Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành để đánh giá và hướng dẫn can thiệp các tổn thương phức tạp tại Bệnh viện Chợ Rẫy

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn, hiệu quả trong hướng dẫn can thiệp của kỹ thuật đo FFR ở bệnh nhân có

tổn thương phức tạp về chỉ định điều trị (định nghĩa là mọi sang thương hẹp 40-70% trên chụp mạch vành cản

quang).

Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc. Các bệnh nhân có tổn thương hẹp 40-70% trên

chụp mạch cản quang, đồng ý tham gia nghiên cứu, được tiến hành thu thập các thông tin dân số học, lâm sàng,

cận lâm sàng bao gồm FFR. Chỗ hẹp được cho là có ý nghĩa chức năng và bệnh nhân được can thiệp khi tỉ số FFR

≤ 0,80. Tất cả các bệnh nhân được theo dõi trung bình 12 tháng.

Kết quả: 140 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với tổng số 197 tổn thương động mạch vành được đo FFR. Tỉ

lệ thành công thủ thuật là 100%, tử vong 0%, tới liều 150 µg adenosine có 1 trường hợp ngưng xoang hơn 3 giây

và 3 trường hợp block AV II thoáng qua không cần xử trí đặc hiệu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về

nhồi máu cơ tim, tái thông mạch đích và biến cố tim mạch nặng giữa 2 nhóm FFR ≤ 0,80 được can thiệp so với

nhóm FFR >0,80 được điều trị nội khoa bảo tồn (p=0,79) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sống

còn giữa hai nhóm trên (p=0,10).

Kết luận: Đo FFR là kỹ thuật an toàn, hiệu quả nên có ở các phòng thông tim để giúp đánh giá chức năng

các tổn thương hẹp từ 40-70%.

pdf 11 trang phuongnguyen 6020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành để đánh giá và hướng dẫn can thiệp các tổn thương phức tạp tại Bệnh viện Chợ Rẫy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành để đánh giá và hướng dẫn can thiệp các tổn thương phức tạp tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành để đánh giá và hướng dẫn can thiệp các tổn thương phức tạp tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 572
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐO PHÂN SUẤT DỰ TRỮ 
LƯU LƯỢNG MẠCH VÀNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG DẪN 
CAN THIỆP CÁC TỔN THƯƠNG PHỨC TẠP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 
Võ Thành Nhân*, Huỳnh Trung Cang** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn, hiệu quả trong hướng dẫn can thiệp của kỹ thuật đo FFR ở bệnh nhân có 
tổn thương phức tạp về chỉ định điều trị (định nghĩa là mọi sang thương hẹp 40-70% trên chụp mạch vành cản 
quang). 
Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc. Các bệnh nhân có tổn thương hẹp 40-70% trên 
chụp mạch cản quang, đồng ý tham gia nghiên cứu, được tiến hành thu thập các thông tin dân số học, lâm sàng, 
cận lâm sàng bao gồm FFR. Chỗ hẹp được cho là có ý nghĩa chức năng và bệnh nhân được can thiệp khi tỉ số FFR 
≤ 0,80. Tất cả các bệnh nhân được theo dõi trung bình 12 tháng. 
Kết quả: 140 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với tổng số 197 tổn thương động mạch vành được đo FFR. Tỉ 
lệ thành công thủ thuật là 100%, tử vong 0%, tới liều 150 µg adenosine có 1 trường hợp ngưng xoang hơn 3 giây 
và 3 trường hợp block AV II thoáng qua không cần xử trí đặc hiệu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về 
nhồi máu cơ tim, tái thông mạch đích và biến cố tim mạch nặng giữa 2 nhóm FFR ≤ 0,80 được can thiệp so với 
nhóm FFR >0,80 được điều trị nội khoa bảo tồn (p=0,79) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sống 
còn giữa hai nhóm trên (p=0,10). 
Kết luận: Đo FFR là kỹ thuật an toàn, hiệu quả nên có ở các phòng thông tim để giúp đánh giá chức năng 
các tổn thương hẹp từ 40-70%. 
Từ khóa: phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành, FFR, can thiệp mạch vành 
ABSTRACT 
FRACTIONAL FLOW RESERVE FOR ASSESSMENT AND GUIDING PERCUTANEOUS CORONARY 
INTERVENTION IN PATIENTS WITH COMPLEX CORONARY ARTERY LESIONS AT CHO RAY 
HOSPITAL 
Vo Thanh Nhan, Huynh Trung Cang 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 572 - 582 
Objectives: To access the effectiveness and safety of FFR (fractional flow reserve) technique in patients with 
complex coronary lesions regarding to indications of treatment (defined as stenotic lesions of 40 – 70%) on 
angiography. 
Methods: Longitudinal descriptive prospective study. Patients with 40-70% coronary artery stenosis on 
angiography were eligible for study enrollment. Clinical data and FFR were collected and analyzed prior to the 
intervention. Stenosis with FFR ≤ 0.80 was defined as lesion affecting cardiac function and requiring an 
intervention. 
Results: Of 140 patients, 197 coronary artery lesions had FFR measured. Success and mortality rates were 
respectively 100% and 0%. At the dose of 150µg adenosine, there was 1 case with sinus pause lasting more than 3 
* Khoa Tim mạch Can thiệp, BV Chợ Rẫy, TPHCM ** Khoa Tim mạch, BV Đa khoa Kiên Giang 
Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS. Võ Thành Nhân, ĐT: 0903338192, Email:drnhanvo@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 573
seconds and 3 cases with temporary second-degree AV block without specific treatment needed. There was no 
statistically significant difference in myocardial infarction, revascularization of target coronary artery, and severe 
cardiovascular events between the group FFR ≤ 0.8 with PCI and the group FFR > 0.8 with medical therapy (p = 
0.79); and there was no statistically significant difference in survival between two groups (p=0.1). 
Conclusion: FFR is a safe and cost-effective functional testing technique and should be applied in 
catheterization laboratories to assess lesions with 40 – 70% stenosis. 
Key words: fractional flow reverse, FFR, cardiovascular intervention 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch là 
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới 
dù là ở các nước đã phát triển hay đang phát 
triển. Trong bệnh lý tim mạch, bệnh mạch vành 
lại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Năm 
2008, bệnh mạch vành là nguyên nhân của hơn 
16 triệu ca tử vong trên thế giới(1). Tại Mỹ mỗi 
năm có khoảng 3 triệu người nhập viện vì bệnh 
mạch vành trong đó 60% có triệu chứng mới 
xuất hiện lần đầu(1). Ở Việt Nam, theo thống kê 
của Viện tim mạch Quốc gia, tỉ lệ bệnh nhân 
mạch vành nhập viện tăng dần từ 5% năm 1995 
lên 11,2% năm 2003 và 24% năm 2007(17). 
Các nghiệm pháp thăm dò chức năng không 
xâm lấn nên được làm trước để đánh giá và 
phân tầng nguy cơ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, 
ngay cả tại Mỹ, tỉ lệ bệnh nhân được làm các 
nghiệm pháp không xâm lấn trước khi chụp 
động mạch vành chỉ có 30%(25) và ở Châu Âu chỉ 
có 26%(22). Do đó, quyết định can thiệp chủ yếu 
dựa vào kết quả chụp mạch vành cản quang 
định lượng (QCA). Tuy là tiêu chuẩn vàng, chụp 
mạch vành cản quang chỉ mô tả về hình thái chứ 
không cung cấp được thông tin về chức năng. 
Hình ảnh chụp mạch vành còn phụ thuộc góc 
chụp và kinh nghiệm của người chụp trong việc 
tìm ra góc chụp tối ưu, thẳng góc với sang 
thương. Mối tương quan giữa hình thái và chức 
năng càng lỏng lẽo hơn đối với các tổn thương 
hẹp vừa, hẹp lan tỏa, hẹp nhiều nhánh mạch. 
Do đó, cần một phương pháp đánh giá chức 
năng tưới máu ngay trong lúc chụp mạch cản 
quang để giúp thầy thuốc quyết định chiến lược 
điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Phân suất dự trữ 
lưu lượng mạch vành (Fractional Flow Reserve, 
viết tắt là FFR), được giới thiệu lần đầu năm 
1996(19), đã nhanh chóng trở thành một nghiệm 
pháp ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các 
phòng thông tim. FFR, là tỉ số giữa lưu lượng tối 
đa sau chỗ hẹp trên lưu lượng tối đa khi không 
bị hẹp, giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng trên 
chức năng của tổn thương hẹp và giúp tiên đoán 
ích lợi của việc can thiệp tổn thương đó. 
Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về 
vấn đề này nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề 
tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo phân suất 
dự trữ lưu lượng mạch vành để đánh giá và 
hướng dẫn can thiệp các tổn thương phức tạp tại 
bệnh viện Chợ Rẫy” nhằm: 
1. Xây dựng một quy trình đo phân suất dự 
trữ lưu lượng mạch vành (dựa trên y văn) 
2. Đánh giá tính an toàn, tính hiệu quả 
trong hướng dẫn can thiệp của kỹ thuật đo 
FFR bằng quy trình đó ở bệnh nhân có tổn 
thương phức tạp (được định nghĩa là những 
tổn thương hẹp 40 – 70% trên QCA mà thầy 
thuốc không thể quyết định chỉ định can thiệp 
một cách chính xác). 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc. 
Dân số nghiên cứu 
Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành được khám 
và điều trị tại khoa tim mạch can thiệp bệnh viện 
Chợ Rẫy từ tháng 6/2011 – 30 tháng 6/2013. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Các bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh 
mạch vành, có chỉ định chụp mạch vành và có 
chỉ định đo FFR tại khoa Tim mạch Can thiệp 
bệnh viện Chợ Rẫy, đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 574
Các bệnh nhân này phải có đầy đủ dữ liệu 
dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng theo yêu cầu 
của nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại bệnh 
Những bệnh nhân có ít nhất một trong các 
điểm sau: 
Không đồng ý tham gia nghiên cứu 
Không đủ dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng 
cơ bản trước thủ thuật. 
Can thiệp không có FFR hướng dẫn. 
Chất lượng hình ảnh chụp mạch vành không 
đạt. 
Chất lượng hình ảnh khi đo FFR không đạt. 
Qui trình đo FFR 
Tổn thương khảo sát là các tổn thương hẹp 
từ 40 - 70% trên chụp mạch cản quang ở thân 
hoặc lỗ xuất phát của động mạch vành có đường 
kính tối thiểu > 2,25 mm. Thuốc dùng để gây dãn 
mạch tối đa ở sau chổ hẹp là Adenosine bơm 
trực tiếp vào động mạch vành tới khi FFR < 0,80 
hoặc đạt tới liều tối đa tùy theo nhánh mạch 
vành(2,7,10,19,18,20). 
Ở động mạch vành phải liều adenosine bơm 
trưc tiếp lần lượt là 40, 60, 80, tới tối đa 100 µg, Ở 
động mạch vành trái liều adenosine bơm trực 
tiếp lần lượt là 60, 90, 120, tới tối đa 150µg. (2,7) 
Cùng liều thuốc tối đa sẽ được sử dụng để 
đo FFR sau khi đặt stent để đánh giá hiệu quả 
của việc đặt stent. 
Thu thập số liệu 
Dữ liệu thô sẽ được thu thập trên phiếu thu 
thập dữ liệu. 
Thông tin nhân trắc học bao gồm: giới, tuổi, 
cân nặng, dân tộc, trình độ học vấn. 
Thông tin cơ bản của dân số nghiên cứu (yếu 
tố nguy cơ tim mạch, lối sống, tiền sử gia đình, 
cá nhân, phân độ chức năng hiện tại theo CCS, 
các thuốc đang sử dụng). 
Các thông số cơ bản về chụp mạch vành 
định lượng: đặc điểm tổn thương, mức độ hẹp, 
độ dài. 
Các thông số về áp lực sau tổn thương và áp 
lực gốc động mạch chủ. 
Thiết lập tỉ số giữa áp lực sau tổn thương và 
áp lực động mạch chủ để tính FFR trước thủ 
thuật, một chỗ hẹp được cho là có ý nghĩa khi tỉ 
số FFR < 0,80. 
Đánh giá kết quả tức thời của thủ thuật can 
thiệp qua tỉ số áp lực sau chỗ hẹp đã được đặt 
stent và áp lực gốc động mạch chủ (FFR sau thủ 
thuật). 
Theo dõi các biến cố tim mạch nặng (MACE) 
ngắn hạn và trung hạn (12 tháng): Tử vong, nhồi 
máu cơ tim, tái thông mạch vành. 
Phương pháp thống kê và xác định cỡ mẫu 
Dữ liệu liên tục (biến định lượng) sẽ được 
mô tả bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn 
nếu có phân phối chuẩn; trung vị, giá trị tối đa, 
tối thiểu nếu không phải là phân phối chuẩn. 
Dữ liệu theo phân nhóm (biến định tính) sẽ 
được mô tả bằng số bệnh nhân, tỉ lệ phần trăm. 
Phương pháp phân tích thống kê 
Kiểm định phân phối bình thường bằng 
phép kiểm Shapiro – Wilk. 
So sánh 2 trung bình có phân phối bình 
thường bằng phép kiểm T-test. 
So sánh 2 phân phối không bình thường 
bằng phép kiểm phi tham số Wilcoxon Rank test. 
So sánh nhiều phương sai bằng phép kiểm 
Bartlett test 
So sánh nhiều trung bình bằng phép kiểm 
ANOVA. 
So sánh tỉ lệ bằng phép kiểm χ2. 
Xác định cỡ mẫu 
Cỡ mẫu= 
Z2α x P(1-P)/d2 = 1,962 x 0,10 x 0,90/0,052 
#139 bệnh nhân 
Z: trị số từ phân phối chuẩn (1,96 cho khoản tin 
cậy 95%). α: xác suất sai lầm loại I (khi bác bỏ giả 
thuyết H0), nếu α = 0,05 thì Z0,975 = 1,96. P : trị số 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 575
mong muốn của tỉ lệ, được chọn là 0,10. d: độ chính 
xác hay sai số cho phép. Được chọn là 0,05 
Phần mềm xử lý thống kê: STATA phiên bản 
10.0. 
Các phép kiểm được sử dụng thích hợp theo 
từng trường hợp. 
Với khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt được 
xem là có ý nghĩa khi p < 0,05. 
KẾT QUẢ 
140 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, 
tổng số 197 tổn thương động mạch vành được 
đo FFR. Tỉ lệ thành công khi đưa dây dẫn qua 
sang thương là 100%. Chúng tôi không gặp các 
biến cố quan trọng nào trong quá trình làm thủ 
thuật: tử vong = 0, thủng mạch vành do dây dẫn 
= 0, bóc tách nội mạc do thao tác đưa dây dẫn 
qua chỗ hẹp = 0. 
Các tác dụng phụ do Adenosine như co thắt 
phế quản = 0, tụt huyết áp phải dùng vận mạch = 
0, nhịp chậm phải dùng Atropine hoặc đặt máy 
tạo nhịp tạm thời = 0, ngưng xoang = 0. Chúng 
tôi ghi nhận khi dùng liều Adenosin đến 150 µg 
có 3 trường hợp xuất hiện block AV II và 1 
trường hợp ngưng xoang 3 giây chiếm tỉ lệ 4/139 
(2,88%). Các tác dụng phụ này tự phục hồi rất 
nhanh, không cần phải xử trí đặc hiệu. 
Đặc điểm nhân trắc học dân số nghiên cứu 
Trong 140 bệnh nhân có 94 nam, 46 nữ; tuổi 
trung bình 63,49 ± 10,33 tuổi (tuổi nhỏ nhất 42, 
tuổi cao nhất 86). 3 yếu tố nguy cơ tim mạch 
thường gặp nhất là rối loạn Lipid máu (104 bệnh 
nhân, tỉ lệ 74,3%), tăng huyết áp (94 bệnh nhân, tỉ 
lệ 67,1%) và hút thuốc lá (85 bệnh nhân, tỉ lệ 
60,7%). 16 bệnh nhân (11,4%) không có triệu 
chứng đau ngực. Phân suất tống máu EF < 40% 
có 3 bệnh nhân (2,1%), EF 40 - < 50% có 19 bệnh 
nhân (13,6%). Đa số có EF trên 50% (118 bệnh 
nhân, tỉ lệ 84,3%). Về trình độ học vấn có 33 bệnh 
nhân (23,6%) học đại học và sau đại học, 107 
bệnh nhân (76,4%) có học vấn dưới đại học. 
Về tập luyện thể lực 101 bệnh nhân (72,1%) 
không tập hoặc tập không đáng kể. 17 bệnh 
nhân (12,1%) tập luyện 1-2 lần/tuần. Chỉ có 22 
bệnh nhân (15,7%) có tập luyện ≥ 3 lần/tuần. 
Trong số các thuốc sử dụng, 4 thuốc thường 
sử dụng nhất là thuốc kháng tiểu cầu 100%, 
thuốc ức chế hệ renin angiotensin 100% (2/3 là 
thuốc ức chế men chuyển, 1/3 là thuốc ức chế thụ 
thể). 
Statin: 136 bệnh nhân (97,1%) và chẹn bêta: 
127 bệnh nhân (90,7%). 
Phân bố vị trí tổn thương, các thông số 
QCA và FFR giữa các nhánh 
Bảng 1. Phân bố vị trí giải phẫu các tổn thương 
ĐMV Số ĐMV (%) Mức độ hẹp 
LMCA 12 (6,1%) 57,4 ± 8,9 
LAD 97 (49,2%) 59,1 ± 7,9 
LCx 33 (16,8%) 59,5 ± 9,1 
RCA 45 (22,8%) 57,2 ± 5,8 
D 10 (5,1%) 57,8 ± 5,8 
Tổng 197 (100%) 
ĐMV: động mạch vành, LMCA: thân chung nhánh trái, 
RCA: động mạch vành phải, D: nhánh chéo, LL: chiều dài 
tổn thương 
Bảng 2. Các thông số về chụp mạch cản 
Thông số QCA Trung bình 
MLD 1,19 ± 0,35mm 
RefD 2,52 ± 0,64mm 
% MLD 53,13 ± 6,72mm 
MLA 77,30 ± 6,64mm 
LL 19,27 ±9,68mm 
MLD: đường kính lòng mạch tối thiểu. RefD: 
đường kính tham chiếu, %MLD: mức độ hẹp; MLA: 
diện tích lòng mạch tối thiểu 
Bảng 3. So sánh sự khác biệt về mức độ hẹp giữa các 
nhánh mạch. 
 LMCA LAD D LCx 
LAD P = 0,97 
D P = 1 P = 0,99 
LCx P = 0,96 P = 0,99 P = 0,98 
RCA P = 1 P = 0,78 P = 1 P = 0,80 
FFR trung bình của dân số nghiên cứu 0,83 ± 
0,09 (thấp nhất 0,56; cao nhất 0,99) trong đó FFR 
≤ 0,80 chiếm 41,6%. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 576
Bảng 4. Kết quả phân loại dựa trên FFR. 
Phân loại FFR Số lượng tổn thương ĐMV Phần trăm 
FFR > 0,80 115 58,4 
FFR ≤ 0,80 82 41,6 
Tổng 197 100 
Bảng 5. So sánh FFR trung bình giữa các động mạch 
vành. FFR trung bình của LMCA và LAD thấp hơn 
FFR trung bình của LCx và RCA có ý nghĩa thống kê. 
 LMCA 
(0,77±0,08) 
LAD D LCx 
LAD (0,80±0,08) P = 0,79 
D (0,84±0,06) P = 0,44 P = 0,77 
LCx(0,88±0,08) P = 0,004 P = 0,0001 P = 0,79 
RCA(0,86±0,08) P = 0,012 P = 0,001 P = 0,94 P = 
0,96 
Tương quan giữa các thông số QCA và FFR 
.5
1
1.
5
2
2.
5
.6 .7 .8 .9 1
gia tri FFR
MLD Fitted values
40
5
0
60
70
80
.6 .7 .8 .9 1
gia tri FFR
% MLD Fitted values
Hình 1. Tương quan mức độ yếu, có ý nghĩa giữa 
MLD và FFR với r = 0,23; p = 0,001. 
Hình 2. Tương quan nghịch rất yếu, không có ý nghĩa 
giữa %MLD và FFR với r = - 0,123; p = 0,085 
60
70
80
90
10
0
.6 .7 .8 .9 1
gia tri FFR
%MLA Fitted values
0
20
40
60
.6 .7 .8 .9 1
gia tri FFR
L Fitted values
Hình 3. Tương quan nghịch rất yếu, không ý nghĩa 
giữa % MLA và FFR với r = -0,125; p = 0,08 
Hình 4. Tương quan nghịch yếu, có ý nghĩa giữa chiều 
dài và FFR với r = - 0,24; p = 0,0005. 
Ở cùng mức độ hẹp, tổn thương càng dài thì 
khả năng FFR ≤ 0,80 càng cao. Ngưỡng chẩn 
đoán theo chiều dài L nếu chọn độ chuyên >85% 
sẽ là 26,19 mm với độ nhạy 34,15%. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 577
1
2
3
4
5
6
.6 . ...  lại có ảnh hưởng tới lưu lượng máu 
nuôi. Do đó, ở các tổn thương hẹp mức độ 40-
70%, phải khảo sát chức năng bằng FFR. 
Kết quả đo FFR động mạch vành. 
Legalery(10), khảo sát bệnh nhân hẹp ĐMV từ 
40% - 80%, chỉ can thiệp khi FFR ≤ 0,80 và điều 
trị nội khi FFR > 0,80. Sau 1 năm theo dõi, các 
biến cố tim mạch trong nhóm điều trị nội khoa 
tương tự với nhóm can thiệp. Điều này cho thấy 
ở bệnh nhân có tổn thương ảnh hưởng tới chức 
năng (FFR <0,80) can thiệp đã, kéo giảm nguy cơ 
xuống bằng với các tổn thương nguy cơ thấp, 
không ảnh hưởng tới chức năng (FFR > 0,80). 
Tỉ lệ chỉ số FFR ≤ 0,80 chiếm khoảng một 
phần ba trong tât cả các tổn thương động mạch 
vành trung gian 50% - 70%(6,10,24). Kết quả trong 
nghiên cứu của chúng tôi, 41,84%, hơi cao hơn 
một chút có lẽ do liều adenosine chúng tôi dùng 
cao hơn là trong các nghiên cứu trước đây. 
Bảng 15. So sánh kết quả FFR với các tác giả khác 
FFR Michalis Hamilos(6) Pierre Legalery(10) (QCA 40-60%) Pim(23) Chúng tôi (QCA 40-70%) 
FFR > 0,80 64,8% 67% 65% 58,16% 
FFR ≤ 0,80 35,2% 33% 35% 41,84% 
Trong số các bệnh nhân có QCA từ 40-70% 
theo dữ liệu của chúng tôi khoảng 40% tổn 
thương có FFR <0,80 nên có chỉ định can thiệp, 
khoảng 60% tổn thương có FFR ≥ 0,80 nên không 
có chỉ định can thiệp. Nếu can thiệp tất cả để 
đừng bỏ sót thì cứ 100 bệnh nhân xã hội sẽ tốn 
thêm 60x40 triệu (chi phí thủ thuật trung bình 
đặt 1 stent thường) = 2,4 tỷ. Nếu đặt stent thuốc 
thì xã hội phải tốn thêm 60x70 triệu = 4,2 tỷ trong 
khi chi phí hiện nay để làm FFR #8 triệu (1 dây 
dẫn áp lực dùng 2 lần) cho 100 bệnh nhân chỉ tốn 
800 triệu, như vậy cứ 100 bệnh nhân xã hội đã 
tiết kiệm được 1,6 - 3,4 tỷ. Đó là chưa kể tiền 
thuốc Plavix® đi kèm = 22.000đ/viên x 365 ngày 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 580
#8 triệu/ bệnh nhân/ năm x 60 bệnh nhân = 480 
triệu/ năm. 
Mặt khác, can thiệp tổn thương hẹp nhưng 
chưa ảnh hưởng tới chức năng không phải hoàn 
toàn vô hại. Các bệnh nhân làm thủ thuật có 
nguy cơ bị sự cố do thủ thuật mang lại. Pim(24) 
trong nghiên cứu FAME trên 1005 bệnh nhân 
cho thấy nếu chỉ dựa trên QCA thì số lượng stent 
dùng mỗi bệnh nhân là 2,7 ± 1,2 so với 1,9 ± 1,3 ở 
nhóm dựa trên FFR (p<0,001). Tỉ lệ sự cố tim 
mạch nặng (tử vong, Nhồi máu cơ tim không tử 
vong và can thiệp lại sau 1 năm ở nhóm chỉ định 
can thiệp dựa trên QCA là 18,3% so với 13,2% ở 
nhóm dựa trên FFR (p=0,02). Nguy cơ sự cố tim 
mạch nặng khi can thiệp tổn thương chưa có chỉ 
định như vậy tăng 38,63%. 
Ngược lại, nếu chúng ta bỏ sót tổn thương có 
chỉ định can thiệp thì cũng làm tăng nguy cơ sự 
cố tim mạch nặng ở bệnh nhân. De Bruyne(4) 
trong nghiên cứu FAME II công bố năm 2012 
nghiên cứu so sánh các bệnh nhân có FFR < 0,80 
được can thiệp với điều trị nội khoa tối ưu. Tiêu 
chí chính là tử vong, nhồi máu cơ tim và can 
thiệp cấp cứu. Nghiên cứu dự kiến tuyển 1632 
bệnh nhân, theo dõi trong 24 tháng nhưng phải 
kết thúc sớm khi chỉ mới tuyển 1220 do sự khác 
biệt quá rõ và quá có ý nghĩa giữa 2 nhóm: tỉ lệ 
sự cố là 4,3% ở nhóm can thiệp so với 12,7% ở 
nhóm điều trị nội khoa tối ưu, tỉ lệ rủi ro khi can 
thiệp là HR=0,32 p<0,001. Nói cách khác, nếu tiếp 
tục điều trị nội khoa cho bệnh nhân có chỉ định 
can thiệp sẽ làm tăng nguy cơ sự cố tim mạch 
nặng lên gần gấp 3 lần. Sự khác biệt chủ yếu là ở 
tỉ lệ can thiệp cấp cứu. (1,6% ở nhóm can thiệp so 
với 11,1% ở nhóm điều trị nội khoa, tỉ lệ rủi ro là 
0,13, p<0,001 tức là nguy cơ phải can thiệp cấp 
cứu nếu điều trị nội khoa tăng lên gấp 7 lần). 
Như vậy ở bệnh nhân mạch vành ổn định có tổn 
thương hẹp có ý nghĩa trên phương diện chức 
năng, can thiệp mạch vành kèm với điều trị nội 
khoa tối ưu mới giúp bệnh nhân giảm nguy cơ 
sự cố tim mạch nặng nói chung cũng như giảm 
nguy cơ phải can thiệp cấp cứu. 
So sánh FFR của từng Động mạch vành 
(ĐMV) và FFR trung bình giữa tổn thương 
ở các ĐMV khác nhau 
Bảng 9 và bảng 10 cho thấy các tổn thương ở 
LMCA và LAD thường có FFR <0,80 trong khi 
các tổn thương ở LCx và RCA thường có FFR 
>0,80. 
Theo hướng dẫn của Trường Môn/ Hội Tim 
mạch Mỹ và Hội Tim mạch Can thiệp Mỹ năm 
2011(12) khuyến cáo với mức độ IIa bằng chứng B 
là nên can thiệp cho tổn thương hẹp LMCA ≥ 
50% đường kính để cải thiện sự sống còn của 
bệnh nhân. 
Liên quan giữa chiều dài đoạn hẹp ĐMV 
và FFR 
Trong nghiên cứu của chúng tôi chiều dài 
đoạn hẹp ĐMV trong nhóm ĐMV có FFR ≤ 0,80 
dài hơn đoạn hẹp ĐMV có FFR > 0,80 có ý nghĩa 
thống kê p = 0,01. Chiều dài đoạn hẹp và FFR có 
tương quan nghịch mức độ trung bình (r = - 0,24, 
p = 0,0005). Kết quả của chúng tôi phù hợp với 
nghiên cứu của Sun Li-Jie(21), Iguchi(9), khác với 
nghiên cứu của Leone(11). 
Bảng 16 So sánh hệ số tương quan của chiều dài tổn 
thương và FFR trong các nghiên cứu của các tác giả 
khác 
Tác giả R P 
Chúng tôi (n = 197) - 0,24 < 0,0005 
Sun Li-Jie (n = 121) (21) - 0,209 0,04 
Iguchi (n = 163) (9) - 0,79 < 0,0001 
Leone ( n = 213) (11) 0,07 0,31 
Bảng 17 So sánh các biến cố tim mạch nặng với tác 
giả khác 
Biến cố tim mạch Pim(23) Chúng tôi 
Tử vong 1,8% 1,55% 
Nhồi máu cơ tim 5,7% 0,78% 
Tái thông mạch vành đích 6,5% 2,33% 
MACE 13,2% 3,1% 
Kết quả khi theo dõi 12,43 ± 7,88 tháng 
(ngắn nhất 1 tháng, dài nhất 25 tháng). 
Các biến cố tim mạch 
Biến cố tim mạch nặng trong nghiên cứu của 
chúng tôi thấp hơn Pim(23) có lẽ do cở mẫu của 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 581
chúng tôi nhỏ hơn và mức độ nặng của dân số 
nghiên cứu nhẹ hơn. 
So sánh biến cố tim mạch nặng của 2 nhóm 
FFR > 0,80 và FFR ≤ 0,80 
Tỉ lệ nhồi máu cơ tim, tái thông mạch đích và 
biến cố tim mạch nặng (MACE) giữa 2 nhóm 
khác nhau không có ý nghĩa. So sánh với y văn, 
kết quả của chúng tôi tương tự Legalery(10). Khi 
so sánh với tác giả Muller(13), biến có tim mạch 
nặng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 
nhiều, do mẫu nghiên cứu của chúng tôi ít hơn 
và thời gian theo dõi ngắn hơn thời gian theo dõi 
của tác giả Muller (38 tháng). 
Bảng 18. So sánh biến cốgiữa 2 nhóm FFR với các tác 
giả khác. 
Tác giả Tử vong NMCT TVR MACE 
Chúng tôi 
(n = 139), 
12 tháng 
FFR > 0,80 0% 1,37% 2,74% 2,74% 
FFR ≤ 0,80 3,57% 0% 1,79% 3,57% 
Legalery(10) 
(n = 336), 
12 tháng 
FFR > 0,80 1% 1% 4% 7% 
FFR ≤ 0,80 0% 0% 6% 6% 
Muller(13) 
(n = 730), 
38 tháng 
FFR > 0,80 5,3% 0,4% 2,0% 
FFR ≤ 0,80 9,6% 1,2% 15,9% 
Tỉ lệ sống còn 
Tỉ lệ tử vong giữa 2 nhóm khác nhau không 
có ý nghĩa thống kê p = 0,10. 
Tỉ lệ sống còn không biến cố cũng tương tự 
giữa 2 nhóm 
Năm 2011, Muller(13) nghiên cứu 730 bệnh 
nhân có hẹp 30 – 70% đoạn gần ĐMV liên thất 
trước bằng FFR. Có 564 bệnh nhân điều trị nội 
khoa (FFR ≥ 0,80), 166 bệnh nhân tái thông mạch 
vành. Tỉ lệ sống còn sau 5 năm trên nhóm điều 
trị nội là 92,9%, và trên nhóm tái thông mạch 
vành là 89,6% (p = 0,74). Tỉ lệ sống còn không 
biến cố (tử vong, nhồi máu cơ tim, tái thông 
mạch máu đích) trong nhóm điều trị nội cao hơn 
có ý nghĩa so với nhóm tái thông (89,7% so với 
68,5%; p < 0,0001)(13) (bảng 20). Tỉ lệ sống còn 
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với 
tác giả Olivier có lẽ do mẫu nghiên cứu chúng tôi 
có thời gian theo dõi ngắn hơn. 
Bảng 20. So sánh tỉ lệ sống còn và tỉ lệ sống còn 
không biến cố với y văn. 
Tác giả FFR > 
0,80 
FFR ≤ 
0,80 
P 
Chúng tôi 
(N = 139), 12 
tháng 
Tỉ lệ sống 
còn 
100% 97,7% 0,065 
Tỉ lệ sống 
còn không 
biến cố 
96,9% 95,5% 0,53 
Olivier Muller(13) 
N = 730), 5 
năm 
Tỉ lệ sống 
còn 
92,9% 89,6% 0,74 
Tỉ lệ sống 
còn không 
biến cố 
89,7% 68,5% 0,0001 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thống 
nhất với một số tác giả khác,(10,13,18,19,20) cho thấy 
bệnh nhân có hẹp động mạch vành 40-70% có 
FFR > 0,80 có tỉ lệ biến cố tim mạch nặng thấp và 
tỉ lệ sống còn cao nên không có chỉ định can 
thiệp. Ngược lại nếu bỏ sót các tổn thương hẹp 
từ 40-70% trên QCA nhưng có FFR < 0,80 sẽ làm 
tăng nguy cơ sự cố mạch vành cấp cho những 
bệnh nhân. Do đó nên dùng FFR để phân biệt 
những bệnh nhân này. 
KẾT LUẬN 
Hẹp mức độ từ (40 - <70%) trên hình ảnh 
chụp mạch cản quang có nhiều khả năng ảnh 
hưởng tới chức năng nếu tổn thương nằm ở thân 
chung nhánh trái hoặc đoạn gần động mạch liên 
thất trước và dài hơn 26 mm 
Quy trình tiêm adenosine vào mạch vành 
trực tiếp với liều tăng dần, ở động mạch vành 
phải là 40,60,80, tới tối đa 100 µgvà động mạch 
vành trái là 60,90,120, tới tối đa 150 µg là quy 
trình an toàn với tỉ lệ tác dụng phụ nặng là 0%, 
tác dụng phụ nhẹ không cần xử trí là 2,88%. 
Đo FFR là kỹ thuật đánh giá chức năng tuy 
xâm lấn nhưng hữu ích, giúp người thầy thuốc 
can thiệp có thể quyết định ngay trong phòng 
thông tim cách xử trí phù hợp, có lợi nhất cho 
bệnh nhân có tổn thương phức tạp khó đánh 
giá về mức độ ảnh hưởng chức năng khi đo 
bằng QCA. 
Đối với bệnh nhân và xã hội, thủ thuật đo 
FFR an toàn, kinh tế và có ích. Chi phí điều trị 
tiết kiệm được là từ 2,5-5 lần so với chi phí bỏ 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 582
ra để sàng lọc tổn thương. Nguy cơ sự cố tim 
mạch nặng nếu có tổn thương với FFR < 80% 
và được can thiệp giảm còn 1/3 so với không 
được can thiệp. 
Do đó chúng tôi đề xuất, ở những trung tâm 
can thiệp có số lượng bệnh nhân tương đối lớn, 
nên trang bị phương tiện đo phân suất dự trữ 
lưu lượng mạch vành để có thể đánh giá chính 
xác mức độ ảnh hưởng trên chức năng của các 
tổn thương có hẹp mức độ trung gian từ 40-70% 
trên QCA. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Allison TG. (2008). "Coronary heart disease epidemiology" 
Mayo Clinic Concise Textbook, 3rd ed: Lippincott Williams & 
Wilkins. 
2. Casella G, Leibig M, Schiele TM, Schrepf R, Seelig V, Stempfle 
HU, et al. (2004). "Are high doses of intracoronary adenosine 
an alternative to standard intravenous adenosine for the 
assessment of fractional flow reserve?" Am Heart J, 
148(144):590-145. 
3. Courtis J, Rode ´ s-Cabau J, Larose E, De ´ry JP, Nguyen CM, 
Proulx G, et al. (2008). "Comparison of Medical Treatment and 
Coronary Revascularization in Patients With Moderate 
Coronary Lesions and Borderline Fractional Flow Reserve 
Measurements". Catheterization and Cardiovascular 
Interventions, 71:541–548 
4. De Bruyne B, Pijls N.H.J, Kalesan B & et al. (2012). "Fractional 
Flow Reserve versus Angiography for Guiding Percutaneous 
Coronary Intervention ". N Engl J Med 367:991-1001. 
5. Fernando Mendes Sant’Anna & Expedito Ribeiro da Silva. 
(2007). "Angiography versus Fractional Flow Reserve in the 
Evaluation of Coronary Stenoses". Rev Bras Cardiol Invas, 
15(12). 
6. Hamilos M & Muller O. (2009). "Long-Term Clinical Outcome 
After Fractional Flow Reserve–Guided Treatment in Patients 
With Angiographically Equivocal Left Main Coronary Artery 
Stenosis." Circulation 120:1505-1512 
7. Hau KW. (2006). "Routine Pressure-Derived Fractional Flow 
Reserve Guidance: From diagnostic to Everyday Practice". J 
Invasive Cardiol, 18(15):240-245. 
8. Huỳnh Ngọc Long & và CS. (2003). "Kết quả nong mạch vành 
qua da tại Viện Tim thành Phố Hồ Chí Minh 9/2001 - 8/2003". 
Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, số 36 Supplement 31:123. 
9. Iguchi T, Hasegawa T & Nishimura S. (2013). "Impact of lesion 
length on functional significance in intermediate coronary 
lesions". Clin Cardiol 36 (33): 172-177. 
10. Legalery P & Schiele F. (2005). "One-year outcome of patients 
submitted to routine fractional flow reserve assessment to 
determine the need for angioplasty." European Heart Journal, 
26, 2623–2629. 
11. Leone AM, De Caterina AR, Basile E, Gardi A, Laezza D, 
Mazzari MA, et al. (2013). "Influence of the amount of 
myocardium subtended by a stenosis on fractional flow 
reserve". Circ Cardiovasc Interv, 6(1):29-36. 
12. Levine GN, Bates ER & Blankenship JC. (2011). "2011 
ACCF/AHA/SCAI Guideline for Percutaneous Coronary 
Intervention: A Report of the American College of Cardiology 
Foundation/American Heart Association Task Force on 
Practice Guidelines and the Society for Cardiovascular 
Angiography and Interventions ". Circulation. , 124:e574-e651 
13. Muller O & Mangiacapra F. (2011). "Long-Term Follow-Up 
After Fractional Flow Reserve–Guided Treatment Strategy in 
Patients With an Isolated Proximal Left Anterior Descending 
Coronary Artery Stenosis." J Am Coll Cardiol Intv 4:1175–
1182. 
14. Nguyễn Cửu Lợi & và CS. (2003). "Kết quả bước đầu can 
thiệp động mạch vành tại bệnh viện Trung Ương Huế." Tạp 
chí Tim Mạch Học Việt Nam, số 36 Supplement 31:115-117. 
15. Phạm Gia Khải. (2004). "Tình hình can thiệp động mạch vành 
tại Việt nam". Hội nghị tim mạch về stent phủ thuốc. 
16. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt, Trương Quang Bình, 
et al. (2011). "Nghiên Cứu Quan Sát Điều Trị Bệnh Nhân 
Nhập Viện Do Hội Chứng Động Mạch Vành Cấp". Tạp Chí 
Tim Mạch Học Việt Nam, Số 58; 12 - 25. 
17. Phạm Việt Tuân, Phạm Mạnh Hùng & Việt., N. L. (2008). "Tìm 
hiểu đặc điểm mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú 
tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 5 năm (2003-
2007)". Trường Đại học Y Hà Nội. 
18. Pijls NH, Kern MJ, Yock PG & De Bruyne B. (2000). "Practice 
and potential pitfalls of coronary pressure measurement ". 
Cath cardiovasc Intervent 49; 41-16. 
19. Pijls NH. (1997). "Coronary pressure ". Kluwer Academic 
Publisher. 
20. Pijls NHJ, van Son JAM, Kirkeeide RL & et al. (1993). 
"Experimental basis of determining maximum coronary, 
myocardial, and collateral blood flow by pressure 
measurements for assessing functional stenosis severity before 
and after percutaneous transluminal coronary angioplasty. " 
Circulation 87:1354–1367. 
21. Sun LJ, Mi L, Cui M, et al. (2012). "Correlation between 
fractional flow reserve and quantitative coronary parameters 
in intermediate lesions". Heart 98:E211 
22. Thomas M. (2009). "How to do FFR and interpret 
measurement" European Interventional Cardiology Fellows 
Course, 4th 
23. Tonino PAL & Eindhoven. (2009). "FFR in Multivessel 
disease". TCT 2009, San Francisco. 
24. Tonino PAL, De Bruyne B, & Pijls NHJ, (2009). "Fractional 
Flow Reserve versus Angiography for Guiding Percutaneous 
Coronary Intervention". N Engl J Med 360:213-324. 
25. Topol EJ, Ellis SG, Cosgrove DM, et al. (1993). "Analysis of 
coronary angioplasty practice in the United States with an 
insurance-claims data base " Circulation, 87(85):1489-1497. 
26. Weerayut N & Damras T. (2007). "The Correlation Between 
Fractional Flow Reserve and Quantitative Coronary 
Angiography in Atherosclerotic Heart Disease Patients with 
Moderately Stenotic Coronary Arteries." ASEAN HEART 
JOURNAL Vol. 15 No.12. 
Ngày nhận bài báo: 18/04/2014 
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/04/2014 
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ung_dung_ky_thuat_do_phan_suat_du_tru_luu_luong_m.pdf