Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano từ tính NiFe2O4 bằng phương pháp đồng kết tủa
ật liệu nano spinel NiFe2O4 được tổng hợp
bằng phương pháp đồng kết tủa thông qua giai
đoạn thủy phân các cation Fe(III) và Ni (II) trong
nước sôi. Kết quả phân tích bằng các phương pháp
DTA/TGA/DrTGA, XRD, SEM, TEM, VSM cho
thấy các tinh thể NiFe2O4 hình thành sau khi nung
kết tủa ở 700 oC trong 2 giờ có cấu trúc lập
phương với kích thước 30–50 nm; Mr=1,06 emu/g;
Ms=14,94 emu/g; Hc=61,57 Oe và tăng dần theo
nhiệt độ nung mẫu.
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano từ tính NiFe2O4 bằng phương pháp đồng kết tủa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano từ tính NiFe2O4 bằng phương pháp đồng kết tủa
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 Trang 137 Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano từ tính NiFe2O4 bằng phương pháp đồng kết tủa Nguyễn Anh Tiến Nguyễn Tiến Đạt Trường Đại học Sư phạm TP. HCM (Bài nhận ngày 10 tháng 12 năm 2015, nhận đăng ngày 21 tháng 11 năm 2016) TÓM TẮT Vật liệu nano spinel NiFe2O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa thông qua giai đoạn thủy phân các cation Fe(III) và Ni (II) trong nước sôi. Kết quả phân tích bằng các phương pháp DTA/TGA/DrTGA, XRD, SEM, TEM, VSM cho thấy các tinh thể NiFe2O4 hình thành sau khi nung kết tủa ở 700 oC trong 2 giờ có cấu trúc lập phương với kích thước 30–50 nm; Mr=1,06 emu/g; Ms=14,94 emu/g; Hc=61,57 Oe và tăng dần theo nhiệt độ nung mẫu. Từ khóa: vật liệu nano, NiFe2O4, tính chất từ, phương pháp đồng kết tủa MỞ ĐẦU Trong số vật liệu từ, vật liệu ferite có cấu trúc spinel dạng MFe2O4 (M=Zn, Mn, Co, Ni) đang được nghiên cứu nhiều do có độ từ thẩm cao, độ bão hòa từ và điện trở tương đối lớn, thích hợp cho các thiết bị hoạt động ở tần số cao vì giảm được sự mất mát năng lượng bởi dòng Fuco, tăng tuổi thọ thiết bị [1–5]. Các đặc trưng về tính chất từ và điện của spinel ferite phụ thuộc vào thành phần hóa học, sự phân bố các cation, kích thước hạt và cả phương pháp điều chế. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về thuộc tính từ của ferite, mà điều này chỉ có thể thực hiện hoặc bằng cách điều chỉnh kích thước hạt hoặc biến đổi nồng độ của các pha từ cứng và từ mềm trong vật liệu thông qua dop thêm các nguyên tố khác [4–5] hoặc phủ trên nền SiO2 [6]. Để chế tạo vật liệu từ có kích thước hạt nhỏ các tác giả thường sử dụng phương pháp hóa ướt như phương pháp thủy nhiệt, phương pháp sol-gel, sol-gel đồng tạo phức hay đốt cháy gel với ưu điểm là các tiền chất phân bố đồng đều, nhiệt độ nung thiêu kết thấp dẫn đến kích thước hạt giảm. Tuy nhiên, tổng hợp vật liệu nano spinel theo các phương pháp này đòi hỏi phải khảo sát nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đơn pha tinh thể spinel như nhiệt độ, thời gian nung, tỉ lệ mol chất tạo gel/ion kim loại, nhiệt độ tạo gel, giá trị pH của môi trường, v.v. [1-6]. Các công việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, sự thêm chất hữu cơ tạo gel để đốt cháy sản phẩm có thể sẽ không loại bỏ triệt để vụn carbon khi đốt cháy ở nhiệt độ thấp, gây ảnh hưởng không tốt đến các tính chất từ của vật liệu tổng hợp được. Vật liệu nano NiFe2O4 cũng được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa từ dung dịch hỗn hợp muối NiCl2 và FeCl3 trong dung dịch ammoniac ở nhiệt độ phòng [7] và trong dung dịch ammoniac ở nhiệt độ phòng đến giá trị pH=11, sau đó hệ được nâng nhiệt nhanh lên 80 °C [8]. Tuy nhiên, ở pH=11 kết tủa nicken (II) hidroxide sẽ tạo phức tan với ammoniac theo phương trình phản ứng: Ni(OH)2↓ + 6NH3 → [Ni(NH3)6](OH)2 (1) Do đó không thể kết tủa hoàn toàn hidroxide Ni(II) bằng dung dịch ammoniac [9]. Để đảm bảo đúng tỉ lệ mol Ni2+:Fe3+ =1:2 trong thành phần kết tủa, cần khảo sát các tỉ lệ mol khác nhau giữa Ni2+ và Fe 3+ theo hướng tăng nồng độ mol Ni2+ trong Science & Technology Development, Vol 19, No.T6-2016 Trang 138 tiền chất, nghĩa là tỉ lệ Ni2+:Fe3+ > 1:2 và định lượng các ion Ni2+ và Fe3+ bằng các phương pháp phân tích phù hợp. Tuy nhiên, thực nghiệm vấn đề này không hề đơn giản. Trong công trình này, phương pháp đồng kết tủa đơn giản thông qua giai đoạn thủy phân từ từ các cation Ni(II) và Fe(III) trong nước sôi trước, sau đó để nguội rồi mới cho tác nhân kết tủa là dung dịch KOH 5 % để tổng hợp và nghiên cứu các đặc trưng cấu trúc và tính chất từ của vật liệu nano NiFe2O4. Lượng KOH thêm vào được tính trước để kết tủa hết các cation Ni(II) và Fe(III) (thử dung dịch nước lọc bằng phenolphtalein). Bằng phương pháp đơn giản này, nhóm tác giả đã tổng hợp thành công một số hệ vật liệu nano từ tính perovskite LnFeO3 (Ln=La, Y) [10–13]. Việc thủy phân từ từ các cation Ni(II) và Fe(III) trong nước sôi trước rồi để nguội sẽ tạo thành kết tủa bền và hạn chế sự lớn lên về kích thước hạt so với khi kết tủa ở nhiệt độ phòng [10–11]. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Hóa chất và dụng cụ Các hóa chất được sử dụng là Fe(NO3)3.9H2O, Ni(NO3)2.6H2O, KOH đều có độ tinh khiết phân tích, giấy lọc băng xanh, nước cất. Các muối Fe(NO3)3.9H2O và Ni(NO3)2.6H2O được trộn theo tỉ lệ mol Ni2+:Fe3+ =1:2 và hòa tan vào nước trước khi tiến hành kết tủa. Cốc thủy tinh chịu nhiệt dung tích 100 mL, 250 mL, 500 mL, pipet, buret, máy khuấy từ gia nhiệt, con cá từ, bếp điện, lò nung gia nhiệt, chén nung, tủ sấy. Phương pháp thực nghiệm Nhỏ từ từ dung dịch nước chứa hỗn hợp muối Ni(NO3)2 và Fe(NO3)3 với số mol thích hợp vào một cốc nước đang sôi trên máy khuấy từ. Sau khi cho hết hỗn hợp muối thì tiếp tục đun sôi thêm 5 phút. Lúc này hệ thu được có màu nâu đỏ và không đổi màu khi để nguội đến nhiệt độ phòng. Sau đó cho từ từ dung dịch KOH 5 % vào hệ thu được ở trên, khuấy đều kết tủa thu được trong khoảng 30 phút. Lọc kết tủa trên máy hút chân không, rửa bằng nước cất nhiều lần rồi đem phơi khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Kết tủa phơi khô được nghiền mịn rồi đem nung trong môi trường áp suất không khí ở các nhiệt độ khác nhau để kiểm tra sự hoàn thiện việc kết tinh và tạo pha đồng nhất, tốc độ nung 10 º/phút. Phương pháp nghiên cứu Để xác định nhiệt độ nung thích hợp cho sự tạo đơn pha spinel NiFe2O4, mẫu được tiến hành phân tích nhiệt trên máy DGT-60H (Hãng Shimadzu Nhật Bản) trong môi trường không khí khô với tốc độ nâng nhiệt 10 º/phút, nhiệt độ tối đa 1100 ºC. Giản đồ nhiễu xạ tia X được ghi trên máy D8- ADVANCE (Đức) với bức xạ CuKα (λ=0,154056 nm), 2θ=20–70 º, bước đo 0,03 º/s. Ảnh vi cấu trúc và hình thái học được chụp bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên máy FESEM S4800 HITACHI (Nhật Bản) và kính hiển vi điện tử truyền (TEM) trên máy JEM-1400 (Nhật Bản). Các đặc trưng từ tính của mẫu được nghiên cứu ở nhiệt độ phòng bằng từ kế mẫu rung (VSM- Vibrating Sample Magnetometer) trên máy MICROSENE EV11 (Nhật Bản), thực hiện ở nhiệt độ phòng. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả phân tích nhiệt (Hình 1) cho thấy độ hụt khối khi nung mẫu từ nhiệt độ phòng đến 1100 o C là ~34,4 %, cao hơn 6,2 %. So với tính toán từ phương trình tỉ lượng là 28,2 %; sự sai lệch đó có thể là do mẫu kết tủa hút ẩm khi để ngoài không khí. Quá trình mất khối lượng xảy ra nhanh trong khoảng nhiệt độ từ 50 ºC ~ 400 ºC (thể hiện độ dốc rõ nét qua đường TGA), đồng thời xuất hiện liên tiếp ba pic thu nhiệt ở 74,62 ºC; 158,12 ºC; 263,74 ºC được cho là do mẫu mất nước do hút ẩm, nhiệt phân các hiđroxide Ni(II) và Fe(III) [9]. Từ khoảng 400 ºC trở đi, sự mất khối lượng mẫu là không TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 Trang 139 đáng kể (~6,4 %) là do các hiđroxide Ni(II), Fe(III) tiếp tục bị nhiệt phân hoàn toàn tạo thành các oxide NiO và Fe2O3 tương ứng; sự mất khối lượng của mẫu kết tủa hầu như kết thúc ở khoảng ~700 ºC, do đó chọn nhiệt độ nung mẫu bắt đầu từ 700 ºC để kiểm tra sự hình thành đơn pha spinel NiFe2O4 bằng phương pháp XRD. Kết quả thể hiện qua Hình 2. Hình 1. Giản đồ DTA-TGA-DrTGA của mẫu kết tủa Hình 2. Giản đồ XRD của các mẫu NiFe2O4 sau khi nung 700 ºC, 800 ºC, 900 ºC (t=2 h) Science & Technology Development, Vol 19, No.T6-2016 Trang 140 Hình 2 cho thấy mẫu kết tủa sau khi nung ở các nhiệt độ 700 oC, 800 oC và 900 oC trong 2 giờ chỉ thu được đơn pha spinel NiFe2O4 có cấu trúc lập phương, các pic thu được ở cùng một vị trí góc 2θ như nhau đối với cả ba mẫu đều trùng nhau và trùng với các pic chuẩn NiFe2O4 trong ngân hàng phổ (số phổ 00-003-0875-Nickel Iron Oxide- NiFe2O4-Cubic). Tuy nhiên, khi nhiệt độ nung mẫu tăng thì đỉnh pic nhiễu xạ cao hơn, độ rộng chân pic hẹp hơn và kích thước tinh thể tính theo công thức Scherrer cũng lớn hơn: d700=27,39 nm; d800=33,45 nm; d900=37,67 nm. Quan sát mẫu kết tủa sau khi nung bằng phương pháp SEM và TEM cho thấy các hạt nano NiFe2O4 thu được có kích thước và hình dạng tương đối đồng đều (kích thước dao động trong khoảng 30-50 nm). Tuy nhiên các hạt liên kết với nhau tạo thành các chùm hạt hoặc thể liên tinh kéo dài. Điều này rất có thể ảnh hướng đến tính chất từ của vật liệu. Hình 3. Ảnh SEM của mẫu vật liệu sau khi nung ở 700 oC và 800 ºC (2 h) Hình 4. Ảnh TEM của mẫu vật liệu sau khi nung 700 ºC (2 h) TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 Trang 141 Hình 5. Đường cong từ trễ của mẫu vật liệu NiFe2O4 sau nung ở các nhiệt độ khác nhau Hình 6. Đồ thị biến thiên các đặc trưng từ tính của vật liệu nano NiFe2O4 theo nhiệt độ nung Các đặc trưng từ tính của mẫu vật liệu nano NiFe2O4 như từ độ bão hòa (Ms), độ từ dư (Mr) và lực kháng từ (Hc) ở nhiệt độ phòng đều tăng dần theo chiều tăng nhiệt độ nung mẫu (Hình 5, 6). Giá trị từ độ bão hòa đều ở trong khoảng 14,94-24,36 emu/g; độ từ dư 1,06–4,81 emu/g; trong khi lực kháng từ 61,57 – 198,3 Oe. Sự tăng lực kháng từ và độ từ dư là do tăng trường bất đẳng hướng khi kích thước tinh thể tăng, do đó làm tăng năng lượng của các bức tường đômen [14]. Còn sự tăng giá trị từ độ bão hòa khi kích thước tinh thể tăng có thể giải thích dựa vào công thức [15]: Ms(D)=Mr(V)[1-β/D] Trong đó: Ms(D) – từ độ bão hòa của mẫu với kích thước trung bình là D; Mr(V)- từ độ bão hòa trong vật liệu khối; β- hằng số đặc trưng cho sự thay đổi từ độ trên một đơn vị chiều dài và cho biết nếu kích thước hạt tăng thì từ độ bão hòa tương ứng tăng theo. Mặc dầu độ từ dư tăng khi nhiệt độ nung mẫu tăng nhưng các giá trị thu được đều nhỏ hơn rất nhiều so với các công bố [1, 3, 14], trong khi các đặc trưng Ms và Hc lệch nhau không đáng kể. Do đó vật liệu nano NiFe2O4chế tạo được trong trường hợp này thuộc loại vật liệu từ mềm, có thể được sử dụng để làm giảm tổn hao dòng xoáy trong các thiết bị điện tử. 61.5 7 156. 83 198. 37 0 50 100 150 200 250 700 800 900 Lực kháng từ Hc Hc (Oe) t(oC) 14.9 4 17.5 1 24.3 6 0 5 10 15 20 25 30 7 0 0 8 0 0 9 0 0 Độ từ bão hóa Ms Ms (emu/g) t(oC) 1.06 2.82 4.81 0 1 2 3 4 5 6 700800900 Độ từ dư Mr Mr(emu/g) t(oC) Science & Technology Development, Vol 19, No.T6-2016 Trang 142 KẾT LUẬN Bằng phương pháp đồng kết tủa thông qua giai đoạn thủy phân các cation Fe(III) và Ni (II) trong nước sôi với tác nhân kết tủa là dung dịch KOH 5 % đã tổng hợp vật liệu nano NiFe2O4 kích thước 30–50 nm. Các giá trị đặc trưng từ tính Mr, Ms, Hc của mẫu vật liệu nano NiFe2O4 tăng dần theo nhiệt độ nung mẫu. Synthesis of nanosized magnetic NiFe2O4 material by a coprecipitation method Nguyen Anh Tien Nguyen Tien Dat HCM City Pedagogical University ABSTRACT Nanosized NiFe2O4 spinel material has been synthesized by the coprecipitation method by hydrolysis of Ni(II) and Fe (III) cations in boiling water. The DTA/TGA, XRD, SEM, TEM, VSM results showed that NiFe2O4 crystals formed after calcinating at 700 o C for 2 h exhibited the cubic structure, with the size of 30-50 nM. Mr, Ms and Hc values were 1.06 emu/g, 14.94 emu/g and 61.57 Oe, respectively. The crystal size significantly increased with increasing calcination temperature. Keywords: nanomaterial, NiFe2O4, magnetic properties, coprecipitation method TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. V.Đ. Ngọ, Tổng hợp ferit MFe2O4 (M= Ni, Co) bằng phương pháp hóa ướt, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và từ tính, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ, MS, 101–09–RD (2009). [2]. L.M. Đại, N.T.T. Loan, Nghiên cứu tổng hợp CoFe2O4 kích thước nanomet bằng phương pháp đốt cháy gel, Tạp chí Hóa học, 4, 404– 408 (2010). [3]. Y. M. Angari, Magnetic properties of La- substituted NiFe2O4 via egg-white precursor route, Journal of Magnetism and Magnetic Materials, 323, 1835-1839 (2011). [4]. M.N. Ashiq, S. Saleem, M.A. Malana, R. Anis Ur, Physical, electrical and magnetic properties of nanocrystalline Zn-Ni doped Mn-ferrite synthesized by the co-precipitation method, Journal of Alloys and Compounds, 486, 640– 644 (2009). [5]. S. Singhal, K. Chandra, Cation distribution and magnetic properties in chromium-substituted nickel ferrites prepared using aerosol route, Journal of Solid State Chemistry, 180, 296–300 (2007). [6]. V.Đ. Ngọ, N.S. Lương, P.V. Tường, Tổng hợp CoFe2O4 cấp hạt nano trong nền SiO2 bằng phương pháp sol-gel, nghiên cứu cấu trúc và từ tính của chúng, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý Sinh, 1, 8–11 (2009). [7]. S.S. Yattinahalli, S.B. Kapatkar, N.H. Ayachit, S.N. Mathad, Synthesis and Structural Characterizationof Nanosized Nickel Ferrite, International Journal of Self-Propagating High-Temperature Synthesis, 3, 147–150 (2013). [8]. C.A. Rodríguez-González, N. Domínguez- Ruiz, P.E. García-Casilla, J.F. Hernández-Paz, M. Ramos-Murillo, H. Camacho-Montes, R.C. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 Trang 143 Ambrosio-Lazaro, Synthesis and Characterization of nickel ferrite (NiFe2O4) nanoparticles with silver addition for H2S gas detectors, Sensor & Transducers Journal, 15, 35–41, (2012). [9]. V.Đ. Độ, T.T. Nguyệt, Hóa học vô cơ, quyển 2. Các nguyên tố d và f., NXB Giáo dục Việt Nam (2010). [10]. A.T. Nguyen, I.Ya. Мittova, O.V. Almjasheva, S.A. Kirillova, V.V. Gusarov, Influence of the preparation condition on the size and morphology of nanocrystalline lanthanum orthoferrite, Glass Physics and Chemistry, 6, 756–761 (2008). [11]. A.T. Nguyen, I. Ya. Mittova, O.V. Almjasheva, Influence of the synthesis conditions on the particle size and morphology of yttrium orthoferrite obtained from aqueous solutions, Russian Journal of Applied Chemistry, 11, 1915–1918 (2009). [12]. A.T. Nguyen, O.V. Almjasheva, I.Ya. Mittova, O.V. Stognei, S.A. Soldatenko, Synthesis and magnetic properties of YFeO3 nanocrystals, Inorganic Materials, 11, 1304–1308 (2009). [13]. A.T. Nguyen, M.V. Knurova, T.M. Nguyen, V.O. Mittova, I. Ya. Mittova, Synthesis and the study of magnetic characteristics of nano La1- xSrxFeO3 by co-precipitation method, Nanosystems: Physics, Chemistry, Mathematics, 5, 692–702 (2014). [14]. S. Singhal, J. Singh, S.K. Barthwal, K. Chandra, Preparation and characterization of nanosize nickel-substituted cobalt ferrite Co1- xNixFe2O4, Journal of Solid State Chemistry, 178, 3183–3189 (2005). [15]. H. Xu, H. Yang, Magnetic properties of YIG doped with cerium and gadolinium ions, Journal of Materials Sciense: Materials in Electronics, 7, 589–593 (2008).
File đính kèm:
- nghien_cuu_tong_hop_vat_lieu_nano_tu_tinh_nife2o4_bang_phuon.pdf