Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định động học của bộ biến đổi flyback trong hệ thống điện mặt trời

Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu, xây dựng mô hình toán của bộ biến đổi flyback ứng

dụng trên hệ thống điện mặt trời cũng như phân tích các đặc tính làm việc của hệ

thống. Những vấn đề khi thực hiện bài toán tổng hợp hệ thống như việc xuất hiện

nghiệm nằm bên phải mặt phẳng phức (Right half plane zero) gây ra những hạn chế

trong điều chỉnh ổn định hệ thống nói riêng và chất lượng hệ thống nói chung đã

được bài báo phân tích, giải quyết, minh họa bằng các kết quả mô phỏng

pdf 8 trang phuongnguyen 10900
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định động học của bộ biến đổi flyback trong hệ thống điện mặt trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định động học của bộ biến đổi flyback trong hệ thống điện mặt trời

Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định động học của bộ biến đổi flyback trong hệ thống điện mặt trời
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 65
NGHIªN CøU Vµ C¶I THIÖN TÝNH æN ®Þnh 
®éng häc cña bé biÕn ®æi FLYBACK TRONG 
HÖ thèng ®iÖn mÆt trêi 
PHÙNG QUANG KHẢI, NGUYỄN VĂN THUẤN 
 Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu, xây dựng mô hình toán của bộ biến đổi flyback ứng 
dụng trên hệ thống điện mặt trời cũng như phân tích các đặc tính làm việc của hệ 
thống. Những vấn đề khi thực hiện bài toán tổng hợp hệ thống như việc xuất hiện 
nghiệm nằm bên phải mặt phẳng phức (Right half plane zero) gây ra những hạn chế 
trong điều chỉnh ổn định hệ thống nói riêng và chất lượng hệ thống nói chung đã 
được bài báo phân tích, giải quyết, minh họa bằng các kết quả mô phỏng. 
Từ khóa: Bộ biến đổi flyback, Điều khiển flyback, Hệ thống điện mặt trời. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Hệ thống điện mặt trời bao gồm các thành phần cơ bản là: (1) - pin mặt trời, biến năng 
lượng mặt trời thành điện năng (điện một chiều); (2) - bộ biến đổi điện, biến đổi điện áp 
của tấm pin thành các dạng điện áp khác nhau cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Bộ biến đổi 
điện áp từ một chiều sang xoay chiều hình sin có cấu trúc như hình 1 là một trong các bộ 
biến đổi được nghiên cứu phổ biến hiện nay, ứng dụng cho các hệ thống điện mặt trời 
công suất vừa và nhỏ. Trong đó, bộ biến đổi DC-DC sẽ biến nguồn điện một chiều điện áp 
thấp, không điều khiển thành nguồn điện một chiều điện áp cao có điều khiển, dạng hình 
bán sin. Bộ biến đổi DC-AC biến đổi nguồn một chiều dạng bán sin thành nguồn xoay 
chiều hình sin. Các nghiên cứu về bộ biến đổi DC-DC trong hệ thống điện mặt trời được 
tập trung chủ yếu vào các bộ biến đổi buck, boost, buck-boost, flyback [1], [2]. 
Hình 1. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống điện mặt trời nối lưới. 
 Bộ biến đổi flyback là nội dung được bài báo đề xuất nghiên cứu ở đây, nó là bộ biến 
đổi với các đặc điểm như cấu tạo nhỏ gọn, điều khiển đơn giản, cách ly về dòng điện, độ 
tin cậy caolà một sự lựa chọn tốt để ứng dụng cho hệ thống điện mặt trời. 
 Các nghiên cứu, giải pháp nâng cao chất lượng của hệ thống điện mặt trời được tập 
trung vào các hướng sau: (1) - cấu trúc hệ thống nhằm giảm thiểu những tổn hao, nâng cao 
công suất [3], [4]; (2) - các phương pháp điều khiển nhằm nâng cao chất lượng điều khiển 
của hệ thống [5], [6]. Bài báo tập trung nghiên cứu theo hướng thứ hai, nâng cao chất 
lượng của bộ biến đổi flyback theo hướng đáp ứng với hệ thống điện mặt trời nối lưới. 
Xuất phát từ yêu cầu của hệ thống điện mặt trời (hiệu suất biến đổi, độ méo dạng, độ tin 
cậy làm việc cao...), nghiên cứu đưa ra mô hình toán của hệ thống, từ đó phân tích đặc 
điểm động học của nó trong quá trình làm việc và đưa ra phương án điều khiển thích hợp. 
2. MÔ HÌNH TOÁN VÀ SỰ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG 
2.1. Nguyên lý làm việc của bộ biến đổi flyback 
DC-DC 
KHỐI ĐIỀU KHIỂN 
L
Ư
Ớ
I 
IPV VPV 
DC-AC LỌC 
VAC IAC f 
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính 
P. Q. Khải, N.V.Thuấn “Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định ... hệ thống điện mặt trời.” 66 
 Bộ biến đổi flyback có sơ đồ mạch điện cơ bản như hình 2. Bộ biến đổi flyback làm 
việc dựa trên sự đóng mở của chuyển mạch M, năng lượng được lưu trữ trong nửa chu kỳ 
đầu (Ton) trên cuộn sơ cấp (LP) sau đó sẽ được chuyển sang cho cuộn thứ cấp (LS) ở nửa 
chu kỳ sau. 
 Khi chuyển mạch M dẫn, có một điện áp không đổi đặt lên LP, trong cuộn LP xuất hiện 
dòng điện tăng tuyến tính, năng lượng được lưu trữ trong cuộn dây. Đi ốt D bị phân cực 
ngược, tụ C phóng ra tải với dòng không đổi, điện áp ra bằng điện áp trên tụ. 
Hình 2. Sơ đồ mạch điện của bộ biến đổi flyback. 
 Khi chuyển mạch M không dẫn, dòng trong cuộn LP giảm làm đảo chiều cực tính cuộn 
thứ cấp làm cho đi ốt Đ phân cực thuận, năng lượng lưu trữ trên cuộn thứ cấp nạp cho tụ, 
điện áp trên tụ tăng. 
 Theo các tài liệu [7], [8] nếu dòng thứ cấp mà chưa kịp giảm về không trước khi M dẫn 
ở chu kỳ tiếp theo, bộ chuyển đổi làm việc ở chế độ liên tục (CCM), hình 3. Nếu dòng 
điện thứ cấp mà giảm về không trước khi M dẫn ở chu kỳ tiếp theo thì mạch làm việc 
trong chế độ không liên tục (DCM), hình 4. 
 Hệ thống điện mặt trời khi hòa đồng bộ lưới có thể làm việc ở cả hai chế độ CCM 
và DCM, khi tải nhẹ thì làm việc ở chế độ DCM, khi tải nặng làm việc ở chế độ CCM. 
Hình 5. Hiện tượng khi flyback làm việc ở chế độ liên tục. 
 Xét hệ thống làm việc ở chế độ CCM ta thấy: Giá trị trung bình dòng điện thứ cấp được 
thể hiện ở diện tích hình thang của IS (hình 5). Như vậy nếu có nhiễu (thay đổi tải hoặc 
điện áp vào) làm cho dòng thứ cấp giảm xuống, điều này làm cho mạch vòng điều chỉnh sẽ 
thực hiện tăng độ rộng xung khiển, dòng điện sơ cấp sẽ từ dạng ILp1 thàng ILp2 (hình 5), sẽ 
có đỉnh cao hơn và độ rộng lớn hơn, do đó dòng thứ cấp sẽ có đỉnh dòng cao hơn và độ 
Hình 3. Tín hiệu của flyback 
ở chế độ CCM. 
iLs 
iLp 
ILp 
ILs 
ILp1
ILp2 
ILs2 
ILs1 
ILp3 
ILs3 
Đ 
VLs Vout Z M 
uGS 
Vpv VLp 
Lp LS 
iLs iLp 
C 
1:n 
PV 
iout 
Hình 4. Tín hiệu của flyback 
ở chế độ DCM. 
iLs 
iLp 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 67
rộng nhỏ hơn (từ ILs1 thành ILs2). Nhưng diện tích hình thang của dòng thứ cấp sẽ giảm 
xuống, như vậy hệ thống không điều chỉnh ổn định được, phải qua một số vòng lặp thì 
dòng trong cuộn cảm mới thiết lập lại được. Hiện tượng đó nếu không được khắc phục sẽ 
ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống điều khiển, có thể dẫn đến dao động. 
 Chúng ta thấy rằng hiện tượng trên chỉ xảy ra khi tốc độ tăng của độ rộng xung khiển 
lớn hơn tốc độ tăng của dòng điện. Hiện tượng đó được gọi là right-half-plane-zero 
(RHPZ). Nhưng nếu tốc độ tăng của dòng điện (độ dốc) mà lớn hơn tốc độ tăng độ rộng 
xung khiển hoặc lớn hơn nhiều lần, đáp ứng ngay sự điều chỉnh của vòng điều khiển thì 
lúc đó hệ thống sẽ không rơi vào tình trạng như trên (dạng dòng là ILp3, ILs3). Để thực hiện 
được điều này, bài báo đề xuất bổ sung thêm các khâu hiệu chỉnh vào hệ thống điều khiển. 
2.2. Phân tích động học bộ biến đổi flyback ứng dụng trong hệ thống điện mặt trời 
2.2.1. Xây dựng mô hình toán của hệ thống 
 Từ hình 1 ta thấy khối DC-AC chỉ có nhiệm vụ lật cách bán chu kỳ một tín hiệu đầu ra 
của bộ DC-DC, do đó nó không ảnh hưởng đến các tham số của điện áp ra. Vì vậy khi 
nghiên cứu động học hệ thống ta có thể bỏ khối này. 
 Như đã nêu ở trên bộ biến đổi flyback được nghiên cứu là ứng dụng cho hệ thống điện 
mặt trời nối lưới (lưới điện sẽ là tải của hệ thống điện mặt trời). Điện áp lưới điện là không 
ổn định và nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn về dòng điện nên hệ thống điện mặt trời được 
điều khiển ổn định dòng điện đảm bảo hệ thống luôn cấp cho lưới một công suất cho phép, 
điện áp của hệ thống thay đổi theo sự thay đổi của điện áp lưới điện (điện áp hệ thống điện 
măt trời thường cao hơn điện áp lưới một lượng nhỏ phù hợp). 
 Nói tóm lại dòng điện ra của hệ thống điện mặt trời sẽ được điều khiển ổn định về biên 
độ và có pha trùng với pha điện áp lưới. Nối giữa hệ thống điện mặt trời và lưới thường có 
bộ lọc nó sẽ làm tăng chất lượng điện áp ra của hệ thống điện mặt trời. Từ đó ta có sơ đồ 
mạch điện nguyên lý của hệ thống như hình 8. 
Hình 8. Sơ đồ mạch điện cơ bản của hệ thống điện mặt trời nối lưới. 
 Để hệ thống điện mặt trời đưa được công suất tiêu tán lớn nhất có thể lên lưới thì trong 
điều khiển ta phải coi lưới như một tải thuần trở (Hình 8), nó được tính bằng tỷ số của điện 
áp lưới hiệu dụng và dòng điện hiệu dụng được cung cấp từ hệ thống. Điều đó có nghĩa là 
ta phải điểu khiển để cho pha của dòng điện đầu ra của hệ thống phải trùng pha với điện áp 
lưới. Nếu như vậy thì sự thay đổi tương quan giữa các đại lượng sẽ như thế nào? Điều này 
được chỉ ra trong giản đồ véc tơ hình 7 được xây dựng dựa trên sơ đồ nối lưới hình 6, thể 
hiện chiều và độ lớn của dòng điện ở đầu ra của hệ thống điện mặt trời, nó có thể được 
Vout 
VL 
Iout Vgrid 
Hình 7. Giản đồ véc tơ. Hình 6. Sơ đồ nối lưới. 
MT Grid Vout Vgrid 
VL 
Đ 
VLs 
iC 
RT M 
uGS 
Vpv 
VLp 
Lp LS 
iLs iLp 
C
1: n 
 Vout 
iout Lf Rf 
PV 
Vgrid 
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính 
P. Q. Khải, N.V.Thuấn “Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định ... hệ thống điện mặt trời.” 68 
điều khiển bằng cách dịch pha ( ) hoặc thay đổi độ lớn điện áp của điện áp ra của hệ 
thống điện mặt trời [9]. 
 Hệ thống nghịch lưu sử dụng flyback như ở trên là một hệ phi tuyến. Từ định luật 
Kirchhoff cho dòng và áp ta có mô tả toán học của hệ thống như sau: 
+ Khi M dẫn, Đ không dẫn: + Khi M không dẫn, Đ dẫn: 
P Lp pv
f out out out f grid
out out
L i v
L i v i R v
Cv i
 (1) 
out
P Lp
f out out out f grid
Lp
out out
v
L i
n
L i v i R v
i
Cv i
n
 (2) 
 Giả sử d là chu kỳ chuyển mạch khi dẫn (độ rộng xung), d' là chu kỳ chuyển mạch khi 
không dẫn (d' = 1 - d). Trong thực tế, bằng tác động điều khiển vào khóa M (Hình 8) thay 
đổi độ rộng xung khiển ta sẽ thực hiện quá trình điều chỉnh ổn định dòng điện cho hệ 
thống. Tuy nhiên độ rộng xung d cũng chỉ được thay đổi trong giới hạn nhất định (≤ 0,6), 
nếu vượt quá giới hạn này hệ thống lại xuất hiện hiện tượng RHPZ. 
 Kết hợp (1) và (2) ta có mô tả toán học của hệ thống như hệ phương trình sau: 
'.
.
. '.( )
out
P Lp pv
f out out out f grid
Lp
out out out
d v
L i d v
n
L i v i R v
i
Cv d i d i
n
. '.
. '
( )
pv out
Lp
P P
out f gridout
out
f f f
Lpout
out out
v d d v
i
L nL
i R vv
i
L L L
id i d
v i
C C n
 (3) 
 Hệ phương trình (3) là hệ phương trình trạng thái của hệ thống 
 + Véc tơ biến trạng thái là: x = [x1 x2 x3]
T; x1 = iLp, x2 = iout, x3 = vout; 
 + Véc tơ đầu vào: u = [u1 u2 u3]
T; u1= d, u2 = vpv, u3 = vgrid; 
 + Véc tơ đầu ra y = [iout]; 
 ta có: 
1 1
2 2
3 3
( , )
( , )
( , )
x f x u
x f x u
x f x u
 ( , )x f x u (4) 
 Hệ phương trình (3) là một hệ phi tuyến, chúng ta thực hiện tuyến tính hóa, xấp xỉ mô 
hình phi tuyến thành nhiều mô hình tuyến tính trong lân cận các điểm trạng thái làm việc 
được quan tâm chính của hệ phi tuyến (ví dụ như điểm trạng thái cân bằng hay điểm trạng 
thái dừng), lúc đó bài toán điều khiển phi tuyến được chuyển thành bài toán điều khiển 
tuyến tính [10]. 
 Cụ thể ta giả sử hệ có các điểm làm việc dừng, cố định của hệ thống như sau: 
 + X = [X1 X2 X3]
T; X1 = ILp, X2 = Iout, X3 = Vout; 
 + U = [U1 U2 U3]
T; U1 = D, U2 = Vpv, U3 = Vgrid. 
 Xét hệ tại (u, x) thuộc lân cận của (U, X) với các khoảng cách |u - U|, |x - X| đủ nhỏ. 
Theo [10] ta phân tích f(x, u) thành chuỗi Taylor tại (u, x) rồi bỏ đi các thành phần bậc cao 
của (u - U), (x - X) ta sẽ được phương trình: 
 f(x, u) f(X, U) + A(x - X) + B(u - U) (5) 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 69
trong đó, f(X, U) = 0 
A =
( , )f x u
x


=
P
'
0 0
L
1
0
' 1
0
nC
f
f f
nD
R
L L
D
C
, B=
( , )f x u
u


=
Lp
( )
0
1
0 0
0 0
nC
PV out
P P
f
nV V D
nL L
L
I
.
 Ta ký hiệu xˆ x X , uˆ u U thì suy ra (4) có dạng: ˆ ˆ ˆx Ax Bu (6) 
P
'
0 0
L
ˆ ˆ'
1ˆ ˆ' 0
ˆ ˆ'
' 1
0
nC
Lp Lp
f
out out
f f
out out
nD
i i
R
i i
L L
v v
D
C
+
Lp
( )
0
ˆ
1
ˆ0 0
ˆ
0 0
nC
PV out
P P
pv
f
grid
nV V D
nL L
d
v
L
v
I
 (7) 
 Hoặc (7) có thể viết lại như sau: 
P
'
0 0
L
ˆ ˆ'
1ˆ ˆ' 0
ˆ ˆ'
' 1
0
nC
Lp Lp
f
out out
f f
out out
nD
i i
R
i i
L L
v v
D
C
+
Lp
( )
0
1ˆ ˆ ˆ0 0
0
0
nC
PV out
P P
pv grid
f
nV V D
nL L
d v v
L
I
 (8) 
=
1 2 pv 3 grid
ˆˆ ˆ ˆB d B v B vAx = 1 1 2 2 3 3AX B U B U B U (9)
 Tương tự dễ dàng ta có được phương trình trạng thái đầu ra: 
 ˆ xˆouty i C 
  
ˆ
ˆ ˆ0 1 0
ˆ
Lp
out out
out
i
i i
v
 (10) 
 Hai phương trình (7) và (10) là mô hình xấp xỉ tuyến tính thay thế cho mô hình phi 
tuyến (3). Sai lệch (u - U) và (x - X) càng nhỏ thì tính chính xác của việc tuyến tính hóa 
càng cao. 
 Hệ thống điều khiển đối với flyback có thể là điều khiển chế độ điện áp và điều khiển 
chế độ dòng [7], [8]. Do đặc điểm dòng điện của flyback nên trong điều khiển người ta 
thường điều khiển hệ thống ở chế độ dòng điện nhằm kiểm soát chặt chẽ dòng điện tăng 
độ tin cậy làm việc của hệ thống.
 Ta có hàm truyền của hệ thống là: 
1
( )
( )
( )
Y S
G s
U S
 Từ (8) và (10) ta có hàm truyền của hệ thống là: G(s) = C(sI - A)-1B1, với I là ma trận 
đơn vị. Các tham số phục vụ cho nghiên cứu là: . Ro = 220, D = 0.6, Doff = 0.4, Vpv = 
24V, n = 10, T = 20s, Lp = 0.05mH, C = 1F, Lf = 3mH, Rf = 10. 
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính 
P. Q. Khải, N.V.Thuấn “Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định ... hệ thống điện mặt trời.” 70 
 G(s) = 
2
22
3 2
P f
'( )
D'D' 1
( )
CL L
pv out Lp
P f f
f f
f f P
D nV V I
s
n CL L nCL
R R
s s s
L CL CL
 (11) 
Dễ dàng thấy được hệ thống có một điểm không mà phần thực nằm ở nửa phải của mặt 
phẳng phức, giản đồ điểm zero-pole thể hiện trên hình 10. 
 Hình 9 cho thấy độ dự trữ biên độ và độ dự trữ pha có giá trị âm (Gm = -104dB, Pm = 
-86.5deg) do đó hệ thống điều khiển kín của nghịch lưu nối lưới sử dụng flyback, phản hồi 
âm đơn vị với dòng điện là không ổn định.
2.2.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống điều khiển 
Theo nguyên lý điều chỉnh theo sai lệch và tham khảo các tài liệu [11], [12], sơ đồ cấu 
trúc vòng điều khiển dòng được xây dựng như hình 11, một bộ hiệu chỉnh (PI) được sử 
dụng để đạt được biên độ và tham gia vào điều chỉnh các đặc tính động học của hệ thống. 
GPI(s) = KP + KI/s (12) 
Hình 11. Sơ đồ cấu trúc vòng điều chỉnh dòng cho hệ thống. 
 Để tăng khả năng của hệ thống điều chỉnh đáp ứng khi có nhiễu, hệ thống được thêm 
vào các đại lượng bù trước (feed forward) điện áp ra và bù sau (feedback) điện áp một 
chiều vào (hình 11). Nhờ vậy khi có bất kỳ một nhiễu nào (có thể đo được) ảnh hưởng đến 
Hình 9. Đặc tuyến tần số biên - pha 
logarit của flyback. 
Hình 10. Giản đồ điểm zero-pole của 
hàm truyền flyback. 
ˆ
pvv 
Bộ biến đổi 
dˆ
GPI(s) 
Go(s) 
Gin(s) 
ˆ
outv 
oˆuti
ˆ
outv
ˆ
pvv 
He(s) 
oˆuti
efrˆi
feedback 
feed forward 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 12 - 2014 71
điện áp vào và điện áp ra, nó sẽ bị loại trừ ngay một cách tốt hơn khi mà hệ thống không 
có các đại lượng bù trước và sau. Nhiệm vụ của các bộ bù thêm này là cung cấp một chu 
kỳ tích cực dương ổn định D(t) và mạch điều chỉnh dòng chỉ việc bám theo đại lượng đặt 
bằng sai lệch d(t) đo được. 
 Đại lượng điều khiển là: d(t) = D(t) + d(t) 
 Hàm truyền hệ hở của hệ thống là: 
 G1(s) = GPI(s)*G(s)*H(s) (13) 
 Theo [12], [13] để hệ thống có thế đáp ứng được với hệ số khuếch đại lớn tại một nửa 
tần số chuyển mạch thì khâu phản hồi H(s) là một hàm được cho bởi dạng gần đúng (14). 
2
2
n
( ) 1
n z
s s
H s
Q 
 ; với Qz = -2/π; ωn = π/Ts (14) 
Như vậy hàm truyền hở hệ thống hình 9 có dạng: 
G1(s) =
2 2
2 22
3 2
P f
'( )
( )( )(1 )
D'D' 1
( )
CL L
pv out Lp
P f fI
P
f f n z n
f f P
D nV V I
s
n CL L nCLK s s
K
R Rs Q
s s s
L CL CL
 
 (15) 
 Mô phỏng đặc tính biên độ, tần số logarit của hệ thống được mô tả bằng (15) được cho 
trong hình 12. 
 Từ đồ thị hình 12 ta thấy hệ thống với sự bổ sung khâu hiệu chỉnh (PI), hệ thống điều 
chỉnh tự động dòng điện sẽ làm việc ổn định (Gm = 26,3dB, Pm = 39.7deg). 
Đáp ứng quá độ của hệ thống ở hình 13, cũng cho thấy hệ từ trạng thái dao động khi 
chưa có PI chuyển sang hệ ổn định khi có PI, bằng cách thay đổi các tham số của PI chúng 
ta sẽ có thấy chúng tác động mạnh đến các đặc tính động học của hệ thống. Hình 13 cho 
thấy hệ điều chỉnh tự động có độ chính xác tương đối cao, độ quá chỉnh là 29%, thời gian 
quá độ tqđ = 0.909s. 
3. KẾT LUẬN 
 Quá trình điều khiển hệ thống điện mặt trời rất phức tạp. Do đặc điểm làm việc đặc 
trưng của phần tử flyback trong hệ thống, mà hệ thống làm việc ở các chế độ khác nhau 
khi có các thay đổi tác động vào hệ (như thay đổi tải, đầu vào thay đổi...). Đặc biệt sự xuất 
hiện của hiện tượng Right-half-plane-zero (RHPZ) làm giảm ổn định của hệ thống hoặc 
dẫn đến dao động, đòi hỏi hệ thống điều khiển phải có các khâu bổ sung, hiệu chỉnh đặc 
Hình 12. Đặc tuyến tần số biên độ-pha 
logarit của với vòng điều chỉnh dòng điện. 
Hình 13. Đáp ứng quá độ của hệ thống 
khi có thêm khâu PI. 
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính 
P. Q. Khải, N.V.Thuấn “Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định ... hệ thống điện mặt trời.” 72 
tính của hệ thống. Bài báo ở đây đã đề xuất, phân tích và đưa ra phương án điều khiển 
bằng việc bổ sung vào hệ thống điều khiển các khâu hiệu chỉnh như PI và khâu trích mẫu 
dòng điện phù hợp. Do đó khi hệ thống chuyển làm việc từ chế độ gián đoạn (DCM-không 
có RHPZ) sang chế độ liên tục (CCM-xuất hiện hiện tượng RHPZ) đã khắc phục tình trạng 
mất ổn định của hệ thống. 
 Sơ đồ cấu trúc đầy đủ điều khiển hệ thống điện mặt trời còn phức tạp hơn rất nhiều so 
với sơ đồ trên. Sự phức tạp của điều khiển hệ thống đòi hỏi sự kết hợp hiệu chỉnh các tham 
số rất phức tạp, và khó khăn. Tuy nhiên ở đây bài báo chỉ đề cập đến xây dựng mô hình 
toán và phân tích vòng điều chỉnh cốt lõi của hệ thống là vòng điều chỉnh dòng. Nó là cơ 
sở để xây dựng hệ thống điều khiển cho toàn hệ thống. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Messenger, et al., "Photovoltaic Systems Engineering," CRC Press (2004). 
[2]. Rekioua, D. and E. Matagne, "Optimization of Photovoltaic Power Systems," 
 Springer (2012). 
[3]. C.Kirthana, R.Deepa, and M.SasiKumar3, "Performance analysis of active-clamped 
 interleaved flyback inverter for photovoltaic applications," IJRET (2013), p.721-726. 
[4]. Ryu, D.-K., et al., "Interleaved Active Clamp Flyback Inverter using a Synchronous 
Rectifier for a Photovoltaic AC Module System," IEEE (2011), p. 2631-2636. 
[5]. Gao, M., et al., "Analysis and Implementation of an Improved Flyback Inverter for 
 Photovoltaic AC Module Applications," IEEE (2014), p. 3428-3444. 
[6]. K, M., Kazimierczuk, and S.T. Nguyen, "Small-Signal Analysis of Open-loop PWM 
 Flyback DC-DC Converter for CCM" IEEE (1995), p. 69-76. 
[7]. Pressman, A.I., (Switching power supply design,) McGraw-Hill (1992). 
[8]. Wu, K.C., "Switch-Mode Power Converters," elsevier academic press (2006). 
[9]. Hassaine, L., et al., "Asymmetric SPWM used in inverter grid connected," Revue des 
 Energies Renouvelables (2007), Vol. 10 N°3, p. 421 - 429. 
[10]. Phước, N.D., "Phân tích và điều khiển hệ phi tuyến," NXB Bách khoa-HN (2012). 
[11]. Cooke, P., "Modeling Average Current Mode Control," IEEE (2000), p. 256-262. 
[12]. Tang, W., F.C. Lee, and R.B. Ridley, (Small-Signal Modeling of Average Current- 
 Mode Control," IEEE (1993), p. 112-119. 
[13]. Ridley, R.B., "A New, Continuous-Time Model For Current-Mode Control," IEEE 
 (1991), p. 271-280. 
 ABSTRACT 
RESEARCH AND IMPROVEMENT DYNAMIC STABILITY OF FLYBACK 
CONVERTER IN SOLAR POWER SYSTEM 
 The paper researched and built mathematical model of flyback converter 
application in the solar power system as well as analyzed performance characteristics 
of the system. The paper analyzed and resolved the sytem synthesis problems as 
existence of root in the right complex plane (Right half plane zero), which caused 
system instability. Research results are expressed by simulation results. 
Keywords: Flyback converter, Flyback control, Solar power system. 
Nhận bài ngày 10 tháng 06 năm 2014 
Hoàn thiện ngày 17 tháng 08 năm 2014 
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 12 năm 2014 
 Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự - phungquangkhai80@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_va_cai_thien_tinh_on_dinh_dong_hoc_cua_bo_bien_do.pdf