Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thí nghiệm kéo gián tiếp đối với

hai tổ hợp mẫu than bùn có góc dị hướng α = 00 và α = 900. Kết quả cho thấy: cường độ

kháng kéo trong cả hai trường hợp đều có tính dị hướng. Tuy nhiên, trường hợp α = 900

có tính dị hướng lớn hơn so với trường hợp α = 00, hay nói cách khác, đặc trưng dị

hướng cường độ kháng kéo phụ thuộc vào góc tạo bởi mặt phân lớp và hướng gia tải.

pdf 8 trang phuongnguyen 2580
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp

Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4A (2018), tr. 71-78 
 71 
NGHIÊN CỨU TÍNH DỊ HƯỚNG ĐỘ BỀN CỦA THAN 
THÔNG QUA THÍ NGHIỆM KÉO GIÁN TIẾP 
Chu Việt Thức 
Trường Đại học Điện lực 
Ngày nhận bài 23/11/2018, ngày nhận đăng 25/01/2019 
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thí nghiệm kéo gián tiếp đối với 
hai tổ hợp mẫu than bùn có góc dị hướng α = 00 và α = 900. Kết quả cho thấy: cường độ 
kháng kéo trong cả hai trường hợp đều có tính dị hướng. Tuy nhiên, trường hợp α = 900 
có tính dị hướng lớn hơn so với trường hợp α = 00, hay nói cách khác, đặc trưng dị 
hướng cường độ kháng kéo phụ thuộc vào góc tạo bởi mặt phân lớp và hướng gia tải. 
1. Đăt vấn đề 
Cường độ kéo là một trong những chỉ tiêu cơ học được sử dụng rộng rãi để tính 
toán, phân tích, thiết kế các công trình trong lĩnh vực xây dựng. Trong quá trình thi công, 
chỉ tiêu này được dùng để đánh giá mức độ ổn định dài hạn hoặc ngắn hạn của công trình 
ngầm (metro, đường hầm giao thông, hầm mỏ, hố móng); khả năng khoan, cắt, khai 
đào, tách phá; khả năng áp dụng làm vật liệu xây dựng [1], [2]. 
Thí nghiệm kéo gián tiếp (nén tách hay còn gọi là thí nghiệm Brazil) được phát 
triển từ năm 1943 [3] và được Hội cơ học đá quốc tế (ISRM) công nhận là một trong 
những phương pháp được sử dụng để xác định độ bền kéo của đá hay các vật liệu dòn [4]. 
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là việc chuẩn bị mẫu tương đối đơn giản, 
quá trình thí nghiệm có thể được thực hiện ngay trên máy nén một trục, tức là nén mẫu 
hình trụ dọc theo đường sinh. 
Đặc tính dị hướng của đá nói chung và than nói riêng đã được một số tác giả thực 
hiện thông qua thí nghiệm nén đơn trục [5], [6], [7]. Thí nghiệm kéo gián tiếp để khảo sát 
đặc tính dị hướng cường độ đã được một số học giả nghiên cứu: Ramamurthy và cộng sự 
nghiên cứu sự ảnh hưởng đặc tính của modul đàn hồi, cường độ trong đá bị phân lớp [8]; 
Nasseri et al thông qua thí nghiệm để phân tích đặc tính dị hướng cơ học của biến dạng 
và cường độ trong đá phiến [9]; Cho et al sử dụng thí nghiệm nén đơn trục và thí nghiệm 
kéo tách để nghiên cứu các tham số đàn tính, dị hướng của cường độ trên các loại đá 
Gơnai (gneiss), đá phiến sét và đá diệp thạch [10]; Đinh Quốc Dân [11] thông qua 555 
mẫu thí nghiệm với 4 loại đá khác nhau nhằm đánh giá tính dị hướng của các loại đá 
khác nhau. Tuy vậy, các tác giả trên vẫn chưa phân tích sâu nguyên nhân dẫn đến sự dị 
hướng, mô tả mặt vỡ và chỉ mới thực hiện trên các loại đá mà chưa kể đến tính dị hướng 
ở than, đặc biệt là than ở độ sâu lớn. 
Các nghiên cứu đặc tính dị hướng độ bền đối với đá phân lớp nói chung đến nay 
tương đối phong phú. Tuy vậy, đối với than, đặc biệt là than nguyên khối ở độ sâu lớn 
vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ, nhất là ảnh hưởng của tính dị hướng đến các 
tính chất cơ học của than. 
Email: thuccv@epu.edu.vn 
Chu Việt Thức / Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp 
 72 
Trong bài báo này, tác giả thông qua các thí nghiệm kéo gián tiếp để làm sáng tỏ 
vấn đề trên, bổ sung thêm về lý luận cơ học đá nói chung, tính chất cơ học của than, đặc 
biệt than phân lớp ở độ sâu lớn nói riêng. 
2. Điều kiện thí nghiệm 
2.1. Lựa chọn và gia công mẫu 
 Mẫu than dùng trong thí nghiệm được lấy từ vỉa có độ sâu - 880 m thuộc mỏ 
Hoài Nam, tỉnh An Huy, Trung Quốc, được bảo quản ở nhiệt độ phòng đảm bảo khô ráo, 
sau đó mới được gia công để tạo thành mẫu. Quá trình gia công mẫu được tiến hành hết 
sức tỉ mỉ, tuân thủ quy trình gia công, chế tạo mẫu thí nghiệm [11]. Đầu tiên, dùng cưa 
tạo các mặt song song và vuông góc với mặt phân lớp, mài nhẵn, đánh bóng, sau đó dùng 
khoan ZS-100 khoan vuông góc và song song (0
0
 và 90
0
) với mặt phân lớp để lấy lõi 
khoan. Kiểm tra lại góc tạo bởi trụ mẫu và mặt phân lớp, sau đó tiến hành cắt và mài 
nhẵn lại toàn bộ các mẫu một lần nữa để đảm bảo mẫu có kích thước đồng đều theo tiêu 
chuẩn: ϕ50mm x 100mm. Số lượng mẫu cần gia công cho mỗi loại (một tổ hợp) là 5 mẫu. 
Các mẫu sau khi được gia công đều được đánh dấu quy ước để phân nhóm, tránh nhầm 
lẫn (hình 1.(a)). 
(a) (b) 
Hình 1: (a) - Mẫu thí nghiệm và đo đạc kiểm tra kích thước, (b) – Máy RMT-150C 
2.2. Thiết bị thí nghiệm 
Các thí nghiệm đều được thực hiện trên máy RMT - 150C tại Phòng thí nghiệm 
trọng điểm Quốc gia Trung Quốc, thuộc Viện Cơ học đất đá, Viện Hàn lâm Khoa học 
Trung Quốc, Phân viện Vũ Hán (hình 1.(b)). 
3. Thí nghiệm kéo gián tiếp với than có góc dị hướng khác nhau 
3.1. Phương pháp thí nghiệm 
Trong quá trình thí nghiệm, máy luôn vận hành ở chế độ khống chế chuyển vị dọc 
trục, tốc độ gia tải là 0.01mm/s. Thí nghiệm được thực hiện tuần tự theo nhóm, tổ hợp 
mẫu có góc dị hướng α = 900 (mặt phân lớp vuông góc với hướng gia tải) được thực hiện 
trước và tổ hợp mẫu có góc dị hướng α = 00 (mặt phân lớp song song với hướng gia tải) 
được thực hiện sau. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4A (2018), tr. 71-78 
 73 
1-Bàn nén; 2- Mẫu thí nghiệm; 3- Chèn; 4- Mặt phân lớp 
Hình 2: Sơ đồ biểu thị hướng gia tải với mặt phân lớp khác nhau 
3.2. Kết quả thí nghiệm 
Trong thí nghiệm kéo gián tiếp, cường độ kháng kéo là giá trị tải trọng tới hạn tại 
thời điểm mẫu bị phá hủy, được xác định bởi công thức: 
 2 / ( )t P DH (1) 
trong đó: 
t là cường độ kháng nén; P - tải trọng tới hạn; D - đường kính mẫu; H - chiều 
cao mẫu. 
 Kết quả thí nghiệm được thể hiện tại hình 3 và bảng 1. 
0.000 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
SPⅡ -1 SPⅡ -4
SPⅡ -5
SPⅡ -2
ε
L
 / (mm/mm)
σ
t /
 (
M
P
a
)
SPⅡ -3
0.000 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
SPⅠ -5
SPⅠ -3
SPⅠ -2
SPⅠ -1
σ
t /
 (
M
P
a
)
ε
L
 / (mm/mm)
SPⅠ -4
a. Hướng gia tải vuông góc 
với mặt phân lớp 
b. Hướng gia tải song song 
với mặt phân lớp 
Hình 3: Đường cong biểu thị quan hệ biến dạng ngang và cường độ kháng kéo của than 
Chu Việt Thức / Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp 
 74 
Bảng 1: Các tham số cơ học chủ yếu thu được thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp 
Mẫu 
Đường 
kính 
/(mm) 
Chiều 
cao 
/(mm) 
Mật độ Hướng 
gia tải so 
với mặt 
phân lớp 
Tải 
trọng 
tới hạn 
/(KN) 
Cường độ kháng 
kéo/(Mpa) Độ 
lệch 
chuẩn /(g∙cm-3) 
Giá trị 
đo 
Giá trị 
bình 
quân 
SP I -1 49,56 49,16 1,341 ∥ 1,979 0,517 
SP I -2 49,70 49,16 1,450 ∥ 2,848 0,742 
SP I -3 49,56 48,82 1,432 ∥ 3,675 0,967 0,761 0,330 
SP I -4 49,66 49,36 1,411 ∥ 2,872 0,746 
SP I -5 49,72 49,02 1,407 ∥ 3,197 0,835 
SP II -1 49,68 49,97 1,377 ⊥ 1,076 0,276 
SP II -2 49,46 48,75 1,406 ⊥ 5,011 1,323 
SP II -3 49,45 49,22 1,421 ⊥ 1,197 0,313 0,592 1,492 
SP II -4 49,62 48,88 1,405 ⊥ 1,010 0,265 
SP II -5 49,70 49,34 1,455 ⊥ 3,016 0,783 
 Qua số liệu thí nghiệm thu được trong bảng 1, ta có thể thấy: 
(1) Cường độ kháng kéo trong các trường hợp α = 900 và α = 00 đều có tính dị 
hướng nhất định, tuy nhiên mức độ dị hướng không giống nhau. Đối với trường hợp α = 
0
0 thì độ lệch chuẩn là 0,330, còn với trường hợp α = 900 thì độ lệch chuẩn là 1,492. Điều 
đó cho thấy mức độ dị hướng trong trường hợp mặt phân lớp vuông góc biểu hiện rõ rệt 
hơn so với trường hợp mặt phân lớp song song (lớn hơn 4,5 lần). 
(2) Cường độ kháng kéo trung bình trong trường hợp α = 900 và α = 00 lần lượt là 
0,761 và 0,592. Điều này cũng chứng tỏ rằng mức độ dị hướng trong trường hợp mặt 
phân lớp vuông góc biểu hiện rõ rệt hơn so với trường hợp mặt phân lớp song song. 
4. Phân tích kết quả thí nghiệm 
Như đã biết, tính chất cơ lý của than bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, 
trong bài báo này, tác giả chỉ phân tích đặc tính cơ lý của than được hình thành qua các 
phương diện: (1) Thông qua mặt vỡ điển hình của các mẫu bị phá hủy, thành phần và 
hàm lượng các cấu tạo thể hiện trên mẫu để phân tích; (2) Thông qua đặc trưng phân bố 
của các vết nứt trong mẫu, đồng thời xem xét tương quan giữa mối quan hệ thành phần, 
thể loại để tiến hành phân tích. 
4.1. Phân tích đặc trưng mặt vỡ của mẫu 
Qua quan sát bằng mắt thường mặt vỡ của mẫu ở trường hợp α = 900 ta thấy về 
tổng thể thành tạo và kiểu kết cấu của mỗi mẫu thí nghiệm có sự khác nhau rất lớn. Ví dụ, 
trên mặt vỡ của mẫu SP I - 3 (hình 4a), ta thấy có từ 6 ÷ 8 thấu kính than nhỏ có chiều 
rộng từ 1 ÷ 2 mm; có từ 3 ÷ 5 mặt gương bóng rộng khoảng 3 ÷ 5 mm; 2 đường mờ (than 
bùn) có độ rộng từ 6 ÷ 8 mm và rất nhiều hạt vật chất khác nằm xen kẽ tạo thành các kết 
cấu khác nhau. Còn khi quan sát trên mặt vỡ của mẫu SP I-5 (hình 4b) thấy có từ 3 ÷ 5 
lớp thấu kính than, mỗi lớp dày 3 ÷ 5 mm; có 3 mặt gương bóng có độ rộng từ 7 ÷ 
12mm. Hai loại này chủ yếu được xếp xen kẽ với nhau nhưng tương đối lộn xộn, không 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4A (2018), tr. 71-78 
 75 
theo quy luật cụ thể. Qua quan sát mặt vỡ hai mẫu trên ta thấy thành phần cấu tạo và cách 
thức phân bố của chúng có sự khác nhau rất rõ nét mặc dù các mẫu cùng được tạo ra từ 
một cục than. Thành tạo của chúng có sự khác nhau dẫn đến tính chất cơ lí của chúng 
cũng khác nhau. Do các mặt bóng, thấu kính than tương đối cứng, mà các vệt mờ hình 
thành từ than bùn thì tương đối mềm, yếu nên đây chính là nguyên nhân dẫn đến tính dị 
hướng về cường độ kháng kéo giữa các mẫu. 
Ngoài ra, khi quan sát mặt vỡ của mẫu đối với trường hợp α = 00 chúng ta thấy 
các mẫu có tính đơn nhất tương đối cao. Ví dụ, đối với mặt vỡ của mẫu SP II - 1 (hình 
4c), ngoại trừ một số thấu kính than rải rác, còn lại chủ yếu là than bùn; đối với mặt vỡ 
mẫu SP II - 4, ngoài 2 đường thấu kính ở giữa, còn lại chủ yếu là gương bóng. Có thể nói, 
ở trường hợp này, nếu chỉ quan sát trên một mẫu thì tính đơn nhất tương đối rõ nét, 
nhưng nếu so sánh hai mẫu với nhau thì tính đơn nhất lại có tính tương phản khá lớn và 
đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tính dị hướng về cường độ kháng kéo giữa các 
mẫu. 
Từ các phân tích ở trên, ta thấy tính dị hướng về cường độ kháng kéo của trường 
hợp α = 900 lớn hơn so với trường hợp α = 00, hay nói cách khác, đặc trưng dị hướng 
cường độ kháng kéo phụ thuộc vào góc tạo bởi mặt phân lớp và hướng gia tải. 
a. SPI - 3 Hướng gia tải vuông góc 
với mặt phân lớp 
b. SPI - 5 Hướng gia tải vuông góc 
với mặt phân lớp 
c. SPII - 1 Hướng gia tải song song 
với mặt phân lớp 
d. SPII - 4 Hướng gia tải song song 
với mặt phân lớp 
Hình 4: Trạng thái mặt vỡ điển hình khi mẫu bị phá hoại tách 
Chu Việt Thức / Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp 
 76 
4.2. Phân tích tính dị hướng từ góc độ khe nứt trong than 
 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khe nứt ảnh hưởng rất rõ nét đến tính chất cơ lí 
của khối đá nói chung và than cũng không là ngoại lệ. Theo nguyên nhân hình thành, có 
thể phân thành 2 loại là khe nứt nội sinh (atectonic joints) và khe nứt ngoại sinh (tectonic 
joints). Khe nứt ngoại sinh thường có quan hệ mật thiết với quá trình vận động, kiến tao 
địa chất. Tính chất cơ lí của nó có thể thể hiện là tính nén ép, tính trương nở hoặc tính cắt 
(divisibility). Khe nứt nội sinh là những khe nứt xuất hiện liên quan với sự biến đổi vật 
chất ở bên trong của đá như do sự tăng thể tích của đá khi khoáng vật tạo đá bị hydrat 
hóa, do sự co rút thể tích của vật thể, ví dụ do sự nguội lạnh của khối magma nóng chảy, 
do sự giảm thể tích khi bị khô cạn của các tầng trầm tích vốn rất ẩm dẫn tới khối đá 
luôn có tính trương nở cao [12, [13]. Do đó, trong bài này tác giả chỉ thảo luận về vấn đề 
khe nứt nội sinh, tức ảnh hưởng của nứt nẻ (jointing). Nứt nẻ thường được coi như là một 
loại khe nứt tự nhiên tồn tại trong than, thường có giới hạn trong từng lớp. Chúng có thể 
là những khe nứt có mặt phẳng hoặc cong, vuông góc hoặc cắt chéo với mặt lớp. Các mặt 
phân lớp cùng với khe nứt cùng tạo thành hệ thống các khe nứt phân bố có tính định 
hướng, đây chính là nguyên nhân bên trong làm cho than đá có tính dị hướng cao. Các 
nghiên cứu về khe nứt trong than cho thấy mức độ phát triển của khe nứt không chỉ do sự 
thay đổi tính chất của than mà còn phụ thuôc vào từng chủng loại than, tức là nói đến 
thành phần và cấu tạo của nó [14], [15]. 
5. Phân tích, so sánh cường độ kháng kéo và kháng nén trong thí nghiêm nén 
đơn trục 
Dựa vào số liệu thí nghiệm kéo gián tiếp thu được ở bảng 1, so sánh với kết quả 
thí nghiệm nén một trục [5], ta thấy cường độ kháng nén nói chung lớn hơn rất nhiều so 
với cường độ kháng kéo, đặc biệt là với trường hợp α = 900. 
Bảng 2: Kết quả thí nghiệm nén một trục đối với mẫu có góc phân lớp α = 900 [5] 
Mẫu 
D 
(mm) 
H 
(mm) 
(g.cm
-
3
) 
m
(Mpa) 
E 
(GPa) 
 1m 
(10
-3
) 
3m 
(10
-3
) 
E50 
(GPa) 
UC-3 49,760 94,680 1,415 27,536 4,418 0,338 8,258 -11,369 2,695 
UC-4 49,660 96,960 1,427 23,827 4,034 0,425 7,860 -5,640 2,863 
UC-5 49,610 99,300 1,483 23,678 3,860 0,310 7,331 -4,168 2,532 
SW-5 49,760 98,980 1,414 22,992 4,671 0,330 6,598 -1,715 2,697 
SW-21 49,720 92,450 1,429 20,797 4,723 0,388 6,312 -7,813 3,021 
Bình 
quân 
49,700 96,470 1,433 23,766 4,341 0,358 0,358 -6,141 2,762 
Độ lệch 
chuẩn 
0,001 0,030 0,020 0,102 0,088 0,132 0,113 0,598 0,067 
Qua so sánh kết quả của hai trường hợp thí nghiệm, ta thấy cường độ kháng nén 
nói chung lớn hơn rất nhiều so với cường độ kháng kéo, đặc biệt là với trường hợp α = 
90
0
. Cả hai trường hợp đều có tính dị hướng nhất định, tuy vậy mức độ dị hướng rất khác 
nhau (cường độ kháng nén 
m = 23,766 [5], trong khi cường độ kháng kéo t = 0,761, 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4A (2018), tr. 71-78 
 77 
tức chênh lệch 40,1 lần). Còn đối với trường hợp α = 00 thì tỉ lệ này chỉ là 14,7 lần 
(11,168 so với 0,592). Điều này giải thích tại sao khi tiếp nhận lực, chưa cần ở mức quá 
lớn, than đã có thể bị phá hoại kéo. Do đó, khi thiết kế, thi công công trình trong đá bị 
phân lớp nói chung và than nói riêng, cần thiết phải đánh giá tổng thể sự ảnh hưởng của 
sự phân lớp, đặc tính cơ lý của chúng để bố trí hướng tuyến cũng như quyết định công 
nghệ đào phù hợp. 
6. Kết luận 
Qua nghiên cứu thí nghiệm kéo gián tiếp đối với các mẫu than có góc dị hướng α 
= 0
0
 và α = 900, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 
(1) Cường độ kháng kéo trong cả hai trường hợp mặt phân lớp vuông góc và song 
song với hướng gia tải đều có tính dị hướng tương đối rõ nét; tuy nhiên, trường hợp có 
mặt phân lớp vuông góc với hướng gia tải có mức độ dị hướng lớn hơn. 
(2) Do sự phân bố của các thành phần trong than có tính tùy nghi cao nên tính 
chất cơ lí của nó cũng có sự khác nhau, dẫn đến phân tán khả năng kháng kéo. Ngoài ra, 
vì trong than có hệ khe nứt phân bố có tính định hướng cao nên đây chính là nguyên 
nhân chủ yếu bên trong làm cho than có đặc tính dị hướng về độ bền. 
(3) Cường độ kháng nén nói chung của than lớn hơn rất nhiều so với cường độ 
kháng kéo. Cường độ kháng nén trong trường hợp mặt phân lớp vuông góc lớn hơn 40,1 
lần trường hợp mặt phân lớp song song, trong khi đó, đối với thí nghiệm kéo gián tiếp, tỉ 
lệ này chỉ là 14,7 lần. 
Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả mới chỉ trình bày kết quả thí nghiệm kéo 
gián tiếp đối với các mẫu than có góc dị hướng 00 và 900. Cần tiếp tục nghiên cứu triển 
khai thêm trên các mẫu có góc dị hướng khác nhau để có cái nhìn tổng quan hơn về tính 
chất cơ học cũng như đặc tính dị hướng của than trong trường hợp thí nghiệm kéo gián 
tiếp. Kết quả nghiên cứu nói trên có giá trị tham khảo đối với người làm công tác nghiên 
cứu, giảng dạy, quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình xây dựng nói chung và 
công trình ngầm, mỏ nói riêng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nghiêm Hữu Hạnh, Cơ học đá, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004. 
[2] Nguyễn Quang Phích, Cơ học đá, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2007. 
[3] Carneiro F., Une novelle methode d’essai pour determiner la resistance a la traction 
du beton, Paris: Reunion des Laboratoires d’ Essai de Materiaux, 1947. 
[4] ISRM, Suggested methods for determining tensile strength of rock materials, 
International Journal of Rock Mechanics and Mining Sciences and Geomechanics 
Abstracts, 1978, 15(3), pp. 99-103. 
[5] Chu Việt Thức, Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm nén 
một trục, Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 46, Số 4A, 2017. 
[6] Đinh Quốc Dân, Thí nghiệm Brazilian cho đá dị hướng: Cường độ kéo tách, Tạp chí 
Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2012. 
Chu Việt Thức / Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp 
 78 
[7] Zhang Z., Zhang R., Li G., et al, The Effect of Bedding Structure on Mechanical 
Property of Coal, Advances in Materials Science & Engineering, 2014, 2014(1), pp. 
1-7. 
[8] Ramamurthy T., Strength, modulus responses of anisotropic rocks, Compressive 
Rock Engineering, 1993, 1, pp. 313-329. 
[9] Nasseri M. H. B., Rao K. S., Ramamurthy T., Anisotropic strength and deformational 
behavior of Himalayan schists, International Journal of Rock Mechanics and Mining 
Sciences, 2003, 40(1), pp. 3-23. 
[10] Cho J. W., Kim H., Jeon S., et al, Deformation and strength anisotropy of Asan 
gneiss, Boryeong shale, and Yeoncheon schist, International Journal of Rock 
Mechanics and Mining Sciences, 2012, 50, pp. 158-169. 
[11] Đinh Quốc Dân, Thí nghiệm Brazilian cho đá dị hướng: Cường độ kéo tách, Tạp chí 
Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2012. 
[12] General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine of the 
People’s Republic of China; Standardization Administration of the People’s 
Republic of China, Methods for determining the physical and mechanical properties 
of coal and rock, China National Coal Association, 2010 (in Chinese). 
[13] Liu Honglin, Wang Hongyan, Zhang Jianbo, Evaluation method of cleats in coal 
reservoir bed, Natural Gas Industry, 2000, 20(4), pp. 27-29 (in Chinese). 
[14] Su Xianbo, Feng Yanli, Chen Jiangfeng, The classification of fractures in coal. Coal 
Geology and Exploration, 2002, 30(4), pp. 21-24 (in Chinese). 
[15] Zou Yanrong, Yang Qi, Pores and fractures in coal, Coal Geology of China, 1998, 
10(4), pp. 39-40 (in Chinese). 
[16] Laubach S. E., Marrett R. A., Olson J. E., et al, Characteristics and origins of coal 
cleat: a review, International Journal of Coal Geology, 1998, 35(1/4), pp. 175-207. 
SUMMARY 
ANALYSIS OF THE STRENGTH AND BREAK STATE 
OF ANISOTROPIC COAL IN INDIRECT TENSILE TEST 
The article is to perform the results of the indirect tensile test with two 
combination samples of dim coal (peat) which has the anisotropic angle of α = 00 and α = 
90
0
. The results showed that the tensile strength in both cases above was anisotropy. 
However, the case of α = 900 has the anisotropic angle larger than the case of α = 00, or 
in another word, the featured anisotropic tensile strength depends on the angle which 
was created by bedding and loading direction. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tinh_di_huong_do_ben_cua_than_thong_qua_thi_nghie.pdf