Nghiên cứu xây dựng mô hình số mặt chuẩn độ sâu trên Biển Đông

Biển Đông được xác định là khu vực biển có tính chất thủy triều rất phức tạp,

do vậy việc tính toán và xác định mặt chuẩn độ sâu gặp nhiều khó khăn. Việc

xác định số “0” hải đồ hiện nay tại đơn vị được tính toán trên số liệu nghiệm

triều tại thực địa, tuy nhiên các trạm quan trắc hạn chế trong phạm vi từ 35

đến 70 km tùy theo tính chất triều từng khu vực. Trong bài báo này, tác giả

nghiên cứu các mô hình mặt trung bình và mặt thấp nhất của thế giới và

tính ra mặt chuẩn độ sâu Biển Đông trên cơ sở làm khớp với số liệu từ các

trạm nghiệm triều cố định, các trạm nghiệm triều tạm thời và số liệu các

trạm nghiệm triều của Quân chủng Hải quân. Kết quả này sẽ khắc phục hạn

chế về số liệu nghiệm triều trên Biển Đông mà chúng ta không có, phục vụ

kịp thời các công tác đo đạc biển của Việt Nam hiện nay.

pdf 8 trang phuongnguyen 7340
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xây dựng mô hình số mặt chuẩn độ sâu trên Biển Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng mô hình số mặt chuẩn độ sâu trên Biển Đông

Nghiên cứu xây dựng mô hình số mặt chuẩn độ sâu trên Biển Đông
 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 60, Kỳ 1 (2019) 79 - 86 79 
Nghiên cứu xây dựng mô hình số mặt chuẩn độ sâu trên Biển 
Đông 
Dương Vân Phong 1,*, Khương Văn Long 2, Đỗ Văn Mong 2 
1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam 
2 Đoàn đo đạc, biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển, Việt Nam 
THÔNG TIN BÀI BÁO 
TÓM TẮT 
Quá trình: 
Nhận bài 05/01/2019 
Chấp nhận 02/02/2019 
Đăng online 28/02/2019 
 Biển Đông được xác định là khu vực biển có tính chất thủy triều rất phức tạp, 
do vậy việc tính toán và xác định mặt chuẩn độ sâu gặp nhiều khó khăn. Việc 
xác định số “0” hải đồ hiện nay tại đơn vị được tính toán trên số liệu nghiệm 
triều tại thực địa, tuy nhiên các trạm quan trắc hạn chế trong phạm vi từ 35 
đến 70 km tùy theo tính chất triều từng khu vực. Trong bài báo này, tác giả 
nghiên cứu các mô hình mặt trung bình và mặt thấp nhất của thế giới và 
tính ra mặt chuẩn độ sâu Biển Đông trên cơ sở làm khớp với số liệu từ các 
trạm nghiệm triều cố định, các trạm nghiệm triều tạm thời và số liệu các 
trạm nghiệm triều của Quân chủng Hải quân. Kết quả này sẽ khắc phục hạn 
chế về số liệu nghiệm triều trên Biển Đông mà chúng ta không có, phục vụ 
kịp thời các công tác đo đạc biển của Việt Nam hiện nay. 
© 2019 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 
Từ khóa: 
Thủy triều 
Mặt chuẩn độ sâu 
Số “0” hải đồ 
1. Mở đầu 
Việt Nam có chiều dài trên 3.260 km bờ biển, 
có đủ các chế độ thuỷ triều trên thế giới như nhật 
triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều 
và bán nhật triều; phân bố không đồng đều từ 
Móng Cái đến Hà Tiên và ngoài khơi Biển Đông. 
(Biển đông, 2003). 
Vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ kéo dài từ 
Quảng Ninh đến Thanh Hóa: Tính chất nhật triều 
thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong 
tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Tính thuần 
nhất giảm dần về phía nam Thanh Hóa, tại đây số 
ngày nhật triều chỉ còn từ 18 đến 22 ngày (Lê Đức
Tố 1999). 
Vùng bờ biển từ Nghệ An đến Quảng Bình tồn 
tại chế độ nhật triều không đều với số ngày nhật 
triều nhiều hơn 15 ngày. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 
1,2 m và giảm dần độ cao về phía nam. 
Vùng biển từ phía nam Cửa Gianh đến gần cửa 
Thuận An tồn tại chế độ bán nhật triều không đều 
với số ngày bán nhật chiều chiếm ưu thế. Độ lớn 
triều khoảng 1,0 - 0,6 m. 
Vùng biển cửa Thuận An và lân cận tồn tại chế 
độ bán nhật triều đều, hầu hết số ngày trong tháng 
là bán nhật triều. Độ lớn triều tương đối thấp 
khoảng 0,5 m và là khu vực có biên độ triều nhỏ 
nhất ở ven biển nước ta. 
Vùng biển từ nam cửa Thuận An đến bắc 
Quảng Nam tồn tại chế độ bán nhật triều đều, độ 
lớn triều khoảng 0,8 - 1,2 m; độ lớn triều có
_____________________ 
*Tác giả liên hệ 
E - mail: duongvanphong@humg. edu. vn 
80 Dương Vân Phong và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (1), 79 - 86 
(1) 
(2) 
xu hướng tăng dần vào nam đồng thời tính chất 
bán nhật triều đều giảm dần (Quân chủng Hải 
quân, 2018). 
Vùng biển từ giữa Quảng Nam đến Bình 
Thuận tính chất bán nhật triều giảm, thay vào đó 
khu vực này tồn tại chế độ nhật triều không đều 
với số ngày nhật triều chiếm ưu thế. Độ lớn triều 
khoảng 1,2 - 2,0 m, độ lớn triều có xu hướng tăng 
dần về phía nam (Hà Minh Hòa, 2015). 
Vùng biển từ nam Mũi Né (Hàm Tân) đến gần 
mũi Cà Mau tồn tại chế độ bán nhật triều không 
đều. Độ lớn triều khoảng 3,5 - 2,0 m, đạt cực tại 
Vũng Tàu sau đó giảm dần về phía nam đồng thời 
tính chất bán nhật triều cũng giảm dần. 
Vùng biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên tính 
chất nhật triều đến bán nhật triều không đều. Độ 
lớn triều khu vực này khoảng 1,0 - 1,5 m. 
Khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 
DK1 duy trì chế độ nhật triều không đều, độ cao 
triều khoảng từ 1,5 - 2,2 m. Độ lớn thuỷ triều cực 
đại trong kỳ nước cường. Khu vực DK1 độ lớn 
triều trung bình nhỏ hơn khu vực Hoàng Sa và 
Trường Sa, trung bình từ 1,0 - 1,5 m, độ lớn triều 
cực đại đạt khoảng 2 m (Dương Vân Phong, 2018). 
2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng mô hình 
số mặt chuẩn độ sâu Biển Đông 
Trong công tác tính toán mặt chuẩn độ sâu 
hay số "0" hải đồ đòi hỏi chuỗi số liệu quan trắc 
tương đối dài, tối thiểu từ 30 ngày. Với tính chất 
và phân bố phức tạp của thủy triều trên Biển Đông 
nên công tác bảo đảm cơ cở dữ liệu và bản đồ biển 
cho các hoạt động của Hải quân Việt Nam trong 
thời gian ngắn, độ chính xác cao là cần thiết. 
Ngoài ra, tại các khu vực có độ sâu phải cải 
chính thủy triều trong công tác đo sâu theo tiêu 
chuẩn của Tổ chức Thủy đạc Quốc tế (IHO) có 
những khu vực không thể tiến hành xây dựng 
trạm nghiệm triều nên ảnh hưởng đến độ chính 
xác của bản đồ, nhất là các khu vực có biên độ thủy 
triều lớn. Vì vậy, rất cần thiết phải có một mô hình 
mặt chuẩn "0" độ sâu đủ độ chính xác để xử lý dữ 
liệu đo tức thời nhằm đẩy nhanh tiến độ cung cấp 
cơ sở dữ liệu và bản đồ biển, đáp ứng nhu cầu tác 
chiến của Quân chủng Hải quân (S-4 Regulations 
for International (INT) Charts and Chart, 2017). 
Trong công trình nghiên cứu đánh giá các mặt 
chuẩn mực nước biển (mặt “0” độ sâu, trung bình 
và cao nhất) theo các phương pháp trắc địa, hải 
văn và kiến tạo hiện đại phục vụ xây dựng các công 
trình và quy hoạch đới bờ Việt Nam trong xu thế 
biến đổi khí hậu đã xây dựng mô hình mặt biển 
trung bình cục bộ Hòn Dấu (MDTVN2015) dựa 
trên mô hình địa hình động lực trung bình toàn 
cầu DTU10 MDT, trên cơ sở chuyển đổi độ cao 
đỉnh các ô chuẩn (grid) từ DTU10 MDT về 
MDTVN2015 theo công thức (1). 
𝑀𝐷𝑇𝑉𝑁̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ �̅� = 𝑀𝐷𝑇̅̅ ̅̅ ̅̅ �̅� − 0,890𝑚 − 𝛿𝑀𝐷𝑇̅̅ ̅̅ ̅̅ �̅�−𝑧 
+ {
0 𝑘ℎ𝑖 𝐵 ≥ 19𝑜57′
−0,318𝑚 𝑘ℎ𝑖 𝐵 < 19𝑜57′
Ở đây δMDTn-z là só cải chính chuyẻn giá tri từ 
he kho ng phu thuo c trièu vè he trièu 0 và đươ c xác 
định theo công thức là só cải chính chuyẻn giá trị 
𝑀𝐷𝑇̅̅ ̅̅ ̅̅ �̅� từ he kho ng phu thuo c trièu vè he trièu 0 và 
được xác định theo công thức (2). 
)m(Bsin0998,0033,0MDT 2zn  
với B là vĩ độ trắc địa của đỉnh ô chuẩn tương 
ứng với ellipsoid WGS84 quốc tế. 
Dựa trên độ cao chuẩn của 14 trạm nghiệm 
triều cố định dọc bờ biển và trên một số đảo của 
Việt Nam, công trình đã đánh giá mô hình MDTVN 
đạt độ chính xác ±0,058 m. Sử dụng độ cao chuẩn 
của 22 trạm nghiệm triều tạm thời dọc bờ biển để 
đánh giá, mô hình MDTVN đạt độ chính xác 
±0,142 m. 
Dựa trên độ cao của mặt biển thấp nhất tại 36 
trạm nghiệm triều nêu trên và phần mềm ArcMap 
và ArcCatalog của hãng ESRI, công trình đã xây 
dựng mô hình mặt biển thấp nhất LSS2015 trên 
vùng biển Việt Nam. 
Tuy nhiên, mô hình mặt biển trung bình 
MDTVN2015 và mô hình mặt biển thấp nhất 
LSS2015 chưa sử dụng được trong công tác thành 
lập cơ sở dữ liệu và hải đồ bởi các lý do sau đây: 
Mô hình mặt biển trung bình MDTVN2015 và 
mô hình mặt biển thấp nhất LSS2015 sử dụng hệ 
tọa độ VN2000 và hệ độ cao Hòn Dấu, còn cơ sở 
dữ liệu và hải đồ sử dụng hệ tọa độ WGS84 quốc 
tế và mặt chuẩn "0" độ sâu theo từng khu vực 
(Dương Vân Phong, 2018). 
Mô hình mặt biển thấp nhất LSS2015 được 
xây dựng chỉ dựa trên độ cao mặt biển thấp nhất 
tại 36 trạm nghiệm triều chủ yếu phần ven bờ nên 
chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về độ chính xác 
để thành lập cơ sở dữ liệu và hải đồ Bảng 1 (Biển 
đông, 2003). 
Mặc dù các mô hình MDTVN2015 và LSS2015 
còn một số hạn chế trong ứng dụng thực tế,
 Dương Vân Phong và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (1), 79 - 86 81 
 nhưng phương pháp xây dựng các mô hình này đã 
gợi cho chúng tôi phương pháp xây dựng các mô 
hình mặt biển trung bình và mô hình mặt biển 
thấp nhất phục vụ sản xuất tư liệu biển của Quân 
chủng Hải Quân. 
Trước hết, chuyển tọa độ của 36 trạm nghiệm 
triều từ hệ tọa độ VN2000 sang hệ tọa độ WGS84 
quóc té theo các tham số chuyển đổi tọa độ (Quyết 
định số 05/2007/QĐ-BTNMT, 2007; Đặng Nam 
Chinh, 2010). 
STT Tên trạm 
Độ cao chuẩn của các mặt biển trung bình 
khu vực trong hệ độ cao quốc gia (m) 
Độ cao chuẩn của các mặt biển thấp nhất 
khu vực trong hệ độ cao quốc gia (m) 
Các trạm nghiệm triều có thời gian đo mực nước biển lớn hơn 18.6 năm 
1 Cô Tô 0,192 -1,798 
2 Hòn Dấu 0,000 -2,070 
3 Hòn Ngư 0,085 -1,635 
4 Tiên Sa 0,103 -0,547 
5 Quy Nhơn 0,076 -0,894 
6 Nha Trang 0,050 -0,930 
7 Vũng Tàu -0,030 -2,550 
8 Co n Đảo 0,044 -2,236 
9 Phú Quóc -0,098 -0,618 
10 Phú Quý 0,101 -1,009 
11 Thổ Chu 0,114 -0,166 
12 Bạch Long Vĩ 0,004 -1,826 
13 Cồn Cỏ 0,072 -0,528 
14 Cửa Ông 0,056 -2,084 
Các trạm nghiệm triều tạm thời có thời gian đo mực nước 30 ngày liên tục 
15 Mũi Ngọc 0,115 -2,505 
16 Bãi Cháy -0,008 - 2,348 
17 Ba Lạt 0,189 -2,001 
18 Cửa Đáy 0,290 -1,840 
19 Sầm Sơn 0,007 -1,813 
20 Cẩm Nhượng 0,179 -1,281 
21 Đồng Hới -0,001 - 1,141 
22 Cửa Việt -0,216 -0,916 
23 Thuận An -0,142 -0,592 
24 Cửa Đại 0,049 -0,741 
25 Cảng Sa Kỳ 0,171 -0,639 
26 Tuy Hòa -0,159 - 1,189 
27 Cam Ranh 0,162 - 0,908 
28 Phan Rang 0,059 - 1,081 
29 Phan Thiết 0,231 - 1,349 
30 Vàm Kênh 0,349 - 2,411 
31 Bình Đại 0,103 -2,597 
32 Rạch Giá 0,153 - 0,277 
33 Trà Vinh 0,184 -2,686 
34 Trần Đề 0,152 -2,768 
35 Hòn Đá Bạc 0,065 - 0,705 
36 Gành Hào 0,155 -2,655 
Bảng 1. Kết quả xác định độ cao chuẩn quốc gia tại các trạm nghiệm triều của các mặt biển trung bình và 
mặt biển thấp nhất khu vực (Quân chủng Hải quân, 2018). 
82 Dương Vân Phong và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (1), 79 - 86 
(3) 
(4) 
Xo=191,9044 m; 
Yo=39,3032 m; 
Zo=111,503 m 
εx = 0,0000000450311977 radian; 
εy = -0,0000000957738346 radian; 
εz = 0,0000000207195598 radian; 
∆m = -0,000000252906278 radian 
Tiếp theo, chuyển độ cao đỉnh các ô chuẩn 
(grid) của DTU10 MDT về mặt biển trung bình 
Hòn Dấu theo công thức (1) và chuyển tiếp về mặt 
biển trung bình khu vực (MBTBKV) theo phương 
pháp. 
Độ cao đỉnh của ô chuẩn (grid) nằm giữa 2 
trạm nghiệm triều i và j được tính theo công thức. 
(𝑀𝐷𝑇𝑖𝑗)
̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅
𝑧−𝑚
= (𝑀𝐷𝑇𝑖𝑗)
̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅
𝑧
+
𝑆𝑖.ℎ𝑗+𝑆𝑗ℎ𝑖
𝑆𝑖+𝑆𝑗
+
𝛿𝑀𝐷𝑇𝑧−𝑚 
Trong đó: hi, hj là độ cao mặt biển trung bình 
khu vực tại các trạm nghiệm triều cạnh nhau i, j; Si, 
Sj là khoảng cách từ các trạm nghiệm triều i, j đến 
đỉnh ô chuẩn đang tính; còn δMDTn-z là só cải chính 
chuyẻn các giá trị 𝑀𝐷𝑇̅̅ ̅̅ ̅̅ �̅� từ he trièu 0 vè he trièu 
trung bình và được xác định theo công thức (S-44 
IHO Standards for Hydrographic Surveys, 2008). 
δMDTm-z=0.099 - 0.296×sin2B(m) 
Bằng cách như vậy chúng tôi đã chuyển toàn 
bộ độ cao của đỉnh các ô chuẩn (Grid) trong mô 
hình DTU10 MDT về mạng lưới các ô chuẩn (Grid) 
tương ứng với độ cao trung bình khu vực dựa vào 
độ cao mặt biển trung bình khu vực tại 36 trạm 
nghiệm triều (S-4 Regulations for International 
(INT) Charts and Chart, 2017) 
Cấu trúc thông tin của một đỉnh của mạng 
lưới (grid) các ô chuẩn hình vuông với độ phân 
giải 1’ x 1’ của cơ sở dữ liệu (CSDL) MBTBKV bao 
gồm các giá trị L, B, 𝑀𝐷𝑇𝑇𝐵̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ với kinh độ trắc địa L 
và vĩ độ trắc địa B được xác định trong hệ tọa độ 
quốc tế WGS84. Mạng lưới bắt đầu từ vĩ tuyến 240 
đến vĩ tuyến 80. Tại một vĩ tuyến xác định, các đỉnh 
lại được bố trí theo kinh tuyến bắt đầu từ kinh 
tuyến 1000 đến kinh tuyến 1160. Các đỉnh nằm 
trong đất liền có giá trị 𝑀𝐷𝑇𝑇𝐵̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ bằng 0. Trong 
phạm vi Biển Đông bao trùm vùng biển Việt Nam 
có tất cả 17.103 đỉnh của các ô chuẩn. Các dữ liệu 
trên một đỉnh của ô chuẩn hình vuông bao gồm: 
giá trị L, B, 𝑀𝐷𝑇𝑇𝐵̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ , ở đây kinh độ trắc địa L và vĩ 
độ trắc địa B được xác định trong hệ tọa độ quốc 
tế WGS84. 
Sau khi có CSDL mặt biển trung bình khu vực, 
tiến hành xây dựng mặt biển thấp nhất khu vực 
(MBTNKV) dựa vào mô hình mặt biển trung bình 
khu vực (MBTBKV), độ cao mặt biển thấp nhất tại 
36 trạm nghiệm triều và công thức (3). Kết quả đã 
xây dựng được mạng lưới các ô chuẩn (grid) của 
mặt biển trung bình thấp nhất khu vực (TCVN 
10337, 2015). Tại một vĩ tuyến xác định, các đỉnh 
lại được bố trí theo kinh tuyến bắt đầu từ kinh 
tuyến 1000 thay đổi với bước nhảy ∆L=1’ cho đến 
kinh tuyến 1160. Các đỉnh nằm trong đất liền có giá 
trị 𝑀𝐷𝑇𝑇𝑁̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅ bằng 0. Trong phạm vi Biển Đông bao 
trùm vùng biển Việt Nam có tất cả 17.103 đỉnh của 
các ô chuẩn. Các dữ liệu trên một đỉnh của ô chuẩn 
hình vuông bao gồm: giá trị L, B, 𝑀𝐷𝑇𝑇𝑁̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅, ở đây 
kinh độ trắc địa L và vĩ độ trắc địa B được xác định 
trong hệ tọa độ quốc gia WGS84 (S-57 IHO 
Transfer Standard for Digital Hydrographic Data). 
3. Kết quả thực nghiệm 
Mô hình mặt biển trung bình khu vực (Hình 
1a) và mô hình mặt biển thấp nhất khu vực (Hình 
1b) được xây dựng bằng các phần mềm ArcMap 
và ArcCatalog của hãng ESRI (S-44 IHO Standards 
for Hydrographic Surveys, 2008). 
Sau khi có 2 mô hình MDTTB và MDTTN, tiến 
hành kiểm tra trên 31 điểm nghiệm triều tạm thời 
do Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển-
Bộ Tham mưu Hải quân đo đạc từ năm 1994 đến 
nay. Kết quả kiểm tra được thể hiện trên Bảng 2. 
Trong Bảng 2, cột (5) là độ cao mặt biển thấp nhất 
lấy từ mô hình (đã được chuyển về hệ triều trung 
bình); cột (6) là độ cao mặt biển trung bình lấy từ 
mô hình (đã được chuyển về hệ triều trung bình); 
cột 7 là hiệu giữa độ cao mặt biển trung bình lấy 
từ mô hình và độ cao mặt biển thấp nhất lấy từ mô 
hình; cột (8) là độ chênh giữa mặt biển trung bình 
và mặt biển thấp nhất tính theo số liệu quan trắc 
thủy triều (Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên 
cứu biển cấp) và cột (9) là hiệu giữa độ chênh theo 
mô hình và độ chênh theo thực tế đo đạc (Quân 
chủng hải quân, 2018). 
Trong đó: là độ chênh lệch tính theo số liệu 
quan trắc thủy triều và theo mô hình giữa hai mặt 
chuẩn; H1= MDTTB - MDTTN là độ chênh giữa mặt 
biển trung bình và mặt biển thấp nhất tính theo 
mô hình; H2 = A0 - P0 là độ chênh giữa mặt biển 
trung bình (A0) và mặt biển thấp nhất (P0) tính 
theo số liệu nghiệm triều thực tế (Đặng Nam 
Chinh, 2010). 
 Dương Vân Phong và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (1), 79 - 86 83 
Hình 1. Mô hình mặt biển trung bình khu vực (a) và mô hình mặt biển thấp nhất khu vực (b). 
(a) 
(b) 
84 Dương Vân Phong và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (1), 79 - 86 
Bảng 2. Kết quả kiểm tra độ lệch về độ chênh tính theo số liệu quan trắc thủy triều và theo mô hình. 
STT Tên trạm B L 
MDTTN hệ 
triều TB 
MDTTB hệ 
triều TB 
H1=MDTTB-
MDTTN 
H2=A0-P0 =H1-H2 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 
1 Sa Huỳnh 14 39 30 109 04 16 -0,785 -0,014 0,771 1,18 -0,409 
2 Sa Kỳ 15 13 00 108 55 00 -0,721 -0,025 0,696 1,12 -0,424 
3 Cổ Luỹ 15 02 00 108 56 00 -0,737 -0,017 0,721 1,12 -0,399 
4 Sông Cầu 12 26 30 109 12 50 -1,083 -0,045 1,038 1,275 -0,237 
5 Định An 09 35 02 106 16 06 -2,792 -0,087 2,706 2,66 0,046 
6 Cổ Chiên 09 49 00 106 35 30 -2,742 -0,050 2,692 2,5 0,192 
7 Côn Sơn 08 41 00 106 36 00 -2,346 -0,121 2,225 2,49 -0,265 
8 Mỹ Thạch 09 37 00 105 58 00 -2,604 -0,099 2,506 2,68 -0,174 
9 Gành Hào 09 01 25 105 25 03 -2,646 -0,107 2,538 2,68 -0,142 
10 S. Ông Đốc 09 02 08 104 49 08 -0,872 -0,118 0,754 0,695 0,059 
11 Nam Du 09 41 00 104 24 00 -0,519 -0,082 0,437 0,5 -0,063 
12 Lại Sơn 09 47 54 104 37 12 -0,513 -0,104 0,409 0,5 -0,091 
13 Hòn Tre 09 58 25 104 49 46 -0,422 -0,130 0,292 0,57 -0,278 
14 Hòn Hèo 10 10 42 104 31 55 -0,480 -0,096 0,384 0,57 -0,186 
15 Phúc Tần 1 08 05 45 110 37 25 -1,625 -0,107 1,518 1,13 0,388 
16 Quảng Ninh 20 56 15 107 07 15 -2,345 -0,032 2,313 2,17 0,143 
17 Cửa Ông 21 01 17 107 22 17 -2,222 0,025 2,247 2,17 0,077 
18 Ngọc Vừng 20 50 54 107 20 30 -2,154 0,009 2,163 2,28 -0,117 
19 Quảng Ninh 21 12 00 107 34 00 -2,243 0,100 2,342 2,42 -0,078 
20 Quy Nhơn 13 46 12 109 14 36 -0,988 -0,052 0,936 1,23 -0,294 
21 Cửa Hội 20 40 00 106 49 00 -2,146 -0,058 2,088 1,71 0,378 
22 Quy Nhơn 13 45 00 109 13 00 -0,993 -0,049 0,944 1,23 -0,286 
23 Nha Trang 12 13 00 119 12 00 -1,020 -0,034 0,985 1,22 -0,235 
24 Cam Ranh 11 50 00 109 14 00 -1,020 -0,029 0,991 1,29 -0,299 
25 Thuận An 16 33 00 107 38 00 -0,679 -0,181 0,498 0,38 0,118 
26 Đá Lát 08 30 30 111 40 30 -1,581 -0,103 1,478 1,14 0,338 
27 Đá Nam 11 30 00 114 21 00 -1,504 -0,121 1,383 0,98 0,403 
28 Cô Lin 09 45 00 114 13 15 -1,678 -0,138 1,540 0,99 0,550 
29 Trg Sa Lớn 08 38 00 111 55 00 -1,574 -0,106 1,468 1,18 0,288 
30 Song Tử Tây 11 25 00 114 18 00 -1,515 -0,117 1,398 1,04 0,358 
31 Nam Yết 10 11 00 114 21 00 -1,633 -0,131 1,502 0,93 0,572 
Kết quả kiểm tra không phát hiện sai số hệ 
thống trong 2 dãy trị đo theo mô hình và theo số 
liệu quan trắc. Khi đó, đánh giá độ chính xác của 
hiệu các độ chênh tính theo số liệu quan trắc triều 
trực tiếp và hiệu các độ chênh tính theo mô hình 
bằng công thức sau (TCVN 10336, 2015). 
𝑚ℎ𝑖𝑒𝑢 𝑑𝑜 𝑐ℎ𝑒𝑛ℎ = ±√
[∆𝑖∆𝑖]
2𝑛
= ±√
2,6335
62
=
±0,206𝑚 
4. Kết luận 
Việt Nam không có đủ các trạm nghiệm triều 
phủ trùm Biển Đông, do đó, chúng ta không thể 
xây dựng được mô hình số mặt ‘0’ độ sâu cho Biển 
Đông. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đưa ra ý 
tưởng khoa học và giải pháp công nghệ: sử dụng 
mô hình mặt biển trung bình động lực toàn cầu để 
làm khớp và thay cho mô hình mặt biển trung bình 
và mô hình mặt biển thấp nhất khu vực Biển Đông. 
 Dương Vân Phong và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (1), 79 - 86 85 
Qua kết quả đánh giá độ chính xác của hiệu 
các độ chênh tính theo số liệu quan trắc triều trực 
tiếp và hiệu các độ chênh tính theo mô hình là 
±0,206m cao hơn so với độ chính xác của độ 
chênh tính theo số liệu quan trắc triều trực tiếp 
trong thời gian 1 tháng ở mức 0,3 m. Như vậy, 
bước đầu độ chính xác nhận được đáp ứng yêu cầu 
của công tác đo đạc thành lập hải đồ ở vùng biển 
Việt Nam (S-44 IHO Standards for Hydrographic 
Surveys, 2008). 
Ứng dụng mô hình số mặt chuẩn độ sâu trên 
Biển Đông trong công tác thành lập hải đồ sẽ giảm 
khối lượng công việc thi công ngoài thực địa , giải 
quyết việc tính toán mặt chuẩn độ sâu các khu vực 
nằm ngoài phạm vi của các trạm nghiệm triều. 
Ngoài ra, mô hình còn cung cấp thông tin dữ liệu 
phục vụ cho các hoạt động của các vũ khí, phương 
tiện trang bị hoạt động trên biển của Hải quân Việt 
Nam. 
Tài liệu tham khảo 
Biển đông, 2003. Địa chất - Địa vật lý biển. Chương 
trình điều tra nghiên cứu biển cấp nhà nước 
KHCN-06 (1996-2000). Nhà xuất bản Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
Đặng Nam Chinh, 2010. Nghiên cứu hoàn thiện các 
chỉ tiêu kỹ thuật và quy trình công nghệ đo đạc 
biển ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài khoa 
học và công nghệ cấp Bộ. 
Dương Vân Phong, 2018. Nghiên cứu đại dương 
bằng các phương pháp trắc địa (Sách chuyên 
khảo). Mã ISBN: 978-604-67-1085-1. Nhà xuất 
bản Khoa học Kỹ thuật. 9- 67. Hà Nội. 
Hà Minh Hòa, 2015. Nghiên cứu đánh giá các mặt 
chuẩn mực nước biển (mặt “0” độ sâu, trung 
bình và cao nhất) theo các phương pháp trắc 
địa, hải văn và kiến tạo hiện đại phục vụ xây 
dựng các công trình và quy hoạch đới bờ Việt 
Nam trong xu thế biến đổi khí hậu. Báo cáo 
tổng hợp kết quả Đề tài Nghiên cứu khoa học 
cấp Nhà nước. Mã số KC.09.19/11-15. Viện 
Khoa học Đo đạc và Bản đồ. 
Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT, 2007. Về sử 
dụng hệ thống các tham só tính chuyẻn giữa He 
to a đo quóc té WGS-84 sang He to a đo quóc gia 
VN-2000. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
Lê Đức Tố, 1999. Hải dương học Biển Đông. 
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Nhà xuất 
bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Quân chủng Hải quân, 2018. Tình hình Khí tượng 
- Hải dương vùng biển Việt Nam và lân cận. Bộ 
tư lệnh Hải quân. Phòng bảo đảm hàng hải. 
S-4 Regulations for International (INT) Charts and 
Chart, 2017. Specifications of the IHO (English: 
Edition 4.7.0, July 2017 - Publication date : July 
2017). 
S-44 IHO Standards for Hydrographic Surveys, 
2008. 
S-57 IHO Transfer Standard for Digital 
Hydrographic Data. 
TCVN 10336, 2015. Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia 
về: Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải - 
yêu cầu kỹ thuật. Bộ Khoa học và Công nghệ. 
TCVN 10337, 2015. Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia 
về: Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng 
hải - Yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy - Ký hiệu. 
Bộ Khoa học và Công nghệ. 
86 Dương Vân Phong và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (1), 79 - 86 
ABSTRACT 
Research to establishing the zero elevation surface model of East Sea 
Phong Van Duong 1, Long Van Khuong 2, Mong Van Do 2 
1 Faculty of Geomatics and Land Administration, Hanoi University of Minning and Geology, Vietnam 
2 Vietnam’s People Naval Hydrographic and Oceanographic Department., Vietnam 
The tidal of East Sea is complex. In additional, the number of tide stations established by Vietnam not 
was enough to create the 3D TIN of Chart Datum. Therefore, the contents of this science are using mean 
sea level of global, mean sea level of local and local chart datum to calculating the 3D TIN of mean sea level 
and 3D TIN of sound datum. The tide data collected by the permanent tide stations ( Eg: Hon Dau tide 
station) and the tide data observed by Vietnam’s People Naval are using to calculator. The result of this 
science is supported tide data to create the navigation chart of sea areas not have tide observation. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_so_mat_chuan_do_sau_tren_bien_do.pdf