Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ Swim-bed

Công nghệ Swim-bed xử lý nước thải sinh hoạt có nhiều ưu điểm nổi bậc so với các công nghệ trước đây. Nghiên

cứu này thiết lập mô hình Swim-bed quy mô phòng thí nghiệm để xử lý nước thải sinh hoạt tại Đà Lạt. Các thông số

vận hành như thời gian lưu nước (HRT) là 6,5-10 giờ, pH là 6,5-8 và nồng độ oxy hòa tan (DO) là 2-3 mg/l. Qua 90

ngày nghiên cứu với các tải trọng hữu cơ (OLR) là 0,5, 1,0 và 1,5 kg/m3.ngày, cho thấy hiệu suất xử lý COD, Nitơ và

Photpho tương đối cao. Với COD lần lượt đạt 80,1%, 75,7% và 74,1%, với Nitơ lần lượt là 88,69%, 50,3% và 47,7% và

50,2%, 55,58% và 52,1% là hiệu suất xử lý Photpho qua các OLR. Kết quả này cho thấy công nghệ Swim-bed có tính khả

thi cao khi xử lý nước thải sinh hoạt tại Đà Lạt.

pdf 5 trang phuongnguyen 12680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ Swim-bed", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ Swim-bed

Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ Swim-bed
 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC 2014 
 23 
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 
BẰNG CÔNG NGHỆ SWIM-BED 
CN. Đặng Hạ, ThS. Đào Vĩnh Lộc 
Trường Đại học Yersin Đà Lạt 
Tóm tắt 
Công nghệ Swim-bed xử lý nước thải sinh hoạt có nhiều ưu điểm nổi bậc so với các công nghệ trước đây. Nghiên 
cứu này thiết lập mô hình Swim-bed quy mô phòng thí nghiệm để xử lý nước thải sinh hoạt tại Đà Lạt. Các thông số 
vận hành như thời gian lưu nước (HRT) là 6,5-10 giờ, pH là 6,5-8 và nồng độ oxy hòa tan (DO) là 2-3 mg/l. Qua 90 
ngày nghiên cứu với các tải trọng hữu cơ (OLR) là 0,5, 1,0 và 1,5 kg/m
3
.ngày, cho thấy hiệu suất xử lý COD, Nitơ và 
Photpho tương đối cao. Với COD lần lượt đạt 80,1%, 75,7% và 74,1%, với Nitơ lần lượt là 88,69%, 50,3% và 47,7% và 
50,2%, 55,58% và 52,1% là hiệu suất xử lý Photpho qua các OLR. Kết quả này cho thấy công nghệ Swim-bed có tính khả 
thi cao khi xử lý nước thải sinh hoạt tại Đà Lạt. 
Absctract 
Research on treatment domestic wastewater by Swim-bed technology 
Swim-bed technology using Biofringe as biomass for domestic wastewater treatment, with a lot of positive effects 
compared to previous technology, is the most researched technology these days. This research set the Swim-bed pilot 
using similar biomass as Biofringe to treats domestic wastewater in Da Lat. These active parameters such as hydraulic 
retention time (HRT), pH and dissolved oxygen (DO) were 6.5-10h, 6.5-8 and 2-3 mg/l, respectively. organic loading rate 
(OLR) was 0.5, 1.0 and 1.5 kg COD/m
3
.day, after 90 operative days, these results show that the high of treatment effect 
as COD, Nitrogen and Phosphorus. This effect of COD was 80.1%, 75.7% and 74.1% and of Nitrogen was 88.69%, 50.3% 
và 47.7%, respectively. Besides, 50.2%, 55.58% and 52.1% were the effective treatment of Phosphorus through of 
mentioned OLR. the results showed that the advantages of this technology outnumber the previous technology to treats 
domestic wastewater in Da Lat. 
1. Giới thiệu 
Nước thải sinh hoạt là nguồn chất thải gây ô 
nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử 
lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Các công 
nghệ xử lý nước thải truyền thống có các nhược điểm 
như tốn diện tích, giá thành xây dựng và vận hành 
cao, khả năng xử lý các loại chất dinh dưỡng (Nitơ, 
phốt pho) thấp, tải lượng ô nhiễm thấp và lượng bùn 
thải tạo ra lớn... Để hạn chế các nhược điểm như 
trên, nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới 
được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới nói chung 
cũng như ở Việt Nam nói riêng. 
Công nghệ Swim-bed là một công nghệ mới đang 
được nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần 
đây trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản. Công nghệ 
này là sự kết hợp -các điều kiện thuận lợi của quá 
trình bùn hoạt tính truyền thống và bể lọc sinh học. 
Sử dụng giá thể sinh học là Biofringe (BF), giá thể 
được thiết kế có bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng 
biofilm dính bám trên bề mặt của giá thể, tạo điều 
kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những 
giá thể này lơ lửng trong nước và tiếp xúc với chất 
dinh dưỡng, từ đó giúp chuyển hóa các chất ô nhiễm 
có trong nước thải. Giá thể BF được làm từ sợi acrylic 
thấm nước tốt, diện tích bề mặt lớn. Các sợi này 
được dệt thành các sợi nhỏ, sau đó kết lại theo dạng 
xương cá làm tăng khả năng co giãn và chịu lực. Cấu 
trúc xương cá của BF chia làm 2 loại: Sợi dọc (Warp 
thread) được làm bằng các sợi Polyester; sợi ngang 
(Weft thread) làm bằng acrylic rất ưa nước do đó bùn 
có thể dễ dàng và nhanh chóng được dính bám vào 
(Hình 1). 
Hình 1: Cấu trúc của giá thể Biofringe 
Chủng loại vi sinh vật trong lớp màng biofilm 
tương tự như đối với hệ thống xử lý bùn hoạt tính lơ 
lửng. Phân tích theo chủng loại vi sinh vật, lớp màng 
này còn có thể chia thành hai lớp: Lớp màng kỵ khí ở 
bên trong và lớp màng hiếu khí ở bên ngoài (Hình 2). 
Sự hình thành 2 lớp màng này là do chiều sâu của lớp 
màng lớn hơn nhiều so với đường kính của khối vi 
sinh vật, oxy hoà tan trong nước chỉ khuếch tán vào 
gần bề mặt màng và làm cho lớp màng phía ngoài trở 
thành hiếu khí, còn lớp màng bên trong không tiếp 
xúc được với oxy trở thành lớp màng kỵ khí. 
 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC 2014 
 24 
Hình 2: Mô tả lớp màng Biofilm 
Tuy nhiên, đây là loại giá thể được sản xuất tại 
Nhật Bản, có giá thành cao. Do đó, rất khó triển khai 
để nghiên cứu và ứng dụng với điều kiện ở Việt Nam. 
Chính vì thế, chúng tôi thiết kế mô phỏng theo loại 
giá thể trên với những vật liệu có sẵn ở Việt Nam 
nhằm đánh giá hiệu quả xử lý cũng giảm chi phí đầu 
tư cho một hệ thống swim-bed xử lý nước thải sinh 
hoạt tại Đà Lạt. 
2. Phương pháp và vật liệu nghiên cứu 
2.1. Mô hình thí nghiệm và nội dung nghiên 
cứu 
Mô hình Swim-bed được thiết kế và lắp đặt tại 
phòng thí nghiệm công nghệ môi trường. Sơ đồ và 
thông số cấu tạo mô hình thí nghiệm lần lượt được 
trình bày trong Hình 3. Cấu tạo chi tiết của bể sinh 
học và bể lắng được trình bày trong Bảng 1. 
Hình 3: Sơ đồ mô hình thí nghiệm 
Chú thích: 
1. Bể chứa nước thải 
2. Bơm nước thải 
3. Máy thổi khí 
4. Bể sinh học với giá thể mô phỏng Biofringe 
5. Bể lắng 
6. Bể chứa nước thải đã qua xử lý 
Bảng 1: Thông số cấu tạo của bể sinh học và bể lắng 
Thông số Bể lắng 
Bể sinh 
học 
Thể tích hữu dụng (lít) 3,9 10 
Chiều cao 
(cm) 
Phần trên 
65 
18 
Phần đáy 13 
Chiều rộng (cm) 15 14 
Chiều dài (cm) 15 16 
Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Nước thải 
trong bể chứ nước thải (1) được bơm nước thải (2) 
bơm vào bể sinh học (4) với lưu lượng được chỉnh 
phù hợp. Nồng độ oxy hòa tan trong bể sinh học 
được cung cấp bằng máy sục khí (3) với bộ cấp khí 
được đặt ở đáy bể sinh học. Nước thải sau khi được 
xử lý tại bể sinh học sẽ được đưa qua bể lắng (5), tại 
đây lượng bùn hoạt tính sau khi lắng được dẫn vào bể 
chứa bùn thông qua van xả bùn đặt ở đáy bể lắng. 
Nước thải sau khi lắng được dẫn vào bể chứa nước 
thải sau xử lý (6). 
Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn: 
 Giai đoạn 1 (thí nghiệm thích nghi): Đây là 
giai đoạn nhằm ổn định và tạo sự thích nghi của bùn 
hoạt tính đối với nước thải sinh hoạt. Với Tải trọng 
hữu cơ (OLR) là 0,25 kg/m3.ngày, pH = 6,5 – 8, Thời 
gian lưu nước (HRT) = 38,4h, Nồng độ oxy hòa tan 
trong bể sinh học (DO) = 3 – 4 mg/l. 
 Giai đoạn 2: Đánh giá hiệu suất xử lý của hệ 
thống qua các tải trọng hữu cơ (OLR) là 0,5 
kg/m3.ngày, 1 kg/m3.ngày và 1,5 kg/m3.ngày. Chi tiết 
các thông số vận hành của giai đoạn này được trình 
bày trong Bảng 2. 
Bảng 2: Các thống số vận hành thí nghiệm 
Thí nghiệm 
Các thông số vận hành 
OLR 
(kg/m3.ngày) 
pH 
HRT 
(h) 
DO 
(mg/l) 
Giai 
đoạn 
1 
Thí 
nghiệm 
thích 
nghi 
0,25 6,5 - 8 38,4 
3 - 4 
Giai 
đoạn 
2 
Thí 
nghiệm 
1 
0,5 6,5 19,2 
3 - 4 
Thí 
nghiệm 
2 
1,0 6,5 9,6 
3 - 4 
Thí 
nghiệm 
3 
1,5 6,5 6,4 
3 - 4 
1 
4 
5 
6 
3 
2 
 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC 2014 
 25 
2.2. Giá thể sinh học 
Vì giá thể Biofringe, Nhật Bản có giá thành cao và 
không sẵn có tại Việt Nam, nên sử dụng loại giá thể 
mô phỏng lại hình dáng của loại giá thể này. Cấu tạo 
giá thể mô phỏng bao gồm một trục chính dài 500 
mm và những sợi nằm ngang có đường kính khoảng 1 
mm và dài 103 mm. Sợi trục chính được làm bằng 
thép chống gỉ có độ bền cao, chịu được trọng lượng 
lớn. Các sợi ngang là các sợi được cấu tạo từ sợi 
polyetylen (Hình 4). 
Hình 4: Giá thể 
mô phỏng giá thể 
Biofringe 
2.3. Nước thải và bùn hoạt tính 
Nước thải sinh hoạt, được lấy từ ngăn phân phối 
sau bể lắng cát tại nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt 
Đà Lạt. Thành phần và tính chất của nước thải được 
trình bày trong Bảng 3. 
Bảng 3: Thành phần nước thải sinh hoạt tại 
NMXLNT Đà lạt 
STT Thông số Đơn vị Giá trị 
1 pH - 7 - 7,5 
2 COD mg/l 206,7 - 645,6 
3 BOD5 mg/l 190,5 - 284,5 
4 SS mg/l 112 - 384 
5 N-NH3 mg/l 25 - 50 
6 P-PO4
3- mg/l 4,7 - 9,45 
Bùn hoạt tính sử dụng có nguồn gốc từ bể sinh 
học của Hệ thống MBBR xử lý nước thải sinh hoạt, 
Phòng thí nghiệm CNMT, Đại học Yersin Đà Lạt. 
Lượng bùn hoạt tính sử dụng trong bể sinh học tính 
theo MLSS là 3.500 mg/l (Hình 5). 
Hình 5: Bùn hoạt tính 
từ bể sinh học MBBR 
2.4. Phương pháp lấy và phân tích mẫu 
Các mẫu được lấy vào mỗi buổi sáng sau khi đã 
kiểm tra mô hình hoạt động trong điều kiện bình 
thường. Phân tích các chỉ tiêu pH, DO, COD, BOD5, 
N-NH3 và P-PO4
3- để đánh giá hoạt động và hiệu suất 
của hệ thống. Các chỉ tiêu pH, DO và nhiệt độ được 
đo trực tiếp trong bể sinh học, các chỉ tiêu còn lại 
được phân tích sau bể lắng. Tần suất và các phương 
pháp phân tích mẫu lần lượt được trình bày ở bảng 4. 
Bảng 4: Tần suất và phương pháp phân tích mẫu 
STT 
Chỉ 
tiêu 
Tần 
suất 
Phương 
pháp 
Thiết bị 
1 pH 
2 
lần/ngày 
Điện cực 
Hana 
Bút đo pH 
2 
Nhiệt 
độ 
2 
lần/ngày 
 Nhiệt kế chất lỏng 
3 COD 
3 
lần/tuần 
Đun hoàn 
lưu kín với 
K2Cr2O7, 
chuẩn độ 
bằng dung 
dịch FAS 
Ống COD 
Máy phá mẫu 
4 BOD5 
1 
lần/tuần 
Winkler 
cải tiến 
Tủ nung BOD 
5 N-NH3 
2 
lần/tuần 
So màu 
(Thuốc 
thử 
Nessler) 
Máy 
spectrophotometer 
6 
P-
PO4
3- 
2 
lần/tuần 
So màu 
(Thuốc 
thử Sunfo-
Molipdate) 
Máy 
spectrophotometer 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Hiệu suất xử lý COD (Hình 6) 
Kết quả tại thí nghiệm 1 cho thấy, hiệu suất xử lý 
chưa ổn định nhưng vẫn duy trì ở mức từ 60,44% 
đến 94,39%. Nguyên nhân của sự không ổn định này 
là do lớp màng biofilm bám dính trên giá thể còn 
mỏng, chưa ổn định. 
Đối với kết quả của thí nghiệm 2, hiệu suất xử lý 
trong những ngày đầu giảm xuống còn 66,1%, thấp 
hơn nhiều so với hiệu suất xử lý trung bình của thí 
nghiệm 1. Nguyên nhân chính là do hệ vi sinh vật 
trong bùn hoạt tính chưa thích nghi được với nồng 
độ ô nhiễm tăng cao nên không xử lý triệt để. Tuy 
nhiên, sau đó hiệu suất xử lý tăng dần đều qua thời 
gian và ổn định ở mức 76%. 
Với thí nghiệm 3, hiệu suất xử lý có sự giảm nhẹ 
trong thời gian đầu sau khi tăng tải trọng, giảm xuống 
còn 60% so với thí nghiệm 2 là 80% ở giai đoạn cuối. 
Sau đó, dần ổn định ở mức bình quân là 74%. 
 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC 2014 
 26 
Nhìn chung, có thể cho thấy rằng hiệu suất xử lý 
COD của công nghệ Swim-bed là tương đối cao, lần 
lượt qua 3 thí nghiệm là 80%, 76% và 74%. Hiệu quả 
xử lý COD tương đối ổn định trong suốt quá trình 
vận hành, điều này chứng tỏ vi sinh vật trong hệ 
thống Swim-bed ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng 
độ chất ô nhiễm. Đây là một trong những ưu điểm 
của công nghệ Swim-bed. 
Hình 6: Hiệu quả xử lý COD qua các Thí nghiệm 
3.2. Hiệu quả xử lý BOD5 (Hình 7) 
Hiệu suất xử lý BOD5 của hệ thống qua ba thí 
nghiệm tương đối cao, lần lượt đạt 65,6%, 71,5%, và 
81,2%. Hiệu suất xử lý BOD5 tăng dần qua quá trình 
vận hành, điều này chứng tỏ rằng công nghệ Swim-
bed có khả năng xử lý tốt BOD5. Theo QCVN 
14:2008/BTNMT (Quy chuẩn quốc gia về nước thải 
sinh hoạt), nồng độ BOD5 tối đa sau xử lý loại A là 
30mg/l, loại B là 50mg/l. Theo kết quả xử lý ở Hình 7, 
thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 có kết quả đạt loại B so 
với QCVN này. 
Hình 7: Hiệu quả xử lý BOD5 qua các Thí nghiệm 
3.3. Hiệu quả xử lý N-NH3 (Hình 8) 
Hiệu quả xử lý bình quân tại thí nghiệm 1 chỉ đạt 
87,22%, tuy nhiên thời gian ở giai đoạn cuối của thí 
nghiệm này, hiệu quả xử lý tăng nhanh và duy trì ổn 
định trong khoảng 88,69 12,04%. Giai đoạn đầu của 
thí nghiệm 2, hiệu suất cũng giảm như đối với hiệu 
suất xử lý COD và BOD5, giảm xuống còn 43,8%. 
Những ngày tiếp theo của thí nghiệm này, hiệu suất 
xử lý tăng đều và ổn định dần trong những ngày cuối. 
Hiệu suất trung bình của thí nghiệm 2 tương đối cao 
đạt 50,03 6,5%. Diễn biến của thí nghiệm 3 cũng 
tương tự như thí nghiệm 2, hiệu suất trung bình của 
thí nghiệm 3 đạt 47,7 12,6%. 
Qua 3 thí nghiệm thì hiệu suất xử lý N-NH3 của 
công nghệ tương đối cao, trung bình khoảng 37,7-
7,3%. So với QCVN 14:2008/BNTMT cột B, thì chỉ có 
thí nghiệm 1 đạt tiêu chuẩn xả thải, đối với thí 
nghiệm 2 và thí nghiệm 3 vẫn chưa đạt tiêu chuẩn 
này. 
Hình 8: Hiệu quả xử lý N-NH3 qua các thí nghiệm 
3.4. Hiệu quả xử lý P-PO4
3- (Phốt phát) (Hình 9) 
Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy hiệu suất xử lý phốt 
phát trung bình là 50,2 13,4%. Đây là một hiệu suất 
xử lý phốt phát khá cao khi so sánh với các công nghệ 
xử lý nước thải sinh hoạt khác. 
Giai đoạn đầu của thí nghiệm 2, hiệu suất xử lý 
phốt phát giảm đột ngột, chỉ còn 49%. Lý do là vì khi 
đang hoạt động ở OLR là 0,5 kg COD/m3.ngày tại thí 
nghiệm 1 khi tăng lên 1,0 kg COD/m3 làm cho hệ vi sinh 
trong hệ thống chưa kịp thích ứng nên bị giảm khả 
năng hoạt hóa, từ đó làm giảm hiệu quả xử lý của hệ 
thống. Tuy nhiên, những ngày tiếp theo của thí nghiệm 
này cho thấy hiệu quả xử lý tăng lên và duy trì hiệu 
suất xử lý trong khoảng 52,2-69,1%, điều này cho thấy 
khả năng thích nghi nhanh của hệ vi sinh xử lý phốt 
phát trong nước thải. Hiệu quả xử lý trung bình của 
thí nghiệm này là 55,58 9.7%. 
Ở thí nghiệm 3, hiệu suất xử lý phốt phát trung 
bình là 52,1 13,4% có giảm so với thí nghiệm 1 và 2. 
Ban đầu, do bắt đầu thay đổi tải trọng hữu cơ nên hiệu 
suất xử lý có giảm xuống tương tự như ở thí nghiệm 2. 
Sau đó lại tăng lên đến 59,2% vào những ngày cuối của 
thí nghiệm. 
0.0
100.0
200.0
300.0
400.0
500.0
600.0
700.0
1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37
Thời gian (ngày)
C
O
D
 (
m
g
/l
)
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
H
iệ
u
 s
u
ấ
t 
(%
)
Đầu vào Đầu ra Hiệu suất
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
1 2 3 4 5 6 7
Lần phân tích
B
O
D
5
 (
m
g
/l
)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
H
Iệ
u
 s
u
ấ
t 
(%
)
Đầu vào Đầu ra Hiệu suất
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21
A
m
o
n
i 
(m
g
/l
)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
H
iệ
u
 s
u
ất
 (
%
)
Đầu vào Đầu ra Hiệu suất
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 
 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC 2014 
 27 
Hình 9: Hiệu quả xử lý P-PO4
3- qua các thí nghiệm 
Qua 3 thí nghiệm, hiệu suất xử lý phốt phát của 
hệ thống cũng khá cao, trung bình đạt 52,65 17,8%. 
Trong đó, hiệu suất của thí nghiệm 2 là cao nhất, với 
55,58 9,% và đạt TCVN 14:2008/BTNMT. Kết quả 
này cho thấy rằng, hệ thống hoạt động càng ổn định 
và đạt được hiệu suất xử lý ngày càng cao theo thời 
gian vận hành của các thí nghiệm. Tuy nhiên, ở thí 
nghiệm 3 hiệu suất bình quân xử lý thấp hơn thí 
nghiệm 2, lý giải kết quả này do khi tăng tải trọng hữu 
cơ đã làm giảm thời gian lưu (HRT) của nước thải 
trong bể sinh học, từ đó không đảm bảo về mặt thời 
gian cho các vi sinh vật xử lý hoàn toàn chất ô nhiễm 
nói chung và phốt phát nói riêng. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
Đề tài nghiên cứu xử lý thành phần hữu cơ trong 
nước thải sinh hoạt bằng công nghệ Swim-bed qua 2 
giai đoạn và 4 thí nghiệm đã đạt được những kết quả 
sau: 
 Hiệu quả xử lý COD tương đối cao và ổn định 
theo thời gian, trung bình đạt 79,92 38,99 mg/l. 
Tương tự, hiệu suất xử lý BOD5 cũng tăng dần trong 
quá trình vận hành. Hiệu suất xử lý của 3 thí nghiệm 
lần lượt là 65,56 5,58%; 71,49 7,18%; 81,2 3,82%. 
Hiệu suất trung bình trong quá trình vận hành là 
72,57 8,16%. Kết quả tại thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 
có kết quả đạt tiêu chuẩn xả thải loại B so với QCVN 
14:2008/BNTMT cột B. 
 Hiệu quả xử lý N-NH3 cao nhưng thay đổi khi 
tải trọng hữu cơ tăng, trong đó hiệu suất xử lý qua 3 
thí nghiệm lần lượt đạt 88,69 12,04%, 50,03 6,5% 
và 47,7 12,6%. Giá trị trung bình của quá trình vận 
hành đạt 24 10,23%. Tuy nhiên, so sánh với QCVN 
14:2008/BNTMT cột B về chỉ tiêu N-NH3, thì chỉ có kết 
quả của thí nghiệm 1 là đạt tiêu chuẩn xả thải, đối 
với thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 vẫn chưa đạt tiêu 
chuẩn này. Hiệu quả xử lý P-PO4
3- (phốt phát) cũng 
tăng dần trong quá trình vận hành. Hiệu suất xử lý 
của 3 thí nghiệm lần lượt là 50,2 13,4%, 55,58 9.7% 
và 52,1 13,4%. Hiệu suất trung bình của quá trình vận 
hành là 52,65%. Chỉ có kết quả tại thí nghiệm 2 đạt 
QCVN 14:2008/BNTMT cột B về chỉ tiêu phốt phát. 
4.2. Kiến nghị 
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi có một số 
kiến nghị như sau: 
 Cần nghiên cứu về các điều kiện vận hành tối 
ưu của công nghệ 
 Cần nhiều thời gian hơn với một tải trọng 
hữu cơ, cũng như nghiên cứu tại các tải trọng hữu 
lớn hơn. 
 Cần nghiên cứu với nhiều loại nước thải khác 
nhau để so sánh hiệu quả xử lý và khả năng áp dụng 
công nghệ Swim-bed. 
 Cần nghiên cứu về hệ vi sinh vật tồn tại trong 
bùn hoạt tính. 
Tài liệu tham khảo 
1. Đinh Hải Hà (2009), Phương pháp phân tích 
các chỉ tiêu môi trường, trường Đại học Công nghiệp 
Tp. Hồ Chí Minh. 
2. Đào Vĩnh Lộc (2010), Bài giảng Công nghệ môi 
trường, Khoa Sinh học Môi trường, trường Đại học 
Yersin Đà Lạt, Lâm Đồng. 
3. Lê Hoàng Nghiêm (2010), Bài giảng các quá 
trình sinh học trong công nghệ môi trường, Khoa Môi 
trường, trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh. 
4. Nguyễn Tấn Phong (2010), Bài giảng Biological 
Wastewater Treatment Technologies, Khoa Môi 
trường, trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh. 
5. Nguyễn Văn Phước (2007), Giáo trình xử lý 
nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp 
sinh học, Nxb. Xây dựng, Hà Nội. 
6. TCXDVN 33:2006 Cấp nước-Mạng lưới đường 
ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây Dựng. 
7. TCXDVN 51:2006 Thoát nước – Mạng lưới bên 
ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây dựng. 
8. Metcalf & Eddy (2003), Wastewater 
Engineering, Treatment and Resuse, Fourth Edition, 
McGraw-Hill, New York, USA. 
9. Joseph D.Rouse, Daisuke Yazaki, Yingjun 
Cheng, Toichiro Koyama anh Kenji Furukawa (2004), 
Swim-bed technology as an innovative attached-growth 
process for hight-rate wastewater treatment, Japanese 
Journal of water treatment biology, Vol.40, No3. 
0
2
4
6
8
10
12
14
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21
P
h
o
tp
h
at
 (
m
g
/l
)
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
80.0
H
iệ
u
 s
u
ất
 (
%
)
Đầu vào Đầu ra Hiệu suất
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xu_ly_nuoc_thai_sinh_hoat_bang_cong_nghe_swim_bed.pdf