÓM TẮT

Trồng rừng vô tính theo gia đình (CFF - Clonal Family Forestry) cho Keo lá

liềm đã được ứng dụng thành công ở Indonesia, đây là phương pháp nhằm

nhân giống sinh dưỡng hàng loạt các cá thể ưu việt trong các gia đình ưu

việt, không giữ lại dòng vô tính đồng nhất. Ứng dụng phương pháp này,

nghiên cứu về nhân giống cho 5 gia đình ưu việt Keo lá liềm trong vườn

giống thế hệ 2 tại Quảng Trị và Bình Thuận bằng phương pháp nuôi cấy

mô tế bào đã được tiến hành. Hạt giống được rửa dưới vòi nước chảy

trong 3 - 5 phút, sau đó rửa bằng nước xà phòng loãng, tráng với nước cất vô

trùng 3 - 5 lần, đun trong nước sôi 1 phút, sau đó ngâm trong HgCl2 ở 2 nồng

độ (0,05% trong thời gian 7 phút hoặc 0,1% trong thời gian 5 phút. Cuối cùng

là tráng bằng nước cất vô trùng 3 - 5 lần. Hạt đã khử trùng được cấy vào môi

trường MS* (MS cải tiến) có bổ sung 4,5 g/L Agar và 30 g/L Đường

sucrose. Kết quả cho thấy có tới 23,3% mẫu nảy mầm. Môi trường MS*

bổ sung 1,5 mg/L BAP cùng 2 mg/L NAA và 2,0g/L Than hoạt tính cho

8,9 chồi/cụm và tỷ lệ chồi hữu hiệu là 42,8%. Môi trường ra rễ thích hợp

là 1/2MS* bổ sung 1,0 mg/L IBA (tỷ lệ ra rễ đạt 83,2%). Đối với Keo lá

liềm chỉ nên nhân chồi đến vòng thứ 7, mỗi vòng 25 ngày, sau đó hủy

mẫu. Thông thường, sau 7 lần cấy chuyển từ 1 hạt Keo lá liềm có khả năng

tạo được khoảng 2.453 cây con (nuôi dưỡng ở giai đoạn 3 tháng tuổi)

pdf 10 trang phuongnguyen 3060
Bạn đang xem tài liệu "Nhân giống in vitro các gia đình ưu việt keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) phục vụ trồng rừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân giống in vitro các gia đình ưu việt keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) phục vụ trồng rừng

Nhân giống in vitro các gia đình ưu việt keo lá liềm  (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) phục vụ trồng rừng
Tạp chí KHLN 3/2016 (4431 - 4440) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
 4431 
NHÂN GIỐNG in vitro CÁC GIA ĐÌNH ƯU VIỆT 
KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) 
PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG 
Phí Hồng Hải1, Văn Thu Huyền2 
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp 
Từ khóa: Gia đình ưu trội, 
già hóa, Keo lá liềm, nhân 
giống sinh dưỡng, trồng 
rừng gia đình dòng vô tính 
TÓM TẮT 
Trồng rừng vô tính theo gia đình (CFF - Clonal Family Forestry) cho Keo lá 
liềm đã được ứng dụng thành công ở Indonesia, đây là phương pháp nhằm 
nhân giống sinh dưỡng hàng loạt các cá thể ưu việt trong các gia đình ưu 
việt, không giữ lại dòng vô tính đồng nhất. Ứng dụng phương pháp này, 
nghiên cứu về nhân giống cho 5 gia đình ưu việt Keo lá liềm trong vườn 
giống thế hệ 2 tại Quảng Trị và Bình Thuận bằng phương pháp nuôi cấy 
mô tế bào đã được tiến hành. Hạt giống được rửa dưới vòi nước chảy 
trong 3 - 5 phút, sau đó rửa bằng nước xà phòng loãng, tráng với nước cất vô 
trùng 3 - 5 lần, đun trong nước sôi 1 phút, sau đó ngâm trong HgCl2 ở 2 nồng 
độ (0,05% trong thời gian 7 phút hoặc 0,1% trong thời gian 5 phút. Cuối cùng 
là tráng bằng nước cất vô trùng 3 - 5 lần. Hạt đã khử trùng được cấy vào môi 
trường MS* (MS cải tiến) có bổ sung 4,5 g/L Agar và 30 g/L Đường 
sucrose. Kết quả cho thấy có tới 23,3% mẫu nảy mầm. Môi trường MS* 
bổ sung 1,5 mg/L BAP cùng 2 mg/L NAA và 2,0g/L Than hoạt tính cho 
8,9 chồi/cụm và tỷ lệ chồi hữu hiệu là 42,8%. Môi trường ra rễ thích hợp 
là 1/2MS* bổ sung 1,0 mg/L IBA (tỷ lệ ra rễ đạt 83,2%). Đối với Keo lá 
liềm chỉ nên nhân chồi đến vòng thứ 7, mỗi vòng 25 ngày, sau đó hủy 
mẫu. Thông thường, sau 7 lần cấy chuyển từ 1 hạt Keo lá liềm có khả năng 
tạo được khoảng 2.453 cây con (nuôi dưỡng ở giai đoạn 3 tháng tuổi). 
Keywords: Superior 
families, ontogenetic 
ageing, Acacia 
crassicarpa, vegetative 
propagation, clonal family 
forestry 
In vitro propagation for superior families of Acacia crassicarpa A. 
Cunn. ex Benth. providing for Clonal Family Forestry 
Clonal Family Forestry (CFF) was applied successfully for Acacia 
crassicarpa in Indonesia, which is a method using vegetative propagation 
methods to multiply the seedlings from superior individual trees within 
superior family, without retention of individual clone identities. This study 
on tissue culture propagation for 5 superior families of Acacia crassicarpa 
in the second generation seed orchard have been conducted as CFF 
method. Acacia crassicarpa seeds were washed thoroughly under running 
tap water for 3 - 5 minutes then cleaned with soap solution. Seeds were 
washed 3 to 5 times with sterile distilled water and were treated to break 
dormancy by hot water for 1 minutes. The seeds were then treated with 
0.1% HgCl2 for 5 minutes or 0.05% HgCl2 for 7 minutes. Finally, the 
seeds were washed 3 to 5 times with sterile distilled water and were 
placed in culture bottle containing hormone free MS* medium prepared 
with 30 g/L sucrose and 4.5g/L agar. The pH of the medium was adjusted 
Tạp chí KHLN 2016 Phí Hồng Hải et al., 2016(3) 
 4432
to 5.8 before autoclaving at 121°C for 20 minutes at 1.2 kg/cm2 pressure. 
The result achieved 23.3% of germination. The medium MS* + 1.5 mg/L 
BAP + 2.0 mg/L NAA + 2.0 g/L activated charcoal was sucessfully used 
for inducing the adventitious shoots with maximum 8,9 shoots per clump, 
which equals to average multiplication rate of 4.3 and adventitious shoot 
percentage of 42.8%. The best rooting responses were observed in the 
medium 1/2MS* supplemented with 1.0mg/L IBA and the rooting rate 
reached to 83.2%. At 7 subcultures (25 days per cycle), the ontogenetic 
ageing of explants will appear. Using the micropropagation technique, an 
estimated 2453 plantlets (3 months) could be produced from a single seed 
after 7 subcultures. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex 
Benth.) là loài cây đa tác dụng và có khả năng 
sinh trưởng nhanh, tương đương với Keo tai 
tượng và Keo lá tràm (Harwood, 1993). Keo lá 
liềm là một trong ba loài keo có triển vọng 
nhất trong các loài thuộc chi keo và được gây 
trồng rộng rãi ở nhiều nước (Turnbull et al., 
1998). Keo lá liềm có nguồn gốc từ Australia, 
Papua New Guinea (PNG) và Indonesia 
(Indo). Gỗ của loài này được sử dụng sản xuất 
gỗ dán, ván dăm, giấy và đồ gỗ gia dụng 
(Turnbull et al., 1998). Chúng là loài cây trồng 
rừng chủ yếu ở nhiều nước tại châu Á và châu 
Phi, và có khả năng thích nghi với nhiều dạng 
lập địa khác nhau, đặc biệt với môi trường axít 
cao (pH 3,5 - 6) và đất cát podzol cằn cỗi, như 
dạng đất cát nội đồng bị úng nước trong suốt 
mùa mưa và khô hạn trong suốt mùa khô 
(Turnbull et al., 1998). 
Công tác cải thiện giống Keo lá liềm ở nước ta 
chính thức được tiến hành từ những năm 1990. 
Các kết quả khảo nghiệm và trồng thử đối với 
loài cây này đã khẳng định: Keo lá liềm là loài 
có khả năng sinh trưởng nhanh và thích ứng 
tốt trên đất đồi và đất cát nội đồng có lên líp 
(Lê Đình Khả, 2003; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 
2003; Nguyễn Thị Liệu, 2006). Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết 
định công nhận các xuất xứ Mata province 
(PNG), Dimisisi (PNG) và Deri - Deri (PNG) 
là những xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng 
ở một số vùng trong nước (Lê Đình Khả et al., 
2003; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003; Hà Huy 
Thịnh, 2006). Một số gia đình, như AC61, 
AC40, AC9, AC32, AC71 và AC20, cũng đã 
được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến 
bộ kỹ thuật (TBKT) cho Bình Thuận. Các gia 
đình AC13, AC25, AC73, AC45 và AC34 
công nhận là giống TBKT cho Quảng Trị và 
các lập địa có điều kiện tương tự (Quyết định 
số 3893/QĐ-BNN-TCLN ngày 20 tháng 9 năm 
2016). Đây là những gia đình có năng suất đạt 
từ 21 - 27 m3/ha/năm, chất lượng gỗ tốt (khối 
lượng riêng gỗ và hàm lượng cellulose cao, ít 
mục ruột). 
Việc nhân giống vô tính cho các loài keo khác 
nhau yêu cầu kỹ thuật nhân giống khác nhau. 
Với các loài keo lai và Keo lá tràm, sau khi 
chọn lọc cá thể ưu trội và khảo nghiệm dòng 
vô tính để chọn lọc các dòng ưu việt và từ đó 
có thể nhân giống sinh dưỡng hàng loạt phục 
vụ cho sản xuất (Hà Huy Thịnh et al., 2011). 
Trương Thị Bích Phượng và đồng tác giả 
(2012) cũng đã nghiên cứu thành công quy 
trình kỹ thuật nuôi cấy in vitro cho Keo lá 
liềm. Tuy nhiên nỗ lực trồng rừng dòng vô 
tính đối với Keo lá liềm ở Việt Nam đến nay 
Phí Hồng Hải et al., 2016(3) Tạp chí KHLN 2016 
 4433 
vẫn chưa thành công. Một trong những nguyên 
nhân không thể phát triển rừng trồng dòng vô 
tính ở Keo lá liềm là vật liệu nhân giống bị già 
cỗi rất nhanh nên việc lưu trữ giống gốc rất 
ngắn, tỷ lệ ra rễ thấp và chất lượng cây giống 
không đảm bảo (Poupard et al., 1994). Chính 
vì vậy, phát triển dòng vô tính Keo lá liềm là 
không phù hợp. Phương pháp nhân giống thích 
hợp cho loài này là nhân giống hạt. Sản xuất ra 
được số lượng lớn hạt giống có chất lượng cho 
Keo lá liềm đang là một nhu cầu cấp bách ở 
Việt Nam. Tuy nhiên nguồn hạt giống chất 
lượng ở nước ta còn hạn chế, do còn thiếu các 
rừng giống và vườn giống, hơn nữa tỷ lệ đậu 
quả ở các rừng giống và vườn giống lại chưa 
cao (Griffin et al., 2010). Một giải pháp khả 
quan có thể ứng dụng cho loài keo này là trồng 
rừng gia đình dòng vô tính (Clonal Family 
Forest - CFF), tức là trồng rừng gia đình bằng 
nhân giống sinh dưỡng hàng loạt các lô hạt thu 
từ các cá thể ưu việt trong các gia đình ưu việt 
trong các vườn giống hoặc các tổ hợp lai tốt 
nhất (Griffin et al., 2010). Mỗi một lô hạt thu 
từ một cá thể ưu việt trong một gia đình ưu 
việt sẽ bao gồm nhiều kiểu gen khác nhau do 
quá trình tái tổ hợp trong giai đoạn phân bào 
giảm nhiễm. Chính vì vậy khi nhân giống CFF 
sẽ tạo ra rất nhiều dòng vô tính khác nhau. 
Như vậy rừng trồng gia đình dòng vô tính sẽ 
đảm bảo tính đa dạng di truyền cao hơn rừng 
trồng dòng vô tính và từ đó sâu bệnh hại sẽ ít 
hơn rừng trồng dòng vô tính với số lượng dòng 
ít (Finkeldey và Hattemer, 2007). Nhân giống 
CFF cho Keo lá liềm đã được một số công ty 
giấy lớn ở Indonesia và Malaysia thực hiện 
thành công. Năng suất rừng trồng CFF đã tăng 
15% so với việc trồng rừng bằng hạt giống từ 
các vườn giống (Wong và Yuliarto, 2014). 
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu nhân 
giống gia đình dòng vô tính bằng nuôi cấy mô 
tế bào cho một số gia đình ưu việt Keo lá liềm 
mới được chọn lọc nhằm góp phần đưa nhanh 
các giống mới được chọn lọc vào trồng rừng 
sản xuất được thực hiện. Bài báo này xin được 
trình bày những kết quả nghiên cứu về ảnh 
hưởng của nồng độ hóa chất và thời gian đến 
khử trùng, ảnh hưởng của Cytokinin và Auxin 
đến khả năng nhân chồi và ảnh hưởng của 
Auxin tới khả năng ra rễ trong nhân giống gia 
đình dòng vô tính Keo lá liềm. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu 
100 gram hạt giống được lấy đều từ 5 gia đình 
tốt nhất (AC61, AC40, AC9, AC13, AC25) 
trong vườn giống thế hệ 2 Keo lá liềm tại 
Quảng Trị và Bình Thuận. Các gia đình đã 
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Chế độ nuôi mẫu trong các thí nghiệm được thực 
hiện với cường độ chiếu sáng 2000 - 3000 lux, 
thời gian chiếu sáng 10h, nhiệt độ 26 ± 2oC và 
chu kỳ cấy chuyển là 20 ngày. 
Các thí nghiệm đều được lặp lại 3 lần với 30 
mẫu trong mỗi công thức thí nghiệm. 
 Thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ HgCl2 
và thời gian đến kết quả khử trùng 
Hạt giống được chia theo lô hạt và theo công 
thức thí nghiệm, rửa dưới vòi nước chảy trong 
3 - 5 phút, sau đó rửa bằng nước xà phòng loãng, 
tráng với nước cất vô trùng 3 - 5 lần, đun trong 
nước sôi 1 phút, sau đó ngâm trong HgCl2 ở 2 
nồng độ (0,05% và 0,1%), và 3 mức thời gian (3, 
5, và 7 phút). Cuối cùng là tráng bằng nước cất 
vô trùng 3 - 5 lần. Hạt đã khử trùng được cấy 
vào môi trường tái sinh chồi ban đầu là MS* 
Tạp chí KHLN 2016 Phí Hồng Hải et al., 2016(3) 
 4434
(MS cải tiến) có bổ sung 4,5 g/L Agar và 30 g/L 
đường sucrose. 
 Thí nghiệm ảnh hưởng của BAP và NAA đến 
khả năng nhân chồi 
Sau 10 ngày hình thành cây con với 2 cặp lá 
kép lông chim, và cho tới 15 ngày khi cây con 
phát triển hoàn chỉnh mới tiến hành cắt hạ tại 
gốc 2 lá mầm. Sau đó, mầm được cấy chuyển 
sang môi trường MS* có bổ sung BAP (với các 
nồng độ 0,5; 1,0; 1,5; và 2,0 mg/L). Để nâng 
cao chất lượng chồi phục vụ ra rễ in vitro, chồi 
Keo lá liềm được nuôi cấy trong môi trường 
MS* bổ sung BAP ở nồng độ thích hợp đã xác 
định bổ sung NAA (với các nồng độ 0,25; 0,5; 
0,75 và 1,0 mg/L) và than hoạt tính 2g/l. 
 Thí nghiệm ảnh hưởng của IBA đến khả 
năng ra rễ 
Thí nghiệm ra rễ được thực hiện trong môi 
trường 1/2MS* có bổ sung IBA (0,5; 1,0; 1,5; 
2,0 mg/L). Môi trường nuôi cấy được điều 
chỉnh pH = 5,8 và hấp khử trùng ở điều kiện 
áp suất 1,2 atm, nhiệt độ 121oC trong thời gian 
20 phút. 
 Thu thập và xử lý số liệu 
Số liệu về tỷ lệ nhiễm, tỷ lệ sạch, tỷ lệ nảy 
mầm, số chồi/cụm và chiều dài trung bình của 
chồi, số chồi có chiều cao trên 2cm, số chồi ra 
rễ, số rễ/chồi và chiều dài rễ được thu thập và 
xử lý trên phần mềm Excel và SPSS 21.0 theo 
phương pháp thống kê hiện hành. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Ảnh hưởng của nồng độ hóa chất và 
thời gian đến kết quả khử trùng 
Sau 4 ngày khử trùng, hạt Keo lá liềm bắt 
đầu nảy mầm và sau 10 ngày hạt nảy mầm 
hoàn toàn. Kết quả khử trùng được trình bày 
tại bảng 1. Kết quả cho thấy tỷ lệ hạt nhiễm, 
tỷ lệ hạt nảy mầm và tỷ lệ hạt không nảy 
mầm ở 6 công thức thí nghiệm có sự sai khác 
rõ rệt (Ftính > F.05 tra bảng). Đối với Keo lá liềm, 
công thức tối ưu cho khử trùng hạt đòi hỏi 
nồng độ clorua thủy ngân cao hơn (HgCl2 
0,1%) so với Keo tai tượng (Triệu Thị Thu Hà 
và Phí Hồng Hải, 2016), song thời gian lại ngắn 
hơn (chỉ 5 phút) cho tỷ lệ nảy mầm (23,3%), tỷ 
lệ nhiễm (73,3%) (bảng 1 - ảnh 1a). 
Bảng 1. Ảnh hưởng của hóa chất và thời gian đến kết quả khử trùng hạt Keo lá liềm 
Hóa chất 
Thời gian 
(phút) 
Tỷ lệ hạt 
nhiễm (%) 
Tỷ lệ hạt 
nảy mầm (%) 
Tỷ lệ hạt không 
nảy mầm (%) 
Thời gian hạt bắt 
đầu nảy mầm 
 Thời gian 
nảy mầm 
hoàn toàn 
HgCl2 
0,05% 
3 70,0 10,0 20,0 5 ngày 10 ngày 
5 66,7 13,3 20,0 5 ngày 10 ngày 
7 66,7 20,0 13,3 4 ngày 10 ngày 
HgCl2 
0,1% 
3 76,7 16,6 6,7 5 ngày 10 ngày 
5 73,3 23,3 3,4 4 ngày 10 ngày 
7 73,3 20,0 6,7 4 ngày 10 ngày 
Ftính 59,9 38,6 25,4 
F.05 tra bảng F (.05; 5; 12) = 3,11 
Phí Hồng Hải et al., 2016(3) Tạp chí KHLN 2016 
 4435 
Griffin Akeng (2000) xử lý hạt Keo lá liềm 
bằng cloxor 15% trong thời gian 15 phút đã 
làm giảm tỷ lệ hạt nhiễm xuống dưới 10%. 
Tương tự, Muhammad và đồng tác giả (2012) 
thu hái hạt Keo tai tượng từ các cây mẹ ưu trội 
tại Rajshahi (Bangladesh), sau đó hạt được rửa 
dưới vòi nước chảy 15 phút, khử trùng bề mặt 
15 phút với vài giọt dung dịch khử trùng 
Savlon, rồi đun sôi trong 2 - 5 phút, tiếp theo 
ngâm trong nước lạnh 20 phút. Cuối cùng, hạt 
Keo tai tượng được ngâm trong HgCl2 0,1% 
trong thời gian 5 phút và tráng lại bằng nước 
cất vô trùng 3 - 5 lần. Hạt sau khi khử trùng 
được nuôi dưỡng trong môi trường MS bổ 
sung 3% đường sucrose và 0,8% thạch (pH 
điều chỉnh đạt 5,7), sau 2 tuần chồi mầm của 
Keo tai tượng đạt chiều cao từ 1 - 1,5cm. Như 
vậy cần xem xét sử dụng cloxor trong khử 
trùng hạt Keo lá liềm sẽ đem lại hiệu quả cao 
hơn nhiều so với sử dụng HgCl2 độc hại. 
3.2. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả 
năng nhân chồi 
a) Ảnh hưởng của BAP 
Cytokinin là hormone hình thành chồi vì 
nó kích thích mạnh mẽ sự phân hóa chồi. 
Hiện nay, trong nuôi cấy mô tế bào các 
Cytokinin tổng hợp được sử dụng rộng rãi 
là BAP (6-benzylaminopurine) và Kn 
(6-furfurolaminopurine), Ads (Adenin 
sulphate),... Trong nghiên cứu ảnh hưởng này 
BAP đã được sử dụng và kết quả được thể 
hiện tại bảng 2. 
Bảng 2. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi Keo lá liềm 
BAP (mg/L) Số chồi/cụm Hệ số nhân chồi (lần) Chiều cao chồi (cm) 
0 3,3 2,0 2,0 
0,5 7,6 2,5 2,4 
1,0 9,5 3,1 2,8 
1,5 10,7 4,3 3,2 
2,0 8,2 3,9 2,2 
Ftính 82,8 53,1 37,1 
F.05 tra bảng F (.05; 4; 10) = 3,47 
Số chồi/cụm, hệ số nhân chồi và chiều cao 
chồi có sự khác biệt rõ rệt (mức sai khác ý 
nghĩa 95%) giữa các công thức về nồng độ 
bổ sung BAP vào môi trường nuôi cấy. Môi 
trường MS* bổ sung 1,5 mg/L BAP được 
cho là thích hợp nhất cho quá trình nhân 
nhanh chồi thông qua các chỉ số: hệ số nhân 
chồi đạt tới 4,3 lần và chiều dài trung bình 
chồi là 3,2cm, trong khi đối chứng chỉ là 2,0 
lần và 2,0cm chiều dài TB chồi và các công 
thức nồng độ khác những chỉ số này lần lượt 
là dưới 4,0 lần và không quá 2,8cm chiều dài 
(ảnh 1b). 
Báo cáo về nuôi cấy mô cho Keo lá liềm từ hạt 
của Akeng (2000) cho thấy số lượng chồi/cụm 
đạt cao nhất trong môi trường MS bổ sung 
0,5 mg/L BAP (đạt tới 7 chồi/cụm), tuy nhiên 
chiều dài trung bình chồi chỉ đạt là 0,8cm. Khi 
nuôi cấy trong môi trường MS bổ sung 2,0 mg/L 
2,4D thì tái sinh chồi Keo lá liềm tốt hơn (đạt 
8,3 cụm chồi/cụm) và chiều cao chồi cao hơn 
(đạt 1,2cm). Kết quả về số lượng chồi đạt được 
khá khiêm tốn. 
b) Ảnh hưởng phối hợp của BAP và NAA 
Vai trò quan trọng của Cytokinin (BAP, Kn) 
là kích thích mạnh mẽ sự phân hóa chồi. 
Tạp chí KHLN 2016 Phí Hồng Hải et al., 2016(3) 
 4436
Chính vì vậy mà cùng với Auxin (như IBA, 
IAA, NAA,...), Cytokinin điều chỉnh hiện 
tượng ưu thế ngọn, giải phóng các chồi bên 
khỏi sự ức chế tương quan của chồi ngọn. 
(Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Thuận Châu, 
2005). Sự kết hợp giữa Auxin và Cytokinin 
trong môi trường nhân chồi với liều lượng và 
tỷ lệ hợp lý có tác dụng kích thích các chồi 
phát triển hài hòa cả về số lượng và chất lượng 
chồi, thân chồi sẽ cứng cáp hơn, hàm lượng 
xenllulo tăng, diện tích và số đốt lá trên thân 
cũng tăng lên. Hiệu quả này đã được nghiên 
cứu phục vụ cho quá trình chuẩn bị ra rễ (tiền 
ra rễ) với mục đích tăng số lượng chồi có đủ 
tiêu chuẩn ra rễ, nâng cao hiệu quả tạo rễ và tỷ 
lệ cây con sống tại vườn ươm. 
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của 
BAP (nồng độ tối ưu 1,5 mg/L) với NAA (các 
nồng độ, từ 0 đến 1,5 mg/L) + than hoạt tính 
(2,0 g/L) đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu 
hiệu của Keo lá liềm được thể hiện tại bảng 3. 
Sự khác biệt về số chồi/cụm, hệ số nhân chồi 
và tỷ lệ chồi hữu hiệu Keo lá liềm trong các 
công thức thí nghiệm thể hiện các công thức 
thí nghiệm ảnh hưởng không đồng nhất đến 
kết quả nghiên cứu. (Ftính > F.05 tra bảng). Môi 
trường MS* + 1,5 mg/L BAP + 0,5 mg/L 
NAA + 2,0 g/L than hoạt tính đã đạt được số 
chồi trung bình/cụm là 8,9 chồi, hệ số nhân 
chồi là 3,7 lần, song xét riêng về tỷ lệ chồi hữu 
hiệu chỉ là 42,8% (bảng 3, hình ảnh 1c). Như 
vậy hệ số nhân chồi ở môi trường này của Keo 
lá liềm có hệ số cao hơn nhưng tỷ lệ chồi hữu 
hiệu lại thấp hơn so với của Keo tai tượng ở 
nghiên cứu của Triệu Thị Thu Hà và Phí Hồng 
Hải (2016). 
Bảng 3. Ảnh hưởng phối hợp của BAP với NAA đến hệ số nhân chồi 
và tỷ lệ chồi hữu hiệu của Keo lá liềm 
NAA 
(mg/L) 
Số chồi/cụm 
Hệ số nhân chồi 
(lần) 
Tỷ lệ chồi hữu hiệu 
(%) 
Chất lượng chồi 
0,0 10,7 4,3 22,6 + 
0,1 9,6 4,0 38,4 + + 
0,5 8,9 3,7 42,8 + + + 
1,0 7,4 3,3 33,2 + + 
1,5 6,1 3,1 30,2 + 
Ftính 59,4 19,8 41,8 
F.05 tra bảng F (.05; 4; 10) = 3,47 
Theo Akeng (2000), chồi Keo lá liềm nuôi cấy 
trong môi trường MS bổ sung 2,0 mg/L BAP 
cho 4,2 chồi/cụm, chiều cao chồi trung bình 
đạt 2,1cm (cao hơn 0,62cm so với khi bổ sung 
riêng lẻ BAP). 
3.3. Ảnh hưởng của IBA tới khả năng ra rễ 
Chất điều hòa sinh trưởng gốc Auxin là một 
phytohormon có tác dụng điều chỉnh sự hình 
thành rễ bởi khả năng hoạt hóa các tế bào vùng 
xuất hiện rễ để tạo nên các mầm rễ bất định, 
sau đó là rễ bất định. IBA là một trong số 
những chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng 
tích cực đến khả năng ra rễ của keo (Đoàn Thị 
Mai et al., 2003). 
Kết quả bổ sung IBA với các nồng độ khác 
nhau vào môi trường ra rễ 1/2MS*, cho thấy 
nồng độ 1,0 mg/L IBA có hiệu quả tốt nhất, 
với tỷ lệ chồi ra rễ đạt 83,2%, cao hơn công 
thức đối chứng 1,96 lần (42,4%), ngoài ra số 
rễ TB/cây là 2,3 rễ và chiều dài rễ là 2,1cm; 
Phí Hồng Hải et al., 2016(3) Tạp chí KHLN 2016 
 4437 
trong khi ở các nồng độ còn lại tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 
68 - 72%, với 1,6 - 2,1 số rễ TB/cây, và chiều 
dài rễ không quá 1,8cm (bảng 4; ảnh 1d). 
Kết quả về tỷ lệ ra rễ trên thấp hẳn so với kết 
quả trước đây của Akeng (2000), khi ra rễ chồi 
Keo lá liềm với môi trường 1/2MS* + 2,0 mg/L 
IBA cho tỷ lệ ra rễ là 100%. So sánh ảnh 
hưởng của IBA và NNA tác giả cũng cho rằng 
IBA tác động hiệu quả hơn tới khả năng ra rễ 
của Keo lá liềm. 
Bảng 4. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ Keo lá liềm 
IBA (mg/l) Tỷ lệ chồi ra rễ (%) Số rễ (rễ/cây) Chiều dài rễ (cm) 
0 42,4 1,6 0,6 
0,1 68,4 1,8 1,4 
0,5 72,8 2,1 1,8 
1,0 83,2 2,3 2,1 
1,5 72,2 1,6 1,6 
Ftính 70,8 30,1 22,1 
F.05 tra bảng F (.05; 4; 10) = 3,47 
3.4. Xác định khả năng nhân giống gia đình 
dòng vô tính (CFF) bằng kỹ thuật nuôi cấy 
mô cho Keo lá liềm 
Để bước đầu đánh giá tính hiệu quả của việc 
nhân giống gia đình dòng vô tính bằng kỹ 
thuật nuôi cấy mô cho đối tượng nghiên 
cứu, cần phải xác định số lượng chồi tiêu 
chuẩn có thể tạo ra từ 1 hạt được đưa vào 
nuôi cấy. Vì vậy, cần tiến hành đánh giá các 
chỉ số nhân chồi, bao gồm hệ số nhân chồi 
và chiều dài chồi qua các lần cấy chuyển 
(25 ngày) trước khi cụm chồi hoàn toàn già 
và không có khả năng sinh chồi, đặc biệt là 
chồi hữu hiệu. 
Bảng 5. Các chỉ tiêu nhân giống qua các lần cấy chuyển của Keo lá liềm 
Số lần cấy chuyển Hệ số nhân chồi (lần) 
Chiều dài chồi 
(cm) 
Tỷ lệ chồi hữu hiệu 
(%) 
Chất lượng chồi 
Lần 1 1,2 ± 0,2 2,0 ± 0,6 20,1 ± 2,2 + + + 
Lần 2 2,1 ± 0,2 2,3 ± 0,7 28,5 ± 1,9 + + + 
Lần 3 3,1 ± 0,3 2,6 ± 0,3 30,0 ± 2,3 + + + 
Lần 4 3,8 ± 0,5 3,0 ± 0,4 38,3 ± 1,7 + + + 
Lần 5 4,3 ± 0,6 3,1 ± 0,6 42,8 ± 1,9 + + + 
Lần 6 4,1 ± 0,4 2,8 ± 0,7 40,5 ± 1,4 + + + 
Lần 7 3,1 ± 0,5 2,5 ± 0,6 32,2 ± 3,1 + + 
Lần 8 1,9 ± 0,5 2,0 ± 0,6 27,8 ± 3,1 + 
Ftính 29,5 18,8 7,4 
F bảng F (.05; 7; 16) = 2,65 
Tạp chí KHLN 2016 Phí Hồng Hải et al., 2016(3) 
 4438
Kết quả đánh giá được trình bày tại bảng 5 
cho thấy, với Keo lá liềm các chỉ tiêu nhân 
chồi đạt giá trị tốt trong các lần cấy chuyển 
thứ 3, 4, 5 và 6 với hệ số nhân chồi đạt 3,1 - 
4,3 lần, chiều dài chồi đạt 2,6 - 3,1cm, và tỷ 
lệ chồi hữu hiệu 30,0 - 42,8%. Tuy nhiên, các 
chỉ số này bắt đầu giảm từ lần cấy chuyển thứ 
7 đến lần cấy chuyển thứ 8 với hệ số nhân 
giảm mạnh từ 4,1 xuống 1,9 lần, chiều cao 
chồi không vượt quá 3,0cm và tỷ lệ chồi hữu 
hiệu giảm mạnh từ 40,5 - 27,8%. Hơn nữa, về 
hình thái các chồi kém xanh, thân phân lóng 
ngắn, lá không mở và có biểu hiện rụng lá 
(ảnh 1e). Như vậy là đối với Keo lá liềm, chỉ 
nên nhân chồi đến vòng thứ 7, mỗi vòng 25 
ngày, sau đó hủy mẫu. Thông qua các chỉ tiêu 
này, có thể xác định nhanh sau 7 vòng cấy 
chuyển từ 1 hạt Keo lá liềm có khả năng tạo 
được 2.453 cây con (nuôi dưỡng ở giai đoạn 3 
tháng tuổi). Trong khi nuôi cấy in vitro sử 
dụng vật liệu nhân giống là cây mầm từ hạt 
hệ số nhân cao hơn hẳn so với các phương 
pháp nhân giống sinh dưỡng thông thường, ví 
dụ 1kg hạt = 40.000 - 60.000 hạt; vậy 1kg hạt 
nhân được tối thiểu 98 triệu cây con và như 
vậy trồng được gần 89.000ha với mật độ 
1100 cây/ha. Do đó sẽ giảm việc nhập hạt 
giống từ nước ngoài (nhập hạt giống từ xuất 
xứ tốt nhất), tăng năng suất và chất lượng 
rừng trồng. Vì vậy đây được coi là một 
phương pháp cần được quan tâm. 
IV. KẾT LUẬN 
Hạt Keo lá liềm được rửa dưới vòi nước chảy 
trong 3 - 5 phút, sau đó rửa bằng nước xà 
phòng loãng, tráng với nước cất vô trùng 3 - 5 
lần, đun trong nước sôi 1 phút, sau đó ngâm 
trong HgCl2 ở 2 nồng độ 0,05% trong 7 phút 
hoặc 0,1% trong 5 phút. Cuối cùng là tráng 
bằng nước cất vô trùng 3 - 5 lần. Hạt đã khử 
trùng được cấy vào môi trường tái sinh chồi 
ban đầu là MS* (MS cải tiến) có bổ sung 
4,5 g/L Agar và 30 g/L Đường (sucrose). Sau 
4 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm, sau 10 ngày hình 
thành cây con với 2 cặp lá kép lông chim, và 
cho tới 15 ngày khi cây con phát triển hoàn 
chỉnh mới tiến hành cắt hạ tại gốc 2 lá mầm và 
cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh chồi 
MS* bổ sung 1,5 mg/L BAP (tạo 10,7 chồi/cụm, 
chiều dài chồi 3,2cm). Để nâng cao chất 
lượng chồi phục vụ ra rễ, các chồi Keo lá 
liềm được nuôi cấy trong môi trường MS* bổ 
sung 1,5 mg/L BAP cùng 2,0 mg/L NAA và 
2,0 g/L than hoạt tính (8,9 chồi/cụm, tỷ lệ chồi 
hữu hiệu 42,8%). Môi trường ra rễ thích hợp 
cho Keo lá liềm là 1/2MS* bổ sung 1,0 mg/L 
IBA (tỷ lệ chồi ra rễ đạt 83,2%). Nghiên cứu 
cũng cho thấy, đối với Keo lá liềm, chỉ nên 
nhân chồi đến vòng thứ 7, mỗi vòng 25 ngày, 
sau đó hủy mẫu. Thông thường, sau 7 vòng 
cấy chuyển từ 1 hạt Keo lá liềm có khả năng 
tạo được khoảng 2.453 cây con (nuôi dưỡng ở 
giai đoạn 3 tháng tuổi). 
(a) (b) 
Phí Hồng Hải et al., 2016(3) Tạp chí KHLN 2016 
 4439 
Ảnh 1. (a) Hạt Keo lá liềm mới nảy mầm sau 15 ngày; (b) Chồi Keo lá liềm nuôi cấy trong 
môi trường nhân nhanh chồi sau 20 ngày; (c) Chồi Keo lá liềm nuôi cấy trong môi trường 
nâng cao chất lượng chồi sau 25 ngày; (d) cây Keo lá liềm sau 15 ngày; (e) Bình nhân chồi 
Keo lá liềm sau 20 ngày ở vòng cấy chuyển thứ 8 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đoàn Thị Mai, Lương Thị Hoan, Lê Sơn, Nguyễn Thanh Hương, 2003. Bước đầu nghiên cứu nhân giống Keo lá 
tràm bằng phương pháp nuôi cấy mô. Thông tin Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
Số 4. 
2. Finkeldey, R. and Hattemer, H.H., 2007. Tropical Forest Genetics. Springer, Berlin, Heidelberg, New York, 
315pp. 
3. Griffin Akeng, 2000. Micropropagation of Acacia crassicarpa A. Cunn ex Benth. Masters thesis, Universiti 
Putra Malaysia. 
4. Griffin, A.R; Tran Duc Vuong; Harbard J.L.; Wong C.Y.; Brooker C.; Vaillancourt R. E., 2010. Improving 
controlled pollination methodology for breeding Acacia mangium Willd. New Forest, 1 - 12. 
5. Hà Huy Thịnh, 2006. Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2001 - 2005, đề tài “Nghiên cứu chọn, tạo giống có năng 
suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 124 trang. 
(c) (d) 
(e) 
Tạp chí KHLN 2016 Phí Hồng Hải et al., 2016(3) 
 4440
6. Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải, Nguyễn Đức Kiên, 2011. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng 
rừng chủ yếu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.181 trang. 
7. Lê Đình Khả, 2003. Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt 
Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 292 trang. 
8. Muhammad Shahinozzaman, Mustafa Abul Kalam Azad, Muhammad Nurul Amin, 2012. In vitro Clonal 
Propagation of a Fast Growing Legume Tree - Acacia mangium Willd. Employing Cotyledonary Node 
Explants. Not Sci Biol, 2012, 4 (2): pp 79 - 85. 
9. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp. 132 trang. 
10. Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Thuận Châu, 2005. Giáo trình Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Hà Nội. 
11. Poupard C, Chauvière M, Monteuuis O., 1994. Rooting Acacia mangium and Acacia crassicarpa cuttings: 
effects of age, within - shoot position and auxin treatment. Silvae Genetica 43:226 - 231 
12. Triệu Thị Thu Hà và Phí Hồng Hải, 2016. Nghiên cứu nhân giống invitro các gia đình ưu việt Keo tai tượng 
(Acacia mangium) phục vụ trồng rừng dòng vô tính theo gia đình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
chuyên san giống số 1.2016, trang 249 - 256. 
13. Trương Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Ánh Hằng, Nguyễn Quang Thành và Đặng Thái 
Dương, 2012. Nhân giống in vitro cây Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth). Tạp chí Công nghệ 
Sinh học, số 10 (4A), trang 907 - 914. 
14. Turnbull, J.W., Crompton, H.R. and Pinyopusarerk, K. (eds), 1998. Recent Developments in Acacia Planting. 
Proceedings of the Third International Acacia Workshop, Hanoi, 27 - 31 Oct 1997. ACIAR Proceedings No. 82. 
Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra. 383 pp. 
15. Wong CY, Yuliarto M. 2014. Deployment of acacias in short rotation pulpwood plantation. In: ‘Sustaining the 
Future of Acacia Plantation Forestry’ International Conference, IUFRO Working Party 2.08.07: Genetics and 
Silviculture of Acacias, Hue, Vietnam, 18 - 21 March 2014, Compendium of Abstracts. 
Người thẩm định: TS. Nguyễn Đức Kiên 

File đính kèm:

  • pdfnhan_giong_in_vitro_cac_gia_dinh_uu_viet_keo_la_liem_acacia.pdf