Nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính tại các công ty niêm yết và biện pháp tái cơ cấu
TÓM TẮT
Cùng với sự trưởng thành của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, các công ty niêm
yết đã phát triển góp phần to lớn làm nên diện mạo của TTCK ngày nay.
Tuy nhiên, trải qua những bước thăng trầm của nền kinh tế trong và ngoài nước, các công
ty niêm yết cũng đã gặp không ít khó khăn trở ngại trên bước đường phát triển của mình. Một số
các công ty niêm yết đã lâm vào tình trạng khó khăn đến mức không còn khả năng thanh khoản,
thua lỗ kéo dài, các khoản nợ vượt quá giá trị tổng tài sản của công ty, thường được hiểu như trạng
thái kiệt quệ tài chính.
Bài viết này nhằm nghiên cứu tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về kiệt quệ tài
chính; nguyên nhân gây ra kiệt quệ tài chính và biện pháp tái cấu trúc công ty sau kiệt quệ tài chính
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính tại các công ty niêm yết và biện pháp tái cơ cấu
22 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ BIỆN PHÁP TÁI CƠ CẤU Bùi Kim Yến *, Trần Triệu Anh Khoa** TÓM TẮT Cùng với sự trưởng thành của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, các công ty niêm yết đã phát triển góp phần to lớn làm nên diện mạo của TTCK ngày nay. Tuy nhiên, trải qua những bước thăng trầm của nền kinh tế trong và ngoài nước, các công ty niêm yết cũng đã gặp không ít khó khăn trở ngại trên bước đường phát triển của mình. Một số các công ty niêm yết đã lâm vào tình trạng khó khăn đến mức không còn khả năng thanh khoản, thua lỗ kéo dài, các khoản nợ vượt quá giá trị tổng tài sản của công ty, thường được hiểu như trạng thái kiệt quệ tài chính. Bài viết này nhằm nghiên cứu tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về kiệt quệ tài chính; nguyên nhân gây ra kiệt quệ tài chính và biện pháp tái cấu trúc công ty sau kiệt quệ tài chính. Từ khoá: Kiệt quệ tài chính, tái cấu trú, nguyên nhân nội sinh, nguyên nhân ngoại sinh. CAUSES STATE CAUSE BANKRUPT THEM FINANCIALLY IN COMPANIES AND RESTRUCTURING MEASURES ABSTRACT Along with the maturity of the securities market (stock market) Vietnam, the company was developing membranes Although a major contributor to be the face of the stock market today. However, going through the ups and downs of the economy steps in and outside the country, the company has listing Yet no less difficult obstacle on the way of its development. A number of listed companies in the state however was difficulty level is no longer Able to liquidity, losses sustained, the debt exceeded the total asset value of the company, often be understood as the state exhausted User. This article aims to study the theory and other review previous studies on financial exhaustion; cause cause, bankrupt them financially and measures to restructure the company after the financial exhaustion. Keywords: bankrupt them financially, permanent restructuring, endogenous causes, exogenous causes. * PGS.TS. Giảng viên trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh ** Chuyên viên Liên Việt Postbank 23 Nguyên nhân gây ra . . . 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan lý thuyết 1.1.1. Khái niệm về kiệt quệ tài chính Gestel cùng với các đồng sự (2006) mô tả kiệt quệ tài chính là kết quả của sự thua lỗ kéo dài mà nguyên nhân là do sự gia tăng không cân xứng về công nợ kèm theo sự sụt giảm trong giá trị tài sản. Gordon (1971) nhấn mạnh rằng kiệt quệ tài chính chỉ là một giai đoạn trong một quá trình mà tiếp theo sau đó là sự thất bại và tái cấu trúc. Công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính khi mà khả năng tạo ra lợi nhuận sụt giảm và giá trị của các khoản nợ vượt quá giá trị tổng tài sản của công ty. Trong bài nghiên cứu của Gilbert và đồng sự (1990), công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ có sự lựa chọn để tái cơ cấu nợ nhằm đạt được một mức độ thích hợp để duy trì khả năng thanh toán hay nộp đơn phá sản. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra kiệt quệ tài chính Kiệt quệ tài chính là một quá trình chuyển đổi linh hoạt và phức tạp các yếu tố khác nhau gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty. Các yếu tố này được phân thành hai loại: các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Các yếu tố nội sinh đóng vai trò là nguyên nhân gây nên tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty bao gồm: kinh nghiệm quản lý yếu kém dẫn đến các quyết định tài chính sai lầm, chậm đổi mới khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp và hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, thiếu vốn hoạt động dẫn đến công ty sẽ bỏ qua những cơ hội kinh doanh tốt, thanh khoản kém và làm suy giảm uy tín cùa công ty trên thị trường. Các yếu tố ngoại sinh đa phần đến từ các tác nhân của chính sách kinh tế vĩ mô và thị trường bao gồm: suy thoái kinh tế, lạm phát biến động bất lợi tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay tăng cao, thay đổi bất lợi trong các chính sách của chính phủ. Việc xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính thường được dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm. Karels và Prakash (1987), phân loại các yếu tố gây ra kiệt quệ tài chính thành hai nhóm: nhóm các yếu tố rủi ro nội bộ và nhóm các yếu tố bên ngoài. Nhóm các yếu tố rủi ro nội bộ thông thường liên quan đến các kỹ năng quản lý công ty, các quyết định tài chính mà qua đó gây tác động đến tình trạng của công ty. Nhóm các yếu tố bên ngoài tác động đến công ty thông thường là sự biến động trong chính sách kinh tế, bất ổn của thị trường lao động hay thảm họa tự nhiên. Nghiên cứu của Bibeault (1983) chỉ ra rằng có 5 yếu tố bên ngoài gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty là: biến động của nền kinh tế, biến động môi trường cạnh tranh, thay đổi các yếu tố xã hội và thay đổi khoa học công nghệ. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy 41% công ty phá sản là do sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, 31% là do môi trường cạnh tranh thay đổi, 13% là do những thay đổi bất lợi trong chính sách của chính phủ và 15% là chịu sự tác động của thay đổi xã hội và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, 80% các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính là do sự tác động của các yếu tố quản lý, cụ thể là thiếu năng lực quản lý. Theo nghiên cứu của Whitaker (1999), các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính do yếu tố nội bộ (yếu kém trong quản lý) chiếm 76,8%, các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính do chịu tác động của cả hai yếu tố bên trong 24 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật và bên ngoài là 37,5%. Cuối cùng chỉ có 9,4% trong các công ty là do ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài. Nghiên cứu của Andrade và Kaplan (1998) cho thấy tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao là nguyên nhân chính đẩy công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính bởi vì đây là lý do gây thiếu hụt tiền mặt trong công ty. 1.1.3. Tái cấu trúc công ty sau kiệt quệ tài chính Khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, công ty sẽ phải đưa ra các quyết định liên quan đến hai vấn đề chính, đó là: tái cơ cấu tài sản và tái cơ cấu tài chính. Các biện pháp tái cơ cấu tài sản bao gồm: y Bán tài sản, đây được xem là giải pháp giảm thiểu khó khăn tài chính tạm thời. Nguồn tiền từ việc bán tháo tài sản có thể được sử dụng để giảm dư nợ hay thực hiện các cơ hội đầu tư mới. Việc bán tài sản của nhiều công ty được coi là động lực chính để cân đối tài chính. Vì ở thời điểm hiện tại, tiền mặt vẫn quan trọng hơn lợi nhuận. y Sát nhập với công ty khác là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới. Biện pháp này đưa lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia. Nó không chỉ giúp các công ty lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các công ty yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn giúp công ty mới tạo ra sau có đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Đây là biện pháp hiệu quả đối với hầu hết các công ty kiệt quệ tài chính. y Các biện pháp tái cơ cấu tài chính bao gồm: y Tăng vốn cổ phần: hay nói cách khác là sử dụng biện pháp tài trợ bằng vốn. Một công ty kiệt quệ tài chính thường thiếu thanh khoản và cần được tài trợ theo tiến độ trong quá trình giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chính. Do đó, khả năng thu hút nguồn vốn mới của công ty là rất quan trọng cho sự sống còn của công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp kiệt quệ tài chính công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn mới thông biện pháp tài trợ bằng nợ. Sử dụng biện pháp tài trợ bằng vốn có thể xem như là một cứu cánh của công ty trong tình hình hiện tại. y Cơ cấu lại nợ: là một quá trình cho phép con nợ là công ty kiệt quệ tài chính đàm phán với các chủ nợ của mình để sửa đổi các điều khoản của hợp đồng nợ chưa thanh toán nhằm giảm nghĩa vụ nợ của công ty và cải thiện tình hình tài chính tổng thể. Việc cơ cấu lại nợ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm việc thay đổi kỳ hạn trả nợ, thời gian trả nợ, số lần trả nợ, số tiền trả nợ từng lần Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với thực tế này. Các chủ nợ hỗ trợ cơ cấu lại các khoản nợ của công ty, qua đó giúp công ty trong việc đối đầu và vượt qua những khó khăn ngắn hạn, mà các chủ nợ này tin rằng, những khó khăn đó sẽ được công ty xử lý, khắc phục một cách hiệu quả cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong tương lai; nhờ đó tối đa hóa khả năng thu hồi nợ của chủ nợ. y Vốn hóa nợ: là một quá trình chuyển nợ thành vốn góp, có thể hiểu đơn giản hơn là việc một chủ nợ thay vì thu hồi tiền nợ đã cho công ty vay, họ sẽ lấy khoản nợ phải thu đó để “mua” chính cổ phần của công ty (thường là cổ phần phát hành thêm) với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên. Khi đã là 25 Nguyên nhân gây ra . . . cổ đông, chủ nợ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công tác quản lý, hoạch định phương hướng sản xuất kinh doanh, vực dậy công ty, giúp công ty thoát khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính hiện tại. Về phần công ty, việc chuyển nợ thành vốn góp ngay lập tức giải phóng công ty khỏi gánh nặng nợ nần, khả năng thanh toán được cải thiện. Như vậy, phương án này giúp các công ty giải quyết vấn đề thanh khoản và khoản nợ xấu của công ty đối với các chủ nợ coi như được xóa, thay vào đó sẽ là phần vốn điều lệ thuộc quyền sở hữu của chủ nợ. Kiệt quệ tài chính có thể được xem như là một dấu hiệu cảnh báo sớm cho các hoạt động kinh doanh yếu kém của công ty. Do đó việc lập kế hoạch đối phó với kiệt quệ tài chính là điều tối quan trọng đối với sự phát triển ổn định của công ty. Dự báo chính xác khả năng kiệt quệ tài chính không chỉ quan trọng đối với các nhà quản trị mà còn quan trọng đối với các chủ nợ và các cổ đông trong quá trình ra quyết định của mình. 2. THỰC TRẠNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam hậu quả là các công ty rơi vào tình trạng cảnh báo, kiểm soát đặc biệt và cuối cùng là hủy niêm yết bắt buộc. Trong thời gian vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã thông báo đưa một loạt cổ phiếu niêm yết vào diện bị cảnh báo do hoạt động kinh doanh của các công ty trên báo cáo tài chính năm bị âm. Hệ quả là một số cổ phiếu đã bị tạm ngừng giao dịch hoặc chỉ được giao dịch ở đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa mỗi phiên. Theo qui chế niêm yết tại HSX, chứng khoán niêm yết đưa vào diện bị kiểm soát khi xảy ra một trong các trường hợp như nợ quá hạn trên 1 năm hay tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn 10% tổng vốn chủ sở hữu; không có đủ 100 cổ đông nắm giữ tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty; kết quả kinh doanh phát sinh âm theo BCTC kiểm toán; tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh; cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 90 ngày hay không thực hiện công bố thông tin theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hay Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Còn tạm ngừng giao dịch với chứng khoán niêm yết khi rơi vào các trường hợp như giá, khối lượng giao dịch có biến động bất thường; hoạt động kinh doanh chính thua lỗ 2 năm liên tiếp theo báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán; thực hiện tách, gộp cổ phiếu và tách, sáp nhập doanh nghiệp; trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư hay đảm bảo ổn định thị trường. Những cổ phiếu tạm ngừng giao dịch sẽ bị Sở yêu cầu giải trình cụ thể về lý do dẫn đến phải tạm ngừng giao dịch. Căn cứ trên đó, SGDCK sẽ xem xét cho phép giao dịch trở lại sau khi đã khắc phục được nguyên nhân. Đối với qui chế trên HNX, điều kiện chứng khoán bị cảnh báo tương tự song điều chỉnh các điều kiện như vốn điều lệ giảm xuống dưới 10 tỷ đồng tại BCTC thời điểm gần nhất; cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 60 ngày. Sau khi cổ phiếu bị cảnh báo mà không khắc phục được sẽ đưa vào diện bị kiểm soát. Và trong trường hợp HNX xét thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư thì chứng khoán bị kiểm soát sẽ bị hạn chế về thời gian và/hoặc biên độ dao động giá. 26 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 1. Số lượng các công ty niêm yết rơi vào diện cảnh báo, kiểm soát và huỷ niêm yết trong 2 năm 2013 - 2014 Tình trạng Năm 2013 Năm 2014 SGDCK TP.HCM (HSX) Cảnh báo 43 49 Kiểm soát 10 18 Kiểm soát đặc biệt 2 Tạm ngừng giao dịch 9 3 Huỷ niêm yết 11 5 SGDCK Hà Nội (HNX) Cảnh báo 125 80 Kiểm soát 27 27 Kiểm soát đặc biệt 3 Tạm ngừng giao dịch 1 Huỷ niêm yết 29 25 Nguồn: tổng hợp của tác giả nhưng cũng còn khá cao, với gần 200.000 tỉ đồng... Thị trường vẫn còn gần 130 công ty đang lỗ lũy kế từ các quý trước chuyển sang, gần 350 công ty có số nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, rất dễ dẫn đến tình trạng mất thanh khoản, thậm chí mất khả năng chi trả... Một số công ty đang nợ nần và thua lỗ nghiêm trọng là Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) thua lỗ gần 437 tỉ đồng trong 6 tháng, nâng mức lỗ lũy kế lên 1.830 tỉ đồng. Công ty này đang có các khoản nợ phải trả lên đến 14.673 tỉ đồng (tính đến ngày 30-6), trong đó nợ vay chiếm hơn 4.500 tỉ đồng. PVX có các khoản phải thu ngắn hạn là 7.325 tỉ đồng, lượng hàng tồn kho 3.165 tỉ đồng, trong đó có nhiều khoản nợ khó đòi nên công ty phải trích lập dự phòng trên 561 tỉ đồng. Tương tự, Công ty CP Pomina (POM), lợi nhuận 6 tháng đầu năm âm 176,5 tỉ đồng. Với tổng tài sản 7.774 tỉ đồng nhưng công ty có các khoản nợ phải trả lên đến gần 5.670 tỉ đồng trong khi các khoản phải thu là 1.513 tỉ đồng và lượng hàng tồn kho 2.135 tỉ đồng, chỉ giảm nhẹ so với đầu năm. 3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN 3.1. Nguyên nhân nội sinh Việc duy trì các khoản nợ, hàng tồn kho, các khoản phải thu ở mức cao là một trong những nguyên nhân chính đẩy công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Trường hợp của Công ty cổ phần Thủy sản Bình An trước đây là một điển hình. Mặc dù có tài sản cố định và hàng tồn kho đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng do không huy động được tiền để chi trả cho người bán nguyên liệu đã dẫn đến việc mất thanh khoản, ngân hàng xiết nợ buộc công ty phải thanh lý tài sản, bán cổ phần cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) để vượt qua khó khăn. Trong số gần 700 công ty niêm yết trên 2 sàn chứng khoán, có tới 145 công ty thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2013 với tổng giá trị trên 3.300 tỉ đồng và 537 công ty hoạt động có lãi với trên 39.684 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, con số nợ phải trả của các công ty còn rất cao với tổng cộng trên 515.000 tỉ đồng, trong đó nợ vay hiếm gần 278.000 tỉ đồn ... o chiều hướng, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng đã tăng khá mạnh so với trước, mức cao nhất theo ghi nhận đã lên tới 21.600 VND/USD. Chênh lệch giữa giá mua vào với bán ra cũng được nới rộng, lên tới trên 100 VND, gấp đôi mức thông thường trước đây. Không chỉ tăng chi phí, điều mà các công ty lo ngại là diễn biến trên có thể khiến việc mua ngoại tệ cho các hoạt động thanh toán khó khăn. Bản thân các ngân hàng cũng đang cân đối vấn đề này khi chủ động giãn rộng biên độ mua - bán. Vấn đề công ty lo ngại hơn nữa là biến động trên thị trường kéo tỷ giá niêm yết của các ngân hàng chạm trần, cộng thêm áp lực hỗ trợ cho xuất khẩu có thể khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tỷ giá thêm 1% (đầu năm đã có một đợt điều chỉnh 1%). 3.3. Các biện pháp tái cơ cấu trong trường hợp thực tế tại Việt Nam Bán tài sản Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục khó khăn, rất nhiều công ty đã phải tính kế chuyển nhượng tài sản, bán rẻ dự án hoặc bán công ty để giải quyết phần nào gánh nặng nợ nần. Năm 2010, Công ty CP hàng hải Đông Đô (DDM) bị lỗ 74,31 tỉ đồng. Do không đủ tiền để thanh toán đúng hạn các khoản nợ vay trước đó nên công ty bị phạt lãi quá hạn (khoảng 150% so với lãi suất vay). Do đó tại ĐHCĐ thường niên 2011 vừa qua, các cổ đông thống nhất sẽ để công ty tiến hành thủ tục chào bán rộng rãi tàu chở hàng Đông Phong (đóng năm 1999 tại Nhật Bản, giá trị sổ sách còn lại là 45,2 tỉ đồng/86,9 tỉ đồng nguyên giá). Ngoài ra nếu có cơ hội, công ty này cũng sẽ bán cặp tàu container chuyên dụng Đông Mai/Đông Du để cắt lỗ, tái cơ cấu lại đội tàu cho phù hợp với năng lực quản lý điều hành; sang tên - chuyển nhượng quyền 29 Nguyên nhân gây ra . . . sử dụng đất và tài sản trên đất ở số 11 đường Biệt Thự (Nha Trang) với giá khoảng 2 tỉ đồng hoặc tổ chức khai thác dưới các hình thức mà pháp luật cho phép để nâng cao năng ực tài chính cho công ty; tiến hành thủ tục bán toàn bộ diện tích 1.763,34m2 sàn nhà tại Lạc Trung B - Hà Nội lấy tiền cân chỉnh năng lực tài chính công ty theo giá thị trường. Với Công ty CP dược Viễn Đông (DVD) thì dù năm 2010 vẫn có lãi nhưng DVD vẫn đang đối diện với những khó khăn kể từ khi nhiều lãnh đạo công ty bị bắt giữ vì làm giá cổ phiếu. Do đó các cổ đông đã chấp thuận kế hoạch bán một số tài sản hiện có để thanh toán khoản lãi vay 728 tỉ đồng (tính đến cuối năm 2010), đồng thời để bổ sung nguồn vốn hoạt động trong thời gian tới. Cụ thể đối với Nhà máy Lili of France, công ty dự kiến bán cho Ngân hàng An Bình với giá tương đương khoản đầu tư ban đầu là 300 tỉ đồng và sau đó DVD sẽ thuê lại nhà máy này để duy trì hoạt động sản xuất. DVD cũng sẽ bán thửa đất dự định xây trụ sở tại số 88 đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú, TP.HCM) có giá trị sổ sách là 26,3 tỉ đồng và bán số cổ phiếu Savifarm đang nắm giữ với giá trị sổ sách gần 36,6 tỉ đồng... Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cùng lúc bán 6 dự án thủy điện, mang lại doanh thu gần 2.100 tỉ đồng và giúp công ty giảm nợ 1.876 tỉ đồng. Trong năm 2013 công ty đã đồng loạt bán các dự án bất động sản, khoáng sản - những mảng từng được xem là mũi nhọn của công ty - để cân đối dòng tiền và tập trung vào những ngành hiệu quả hơn... Nhiều công ty khác cũng lần lượt thông báo chuyển nhượng dự án như Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (UDC) - sẽ chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác toàn bộ dự án trọng điểm chung cư Bàu Sen tại Vũng Tàu. Công ty CP Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (SAV) có quyết định cho đối tác góp vốn đầu tư vào dự án khu nhà ở tại phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. Hay Công ty CP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR) liên tục chuyển nhượng các dự án Hà Nội Times Tower, dự án tổ hợp căn hộ và dịch vụ công cộng CT15 Việt Hưng tại Hà Nội với giá trị đầu tư hàng ngàn tỉ đồng. Bán dự án, tài sản, giải thể công ty con là giải pháp mang tính hiệu quả trong ngắn hạn nhằm tái cơ cấu và từng bước đưa công ty thoát khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính để có nguồn vốn hoạt động, giảm áp lực nợ nần và chờ đợi cơ hội mới thay vì tiếp tục nắm giữ các dự án để rồi tiếp tục thua lỗ và, phá sản. Nhưng không phải công ty nào cũng thực hiện được giải pháp bán tài sản, chỉ có những công ty có tài sản giá trị như tàu, xe, bất động sản... mới thực hiện được. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu nguồn vốn của công ty là hết sức cần thiết khi lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Ban quản trị cần phải xem xét và giảm bớt những tài sản không hiệu quả; giảm chi phí hàng tồn kho... để quay vòng nguồn vốn nhanh hơn. Từ đó có thể giúp giảm được nguồn vốn đi vay trong khi vẫn đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Sáp nhập Sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính, tiết giảm chi phí là giải pháp mà nhiều công ty nói chung đang nhắm tới trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Ngoài lý do các công ty sáp nhập để tạo lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, thị trường, thì còn có lý do lịch sử là sự bùng nổ của TTCK trước đây giúp cho việc niêm yết các công ty riêng lẻ có lợi cho cổ đông sáng lập cả về giá cổ phiếu và về khả năng phát hành huy động vốn. Hiện tại, các lợi ích này không dễ dàng đạt được với công 30 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ty nhỏ. Vì thế, các công ty trong quá trình tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn cũng đang có xu hướng tăng quy mô hoạt động, tăng quy mô vốn để không chỉ cạnh tranh trên thị trường, mà còn cạnh tranh thu hút nhà đầu tư trên TTCK. Cổ phiếu của công ty lớn bao giờ thanh khoản cũng tốt hơn. Đại diện tiêu biểu cho xu hướng sáp nhập các công ty hoạt động không hiệu quả trên thị trường là nhóm các ngân hàng TMCP. Mở đầu cho làn sóng sáp nhập các ngân hàng hoạt động không hiệu quả là sự kiện sáp nhập 3 Ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn trong năm 2011. Cả 3 ngân hàng này đều gặp khó khăn về thanh khoản với nguyên nhân chủ yếu là do dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời và cần tới sự hỗ trợ về thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, 3 ngân hàng này đã họp và đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn. Sau khi được hợp nhất từ 3 ngân hàng là SCB, TinNghiaBank, FicomBank thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) từ cuối năm 2011, đến nay SCB đã có những bước cải thiện khá tốt. Sự kiện nổi bật tiếp theo là việc sáp nhập Habubank vào SHB và một trong những lý do Habubank phải tính đến sáp nhập là do nợ xấu, cụ thể các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Ngày 28/08/2012, thương hiệu Habubank chính thức biến mất trên thị trường, qua sáp nhập SHB. Và gần đây nhất là Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2014. Trong đó, tổng tài sản chỉ tăng 5,82%, đạt 82.068 tỷ đồng, huy động vốn tăng 5,71%, chỉ đạt 76.636 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 43.329 tỷ đồng, chỉ tăng 0,08% so với đầu năm 2014. Thế nhưng, tỷ lệ nợ xấu của SouthernBank bất ngờ tăng vọt, lên tới 2.553 tỷ đồng (tăng thêm 948 tỷ đồng) và chiếm 5,89% tổng dư nợ. Trong đó, ngân hàng đã bán cho công ty VAMC được 619 tỷ đồng. Tín dụng gần như không tăng và nợ xấu quá cao khiến cho lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 17,12 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận chỉ còn lại 1,2 tỷ đồng nên HĐQT đề xuất giữ lại, không chia cổ tức. Với tình hình nợ xấu vượt quá cao, SouthernBank cũng dự tính khả năng khó xử lý được ngay, nên năm 2015, nhà băng này chỉ đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới mức 5%. Đây vẫn là tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt giới hạn an toàn 3% dư nợ. Hiện nay, SouthernBank có khả năng sẽ sáp nhập vào Sacombank và đang trình NHNN chấp thuận đề án sáp nhập. Vốn hóa nợ Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn khi mà nợ phải trả (trên 4.000 tỉ đồng) gần gấp đôi vốn chủ sở hữu, trong khi lợi nhuận sau thuế bình quân mỗi quý chỉ đạt 2 tỉ đồng trong 3 quý đầu năm 2014. Tuy nhiên thông qua giải pháp vốn hóa nợ, Công ty đã thoát khỏi tình trạng khó khăn khi công bố kết quả chào bán riêng lẻ hơn 145 triệu cổ phần (lớn hơn số lượng cổ phiếu đang niêm yết) để cấn trừ công nợ trên 1.400 tỉ đồng cho các chủ nợ, đồng thời tăng vốn lên gấp đôi. Trường 31 Nguyên nhân gây ra . . . hợp của Quốc Cường Gia Lai là điển hình cho việc xem vốn hóa nợ là giải pháp hiệu quả giúp các công ty có thể xóa nợ dễ dàng hơn và có cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới. Công ty Cổ phần Thủy sản Phương Nam với việc phát hành thêm cổ phần để cấn trừ nợ vay tại Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng An Bình, còn Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thì trở thành chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An khi công ty này gần như mất khả năng trả nợ. Tính đến tháng 11.2012, công ty này nợ ngân hàng gần 1.600 tỉ đồng và đứng trước bờ vực phá sản. Các ngân hàng chủ nợ đã tái cấu trúc Thủy sản Phương Nam bằng cách vốn hóa các khoản nợ của Công ty. Theo đó, Ngân hàng Liên Việt sở hữu hơn 62% vốn, còn Ngân hàng An Bình sở hữu hơn 34%. Công ty Mua bán nợ DATC là đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình tái cấu trúc và Thủy sản Phương Nam đã đạt được những kết quả khả quan sau vài tháng vốn hóa nợ. Điều này thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ tháng 7/2013 trở đi và nhiều khách hàng truyền thống của Công ty đã quay trở lại. Trường hợp của Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA), Công ty đã phát hành gần 116 triệu cổ phiếu để cấn trừ khoảng 1.160 tỉ đồng công nợ cho các chủ nợ. Tiếp sau đó là hàng loạt thương vụ vốn hóa nợ khác của các công ty như Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) với 1.200 tỉ đồng nợ thành vốn góp, Địa ốc Hoàng Quân (HQC), Đô Thị Kinh Bắc (KBC), Địa ốc An Khang (KAC), Công ty Mirae (KMR) Rõ ràng, lợi ích của việc vốn hóa nợ đã giúp công ty giảm đáng kể áp lực phải trả nợ, từ đó có cơ hội cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh. Không chỉ vậy, vốn hóa nợ còn giúp các ngân hàng giảm được lượng nợ xấu, đồng thời giúp tăng nguồn vốn do vốn vay đã trở thành khoản đầu tư tài chính của ngân hàng. Không khó để chỉ ra các công ty có kết quả kinh doanh được cải thiện đáng kể sau khi áp dụng phương án vốn hóa nợ như Xi măng Hà Tiên 1, Thủy sản Bình An, Mía đường Kontum, Sadico Cần Thơ, Thủy sản Phương Nam Kết quả tái cấu trúc tích cực từ các công ty như Thủy sản Phương Nam cũng như kỳ vọng giảm mạnh nợ xấu là động lực khiến cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn công ty đều chú trọng đến phương án chuyển nợ thành vốn góp. Có thể nhìn thấy điều này khi mới đây, Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận chủ trương cho VietinBank tái cấu trúc khoản cho vay tại Vinalines bằng cách chuyển thành vốn cổ phần (Vinalines đang nợ VietinBank hơn 5.000 tỉ đồng). Tăng vốn bằng cách phát hành thêm ra công chúng Một câu hỏi đặt ra là liệu các công ty này có dễ dàng tăng mạnh quy mô vốn điều lệ như ở trên, nếu thay thế vốn hóa nợ bằng phương án phát hành thêm ra công chúng? Câu trả lời là gần như không thể. Có 2 lý do chính. Thứ nhất, vào thời điểm triển khai vốn hóa nợ, tình hình tài chính của các công ty này không mấy khả quan. Do vậy, nếu chọn phương án phát hành thêm để tăng vốn, họ sẽ khó thu hút được nhà đầu tư mới tham gia. Chẳng hạn, trước khi chuyển nợ thành vốn góp, Quốc Cường Gia Lai có vốn điều lệ khoảng 1.300 tỉ đồng, còn nợ phải trả lên đến hơn 4.400 tỉ đồng vào quý III/2014. Trong khi đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lỗ liên tục trong giai đoạn 2011-2013. Lũy kế từ đầu năm đến hết quý III/2014, lợi nhuận sau thuế của công ty này chỉ vỏn vẹn 6 tỉ đồng, một con số quá nhỏ so với quy mô vốn điều lệ ngay cả khi chưa tăng vốn nhờ chuyển nợ thành vốn góp. 32 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Tương tự, các cổ đông và đặc biệt là giới truyền thông đã lên tiếng rất mạnh mẽ khi Vicem tăng sở hữu tại Xi măng Hà Tiên 1 bằng việc xóa nợ 1.200 tỉ đồng. Sở dĩ lúc đó, việc vốn hóa nợ này bị phản đối là vì trước thời điểm xóa nợ, HT1 có lợi nhuận sau thuế âm 71 tỉ đồng (3 quý đầu năm 2013), cộng với nợ phải trả của quý III/2013 là hơn 11.000 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chưa đến 2.000 tỉ đồng. Với kết quả kinh doanh này, không ai hiểu được vì sao Vicem lại quyết định mua 120 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng khi giá trên thị trường lúc đó chỉ có 5.200 đồng. Lý do thứ hai khiến cho việc tăng vốn thông qua phát hành thêm khó hơn nhiều so với vốn hóa nợ là thủ tục phát hành ra công chúng khá phức tạp và tốn kém. Đó là chưa kể đến việc công ty sẽ bị săm soi rất kỹ, đặc biệt là đối với những cổ phiếu có thị giá dưới mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu). Không những vậy, nhiều nhà đầu tư trên thị trường đều cho rằng nếu không phải là công ty liên quan hoặc cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, chắc hẳn các chủ nợ tại Quốc Cường Gia Lai, Xi măng Hà Tiên 1, Địa ốc Hoàng Quân cũng khó lòng chấp nhận việc đổi nợ thành vốn với giá phát hành cao hơn nhiều so với thị giá. Từ những nguyên nhân tác động lên tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty, mà mỗi công ty chọn giải pháp tái cơ cấu riêng, nhằm thoát khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt : [1]. Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy (2014), Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, Nhà xuất bản Tài chính. [2]. Anual Report của HNX và HSX. Tiếng Anh: [3]. Andrade, G., Kaplan, S. (1998): How Costly is Financial (Not Economic) Distress? Evidence from Highly Leveraged Transactions that Became Distressed, The Journal of Finance, 53(5), 1443-1493. [4]. Bibeault, D. (1982): Corporate Turnaround: How Managers Turn Losers into Winners, New York: McGraw-Hill Book Company. [5]. Gestel, T., Baesens, B., Suykens, J., Van den Poel, D., Baestaens, D., Willekens, M.(2006): Bayesian Kernel Based Classification for Financial Distress Detection. European Journal of Operational Research, 172(3), 979-1003. [6]. Gilbert, L., Menon, K., Schwartz, K.(1990): Predicting Bankruptcy for Firms in Financial Distress, Journal of Business Finance & Accounting, 17, 161-171. [7]. Gordon, M. J.(1971): Towards a Theory of Financial Distress, The Journal of Finance, 26(2), 347- 356. [8]. Karels, G., Prakash, A.(1987): Multivariate Normality and Forecasting Business Bankruptcy, Journal of Business Finance and Accounting, 14(4), 573-593. [9]. Whitaker, R.(1999): The Early Stages of Financial Distress, Journal of Economics and Finance. 23(2), 123-133. Các website: [10]. Của UBCKNN [11].Của HNX [12].Của HSX
File đính kèm:
- nguyen_nhan_gay_ra_tinh_trang_kiet_que_tai_chinh_tai_cac_con.pdf