Nghiên cứu tối ưu hóa kết cấu tàu vỏ thép sử dụng kết hợp phương pháp mặt cắt vàng và tìm kiếm trực tiếp
TÓM TẮT
Trong thiết kế kết cấu tàu vỏ thép hiện nay thường tính theo quy phạm, người thiết kế thường giả thiết trước các kích
thước của kết cấu và tiến hành kiểm tra theo các yêu cầu. Phương pháp này tuy nghiêm ngặt nhưng kết cấu thân tàu được
thiết kế chưa ở dạng tối ưu. Trên cơ sở kết hợp phương pháp mặt cắt vàng và thuật toán tìm kiếm trực tiếp, bài báo trình
bày kết quả nghiên cứu thiết kế tối ưu kết cấu tàu vỏ thép nhằm tiết kiệm vật liệu, giảm trọng lượng kết cấu qua đó có thể
nâng cao tính năng hàng hải của tàu.
Từ khóa: tối ưu hóa, mặt cắt vàng, tìm kiếm trực tiếp, kết cấu tàu, tối ưu kết cấu
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tối ưu hóa kết cấu tàu vỏ thép sử dụng kết hợp phương pháp mặt cắt vàng và tìm kiếm trực tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tối ưu hóa kết cấu tàu vỏ thép sử dụng kết hợp phương pháp mặt cắt vàng và tìm kiếm trực tiếp
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 46 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA KẾT CẤU TÀU VỎ THÉP SỬ DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP MẶT CẮT VÀNG VÀ TÌM KIẾM TRỰC TIẾP OPTIMIZATION OF STEEL SHIP STRUCTURES BY COMBINING THE GOLDEN SECTION SEARCH METHOD AND DIRECT SEARCHING AlGORITHM Phạm Bá Linh1 Ngày nhận bài: 25/6/2014; Ngày phản biện thông qua: 26/8/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẮT Trong thiết kế kết cấu tàu vỏ thép hiện nay thường tính theo quy phạm, người thiết kế thường giả thiết trước các kích thước của kết cấu và tiến hành kiểm tra theo các yêu cầu. Phương pháp này tuy nghiêm ngặt nhưng kết cấu thân tàu được thiết kế chưa ở dạng tối ưu. Trên cơ sở kết hợp phương pháp mặt cắt vàng và thuật toán tìm kiếm trực tiếp, bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế tối ưu kết cấu tàu vỏ thép nhằm tiết kiệm vật liệu, giảm trọng lượng kết cấu qua đó có thể nâng cao tính năng hàng hải của tàu. Từ khóa: tối ưu hóa, mặt cắt vàng, tìm kiếm trực tiếp, kết cấu tàu, tối ưu kết cấu ABSTRACT In the structural design, steel ship structures are now commonly calculated by rules of norm. Designers usually predefi ne the sizes of the structure and conduct the verifi cation according to the requirements. This method is strict, but the designed structure is nonoptimal shape. Base on the golden section method and direct searching algorithm, the structural optimality of steel ship can be found in order to save materials, reduce structural weight as well as to improve the performance of maritime vessels. Keywords: optimization, golden section, direct searching, structural optimality 1 ThS. Phạm Bá Linh: Khoa Xây dựng – Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tối ưu hóa kết cấu là một trong những bài toán quan trọng trong quá trình thiết kế tàu thủy. Hiện nay, kết cấu thân tàu chủ yếu được tính chọn theo các yêu cầu của Quy phạm đóng tàu hiện hành [2]. Thực tế nhận thấy, việc tính theo Quy phạm tuy thường phải chấp nhận tốn kém vật liệu và tăng trọng lượng của tàu vì bản thân kết cấu chưa ở dạng hợp lý nhất. Chính vì thế, các Quy phạm tính kết cấu thân tàu hiện nay đều cho phép và khuyến khích người thiết kế tính chọn lại kích thước các kết cấu thân tàu theo các phương pháp mới, trên cơ sở đảm bảo độ bền với chi phí vật liệu là ít nhất. Thiết kế tối ưu kết cấu không chỉ cho phép tiết kiệm vật liệu, hạ giá thành sản phẩm mà còn cho phép nâng cao các tính năng hàng hải của tàu, chẳng hạn như cải thiện tốc độ nhờ giảm bớt trọng lượng tàu [4]. Bài toán tối ưu nói chung được phát biểu như sau [3,8,9]: Tìm tập hợp các giá trị X = (x1, x2, , xn) để sao cho hàm số Z= f(x1, x2, , xn) đạt cực trị, đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: (i = 1 ÷ n) (1) Trong đó, hàm Z gọi là hàm mục tiêu, điều kiện (1) là hệ gồm nhiều hàm ràng buộc. Riêng đối với bài toán tối ưu hóa kết cấu, hàm mục tiêu Z có thể là trọng lượng, giá thành, thời gian chế tạo của kết cấu. Các hàm ràng buộc có thể là về độ bền, độ cứng, độ ổn định hoặc điều kiện cân bằng, ximin, ximax là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biến thiết kế, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 47 có thể là chiều dày; chiều cao sống chính; sống phụ; xà dọc mạn; chiều dày tôn vỏ trong; vỏ ngoài; tôn hông. Khi đó, tập hợp giá trị X = (x1, x2,..., xn) thỏa mãn tất cả điều kiện ràng buộc gọi là một nghiệm, trong đó nghiệm làm hàm Z đạt cực trị (cực đại hay cực tiểu) là nghiệm tối ưu. Miền tập hợp tất cả nghiệm gọi là miền nghiệm hay không gian biến thiết kế [3]. Các phương pháp tối ưu hóa hiện tại có thể được chia thành ba nhóm: phương pháp tìm kiếm (Heuristic methods), phương pháp quy hoạch toán học (Mathematical programming models) và các thuật toán tối ưu dựa trên nền tảng của sự tiến hóa [5]. Nhóm phương pháp tìm kiếm (Phương pháp khung, phương pháp độ dốc, phương pháp gradient ) xuất phát từ một nghiệm ban đầu từ đó tìm kiếm các nghiệm cho giá trị hàm mục tiêu tốt hơn trên cơ sở phân tích các hàm ràng buộc. Nhóm này yêu cầu phải có hàm ràng buộc tường minh và thường chỉ cho nghiệm tối ưu cục bộ, tốc độ hội tụ phụ thuộc nhiều vào nghiệm ban đầu [1, 3,8,9, 5]. Nhóm phương pháp quy hoạch toán học (Phương pháp đồ thị, phương pháp đơn hình,) phù hợp cho bài toán tối ưu tuyến tính, đối với bài toán tối ưu hóa phi tuyến nhóm này chủ yếu cho nghiệm tối ưu cục bộ. Cũng như nhóm phương pháp tìm kiếm, nhóm này yêu cầu phải có hàm ràng buộc tường minh [3,8,9]. Nhóm các thuật toán dựa trên nền tảng tiến hóa (giải thuật di truyền - GA, tiến hóa - DA, mô phỏng quá trình ủ - SA) có ưu điểm không cần các hàm ràng buộc tường minh nhưng để tìm được nghiệm tối ưu toàn cục thì cần số lần lặp rất lớn, thông thường nhóm phương pháp này được dùng để lựa chọn nghiệm gần với nghiệm tối ưu và dùng nghiệm đó làm nghiệm ban đầu cho các phương pháp khác [8, 6]. Trong bài toán thiết kế kết cấu tàu thông thường phải lựa chọn các thông số của kết cấu để thỏa mãn độ bền chung và độ bền cục bộ theo yêu cầu Quy phạm, ở nghiên cứu này tập trung vào tối ưu kết cấu theo độ bền chung của thân tàu. Đối với bài toán này việc tìm một hàm ràng buộc tường minh rất khó khăn và không khả thi, như vậy để xác định các thông số tối ưu cho kết cấu chỉ có nhóm phương pháp dựa trên nền tảng tiến hóa. Ngoài ra cũng có thể cho thử tất cả các phương án đầu vào (thuật toán tìm kiếm trực tiếp), từ đó phân tích kết cấu và tìm ra nghiệm tối ưu. Đây không phải là phương pháp tối ưu nên khối lượng tính toán lớn, thời gian tính toán rất lâu nhưng nó cho phép tìm ra nghiệm tối ưu toàn cục và không cần hàm ràng buộc tường minh. Như vậy, để giảm thời gian tính toán, tăng tốc độ hội tụ cần phải cải tiến thuật toán này. Nghiên cứu kết hợp phương pháp mặt cắt vàng (là một thuật toán dùng để tìm nghiệm hàm một biến) với thuật toán tìm kiếm trực tiếp vào việc giải bài toán tối ưu kết cấu tàu vỏ thép sẽ cho phép tìm ra nghiệm tối ưu nhanh chóng, từ đó giải quyết bài toán tối ưu hóa kết cấu tàu trong thời gian nhanh hơn với độ chính xác cao nhất. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượ ng nghiên cứ u Đố i tượ ng nghiên cứ u là thiết kế kết cấu tối ưu đảm bảo độ bền chung của tàu chở hàng rời 2000 DWT do Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (CNTT) Nha Trang đóng năm 2001 theo quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép TCVN 6952 : 1997 và được đăng kiểm Việt Nam kiểm duyệt [2, 7]. 2. Phương phá p nghiên cứ u 2.1. Phương pháp phân tích kết cấu Hiện nay có hai nhóm phương pháp để xác định được độ bền chung của vỏ tàu dưới tác dụng của mô men uốn dọc. Nhóm phương pháp thứ nhất là xác định trực tiếp (Phương pháp Caldwell, phương pháp phần tử hữu hạn phi tuyến) và nhóm còn lại là xác định bằng phân tích tăng dần (Phương pháp ISUM, phương pháp Smith) [11-14]. Phương pháp xác định trực tiếp là phương pháp tính toán xác định ứng suất trong từng phần tử của kết cấu và so sánh với ứng suất cho phép của vật liệu, nhóm phân tích tăng dần xuất phát từ biến dạng của kết cấu và cho kết cấu biến dạng tăng dần cho đến khi bị phá hủy từ đó xác định tải trọng gây biến dạng lớn nhất mà kết cấu đó có thể đáp ứng. Tiêu biểu cho nhóm phương pháp thứ hai là phương pháp nổi tiếng của Smith [14]. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã công bố về việc đánh giá độ bền chung của tàu bằng phương pháp Smith và phương pháp này đã được đăng kiểm IACS chấp nhận [10], vì vậy, trong quá trình tính toán tối ưu, nghiên cứu sử dụng phương pháp Smith để phân tích kết cấu tàu để kiểm tra điều kiện ràng buộc của bài toán. 2.2. Mô hình tính Hình 1. Mặt cắt ngang giữa tàu 2000 DWT Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Hình 1 thể hiện mặt cắt ngang giữa tàu 2000 DWT với các thông số kích thước được cho trực tiếp trên hình vẽ. Thông số vật liệu như sau: Mô đun đàn hồi E = 207000 MPa; Hệ số Poisson n = 0.3; Ứng suất chảy sY = 297 MPa [7]. Mặt cắt ngang được phân chia thành 15 phần tử đánh số từ 1 đến 15, với vị trí và thông số kích thước của các phẩn tử như bảng 1. Bảng 1. Bảng thông số các phần tử của mặt cắt ngang Phần tử thứ Kích thước của phần tử Vị trí gốc phần tử Ghi chú Tấm Nẹp gia cường Phương y Phương z 1 1600* x1 FB (x5-x1-x2)/2*x3 0 0 Đối xứng 2 1600 *x1 FB (x5-x1-x2)/2*x4 1600 0 3 1600 *x1 FB (x5-x1-x2)/2*x4 3200 0 4 1343.6 *x1 FB (x5-x1-x2)/2*x4 4500 0 5 1338*x1 FB (900- x1)/2* x2 5400 750 6 1475*x1 T x7*x6/x9*x8 5400 2200 7 1600*x1 T x7*x6/x9*x8 5400 3700 8 1100*10 FB 850*x1 5400 5400 Góc 9 1900*10 L400*10/100*10 3200 5426.5 10 1600*8 T400*8/100*10 1600 5429.8 11 1600*8 T400*8/100*10 0 5431.7 Đối xứng 12 1600*x2 FB (x5-x1-x2)/2*x3 0 750 Đối xứng 13 1600*x2 FB (x5-x1-x2)/2*x4 1600 750 14 1450*x2 FB (x5-x1-x2)/2*x4 3200 750 15 1100*x2 FB (x5-x1-x2)/2*x4 4500 750 Trong mô hình trên, xem như kết cấu boong không đổi, các tham số của bài toán tối ưu chỉ bao gồm các kết cấu tôn vỏ ngoài, vỏ trong, sống chính, sống phụ và xà dọc mạn. 2.3 Liên kết biến thiết kế Có tất cả 9 biến thiết kế ở mô hình tính như trên, được đặt tên từ x1 đến x9 như sau x1: chiều dày tôn vỏ ngoài, x2: chiều dày tôn vỏ trong, x3: chiều dày sống chính, x4: chiều dày sống phụ, x5: chiều cao sống chính và sống phụ, x6: chiều dày bản bụng xà dọc mạn, x7: chiều cao bản bụng xà dọc mạn, x8: chiều dày bản cánh xà dọc mạn, x9: chiều cao bản cánh xà dọc mạn. Với số lượng biến này, bài toán trở nên cồng kềnh và thời gian tính toán lâu, do đó cần thiết phải liên kết các biến thiết kế lại để giảm số lượng biến [1, 3, 9]. Kết quả liên kết biến thiết kế như sau: - X1 là biến chiều dày tôn vỏ, bao gồm hai biến x1 và x2. Giá trị mà biến X1 nhận được là tổ hợp của hai biến con (ví dụ X1 = [10 8] là tôn vỏ ngoài có giá trị 10 mm và tôn vỏ trong có giá trị 8 mm. - X2 là biến sống dọc đáy, bao gồm ba biến x3, x4 và x5. Giá trị mà biến X2 nhận được là tổ hợp của ba biến con (ví dụ X2 = [12 10 750] là chiều dày sống chính, sống phụ và chiều cao có giá trị tương ứng 12,10 và 750 mm. Tuy nhiên để đảm bảo thể tích khoang hàng thì cố định giá trị biến x5, như vậy thực chất biến X2 chỉ bao gồm hai biến con là x3 và x4. - X3 là biến xà dọc mạn, bao gồm bốn biến x6, x7, x8 và x9. Giá trị mà biến X3 nhận được là tổ hợp của bốn biến con (ví dụ X3 = [10 100 8 250] là chiều dày, chiều cao bản bụng xà dọc mạn và chiều dày, chiều cao bản cánh xà dọc mạn có giá trị tương ứng 10,100, 8 và 250 mm. Trên cơ sở khảo sát các thông số của thép đóng tàu, xây dựng các bảng tiết diện tương ứng với các biến thiết kế đã liên kết [7]. 2.4. Xây dựng hàm mục tiêu Hàm mục tiêu trong nghiên cứu là trọng lượng của kết cấu, tuy nhiên theo chiều dài tàu, mặt cắt ngang kết cấu hầu như không thay đổi (Chỉ thay đổi ở phần mũi và phân đuôi tàu) và xem rằng vật liệu đóng tàu có trọng lượng riêng như nhau nên hàm mục tiêu trọng lượng kết cấu có thể chuyển thành diện tích của mặt cắt ngang khu vực giữa tàu. Như vậy hàm mục tiêu được xác định là: (2*) Để thuận tiện cho bài toán tối ưu ta sẽ viết lại theo các biến liên kết: (2) trong đó: ; ; Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49 2.5. Xây dựng hàm ràng buộc Hàm ràng buộc trong bài toán tối ưu hóa kết cấu là ràng buộc về độ bền, độ cứng, chuyển vị, ổn định Tuy nhiên theo phương pháp Smith, chủ yếu tập trung vào bài toán mất ổn định trong miền dẻo và khi đã đảm bảo ràng buộc về ổn định thì các ràng buộc về độ bền, độ cứng sẽ thỏa mãn [14]. Khi mô men uốn dọc tàu tác dụng vào mặt cắt ngang tăng dần thì góc xoay θ giữa hai mặt cắt ngang và ứng suất trên từng phần tử kết cấu cũng sẽ tăng lên. Với giá trị θ giữa hai mặt cắt ngang lớn nhất mà tất cả các phần tử vẫn đảm bảo điều kiện ổn định sẽ xác định được giá trị θ tới hạn mà tương ứng với nó là mô men lớn nhất mà mặt cắt ngang chịu được. Như vậy ứng với một mặt cắt ngang cụ thể thì sẽ xác định được một giá trị mô men uốn lớn nhất mặt cắt ngang đó có thể chịu được theo điều kiện ổn định. Do đó điều kiện ràng buộc được xác định theo công thức: (3) Trong đó MHog và MSag là mô men uốn lớn nhất mà mặt cắt ngang chịu được khi tàu nằm ở đỉnh sóng (Hogging condition) và đáy sóng (Sagging condition), các giá trị [M Hog ] và [M Sag ] là giá trị mô men uốn cho phép trong hai trường hợp tàu nằm ở đỉnh sóng và đáy sóng được tính theo quy phạm của tổ chức đăng kiểm IACS [10]. 2.6. Xây dựng thuật toán Bài toán tối ưu hóa kết cấu tàu vỏ thép thuộc lớp bài toán tối ưu hóa phi tuyến có ràng buộc, trong đó các hàm ràng buộc không thể xác định dưới dạng các hàm tường minh. Như đã phân tích ở trên, để tìm nghiệm tối ưu toàn cục có thể sử dụng các phương pháp thuộc nhóm dựa trên nền tảng tiến hóa. Nhóm phương pháp này xuất phát từ một quần thể ban đầu với hữu hạn số cá thể mà mỗi cá thể là một nghiệm của bài toán tối ưu. Sau các bài toán tử đột biến, lai ghép, chọn lọc, tái sinh sẽ tìm được một quần thể mới có các cá thể (là các nghiệm) có giá trị hàm mục tiêu bằng hoặc tốt hơn (cụ thể trong bài toán này là nhỏ hơn). Mỗi quần thể mới này được gọi là một thế hệ và nghiệm tối ưu toàn cục sẽ được xác định sau một số hữu hạn thế hệ. Tuy nhiên để đạt được nghiệm này thì số lần lặp rất lớn và trong thực tế thường chấp nhận sai số so với nghiệm tối ưu toàn cục để giảm khối lượng tính toán. Giải thuật này phù hợp cho việc tìm kiếm nghiệm sơ bộ, thu gọn không gian tìm kiếm để làm đầu vào cho các phương pháp khác hơn là tự thân nó tìm ra nghiệm tối ưu [8, 6, 15]. Với thuật toán tìm kiếm trực tiếp, chắc chắn cho nghiệm tối ưu toàn cục và nhược điểm khối lượng tính toán lớn sẽ được khắc phục bằng cách kết hợp với phương pháp mặt cắt vàng là phương pháp áp dụng cho trường hợp tìm nghiệm tối ưu của của hàm một biến. Nội dung thuật toán kết hợp trình bày ở hình 2. Hình 2. Sơ đồ thuật toán kết hợp Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Trong thuật toán kết hợp, bước kiểm tra nghiệm là bước phân tích kết cấu theo phương pháp Smith, ở bước này nếu thỏa mãn điều kiện ràng buộc thì phương án đưa vào kiểm tra là một nghiệm. Khi gán [X] = [X]min nếu phương án này là nghiệm có nghĩa là với các tiết diện bé nhất trong bảng tiết diện kết cấu vẫn đảm bảo độ bền. Như vậy có thể kết luận đây là nghiệm tối ưu của bài toán. Điều này xảy ra khi xây dựng bảng tiết diện đã sử dụng các tiết diện lớn hơn yêu cầu của kết cấu, do đó cần xây dựng lại bảng tiết diện với các tiết diện nhỏ hơn và quay lại bài toán tối ưu. Khi gán [X] = [X]max, nếu phương án này không phải là một nghiệm có nghĩa là với các tiết diện lớn nhất kết cấu cũng không đảm bảo độ bền. Lúc này cần xây dựng lại bảng tiết diện với các tiết diện lớn hơn và quay lại bài toán tối ưu. Trong trường hợp [X] = [X]min vô nghiệm và [X] = [X]max có nghiệm, tiến hành tính giá trị ZTB theo phương pháp mặt cắt vàng và dò tìm nghiệm trên các phương án có giá trị hàm mục tiêu Z = Z TB . Nếu tìm thấy nghiệm sẽ gán Z U = Z TB và ngược lại gán Z L = Z TB và quay lại tính Z TB theo phương pháp mặt cắt vàng. Điều kiện dừng của vòng lặp là khi ∆Z = Z U -Z L < [∆Z], tức là khi khoảng cách giá trị cận trên và cận dưới giá trị hàm mục tiêu xấp xỉ nhau. Sai số cho phép ∆Z càng nhỏ thì kết quả tối ưu càng chính xác. Bước dò tìm nghiệm là một thuật toán con, trong quá trình dò tìm, với mỗi phương án sẽ được kiểm tra nghiệm để xác định phương án đó có phải là nghiệm hay không. Thuật toán dò tìm nghiệm trình bày ở hình 3. Bắt đầu dò tìm từ X1 = X1min và X2= X2min, giá trị biến X3 được tính từ công thức 2 để đảm bảo phương án đang xét là phương án làm cho Z=ZTB. Tuy nhiên giá trị X3 theo tính toán là một giá trị biến không nằm trong bảng tiết diện đã xây dựng, cần phải hiệu chỉnh biến X3 bằng một giá trị gần nó nhất có trong bảng tiết diện. Sau mỗi phương án thay đổi các biến thiết kế cần phải kiểm tra điều kiện nghiệm. Nếu phương án đang xét không phải là nghiệm thì tăng giá trị X2 lên giá trị kế tiếp trong bảng tiết diện X2. Trong trường hợp X2 tăng đến X2>X2max mà vẫn chưa tìm thấy nghiệm sẽ tăng biến X1 lên giá trị kế tiếp trong bảng tiết diện X1. Chương trình dừng lại khi tìm thấy nghiệm (có nghiệm) hoặc khi cả X1 và X2 đạt giá trị lớn nhất mà vẫn không tìm thấy nghiệm (vô nghiệm). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thuật toán tìm kiếm trực tiếp, phương pháp kết hợp và phương pháp tiến hóa được lập trình bằng ngôn ngữ Matlab, cả ba chương trình này cùng được sử dụng để tính nghiệm tối ưu trên cùng một bộ thông số đầu vào (các bảng tiết diện). Kết quả tính toán tối ưu trình bày trong bảng 2. Hình 3. Sơ đồ thuật toán dò tìm nghiệm Bảng 2. Bảng so sánh kết quả tối ưu Thông số tối ưu (mm) Tên gọi Theo thực tế chế tạo Theo TT TK trực tiếp Kết hợp thuật toán chia đôi Kết hợp phương pháp mặt cắt vàng Tối ưu theo phương pháp tiến hóa x1/x2 Chiều dày tôn vỏ ngoài/ trong 10/10 9/ 9 9/9 9/ 9 9/9 x3/x4 Chiều dày tôn sống chính/phụ 12/10 16/13 16/13 16/13 16/15 x5 Chiều cao sống chính, sống phụ 750 750 750 750 750 x6/x7 Chiều dày/chiều cao bản bụng xà dọc mạn 8/250 8/200 8/200 8/200 8/300 x8/x9 Chiều dày/chiều cao bản cánh xà dọc mạn 10/100 10/150 10/150 10/150 8/100 S (mm2) Diện tích mặt cắt ngang (phần tối ưu) 367933 348657,7 348657,7 348657,7 350057,7 N (lần) Số lần phân tích kết cấu 121500 4526 3851 5801 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51 Do phương pháp tiến hóa có tính ngẫu nhiên, mỗi lần tính toán tối ưu có tốc độ hội tụ khác nhau nên nghiên cứu đã tính toán nhiều lần để tính kết quả trung bình. Mặt khác, nếu yêu cầu tìm ra nghiệm tối ưu toàn cục, chương trình sẽ tính rất lâu do đó trong nghiên cứu chấp nhận sai số 2% để giảm thời gian tính toán. Theo thuật toán tìm kiếm trực tiếp, đã xác định nghiệm tối ưu và tương ứng với nghiệm này là giá trị hàm mục tiêu (diện tích mặt cắt ngang) Z = 348657,7mm2. So sánh với tàu thực tế đã chế tạo (Z = 367933mm2) thì kết cấu sau khi tối ưu đã giảm 5,24 % diện tích mặt cắt ngang. Với phương pháp kết hợp thuật toán tìm kiếm trực tiếp với thuật toán chia đôi, đã xác định nghiệm tối ưu toàn cục hoàn toàn chính xác nhưng đã giảm số lần phân tích kết cấu từ 121500 lần xuống 4562 lần, tương ứng giảm 96,3%. Với phương pháp kết hợp mặt cắt vàng thuật toán tìm kiếm trực tiếp với phương pháp mặt cắt vàng, đã xác định nghiệm tối ưu toàn cục hoàn toàn chính xác nhưng đã giảm số lần phân tích kết cấu từ 121500 lần xuống 3851 lần, tương ứng giảm 96,8%. Với phương pháp tiến hóa, xác định nghiệm ứng với giá trị hàm mục tiêu Z=350057,7 mm2 là nghiệm tốt nhất trong quá trình tính, đây chưa phải là nghiệm tối ưu. Tuy nhiên nếu lựa chọn phương án này cũng sẽ giảm diện tích mặt cắt ngang được 4%. Số lần phân tích kết cấu so với thuật toán tìm kiếm trực tiếp giảm từ 121500 xuống 5810 lần, tương ứng giảm 95%. Tuy nhiên so với phương pháp kết hợp mặt cắt vàng, số lần phân tích kết cấu vẫn lớn hơn 1950 lần, tương ứng lớn hơn 33,6%. Mặt khác, phương pháp tối ưu tiến hóa có thời gian tính toán trung bình gấp ba lần thời gian tính theo phương pháp kết hợp. Sở dĩ thời gian tính toán kéo dài không tỷ lệ với số lần phân tích kết cấu là do có nhiều bước (mã hóa, đột biến, giải mã, lai ghép, chọn lọc) xen kẽ trong các lần phân tích kết cấu làm cho khối lượng tính toán tăng lên đáng kể. IV. KẾT LUẬN Kết hợp thuật toán tìm kiếm trực tiếp với phương pháp mặt cắt vàng cho phép tìm được nghiệm tối ưu toàn cục với số lần tính nhỏ nhất trong các phương pháp đã so sánh. Tiếp tục nghiên cứu thuật toán tiến hóa theo hướng sử dụng phương pháp này là nghiệm ban đầu cho các phương pháp khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Võ Như Cầu, 2003. Tính kết cấu theo phương pháp tối ưu. NXB Xây dựng. 2. Đăng kiểm Việt Nam, 1997. Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép TCVN 6952 : 1997. Hà Nội. 3. Lê Xuân Huỳnh, 2005. Tính toán kết cấu theo lý thuyết tối ưu. NXB Khoa học và kỹ thuật. 4. Phạm Bá Linh, 2014. Nghiên cứu tối ưu hóa kết cấu tàu vỏ thép sự dụng kết hợp thuật toán chia đôi và tìm kiếm trực tiếp. Tạp chí Khoa học - công nghệ Thủy sản, Số 1. 5. Phạm Hồng Luân, D.T.N., 2010. Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO (Ant colony optimization) tối ưu thời gian và chi phí xây dựng. Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 13, Q1. 6. Trần Minh, Nguyễn Quán Thăng, Hoàng Mạnh Khang, 2012. Giải bài toán tối ưu hoá kết cấu đuôi máy bay trực thăng bằng thuật toán tiến hóa. Học viện Kỹ thuật quân sự, Số 148. 7. Nhà máy đóng tàu Nha Trang, 2001. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu hàng 2000DWT. 8. Nguyễn Đình Thúc, 2009. Trí tuệ nhân tạo - lập trình tiến hóa. NXB Giáo Dục. 9. Nguyễn Viết Trung, 2003. Thiết kế tối ưu. NXB Xây dựng. Tiếng Anh 10. International Association of Classifi cation Societies IACS. 2010. 11. Caldwell, J.B., 1965. Ultimate Longitudinal Strength. Transaction of RINA, 107: 411-430. 12. Cho, S.R., Choi, B.W., and Frieze, P.A, 1998. Ultimate strength formulation for ship’s grillages under combined loadings. Proceeding of the 7th International Symposium on Practical Design of Ships and Mobile Units PRADS’98, Hague, 125-132. 13. International Ship and Offshore Structures Congress ISSC. Report of special task committee VI.2 (Ultimate hull girder strength). 2000. Nagasaki, Japan. 14. Smith, C.S., 1977. Infl uence of local compressive failure on ultimate longitudinal strength of ship’s hull. Proceeding of the International Symposium on Practical Design in Shipbuilding. 15. Uri Kirsch, Optimum structural design. New York, USA: McGraw – Hill Book Company.
File đính kèm:
- nghien_cuu_toi_uu_hoa_ket_cau_tau_vo_thep_su_dung_ket_hop_ph.pdf