Ngữ nghĩa của từ ngữ trong hát ghẹo Thanh Hóa

Tiếp cận ở bình diện ngôn ngữ học, trên cơ sở từ ngữ hát Ghẹo được khảo sát trong cuốn “Dân ca Thanh Hóa, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1965 của nhóm Lam Sơn ”, bài viết làm noi bật giá trị ngữ nghĩa của từ ngữ hát Ghẹo Thanh Hóa trong lời ca của nam nữ qua từng chặng hát. Ket quả của bài viết góp phần vào việc nghiên cứu lớp từ vựng tiếng Việt trong vãn học dân gian, qua đó, nhận ra nét độc đáo trong di sản vãn hóa tinh thần xứ Thanh, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của quê hương Thanh Hỏa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

doc 7 trang phuongnguyen 160
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ nghĩa của từ ngữ trong hát ghẹo Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngữ nghĩa của từ ngữ trong hát ghẹo Thanh Hóa

Ngữ nghĩa của từ ngữ trong hát ghẹo Thanh Hóa
NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ TRONG HÁT GHẸO THANH HÓA
Lê Thị Thu Bình Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Hồng Đức
TÓM TẮT
Tiếp cận ở bình diện ngôn ngữ học, trên cơ sở từ ngữ hát Ghẹo được khảo sát trong cuốn “Dân ca Thanh Hóa, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1965 của nhóm Lam Sơn ”, bài viết làm noi bật giá trị ngữ nghĩa của từ ngữ hát Ghẹo Thanh Hóa trong lời ca của nam nữ qua từng chặng hát. Ket quả của bài viết góp phần vào việc nghiên cứu lớp từ vựng tiếng Việt trong vãn học dân gian, qua đó, nhận ra nét độc đáo trong di sản vãn hóa tinh thần xứ Thanh, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của quê hương Thanh Hỏa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Từ khóa: Hát Ghẹo, dân ca, từ ngữ, ngữ nghĩa của từ ngữ, bản sắc văn hóa.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Là thể thơ dân gian, gắn với môi trường diễn xướng có hình thức đối đáp giao duyên nam nữ, hát Ghẹo Thanh Hóa với những đặc sắc về từ ngữ đã góp phần thể hiện tâm hồn, đời sống của người bình dân xứ Thanh từ xa xưa. Hát Ghẹo Thanh Hóa đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên mới dừng lại ở phương diện văn học, vãn hóa và âm nhạc, chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở phương diện ngôn ngữ học. Vì vậy, việc nghiên cứu từ ngữ trong hát Ghẹo sẽ góp phần vào việc nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong dân ca Thanh Hóa, thấy được nét độc đáo trong di sản văn hóa tinh thần của xứ Thanh, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của quê hương Thanh Hóa, bản sắc vãn hóa dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở từ ngữ được khảo sát qua 695 câu hát trong cuốn “Dân ca Thanh Hóa, Nxb Văn học, Hà Nội, 1965 của nhóm Lam Sơn”, bài viết sẽ tập trung làm rõ giá ưị ngữ nghĩa của lớp từ ngữ hát Ghẹo Thanh Hóa thể hiện qua phần lời trong từng chặng hát.
NỘI DUNG
Theo các nhà nghiên cứu dân ca Thanh Hóa: “Hát ghẹo Thanh Hóa ra đời trên cơ sở kinh tế nông nghiệp, lao động tập trung của những người dân Thanh Hóa ngày xưa. Từ làng này qua làng khác trước đây vẫn có những phường cay, phường gặt đi làm lẩy công. Đầu tiên có lẽ là những buổi làm việc chung như thế. Dần dần lời ca tiếng hát đã vang lên giữa cánh đồng bát ngát. Tốp này hát, tốp kia trả lời, lâu dần việc phát huy văn nghệ đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu” [4; tr.19]. Hát Ghẹo được diễn ra dưới hai hình thức: hát lẻ và hát cuộc. Hát lẻ là hát thông thường bất chợt năm mười câu. “Trai gái gặp nhau “ghẹo ” nhau dăm ba câu rồi chia tay” [7]. Còn hát cuộc được tiến hành ngoài giờ lao động sản xuất. Hát cuộc thường được tổ chức vào tháng bảy, tháng tám âm lịch. Cuộc hát kéo dài cả buổi, thậm chí suốt đêm giữa bên nam và bên nữ. Trong hát Ghẹo Thanh Hóa, hát cuộc là chủ yếu. Và vì thế nói đến hát ghẹo Thanh Hóa là nói đến hát cuộc. Hát cuộc chia thành ba chặng. Chặng thứ nhất là chặng mở đầu cuộc hát, cuộc hát này gồm có ba lời là hát dạo, hát mừng, hát thăm. Chặng thứ hai cuộc hát gồm hát đối, hát đổ, hát xe kết. Chặng thứ ba cuộc hát gồm có hát thề, hát dặn, hát tiễn. Mỗi một chặng hát, từ ngữ trong hát Ghẹo luôn mang một ngữ nghĩa nhất định, bày tỏ trạng thái tình cảm của người hát với mục đích chủ yếu là giao duyên.
Ngữ nghĩa từ ngữ trong hát ghẹo ờ chặng thứ nhất
Đây là chặng mở đầu cuộc hát, gồm 200 câu, chiếm 200/695 = 28,7% trong tổng số câu hát Ghẹo. Hát Ghẹo chặng này có ba lời là hát dạo, hát mừng, hát thăm.
Ngữ nghĩa của từ ngữ trong hát dạo
Hát dạo là “hát những lời ướm thử, lời tự giới thiệu mình, nêu lên cái cớ mà mình tới đây” [4; tr.20]. Nghe hát dạo, đối phương cũng phải hát dạo để trả lời lại. Nội dung là những câu ướm hỏi, hàm ý lạ lùng, chưa quen biết. Trong hát dạo, người con ừai chủ động ra lời trước và thường lấy cảnh làm cớ để ướm hỏi. Lớp từ ngữ thể hiện rõ trong hát dạo là các danh từ định danh cảnh vật, con người, các tính từ chỉ trạng thái tình cảm: “Phượng hoàng cất cánh bay qua/ Thấy cây tươi tốt liền sà xuống chơi/ Có cho ta ở ta chơi/ Không cho, thì cũng lắm nơi hữu tình’7“... Đâu đây cho tiện đi về/ Vui chùa mến cảnh mệt mê sự tình” [4; tr. 154], Người con gái cũng đáp lại lời ướm hỏi của chàng hai bằng những câu hàm ý dạo đầu tình cảm: Đêm qua tựa gối loan phòng/ Dầu hao thiếp rót, đèn chong canh dài/ Chờ chàng canh một canh hai/ Canh ba, canh bốn,... đêm dài như sông.” [4; tr. 155].
Ngữ nghĩa của từ ngữ trong hát mừng
Khi hai bên đã bắt lời dạo của nhau, lòng đã ưng, tình đã thuận, người con trai tỏ ra lịch sự, hát mừng, lạc quan hồ hởi, tình tứ, có nhiều hứa hẹn và bắt đầu đi vào tìm hiểu: Tình cờ ta lại gặp ta/ Vui bằng mở hội tháng ba đền Sòng. Người con gái cũng tỏ ra hồ bởi, vui mừng vì đã gặp được ý trung nhân: “Hôm nay gặp buổi êm trời/ Má đào lại được sánh người trượng phu/ Bây giờ ta gặp nhau đây/Như con cá cạn gặp ngày trời mưa.” [4; tr. 155].
Ngữ nghĩa của từ ngữ trong hát thăm
Hát thăm là hát tìm hiểu sâu về quê quán, tên họ, gia đình... Lời hát thăm chủ yếu là của người con trai. Họ hỏi thăm quê quán bằng những từ ngữ mộc mạc, chân tình, cụ thể là qua các danh từ, ngữ danh từ chỉ địa danh về quê quán, nghề nghiệp: “Hỏi thăm quê quán ở mol/Tiện đây trầu héo, cau khô xin mời”. Người con gái đáp lại bằng những từ ngữ chỉ quê quán xác định rõ ràng: “Phủ Hà quê quán xưa nay/Mẹ cha đã định những ngày còn thớ''’ [4; tr.157]. Từ tìm hiểu về gia đình, nam nữ đi vào tìm hiểu anh em trong gia đình, bản thân. Người con gái chủ động hỏi trước: “Nhà anh mẩy bậc anh hào?/Mấy người tài đức, mấy người sắc phong?/Mẩy người đô đốc, quận công?/Mấy người nho sĩ, bảng rồng nay mai?/Mấy người con gái con trai?/Mẩy người chị ruột, mẩy người em dâu?/Ruộng vườn nhà anh ở đâu?/HỎỈ thăm mấy quản mấy cầu đến nơi?/Tuổi anh nay độ mấy mươi,/ Thì anh kể hết đầu đuôi em tườnglNgũừÁ con trai trả lời cụ thể thân thế gia đình mình, tự hào về quê hương, gia đình của mình: “Quê quán anh ở Tĩnh Gỉa/Anh mong nhan sắc miệng hoa má đào./Nhà anh ba bậc anh hào/Bốn người tài đức, năm người sắc phong/Sáu người đô đốc quận công/Bảy người nho sĩ, bảng rồng nay mai/ Tám người con gái, con trai./Chỉn người chị ruột, thiếu người em dâu/Ruộng vườn anh ở Sơn châu./HỎỈ thăm ba quản, bốn cầu đến nơi./Tuổỉ anh vừa chẵn đôi mươi,/Anh đà kế hết đầu đuôi em tường.” [4; tr.159, 160], Sau lời hỏi thăm vừa thực vừa mang tính dạo đầu, nam nữ đã tiến xa hơn một bước nữa là hỏi thăm về tình duyên. Đây mới là mục đích chính của lời hát thăm. Người con trai lại chủ động hỏi trước. Trước tiên là bằng những từ ngữ bóng gió để tỏ tình: ‘‘Chiều chiều bướm đậu vườn hoa/ Có cho bướm đậu, hay lùa bướm đi?”. Và sau đó là hỏi trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề: “Nước chảy hòn đá trôi nghiêng/ Chỉ e em có chồng riêng ở nhà ”. Người con gái cũng khéo léo tế nhị đáp lại bằng những từ ngữ ẩn dụ “bướm đậu”, “vườn hoa”: “Bướm đậu ai dám lùa đi/ Vườn hoa thêm đẹp, người thì có đôi”. Và trả lời thắng vào vấn đề: “Chưa chồng em mới kết nguyền/ Chồng rồi, chả dám kết duyên tội trời.” [4; tr. 158],
Ngữ nghĩa từ ngữ trong hát ghẹo ở chặng thứ hai
Ở chặng hát thứ hai có 374 câu, chiếm 374/695 = 53,9% tổng số câu hát. Chặng hát này thể hiện qua các hình thức hát đoi, hát đố, hát xe kết.
Ngữ nghĩa từ ngữ trong hát đối
Hát đối là “những khúc hát thử tài nhau ”, là “để thử thách tinh thần ” [4; tr.21]. Bên nữ cất giọng trước với nội dung thử xem chàng trai đã thực sự yêu thương mình chưa. Chàng trai thừa nhận đã “ưng”, đã “thầm yêu”. Từ ngữ trong hát đối thường là các danh từ, ngữ danh từ chỉ những vật dụng, công việc gắn bó hàng ngày với nghề nông, giản dị, dễ hiểu, vế đối cân xứng hài hòa.
Nữ đối:	“Vì sàng cho gạo xuống nong,
Vì anh, em phải long đong cả ngày”
Nam đối lại:	“Vì giần cho cám xuống nia
Vì em, anh phải đi khuya về thầm”. [4; tr.163]
Ngữ nghĩa từ ngừ trong hát đố
Nếu như hát đối là những khúc hát thử tài nhau, kiểm tra kiến thức của nhau về những tri thức thông thường của “nhà nông”, thì trong hát đố, nam nữ lại tiếp tục thử tài nhau qua hình thức đố, từ kiến thức đơn giản gần gũi với đời sống thường ngày cho đến kiên thức trong sách vở. Bên nữ đố trước. Trước hết là thách nhau trả lời những câu hỏi thông thường mang tính mào đầu như: “Đố anh dưới ăm phủ mấy vua! Trên trần gian có chợ, bản mua mẩy người ?”. Nam trả lời: “Dưới âm phủ có một ông vua/Trên trần có chợ, bán mua hai người” [4; tr. 164]. Sau đó là đố về những sự vật, con vật gắn với sinh hoạt đời thường như trầu cau, thuyền bè, gương, lược, nón, quạt, gà, hươu..., từ đó ngụ ý tỏ tình. Nữ đố: “Gặp mình ta đổ chuyện ni,/Cái chi mà chát, cái chi mà nồng?/Cái chi mà ở dưới sông?/Cái chỉ trên đồng, chi ở rừng xanh?/Cái chi mà lại tu hành?/Cái chi mà ở một mình lắm con?/Cái chi mà lại tròn tròn?Cái chi đẹp giòn chỉ đế cầm tay?/Mình ơi, mình giảng ta hayỉMình mà giảng được ta nay theo về”. Người con trai giải đố và lồng lời tỏ tình rất tế nhị: “Mình đổ ta giảng cho nghe,/Cau kia thì chát, vôi kia thì nồng,/Thuyền bè thì ở dưới sông/ Lúa mạ trên đồng, hươu vượn rừng xanh.../... Cái gương mặt nguyệt tròn tròn/Cái nón đẹp giòn, cái quạt cầm tay./Ta đã giảng được mình hayỉ/Mình đà nghe hết, mình nay thế nào ? [4; tr. 170,171].
Từ đố về kiến thức thông thường, nam nữ tiếp tục thử tài, kiểm tra kiến thức của nhau qua những kiến thức sách vở như sự hiểu biết về Truyện Kiều, về đố Kiều, chiết tự, đố điển tích...
Đầu tiên là đố sự hiểu biết về Truyện Kiều. Ở nội dung này, cả người đố và người trả lời rất am hiểu tỏ tường về Truyện Kiều. Nam đố trước: “Đồn em hay truyện Thúy Kiều/ Lại đây mà giảng mẩy điều cho minh: Vì đâu Kiều gặp Kim sinh?/Vì đâu Kiều phải bán mình chuộc cha/....Bao nhiêu nghĩa thảm, tình thương./Em ơi, giảng hết mọi đường anh nghe\F. Nữ giải đố: “Em đây thông truyện Thúy Kiều /Em xin giảng hết mọi điều, mọi tình/ Chơi xuân, Kiểu gặp Kim sỉnh./Vì thẳng hàng tẩm, Kiểu phải bán mình chuộc cha./.../Bao nhiêu nghĩa thảm, tình thương/Em đã giảng hết mọi đường anh nghe.” [4; tr. 165].
Trên cơ sở hiểu biết về Truyện Kiều, các chàng trai, cô gái tiếp tục thử tài nhau qua trò chơi văn nghệ dân gian là đố Kiều. Đặc điểm của trò chơi đố Kiều trong dân gian là khi chơi trò này, cả người ra câu đó và người giải đố thường dùng thơ và chủ yếu là thơ lục bát để chuyển tải ý của mình. Trò chơi đố Kiều diễn ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau. Đố Kiều thường diễn ra trong các cuộc hát dân gian. Yêu cầu người tham gia đối phải hiểu truyện Kiều, có cách phản ứng nhanh trong việc diễn tả ý của mình dưới hình thức thể thơ lục bát. Trong hát ghẹo, các chàng ữai, cô gái thông qua đố Kiều để thử tài trí của “đối phương”. Nam đố trước, nội dung câu đố yêu cầu người giải đố phải hiểu và nhớ được từ ngữ trong Truyện Kiểu: “Thúy Kiểu em đã thuộc Ỉàu./Đố em kể được bốn câu ba chữ trùng/” Nữ trả lời trúng vào trọng tâm của câu đố, chứng minh cho người con trai thấy sự hiểu biết, am tường về truyện Kiều của mình: “ Ke từ sen ngó đào tơ/Mười lăm năm ấy, bây giờ là đây./Những là rày ước mai ao,/Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình!/Từ con lưu lạc quê người/Bèo trôi sóng VO chốc mười lăm năm./Mười lăm năm bấy nhiêu lần/Làm gương cho khách hồng quần thử coi” [4; tt. 165,166]. Hiểu biết về truyện Kiều, đố Kiều cho ta thấy những người làm nghề nông xưa không những chỉ giỏi về nghề nông nghiệp mà còn có sự hiểu biết am tường về kiến thức sách vở, kiến thức văn chương.
Điều đặc biệt nữa là trong hát đố, nghệ thuật chơi chữ được người bình dân sử dụng rất tài tình. Điều đó cho chúng ta cảm nhận được sự quan sát, cách tri nhận, cách liên tưởng độc đáo và trí thông minh của người dân lao động. Chẳng hạn đố về địa danh những huyện miền trung du và đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, các phương tiện ngữ âm, phương tiện từ vựng ngữ nghĩa,... được vận dụng rất linh hoạt. Nữ đố: “Ở đâu lắm đá anh ơi/Ở đâu lẳm nước anh thời biết không?/ở đâu mà lại lắm sông?/ở đâu mà lại lắm ông lão già?/ở đâu chỉ có toàn da?/Ởđâu chỉ có những là xương hom?/Ởđâu lắm núi cùng non?/Ởđâu mà lắm lá còn đang tơ?/Ở đâu mà lẳm ông đồ?/Ở đâu hóa phép từ xưa rẩt tài.” Nam đáp: “Huyện Thạch lắm đá mình ơi/Hưyện Thủy lắm nước, mình thời biết không?/Phủ Hà là chon lắm sông./Phủ Thọ là đất lắm ông lão già,/Phủ Tĩnh (Tĩnh Gia) chỉ thấy toàn da,/Huyện Quảng (Quảng Xương) chỉ có những là xương hom./Đông, Nga lắm núi cùng non/Vĩnh, Hậu mà lắm lá còn đương tơ./Nông cống thì lam ông dồ/Thiệu, Hoang Hóa phép từ xưa rất tài.” [4; tr.172,173] (Huyện Thạch chỉ huyện Thạch Thành; huyện Thủy chỉ huyện cẩm Thủy; phủ Hà chỉ huyện Hà Trung; phủ Thọ chỉ huyện Thọ Xuân; phủ Tĩnh chỉ huyện Tĩnh Gia; Đông, Nga chỉ hai huyện Đông Sơn và Nga Sơn; Vĩnh, Hậu chỉ hai huyện Vĩnh Lộc và Hậu Lộc; Thiệu, Hoang chỉ hai huyện Thiệu Hóa và Hoang Hóa).
Gắn với ruộng đồng, sông nước, với cảnh vật gần gũi thân quen, người bình dân xứ Thanh xưa yêu quê hương, tự hào về quê hương. Vì thế trong lời ca hát đố của người bình dân, các câu ca ngợi về quê hương vẫn chiếm ưu thế. Họ đố với nhau tìm hiểu về cảnh vật, quê hương ở Thanh Hóa như sông, núi, xóm, làng, chùa chiền... Đó là núi Vực, núi Nhồi, núi Mật, núi Đổng, nủi Nưa...', là làng Bút, làng Nhồi, làng Vạn, chùa Sõi.... Ớ nội dung này, bên nữ đố trước: “Núi non kia hỡi núi nonlNủi nào lắm nước trên nguồn chảy xuôi?/Núi nào đá đỏ mình ôi?/Núi nào lại có một nen đá giòn?/Núi nào đục mãi không mòn/Núỉ nào lại có một cồn đá dai?/Núi nào những trúc cùng maỉ?/Núỉ nào lại có một vài hàng thông?/. Trả lời lại, nam đáp: “Núi non này hỡi núi non!/Núi Mật lắm nước trên nguồn chảy XUÔỈ./NÚÌ Vực đá đỏ mình cri!/Bước sang núi Nấp là ncri đá giòn./Núỉ Nhồi đục mãi không mòn, Bước sang núi Đong một hòn đả dai./Nủi Thượng những trúc cùng maỉ./Bước sang Sơn - viện một vài hàng thông.”... “Nông cổng có dãy núi Nưa/Chùa Sõi là chùa có lắm cô Tiên” [4; tr.166, 167, 168].
Tự hào về vẻ đẹp hữu tình của quê hương xứ Thanh, người bình dân xưa còn thông qua câu đố giới thiệu về làng nghề gắn với những nghề truyền thống rất đặc trưng ở Thanh Hóa như nghề dệt vải ở làng Bút, nghề nung vôi ở làng Nhồi, nghề nấu rượu ở làng Vạn, nghề nặn nồi ở làng Thổ Oa.... Ở nội dung này, nữ đố trước: “Ởđâu làm được vải con/Ở đâu gánh đất nặn nê cái nồi/ Ở đâu gánh đả nung vôi/ở đâu nấu rượu cho người ta mua?/..../Ở đâu làm được mực đen/ở đâu thảng tám có đèn kéo quân.” Nam đáp: “Làng Bút làm được vải con./Thổ Oa gánh đất nặn nên cái nồỉ/Làng Nhồi gánh đá nung vôi./Làng Vạn nấu rượu cho người ta mua./...” [4; tr.167, 168].
Ngữ nghĩa từ ngừ trong hát xe kết
Trên cơ sở đã biết về nhau qua hát đổi, hát đổ, cuộc hát sẽ bước vào hát xe kểt. Hát ghẹo đoạn này có màu sắc trữ tình hơn cả. Nội dung của hát xe kết là “hướng đến cuộc sống bên nhau, nghĩ đến những ngày cưới xin, xây dựng cảnh gia đình êm ấm” [4; tr.22], tức là hướng đến hôn nhân, gia đình. Ngữ nghĩa của từ ngữ trong hát xe kết mượt mà, tình tứ. Các từ loại là động từ chỉ sự nối kết, các tính từ chỉ tình cảm yêu thương được sử dụng nhiều. Lời của nam tình cảm tha thiết, nhớ nhung, mong ước được kết duyên: “Đôi ta từ lúc gặp nhau/Tĩnh yêu gẳn bó như cau với trầu/Những đêm trăng sáng canh thâu,/Chỉ mong được bắc nhịp cầu Ngân gỉang/Cùng nhau chung gối, chung màn/Đe đôi ta được phỉ nguyền ước ao.... Gió đưa duyên tới gác Đẳng,/Sao còn tưởng gió trông trăng hững hờ./Thương nàng, nàng cứ làm ngơ,/Bao giờ kết tóc xe tơ hỡi nàng?.../ Được như lời ẩy thời thôi,/Anh về giết lợn, đồ xôi cưới liền/”. Lời của nữ đáp lại bộc bạch tình cảm nhớ thương chân thành và hướng đến hôn nhân: “Lòng em thương nhớ ước ao,/Mười đêm em thấy chiêm bao cả mười./Bóng cây thấp thoáng trên đồỉ/Mà em cứ tưởng bóng người em thưcmg/Trách trời trách mẹ trách cha/CỚ chỉ lại để đôi ta muộn màng./Chàng mà có bụng yêu đương,/Xin chàng thu xếp trăm đường đi cho... Say mê chỉ bỏng trăng thể/Rồi ra nên đạo phu thê vợ chồng” [4; tr.177, 178].
Ngữ nghĩa từ ngữ trong hát ghẹo ở chặng thứ ba
Số lượng từ ngữ trong chặng hát nảy ít hơn từ ngữ ở chặng hát thứ nhất và chặng hát thứ hai (chỉ 121/695 câu, chiếm 17,3%). Điều đó cũng dễ hiểu vì chặng hát này là chặng hạn kết thúc, nam nữ không phải dài dòng tìm hiểu hoàn cảnh, thử tài, kiểm ưa kiến thức, bóng gió yêu thương nhau mà họ sắp xa nhau nên để tạo niềm tin về tình yêu thêm sâu sắc, họ đã hứa, thề thót, hát tiễn nhau bằng những từ ngữ ngắn gọn cô đọng, chan chứa tình cảm.
Ngữ nghĩa từ ngữ trong hát thề
Trước tiên có thể thấy, niềm tin, lời hứa về tình yêu bền vững được nam nữ ví von, liên hệ với các nhân vật trong truyện thơ Nôm như truyện Lưu Bình - Dương Lễ, các điển tích, các vật làm chứng như bóng trăng, ngọn núi được so sánh để thề thốt. Nam thề: “Bây giờ tình lại gặp tình,/Khác nào Châu Thị, Lưu Bình gặp nhau./Những mong kết nghĩa ngàn sau/Đem lời thề ước, những câu vững bền.”“... Đừng như cô gái Chương ĐàƯTrớ trêu bẻ liễu tặng ai vội vàng... [4; tr.180]. “Anh thể có bóng trăng đăy/Núỉ kia có lở tấm lòng này vẫn nguyên”, “Trăm năm dạ ở đinh ninh,/Nào ai phụ ngãi, quên tình mặc aiV [4; tr.180]. Nữ thề: “Đã thề phải giữ lời thề/ Đừng như con khách tứ bề hót vang” [4; tr. 181 ]. Các từ ngữ chỉ địa danh về sông núi, xóm làng ở một số huyện tỉnh Thanh Hóa được vận dụng vào để làm nhân chứng, hoặc để so sánh với mối tình chung thủy của nam nữ. Nam thề: “Ra đi anh có lời thề,/Dù Thố - sơn có mat màu đẩt đỏ, anh cũng trở về với em”( Thổ sơn- quả núi ở xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia); “Bao giờ lở núi Do - xuyên/ Cạn sông Lạch Bạng lời nguyền mới phai.” (núi Do-Xuyên: thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia; sông Lạch Bạng; con sông làm ranh giới của hai xã Hải Bình và Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia). Và họ cùng thề: “Đôi ta chích hưyết ăn thề,/Kẻ ở Nông Cống, người về Quảng Xương,/Núi Nưa có lở thành đường/Sông Đơ có lap nên rừng cây xanh./Trời cao có đố tan tành,/Đôi ta vẫn giữ trọn tình đôi ta.” [4; ư.181].
Ngữ nghĩa từ ngữ trong hát dặn, hát tiễn
Sau cùng và cũng là kết thúc chặng hát thứ ba, kết thúc cuộc hát Ghẹo, nam nữ hát dặn, hát tiễn để chia tay nhau. Ngữ nghĩa tíong từ ngữ lời ca quyến luyến nhớ nhung, dùng dằng, bịn rịn. Nam hát: “Ra về chân lại đả luỉ/Bãng khuâng nhớ bạn, bùi ngùi nhớ em./Ra về, én bắc nhạn đông./Hai hàng châu lệ rơi sông cầu Chày/... ”. Nữ đáp: “Ra về dưới đất trên sương/Ái ân ngàn nỗi, tơ vương lạnh lùng.” [4; ư.184]. Và rất dứt khoát, họ hứa hẹn điều tốt đẹp: “Ta giã ơn nhau, ta ve kẻo tối/Kẻo đường lặn lội, kẻo đường gai chông./Một mai nên vợ nên chồng,/Ta đi một loi về chung một đường... ” - “ Gió vàng hiu hắt đêm thanh,/Đườngxa, nhà ngải sao anh vội về “Anh về vài bữa anh ra/ Đem em với mẹ về nhà ở chung” [4; ư.184].
3. KẾT LUẬN
Từ ngữ tíong Hát Ghẹo Thanh Hóa mộc mạc, giản dị, đơn giản nhưng đó là những từ ngữ đã được chọn lọc phù hợp với tư duy, cảm nhận có tính thẩm mĩ của người hát. Từ ngữ tíong hát Ghẹo Thanh Hóa đã thể hiện trí tuệ thông minh, sự hiểu biết về kiến thức trong cuộc sống lẫn kiến thức sách vở, kiến thức văn chương, lẫn tài ứng đối biến hóa linh hoạt trong hát giao duyên của những chàng trai cô gái, góp phần phản ánh đời sống tinh thần, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn khỏe khoắn, lạc quan yêu đời của người lao động. Việc chỉ ra ngữ nghĩa của từ ngữ ttong Hát Ghẹo Thanh Hóa theo đó cũng góp phần làm sáng rõ sự giàu đẹp của từ vựng tiếng Việt, vẻ đẹp độc đáo trong ngôn từ của một loại hình vãn học diễn xướng. Hiện nay, Hát Ghẹo Thanh Hóa đang bị thờ ơ, mai một theo thời gian. Đe giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương cũng là bản sắc văn hóa dân tộc, Hát Ghẹo Thanh Hóa cần được nghiên cứu, bảo tồn, phát huy và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiêu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Đinh Trọng Lạc (1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Đỗ Thị Kim Liên (1999), TVgif nghĩa lời hội thoại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Nhóm Lam Sơn (1965), Dân ca Thanh Hóa, Nxb. Văn học, Hà Nội.
Vũ Ngọc Phím (1981), Tục ngữ, ca đao, dân ca Việt Nam, tái bản lần thứ 7, Nxb. Văn học, HàNọi.
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2002), Từ điến giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Bách khoa toàn thư mở (2017), Hát ghẹo, nguồn: 
SEMANTIC VALUES OF WORDS IN THANH HOA TEASING SONG
Le Thi Thu Binh
ABSTRACT
Approaching the aspect of linguistics, on the basis of words in teasing songs studied in the volume “Thanh Hoa Folk Song, Literature Publishing House, Hanoi, 1965 by Lam Son group ”, the article highlights the semantic values of words in Thanh Hoa teasing song presented by men and women at each stage of song. The article contributes to the study of Vietnamese vocabulary classes in peiformance literature, thereby highlighting the uniqueness in the cultural and spiritual heritage of Thanh Hoa, contributing to the preservation of Thanh Hoa cultural identity, Vietnamese national identities.
Keywords: Teasing song, folk song, semantic values of words, Vietnamese vocabulary classes, cultural identity.
Ngày nộp bài: 11/10/2019; Ngày gửi phản biện: 23/10/2019; Ngày duyệt đãng: 8/11/2019
Bài báo này là kết quả nghiên cứu từ đề tài cấp cơ sở mã số ĐT-2018-11 của Trường Đại học Hồng Đức.

File đính kèm:

  • docngu_nghia_cua_tu_ngu_trong_hat_gheo_thanh_hoa.doc
  • pdf45385_143846_1_pb_9329 (1)_2228757.pdf