Nghiên cứu về sự thay đổi ở tuổi dậy thì của học sinh trung học cơ sở huyện Vụ Bản-Tỉnh Nam Định

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Những thay đổi trong tâm sinh lý ở tuổi dậy thì ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống và

việc học tập của thanh thiếu niên, vì vậy tìm hiểu những dấu hiệu của tuổi dậy thì rất quan trọng

trong việc giúp bố mẹ, thầy cô và nhà trường đồng hành cùng các em bước qua giai đoạn này một

cách an toàn nhất. Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm tuổi dậy thì của học sinh nam, nữ đang theo học tại

trường THCS thị trấn Gôi. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 400 học sinh nam, nữ

đang theo học tại trường THCS thị trấn Gôi năm 2019. Kết quả: học sinh nữ xuất hiện trứng cá

trên mặt chiếm 70,5%, học sinh nam xuất hiện trứng cá trên mặt chiếm 51,0%; tỷ lệ phát triển lông

mu tăng dần theo lứa tuổi; lông nách cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của tuổi dậy thì,

tuy nhiên không xuất hiện sớm và phổ biến như lông mu; Tuổi trung bình xuất hiện kinh nguyệt

lần đầu ở nữ (13 tuổi 1 tháng ± 1 năm 3 tháng) sớm hơn so với tuổi xuất tinh lần đầu của nam (14

tuổi 1 tháng ± 1 năm 2 tháng)

pdf 6 trang phuongnguyen 6480
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu về sự thay đổi ở tuổi dậy thì của học sinh trung học cơ sở huyện Vụ Bản-Tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu về sự thay đổi ở tuổi dậy thì của học sinh trung học cơ sở huyện Vụ Bản-Tỉnh Nam Định

Nghiên cứu về sự thay đổi ở tuổi dậy thì của học sinh trung học cơ sở huyện Vụ Bản-Tỉnh Nam Định
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 207(14): 231 - 236 
 Email: jst@tnu.edu.vn 231 
NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAY ĐỔI Ở TUỔI DẬY THÌ CỦA 
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VỤ BẢN- TỈNH NAM ĐỊNH 
Nguyễn Thị Hải Hà*, Mai Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Tú Anh 
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Những thay đổi trong tâm sinh lý ở tuổi dậy thì ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống và 
việc học tập của thanh thiếu niên, vì vậy tìm hiểu những dấu hiệu của tuổi dậy thì rất quan trọng 
trong việc giúp bố mẹ, thầy cô và nhà trường đồng hành cùng các em bước qua giai đoạn này một 
cách an toàn nhất. Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm tuổi dậy thì của học sinh nam, nữ đang theo học tại 
trường THCS thị trấn Gôi. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 400 học sinh nam, nữ 
đang theo học tại trường THCS thị trấn Gôi năm 2019. Kết quả: học sinh nữ xuất hiện trứng cá 
trên mặt chiếm 70,5%, học sinh nam xuất hiện trứng cá trên mặt chiếm 51,0%; tỷ lệ phát triển lông 
mu tăng dần theo lứa tuổi; lông nách cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của tuổi dậy thì, 
tuy nhiên không xuất hiện sớm và phổ biến như lông mu; Tuổi trung bình xuất hiện kinh nguyệt 
lần đầu ở nữ (13 tuổi 1 tháng ± 1 năm 3 tháng) sớm hơn so với tuổi xuất tinh lần đầu của nam (14 
tuổi 1 tháng ± 1 năm 2 tháng). 
Từ khóa: Tuổi dậy thì; giáo dục giới tính; học sinh THCS; kỹ năng sống 
Ngày nhận bài: 21/9/2019; Ngày hoàn thiện: 21/10/2019; Ngày đăng: 22/10/2019 
RESEARCH ON CHANGES PUBERTY OF STUDENTS AT SECONDARY 
SCHOOL IN VU BAN DISTRICT, NAM DINH PROVICE 
Nguyen Thi Hai Ha
*
, Mai Thi Thu Hang, Nguyen Thi Tu Anh 
Nam Dinh University of Nursing 
ABSTRACT 
Introduction: Psychological changes in the age of puberty significantly affect teenagers’ life and 
learning, so understanding the signs of puberty is very important in helping parents, teachers and 
the school accompanying with the children to go through this period safely. Objectives: to study 
the characteristics of puberty of the boys and girls at Goi Town secondary school. Methods: The 
cross-sectional descriptive study with 400 boys and girls at Goi Town Secondary School in 2019. 
Result: The girl with acne on their faces accounted for 70.5%, the boys with acne on the faces 
accounted for 51.0%; the rate of pubic hair growth increases with age; Armpit hair is also one of 
the typical signs of puberty. However, it does not appear as early and common as the pubic hair; 
The average age of the girl with first menstruation (13 years 1 month ± 1 year 3 months) which is 
earlier than the age of the boys with first ejaculation (14 years 1 month ± 1 year 2 months). 
Key words: Puberty; sex education; secondary school students; living skills 
Received: 21/9/2019; Revised: 21/10/2019; Published: 22/10/2019 
* Corresponding author. Email: hasinhvat@gmail.com
Nguyễn Thị Hải Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 207(14): 231 - 236 
 Email: jst@tnu.edu.vn 232 
1. Đặt vấn đề 
Ở Việt Nam lứa tuổi thiếu niên còn được gọi 
là tuổi học sinh THCS. Lứa tuổi này có một 
vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ 
em, lứa tuổi này còn được gọi bằng nhiều tên 
khác nhau như: “thời kỳ quá độ", “tuổi khó 
bảo", “tuổi bất trị", “tuổi khủng hoảng"... Đặc 
trưng của lứa tuổi THCS là cơ thể có sự phát 
triển nhảy vọt về chất, cấu trúc mọi cơ quan 
trong cơ thể đều hoàn chỉnh và thực hiện các 
chức năng sinh lý, sinh hoá một cách thuần 
thục và phối hợp hài hoà, cân đối. Cơ quan 
sinh dục bắt đầu hoạt động tích cực và sản 
phẩm của nó là sự xuất hiện những đặc điểm 
sinh dục thứ phát đặc trưng cho giới. Kèm 
theo đó là sự biến đổi tâm sinh lý, sự biến đổi 
này ở học sinh thường kéo dài khoảng 3 đến 5 
năm và được chia thành các giai đoạn tiền dậy 
thì và dậy thì hoàn toàn [1]. 
Hiện nay, tuổi dậy thì của trẻ em đến ngày 
càng sớm. Dậy thì sớm gây ảnh hưởng về tâm 
lý của trẻ, làm trẻ thấy ngượng ngùng vì sự 
khác biệt so với bạn bè đồng trang lứa; kèm 
theo sự phát triển tâm sinh lý quá sớm là quan 
hệ tình dục sớm, trẻ dễ dàng mắc các bệnh lây 
truyền qua đường tình dục, thậm chí mang 
thai khi tuổi còn nhỏ; những biến đổi tâm sinh 
lý này dễ khiến trẻ chểnh mảng chuyện học 
hành, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Do vậy 
nghiên cứu sự thay đổi ở tuổi dậy thì ở trẻ là 
vấn đề hết quan trọng, nhằm cung cấp kiến 
thức tâm sinh lý cho trẻ, cho gia đình, thầy cô 
và nhà trường góp sức chung tay giúp cho 
tuổi dậy thì của trẻ phát triển hoàn thiện hơn. 
Nam Định là một tỉnh thuộc vùng nam đồng 
bằng sông Hồng có nền kinh tế khá phát triển, 
đời sống người dân nâng cao, trẻ em có nhiều 
cơ hội tiếp xúc với cái mới thông qua các 
luồng thông tin khác nhau, do vậy sự phát 
triển tâm sinh lý của trẻ cũng có những thay 
đổi so với trước đây. Với mong muốn nghiên 
cứu sự thay đổi ở tuổi dậy của lứa tuổi học 
sinh trung học cơ sở, chúng tôi đã chọn 
trường THCS thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, 
tỉnh Nam Định để tiến hành nghiên cứu với 
mục đích tìm hiểu sự phát triển các đặc điểm 
sinh dục thứ cấp của học sinh lứa tuổi THCS. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh từ 12-15 
tuổi đang theo học tại trường trung học cơ sở 
Thị trấn Gôi. 
- Tiêu chuẩn lựa chọn: học sinh từ 12-15 tuổi 
ở trường trung học cơ sở Thị trấn Gôi năm 
2019. 
- Tiêu chuẩn loại trừ: học sinh lớn hay nhỏ 
hơn tuổi quy định vào lớp; Học sinh vắng mặt 
trong ngày thu thập số liệu. Học sinh không 
đồng ý tham gia nghiên cứu. 
- Cách chọn mẫu: lập danh sách học sinh các 
lớp trong trường, sau đó chọn mẫu có chủ 
đích (400 học sinh), chọn mỗi nhóm tuổi 50 
học sinh nam, 50 học sinh nữ để nghiên cứu 
sự thay đổi về tuổi dậy thì ở các nhóm tuổi, 
giới tính khác nhau. 
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu theo 
phương pháp mô tả cắt ngang bằng cách sử 
dụng phiếu điều tra. 
- Các chỉ tiêu nghiên cứu: thời điểm xuất hiện 
mụn trứng cá trên mặt; tỷ lệ % học sinh xuất 
hiện mụn trứng cá trên mặt theo giới tính và 
theo nhóm tuổi; sự phát triển lông mu, lông 
nách của học sinh theo giới tính và theo nhóm 
tuổi; thời điểm xuất hiện kinh nguyệt và xuất 
tinh của học sinh. 
- Xử lý số liệu: số liệu thu thập được xử lý 
bằng phần mềm Microsoft Excel. 
- Đạo đức nghiên cứu: chỉ phát phiếu điều tra 
cho những học sinh đồng ý tham gia nghiên 
cứu. Các tác giả giải thích cặn kẽ cho học 
sinh biết mục đích của đề tài chỉ để phục vụ 
mục tiêu nghiên cứu khoa học, không để lộ 
thông tin cá nhân cho người khác biết. 
Nguyễn Thị Hải Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 207(14): 231 - 236 
 Email: jst@tnu.edu.vn 233 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Sự xuất hiện mụn trứng cá trên mặt của học sinh 
Kết quả thống kê sự xuất hiện mụn trứng cá trên mặt học sinh theo giới tính được trình bày trong 
Bảng 1. 
Bảng 1. Sự xuất hiện mụn trứng cá trên mặt của học sinh 
Giới 
tính 
n Số học sinh xuất 
hiện trứng cá 
Tỷ lệ 
(%) 
Thời gian xuất hiện 
trứng cá 
Nữ 200 141 70,5 12 năm 8 tháng ± 1 năm 0 
tháng Nam 200 102 51,0 13 năm 9 t ± 1 năm 2 
tháng Kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy số học sinh nữ xuất hiện trứng cá trên mặt chiếm 70,5%, 
trong khi đó số học sinh nam xuất hiện trứng cá trên mặt chỉ chiếm 51%. Tỷ lệ phần trăm xuất 
hiện mụn trứng cá (MTC) theo độ tuổi và giới tính được mô tả trong Bảng 2. 
Bảng 2. Tỷ lệ % học sinh xuất hiện mụn trứng cá trên mặt 
Tuổi 
Nam Nữ 
n nMTC Tỷ lệ % n nMTC Tỷ lệ % 
12 50 8 16,0 50 17 34,0 
13 50 17 34,0 50 37 74,0 
14 50 33 66,0 50 42 84,0 
15 50 44 88,0 50 45 90,0 
Tổng 200 102 51,0 200 141 70,5 
Kết quả ở bảng 2 cho thấy vào thời điểm 12 tuổi, tỉ lệ xuất hiện MTC ở nữ chiếm 34%, trong khi 
đó nam chỉ chiếm 16% (ít hơn gần 5 lần so với nữ); vào thời điểm 15 tuổi, tỉ lệ xuất hiện MTC 
tương đương giữa 2 giới (nữ 90%, nam 88%). Tỷ lệ phần trăm phát triển lông mu (LM) và lông 
nách (LN) theo độ tuổi được mô tả trong Bảng 3. 
3.2. Sự phát triển lông mu, lông nách của học sinh 
Bảng 3. Tỷ lệ % học sinh phát triển lông nách, lông mu theo tuổi 
Tuổi 
Nam Nữ 
n nLM nLN n nLM nLN 
12 50 6 (12%) 2 (4%) 50 15 (30%) 5 (10%) 
13 50 17 (34%) 5 (10%) 50 39 (78%) 12 (24%) 
14 50 34 (68%) 12 (24%) 50 42 (84%) 25 (19%) 
15 50 45 (90%) 19 (38%) 50 48 (96%) 35 (64%) 
Tổng 200 102 (51%) 38 (19%) 200 144 (72%) 77 (38,5%) 
Kết quả thu được ở bảng 3 cho biết tỉ lệ các em nữ xuất hiện lông mu sớm hơn so với các em 
nam, cụ thể, ở độ tuổi 12, tỉ lệ các em nam xuất hiện lông mu chiếm 12%, trong khi đó của các 
em nữ là 30% (cao gấp 2,5 lần); tương tự như vậy, sự xuất hiện lông mu nữ ở tuổi 13, 14 vẫn tiếp 
tục cao hơn so với nam giới; chỉ đến khi tuổi dậy thì đến hoàn toàn thì sự xuất hiện lông mu này 
mới cân bằng giữa hai giới (ở tuổi 15, tỉ lệ xuất hiện lông mu của nam là 90%, của nữ là 96%). 
Sự xuất hiện lông nách đến muộn hơn so với lông mu, ở lứa tuổi 12 tỉ lệ lông nách ở các em nữ là 
10%, trong khi đó ở nam chiếm 4%; đến độ tuổi 15 thì tỷ lệ này của nữ vẫn tiếp tục cao hơn so với 
của nam (ở lứa tuổi 15, tỉ lệ xuất hiện lông nách ở nữ là 64%, cao hơn 1,7 lần so với ở nam- 38%). 
3.3. Sự xuất hiện các dấu hiệu phát triển chức năng sinh sản 
Bảng 4. Sự xuất hiện kinh nguyệt và xuất tinh của học sinh 
Giới tính n Tỷ lệ (%) Tuổi xuất hiện kinh nguyệt/xuất tinh 
Nam 109 54,5 14 năm 1 tháng ± 1 năm 2 tháng 
Nữ 153 76,5 13 năm 1 tháng ± 1 năm 3 tháng 
Tỷ lệ phần trăm xuất hiện kinh nguyệt ở nữ và sự xuất tinh ở nam được mô tả trong Bảng 4. Kết 
quả Bảng 4 cho thấy, tuổi trung bình xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở nữ (13 tuổi 1 tháng ± 1 năm 
Nguyễn Thị Hải Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 207(14): 231 - 236 
 Email: jst@tnu.edu.vn 234 
3 tháng) sớm hơn so với tuổi xuất tinh lần đầu 
của nam (14 tuổi 1 tháng ± 1 năm 2 tháng), điều 
này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng giới tính. 
4. Bàn luận 
Khi bước vào tuổi dậy thì, lượng hormone 
giới tính androgen sẽ gia tăng trong cơ thể, có 
thể nhiều đến mức dư thừa và thúc đẩy tuyến 
bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, làm sản sinh 
nhiều dầu và bã nhờn hơn. Điều này dễ khiến 
lỗ chân lông bị tắc và vô tình khiến loại vi 
khuẩn gây mụn có tên Propionibacterium 
Acnes phát triển mạnh mẽ, đây là nguyên 
nhân xuất hiện mụn trứng cá ở lứa tuổi 
THCS. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy số 
học sinh nữ xuất hiện trứng cá trên mặt chiếm 
70,5%, trong khi đó số học sinh nam xuất 
hiện trứng cá trên mặt chỉ chiếm 51,0% (bảng 
1), kết quả này tương đương nghiên cứu của 
Trần Long Giang (2017) là 76,73% ở nữ và 
54,88% ở nam [2]. Thời gian xuất hiện trứng 
cá trên mặt của nữ là 12 năm 8 tháng ± 1 năm 
0 tháng, của nam là 13 năm 9 tháng ± 1 năm 2 
tháng, kết quả này có một chút khác biệt so 
với nghiên cứu của Trần Long Giang trên đối 
tượng học sinh THCS của thành phố Hà Nội 
(nữ: 12 tuổi 0 tháng ± 1 năm 1 tháng, của nam 
là 13 tuổi 2 tháng ± 1 năm 3 tháng). Câu hỏi 
đặt ra ở đây là liệu có mối liên quan như thế 
nào giữa thời gian xuất hiện trứng cá với tuổi 
bắt đầu dậy thì ở trẻ em trai và trẻ em gái? 
Nếu có liên quan thì điều này có ý nghĩa hết 
sức quan trọng trong việc giúp bố mẹ và thầy 
cô phát hiện ra con trẻ đang có những thay 
đổi về tâm sinh lý, từ đó gia đình và nhà 
trường có thể hỗ trợ trẻ giải quyết những băn 
khoăn, lo lắng của tuổi dậy thì. Ngoài ra, tỷ lệ 
học sinh xuất hiện MTC tăng theo tuổi và tỷ 
lệ MTC xuất hiện ở nữ có giá trị lớn hơn so 
với ở nam là hoàn toàn phù hợp với quy luật 
dậy thì ở trẻ em, vì nữ luôn dậy thì sớm hơn. 
Cụ thể như sau: vào thời điểm 12 tuổi, tỉ lệ 
xuất hiện MTC ở nữ chiếm 34%, trong khi đó 
nam chỉ chiếm 16% (ít hơn gần 5 lần so với 
nữ); vào thời điểm 15 tuổi, tỉ lệ xuất hiện MTC 
tương đương giữa 2 giới (nữ 90%, nam 88%). 
Lông mu là lông mọc ở gần gò mu phía trên 
âm hộ ở nữ giới hoặc ở gốc dương vật ở nam 
giới. Lông mu thường ngắn, màu đen sẫm, là 
một phần không thể thiếu ở mỗi cơ thể khi 
bước vào tuổi dậy thì. Kết quả thu được ở 
bảng 3 cho thấy tỷ lệ phát triển lông mu tăng 
dần theo lứa tuổi, cụ thể: ở lứa tuổi 12, tỷ lệ 
xuất hiện lông mu ở nam là 12%, còn ở nữ là 
30%; tỷ lệ này tăng nhanh đến độ tuổi 14 
(68% ở nam, 84% ở nữ) và tuổi 15 (90% ở 
nam, 96% ở nữ). Điều này hoàn toàn phù hợp 
với quá trình phát triển sinh lý sinh dục của 
tuổi dậy thì. Lông nách cũng là một trong 
những dấu hiệu điển hình của tuổi dậy thì, tuy 
nhiên không xuất hiện sớm và phổ biến như 
lông mu. Điều này được thể hiện rất rõ ở bảng 
3: ở độ tuổi 15, sau khi đã dậy thì hoàn toàn, 
tỉ lệ trẻ em nam xuất hiện lông mu nhiều hơn 
2,7 lần so với lông nách (51% so với 19%), 
còn ở nữ xuất hiện lông mu nhiều hơn 1,9 lần 
so với lông nách. Kết quả này của chúng tôi 
cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của 
Trần Long Giang trên đối tượng học sinh 
THCS của thành phố Hà Nội năm 2017. 
Trên cơ sở dấu hiệu xuất hiện mụn trứng cá, 
phụ huynh, nhà trường và giáo viên có thể 
xây dựng các hình thức giáo dục giới tính tích 
hợp, trang bị kiến thức cho học sinh về giới, 
giới tính và bạn khác giới lứa tuổi dậy thì khi 
các em bắt đầu xuất hiện dấu hiệu sinh dục 
phụ (mọc trứng cá, có lông mu, lông nách), 
giáo viên nên sử dụng thêm hình thức giáo 
dục ngoài giờ học chính khóa để chia sẻ cho 
các em biết cấu trúc cơ thể, những biến đổi về 
mặt hình thái cơ quan sinh dục, các phản ứng 
của cơ thể đối với môi trường sẽ xuất hiện ở 
lứa tuổi này. Thêm vào đó gia đình phối hợp 
với nhà trường để hướng dẫn các em biết vệ 
sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và an toàn, ví 
dụ: vệ sinh lông mu nếu lông quá rậm rạp; 
không nên cạo hết lông mu vì lông mu có vai 
trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ cơ 
quan sinh dục, tránh không cho các mầm 
bệnh xâm nhập; không nên thụt rửa sâu vào 
cơ quan sinh dục; nên lau vùng kín bằng khăn 
mềm, sạch,.. Không nên nhổ lông nách ở 
Nguyễn Thị Hải Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 207(14): 231 - 236 
 Email: jst@tnu.edu.vn 235 
tuổi dậy thì vì việc này làm lỗ chân lông giãn 
nở, vi khuẩn hoặc bụi bẩn có thể xâm nhập 
làm viêm nhiễm vùng da nách. 
Lứa tuổi THCS, một số dấu hiệu của đặc 
điểm giới tính thứ cấp bắt đầu xuất hiện với 
một tỷ lệ nhất định như: lông nách, lông mu, 
độ căng của tinh hoàn ở nam và vú ở nữ 
giới. Sự trưởng thành về mặt sinh dục là 
yếu tổ quan trọng nhất của sự phát triển cơ 
thể ở lứa tuổi thiếu niên. Dấu hiệu dậy thì ở 
em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt, sự phát 
triển của tuyến vú, ở em trai là hiện tượng “vỡ 
giọng", sự tâng lên của thể tích tinh hoàn và 
bắt đầu có hiện tượng “mộng tinh". Trung 
bình, các bé gái bắt đầu dậy thì vào khoảng 
10 - 11 tuổi và kết thúc dậy thì vào khoảng 
15-17 tuổi; các cậu bé bắt đầu khoảng 11-12 
tuổi và kết thúc vào khoảng 16-17 tuổi 
[3]. Qua điều tra các học sinh ở trường THCS 
thị trấn Gôi chúng tôi thu được kết quả tuổi 
trung bình xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở nữ 
(13 tuổi 1 tháng ± 1 năm 3 tháng) sớm hơn so 
với tuổi xuất tinh lần đầu của nam (14 tuổi 1 
tháng ± 1 năm 2 tháng). Kết quả này có sự 
khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Phú 
Đạt [4] năm 2003 tại Thái Nguyên và Mai 
Văn Hưng [5] năm 2012 tại thành phố Hà 
Nội, cụ thể: ở nữ, tuổi trung bình xuất hiện 
kinh nguyệt lần đầu trong nghiên cứu của 
chúng tôi là 13 năm 1 tháng (± 1năm 3tháng), 
sớm hơn so với nghiên cứu vào năm 2012 
(13năm 3tháng ± 1năm 3tháng) và năm 2003 
(13năm 11tháng ± 1năm 5tháng). Ở nam, tuổi 
trung bình xuất tinh lần đầu ở nam trong 
nghiên của chúng tôi là 14năm 1tháng (± 
1năm 2tháng), sớm hơn so với nghiên cứu 
vào năm 2012 (14năm 5tháng ± 1năm 4tháng) 
và năm 2003 (15năm 10tháng ± 1năm 
6tháng). Điều này chứng tỏ tuổi dậy thì của 
trẻ em xuất hiện ngày càng sớm. 
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do 
nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, sự hội 
nhập văn hóa và ẩm thực làm trẻ ăn nhiều 
thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ và chất 
béo như đồ hộp, xúc xích, những sản phẩm 
chứa nhiều hormone tăng trưởng không được 
kiểm soát chặt chẽ. Hơn nữa, trẻ em sử dụng 
những sản phẩm làm đẹp quá sớm như kem 
bôi da, thuốc có thành phần liên quan đến 
hormone sinh dục. Kèm theo đó là sự bùng nổ 
về công nghệ thông tin, trẻ em tiếp xúc sớm 
sách truyện, phim ảnh nhiều nên kích thích 
tâm sinh lý của trẻ phát triển. 
Trong sự phát dục dậy thì, hoạt động của thần 
kinh cao cấp ở học sinh THCS có những đặc 
điểm riêng, thần kinh với tần xuất hưng phấn 
mạnh, lan tỏa nhiều và nhanh hơn nên trẻ rất 
khó tập trung dẫn đến các em có những hành 
vi thừa và dễ xúc động, xuất hiện các cơn bối 
rối, cáu bẳn, giận hờn, dễ tự ái,... Khi biết sự 
thay đổi về tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này 
gia đình, thầy cô và nhà trường cần có những 
biện pháp giáo dục và nâng cao kỹ năng sống 
cho trẻ, cùng phối hợp để giúp học sinh lứa 
tuổi THCS vượt qua những khó khăn của lứa 
tuổi. Ví dụ: khuyến khích trẻ biểu lộ cảm xúc 
bản thân một cách phù hợp, tôn trọng cảm 
xúc của người khác; nên gần gũi và lắng nghe 
sự chia sẻ, ý kiến tranh luận của con; đặc biệt 
cần tuyên truyền, phổ biến cho các em biết sự 
phát triển sinh lý bình thường của cơ thể và 
cách quan hệ tình dục an toàn. Giáo viên và 
phụ huynh cần hướng dẫn các em trong việc 
vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng tránh 
các bệnh về truyền nhiễm, đưa chương trình 
giáo dục giới tính tích hợp vào kỹ năng sống. 
Tổ chức các chuyên đề giáo dục sức khỏe 
sinh sản cho học sinh THCS thông qua tìm 
hiểu về những biến đổi của hình thái cơ thể và 
những dấu hiệu đặc trưng của cơ thể tuổi dậy 
thì. Do đó, gia đình và nhà trường cần giáo 
dục học sinh THCS biết cách tự vệ khi bị xâm 
hại tình dục thông qua hướng dẫn các bé gái 
cũng như bé trai nhận diện các hành vi quấy 
rối tình dục, xâm hại tình dục, nhận diện các 
thủ đoạn xâm hại, giáo dục trẻ đối phó với các 
nguy cơ bị quấy rối và xâm hại tình dục, hình 
thành kỹ năng phản ứng đối phó khi bị xâm 
hại tình dục. 
Nguyễn Thị Hải Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 207(14): 231 - 236 
 Email: jst@tnu.edu.vn 236 
5. Kết luận 
Trình tự xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ 
của học sinh THCS tuân theo các qui luật sinh 
trưởng và phát triển bình thường của cơ thể, 
và khá tương đồng với một số nghiên cứu học 
sinh THCS gần đây. 
Có sự khác biệt về độ tuổi và tỷ lệ phần trăm 
số học sinh xuất hiện các dấu hiệu sinh dục 
thứ cấp ở nam và nữ, trong đó học sinh nữ 
xuất hiện các dấu hiệu này sớm hơn so với 
nam. Sự thay đổi các điều kiện xã hội tạo ra 
sự phát triển sinh lý, tâm lý của học sinh 
THCS gắn liền với những khát khao tích cực, 
vươn tới thế giới người lớn nhanh hơn và tiếp 
cận những hành vi của người lớn theo “lăng 
kính chủ quan” rõ ràng hơn trẻ em ở các giai 
đoạn trước đây. 
Gia đình, nhà trường và giáo viên thường 
xuyên đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng 
sống gắn với những điều kiện và hoàn cảnh 
thực tế để các em có những trải nghiệm tương 
ứng, gia tăng khả năng ứng phó với những 
nguy cơ xảy ra do ảnh hưởng của sự thay đổi 
về hình thái, những trạng thái mất cân bằng 
trong quá trình dậy thì. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Thị Loan, Giáo trình Sinh học Di 
truyền, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường ĐH Điều 
dưỡng Nam Định, tr. 83-84, 2014. 
[2]. Trần Long Giang, “Nghiên cứu sự thay đổi 
hình thái tuổi dậy thì làm cơ sở xây dựng các hình 
thức giáo dục giới tính phù hợp cho học sinh trung 
học cơ sở Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐH Tân 
Trào, số 09- Tháng 9 năm 2017, tr. 75-78, 2017. 
[3]. Nguyễn Văn Yên, Sinh học người, Nxb 
ĐHQG Hà Nội, tr.110-112, 2000. 
[4]. Nguyễn Phú Đạt, Nghiên cứu về tuổi dậy thì 
của trẻ em và một số yếu tố ảnh hưởng ở một số 
tỉnh miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Y học, 
Trường ĐH Y Hà Nội, tr. 6-8 (phần tóm tắt), 
2003. 
[5]. Mai Văn Hưng, “Nghiên cứu một số đặc điểm 
hình thái tuổi dậy thì của học sinh THCS tại Hà 
Nội”, Tạp chí Khoa học, ĐH Quốc gia Hà Nội, tập 
28, số 1S-32, tr. 98-104, 2012. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ve_su_thay_doi_o_tuoi_day_thi_cua_hoc_sinh_trung.pdf