Nghiên cứu xây dựng lưới tọa độ địa chính, phục vụ thực hành, thực tập, quản lý đất đai tại Trường Đại học Lâm Nghiệp
TÓM TẮT
Xây dựng lưới tọa độ địa chính là công tác thiết kế, đo đạc bình sai toán tọa độ các điểm lưới nhằm mục đích
tạo cơ sở thống nhất và chính xác về mặt tọa độ cho các điểm khống chế phục vụ công tác đo vẽ thành lập bản
đồ địa chính, chỉnh lý biến động, quy hoạch, quản lý đất đai. Kết quả nghiên cứu đã thiết kế được lưới đường
chuyền khép kín với 06 điểm mới (LN01, LN02, LN04, LN05, LN15, LN16), các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới,
chiều dài cạnh lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, sai số trung phương đo góc, sai số khép đường chuyền đều thỏa
mãn theo đúng quy phạm thành lập bản đồ hiện hành. Công tác đo đạc lưới (đo góc đơn, đo chiều dài cạnh)
được thực hiện trực tiếp bằng máy Toàn đạc điện tử, ngoài ra các điểm lưới L02 và L04 được kiểm chứng bằng
công nghệ đo GPS tĩnh. Sau khi tính toán bình sai gần đúng lưới đường chuyền toàn đạc và bình sai chính xác
kết quả đo GPS bằng phần mềm compass đã xác định được tọa độ các điểm lưới đảm bảo độ chính xác phục vụ
công tác thực hành, thực tập của sinh viên và công tác quản lý đất đai của Nhà trường.
Từ khóa: Lưới tọa độ địa chính, toàn đạc điện tử, Trường Đại học Lâm nghiệp
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng lưới tọa độ địa chính, phục vụ thực hành, thực tập, quản lý đất đai tại Trường Đại học Lâm Nghiệp
Kinh tế & Chính sách 110 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG LƯỚI TỌA ĐỘ ĐỊA CHÍNH, PHỤC VỤ THỰC HÀNH, THỰC TẬP, QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Lê Hùng Chiến1, Nguyễn Minh Thanh2 1,2Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Xây dựng lưới tọa độ địa chính là công tác thiết kế, đo đạc bình sai toán tọa độ các điểm lưới nhằm mục đích tạo cơ sở thống nhất và chính xác về mặt tọa độ cho các điểm khống chế phục vụ công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, chỉnh lý biến động, quy hoạch, quản lý đất đai. Kết quả nghiên cứu đã thiết kế được lưới đường chuyền khép kín với 06 điểm mới (LN01, LN02, LN04, LN05, LN15, LN16), các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới, chiều dài cạnh lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, sai số trung phương đo góc, sai số khép đường chuyền đều thỏa mãn theo đúng quy phạm thành lập bản đồ hiện hành. Công tác đo đạc lưới (đo góc đơn, đo chiều dài cạnh) được thực hiện trực tiếp bằng máy Toàn đạc điện tử, ngoài ra các điểm lưới L02 và L04 được kiểm chứng bằng công nghệ đo GPS tĩnh. Sau khi tính toán bình sai gần đúng lưới đường chuyền toàn đạc và bình sai chính xác kết quả đo GPS bằng phần mềm compass đã xác định được tọa độ các điểm lưới đảm bảo độ chính xác phục vụ công tác thực hành, thực tập của sinh viên và công tác quản lý đất đai của Nhà trường. Từ khóa: Lưới tọa độ địa chính, toàn đạc điện tử, Trường Đại học Lâm nghiệp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử đã chứng minh đất đai là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Đó là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng sản xuất. Đất đai là tư liệu đầu vào của các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hóa, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng và không thể di chuyển được. Chính vì vậy, công tác quản lý sử dụng đất đai là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Lưới khống chế trắc địa được xây dựng nhằm mục đích tạo cơ sở thống nhất và chính xác về mặt tọa độ cho các điểm khống chế phục vụ công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, chỉnh lý biến động, quy hoạch, quản lý đất đai. Lưới khống chế tọa độ được thiết kế, đo đạc tính toán thống nhất trong hệ tọa độ nhà nước, sử dụng các điểm hạng cao nhà nước làm điểm khởi tính. Vì vậy, công tác thiết kế lưới khống chế trắc địa là rất quan trọng và cần thiết. Trường Đại học Lâm nghiệp năm 2011 có dự án quy hoạch phát triển tổng thể Trường cũng đã tiến hành xây dựng lưới tọa độ phục vụ đo chi tiết và quy hoạch tổng thể. Tuy nhiên, mật độ các điểm lưới lại quá thưa và chỉ tập trung chủ yếu trên khu vực Núi Luốt, số lượng các điểm lưới chưa đáp ứng được các yêu cầu thực hành, thực tập nghề nghiệp cho sinh viên, công tác quy hoạch chi tiết, quản lý đất đai của Nhà trường đặc biệt là khu vực trung tâm của Trường. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ đo đạc xây dựng lưới cũng phát triển vượt bậc tập trung chủ yếu bằng công nghệ toàn đạc điện tử và công nghệ GPS. Mặt khác, hàng năm nhu cầu thực hành thực tập nghề nghiệp các môn học Trắc địa, Trắc địa địa chính, Trắc địa công trình của Trường lên đến hàng nghìn lượt sinh viên. Với mục tiêu, xu hướng giảng dạy nâng cao kỹ năng thực hành, thực tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành, thực tập thì việc xây dựng hệ thống các điểm khống chế phục vụ công tác thực hành thực tập, quản lý đất đai của Trường là rất cần thiết. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp từ các phòng ban, đơn vị của Trường. Kết quả nghiên cứu từ các đề tài khác đã thực hiện tại Trường và đã được nghiệm thu, Kinh tế & Chính sách 111TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 thông tin công bố trên mạng internet. Các số liệu về tình hình quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai của Trường. Tư liệu trắc địa bản đồ đã có (Các điểm khống chế tọa độ đã có DC11, DC12, DC13 khu vực Núi Luốt, bản đồ hiện trạng rừng năm 2004, sơ đồ quy hoạch phát triển tổng thể Trường năm 2012). 2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử TOPCON và máy thu tín hiệu GPS để tiến hành đo đạc thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu, cụ thể: Máy toàn đạc điện tử TOPCON-N230 tiến hành đo chiều dài các cạnh theo nguyên lý đo dài điện quang và đo các góc theo nguyên lý đo góc đơn; Sử dụng máy GPS South 9600 để tiến hành thu tín hiệu từ các vệ tinh theo nguyên lý đo GPS tĩnh. 2.3. Phương pháp so sánh Các điểm lưới thiết kế được so sánh với quy phạm hiện hành (chiều dài cạnh, sai số đo góc, chiều dài đường chuyền, sai số đo cạnh). Các thao tác, quy trình đo được so sánh, áp dụng theo quy phạm về các hạn sai trong đo đạc (sai số khép hướng mở đầu, sai số 2C, biến động sai số 2C, trị số hướng quy “0”). 2.4. Phương pháp xử lý số liệu đánh giá độ chính xác kết quả đo Để xử lý số liệu thu thập được chúng tôi sử dụng các phương pháp, phần mềm chương trình bình sai kết quả đo như sau: Bình sai lưới đo bằng toàn đạc điện tử theo phương pháp bình sai gần đúng, đánh giá độ chính xác kết quả đo theo các chỉ tiêu (sai số khép góc đường chuyền, sai số khép đường chuyền). Sử dụng phần mềm Compass để bình sai lưới khống chế đo bằng công nghệ GPS và đánh giá độ chính xác (sai số khép hình, sai số truong phương vị trí điểm, sai số trung phương chiều dài cạnh, sai số trung phương phương vị). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng lưới bằng công nghệ toàn đạc điện tử 3.1.1. Sơ đồ lưới Lưới khống chế đo vẽ thành lập bằng công nghệ Toàn đạc điện tử được thiết kế dạng lưới đường chuyền khép kín. Xuất phát từ điểm DC13 (điểm ngã tư Núi Luốt) và xây dựng thêm 06 điểm mới được ký hiệu: LN15, LN16, LN05, LN01, LN02, LN04. Hình 01. Hình ảnh các điểm mốc khống chế được thiết kế tại thực địa Chỉ tiêu thiết kế lưới được thể hiện qua bảng 01. Bảng 01. Chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế STT Các yếu tố đặc trưng Chỉ tiêu kỹ thuật Theo quy phạm Thực tế 1 Chiều dài cạnh trung bình 150 – 250 m 168,140 m 2 Chiều dài cạnh lớn nhất 350 m 312,632 m 3 Chiều dài cạnh ngắn nhất 20 m 56,333 4 Sai số trung phương đo góc 30” < 10” 5 Sai số khép tương đối giới hạn 1:2000 1:15.185 6 Tổng chiều dài đường chuyền theo tỷ lệ bản đồ thành lập (1/1000) 1,2 – 1,5 km 1,177 km Kinh tế & Chính sách 112 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 Qua so sánh các chỉ tiêu của lưới thiết kế với quy phạm hiện hành thì các chỉ tiêu của lưới đều đảm bảo, phù hợp với thực tế. Hình 02. Sơ đồ lưới khống chế đường chuyền 3.1.2. Kết quả đo góc Tiến hành đo tất cả các góc trong của lưới đường chuyền khép kín từ β1 đến β7 và góc nối φ để tính chuyền góc định hướng từ cạnh mở đầu theo phương pháp đo góc đơn giản bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON-230. Mỗi góc tiến hành đo 02 vòng đo, mỗi vòng đo thay đổi giá trị ban đầu là 900. Sau đó lấy kết quả trung bình của 2 vòng đo, kết quả đo góc được thể hiện trong bảng 02. Bảng 02. Kết quả đo góc lưới đường chuyền STT Tên điểm Ký hiệu Giá trị góc (0 ’ ’’) Ghi chú 1 DC13 β1 106 41 26 2 LN15 β2 242 17 05 3 LN16 β3 80 06 05 4 LN05 β4 141 07 59 5 LN01 β5 90 40 11 6 LN02 β6 85 41 12 7 LN04 β7 153 27 15 8 DC13 φ 174 14 02 Góc nối 3.1.3. Kết quả đo cạnh Tiến hành đo chiều dài của tất cả các cạnh đường chuyền khép kín từ S1 đến S7 bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON-N230. Các cạnh DC13 DC11 LN15 LN16 LN05 LN01 LN02 LN04 β1 β2 β3 β4 β5 β6 β7 φ Kinh tế & Chính sách 113TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 đều tiến hành đo đi và đo về, sau đó lấy kết quả trung bình để tính toán bình sai. Kết quả đo cạnh được thể hiện trong bảng 03. Bảng 03. Kết quả chiều dài cạnh lưới đường chuyền STT Tên cạnh Ký hiệu Giá trị cạnh (m) Ghi chú 1 DC13 LN15 S1 71,421 2 LN15 LN16 S2 56,333 3 LN16 LN05 S3 94,886 4 LN05 LN01 S4 312,632 5 LN01 LN02 S5 256,926 6 LN02 LN04 S6 233,731 7 LN04 DC13 S7 151,077 3.1.4. Công tác bình sai tính toán lưới đường chuyền Sau khi kiểm tra kết quả đo tất cả các góc ngoặt và chiều dài cạnh đường chuyền, ta tiến hành bình sai gần đúng lưới đường chuyền kinh vĩ, gồm 09 bước cơ bản sau: - Bước 1: Tính sai số khép góc đường chuyền fβ fβ= ∑βđo - ∑βlt fβ = 01’13” = 73” fβgh = 60’’×√7 = 159” fβ < fβgh (thỏa mãn) - Bước 2: Tính số hiệu chỉnh cho các góc đường chuyền Vi = - - Bước 3: Tính giá trị góc sau bình sai = + Vi - Bước 4: Tính chuyền góc định hướng cho các cạnh đường chuyền Góc định hướng của các cạnh trong lưới đường chuyền được tính theo công thức sau: = + . − n i i - Bước 5: Tính gia số tọa độ cho các cạnh Δxij =Sijcosαij Δyij =Sijsinαij - Bước 6: Tính sai số khép đường chuyền fx = ∑Δx = 0.033 (m), fy = ∑Δy = 0.070 (m) s f s = 15185 1 ≤ T 1 - Bước 7: Tính số hiệu chỉnh gia số tọa độ VΔxij =(- s f ).Sij VΔyij =(- s f ).Sij - Bước 8: Tính gia số tọa độ sau bình sai Δ’xij = Δxij + VΔxij Δ’yij =Δyij + VΔ ’yij - Bước 9: Tính tọa độ cho tất cả các điểm lưới đường chuyền Xi+1=Xi + Δ ’Xi, i+1 Yi+1=Yi + Δ ’Yi, i+1 Cụ thể, kết quả tính toán bình sai được thể hiện trong bảng 04. Bảng 04. Kết quả tọa độ các điểm lưới đường chuyền sau bình sai Tên Điểm Tọa độ các điểm sau bình sai Ghi chú X (m) Y (m) DC13 2313411,620 455576,290 Điểm gốc LN15 2313412,048 455647,705 LN16 2313462,072 455673,603 LN05 2313404,603 455749,102 LN01 2313101,059 455823,951 LN02 2313036,625 455575,219 LN04 2313266,651 455533,789 Kinh tế & Chính sách 114 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 3.2. Xây dựng lưới bằng công nghệ GPS Lưới khống chế được tiến hành bằng phương pháp đo GPS với 2 điểm gốc (DC13, DC11) với 3 ca đo (trong đó có 1 ca đo đặt tại các điểm trùng với các điểm lưới đường chuyền, 02 ca đo có các điểm không trùng với lưới đường chuyền). Máy thu GPS được sử dụng mà máy South 9600 và được bình sai bằng phần mềm Compass. Bảng 05. Trị đo gia số tọa độ và các chỉ tiêu sai số trong hệ tọa độ vuông góc không gian, Ellipsoid quy chiếu WGS-84 STT Ca đo Điểm đầu Điểm cuối DX (m) DY (m) DZ (m) S (m) RMS RATIO 1 1 LN06 DC11 168,678 56,166 20,925 179,010 0,025 26,000 2 1 LN06 LN02 -28,438 102,433 -360,773 376,110 0,017 8,600 3 1 DC11 LN02 -197,126 46,262 -381,695 432,076 0,009 394,600 Bảng 06. Sai số khép hình trong hệ tọa độ vuông góc không gian Ellipsoid quy chiếu WGS-84 STT Số hiệu vòng khép dX (m) dY (m) dZ (m) dXYZ [S] (m) dXYZ/[S] 1 LN06 DC11 LN02 -0,010 -0,004 0,004 0,012 987,2 1: 84.437 2 LN06 DC11 LN04 0,025 -0,031 -0,013 0,042 542,5 1: 12.884 3 LN06 LN02 LN04 0,005 -0,006 0,003 0,009 762,0 1: 86.306 4 DC11 LN02 LN04 -0,030 0,021 0,020 0,041 878,9 1: 21.300 Bảng 07. Trị bình sai, số hiệu chỉnh, sai số đo, gia số tọa độ không gian trong hệ tọa độ trắc địa Ellipsoid quy chiếu WGS-84 STT Điểm đầu Điểm cuối DX (m) DY (m) DZ (m) S (m) mS (m) VdX (m) VdY (m) VdZ (m) VS (m) mS/S 1 LN06 DC11 168,677 56,174 20,926 179,012 0,011 -0,001 0,008 0,001 0,002 1: 16.750 2 LN06 LN02 -28,446 102,436 -360,770 376,108 0,011 -0,008 0,.003 0,003 -0,001 1: 35.605 3 LN06 LN04 28,944 53,088 -138,696 151,303 0,013 0,008 -0,009 -0,003 0,001 1: 11.854 4 DC11 LN02 -197,123 46,262 -381,696 432,076 0,006 0,003 0,000 -0,001 0,000 1: 67.952 5 DC11 LN04 -139,733 -3,086 -159,621 212,165 0,011 -0,017 0,014 0,010 0,003 1: 18.664 6 LN02 LN04 57,390 -49,348 222,075 234,619 0,011 0,010 -0,006 -0,008 -0,004 1: 20.688 Bảng 08. Tọa độ vuông góc không gian sau bình sai hệ tọa độ vuông góc không gian Ellipsoid quy chiếu WGS-84 STT Số hiệu điểm X (m) Y (m) Z (m) 1 LN06 -1600443,256 5741989,004 2261575,678 2 DC11 -1599847,268 5742150,993 2261630,043 3 LN02 -1600570,081 5742407,688 2260347,703 4 LN04 -1600352,095 5742192,819 2261100,480 Kinh tế & Chính sách 115TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 Bảng 09. Tọa độ trắc địa sau bình sai hệ tọa độ trắc địa Ellipsoid quy chiếu WGS-84 STT Số hiệu điểm B L H ° ' " ° ' " (m) 1 LN06 20 54 17,70384 105 34 28,38395 32,909 2 DC11 20 54 19,40095 105 34 07,01308 48,622 3 LN02 20 53 35,32936 105 34 28,72147 3,450 4 LN04 20 54 01,27568 105 34 23,45187 23,913 Bảng 10. Tọa độ vuông góc phẳng UTM và độ cao sau bình sai lưới GPS Ellipsoid quy chiếu WGS-84 STT Số hiệu điểm Tọa độ, độ cao Sai số vị trí điểm x (m) y (m) h (m) mx (m) my (m) mh (m) mp (m) 1 LN06 2312656,644 559774,809 20,052 ------ ------ ------ ------ 2 DC11 2312706,641 559157,006 18,572 ------ ------ ------ ------ 3 LN02 2311353,430 559789,226 -20,660 0,021 0,033 8,176 0,039 4 LN04 2312150,878 559634,075 -0,196 0,050 0,052 8,176 0,072 Bảng 11. Chiều dài cạnh, phương vị và sai số tương hỗ hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM Ellipsoid quy chiếu WGS-84 STT Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài ms ms/s Phương vị ma (m) (m) ° ' " " 1 LN06 DC11 619,823 0,000 1: 36.301 274 37 36,11 0,036 2 LN06 LN02 1303,294 0,039 1: 33.587 179 21 58,24 5,212 3 LN06 LN04 524,982 0,072 1: 7.284 195 32 58,85 14,572 4 DC11 LN02 1493,614 0,039 1: 38.491 154 57 28,90 5,313 5 DC11 LN04 732,440 0,072 1: 10.162 139 21 25,53 20,274 6 LN02 LN04 812,401 0,081 1: 9.989 348 59 24,42 17,851 Bảng 12. Kết quả tọa độ các điểm sau bình sai bằng công nghệ GPS (Ca đo 01) Tên Điểm Tọa độ các điểm sau bình sai Ghi chú X (m) Y (m) DC11 2313428,440 455399,040 Điểm gốc LN02 2313036,662 455575,230 LN04 2313266,622 455533,792 Bảng 13. So sánh kết quả đo bằng máy toàn đạc điện tử và đo bằng công nghệ GPS Tên Điểm Tọa độ các điểm sau bình sai đo bằng máy toàn đạc điện tử Tọa độ các điểm sau bình sai đo bằng công nghệ GPS Chênh lệch tọa độ X (m) Chênh lệch tọa độ Y (m) X (m) Y (m) X (m) Y (m) LN02 2313036,625 455575,219 2313036,662 455575,230 - 0.037 - 0.011 LN04 2313266,651 455533,789 2313266,622 455533,792 +0.029 - 0.003 Kinh tế & Chính sách 116 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 Qua bảng 13 ta thấy độ chính xác của các điểm đo bằng công nghệ toàn đạc điện tử và bằng công nghệ GPS đều đảm bảo độ chính xác, sai lệch về tọa độ giữa hai phương pháp nằm trong hạn sai cho phép. IV. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được lưới tọa độ địa chính khu vực trung tâm Trường Đại học Lâm nghiệp với 06 điểm mới: LN01, LN02, LN04, LN15, LN16, LN05. Lưới tọa độ địa chính được xây dựng đảm bảo độ chính xác, làm cơ sở phục vụ công tác thực hành thực tập của sinh viên, công tác quy hoạch xây dựng quản lý đất đai của Trường. Kết quả thiết kế lưới đảm bảo các thông số theo đúng quy phạm hiện hành, tiến hành đo 07 góc ngoặt của đường chuyền và 01 góc nối. Đo chiều dài của 07 cạnh, cụ thể: STT Các yếu tố đặc trưng Chỉ tiêu kỹ thuật Theo quy phạm Thực tế 1 Chiều dài cạnh trung bình 150 – 250 m 168,14 m 2 Chiều dài cạnh lớn nhất 350 m 312,632 m 3 Chiều dài cạnh ngắn nhất 20 m 56,333 m 4 Tổng chiều dài đường chuyền theo tỷ lệ bản đồ thành lập (1/1000) 1,2 – 1,5 km 1,177 km Kết quả bình sai tính toán đảm bảo chặt chẽ, chính xác theo đúng quy định: STT Các yếu tố đặc trưng Chỉ tiêu kỹ thuật Theo quy phạm Thực tế 1 Sai số trung phương đo góc 30” < 10” 2 Sai số khép đường chuyền - 0,078 m 3 Sai số khép tương đối giới hạn 1:2000 1:15.185 Kết quả nghiên cứu đã tiến hành đo GPS tại các điểm, LN02, LN04 làm cơ sở để so sánh kết quả xây dựng lưới bằng phương pháp toàn đạc điện tử và GPS. Kết quả cho thấy cả hai phương pháp đều đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bé Tµi nguyªn vµ M«i trêng, 2008, Quy ph¹m thµnh lËp b¶n ®å ®Þa chÝnh tû lÖ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/5000 vµ 1/10000. 2. Bé Tµi nguyªn vµ M«i trêng, 2009, Th«ng t sè: 05/2009/TT-BTNMT híng dÉn kiÓm tra, thÈm ®Þnh vµ nghiÖm thu c«ng tr×nh, s¶n phÈm ®Þa chÝnh. 3. Cục đo đạc BĐNN, 1976, Quy pham lưới tam giác nhà nước. 4. Cục đo đạc BĐNN,1976, Quy pham lưới đường chuyền. 5. Hoàng Ngọc Hà, 1996, Tính toán trắc địa. Đại học mỏ - Địa chất, Hà nội. 6. Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hoà, Nguyễn Tiến Năng, 1992, Giáo trình trắc địa phổ thông, Đại học Mỏ - Địa chất. 7. Nguyễn Trọng San, 2006, Các phương pháp trắc địa bản đồ trong quản lý đất đai, Đại học Mỏ - Địa chất. 8. Tổng cục địa chính, 1998, Báo cáo hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia. 9. Tổng cục địa chính, 1999, Công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử. Kinh tế & Chính sách 117TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 RESEARCH CONSTRUCTION ADMINISTRATION GRID, PRACTICAL SERVICE, PRACTICE, LAND MANAGEMENT AT THE VIET NAM NATIONAL UNIVERSITY OF FORESTRY Le Hung Chien, Nguyen Minh Thanh Vietnam National University of Forestry SUMMARY Construction cadastral grid is the design, measurement adjustment coordinates the grids computing aiming to create a uniform basis and exact terms of coordinates for the control point mapping service of the cadastral mapping, adjustment of changes, planning and land management. Research results have designed a closed network with 06 pass new point (LN01, LN02, LN04, LN05, LN15, LN16), the specifications of the grid, large edge length and minimum, average , secondary acute angle measurement error, error ended angles are satisfied in accordance with norms that established the current map. The measurement grid (single angle measurement, measure the length edge) is performed directly by the machine Total Station, besides L02 and L04 grid points was verified by static GPS measurement technology. After calculation and adjustment approximate total stations and grid angles adjustment accurate measurement results with software GPS compass has determined the coordinates of the grid points to ensure accurate service of practice, students practice and management of the university land. Keywords: Cadastral grid, total station, Vietnam National University of Forestry. Ngày nhận bài : 03/01/2017 Ngày phản biện : 15/01/2017 Ngày quyết định đăng : 18/01/2017
File đính kèm:
- nghien_cuu_xay_dung_luoi_toa_do_dia_chinh_phuc_vu_thuc_hanh.pdf