Nghiên cứu và đề xuất mô hình doanh nghiệp thương mại trong chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH

NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG NAM

pdf 14 trang phuongnguyen 3620
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu và đề xuất mô hình doanh nghiệp thương mại trong chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu và đề xuất mô hình doanh nghiệp thương mại trong chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Nghiên cứu và đề xuất mô hình doanh nghiệp thương mại trong chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH 
NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 
CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 
QUẢNG NAM 
Phạm Thị Ánh Nguyệt1 
Tóm tắt: Tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ngoài việc trồng lúa và cây 
hoa màu, những nông dân ở đây còn sản xuất cây giống lâm nghiệp giúp cải thiện thu 
nhập đáng kể cho gia đình. Tuy nhiên, hiện tại việc sản xuất và tiêu thụ cây giống 
lâm nghiệp của họ không theo một quy hoạch cụ thể dẫn đến hiệu quả thấp. Để giải 
quyết những vấn đề bất cập trong chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp, cần có một 
Doanh nghiệp Thương mại (DN TM) quản trị toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm mang lại 
lợi ích cho các thành viên trong chuỗi. Đề tài này mong muốn tạo sự chủ động trong 
sản xuất cũng như tiêu thụ góp phần nâng cao đời sống xã hội cho các hộ nông dân 
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 
1. Những cơ sở lý luận cho nghiên cứu 
 1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 
 1.1.1 Chuỗi cung ứng 
Khái niệm: Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một 
cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 
Mục tiêu: Mục tiêu của chuỗi cung ứng là đáp ứng nhu cầu khách hàng (người 
tiêu dùng cuối cùng), trên cơ sở đó mang lại lợi ích cho các thành viên khác trong 
chuỗi. 
1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng 
Khái niệm: 
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích 
hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng phân 
phối với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu 
khách hàng một cách tốt nhất. 
Nguyên tắc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả: 
Để quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả cần phải tập trung vào khách hàng và 
người tiêu dùng; tạo dựng và chia sẻ giá trị; cung cấp sản phẩm phù hợp; chú trọng 
khâu hậu cần, phân phối, thông tin liên lạc và các mối quan hệ. 
1 CN, phòng QLKH&HTQT, trường Đại học Quảng Nam 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 
  93 
Các hoạt động trong quản trị chuỗi cung ứng 
Các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có thể được chia làm hai nhóm hoạt 
động: các hoạt động cơ bản và các hoạt động hỗ trợ. 
Các hoạt động chính là những hoạt động quan trọng trong kênh phân phối vật 
chất trực tiếp của doanh nghiệp. Chúng đóng góp phần lớn trong tổng chi phí hậu cần 
hoặc chúng quan trọng đối với việc phối hợp hiệu quả và hoàn thành các nhiệm vụ 
hậu cần. Chúng bao gồm các hoạt động: xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng 
(phối hợp với marketing), vận tải, quản trị tồn kho, thông tin và xử lý đơn hàng. 
Các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động phụ thuộc vào bối cảnh từng doanh 
nghiệp và chiếm tỷ lệ chi phí nhỏ gồm: kho hàng, lấy hàng theo đơn, thu mua, thiết 
kế bao gói, hợp tác với sản xuất và duy trì thông tin. 
 1.2 Khái quát về DN TM và vai trò của nó trong chuỗi cung ứng 
 1.2.1 Khái niệm và chức năng của DN TM 
DN TM là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích 
thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Chức năng của nó là 
lưu chuyển hàng hóa/dịch vụ, tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông, dự 
trữ hàng hóa và cuối cùng là tổ chức và quản lý kinh doanh. 
1.2.2 Vai trò của DN TM trong chuỗi cung ứng 
DN TM có vai trò là trung gian kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. DN TM sẽ 
cung cấp thông tin về nhu cầu tiêu dùng cho nhà sản xuất đồng thời nó cũng cung cấp 
thông tin về sản phẩm cho khách hàng. 
2. Nghiên cứu thực trạng về chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa 
bàn tỉnh Quảng Nam 
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 
Đánh giá thực trạng của chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 
Quảng Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện thông qua xây dựng Doanh nghiệp 
thương mại trong chuỗi cung ứng này. 
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển ngành lâm nghiệp 
tỉnh Quảng Nam và tất cả thành viên trong chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp 
gồm: Nhà cung cấp vật tư lâm nghiệp (VTLN), người sản xuất cây giống, trung gian 
phân phối và người trồng. 
 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 
− Về không gian: Nghiên cứu quá trình sản xuất – tiêu thụ tại các vườn sản 
xuất cây giống lâm nghiệp và nhu cầu cây giống ở tỉnh Quảng Nam. 
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT 
 94 
− Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của giá trị ngành lâm nghiệp ở tỉnh 
Quảng Nam giai đoạn 2005 – 2011 và hoạt động sản xuất và tiêu thụ cây giống trong 
năm 2012. 
 2.3 Phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu và cách thức xử lý dữ liệu 
Chọn mẫu nghiên cứu Đối 
tượng 
nghiên 
cứu 
Phương pháp nghiên 
cứu Cách thức lấy mẫu Quy mô mẫu 
Xử lý dữ 
liệu 
Người sản 
xuất 
Phỏng vấn chuyên sâu 
có sự hỗ trợ của bảng 
câu hỏi 
Lấy mẫu theo 
cụm 
27 hộ gia đình, 03 
đơn vị (lâm trường, 
trung tâm, công ty) 
Người 
trồng 
Phỏng vấn chuyên sâu 
có sự hỗ trợ của bảng 
câu hỏi 
Mẫu tích lũy 
nhanh 
(Snowball) 
25 người 
Xử lý 
bằng 
phần 
mềm 
SPSS 
16.0 
Trung 
gian phân 
phối 
Phỏng vấn chuyên sâu 
và phỏng vấn qua điện 
thoại 
Mẫu tích lũy 
nhanh 
(Snowball) 
6 trung gian gồm 
thương lái và nhà 
bán lẻ 
Nhà cung 
cấp 
VTLN 
Phỏng vấn chuyên sâu 
Mẫu tích lũy 
nhanh 
(Snowball) 
02 nhà cung cấp 
Tổng 
hợp và 
phân tích 
2.4 Kết quả nghiên cứu 
2.4.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp hiện tại 
2.4.1.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp hiện tại 
Sơ đồ 2.1 Chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam 
(Nguồn: Phỏng vấn chuyên sâu) 
Nhà sản xuất cây giống lâm nghiệp 
Trung gian phân phối cây giống lâm nghiệp 
Người trồng 
Hộ gia 
đình 
Trung tâm 
giống 
Lâm 
trường 
Thương 
lái
Nhà 
bán lẻ
Hộ gia 
đình 
Các dự 
án 
Nhà cung cấp 
VTLN: 
ƒ Cành hom 
ƒ Hạt giống 
ƒ Thuốc giâm 
CTCP giống 
cây trồng 
Miền Nam 
(tại Sài 
Gòn) 
Người dân 
thu gom hạt 
giống từ 
rừng tự 
nhiên 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 
  95 
Qua quá trình khảo sát thực tế và phỏng vấn những cá nhân, tổ chức tham gia 
vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ cây giống, tác giả đã khái quát mô hình chuỗi cung 
ứng cây giống lâm nghiệp như sơ đồ trên. 
Kênh phân phối yếu tố đầu vào sản xuất cây giống lâm nghiệp 
Hạt giống dùng sản xuất cây giống lâm nghiệp được cung cấp từ 2 nguồn: 
− Công ty cổ phần (CTCP) giống cây trồng Miền Nam Æ Nhà cung cấp 
VTLN Æ Nhà sản xuất cây giống. Kênh này chiếm khoảng 80%. Nguồn cung cấp 
này được kiểm tra chặt chẽ, có kiểm tra về mặt chất lượng nên đảm bảo năng suất. 
− Người dân thu gom hạt giống từ rừng tự nhiên Æ Nhà cung cấp VTLN Æ 
Nhà sản xuất cây giống. Kênh phân phối này chiếm khoảng 20%. Mặc dù chiếm tỷ lệ 
ít hơn so với xuất xứ từ công ty cung cấp giống cây trồng Miền Nam nhưng hạt giống 
có xuất xứ từ rừng tự nhiên không qua xử lý và kiểm tra chất lượng có ảnh hưởng xấu 
đến năng suất cũng như chất lượng cây giống. 
Kênh phân phối cây giống lâm nghiệp 
Kênh 1: Kênh phân phối trực tiếp 
− Kênh phân phối từ hộ gia đình sản xuất cây giống đến hộ gia đình trồng 
rừng (chiếm khoảng 20%). Kênh phân phối từ các đơn vị sản xuất đến cho các hộ gia 
đình trồng rừng (chiếm khoảng 10%). 
− Kênh phân phối từ các đơn vị sản xuất đến cho các dự án chiếm tỷ lệ cao 
khoảng 65% trong kênh phân phối trực tiếp. 
Kênh 2: Kênh phân phối qua trung gian 
− Nhà sản xuất Æ Thương lái Æ Nhà bán lẻ Æ Người trồng 
Ở kênh này, thương lái đến tại vườn cây thu mua trực tiếp của những hộ gia 
đình sản xuất (khoảng trên 50%), các đơn vị sản xuất (khoảng 30%). 
− Hộ gia đình sản xuất Æ Nhà bán lẻ Æ Hộ gia đình trồng rừng. Kênh này 
chiếm 25%. 
Cây giống được phân phối qua nhiều trung gian và đặc biệt là người trồng và 
người sản xuất thiếu thông tin nhau nên tất cả phụ thuộc vào trung gian phân phối. 
Điều này làm giá cả tăng gây giảm lợi ích của người trồng và cả người trực tiếp sản 
xuất cây giống. 
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT 
 96 
2.4.1.2 Đặc điểm, hành vi các thành viên trong chuỗi cung ứng 
a. Nhà cung cấp của nhà cung cấp VTLN 
- CTCP giống cây trồng Miền Nam: là một công ty có quy mô lớn và độc 
quyền. Công ty cung cấp đa dạng các loại giống cây trồng đảm bảo chất lượng. 
- Người dân thu gom hạt giống từ rừng tự nhiên: có quy mô nhỏ và tập trung ở 
khu vực miền núi. Họ là những người dân sống gần những khu rừng thường thu gom 
hạt giống từ rừng tự nhiên và bán cho nhà cung cấp VTLN. Nguồn giống này không 
đảm bảo chất lượng vì đây là hạt giống lai qua nhiều thế hệ và bị thoái hoá giống làm 
cho năng suất thấp, cây chậm lớn. 
b. Nhà cung cấp VTLN 
Hiện tại, trên địa bàn Tỉnh có rất ít nhà cung cấp hạt giống. Riêng ở thành phố 
Tam Kỳ chỉ có Trạm bảo vệ thực vật Minh Oanh, ở huyện Phú Ninh có Trung tâm 
phát triển giống lâm nghiệp Tam An. Một số huyện khác cũng có bán hạt giống 
nhưng họ cũng là một trung gian không phải bán trực tiếp. 
c. Nhà sản xuất cây giống lâm nghiệp 
Nhà sản xuất cây giống lâm nghiệp gồm hộ gia đình và các đơn vị (gồm lâm 
trường, trung tâm giống và các công ty tư nhân). 
Hộ gia đình Đơn vị sản xuất 
- Quy mô nhỏ (khoảng 570 m2/hộ). 
- Một số nguồn giống không đảm bảo chất 
lượng. 
- Quan niệm sản xuất “lấy công làm lời” nên 
công tác quản lý, lập kế hoạch chưa chặt chẽ. 
- Không có phương tiện vận tải chuyên dụng. 
− Quy mô lớn (từ 1000 m2 đến 
30.000 m2). 
− Nguồn giống đảm bảo chất 
lượng. 
− Chi phí quản lý cao. 
− Không có phương tiện vận tải 
chuyên dụng. 
d. Trung gian phân phối cây giống lâm nghiệp 
¾ Thương lái 
Trong những năm gần đây số lượng thương lái ngày càng đông, sức cạnh tranh 
ngày một gay gắt hơn nên họ tự tìm đến các vườn cây giống, mở rộng thị trường hơn 
chứ không phải đến những địa điểm quen thuộc như những năm trước đây và tiến 
hành thu mua cây giống quanh năm. 
¾ Nhà bán lẻ 
Những nhà bán lẻ là các nông dân ở các địa phương không sản xuất cây giống 
hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của người trồng. Họ được các hộ dân 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 
  97 
ở gần (những người không có điều kiện đi xa và không biết nơi nào bán cây giống) 
nhờ mua giùm và dần dần họ trở thành nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng cây giống 
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. 
e. Người trồng 
Quan niệm về chất lượng: Có người thì quan niệm cây con xanh tươi, trông có 
sức sống là cây đạt chất lượng và cũng có người đưa ra ý kiến khác là cây không xanh 
mướt thậm chí là bị sâu ăn lá nhiều và vàng úa họ vẫn xem là cây giống tốt, quan 
trọng là cây đã được dời bầu. 
Về giao dịch mua bán, thông thường người trồng mua bán không có hợp đồng 
và mua vào thời điểm trồng chứ không đặt hàng trước. 
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người trồng là: Giá cả, chất 
lượng cây, thời gian mua, chi phí vận tải và thời hạn thanh toán tiền hàng trong đó 
chất lượng cây giống được người trồng quan tâm nhiều nhất và tiếp theo là giá cả. 
2.4.2. Đánh giá chuỗi cung ứng hiện tại 
2.4.2.1. Kết quả chuỗi cung ứng đạt được 
− Đảm bảo lượng cây giống cho người trồng. 
− Tạo công việc làm thêm cho nông dân. 
− Tạo nguồn thu nhập cho các thành viên trong chuỗi. 
2.4.2.2. Những bất cập trong chuỗi cung ứng hiện tại 
Mặc dầu đạt được một số kết quả nhưng chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp 
trên địa bàn Tỉnh vẫn đang gặp nhiều bất cập: 
- Nhà sản xuất nhỏ lẻ trong khi nhà cung cấp VTLN lại ít và dường như độc 
quyền dẫn đến giá đầu vào cao. Điều này làm cho một số hộ gia đình mua giống trôi 
nổi, ảnh hưởng đến chất lượng cây giống. 
- Không có một tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thống nhất. 
- Người sản xuất ít quan tâm đến kỹ thuật sản xuất để làm sao giảm chi phí sản 
xuất, đảm bảo chất lượng cây giống. Và họ cũng thiếu thông tin về khách hàng, 
không dự báo được nhu cầu dẫn đến không khai thác hết năng lực sản xuất. Còn 
người trồng thì thiếu thông tin về nguồn gốc, chất lượng cây giống. 
Hầu hết bất cập trên đều xuất phát từ vấn đề cơ bản đó là giao dịch mua bán 
giữa nhà sản xuất và người trồng không có hợp đồng hoặc không được thỏa thuận 
trước. 
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT 
 98 
3. Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa bàn 
tỉnh Quảng Nam 
3.1 Mô hình DN TM trong chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp 
Sơ đồ 3.1 Mô hình chuỗi cung ứng đề xuất có sự tham gia của DN TM 
Doanh nghiệp thương mại được đề xuất sẽ tham gia cả hai kênh – đầu vào và 
sản phẩm đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng cây giống và giảm chi phí cho toàn bộ 
chuỗi. 
Ở kênh cung ứng các yếu tố đầu vào gồm có: 
Dòng dịch chuyển từ nhà cung cấp VTLN đến doanh nghiệp: Ở dòng dịch 
chuyển này, doanh nghiệp sẽ loại trừ việc mua hạt giống từ người dân mà chọn nguồn 
giống đảm bảo chất lượng từ CTCP giống cây trồng Miền Nam. Công ty sẽ tiến hành 
thương lượng với nhà cung cấp, đặt hàng, thu mua và vận chuyển đến cho các vườn 
sản xuất. 
Dòng dịch chuyển giữa doanh nghiệp với nhà sản xuất cây giống: Đây là dòng 
chuyển hai chiều. Doanh nghiệp cung ứng yếu tố đầu vào cho nhà sản xuất và nhà sản 
xuất cung ứng toàn bộ cây giống cho doanh nghiệp. 
Kênh cung ứng là sản phẩm đầu ra là dòng dịch chuyển từ doanh nghiệp đến 
người trồng. Ở dòng dịch chuyển này, doanh nghiệp sẽ cung ứng cây giống cho khách 
hàng theo đơn đặt hàng trước ngoài ra những khách hàng chưa đặt hàng trước thì có 
thể liên hệ với doanh nghiệp qua điện thoại. 
3.2 Một số định hướng để triển khai mô hình DN TM trong chuỗi cung ứng 
3.2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 
3.2.1.1 Sứ mệnh, viễn cảnh của doanh nghiệp 
DN 
TM 
Nhà sản xuất cây giống lâm nghiệp 
Người trồng 
Hộ gia đình 
Trung tâm 
giống 
Hộ gia 
đình 
Các dự 
án 
CTCP giống cây 
trồng Miền Nam 
(tại Sài Gòn) 
DN 
TM 
Lâm 
trường
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 
  99 
Loại hình doanh nghiệp thương mại: Công ty trách nhiệm hữu hạn. 
Viễn cảnh: “Là cầu nối đưa con người Việt Nam đến một môi trường xanh” 
Sứ mệnh: “Phấn đấu trở thành một công ty cung ứng giống cây lâm nghiệp 
hàng đầu ở vùng Nam Trung Bộ. Công ty cam kết mang lại những sản phẩm có chất 
lượng với mức giá hợp lý đến cho khách hàng, mang lại nguồn thu nhập ổn định và 
lâu dài cho những người sản xuất” 
Hệ thống giá trị: 
• Tôn trọng cá nhân. 
• Trung thực. 
• Liêm chính. 
• Trách nhiệm. 
3.2.2.3 Mục tiêu của công ty 
a. Mục tiêu dài hạn 
− Trở thành công ty cung ứng giống cây lâm nghiệp hàng đầu ở vùng Nam 
Trung Bộ về chất lượng và uy tín. Sau đó mở rộng phạm vi hoạt động ra cả nước với 
việc đa dạng hóa sản phẩm lâm nghiệp. 
− Đảm bảo mang lại lợi ích cho toàn bộ thành viên của chuỗi cung ứng đặc biệt 
là những người nông dân. 
− Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng. 
b. Mục tiêu ngắn hạn 
− Trong năm đầu tiên khi thành lập đạt được một số mục tiêu như sau: 
+ Thu hút nguồn cung từ 90% người sản xuất là nông dân trên địa bàn tỉnh 
Quảng Nam. 
+ Số người trồng biết đến thương hiệu của công ty là 60 – 70%. 
+ Phạm vi bán của công ty ở hầu hết các huyện tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và 
Quảng Ngãi. 
− Bắt đầu từ năm thứ hai công ty sẽ tiến hành đầu tư thêm hoạt động sản xuất 
cây giống để chủ động hơn nguồn cung. 
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT 
 100 
3.2.2.4 Cơ cấu tổ chức 
Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức DN TM cung ứng cây giống lâm nghiệp 
 3.2.3 Định hướng chiến lược kinh doanh 
3.2.3.1 Định hướng tiếp cận nguồn vốn 
− Huy động vốn từ các thành viên trong công ty. 
− Tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát 
triển nông thôn. 
− Tiếp cận và thu hút đầu tư từ các dự án. 
3.2.3.2 Định hướng nhà cung cấp 
Xét thấy những đặc điểm hộ gia đình sản xuất như sau: 
− Chưa khai thác hết năng lực sản xuất (SX); 
− Lực lượng đông và phân tán; 
− Ít chi phí quản lý; 
− Chưa có đầu ra. 
Æ Đây là nguồn cung dồi dào và giá rẻ. Do vậy, công ty sẽ chọn nguồn chính là 
hộ gia đình và ngoài ra công ty cũng bổ sung nguồn cung từ các đơn vị sản xuất. 
3.2.3.3 Định hướng khách hàng mục tiêu 
Khách hàng của công ty sẽ bao gồm cả khách hàng tổ chức và khách hàng cá 
nhân ở vùng Nam Trung Bộ. Về lâu dài hai nhóm khách hàng này sẽ được mở rộng ra 
phạm vi cả nước. 
GIÁM ĐỐC 
PHÒNG KINH 
DOANH 
PHÒNG 
TÀI CHÍNH – KẾ 
TOÁN 
BỘ 
PHẬN 
CUNG 
ỨNG 
BỘ 
PHẬN 
BÁN 
HÀNG 
BỘ 
PHẬN 
LOGISTI
CS 
Mối quan hệ trực tuyến 
Mối quan hệ chức năng 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 
  101 
Khách hàng tổ chức: Nhóm khách hàng này bao gồm các dự án lâm nghiệp, 
các lâm trường ở vùng Nam Trung Bộ có nhu cầu mua cây giống. 
Khách hàng cá nhân: Nhóm khách hàng này gồm các hộ gia đình trồng rừng theo 
quy hoạch của nhà nước, những hộ trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy 
với quy mô lớn và cả những hộ trồng rừng lẻ tẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 
3.2.3.4 Định hướng sản phẩm 
Sản phẩm ban đầu: 
Công ty sẽ tập trung vào việc cung ứng keo giâm hom, keo tai tượng chiếm 
80% và còn lại những loại khác. 
Sản phẩm trong tương lai: 
Công ty sẽ đa dạng hóa sản phẩm của mình không chỉ bó hẹp ở những cây 
giống lâm nghiệp mà còn cung cấp những sản phẩm lâm nghiệp khác có giá trị kinh 
tế cao gồm cây khai thác có giá trị cao như: cây gió, cây sưa, cây trôm và những 
sản phẩm trang trí, làm đẹp trong nhà và các cơ quan. 
3.2.3.5 Định hướng chiến lược cung ứng 
a. Kế hoạch thu mua 
Hình thức mua: Bao tiêu sản phẩm với các điều kiện ràng buộc về qui trình 
sản xuất và thời gian giao nhận. 
Cách thức đặt hàng: Công ty sẽ đặt về số lượng với người sản xuất trước khi 
họ tiến hành sản xuất và cho nhân viên kỹ thuật đến tận vườn sản xuất hướng dẫn trao 
đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất để đảm bảo nguồn giống đảm bảo chất lượng, đạt 
năng suất cũng như giúp cho những người sản xuất tiến hành sản xuất với quy trình rõ 
ràng, có kế hoạch không phải lo lắng về vấn đề đầu ra cho sản phẩm. 
Mức giá thu mua: Công ty sẽ thu mua với mức giá không cao nhưng sẽ là mức 
giá hợp lý tạo nguồn thu ổn định và lâu dài cho người sản xuất. 
Quy định về tiêu chuẩn chất lượng giống cây lâm nghiệp: Công ty phối hợp 
với cơ quan ban ngành quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng cây giống sau đó in 
trên bao bì. 
b. Kế hoạch vận tải 
Theo quan sát thực tế về hoạt động vận tải cây giống hiện tại của chuỗi cung 
ứng thấy rằng phương thức vận tải chưa hiệu quả. Những người mua với số lượng ít 
khoảng vài nghìn cây do ở xa nên phải chở bằng xe tải. Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng 
một phần trọng tải của xe tải nên rất lãng phí. Chính vì vậy, công ty sẽ thiết kế bổ 
sung thêm 2 đến 3 tầng ở khung xe để tăng thêm số lượng cây trên mỗi lần chở, tận 
dụng hết trọng tải của xe. Sau đó, công ty tiến hành tập hợp những khách hàng ở gần 
lại với nhau tạo ra số lượng lớn cây giống để tiết kiệm chi phí vận tải. Ngoài ra, công 
ty cũng sẽ thiết kế dụng cụ bốc dỡ cây giống với mặt dưới là dạng phẳng để bầu cây 
không bị vỡ giúp tăng tỷ lệ sống cho cây. 
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT 
 102 
c. Kế hoạch phân phối 
Công ty sẽ tiến hành phân phối cây giống lâm nghiệp trên khắp các tỉnh vùng 
Nam Trung Bộ. Công ty sẽ phân phối trực tiếp cây giống cho khách hàng tổ chức (các 
dự án lâm nghiệp) còn đối với khách hàng cá nhân (những hộ gia đình trồng rừng) 
công ty sẽ nhóm gộp khách hàng theo hình thức nhóm mua để đạt được việc tiết kiệm 
nhờ phân phối đại trà. Mỗi nhóm mua có một người đại diện có khả năng quản lý 
nhóm. Người đại diện này là một trong số những người trồng được công ty đánh giá, 
lựa chọn từ những người trồng ở cùng một vùng. 
d. Kế hoạch quản trị tồn kho 
Qua nghiên cứu cho thấy người trồng thường khai thác rừng từ khoảng tháng 3 
đến tháng 8 hằng năm. Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến trước tháng 6, công ty 
sẽ tiếp cận với người trồng để chào hàng, tìm hiểu nhu cầu cây giống của người trồng. 
Sau khi chào hàng thành công ty tiếp nhận đơn hàng, xác định lượng cầu cụ thể để 
quyết định mức tồn kho và tiến hành đặt hàng cho người sản xuất về lượng cây sản 
xuất khoảng đầu tháng 6 – thời điểm người sản xuất bắt đầu sản xuất. Ngoài mùa vụ 
chính vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau, nhiều người trồng còn trồng cây vào tháng 9 
và tháng 2 năm sau. Do đó, công ty cũng tiến hành tiếp cận người trồng trong suốt 
thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 và đặt hàng người sản xuất. Cây giống sẽ được dự 
trữ tại vườn sản xuất cho đến thời điểm bán và suốt quá trình dự trữ công ty không 
chịu chi phí bảo quản, chăm sóc mà nó được tính vào giá thành sản xuất. 
Sơ đồ 3.3 Trục biểu diễn thời gian về hoạt động của người sản xuất và người trồng 
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) 
Khai thác 
Tiếp nhận đơn hàng người trồng và đặt hàng người 
Khai thác 
Trồng 
Sản xuất 
DN TM 
Chuẩn bị trồng (phát, đốt và đào hố) 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 
Hoạt động 
Tháng 
Trồng 
Sản xuất cây giống 
 Mùa vụ chính Mùa vụ phụ 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 
  103 
 3.2.3.6 Định hướng chiến lược truyền thông, cổ động 
a. Thông điệp truyền thông 
Đối với khách hàng: Đảm bảo nguồn cung ổn định, cây giống chất lượng với 
giá cả hợp lý nhằm vận động khách hàng đặt hàng trước. 
Đối với nhà cung cấp: Đảm bảo đầu ra ổn định nhằm tạo nguồn thu nhập lâu dài 
và ổn định. 
b. Kế hoạch truyền thông: 
Cách thu thập thông tin khách hàng 
Tiếp cận với các tài xế vận chuyển gỗ khai thác để nắm bắt thông tin về tình 
hình khai thác rừng gồm: địa điểm, số lượng, diện tích. Và công ty cũng tham khảo 
các báo cáo về hiện trạng khai thác rừng, quy hoạch trồng rừng trên các trang web 
của Chi cục lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT. Thông tin này sẽ giúp công ty 
nhận biết khách hàng tiềm năng của mình. 
Kênh truyền thông 
Gửi thư chào hàng, tờ rơi về sản phẩm của công ty đến những người trồng rừng 
thông qua các tài xế vận chuyển gỗ tại các nhà máy giấy, cảng gỗ. 
Công ty đến những vùng khách hàng tập trung với quy mô lớn tổ chức các hội 
thảo về cây giống lâm nghiệp, chào hàng và thuyết phục họ ký kết hợp đồng tại đó. 
Công ty sẽ đăng tin về cây giống, thông tin về công ty trên các đài phát thanh 
địa phương. 
Bên cạnh truyền thông qua các kênh quảng cáo, công ty sẽ tiến hành hoạt động 
PR để thu hút sự chú ý của người dân và đặc biệt thu hút sự quan tâm của chính 
quyền địa phương tạo ấn tượng tốt về công ty. Kế hoạch PR cụ thể là: Công ty thực 
hiện kế hoạch “trồng cây công cộng”. Công ty mua khoảng vài chục nghìn cây giống 
sau đó liên kết với các chính quyền địa phương, kêu gọi các thanh niên tình nguyện 
tiến hành trồng rừng khu vực triền núi. Hoạt động này của công ty nhằm giúp ích cho 
cộng đồng, tạo môi trường trong xanh, giữ đất tránh tình trạng xói mòn đất và đồng 
thời cũng là hoạt động truyền thông giá trị nhân đạo của công ty, tạo ấn tượng tốt 
trong lòng công chúng. 
4. Kết luận 
Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất mô hình Doanh nghiệp thương mại trong 
chuỗi cung ứng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” đã nghiên 
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT 
 104 
cứu thực tiễn, tìm ra những hạn chế từ đó đề xuất mô hình doanh nghiệp thương mại 
đảm nhiệm cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với mục 
đích tạo ra dòng chảy cung ứng liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên 
và doanh nghiệp giúp làm giảm bớt các giao dịch trong trao đổi xét trên phạm vi toàn 
xã hội. 
Ngoài ra, đề tài này cũng mang lại những kiến thức mới về chuỗi cung ứng 
trong lĩnh vực lâm nghiệp giúp cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực lâm 
nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò của mình và sự cần thiết của việc quản trị chuỗi giá trị 
hiệu quả. Từ đó họ có cơ sở nâng cao khả năng sản xuất, kinh doanh của mình góp 
phần mang lại lợi ích cho toàn chuỗi cung ứng. Và những kiến thức về chuỗi cung 
ứng này có thể áp dụng cho những ngành khác, tùy đặc điểm từng ngành mà có cách 
tiếp cận khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ngô Quang Mỹ (2011), bài giảng “Quản trị chuỗi cung ứng”, Trường Đại học 
Kinh tế Đà Nẵng. 
[2] Phan Trọng An (2011), bài giảng “Quản trị doanh nghiệp thương mại”, Trường 
Đại học Kinh tế Đà Nẵng. 
[3] Bùi Thị Thanh Hằng, Nguyễn Thị Như Hòa và Nguyễn Hằng Phương. “Hoàn 
thiện chuỗi cung ứng cho vùng rau an toàn trọng điểm Túy Loan - Đà Nẵng”, 
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học 
Đà Nẵng năm 2012. 
[4] Dự án CARD 050/04VIE ( 2012), “Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái 
cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu 
họach ” 
[5] Chi cục lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam (2012), Thống kê danh sách vườn ươm, công 
nhận nguồn giống. 
[6] Chi cục lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam (2012), Dự án phát triển ngành lâm nghiệp. 
[7] Cục thống kê tỉnh Quảng Nam (2011), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam. 
[8] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam (2012), Báo cáo kế 
hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2013-2015 tỉnh Quảng Nam. 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 
  105 
Title: RESEARCH AND PROPOSE THE COMMERCIAL ENTERPRISE 
MODEL IN THE FOREST SEEDLINGS SUPPLY CHAIN IN QUANG NAM 
PROVINCE 
PHAM THI ANH NGUYET 
 Quang Nam University 
Abstract: In some districts in Quang Nam province, farmers, in addition to the 
production of rice and cash crops, also produced forest seedlings to significantly 
boost their income. However, the production and consumption of forest seedlings do 
not follow a specific plan; this leads to low efficiency. Therefore, they need a 
Commercial Enterprise to manage the entire supply chain to solve the inadequacies 
and bring benefits for members of the chain. This paper aims to boost production and 
consumption to improve the social life of farm households in Quang Nam province. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_va_de_xuat_mo_hinh_doanh_nghiep_thuong_mai_trong.pdf