Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Đồng Tháp

TÓM TẮT

Tỉnh Đồng Tháp có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, khu

du lịch sinh thái. Bên cạnh đó còn có rất nhiều đình, chùa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn

hóa cấp Quốc gia và cấp Tỉnh. Đây là nguồn tài nguyên phong phú để phát triển loại hình du lịch

văn hóa tâm linh. Bài viết phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở

tỉnh Đồng Tháp, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, góp phần

thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

pdf 11 trang phuongnguyen 9380
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Đồng Tháp

Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Đồng Tháp
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
Tập 14, Số 8 (2017): 137-147 
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Vol. 14, No. 8 (2017): 137-147
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
137 
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN 
DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH ĐỒNG THÁP 
Nguyễn Minh Triết*, Mai Võ Ngọc Thanh 
Trường Đại học Cần Thơ 
Ngày Tòa soạn nhận được bài: 07-6-2016; ngày phản biện đánh giá: 24-12-2016; ngày chấp nhận đăng: 27-8-2017 
TÓM TẮT 
Tỉnh Đồng Tháp có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, khu 
du lịch sinh thái... Bên cạnh đó còn có rất nhiều đình, chùa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn 
hóa cấp Quốc gia và cấp Tỉnh. Đây là nguồn tài nguyên phong phú để phát triển loại hình du lịch 
văn hóa tâm linh. Bài viết phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở 
tỉnh Đồng Tháp, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, góp phần 
thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 
Từ khóa: du lịch, tỉnh Đồng Tháp, văn hóa tâm linh. 
ABSTRACT 
Studying the potentials for developing spiritual culture tourism in Dong Thap province 
Dong Thap province has rich tourism resources with a variety of cultural and historical 
relics, ecotourism destinations, etc. Moreover, a lot of temples and pagodas are national and 
provincial historical and cultural heritages. These are rich resources for developing spiritual 
culture tourism. This article analyses the potentials and the reality of spiritual culture tourism 
development in Dong Thap province, as well as proposes some solutions to the effective 
exploitations of these potentials, contributing to the development of this type of tourism in the near 
future. 
Keywords: tourism, Dong Thap province, spiritual culture tourism. 
* Email: nmtrietdt@gmail.com 
1. Đặt vấn đề 
Tỉnh Đồng Tháp nằm ở miền Tây 
Nam Bộ, thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu 
Long (ĐBSCL). Do đặc điểm hình thành, 
Đồng Tháp là sự hợp nhất của 2 vùng Nam 
và Bắc sông Tiền, tương ứng với 2 địa 
danh nổi tiếng là Sa Đéc và Cao Lãnh. 
Theo nhiều nhà nghiên cứu, vùng đất Sa 
Đéc được lưu dân người Việt khẩn hoang, 
lập ấp, ít nhất từ đầu thế kỉ XVII hoặc cuối 
thế kỉ XVI. Vùng đất Cao Lãnh ở phía Bắc 
sông Tiền do một số lưu dân thôn Bả Canh 
(nay thuộc thị trấn Đập Đá, tỉnh Bình 
Định) vào khai hoang, định cư ven bờ rạch 
Cái Sao Thượng hình thành nên xóm Bả 
Canh vào khoảng cuối thế kỉ XVII, đầu thế 
kỉ XVIII (Khai thác từ Cổng thông tin điện 
tử Đồng Tháp:  Dù 
mỗi vùng đất có những đặc trưng riêng về 
tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhưng đều có 
chung một quá khứ oai hùng, góp phần tạo 
nên bề dày lịch sử, văn hóa của địa danh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 133-143 
138 
Đồng Tháp. 
Tính đến tháng 31/3/2013, tỉnh Đồng 
Tháp có 64 di tích lịch sử văn hóa (1 di tích 
quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp quốc gia 
và 50 di tích cấp tỉnh) (Sở Văn hóa - Thể 
thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, 2013). 
Ngoài ra, rất nhiều địa điểm khác đang 
được thẩm định, lập hồ sơ khoa học để xếp 
hạng di tích. Trong đó, nhiều di tích đã 
được xếp hạng là nơi thờ tự của các loại 
hình tín ngưỡng, tôn giáo như: Khu di tích 
Gò Tháp, chùa Kiến An Cung, chùa Bửu 
Hưng, chùa Bà Thiên Hậu, Đền thờ Ông 
Bà Đỗ Công Tường Mặc dù, không có 
nhiều công trình tôn giáo quy mô lớn, 
nhưng tỉnh Đồng Tháp lại có những di tích 
với kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn 
hóa, lịch sử và gắn liền với đời sống tinh 
thần của người dân địa phương. Và đây 
chính là điều kiện thuận lợi để phát triển du 
lịch văn hóa tâm linh. Bài viết phân tích 
tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch 
văn hóa tâm linh, cũng như đề xuất một số 
giải pháp góp phần khai thác hiệu quả tiềm 
năng, thúc đẩy phát triển loại hình du lịch 
này trong thời gian tới, nâng cao vị thế của 
ngành du lịch Đồng Tháp theo Đề án Phát 
triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 
2015-2020. 
2. Khái quát về du lịch văn hóa tâm 
linh 
Luật Du lịch (2005) định nghĩa du 
lịch là các hoạt động có liên quan đến 
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú 
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu 
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ 
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất 
định. Hoạt động du lịch là hoạt động của 
khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh 
du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ 
chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. 
Văn hóa tâm linh là một mặt của hoạt 
động văn hóa, biểu hiện ở khía cạnh vật 
chất hoặc tinh thần, mang những giá trị 
thiêng liêng trong cuộc sống hằng ngày và 
đời sống tín ngưỡng tôn giáo. Ở phương 
diện vật chất, đó là kiến trúc nghệ thuật, 
đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ Ở 
phương diện tinh thần, đó là những nghi lễ, 
ý niệm thiêng liêng trong tâm thức con 
người (Hồ Kỳ Minh, 2015). 
Du lịch văn hóa tâm linh, hay còn gọi 
là du lịch tâm linh, tuy còn khá mới mẻ 
nhưng đang có xu hướng phát triển ở Việt 
Nam hiện nay. Ở các nước trên thế giới, du 
lịch tâm linh thường gắn liền với du lịch 
tôn giáo. Du lịch tôn giáo được hiểu là 
chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu tín 
ngưỡng của con người theo các tôn giáo 
khác nhau như truyền giáo của tu sĩ, thực 
hiện các nghi lễ tôn giáo, tham dự các lễ 
hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn 
giáo (Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn và 
Bùi Thị Thu, 2008). Ở Việt Nam, du lịch 
tâm linh không chỉ đơn thuần là du lịch tôn 
giáo mà còn hướng về cội nguồn, tổ tiên, 
bày tỏ sự tưởng nhớ công lao với các bậc 
tiền bối. Du lịch tâm linh không chỉ thuần 
túy là hoạt động hành hương, tín ngưỡng, 
tôn giáo mà nó còn là động lực thúc đẩy sự 
giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế - xã 
hội, mang lại việc làm và thu nhập cho 
người dân địa phương. Phát triển du lịch 
tâm linh giúp khôi phục và bảo tồn các giá 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
139 
trị văn hóa truyền thống của quốc gia, tăng 
cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn 
giáo. 
Du lịch tâm linh thể hiện ở nhiều 
dạng thức khác nhau. Dạng thức thứ nhất, 
đó là hoạt động tham quan, vãn cảnh tại 
các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; đây là hoạt 
động du lịch tâm linh phổ biến nhất hiện 
nay. Ở dạng thức thứ hai, ngoài tham quan, 
thưởng ngoạn cảnh vật, người du lịch còn 
có các hoạt động cúng bái, cầu nguyện, 
thường phù hợp với du khách có theo tôn 
giáo, tín ngưỡng (Hồ Kỳ Minh, 2015). 
Hình thức này khá phổ biến với nhiều 
người Việt Nam vì việc đi lễ ở các cơ sở 
tôn giáo được xem như một thói quen để 
thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, với mong 
muốn những điều tốt đẹp cho bản thân, gia 
đình và xã hội. Dạng thức thứ ba có vẻ sâu 
sắc hơn, đó là tìm hiểu các triết lí, giáo 
pháp để con người thêm trầm tĩnh, tâm hồn 
thêm thư thái, để cải thiện sức khỏe và cảm 
nhận chính bản thân mình (Hồ Kỳ Minh, 
2015). 
3. Nguồn tài nguyên phát triển du 
lịch văn hóa tâm linh ở tỉnh Đồng Tháp 
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều cảnh quan 
thiên nhiên đặc sắc, sông nước hữu tình, 
bốn mùa hoa thơm quả ngọt, con người 
thân thiện, tinh hoa văn hóa, lịch sử của 
cộng đồng và nhiều lễ hội dân gian truyền 
thống mang đậm bản sắc dân tộc (Ban 
Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2015). 
Ngoài ra, trong số những di tích đã được 
xếp hạng, có rất nhiều đình, chùa, cơ sở thờ 
tự của các tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là lợi 
thế rất lớn để phát triển du lịch văn hóa tâm 
linh. 
- Di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ 
Gò Tháp: Khu di tích Gò Tháp nằm trên 
địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, thuộc 
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách 
thị trấn Mỹ An khoảng 11 km về hướng 
Bắc, cách thành phố Cao Lãnh khoảng 43 
km về hướng Đông Bắc. Khu di tích Gò 
Tháp được xếp hạng cấp quốc gia vào ngày 
05/9/1989 và được xếp hạng di tích quốc 
gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-
TTg ngày 27/9/2012. Vùng đất này được 
cư dân nguời Việt từ đàng ngoài khai 
hoang, mở cõi từ cuối thế kỉ XVII, đầu thế 
kỉ XVIII. Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 
5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, Tháp 
Mười cổ tự, mộ và đền thờ Thiên hộ Võ 
Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn 
Kiều, gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ. 
Tại đây, các nhà khảo cổ học phát hiện 
nhiều di vật rất có giá trị, là chứng tích của 
nền văn minh Óc Eo xưa. Trong thời kì 
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế 
quốc Mĩ, Gò Tháp và vùng xung quanh là 
địa bàn trú đóng của nhiều cơ quan kháng 
chiến như Xứ ủy Nam Kì, Ủy ban Nam Bộ 
kháng chiến, Khu Tám và các tỉnh Tân An, 
Mỹ Tho, Long Châu Sa còn in dấu hoạt 
động cách mạng của các ông Lê Duẩn, 
Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà, 
Nguyễn Thị Thập (Nguyễn Hữu Hiếu, 
2004, tr.158). Hằng năm, ở Gò Tháp có hai 
kì lễ hội truyền thống dân gian là vía Bà 
Chúa Xứ (rằm tháng 03 âm lịch) và tưởng 
niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ 
Dương và Đốc Binh Kiều (rằm tháng 11 
âm lịch), thu hút hàng trăm ngàn lượt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 133-143 
140 
khách hành hương, chiêm ngưỡng kiến trúc 
cổ của nền văn minh Óc Eo và thưởng 
ngoạn các hoạt động văn hóa nghệ thuật 
khác. Di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ 
Gò Tháp là di sản quý báu mang tầm quốc 
gia, nơi hội tụ, kết tinh và lưu giữa truyền 
thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng 
của dân tộc. 
- Chùa Kiến An Cung: Còn gọi là chùa 
ông Quách, được xây dựng từ năm 1924-
1927 bởi những người Hoa từ Phúc Kiến 
với mục đích thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ 
con cháu. Ngôi chùa tọa lạc tại trung tâm 
thành phố Sa Đéc, mang đậm nét kiến trúc 
Trung Quốc với tổng thể là hình chữ Công 
gồm ba gian: Đông lang, Tây lang và khu 
chính điện. Toàn bộ chùa không có kèo mà 
chỉ có đoàn tay ráp mộng lại chịu lực trên 
những cột gỗ tròn. Ngói được lợp theo gợn 
sóng rồng, ngọn sóng cong vút lên cao theo 
kiểu “ngũ hành”, mỗi đầu ngọn sóng là một 
cung điện thu nhỏ rất sắc nét, tinh vi. 
Hoành phi, bao lam, câu liễn đến các bình 
phong, khánh thờ được chạm khắc công 
phu, sơn son thếp vàng rực rỡ. Hai bên 
vách tường tô điểm hình thập diện phong 
thần, truyện tích xưa và các bức tranh họa 
theo lối thủy mặc với đường nét uyển 
chuyển. Hằng năm, chùa có 2 ngày lễ tế là 
22/02 và 22/8 âm lịch. Cứ mỗi 3 năm có 
thiết lập trai đàn, cúng cầu siêu cho bá tánh 
quá vãng và cầu cho quốc thái dân an. 
Chùa Kiến An Cung được Bộ Văn hóa 
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch) xếp hạng là di tích cấp quốc gia 
ngày 27/4/1990 theo Quyết định số 84/QĐ-
BVHTT. 
- Chùa Bửu Hưng (hay còn gọi là chùa 
Cả Cát): Tọa lạc tại ấp Hòa Ninh, xã Long 
Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 
được xếp hạng cấp quốc gia vào ngày 
03/8/2007 theo Quyết định số 39/QĐ-
BVHTT. Đây là một trong những ngôi 
chùa cổ nhất của tỉnh Đồng Tháp nói riêng 
và Vùng đồng bằng Nam Bộ nói chung. 
Theo tư liệu, ngôi chùa do thiền sư Nguyễn 
Đăng xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 
XVIII với vật liệu tạm bợ là tre trúc, mái 
lợp lá dừa nước, vách đắp bùn. Ngôi chùa 
được vua Gia Long ban sắc tứ vào năm 
1803. Năm 1821, được vua Minh Mạng 
ban tặng tượng Phật Di Đà và pháp khí thờ 
tự. Trong thời kì kháng chiến, chùa là nơi 
chở che cho nhiều cán bộ hoạt động cách 
mạng trên địa bàn Sa Đéc, Cao Lãnh, Vĩnh 
Long. Hằng năm, chùa tổ chức lễ cúng lớn 
vào các ngày 15/4, 15/7 và 15/10 (âm lịch). 
- Di tích đình Phú Hựu: Tọa lạc tại ấp 
Phú Hòa, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu 
Thành, tỉnh Đồng Tháp. Đình Phú Hựu 
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp 
hạng di tích quốc gia ngày 18/12/2009 theo 
Quyết định số 4705/QĐ-BVHTTDL. Ngôi 
đình do ông Thiều Quang Lộc là người dân 
địa phương vận động nhân dân trong làng 
xây dựng vào đầu thế kỉ XIX. Năm 1852, 
được vua Tự Đức sắc phong thờ Thần 
Thành hoàng Bổn cảnh. Đình Phú Hựu 
không những có bề dày lịch sử mà đây còn 
là cơ sở hoạt động cách mạng trong thời kì 
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế 
quốc Mĩ. Các lệ cúng hằng năm gồm lễ Hạ 
điền (17/6 âm lịch), Thượng điền (17/9 âm 
lịch) và lễ chạp miễu (17/12 âm lịch). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
141 
- Di tích đình Long Khánh: Tọa lạc tại 
ấp Long Châu, xã Long Khánh A, huyện 
Hồng Ngự, được xếp hạng cấp quốc gia 
vào ngày 18/12/2009 theo Quyết định số 
4704-BVHTTDL. Ngôi đình được xây 
dựng vào khoảng năm 1830, thờ Thần 
Thành hoàng Bổn cảnh và được vua Tự 
Đức sắc phong vào năm 1852. Đình Long 
Khánh cũng từng là căn cứ của quân đội 
trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây 
Nam. Hằng năm, đình tổ chức cúng lễ 
Thượng điền vào ngày 16, 17/12 (âm lịch) 
và lễ Hạ điền vào ngày 09, 10/5 (âm lịch). 
Ngoài ra, vào Mùng 1 Tết, có lễ thỉnh thần 
về ngự đình và cúng đình vào Mùng 3, hạ 
nêu ngày Mùng 7. Các ngày rằm lớn trong 
năm (Rằm tháng Giêng, tháng 7 và tháng 
10) đình cũng tổ chức lễ cúng. 
- Đền thờ Thượng tướng quận công 
Trần Văn Năng: Nằm trên địa bàn xã Tân 
Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng 
Tháp. Đền thờ được xếp hạng là di tích cấp 
quốc gia vào ngày 19/01/2004 theo Quyết 
định số 02/QĐ-BVHTT. Trần Văn Năng là 
người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. 
Ông theo Nguyễn Ánh từ khi khởi nghiệp 
và làm quan dưới thời vua Gia Long, từng 
lập nhiều chiến công, giúp vua dẹp yên 
loạn lạc. Dưới thời vua Minh Mạng, ông có 
công lớn trong việc giúp vua cải cách nền 
hành chính, ổn định kinh tế - xã hội và phát 
triển văn hóa dân tộc. Ngoài ra, Trần Văn 
Năng có công lao to lớn trong việc giữ yên 
bờ cõi, biên cương phía Nam Tổ quốc, đặc 
biệt là trong kháng chiến chống quân Xiêm 
những năm 1833 – 1834. Ông lâm bệnh 
qua đời năm 1835 và được khâm liệm tại 
khu đền thờ hiện nay trước khi đưa về Huế 
làm quốc tang. Hằng năm, lễ hội Đền thờ 
Thượng tướng quận công Trần Văn Năng 
diễn ra vào ngày 15-16/02 (âm lịch), thu 
hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh 
đến cúng bái, tỏ lòng biết ơn người anh 
hùng có công với nước. 
- Đình Tân Phú Trung: Nằm tại xã 
Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh 
Đồng Tháp, được xếp hạng di tích cấp 
quốc gia theo Quyết định số 2140/QĐ-
BVHTTDL ngày 06/6/2012. Đình được 
xây dựng vào đầu thế kỉ XIX, thờ Thần 
Thành hoàng Bổn cảnh và Quan Thánh Đế 
Quân, được vua Tự Đức sắc phong năm 
1854. Hằng năm, tại đình Tân Phú Trung 
có các lễ cúng lớn như: Hạ điền 
(16,17,18/01 âm lịch), Quan Thánh Đế 
Quân (24/6 âm lịch), Thượng điền 
(16,17/11 âm lịch), thu hút hàng chục ngàn 
lượt khách đến cúng viếng và tham quan. 
- Đình Định Yên: Tọa lạc tại xã Định 
Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Đình 
Định Yên được xây dựng vào đầu thế kỉ 
XIX, thờ Thần Thành hoàng Bổn cảnh và 
được vua Tự Đức sắc phong vào năm 
1852. Hằng năm, Đình Định Yên có 2 lễ 
cúng lớn vào ngày 15,16/4 và 15,16/11 (âm 
lịch). Đình Định Yên được xếp hạng di tích 
cấp quốc gia vào ngày 06/6/2012 theo 
Quyết định số 2139/QĐ-BVHTTDL. 
- Đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường 
(còn gọi là Ông Bà Chủ chợ Cao Lãnh): 
Tọa lạc tại số 64, đường Lê Lợi, phường 2, 
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng ... ếu, đền thờ Tam vị Đại 
thần và Tượng đài cụ Thống Linh, đình 
Tòng Sơn và đền thờ Phật Thầy Tây An, 
chùa Thiên Hậu, đền thờ Nguyễn Quang 
Diêu, đình Thường Lạc, di tích Miếu Bà 
Chúa Xứ, đền thờ Đốc Binh Kiều Đây là 
tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du 
lịch tâm linh, một nhu cầu không thể thiếu 
trong đời sống tinh thần của người dân 
Việt Nam. 
4. Thực trạng phát triển du lịch văn 
hóa tâm linh ở tỉnh Đồng Tháp 
Du lịch được xem là ngành kinh tế 
quan trọng và là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng 
tâm trong chiến lược phát triển của tỉnh 
Đồng Tháp. Theo Đề án phát triển du lịch 
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020, đến 
năm 2020, ngành du lịch đón 3,5 triệu lượt 
khách, tổng doanh thu du lịch đạt 1000 tỉ 
đồng, vươn lên tốp đầu và là một trong 
những điểm đến hấp dẫn nhất khu vực 
ĐBSCL, ưu tiên lựa chọn của du khách 
trong và ngoài nước (Ban Tuyên giáo Tỉnh 
ủy Đồng Tháp, 2015). 
Năm 2015, ngành du lịch tỉnh Đồng 
Tháp ước đón 2.290.000 lượt khách, tăng 
23,3% so với năm 2014, trong đó có 
50.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu 
du lịch ước đạt 360 tỉ đồng, tăng 13,1% so 
với cùng kì năm 2014. Trong đó, doanh thu 
dịch vụ du lịch là 209 tỉ đồng. Năm 2016, 
du lịch Đồng Tháp phấn đấu đón và phục 
vụ 2.300.000 lượt khách, trong đó có 
60.000 khách quốc tế, 640.000 khách nội 
địa, 1.600.000 khách tham quan hành 
hương. Tổng doanh thu du lịch là 430 tỉ 
đồng, trong đó doanh thu dịch vụ du lịch là 
240 tỉ đồng (Sở Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch tỉnh Đồng Tháp, 2015). Có thể thấy, 
du lịch văn hóa tâm linh đóng vai trò rất 
quan trọng trong ngành du lịch của tỉnh, 
với khách tham quan hành hương chiếm 
gần 70% tổng lượt khách dự kiến đến với 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
143 
Đồng Tháp trong năm 2016. 
 Một số điểm du lịch văn hóa tâm linh 
tiêu biểu 
- Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp: 
Năm 2015, Khu di tích Gò Tháp đón hơn 1 
triệu lượt khách tham quan, hành hương. 
Nơi đây được định hướng phát triển du lịch 
gắn với “vương quốc sen, văn hóa Phù 
Nam và tâm linh Phật giáo nguyên thủy”. 
Lễ hội Gò Tháp được xem là lễ hội lớn và 
quy mô nhất của người dân vùng Đồng 
Tháp Mười, thu hút hàng trăm ngàn lượt 
khách đến cúng viếng, tham quan mỗi dịp 
lễ vào rằm tháng 3 và tháng 11 âm lịch. 
- Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc: Năm 
2015, di tích đón gần 570.000 lượt khách. 
Hằng năm, vào ngày 27/10 âm lịch, đông 
đảo nhân dân các vùng lân cận lại tụ hội về 
tham dự lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh 
Sắc trong không khí trang nghiêm, thể hiện 
truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, 
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 
- Lễ hội Dinh Ông Đốc Vàng (Đền thờ 
Thượng tướng quận công Trần Văn Năng): 
Lễ hội hàng năm được tổ chức rất trang 
nghiêm, trở thành nét sinh hoạt văn hóa 
dân gian độc đáo và là món ăn tinh thần 
không thể thiếu của người dân trong vùng. 
Vào mỗi dịp lễ hội có hàng chục ngàn lượt 
khách đến hành hương, cúng bái. 
- Đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường: 
Mỗi năm, di tích đón hàng trăm ngàn lượt 
khách đến tham quan, cầu nguyện. Lúc nào 
trong đền cũng có người dân đến tỏ lòng 
tôn kính, biết ơn Ông Bà Chủ chợ Cao 
Lãnh và cầu xin những điều tốt lành cho 
bản thân, gia đình, đất nước. Riêng mỗi dịp 
lễ giỗ Ông Bà có khoảng 20.000 lượt người 
đến cúng viếng. 
- Các điểm đến văn hóa tâm linh khác: 
Nhìn chung, các điểm đến văn hóa tâm linh 
khác chỉ thu hút đông đảo du khách trong 
và ngoài tỉnh vào các dịp lễ hội. Nhiều di 
tích nằm xa trung tâm thị xã, thành phố, 
hoặc các khu du lịch nổi tiếng, giao thông 
cách trở nên chưa tạo được sức hút mạnh 
mẽ với du khách. 
 Đánh giá khái quát về tiềm năng, lợi 
thế để phát triển du lịch văn hóa tâm linh 
Tỉnh Đồng Tháp có nguồn tài nguyên 
phong phú để phát triển du lịch văn hóa 
tâm linh. Các di tích tôn giáo, đình, chùa 
đều có lịch sử lâu đời, kiến trúc độc đáo, cổ 
kính, chứa đựng các hoạt động tôn giáo và 
tín ngưỡng lâu đời. Do vậy, các di tích văn 
hóa tâm linh cần được xây dựng thành 
trung tâm văn hóa, lịch sử và du lịch. 
Những di tích lịch sử nhuộm màu huyền 
thoại cùng những lễ hội mang đậm nét văn 
hóa dân tộc này sẽ có sức hấp dẫn, thu hút 
mạnh mẽ với du khách. 
Nhìn chung, trong thời gian qua, du 
lịch văn hóa tâm linh ở tỉnh Đồng Tháp đã 
đạt được một số thành tựu nhất định. Nhiều 
điểm đến văn hóa tâm linh được đầu tư tôn 
tạo, trở thành điểm tham quan chính trong 
hành trình khám phá Đồng Tháp của du 
khách như: Di tích lịch sử - văn hóa - khảo 
cổ Gò Tháp, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn 
Sinh Sắc, chùa Kiến An Cung Lượt 
khách và doanh thu từ du lịch tăng nhanh. 
Hoạt động lễ hội ở các di tích được tổ chức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 133-143 
144 
trang nghiêm, trọng thể theo đúng nghi 
thức truyền thống, mang đậm nét văn hóa 
dân tộc. An toàn, trật tự ở các kì lễ hội 
được đảm bảo. 
 Một số hạn chế trong khai thác tiềm 
năng du lịch văn hóa tâm linh 
Những năm qua, tiềm năng về văn 
hóa tâm linh đã được tỉnh Đồng Tháp khai 
thác để phục vụ du lịch. Tuy nhiên, việc 
phát triển loại hình du lịch này vẫn còn một 
số hạn chế nhất định. Mặc dù. các di tích 
mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa nhưng du 
khách thường chỉ tham quan, vãn cảnh, 
cúng bái trong một khoảng thời gian ngắn, 
hoặc các điểm đến tâm linh chỉ là tuyến 
điểm phụ trong cuộc hành trình. Do đó, 
những giá trị đặc sắc của các di tích, lễ hội 
sẽ ít đọng lại trong lòng mỗi du khách sau 
chuyến đi. 
Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch 
còn yếu kém, nhất là hệ thống đường giao 
thông dẫn vào các khu, điểm du lịch, chưa 
thuận tiện cho xe vận chuyển khách nhiều 
chỗ ngồi (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng 
Tháp, 2015). Các di tích tín ngưỡng, tâm 
linh thường nằm xa trung tâm, ở khu vực 
nông thôn hẻo lánh, đường đi khó khăn nên 
ít phổ biến với du khách. Bên cạnh đó, một 
số di tích đang xuống cấp và cần được tôn 
tạo, bảo tồn để phục vụ tốt hơn nhu cầu 
tham quan, hành hương và giữ gìn các giá 
trị lịch sử, văn hóa. Nguồn kinh phí đầu tư 
phát triển du lịch còn hạn chế, dàn trải, 
thiếu đồng bộ; mức độ tham gia của cộng 
đồng vào hoạt động du lịch còn thấp, chủ 
yếu mang tính tự phát; công tác quản lí nhà 
nước về du lịch còn hạn chế (Ban Tuyên 
giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2015). 
Vào mỗi dịp lễ hội, sẽ dễ dàng bắt 
gặp hình ảnh rác bị vứt bừa bãi, người đi lễ 
chen lấn, xô đẩy, viết, vẽ bậy lên tường, 
giẫm đạp lên cỏ, cố sờ nắn vào tượng 
thờ Tình trạng bán hàng rong, mất an 
toàn vệ sinh thực phẩm, chèo kéo, chặt 
chém du khách và nạn ăn xin vẫn còn phổ 
biến. Nhiều du khách còn thiếu ý thức 
trong việc giữ gìn sự sạch đẹp và trang 
nghiêm của các di tích tín ngưỡng, tôn 
giáo, không những làm xấu đi hình ảnh của 
các di tích, gây phản cảm, mất mĩ quan, mà 
còn ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát 
huy giá trị của các di tích. 
Trình độ chuyên môn, kĩ năng của 
lao động ngành du lịch chưa đáp ứng yêu 
cầu. Đội ngũ hướng dẫn, thuyết minh viên 
và phục vụ khách du lịch chưa được đào 
tạo kĩ lưỡng; kiến thức, sự am hiểu chưa 
sâu sắc, nhất là về giá trị và ý nghĩa của 
các di tích, lễ hội. Các hoạt động tuyên 
truyền, quảng bá còn thiếu ấn tượng nên 
hiệu quả chưa cao (Ban Tuyên giáo Tỉnh 
ủy Đồng Tháp, 2015). Du khách đến với 
các điểm du lịch tâm linh phần lớn là người 
dân trong tỉnh và các địa phương lân cận, 
chưa thu hút được nhiều du khách ở các 
vùng miền khác trên cả nước và khách 
nước ngoài. Các hoạt động du lịch còn 
mang tính tự phát, những tour, tuyến du 
lịch do các đơn vị lữ hành tổ chức hầu như 
rất ít. 
Ngoài ra, các điểm du lịch tâm linh 
còn thiếu dịch vụ phụ trợ đi kèm như nghỉ 
ngơi, giải trí, ẩm thực để tạo cảm giác hứng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
145 
thú và hấp dẫn nhằm giữ chân du khách. 
Sản phẩm du lịch tâm linh còn rất thô sơ, 
du khách chỉ đơn thuần đến hành hương, đi 
lễ chứ chưa chú trọng vào việc tìm hiểu 
chiều sâu lịch sử, văn hóa hay trải nghiệm 
văn hóa. Ngoài ra, các điểm đến chưa có 
sản phẩm đặc trưng địa phương để du 
khách làm quà lưu niệm. Do thiếu các dịch 
vụ phụ trợ đi kèm nên mặc dù tăng trưởng 
ngành du lịch ở mức cao nhưng doanh thu 
từ dịch vụ du lịch vẫn còn rất hạn chế. 
Sự đa dạng của các di tích tôn giáo, 
lễ hội với bề dày văn hóa gắn với tín 
ngưỡng, tâm linh, cùng với mức sống của 
người dân ngày càng nâng cao là điều kiện 
thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm 
linh ở tỉnh Đồng Tháp, đóng góp tích cực 
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa 
phương. Vì thế, việc phát triển loại hình du 
lịch này chắc chắn sẽ nâng cao vị thế của 
tỉnh trên bản đồ du lịch ĐBSCL. 
5. Giải pháp khai thác tiềm năng 
phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh 
Đồng Tháp 
Để thực hiện thành công Đề án phát 
triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 
2015-2020, ngành du lịch cần có các giải 
pháp đồng bộ, hợp lí, hiệu quả để phát triển 
tổng hợp các loại hình du lịch, trong đó có 
du lịch văn hóa tâm linh với tiềm năng rất 
lớn đã được khẳng định. Nhằm góp phần 
phát triển loại hình du lịch này trên địa 
bàn, bài viết đưa ra một số khuyến nghị 
như sau: 
- Tăng cường quảng bá, giới thiệu các 
di tích lịch sử, văn hóa, điểm đến du lịch 
tâm linh trên các phương tiện truyền thông 
địa phương như Báo Đồng Tháp, Đài Phát 
thanh – Truyền hình Đồng Tháp, Cổng 
Thông tin điện tử, đặc biệt là trên các trang 
web du lịch, hội chợ xúc tiến du lịch, các 
ấn phẩm, sách, tạp chí hướng dẫn du lịch ở 
trong và ngoài nước và quảng bá trên các 
trang mạng xã hội. 
- Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích 
các công ti du lịch, lữ hành khai thác các 
tour du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn, 
xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với 
văn hóa tâm linh, kết hợp du lịch tâm linh 
với các loại hình khác như du lịch sinh 
thái, homestay, du lịch ẩm thực để 
chuyến tham quan thêm thu hút, hấp dẫn, 
không gây nhàm chán và mang khái niệm 
du lịch tâm linh đến gần hơn với du khách. 
- Nâng cao nhận thức bảo tồn, giữ gìn 
và phát huy giá trị của các di tích tín 
ngưỡng, tôn giáo. Khuyến khích và tạo 
điều kiện cho cộng đồng địa phương tham 
gia vào hoạt động du lịch như cung cấp 
dịch vụ ăn uống với các món ăn đặc sản địa 
phương; hướng dẫn du khách tham quan, 
tìm hiểu các di tích, lễ hội; sản xuất và 
cung ứng các mặt hàng lưu niệm đặc trưng 
của địa phương; cung cấp dịch vụ lưu trú 
tiện nghi, thoải mái và các hình thức vui 
chơi giải trí cho du khách Cần mở lớp 
đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng 
cao sự hiểu biết của cộng đồng về lợi ích 
và trách nhiệm phát triển du lịch, về kĩ 
năng, nghiệp vụ, cách hướng dẫn, giao tiếp 
với du khách để người dân thực sự là đối 
tượng được hưởng lợi từ phát triển du lịch. 
- Nâng cấp và phát triển hệ thống giao 
thông đến các điểm du lịch tâm linh nhằm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 133-143 
146 
tạo sự lưu thông tiện lợi hơn, vì hiện tại 
nhiều điểm đến tâm linh nằm cách xa các 
tuyến đường chính nên rất khó khăn cho du 
khách khi đến tham quan. 
- Đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích 
lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, các công 
trình tín ngưỡng, tôn giáo gắn với phát huy 
các giá trị văn hóa truyền thống. Thời gian 
qua, nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo từ 
việc huy động nguồn vốn đóng góp của 
nhân dân, như kinh phí xây dựng đền thờ 
Ông Bà Đỗ Công Tường do Ban quản lí di 
tích vận động trong cộng đồng nhân dân 
đóng góp và nguồn tiền do người dân hiến 
cúng. Do đó, cần huy động tối đa nguồn 
vốn xã hội hóa trong việc tôn tạo các di 
tích trong điều kiện ngân sách địa phương 
còn hạn chế. 
- Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi 
dưỡng, nâng cao hiểu biết về các giá trị 
lịch sử, văn hóa tâm linh của các di tích 
cho đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch để 
truyền tải những giá trị nổi trội của các 
hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở Đồng 
Tháp đến với du khách. 
- Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức 
thực hiện du lịch có trách nhiệm và giữ gìn 
điểm đến sạch đẹp đối với người dân địa 
phương cũng như du khách. Xây dựng môi 
trường du lịch an toàn, thân thiện, đảm bảo 
vệ sinh, an ninh an toàn cho du khách. Các 
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cần thực 
hiện niêm yết giá rõ ràng và bán đúng giá 
niêm yết. Tránh tình trạng chèo kéo, đeo 
bám du khách, người ăn xin tụ tập ở các di 
tích, lễ hội làm ảnh hưởng đến uy tín và 
chất lượng của ngành du lịch, nhằm góp 
phần phát triển du lịch theo hướng bền 
vững và có trách nhiệm. 
6. Kết luận 
Là địa phương thuộc vùng ĐBSCL 
trù phú, “Đất Sen hồng” Đồng Tháp có 
tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, nhất 
là du lịch văn hóa tâm linh với rất nhiều 
đình, chùa được xếp hạng là di tích cấp 
quốc gia và cấp tỉnh. Các di tích tín 
ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nơi lưu giữ, 
bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, mang bản 
sắc và tâm hồn dân tộc, mà còn là địa chỉ 
có sức thu hút mạnh mẽ với nhiều du 
khách. Phát triển du lịch văn hóa tâm linh 
là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển 
của xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm 
cho người dân và phát triển kinh tế địa 
phương. Tiềm năng phát triển du lịch văn 
hóa tâm linh là khá lớn nhưng tiềm năng 
đó chỉ được đánh thức khi có những giải 
pháp hiệu quả. Nếu có sự hợp tác của cơ 
quan chức năng, doanh nghiệp du lịch, lữ 
hành và người dân địa phương, trong tương 
lai không xa, du lịch văn hóa tâm linh sẽ có 
vị thế vững chắc trong chiến lược phát 
triển du lịch của tỉnh, góp phần nâng cao 
hình ảnh và niềm tự hào của nhân dân tỉnh 
Đồng Tháp. Hơn nữa, phát triển du lịch 
tâm linh còn giúp tỉnh Đồng Tháp đa dạng 
hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch, nâng cao 
sức cạnh tranh trên thị trường và có vị trí 
xứng đáng hơn trên “bản đồ du lịch” 
ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
147 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp. (2015). Tài liệu tuyên truyền Đề án phát triển Du lịch tỉnh 
Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020. 
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Đồng Tháp. (01/6/2016). Di tích lịch sử cấp quốc gia. Khai thác từ 
quoc-gia. 
Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp. (01/6/2016). Đồng Tháp – Lịch sử hình thành. Khai thác từ 
suhinhthanh/20130501+lich+su+hinh+thanh. 
Nguyễn Hữu Hiếu. (2004). Tìm hiểu Văn hóa tâm linh Nam Bộ. TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. 
Hồ Kỳ Minh. (2015). Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh 
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Báo cáo tóm tắt Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh. 
Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp. (31/5/2016). Thông tin di tích văn hóa – lịch sử Đồng Tháp. 
Khai thác từ  
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp. (2013). Các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp 
hạng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến ngày 31/03/2013. 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp. (2015). Báo cáo Công tác văn hóa, thể thao và 
du lịch năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016. 
Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn và Bùi Thị Thu. (2008). Giáo trình Du lịch và Môi trường. Hà Nội: 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tiem_nang_phat_trien_du_lich_van_hoa_tam_linh_tin.pdf