Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt để xác định chế độ tưới hợp lýcho cây nho lấy lá vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn)

Tóm tắt:Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây nho lấy lá

trong 3 mùa vụ với 3 chu kỳ tưới: 2 ngày (CK2), 3 ngày (CK3), và 4 ngày (CK4), tại vùng khan hiếm

nước, tỉnh Bình Thuận. Động thái ẩm theo các tầng đất có sự khác biệt rõ ràng, cuối chu kỳ tưới độ ẩm

tầng chứa bộ rễ hoạt động 5÷20cm nhỏ hơn tầng mặt 0÷5cm và tầng 20÷30cm phía dưới, nhỏ nhất là

tầng 10÷15cm: từ 11,8÷12,5% (CK2-V3), 8,1÷8,2% (CK3-V3), 4,7÷4,9% (CK4-V3). Thời điểm cuối

chu kỳ tưới, độ ẩm CK2 vẫn lớn hơn độ ẩm tại điểm stress nước của cây (θp), cuối CK3 (trừ tầng mặt

và tầng đáy không chứa bộ rễ) và cuối CK4 có độ ẩm giảm xuống thấp hơn giá trị độ ẩm θp, đôi khi

nằm sát giá trị độ ẩm tại điểm héo, làm cho cây trồng bị thiếu nước. Động thái ẩm của đất trong ngày

là rất khác nhau, sự giảm độ ẩm vào ban ngày lớn hơn buổi tối và đêm, buổi chiều giảm nhiều hơn

buổi sáng. Hao tụt độ ẩm thời đoạn 9÷15g có giá trị lớn nhất, kế đến là từ 15÷21g, 3÷9g và thấp nhất

là từ 21÷3g sáng hôm sau. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để ứng dụng xác định chế

độ tưới tiết kiệm nước hợp lý cho cây nho lấy lá nói riêng và các cây trồng cạn (có đặc điểm tương tự)

nói chung thuộc vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn) Nam Trung Bộ.

Từ khóa: Cây nho lấy lá, chu kỳ tưới, độ ẩm của đất, tầng đất, tưới nhỏ giọt.

pdf 13 trang phuongnguyen 2500
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt để xác định chế độ tưới hợp lýcho cây nho lấy lá vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt để xác định chế độ tưới hợp lýcho cây nho lấy lá vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn)

Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt để xác định chế độ tưới hợp lýcho cây nho lấy lá vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn)
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 1
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐỘNG THÁI ẨM CỦA ĐẤT 
TRONG KỸ THUẬTTƯỚI NHỎ GIỌT ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI 
HỢP LÝCHO CÂY NHO LẤY LÁ VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC 
(VÙNG KHÔ HẠN) 
Trần Thái Hùng 
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 
Tóm tắt:Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây nho lấy lá 
trong 3 mùa vụ với 3 chu kỳ tưới: 2 ngày (CK2), 3 ngày (CK3), và 4 ngày (CK4), tại vùng khan hiếm 
nước, tỉnh Bình Thuận. Động thái ẩm theo các tầng đất có sự khác biệt rõ ràng, cuối chu kỳ tưới độ ẩm 
tầng chứa bộ rễ hoạt động 5÷20cm nhỏ hơn tầng mặt 0÷5cm và tầng 20÷30cm phía dưới, nhỏ nhất là 
tầng 10÷15cm: từ 11,8÷12,5% (CK2-V3), 8,1÷8,2% (CK3-V3), 4,7÷4,9% (CK4-V3). Thời điểm cuối 
chu kỳ tưới, độ ẩm CK2 vẫn lớn hơn độ ẩm tại điểm stress nước của cây (θp), cuối CK3 (trừ tầng mặt 
và tầng đáy không chứa bộ rễ) và cuối CK4 có độ ẩm giảm xuống thấp hơn giá trị độ ẩm θp, đôi khi 
nằm sát giá trị độ ẩm tại điểm héo, làm cho cây trồng bị thiếu nước. Động thái ẩm của đất trong ngày 
là rất khác nhau, sự giảm độ ẩm vào ban ngày lớn hơn buổi tối và đêm, buổi chiều giảm nhiều hơn 
buổi sáng. Hao tụt độ ẩm thời đoạn 9÷15g có giá trị lớn nhất, kế đến là từ 15÷21g, 3÷9g và thấp nhất 
là từ 21÷3g sáng hôm sau. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để ứng dụng xác định chế 
độ tưới tiết kiệm nước hợp lý cho cây nho lấy lá nói riêng và các cây trồng cạn (có đặc điểm tương tự) 
nói chung thuộc vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn) Nam Trung Bộ. 
Từ khóa: Cây nho lấy lá, chu kỳ tưới, độ ẩm của đất, tầng đất, tưới nhỏ giọt. 
Summary:Experimental research on soil moisture dynamic of drip irrigation technique for Grape leaves 
in three crop seasons with 3 irrigation frequencies: 2days (CK2), 3days (CK3) and 4days (CK4), at the 
water scarce region, Binh Thuan province. Moisture dynamic of the soil layers has a distinct difference, 
water content of the layer containing the active roots (5÷20cm) was smaller than the surface layer 
(0÷5cm) and the below one (20÷30cm) at the end of the irrigation frequency, the smallest is the layer 
10÷15cm: from 11.8÷12.5% (CK2-V3), from 8.1÷8.2% (CK3-V3), 4.7÷4.9% (CK4-V3). At the end of the 
irrigation frequency, water content of CK2 was still greater than that one at water stress point (θp), water 
content in the CK3 (except the surface and bottom layer without roots) and the CK4 has decreased lower 
than θp, it sometimes approached the water content at wilting point (θwp), caused the plant to be 
deprived of water. Daily soil moisture dynamic was very different in each period, the day water content 
decreased more greately than the evening and night ones, and the afternoon one decreased more greately 
than the morning one. The water content decrease was the greatest during 9:00÷15:00, the next ones 
were in period’s 15:00÷21:00, 3:00÷9:00 and the lowest was in 21:00÷3:00 of the next morning. These 
studied results have been an important basis for the application to detemine a suitable water-saving 
irrigation schedule for Grape leaves in particular and for dry crops (similar characteristics) in general in 
the water scarce region (droughty region) of the South Central part. 
Keywords: Drip irrigation, grape leaves, irrigation frequency, soil layer, soil moisture. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Để phục vụ công tác thủy nông có khoa học và 
tự động hóa, việc nghiên cứu động thái ẩm 
Ngày nhận bài: 21/12/2017 
Ngày thông qua phản biện: 08/01/2018 
Ngày duyệt đăng: 08/02/2018 
trong đất trồng luôn được quan tâm bởi các 
nhà khoa học, nhà sản xuất thiết bị và cả 
những người nông dân trực tiếp sản xuất. Ở 
những trung tâm nghiên cứu và các trang trại 
sản xuất các loại nông sản có giá trị kinh tế 
cao ở các nước phát triển, người ta thường lắp 
đặt các thiết bị tự động đo áp lực hút nước của 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 2
đất (Tensiometer) để theo dõi sự động thái độ 
ẩm của đất phục vụ các mục đích nghiên cứu 
hoặc quản lý tưới. Bên cạnh sự phát triển các 
hệ thống quan trắc công nghệ cao, việc nghiên 
cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm quá 
trình vận động của nước trong đất và động thái 
ẩm của đất đã được quan tâm. Nhiều mô hình 
toán mô phỏng quá trình vận động của nước và 
chất trong đất vẫn đang được phát triển. [3], 
[5], [7], [8], [9], [12] 
Từ năm 1999÷2010, giống nho lấy lá IAC 572 
đã được nhập khẩu từ Brazil về trồng để lấy lá 
chế biến xuất khẩu. Do đây là cây trồng mới ở 
Việt Nam, nên đến nay việc xác định chế độ 
tưới hợp lý cho cây vẫn chưa được thực hiện 
[1]. Vì vậy, nghiên cứu thực nghiệm trong 3 
mùa vụ (vụ V1 từ 01/01÷30/4/2012, vụ V2 từ 
01/9÷30/12/2012, vụ V3 từ 01/01÷30/4/2013) 
với 3 chu kỳ tưới (2 ngày - CK2, 3 ngày - CK3 
và 4 ngày - CK4), tại trang trại nho lấy lá 
thuộc tỉnh Bình Thuận nhằm xác định chế độ 
tưới hợp lý cho cây trồng là rất cần thiết. Để 
có cơ sở khoa học thiết lập chế độ tưới hợp lý 
cho cây, việc nghiên cứu và phân tích thực 
nghiệm động thái ẩm của đất theo các chu kỳ 
tưới và tầng đất canh đã đáp ứng được yêu cầu 
quan trọng này. 
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, CÁCH TIẾP 
CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định động thái ẩm đất phục vụ nghiên cứu 
chế độ tưới tiết kiệm nước hợp lý cho cây nho 
lấy lá vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn) 
Nam Trung Bộ. 
2.2 Nội dung nghiên cứu 
Mô tả phẫu diện đất; Lấy mẫu đất hiện trường 
và thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất; 
Thực nghiệm tưới; quan trắc động thái ẩm sau 
khi ngừng tưới với khoảng thời gian 6 giờ/lần 
(0,5 giờ, 6 giờ, 12 giờ,48 giờ (CK2), 54giờ,, 
72giờ (CK3), 78 giờ, , 96 giờ (CK4)) 
Xử lý dữ liệu và phân tích kết quả động thái 
ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt; 
2.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 
Tiếp cận toàn diện lý thuyết và thực tiễn, kế 
thừa có chọn lọc các nghiên cứu liên quan; 
Thực nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng, 
phân tích các chỉ tiêu cơ lý đất; 
Ứng dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 
để xử lý, phân tích thống kê và kiểm định các 
dữ liệu thực nghiệm đảm bảo mức sai số cho 
phép và có ý nghĩa thống kê. [2] 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1 Mô tả phẫu diện đất và kiểm tra các đặc 
tính cơ lý của đất 
Đào phẫu diện và mô tả các tầng đất độ sâu từ 
0÷60cm tại khu vực trồng cây. 
Bảng 1: Mô tả phẫu diện đất từ 0 ÷ 60cm 
TT Độ sâu 
(cm) 
Đặc điểm các tầng đất 
1 0 ÷ 1,5 Đất cát mịn có màu xám nâu, trong đất có lẫn một ít mùn cỏ, tơi xốp. 
2 1,5 ÷ 20 Đất cát mịn có màu xám nâu, trong đất có rễ cỏ cây, tơi xốp giảm so với 
tầng đất mặt. 
3 20 ÷ 40 Đất cát mịn có màu xám vàng, trong đất không lẫn rễ cỏ cây, đất chặt hơn 
so với tầng đất 0÷20cm. 
4 40 ÷ 60 Đất cát mịn có màu xám vàng, trong đất không lẫn rễ cỏ cây, đất chặt hơn 
so với tầng đất 0÷40cm. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 3
Hình 1: Phẫu diện đất từ 0÷60cm 
Theo chú dẫn bản đồ đất tỉnh Bình Thuận [6], 
đất khu vực thực nghiệm là loại đất cát biển đã 
sử dụng, có tính chua (Dystri Haplic 
Arenosols÷ARh.d theo phân loại của 
FAO/UNESCO). Kết quả phân tích các chỉ 
tiêu cơ lý của đất cho thấy sa cấu đất là cát 
mịn, tơi xốp, giúp rễ cây hút nước và ôxy dễ 
dàng. Hàm lượng chất hữu cơ (mùn): lớp đất 
mặt (0÷10cm) thuộc loại đất nghèo và các lớp 
phía dưới thuộc loại rất nghèo chất hữu cơ [4]. 
Bảng 2: Kết quả phân tích lý tính của mẫu đất 
Lớp 
đất 
(cm) 
Phân t ích thành ph ần h ạt Đặc t ính vậ t lý Hữu 
cơ 
(mùn ) 
Cát (%) Bụi (%) 
Sét 
(%) 
Dung t rọng 
Tỷ 
trọng 
Độ 
bão 
hòa 
Độ 
rỗng 
Chỉ 
số 
rỗng Trung bình Mịn Thô Mịn Ướt Khô 
2,0 
÷ 
0,85 
0,85 ÷ 
0,425 
0,425 
÷0,25 
0,25 
÷0,106 
0,106 ÷ 
0,075 
0,075 
÷ 
0,01 
0,01 
÷0,005 
< 
0,005 
gw 
(g/ cm3 ) 
gd 
(g/ cm3 ) D S (%) n (%) eo % 
0÷10 3,60 48,70 41,20 2,10 0,60 0,40 3,40 1,47 1,44 2,65 6,67 45,70 0,84 1,62 
10÷20 4,30 47,60 41,50 1,70 0,40 0,50 4,00 1,60 1,56 2,65 8,86 40,99 0,69 1,04 
20÷40 3,50 47,40 36,10 6,40 0,50 0,50 5,60 1,56 1,51 2,63 13,30 42,70 0,75 0,63 
40÷60 3,80 48,20 35,20 6,10 0,46 0,50 5,74 1,68 1,62 2,64 15,70 38,66 0,63 0,47 
3.2 Kiểm định dữ liệu thực nghiệm [2] 
Dữ liệu thực nghiệm được xử lý bằng phương 
pháp phân tích thống kê, kiểm định độ tin cậy 
thang đo Cronbach's Alpha và phân tích nhân 
tố khám phá EFA để thu nhỏ các biến quan 
trắc thành phần về 1 biến đại diện. Kiểm định 
sự khác biệt trung bình có ý nghĩa thống kê 
bằng phương pháp One-Way ANOVA, trong 
đó có kiểm định Levene Statistic về sự đồng 
nhất phương sai (Test of Homogeneity of 
Variances), kiểm định F về sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa các thang đo (ANOVA) 
và kiểm định Welch cho trường hợp vi phạm 
giả định phương sai không đồng nhất (Robust 
Tests of Equality of Means). Kết qua kiểm 
định các dữ liệu quan trắc đều đảm bảo yêu 
cầu về thống kê, phục vụ phân tích động thái 
ẩm đất được cụ thể hơn. 
Bảng 3: Kết quả kiểm định dữ liệu thực nghiệm động thái ẩm đất 
Kiểm định 
Cronbach’s Alpha 
Phân tích nhân tố khám phá 
EFA 
Kiểm định 
One-Way ANOVA 
Hệ số 
Cronbach
’s Alpha 
Hệ số tương quan 
biến tổng 
(Corrected Item-
Total Correction) 
KMO 
(Kaiser-
Meyer-
Olkin) 
Sig. 
(Bartlett’s 
Test of 
Sphericity) 
Tổng phương sai 
trích (Extraction 
Sums of Squared 
Loadings) 
Sig. 
Levene 
Statisti
c 
Sig. 
F 
Sig. 
Welc
h 
≥ 0,6 ≥ 0,3 0,5 ÷ 1,0 < 0,05 ≥ 50% < 0,05 <0,05 < 0,05 
1,00 0,999 ÷ 1,000 
0,878÷ 
0,952 
0,000 99,798 ÷ 99,940% 0,000 0,000 0,000 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 4
3.3 Phân tích động thái ẩm của đất 
a) Động thái ẩm theo chiều sâu tầng đất 
Sau khi dừng tưới, độ ẩm đất đạt giá trị bão 
hòa, sau đó giảm dần xuống. Độ ẩm sau khi 
dừng tưới 0,5giờ có giá trị khá tương đồng 
giữa các tầng đất và các chu kỳ . Thời gian tiếp 
theo độ ẩm đất suy giảm theo từng tầng đất, 
từng chu kỳ tưới và mùa vụ cây trồng, cụ thể 
như sau: 
Tầng đất mặt 0÷5cm: Tầng đất 0÷5cm hầu như 
rất ít hoặc không có rễ cây nên độ ẩm đất chịu 
tác động chủ yếu của các yếu tố khí tượng và 
độ che phủ ánh nắng lên mặt đất của tán lá 
cây. Nắng, nhiệt độ, gió... là nguyên nhân 
chính gây ra sự mất nước tầng đất này. Độ ẩm 
đất sau khi dừng tưới giảm dần theo thời gian, 
cuối chu kỳ tưới Vụ V1: độ ẩm đất từ 
15,4÷16,5% (CK2), 11,9÷12,6% (CK3), 
8,3÷8,4% (CK4); Vụ V2: 16,8÷17,7% (CK2), 
12,9÷14,2% (CK3), 9,4÷9,6% (CK4); Vụ V3: 
15,2÷15,5% (CK2), 10,9÷11,7% (CK3), 
7,7÷8,0% (CK4); 
Tầng đất 5÷10cm: Chứa một phần của bộ rễ 
cây, rễ đã hút nước của phần phía dưới (từ 
7÷10cm), ngoài ra độ ẩm của tầng đất vẫn chịu 
ảnh hưởng của độ che nắng của lá và yếu tố 
khí tượng nên hơi nước vẫn bốc lên phía trên 
bay ra ngoài không khí. Tốc độ giảm độ ẩm 
tầng đất này lớn hơn so với tầng đất mặt 
(0÷5cm). Độ ẩm đất cuối chu kỳ tưới Vụ V1: 
13,9÷14,0% (CK2), 9,8÷10,0% (CK3), 
6,3÷6,6% (CK4); Vụ V2: 14,6÷14,9% (CK2), 
10,8÷11,6% (CK3), 7,6÷7,8% (CK4); Vụ V3: 
12,8÷13,4% (CK2), 9,2÷9,43% (CK3), 
5,5÷5,8% (CK4); 
Tầng đất 10÷15cm: Tầng đất này chứa gần 
trọn bộ rễ cây nên rễ đã hút nước của đất để 
nuôi cây, giúp cây trao đổi chất, quang hợp và 
phát triển tốt. Một phần lượng nước vẫn bốc 
thoát lên phía trên bay ra ngoài không khí. Tốc 
độ giảm độ ẩm của tầng đất này nhanh hơn so 
với tầng đất mặt (0÷5cm) và tầng đất giáp tầng 
mặt (5÷10cm). Độ ẩm đất cuối chu kỳ tưới 
diễn ra như sau: Vụ V1: 13,0÷13,1% (CK2), 
8,6÷9,0% (CK3), 5,2÷5,5% (CK4); Vụ V2: 
14,0÷14,4% (CK2), 9,7÷10,4% (CK3), 
6,5÷7,1% (CK4); Vụ V3: 11,8÷12,5% (CK2), 
8,1÷8,2% (CK3), 4,7÷4,9% (CK4); 
Tầng đất 15÷20cm: Tầng đất này chứa một 
phần của bộ rễ cây nên rễ đã hút nước của tầng 
đất để nuôi cây. Một phần hơi nước vẫn bốc 
thoát lên phía trên bay ra ngoài không khí. Tốc 
độ giảm độ ẩm của tầng đất này tương đương 
hoặc nhanh hơn một chút so với tầng đất mặt 
(0÷5cm), nhưng chậm hơn tầng đất giáp tầng 
mặt (5÷10cm) và tầng giữa (10÷15cm). Độ ẩm 
đất cuối chu kỳ tưới Vụ V1: 15,5÷15,7% 
(CK2), 11,2÷11,6% (CK3), 8,2÷8,3% (CK4); 
Vụ V2: 16,7÷17,1% (CK2), 12,3÷13,0% 
(CK3), 9,3÷9,5% (CK4); Vụ V3: 14,8÷15,2% 
(CK2), 10,3÷10,9% (CK3), 7,4÷7,6% (CK4); 
Tầng đất 20÷25cm: Tầng đất này không chứa 
rễ cây nên nước thấm xuống tầng đất dưới và 
một phần lượng nước vẫn bốc hơi lên phía trên 
bay ra ngoài không khí. Tốc độ giảm độ ẩm 
của tầng đất này chậm hơn 4 tầng đất phía 
trên. Độ ẩm đất cuối chu kỳ tưới như sau, Vụ 
V1: 18,3÷19,0% (CK2), 15,8÷15,9% (CK3), 
12,2÷12,5% (CK4); Vụ V2: 20,1÷21,3% 
(CK2), 17,7÷18,2% (CK3), 14,3÷14,9% 
(CK4); Vụ V3: 17,1% (CK2), 13,7% (CK3), 
10,4÷10,8% (CK4); Vụ V3: 18,1÷18,3% 
(CK2), 15,2÷15,3% (CK3), 12,2÷12,5% 
(CK4). 
Tầng đất 25÷30cm: Tầng đất này cũng không 
chứa rễ cây nên nước thấm xuống tầng đất 
dưới và có một lượng nhỏ nước vẫn bốc hơi 
bay lên phía trên ra ngoài không khí. Tốc độ 
giảm độ ẩm của tầng đất này chậm nhất so với 
5 tầng đất phía trên. Độ ẩm đất cuối chu kỳ 
tưới Vụ V1: 19,4÷20,1% (CK2), 17,4÷17,5% 
(CK3), 13,9÷14,2% (CK4); Vụ V2: 
21,0÷22,5% (CK2), 19,2%÷19,6 (CK3), 
16,2÷16,5% (CK4), Vụ V3: 18,1÷18,3% 
(CK2), 15,2÷15,3% (CK3), 12,2÷12,5% 
(CK4).
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 5
Hình 2: Động thái ẩm các tầng đất trong thời gian 4 chu kỳ tưới 2, 3 và 4 ngày – 3 
 mùa vụ cây trồng: V1, V2 và V3 
b) Động thái ẩm theo chu kỳ tưới 
Chu kỳ tưới 2 ngày: đất được tưới với CK 
ngắn ngày nên độ ẩm đất tương đối cao. Cuối 
chu kỳ , độ ẩm các tầng đất giảm nhưng đều 
lớn hơn độ ẩm tại điểm stress nước của cây θp 
[11], tầng đất 0÷10cm: V1: 1,34÷1,49lần, V2: 
1,41÷1,63lần, V3: 1,24÷1,47lần; tầng đất 
10÷20cm: V1: 1,42÷1,69lần, V2: 
1,53÷1,82lần, V3: 1,28÷1,61lần; tầng đất 
20÷30cm: V1: 2,10÷2,23lần, V2: 
2,31÷2,42lần, V3: 1,97÷2,08lần, đất không bị 
thiếu nước, đảm bảo cho cây hút đủ lượng 
nước để phát triển tốt và đạt năng suất cao; 
Chu kỳ tưới 3 ngày: lượng nước thấm vào đất 
nhiều, giai đoạn đầu và giữa CK cây hút đủ 
lượng nước để phát triển. Đến cuối CK, độ ẩm 
các tầng đất đều giảm, chỉ tầng mặt và tầng đáy 
(rất ít hoặc không chứa rễ cây) có độ ẩm lớn hơn 
độ ẩm θp, cụ thể: tầng đất 0÷5cm: V1: 1,15lần, 
V2: 1,25lần, V3: 1,05lần; tầng đất 20÷30cm: 
V1: từ 1,23÷2,01lần, V2: 1,34÷2,21lần, V3: 
1,12÷1,75lần; tầng đất 5÷20cm (chứa bộ rễ hoạt 
động của cây) mùa vụ V2: 1,05lần (tương đương 
θp), vụ V1 và V3: từ 0,94÷0,95lần (độ ẩm nhỏ 
hơn θp), sự thiếu hụt này dễ gây ảnh hưởng tới 
năng suất cây trồng; 
Chu kỳ tưới 4 ngày: với chu kỳ tưới dài ngày 
nên lượng nước tưới ban đầu khá lớn (gấp 2 lần 
của CK2 và khoảng 1,3 lần CK3) nên nước thấm 
vào đất khá nhiều, giai đoạn đầu và giữa CK cây 
hút đủ nước để phát triển, nửa cuối của CK độ 
ẩm các tầng đất giảm xuống rõ rệt, độ ẩm tầng 
đất 0÷20cm giảm sâu và nhỏ hơn độ ẩm θp. Khi 
cây còn nhỏ thì vẫn phát triển tương đối bình 
thường, khi cây phát triển mạnh, nhu cầu nước 
tăng cao thì việc hút nước của cây gặp k ... giảm độ ẩm của các tầng đất trong ngày - Vụ V2 
Tầng 
đất 
(cm) 
9:00 
(sau 
0,5g) 
15:00 
(sau 
6g) 
21:00 
(sau 
12g) 
3:00 
(sau 
18g) 
9:00 
(sau 
24g) 
15:00 
(sau 
30g) 
21:00 
(sau 
36g) 
3:00 
(sau 
42g) 
9:00 
(sau 
48g) 
Chu 
kỳ 
mới 
21:00 
(sau 
6g) 
3:00 
(sau 
12g) 
9:00 
(sau 
18g) 
15:00 
(sau 
24g) 
21:00 
(sau 
30g) 
3:00 
(sau 
36g) 
9:00 
(sau 
42g) 
15:00 
(sau 
48g) 
0÷5 - 3,13 1,91 1,07 1,33 2,88 1,68 0,98 1,13 - 2,22 1,12 1,51 3,13 1,78 0,92 1,17 2,84 
5÷10 - 3,52 2,63 1,30 1,67 3,34 2,20 1,27 1,34 - 2,74 1,30 1,82 3,46 2,18 1,19 1,50 3,27 
10÷15 - 3,82 2,70 1,32 1,72 3,42 2,24 1,33 1,46 - 2,97 1,36 1,91 3,67 2,32 1,21 1,60 3,35 
15÷20 - 3,53 2,43 1,28 1,53 3,18 1,97 1,19 1,31 - 2,38 1,23 1,63 3,40 2,04 1,15 1,39 3,17 
20÷25 - 3,15 1,69 0,85 1,15 2,79 1,51 0,85 1,04 - 2,03 0,91 1,21 3,13 1,59 0,79 1,08 2,70 
25÷30 - 3,05 1,55 0,70 1,03 2,68 1,37 0,77 0,94 - 1,93 0,83 1,04 3,02 1,45 0,70 0,94 2,59 
Hình 4: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - Vụ V2 
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
15:00 
(sau 
6giờ)
21:00 
(sau 
12giờ)
3:00 
(sau 
18giờ)
9:00 
(sau 
24giờ)
15:00 
(sau 
30giờ)
21:00 
(sau 
36giờ)
3:00 
(sau 
42giờ)
9:00 
(sau 
48giờ)
Chu kỳ 
mới
21:00 
(sau 
6giờ)
3:00 
(sau 
12giờ)
9:00 
(sau 
18giờ)
15:00 
(sau 
24giờ)
21:00 
(sau 
30giờ)
3:00 
(sau 
36giờ)
9:00 
(sau 
42giờ)
15:00 
(sau 
48giờ)
Độ
 ẩm
 (%
)
Thời gian (giờ)
-5 cm -10cm -15 cm -20 cm -25 cm -30 cm
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
15:00 
(sau 
6giờ)
21:00 
(sau 
12giờ)
3:00 
(sau 
18giờ)
9:00 
(sau 
24giờ)
15:00 
(sau 
30giờ)
21:00 
(sau 
36giờ)
3:00 
(sau 
42giờ)
9:00 
(sau 
48giờ)
Chu kỳ 
mới
21:00 
(sau 
6giờ)
3:00 
(sau 
12giờ)
9:00 
(sau 
18giờ)
15:00 
(sau 
24giờ)
21:00 
(sau 
30giờ)
3:00 
(sau 
36giờ)
9:00 
(sau 
42giờ)
15:00 
(sau 
48giờ)
Độ
 ẩm
 (%
)
Thời gian (giờ)
-5 cm -10cm -15 cm -20 cm -25 cm -30 cm
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 8
Bảng 7: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - Khu vực có trồng cây, CK2 – Vụ V3 
Tầng 
đất 
(cm) 
9:00 
(sau 
0,5g) 
15:00 
(sau 
6g) 
21:00 
(sau 
12g) 
3:00 
(sau 
18g) 
9:00 
(sau 
24g) 
15:00 
(sau 
30g) 
21:00 
(sau 
36g) 
3:00 
(sau 
42g) 
9:00 
(sau 
48g) 
Chu 
kỳ 
mới 
21:00 
(sau 
6g) 
3:00 
(sau 
12g) 
9:00 
(sau 
18g) 
15:00 
(sau 
24g) 
21:00 
(sau 
30g) 
3:00 
(sau 
36g) 
9:00 
(sau 
42g) 
15:00 
(sau 
48g) 
0÷5 - 3,23 2,33 1,13 1,61 3,00 1,92 1,17 1,27 - 2,48 1,20 1,52 3,16 1,98 1,07 1,24 2,96 
5÷10 - 3,69 2,77 1,37 1,92 3,50 2,31 1,32 1,55 - 2,88 1,38 1,74 3,61 2,39 1,27 1,54 3,30 
10÷15 - 3,94 2,92 1,46 2,03 3,63 2,46 1,38 1,61 - 3,02 1,50 1,97 3,79 2,50 1,31 1,64 3,46 
15÷20 - 3,57 2,68 1,37 1,72 3,43 2,11 1,29 1,48 - 2,78 1,29 1,61 3,52 2,24 1,22 1,47 3,27 
20÷25 - 3,21 2,34 1,14 1,58 3,09 1,87 1,17 1,28 - 2,45 1,22 1,46 3,16 1,98 1,07 1,24 2,93 
25÷30 - 3,11 2,11 1,06 1,46 2,95 1,76 1,07 1,16 - 2,34 1,10 1,39 3,07 1,84 0,97 1,14 2,84 
Hình 5: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - Vụ V3 
Bảng 8: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất, CK3-Vụ V1 
Hình 6: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất, CK3 – Vụ V1 
Bảng 9: mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - CK3 - Vụ V2 
Hình 7: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - CK3 – Vụ V2 
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
15:00 
(sau 
6giờ)
21:00 
(sau 
12giờ)
3:00 
(sau 
18giờ)
9:00 
(sau 
24giờ)
15:00 
(sau 
30giờ)
21:00 
(sau 
36giờ)
3:00 
(sau 
42giờ)
9:00 
(sau 
48giờ)
Chu kỳ 
mới
21:00 
(sau 
6giờ)
3:00 
(sau 
12giờ)
9:00 
(sau 
18giờ)
15:00 
(sau 
24giờ)
21:00 
(sau 
30giờ)
3:00 
(sau 
36giờ)
9:00 
(sau 
42giờ)
15:00 
(sau 
48giờ)
Độ
 ẩm
 (%
)
Thời gian (giờ)
-5 cm -10cm -15 cm -20 cm -25 cm -30 cm
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 9
Bảng 10: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - CK3-Vụ V3 
Hình 8: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - CK3 – Vụ V3 
Bảng 11: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất, CK4 - Vụ V1 
Hình 9: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất, CK4 - Vụ V1 
Bảng 12: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - CK4 - Vụ V2 
Hình 10: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - CK4 - Vụ V2 
Bảng 13: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - CK4 - Vụ V3 
Hình 11: Mức giảm độ ẩm trong ngày của các tầng đất - CK4 - Vụ V3 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 10
Khi so sánh tại cùng một khoảng thời gian 
trong ngày (3÷9g sáng, 9÷15g chiều, 15÷21g 
tối và 21÷3g sáng hôm sau), mức giảm ở đầu 
chu kỳ tưới lớn hơn ở giữa và cuối chu kỳ . Ở 
thời điểm đầu chu kỳ tưới mức độ hao hụt độ 
ẩm khá lớn, sau đó giảm dần, cuối chu kỳ tưới 
mức độ suy giảm khá đều nhau giữa các chu 
kỳ , điều này có thể được lý giải rằng vào cuối 
chu kỳ tưới, cây trồng rất cần nước phục vụ 
trao đổi chất và quang hợp, trong khi độ ẩm 
đất giảm, nên xuất hiện hiện tượng háo nước 
tức thời trong thân cây, khi tiến hành tưới 
nước, rễ cây sẽ hút rất mạnh, ngay cả vào 
khoảng thời gian 15÷21g tối, biểu hiện bằng 
trực quan rõ ràng nhất là ở những ngày đầu 
chu kỳ tưới, các lá cây xanh mướt hơn so với 
những ngày giữa và cuối chu kỳ . 
Thiết lập tương quan động thái ẩm đất theo các 
bước thời gian quan trắc , đồ thị có dạng hàm số 
bậc 2: y = ax2 + bx + c, hệ số R2 khá cao (R2 
> 0,86). Từ khoảng thời gian giữa đến cuối các 
chu kỳ tưới, đồ thị tương quan có đặc điểm sau: 
hệ số a > 0 nên đồ thị có bề lõm quay lên trên 
(trừ thời điểm sau khi dừng tưới 30 phút thì độ 
ẩm đất các khu vực tương đối đồng đều), tọa độ 
đỉnh x = -b/2a đều nằm trong khoảng 0÷20cm, 
tức giá trị độ ẩm giảm dần từ bề đất xuống 
khoảng 10÷15cm (do rễ cây trồng hút nước của 
đất), sau đó tăng lên ở độ sâu 20÷30cm. 
Kết quả thực nghiệm này rất có ý nghĩa trong 
việc ứng dụng vào các nghiên cứu chế độ tưới 
cho cây trồng cạn có bộ rễ nông (0÷30cm) và 
tính toán cấp nước trong sản xuất nông nghiệp 
vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn). 
Hình 12: Biểu đồ tương quan động thái ẩm theo thời gian (giờ) - CK2, Vụ V1, V2 và V3 
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Độ
 sâ
u 
(c
m
)
Độ ẩm (%)
Động thái ẩm của đất, CK2 - Vụ V1
0,5 giờ
6,0 giờ
12,0 giờ
18,0 giờ
24,0 giờ
30,0 giờ
36,0 giờ
42,0 giờ
48,0 giờ
y = 0,0197x2 - 0,4856x + 16,973
R² = 0,8886
10.0
13.0
16.0
19.0
22.0
25.0
0 10 20 30 40
Độ
 ẩm
 (%
)
Độ sâu (cm)
Độ ẩm đất sau khi tưới 48 giờ (CK2) - Vụ V1
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Độ
 sâ
u 
(c
m
)
Độ ẩm (%)
Động thái ẩm của đất, CK2 - Vụ V2
0,5 giờ
6,0 giờ
12,0 giờ
18,0 giờ
24,0 giờ
30,0 giờ
36,0 giờ
42,0 giờ
48,0 giờ
y = 0,029x2 - 0,7427x + 19,962
R² = 0,8841
10.0
13.0
16.0
19.0
22.0
25.0
0 10 20 30 40
Độ
 ẩm
 (%
)
Độ sâu (cm)
Độ ẩm đất sau khi tưới 48 giờ (CK2)- Vụ V2
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0 5 10 15 20 25 30 35
Độ
 sâ
u 
(c
m
)
Độ ẩm (%)
Động thái ẩm của đất, CK2 - Vụ V3
0,5 giờ
6,0 giờ
12,0 giờ
18,0 giờ
24,0 giờ
30,0 giờ
36,0 giờ
42,0 giờ
48,0 giờ
y = 0,0229x2 - 0,6258x + 17,302
R² = 0,8623
10.0
13.0
16.0
19.0
22.0
25.0
0 10 20 30 40
Độ
 ẩm
 (%
)
Độ sâu (cm)
Độ ẩm đất sau khi tưới 48 giờ (CK2)- Vụ V3
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 11 
Hình 13: Biểu đồ tương quan động thái ẩm theo thời gian (giờ) - CK3, Vụ V1, V2 và V3 
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0 5 10 15 20 25 30 35
Độ
 sâ
u 
(c
m
)
Độ ẩm (%)
Động thái ẩm của đất, CK3 - Vụ V1
0,5 giờ
6,0 giờ
12,0 giờ
18,0 giờ
24,0 giờ
30,0 giờ
36,0 giờ
42,0 giờ
48,0 giờ
54,0 giờ
60,0 giờ
66,0 giờ
72,0 giờ
y = 0,0297x2 - 0,7617x + 14,553
R² = 0,901
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
0 10 20 30 40
Độ
 ẩm
 (%
)
Độ sâu (cm)
Độ ẩm đất sau khi tưới 72 giờ (CK3) - Vụ V1
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0 5 10 15 20 25 30 35
Độ
 sâ
u 
(c
m
)
Độ ẩm (%)Động thái ẩm của đất, CK3 - Vụ V2
0,5 giờ
6,0 giờ
12,0 giờ
18,0 giờ
24,0 giờ
30,0 giờ
36,0 giờ
42,0 giờ
48,0 giờ
54,0 giờ
60,0 giờ
66,0 giờ
72,0 giờ
y = 0,0319x2 - 0,8028x + 15,829
R² = 0,8988
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
0 10 20 30 40
Độ
 ẩm
 (%
)
Độ sâu (cm)
Độ ẩm đất sau khi tưới 72 giờ (CK3) - Vụ V2
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0 5 10 15 20 25 30 35
Độ
 sâ
u 
(c
m
)
Độ ẩm (%)Động thái ẩm của đất, CK3 - Vụ V3
0,5 giờ
6,0 giờ
12,0 giờ
18,0 giờ
24,0 giờ
30,0 giờ
36,0 giờ
42,0 giờ
48,0 giờ
54,0 giờ
60,0 giờ
66,0 giờ
72,0 giờ
y = 0,0229x2 - 0,5864x + 12,832
R² = 0,8886
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
0 10 20 30 40
Độ
 ẩm
 (%
)
Độ sâu (cm)
Độ ẩm đất sau khi tưới 72 giờ (CK3) - Vụ V3
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0 5 10 15 20 25 30 35
Độ
 sâ
u 
(c
m
)
Độ ẩm (%)Động thái ẩm của đất, CK4 - Vụ V1
0,5 giờ
6,0 giờ
12,0 giờ
18,0 giờ
24,0 giờ
30,0 giờ
36,0 giờ
42,0 giờ
48,0 giờ
54,0 giờ
60,0 giờ
66,0 giờ
72,0 giờ
78,0 giờ
84,0 giờ
90,0 giờ
96,0 giờ
y = 0,0284x2 - 0,7078x + 10,758
R² = 0,9311
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
0 10 20 30 40
Độ
 ẩm
 (%
)
Độ sâu (cm)
Độ ẩm đất sau khi tưới 96 giờ (CK4) - Vụ V1
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0 5 10 15 20 25 30 35
Độ
 sâ
u 
(c
m
)
Độ ẩm (%)Động thái ẩm của đất, CK4 - Vụ V2
0,5 giờ
6,0 giờ
12,0 giờ
18,0 giờ
24,0 giờ
30,0 giờ
36,0 giờ
42,0 giờ
48,0 giờ
54,0 giờ
60,0 giờ
66,0 giờ
72,0 giờ
78,0 giờ
84,0 giờ
90,0 giờ
96,0 giờ
y = 0,03x2 - 0,7498x + 12,325
R² = 0,9115
5.0
8.0
11.0
14.0
17.0
20.0
0 10 20 30 40
Độ
 ẩm
 (%
)
Độ sâu (cm)
Độ ẩm đất sau khi tưới 96 giờ (CK4) - Vụ V2
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 12
Hình 14: Biểu đồ tương quan động thái ẩm theo thời gian (giờ) - CK4, Vụ V1, V2 và V3 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Động thái ẩm tầng đất mặt 0÷5cm không chứa rễ 
cây nên chỉ chịu tác động của yếu tố khí tượng. 
Tầng 5÷20cm, ngoài việc hơi nước thoát lên trên 
bay ra ngoài không khí do ảnh hưởng của khí 
tượng, thì bộ rễ đã hút nước trong đất giúp cây 
trao đổi chất, quang hợp và phát triển tốt tạo ra 
sản phẩm sinh học, tốc độ giảm độ ẩm nhanh 
hơn so với tầng đất mặt (0÷5cm), trong đó tầng 
10÷15cm có mức giảm độ ẩm lớn nhất. Tầng 
20÷30cm không chứa rễ cây nên có tốc độ giảm 
độ ẩm chậm nhất so với 4 tầng đất phía trên, 
nước chủ yếu thấm xuống phía dưới và một 
phần nhỏ hơi nước vẫn bốc thoát lên phía trên 
bay ra ngoài không khí (chứ không phải do bộ rễ 
hút nuôi cây). Do đó, ở tầng đất 20÷30cm, nước 
tưới không mang lại hiệu quả cho cây trồng, điều 
này đã minh chứng cho sự lãng phí nước tưới. 
Vì vậy, khuyến nghị người dân nên tưới trong 
khoản 40÷50phút (kỹ thuật tưới nhỏ giọt), để 
nước lan truyền bao phủ hoàn toàn khu vực bộ rễ 
hoạt động (độ sâu 20cm), sau đó dừng tưới để 
tránh lãng phí nước. [10] 
Thời điểm cuối chu kỳ tưới, độ ẩm CK2 lớn 
nhất, kế đến là CK3 và thấp nhất là CK4. Độ 
ẩm đất thời điểm: cuối CK2 vẫn lớn hơn độ 
ẩm tại điểm stress nước của cây (θp), cuối 
CK3 (trừ tầng mặt và tầng đáy không chứa bộ 
rễ) và cuối CK4 có độ ẩm giảm xuống thấp 
hơn giá trị độ ẩm θp, đôi khi nằm sát giá trị độ 
ẩm tại điểm héo, làm cho cây trồng bị thiếu 
nước, rất bất lợi cho bộ rễ hút nước phục vụ 
quá trình quang hợp giúp cây phát triển và 
tăng năng suất. Vì vậy, khuyến nghị chọn chu 
kỳ tưới ngắn (2ngày) để đảm bảo độ ẩm của 
đất lớn hơn θp. [11] 
Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới động 
thái ẩm của đất trong ngày là rất khác nhau, sự 
giảm độ ẩm vào ban ngày lớn hơn buổi tối và 
đêm, buổi chiều giảm nhiều hơn buổi sáng. 
Hao tụt độ ẩm thời đoạn 9÷15g có giá trị lớn 
nhất, kế đến là từ 15÷21g, 3÷9g và thấp nhất là 
từ 21÷3g sáng. Vì vậy, khuyến nghị người dân 
nên tưới nước vào buổi sáng để cây hút được 
nhiều nước phục vụ tốt cho quá trình quang 
hợp, trao đổi chất và cân bằng nhiệt trong thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Công ty TNHH Thực phẩm YERGAT (YERGAT PACKING CO., INC). (2011). Kết quả 
chọn lọc, khảo nghiệm giống nho IAC 572 lấy lá làm thực phẩm xuất khẩu. 
[2] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. 
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Hồng Đức. 
[3] Kim. N.Q. and Kawano, H. (1997). Soil and plant based irrigation management model: 
formulation and application. Transaction of JSIDRE. Vol. 187, p1÷8. 
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0 5 10 15 20 25 30 35
Độ
 sâ
u 
(c
m
)
Độ ẩm (%)Động thái ẩm của đất, CK4 - Vụ V3
0,5 giờ
6,0 giờ
12,0 giờ
18,0 giờ
24,0 giờ
30,0 giờ
36,0 giờ
42,0 giờ
48,0 giờ
54,0 giờ
60,0 giờ
66,0 giờ
72,0 giờ
78,0 giờ
84,0 giờ
90,0 giờ
96,0 giờ
y = 0,0278x2 - 0,7565x + 11,067
R² = 0,9126
0.0
3.0
6.0
9.0
12.0
15.0
0 10 20 30 40
Độ
 ẩm
 (%
)
Độ sâu (cm)
Độ ẩm đất sau khi tưới 96 giờ (CK4) - Vụ V3
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 13 
[4] Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh. (1996). 
Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. NXB Giáo Dục. 
[5] Ngô Sỹ Giai và cs. (2004). Nghiên cứu điều kiện độ ẩm đất phục vụ phát triển các vùng 
trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây cỏ chăn nuôi ở các vùng trung du, 
miền núi Việt Nam. Đề tài KHCN cấp Bộ. 
[6] Phạm Quang Khánh và cs. (2003). Báo cáo chú dẫn bản đồ đất tỉnh Bình Thuận. Chương 
trình “Điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất phục vụ công tác quy hoạch Nông - 
Lâm nghiệp và thủy lợi cấp tỉnh Vùng Đông Nam bộ”. Dự án cấp tỉnh. 
[7] Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Trọng Hà (2006), Nghiên cứu công nghệ tưới giữ ẩm cho 
dứa vùng đồi Bắc Trung Bộ nhằm nâng cao giá trị thương phẩm. Đề tài khoa học cấp Bộ 
(Bộ NN&PTNT). 
[8] Per-Erik Jansson & Louise Karlberg. (2016). Coupled heat and mass transfer model for 
soil-plant-atmosphere systems. Dept. of Land and Water Resources Engineering Royal 
Institute of Technology. KTH ROYAL INSTITUTE OF TECHNOLOGY, Sweden. 
[9] Tran Thai Hung, Xing Wengang. (2008). Research on infiltration flow and soil moisture 
dynamics according to soil depth for drip irrigation technique. Center for Science and 
Technology Development, Ministry of Education, China. 
[10] Tran Thai Hung, Vo Khac Tri, Le Sam (2016), Research on Infiltration Spread in Soil of 
Drip Irrigation Technique for Grape Leaves at the Water Scarce Region of Vietnam. 
International Journal of Agricultural Science and Technology, Vol.4, No.2-August 2016 
(ISSN: 2327-7645), DEStech Publications, Inc. USA. pp.45-54. 
[11] Trần Thái Hùng, Võ Khắc Trí, Lê Sâm. (2017). Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng đường 
đặc trưng ẩm của đất (pF) phục vụ xác định chế độ tưới hợp lý cho cây trồng cạn tại vùn g 
khô hạn Nam Trung Bộ. Tạp chí KHKT Thủy lợi và Môi trường, Đại học Thủy lợi. Số 57, 
trang 40 ÷ 49. 
[12] Võ Khắc Trí (2002). Nghiên cứu sự chuyển vận của nước và chất hòa tan trong đất phèn 
Đồng Tháp Mười. Luận án tiến sỹ kỹ thuật. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_nghiem_dong_thai_am_cua_dat_trong_ky_thuat_t.pdf