Nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain để ngăn chặn tấn công thư rác

TÓM TẮT

Trên thực tế có nhiều kỹ thuật dùng để ngăn chặn các cuộc tấn công thư rác (spam email), tuy

nhiên hầu hết chưa phương pháp nào có thể ngăn chặn triệt để vì kẻ tấn công ngày càng có các kỹ

thuật tinh vi hơn. Trong bài báo này nhóm tác giả tập trung nghiên cứu ứng dụng của công nghệ

Blockchain trong việc giảm thiểu và ngăn chặn các cuộc tấn công spam email sử dụng thuật toán

SAGABC (Spam Attack Guard Algorithm Using BlockChain) thông qua thực nghiệm mô phỏng

chứng minh tính hiệu quả. Kết quả cho thấy, với các trường hợp người dùng sử dụng SAGABC để

gửi hoặc nhận email, tỉ lệ bị tấn công thư rác giảm xuống rõ rệt so với cách gửi nhận truyền thống.

pdf 8 trang phuongnguyen 5280
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain để ngăn chặn tấn công thư rác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain để ngăn chặn tấn công thư rác

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain để ngăn chặn tấn công thư rác
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 208(15): 161 - 167 
 Email: jst@tnu.edu.vn 161 
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN 
ĐỂ NGĂN CHẶN TẤN CÔNG THƯ RÁC 
Lê Hoàng Hiệp1*, Trần Thị Yến2, Đỗ Đình Lực1, 
Nguyễn Văn Vũ2, Nguyễn Văn Trung2, Trần Ngọc Trường3
1Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên, 
2Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, 
3Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Trên thực tế có nhiều kỹ thuật dùng để ngăn chặn các cuộc tấn công thư rác (spam email), tuy 
nhiên hầu hết chưa phương pháp nào có thể ngăn chặn triệt để vì kẻ tấn công ngày càng có các kỹ 
thuật tinh vi hơn. Trong bài báo này nhóm tác giả tập trung nghiên cứu ứng dụng của công nghệ 
Blockchain trong việc giảm thiểu và ngăn chặn các cuộc tấn công spam email sử dụng thuật toán 
SAGABC (Spam Attack Guard Algorithm Using BlockChain) thông qua thực nghiệm mô phỏng 
chứng minh tính hiệu quả. Kết quả cho thấy, với các trường hợp người dùng sử dụng SAGABC để 
gửi hoặc nhận email, tỉ lệ bị tấn công thư rác giảm xuống rõ rệt so với cách gửi nhận truyền thống. 
Từ khóa: Blockchain; Ứng dụng Blockchain; Tiền mã hóa; Thư rác; Tấn công spam email 
Ngày nhận bài: 17/10/2019; Ngày hoàn thiện: 15/11/2019; Ngày đăng: 27/11/2019 
STUDY TO APPLYING BLOCKCHAIN TECHNOLOGY 
FOR PREVENTING OF SPAM EMAIL 
Le Hoang Hiep
1*
, Tran Thi Yen
2
, Do Dinh Luc
1
, 
Nguyen Van Vu
2
, Nguyen Van Trung
2
, Tran Ngoc Truong
3 
 1University of Information and Communication Technology – TNU, 
2Nam Dinh University of Technology Education, 
3Thai Nguyen Industrial College 
ABSTRACT 
In fact, there are many techniques used to prevent spam attacks, but most have not been able to 
prevent them completely because attackers are getting more sophisticated techniques. In this 
paper, the authors focus on studying the application of Blockchain technology in reducing and 
preventing email spam attacks using SAGABC algorithm through simulation experiments to prove 
the effectiveness. The results showed that, for the case of users using SAGABC (Spam Attack 
Guard Algorithm Using BlockChain) to send or receive email, the rate of spam attacks decreased 
significantly compared to the traditional way of sending and receiving. 
Keywords: Blockchain; Blockchain application; Cryptocurrencies; Spam; Email spam attack 
Received: 17/10/2019; Revised: 15/11/2019; Published: 27/11/2019 
* Corresponding author. Email: lhhiep@ictu.edu.vn 
Lê Hoàng Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 161 - 167 
 Email: jst@tnu.edu.vn 162 
1. Giới thiệu 
Thư rác, thư linh tinh, hay còn dược dùng 
dưới tên là spam (Stupid Pointless Annoying 
Messages) hay spam mail, là các thư điện tử 
vô bổ thường chứa các loại thông tin không 
có ích, thậm chí còn có hại cho người dùng 
như thông tin quảng cáo, email đính kèm 
virus, thông tin nhạy cảm,đôi khi, nó dẫn 
dụ người nhẹ dạ, tìm cách đọc số thẻ tín dụng 
và các tin tức cá nhân của họ được gửi một 
cách vô tội vạ và nơi nhận là một danh sách 
rất dài gửi từ các cá nhân hay các nhóm người 
và chất lượng của loại thư này thường thấp. 
Spam email là một trong các phương thức của 
các cuộc tấn công DDoS (Distributed Denial 
of Service), là một trong những thách thức an 
ninh phổ biến nhất mà cả cá nhân và các tổ 
chức, doanh nghiệp phải đối mặt trong việc 
đảm bảo an toàn thông tin của họ. Cụ thể hơn 
Phishing là một phương thức lừa đảo nhằm 
giả mạo các tổ chức có uy tín như ngân hàng, 
trang web giao dịch trực tuyến và các công ty 
thẻ tín dụng để lừa người dùng chia sẻ thông 
tin tài chính như: tên đăng nhập, mật khẩu 
giao dịch, những thông tin nhạy cảm khác của 
họ. Phương thức tấn công này còn có thể cài 
phần mềm độc hại vào thiết bị của người 
dùng. Chúng thực sự là mối quan ngại lớn 
nếu người dùng chưa có kiến thức về kiểu tấn 
công này hoặc thiếu cảnh giác về nó. 
Đặc điểm chính của phương thức tấn công 
spam email đó là: nhúng một liên kết trong 
một email chuyển hướng người dùng tới một 
trang web không an toàn và yêu cầu người 
dùng cung cấp những thông tin nhạy cảm; Giả 
mạo địa chỉ người gửi trong một email để 
xuất hiện như một nguồn đáng tin cậy và yêu 
cầu thông tin nhạy cảm; Đặt một Trojan (mã 
độc) thông qua một tập tin đính kèm trong 
email hoặc quảng cáo những thứ (mà kẻ xâm 
nhập mong muốn) được gửi vào hòm thư của 
người dùng. Từ đó, kẻ xâm nhập có thể khai 
thác lỗ hổng và có được thông tin nhạy cảm. 
Tấn công DDoS thông qua spam mail là một 
dạng của tấn công DDoS. Ở dạng này, 
Attacker (kẻ tấn công) thâm nhập vào mạng 
bằng một chương trình được đính kèm vào 
spam mail. Sau khi khởi chạy file đính kèm 
đó, nguồn tài nguyên của Mail Server sẽ bị 
cạn kiệt dần bởi một số lượng lớn mail từ các 
máy khác trong Domain gửi đến gây ra hiện 
tượng từ chối dịch vụ DoS. Kẻ tấn công đã 
tạo ra các spam mail vượt qua được bộ lọc 
spam và chuyển spam mail ấy tới hộp thư của 
người dùng [1]. 
Hình 1. Minh họa Spam Email Attack 
Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu, đưa ra 
nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn việc bị tấn 
công spam email. Tuy nhiên sự sáng tạo của 
con người gần như vô hạn, đó là khi người 
gửi email spam (Spammer) luôn luôn tìm ra 
được cách mới để có thể tiến hành thực hiện 
thành công việc chuyển hay gửi các spam 
email tới hộp thư của người dùng cho dù 
người dùng có mong muốn hay không. 
Trong bài báo này sẽ tập trung nghiên cứu, 
phân tích các ứng dụng của công nghệ 
Blockchain như một kỹ thuật [2] nhằm hạn chế 
hoặc ngăn ngừa các cuộc tấn công spam email. 
2. Cơ sở xây dựng giải thuật SAGABC 
2.1. Khởi đầu 
Một email chính thống (không phải spam 
email) có thể được nhận một cách bình 
thường từ máy chủ. Tuy nhiên, một số địa chỉ 
email được sử dụng để spam lại có thể bị từ 
chối, do đó chỉ có một phần của thư rác gửi đi 
từ Spammer có thể đến được mục tiêu (nơi 
nhận). Trong phương pháp được trình bày ở 
trong thuật toán này, bất kỳ người gửi thư 
(Sender) nào muốn gửi một email đi đều phải 
trả một chi phí, chi phí này được gọi là tiền 
điện tử (Cryptocurrency). Nếu email đó đến 
được người nhận một cách chính xác, lệ phí 
đó sẽ được hoàn trả lại cho người gửi. Những 
người gửi email chính thống (phục vụ cho 
công việc) sẽ trả một ít chi phí, tuy nhiên 
những kẻ gửi thư rác (Spammer) sẽ phải trả 
chi phí nhiều hơn mới có thể thực hiện được 
Lê Hoàng Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 161 - 167 
 Email: jst@tnu.edu.vn 163 
một spam email (hay spam attack). Với 
phương pháp này sẽ làm giảm các cuộc tấn 
công spam email bởi lý do như đã nói, đó là 
kẻ tấn công sẽ phải trả nhiều chi phí cho các 
cuộc tấn công spam mail (vì số lượng mail rất 
lớn). Kỹ thuật này gọi là “Spam Attack Guard 
Algorithm Using BlockChain” (gọi tắt là 
thuật toán SAGABC). 
2.2. Thuật ngữ liên quan 
Bởi vì tiền điện tử là một khái niệm tương đối 
mới, do đó trong bài báo này cần chỉ ra một 
số khái niệm, thuật ngữ có liên quan tới 
nghiên cứu này [3]: 
+ Blockchain: hay cuốn sổ cái (chuỗi khối), 
là một hệ thống cơ sở dữ liệu có chứa thông 
tin, được dùng để lưu trữ thông tin trong các 
khối (block) thông tin được liên kết với nhau 
(chain). Cuốn sổ cái (tệp) này không được lưu 
trữ trong một máy chủ trung tâm như trong 
một ngân hàng hoặc trong một trung tâm dữ 
liệu mà ngược lại được phân phối trên toàn 
thế giới thông qua một mạng lưới các máy 
tính ngang hàng với vai trò lưu trữ dữ liệu và 
thực thi các tính toán. Mỗi máy tính này đại 
diện cho một node của mạng lưới Blockchain 
và mỗi node đều có một bản sao của tệp sổ 
cái này. Đồng thời cho phép truyền tải dữ liệu 
một cách an toàn bằng một hệ thống mã hóa 
phức tạp và được mở rộng theo thời gian. 
Công nghệ Blockchain tương đồng với cơ sở 
dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ sở 
dữ liệu. 
Hình 2. Mô tả cấu trúc của công nghệ Blockchain 
+ Cryptocurrency: hay tiền mã hóa là một tài 
sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như 
là một trung gian trao đổi mà sử dụng mật mã 
để đảm bảo các giao dịch của nó, để kiểm 
soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác 
minh việc chuyển giao tài sản. Tiền ảo được 
phân loại như là một tập con của các loại tiền 
kỹ thuật số và cũng được phân loại là một tập 
con của các loại tiền tệ thay thế và các loại 
tiền ảo. Bitcoin được tạo ra trong năm 2009, 
là tiền mã hoá đầu tiên. Kể từ đó, nhiều loại 
tiền mã hóa khác đã được tạo ra. Chúng 
thường được gọi là altcoin, viết tắt của đồng 
tiền thay thế. 
+ Wallet: Bởi vì các loại tiền điện tử như 
Bitcoin, Ethereum, Litecoin, ... đều tồn tại 
dưới dạng kỹ thuật số, cho nên khi muốn lưu 
trữ hay sử dụng chúng cần phải có một ví lưu 
trữ riêng, hay còn gọi là ví tiền điện tử. Ví 
trong Blockchain là một phương tiện lưu trữ 
tiền điện tử. Bất cứ ai cũng có thể tự do tạo ví 
miễn phí. Ví được coi là một cơ chế để quản 
lý tiền điện tử. 
+ Wallet account: tài khoản ví là một ID 
dùng để xác định (nhận dạng) một ví cá nhân 
của người dùng. Người dùng quản lý tiền điện 
tử của họ thông qua tài khoản ví. 
+ Transaction: là một bản ghi xác thực việc 
gửi/giao dịch tiền mã hóa từ tài khoản ví của 
người này tới tài khoản ví của người khác và cần 
có sự xác thực bằng khóa (key) trong giao dịch. 
+ Mining (máy đào): Khi một Transaction 
mới được tạo ra bởi một Wallet, nó có thể tạo 
offline rồi sau đó truyền tải lên Bitcoin 
Network khi Wallet online (giống như ta viết 
thư bỏ vào bao thư ở nhà, rồi sau đó mang thư 
đến mạng lưới chuyển phát bưu điện). 
Transaction cần phải được Confirm (xác nhận 
hợp lệ) trước khi được đưa vào Block bởi các 
máy Mining, các máy Mining có thể là máy vi 
tính, máy điện thoại, hoặc loại máy chuyên 
dụng  sử dụng tài nguyên của nó (CPU 
hoặc GPU) thực hiện các phép toán để xác 
minh các dữ liệu của Transaction. Các máy 
Mining tổng hợp đủ số lượng các Transaction 
vào một Block, sau đó nó sẽ thực hiện việc dò 
tìm ra một chuổi Hash thỏa mãn Difficulty 
Target (độ khó mục tiêu) mà mạng lưới quy 
Lê Hoàng Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 161 - 167 
 Email: jst@tnu.edu.vn 164 
định tại thời điểm đó, việc này gọi là Proof-
of-work (bằng chứng làm việc). Sau khi tìm 
được chuỗi Hash thỏa mãn Difficulty Target, 
Block đó được xem là Mined (đã được đào), 
và đưa Block đó vào Blockchain. 
2.3. Thiết lập hệ thống, giải thuật 
SAGABC kết hợp với một tài khoản email 
được liên kết với một tài khoản ví điện tử 
nhằm ngăn ngừa tấn công spam email. Hiểu 
đơn giản, một email client (email khách) sẽ có 
một hoặc nhiều tài khoản email. Một tài 
khoản ví điện tử sẽ được gán với một hoặc 
nhiều tài khoản email bởi thuật toán SAGABC. 
Email client kết hợp với một tài khoản email 
sẽ được thiết lập với một tài khoản ví điện tử. 
Hệ thống SAGABC bao gồm các thành phần sau: 
- Cryptocurrency: Mail Send Coin (MSC) là 
một trong những loại tiền điện tử được triển 
khai bởi SAGABC. MSC không phải là mã 
thông báo tiền tệ mà là một loại mã thông báo 
hữu ích. Bất cứ ai sử dụng SAGABC cũng có 
thể sử dụng các loại tiền điện tử hiện có. 
- Mailers (máy gửi): Trong SAGABC, một 
chức năng mở rộng (add-on) của Mailer nói 
chung được thực hiện: 
- Hàm quản lý tài khoản (account 
management function): Như được hiển thị 
trong Hình 3, hàm quản lý tài khoản trích xuất 
các tài khoản ví đó không chỉ tương ứng với 
tài khoản email của chủ sở hữu mà còn tương 
ứng cho một tài khoản email đích. 
Hình 3. Trích xuất tài khoản ví 
- Hàm yêu cầu xem liệu MSC đã được thanh 
toán chưa: hàm này thẩm định một 
Blockchain về việc liệu MSC có được thanh 
toán từ ví điện tử phía bên gửi hay không. Bất 
kỳ dữ liệu đã thu thập từ các kết quả tham 
chiếu như vậy sẽ được lưu trữ trong hàm này. 
- Hàm sắp xếp (sorting function): Hàm này 
đánh giá xem email có phải là thư rác hay không 
theo số lượng MSC đã trả để gửi chúng đi và sắp 
xếp chúng vào một thư mục email spam. 
- Hàm chuyển tiền (remittance function): 
Hàm chuyển tiền là hàm thanh toán MSC hoạt 
động từ tài khoản ví tương ứng đến chủ sở 
hữu tài khoản email mà có liên hệ với tài 
khoản ví tương ứng với đích đến (nơi nhận) 
tài khoản email. 
- Hàm xác nhận (validation function): lần 
đầu tiên email được gửi đến người nhận mới, 
hàm này xác thực tài khoản ví tương ứng với 
tài khoản email đích. Sau đó, người gửi thư sẽ 
kiểm tra tài khoản ví được liên kết và xác 
định xem họ đã gửi phí MSC cho người nhận 
chưa. Máy nhận thư kết nối tài khoản ví được 
thiết lập với máy gửi thư tùy thuộc vào danh 
tính của tài khoản ví gửi và số tiền phù hợp 
của MSC đã được thanh toán. Máy gửi thư 
sau đó gửi phí MSC vào tài khoản ví nhận. 
- Hàm khai thác (mining function): nếu 
MSC trả tiền không đủ, người dùng có thể bổ 
sung bằng cách khai thác (đào coin) các giao 
dịch MSC mà người dùng khác đã phát hành. 
Một người gửi thư rác cũng có thể bổ sung 
MSC theo cách tương tự, nhưng chi phí nhiều 
nhiều hơn cho một người dùng bất hợp pháp 
để làm như vậy. 
2.4. Thủ tục (Procedure) cần tuân thủ khi 
cả máy gửi và máy nhận sử dụng thuật 
toán SAGABC: 
a. Sending mailers (máy gửi): 
Hình 4. Xác thực tài khoản ví 
Như được hiển thị trong Hình 4, khi một 
người gửi thư gửi email, nó phát hành một số 
lượng giao dịch nhất định để gửi MSC vào tài 
khoản ví tương ứng với tài khoản email đích. 
Lê Hoàng Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 161 - 167 
 Email: jst@tnu.edu.vn 165 
b. Receiving mailers (máy nhận): 
Máy nhận thư xác định xem một bức thư 
email là thư rác dựa trên số lượng MSC đính 
kèm và sắp xếp thư rác vào thư mục thư rác. 
Máy nhận thư sau đó sẽ tự động quyết định 
hoàn phí MSC đã trả tùy theo mức độ mà 
email đã được xử lý. Nếu tin nhắn bị xóa hoặc 
được sắp xếp vào thư mục thư rác, phí MSC 
đã trả phí sẽ không được hoàn lại. Tuy nhiên, 
nếu tin nhắn (email) không được xử lý trong 
một khoảng thời gian nhất định, số tiền phí 
MSC đã thanh toán có thể được hoàn trả vào 
tài khoản ví. 
c. Mining (máy đào): 
Các giao dịch đã phát hành được ghi lại ở 
phần đầu của Blockchain bởi một miner. Tất 
cả các thực thi liên quan đến giao dịch sau đó 
được kết thúc. 
2.5. Thủ tục (Procedure) cần tuân thủ khi 
máy gửi hoặc máy nhận không sử dụng 
thuật toán SAGABC: 
a. Khi chỉ có máy gửi sử dụng SAGABC: máy 
gửi có thể xác định máy nhận có sử dụng 
SAGABC hay không dựa vào hàm xác thực 
(Validation function). Trong trường hợp này, 
máy gửi có thể gửi một email thông thường 
mà không phải trả phí giao dịch MSC. 
b. Khi chỉ có máy nhận sử dụng SAGABC: 
Máy nhận có thể xác định máy gửi có sử dụng 
MSC hay không dựa vào hàm yêu cầu xem 
liệu MSC đã được thanh toán chưa. Nếu máy 
gửi không sử dụng SAGABC, máy nhận sẽ biết 
điều này dựa vào hàm quản lý tài khoản 
(Account management function). Trong trường 
hợp này, máy nhận giải quyết các tin nhắn đến 
như email bình thường sẽ không thể xác thực 
được đó có phải là thư rác hay không. 
c. Khi máy gửi và máy nhận đều không sử 
dụng SAGABC: trong trường hợp này email 
được gửi và nhận sẽ sử dụng phương pháp 
truyền thống như thông thường. 
2.6. Dự đoán trước hiệu lực của một cuộc 
tấn công Spam: 
Khi sử dụng thuật toán SAGABC, người gửi 
email phải đồng thời gửi một khoản phí MSC 
đến ví nhận nếu muốn thực hiện gửi email. 
Trên thực tế, Spammer luôn gửi một lượng 
lớn các thư rác (spam email) khi đó sẽ phải 
mất tổng chi phí MSC lớn tương ứng. Chính 
điều này sẽ gây khó khăn khiến Spammer 
không thể gửi spam email. Khi các email 
thông thường được nhận một cách chính xác, 
người gửi email này (không phải Spammer) 
sẽ không mất phí MSC của họ. Ngay cả khi 
phí MSC biến mất, họ vẫn có thể phục hồi bởi 
máy đào (Mining). Bằng cách này người sử 
dụng SAGABC sẽ hạn chế nhận được thư rác. 
3. Thực nghiệm mô phỏng 
Trong phần này sẽ tập trung xác minh việc 
sử dụng giải thuật SAGABC có thể ngăn 
chặn tấn công spam dựa trên việc mô phỏng 
minh họa. Việc mô phỏng này sẽ không bao 
gồm người gửi email mà không sử dụng 
SAGABC [4], [5], [6]. 
3.1. Mô hình thực nghiệm: 
Như trong hình 5 hiển thị các kế hoạch mô phỏng. 
(1). Thiết lập ban đầu (Initial setting): số 
lượng người sử dụng SAGABC được chỉ định 
là “N”. Giá trị ban đầu của MSC mà tất cả 
người dùng đang có được chỉ định là “M”. Số 
Spammer được chỉ định là “S” và số người 
dùng (người gửi email bình thường) được chỉ 
định là “N-S”. 
(2). Gửi email và MSC (Sending emails and 
MSCs): một người sử dụng SAGABC bình 
thường gửi một email và một MSC tới một 
địa chỉ được lựa chọn từ danh sách người 
dùng (ngoại trừ địa chỉ riêng của người dùng 
và địa chỉ của người gửi thư rác). Nếu người 
dùng bình thường không có bất kỳ MSC nào 
thì email không thể được gửi đến một địa chỉ 
đích bằng cách sử dụng SAGABC. 
(3). Hoàn trả (Refunds): Không có email nào 
đã gửi bởi người dùng bình thường (N-S) là 
thư rác. Chi phí 1 MSC đã gửi tới ví nhận 
được hoàn trả tới ví đã thiết lập với email 
người dùng. 
(4). Vòng lặp cho người dùng thông thường 
(Loop for genuine users): Mô phỏng thực 
Lê Hoàng Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 161 - 167 
 Email: jst@tnu.edu.vn 166 
hiện lặp lại kế hoạch (1), (2) và (3) bên trên 
cho (N-S). 
(5). Gửi email và MSC (Sending emails and 
MSCs): Một Spammer sử dụng SAGABC để 
gửi một tin nhắn spam và một MSC tới một 
địa chỉ được chọn từ danh sách người sử dụng 
khác (ngoại trừ địa chỉ riêng của Spammer. 
Nếu ví thiết lập với tài khoản của Spammer 
không có MSC thì Spammer không thể gửi 
được tin nhắn spam). 
(6). Hoàn trả (Refunds): bất kỳ email nào 
được gửi bởi Spammer thì được coi là thư rác, 
do đó MSC mà Spammer đã gửi đến ví nhận 
thì sẽ không được hoàn trả. 
(7). Lợi nhuận (Profit): Spammer kiếm được 
lợi nhuận b thông qua xác suất p trên mỗi tin 
nhắn rác đã gửi. Spammer thu được số tiền 
của MSC như nhau thông qua lợi nhuận b 
kiếm được từ mining. 
(8).Vòng lặp gửi spam (Loop for sending 
spam): thực nghiệm mô phỏng lặp kế hoạch 
(5), (6) và (7) với số lần là T. Trong đó, T 
được chọn ngẫu nhiên từ các số tự nhiên thỏa 
mãn 0T < N. Cụ thể là mỗi Spammer sẽ gửi T 
lần tin nhắn rác đến một tài khoản email 
ngoại trừ tài khoản email của chính họ và 
không bị chồng chéo đơn vị thời gian cho mỗi 
lần gửi. 
Hình 5. Kế hoạch cho thực nghiệm mô phỏng 
(9).Vòng lặp cho Spammer (Loop for 
Spammer): thực hiện lặp các kế hoạch từ (5) 
đến (8) cho tất cả Spammer. 
(10). Vòng lặp trong đơn vị lần (Loop in unit 
time): các kế hoạch từ (2) đến (9) được coi là 
một đơn vị thời gian (t) và được lặp lại. 
3.2. Tham số mô phỏng 
Trong mô phỏng này, các tham số được thiết 
lập như sau: N=10.000 (M ⊂ 980, 1000, 
1020), (S ⊂ 300, 500, 700). Xác suất phân 
phối P của lợi nhuận G được tính như sau: 
P = 1000 x (C)
(-X) 
Trong đó hằng số C là (27) và (X) là số 
phân phối đồng nhất ngẫu nhiên thỏa mãn 0 
< X <330. 
3.3. Kết quả thực nghiệm 
Mô phỏng này được thực hiện 100 lần cho 
một trong ba loại giá trị ban đầu của MSC, 
thỏa mãn S = 500. Hình 6 cho thấy sự thay 
đổi của mức trung bình trong mỗi 100 lần 
chạy từ ba điều kiện (M ⊂ 980, 1000, 1020). 
Trục ngang của hình cho biết đơn vị thời gian 
t. Trục dọc của hình biểu thị tỷ lệ spam cho 
tất cả các email đã được gửi. 
Hình 6 cũng cho thấy tỷ lệ thư rác đối với tất 
cả các email được gửi giảm một cách rõ ràng 
mặc dù tốc độ giảm này khác nhau cho một 
trong ba loại giá trị ban đầu của MSC. 
Hình 6. Kết quả mô phỏng (M ⊂ 980, 1000, 1020) 
Mô phỏng tiếp theo được thực hiện 100 lần 
cho một trong ba số Spammer, thỏa mãn (M = 
1000) như Hình 7 cho thấy sự thay đổi của 
giá trị trung bình thông qua một trên 100 mô 
phỏng với ba điều kiện (S ⊂ 300, 500, 700). 
Lê Hoàng Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 161 - 167 
 Email: jst@tnu.edu.vn 167 
Hình 7 cũng cho thấy tỷ lệ spam đối với tất cả 
các email được gửi giảm một cách rõ ràng, 
mặc dù tốc độ giảm này khác nhau cho một 
trong số ba loại lợi nhuận mà Spammer thu 
về. 
Hình 7. Kết quả mô phỏng (S ⊂ 300, 500, 700) 
4. Kết luận 
Kết quả mô phỏng cho thấy SAGABC có thể 
ngăn chặn thư rác một cách hiệu quả hơn các 
phương pháp ngăn chặn thư rác truyền thống. 
Bởi vì việc ngăn chặn thư rác diễn ra trong cả 
máy chủ gửi và bộ lọc của máy chủ nhận. 
Hơn nữa cũng có những lợi thế khác biệt 
trong việc sử dụng SAGABC như sau: 
- Ngay cả khi máy chủ gửi của người dùng 
giống như của Spammer, SAGABC có thể ngăn 
chặn tấn công spam vì SAGABC xác định xem 
một email là thư rác hoặc có tính hợp pháp hay 
không trong mỗi tài khoản email. 
- Ngay cả khi Spammer chuyển sang một máy 
chủ gửi khác, SAGABC sẽ ngăn ngừa 
Spammer thực hiện điều này trừ khi Spammer 
mua lại MSC. 
- Vì email đến (nhận được) được trả phí 
MSC bởi ví của người gửi, máy chủ nhận và 
máy nhận không cần xem xét tới nội dung 
của một email như vậy sẽ có một lượng tải 
(workload) nhỏ. 
- Người gửi email có sự đảm bảo rằng những 
tin nhắn sẽ không bị phân loại giống như thư 
rác miễn là có sự trả phí MSC. 
Kết quả mô phỏng cho thấy rằng tấn công 
spam sẽ giảm xuống khi người dùng gửi email 
sử dụng SAGABC khi đó sẽ có sự bảo toàn như 
một công cụ bảo vệ.SAGABC đã tạo ra những 
bất lợi cho Spammer, Spammer đương nhiên sẽ 
không sử dụng nó. Tuy nhiên, với người dùng 
thông thường muốn đảm bảo rằng các email mà 
họ nhận được đã trả phí MSC thì luôn là email 
thật, không phải spam email. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Jae Yeon Jung, Emil sit, “An empirical study 
of spam traffic and the use of DNS Black Lists”, 
ACM SIGCOMM Internet Measurement 
Conferences 2010, Melbourne, Australia, pp. 370-
375, 2010. 
[2]. A. K. M. Meera, “Cryptocurrencies From 
Islamic Perspectives: The Case Of Bitcoin”, 
Buletin Ekonomi Moneter Dan Perbankan, Vol. 
20, No. 4, pp. 443-460, 2018. 
[3]. Keizer SoZe, Cryptocurrencies and 
Blockchain Technology, Sabi Shepherd Ltd, USA, 
2017. 
[4]. Calton Pu, Steve webb, “Observed trends in 
spam construction techniques: A case study of 
spam evolution”, CEAS 2006, California, USA, 
pp. 104-112. 
[5]. Dhinaharan Nagamalai, Cynthia.D, Jae 
Kwang Lee, “A Novel Mechanism to defend 
DDoS Attacks caused by spam”, International 
Journal of Smart Home, Vol. 1, No. 2, pp 83-96, 
2007. 
[6]. J. Herbert and A. Litchfield, “A Novel 
Method for Decentralised Peer-to-peer Software 
License Validation Using Cryptocurrency 
Blockchain Technology”, ACSC 2015, Sydney-
Australia, Vol. 27. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 168 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ung_dung_cong_nghe_blockchain_de_ngan_chan_tan_co.pdf