Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của độ mở cánh hướng đến các đặc tính năng lượng của máy thuận nghịch bơm-tuabin

Tóm tắt: Bài báo này trình bày các kết quả thí nghiệm đểkhảo sát ảnh hưởng của độ mở cánh hướng đến

các đường cong đặc tính về cột nước (H), công suất (P) và hiệu suất (η) của một tổ máy thuận nghịch bơm –

tuabin khi vận hành trong hai chế độ bơm và tuabin. Kết quả cho thấy, khi độ mở tăng dần từ 5mm đến

15mm, trong vận hành chế độ bơm, lưu lượng tại điểm có hiệu suất lớn nhất QBEP (Best Eficentcy Point-BEP)

tăng từ 218,22 m3/h lên 300 m3/h trong khi H giảm từ 8,82m tới 7,71 m. Trong vận hành chế độ tuabin, QBEP

tăng từ 270m3/h lên 320,9 m3/h trong khi H giảm từ 9,78 m tới 8,94 m. Xét về mặt hiệu suất, phương án độ

mở cánh hướng 10mm cho hiệu suất của cả bơm và tuabin là tốt nhất, bơm đạt 77,07% và tuabin đạt 72,8%.

Đồng thời, bài báo cũng đã xây dựng và đánh giá được vùng vận hành của máy đã thiết kế. Đây là kết quả

nghiên cứu đầu tiên, có ý nghĩa trong thiết về dạng máy cánh này ở Việt Nam

pdf 5 trang phuongnguyen 5360
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của độ mở cánh hướng đến các đặc tính năng lượng của máy thuận nghịch bơm-tuabin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của độ mở cánh hướng đến các đặc tính năng lượng của máy thuận nghịch bơm-tuabin

Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của độ mở cánh hướng đến các đặc tính năng lượng của máy thuận nghịch bơm-tuabin
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 248 
BÀI BÁO KHOA HỌC 
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MỞ 
CÁNH HƯỚNG ĐẾN CÁC ĐẶC TÍNH NĂNG LƯỢNG CỦA 
MÁY THUẬN NGHỊCH BƠM -TUABIN 
Nguyễn Thị Nhớ1,2, Trương Việt Anh2 
Tóm tắt: Bài báo này trình bày các kết quả thí nghiệm đểkhảo sát ảnh hưởng của độ mở cánh hướng đến 
các đường cong đặc tính về cột nước (H), công suất (P) và hiệu suất (η) của một tổ máy thuận nghịch bơm – 
tuabin khi vận hành trong hai chế độ bơm và tuabin. Kết quả cho thấy, khi độ mở tăng dần từ 5mm đến 
15mm, trong vận hành chế độ bơm, lưu lượng tại điểm có hiệu suất lớn nhất QBEP (Best Eficentcy Point-BEP) 
tăng từ 218,22 m3/h lên 300 m3/h trong khi H giảm từ 8,82m tới 7,71 m. Trong vận hành chế độ tuabin, QBEP 
tăng từ 270m3/h lên 320,9 m3/h trong khi H giảm từ 9,78 m tới 8,94 m. Xét về mặt hiệu suất, phương án độ 
mở cánh hướng 10mm cho hiệu suất của cả bơm và tuabin là tốt nhất, bơm đạt 77,07% và tuabin đạt 72,8%. 
Đồng thời, bài báo cũng đã xây dựng và đánh giá được vùng vận hành của máy đã thiết kế. Đây là kết quả 
nghiên cứu đầu tiên, có ý nghĩa trong thiết về dạng máy cánh này ở Việt Nam. 
Từ khóa: Cánh hướng, bơm – tuabin, bơm, tuabin. 
1. GIỚI THIỆU CHUNG * 
Bơm - Tuabin (Pump as Turbine, được viết tắt là PaT) 
là thiết bị thủy lực có khả năng làm việc ở hai chế độ bơm 
và tuabin, được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy thủy 
điện tích năng (NMTĐTN) từ những năm 1950. Các 
nghiên cứu trước đây đã khẳng định rằng tất cả các loại 
bơm từ trục đứng hay trục ngang, từ ly tâm hay hướng 
trục đều có thể vận hành được dưới dạng tuabin (Peter, 
2014). Tính tới thời điểm hiện tại, các máy PaT có thể 
làm việc tốt được trong vùng cột nước từ 50m đến 800m, 
công suất đầu ra từ 10MW đến hơn 500MW, hiệu suất 
tuabin và bơm lên đến 91% và 90,8%. 
Do sự xuất hiện của bộ phận cột trụ và cánh hướng 
nên dòng chảy đi ra của bơm cũng bị xáo động đáng 
kể so với bơm thông thường. Với một tốc độ quay 
nhất định, bơm chỉ có thể làm việc hiệu quả tại một vị 
trí của cột nước (H) và lưu lượng (Q) nhất định. Khi 
làm việc ngoài điểm thiết kế, một loạt các hiện tượng 
dòng chảy và các vấn đề thủy lực sẽ xảy ra làm giảm 
mạnh hiệu suất trung bình của máy. Giá trị này hoàn 
toàn có thể xác định được thông qua việc xác định các 
thành phần vận tốc tại mép ra bánh công tác (Nho, 
nnk 2018). Trong các nghiên cứu (Jasmina, et al 
2014) và (Hasatuchi, 2012), ảnh hưởng của độ mở 
1 Trường Đại học Thủy lợi 
2 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
cánh hướng đến các đặc tính của máy PaT trong hai 
chế độ đã được thảo luận. Nghiên cứu đó tập vào cơ 
chế hình thành và phát triển không ổn định dòng 
chảy, mối liên hệ giữa phân bố vận tốc tại biên ngoài 
bánh công tác và phân bố cường độ xáo động áp suất 
theo thời gian và không gian, và tác động của tải động 
lên bánh công tác và cánh hướng trong điều kiện thất 
tốc. Các phương án góc mở tối ưu của cánh hướng 
sau đó cũng được đề xuất để đưa ra những gợi ý cho 
quy trình vận hành sau này của máy. 
Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia có 
điều chỉnh thì Việt Nam sẽ có bảy phương án TĐTN 
được đưa vào vận hành với tổng công suất đạt 
2100MW. Công trình TĐTN đầu tiên Bác Ái 1,2 sẽ 
được đưa vào vận hành năm 2023 với công suất lắp 
máy mỗi tổ là 300 MW. Tuy nhiên, tới thời điểm 
hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào về dạng 
máy này được công bố. Đây là một là thách thức lớn 
cho các nhà khoa học trong nước. Trong nghiên cứu 
này, tác giả tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của 
độ mở cánh hướng nước đến các đặc tính năng 
lượng về cột áp, công suất và hiệu suất máy PaT 
bằng phương pháp thực nghiệm. Qua đó, cũng đánh 
giá được phần nào chất lượng máy PaT đã thiết kế 
trong nghiên cứu. Kết quả được áp dụng cho các 
máy PaT có số vòng quay đặc trưng ns thấp. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 249 
2.THIẾT LẬP HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM 
2.1. Giới thiệu hệ thống thử nghiệm của Công 
ty CP chế tạo bơm Hải Dương 
Công ty CP chế tạo bơm Hải Dương đã xây dựng 
hệ thống thí nghiệm bơm mới tại Hải Dương với 
dung tích bể chứa ngầm W = 2500 m3, có thể thử 
bơm công suất Nmax = 1500 kW, lưu lượng Qmax = 50 
000 m3/h. Hệ thống được xây dựng đồng bộ với các 
thiết bị đo hiện đại, các phần mềm và phần cứng của 
hãng Siemens có độ chính xác và đồng bộ cao. Quy 
trình thử nghiệm được thực hiện dựa trên các tiêu 
chuẩn quốc tế về thử nghiệm máy bơm JIS G8301, 
JIS G8302, ISO2858 và các tiêu chuẩn Việt Nam. 
Từ các kết quả đo lường sẽ xác định các thông số kỹ 
thuật: công suất, cột áp, công suất trục, hiệu suất 
bơm và tuabin. 
2.2. Thiết bị đo và đánh giá sai số 
Các thiết bị đo bao gồm: đo lưu lượng, đo cột áp, 
mômen trục, dòng điện và tốc độ quay đều là các 
thiết bị hiện đại, chính xác và được nhập khẩu từ các 
quốc gia tiên tiến như Đức, Nhật hay Nga, đảm bảo 
độ chính xác và tin cậy. Sai số và giới hạn sai số 
trong thí nghiệm phải đạt yêu cầu cho phép theo tiêu 
chuẩn Việt Nam TCVN 8639:2011 (Nguyễn Minh 
Tuấn, 2016). 
2.3. Thông số hình học của của tổ máy thí nghiệm
Ø
2
35
 H
11
+0
.29 0.0
0
Ø
42
6
Ø335±0.5
22
.5
°
8 x Ø 19
các h d? u
22 .5°
Ø280±0.5
260
70
0
.0
5
A
0. 05 A
R8
Ø
2
64
40
B
Ø
55
2
A
Ø
55
0 
H
8
+0
.11 0.0
0
Ø
5
90
Ø
5
40
Ø 375
71 32
15
13. 7
39.5
34
17.5
8 x Ø19
cách d?u
Ø
2
00
24
Ø
32
0
Ø
2
40
Ø
2
13
160
20
190±0. 5
95
12
20
(50) 15
77
R5
R3
15° 15 °
80 (172.9)
22.5°
40
Ø59 0±0.5
22.5°
40
50
8 x Ø19 su?t
cách d?u
2 x M12
ren sâu 20
40
120±0.5
Ø1
65
2 x M16 su?t
d?i x ?ng
8 x M16 ren sâu 24
cách d?u
22
.5
°
19 x Ø27 H9 +0.0520.000
cách d?u
T?ng s? l?: 76
Ø5 00± 0.5
Ø3
80
±0
.5
Ø38±0.3
4 x M6 ren sâu 12 c ác h d?u
Hình 1. Các thông số hình học của máy đã chế tạo, lắp ráp phục vụ thí nghiệm 
Trong bài báo này, các thông số hình học của bánh 
công tác (BCT) PaT đã thiết kế như trên hình 1. Các 
thông số hình học có được từ các nghiên cứu thiết kế 
mô hình của cùng nhóm tác giả cho mẫu máy với các 
thông số đầu vàogồm: lưu lượng thiết kế bơm (Q) là 
0,067m3/s, cột nước bơm (H) là 9m và số vòng quay 
đặc trưng ns là 104. Đặc biệt lưu ý với hệ thống 19 cánh 
hướng và hệ thống tay quay điều chỉnh lưu lượng. 
2.4. Thiết lập phương án thí nghiệm 
2.4.1 Sơ đồ thí nghiệm 
a. Chế độ bơm b. Chế độ tuabin 
Hình 2. Hệ thống thí nghiệm bơm-tuabin 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 250 
Hình 2 trình bày sơ đồ bố trí phương án thử nghiệm 
PaT trong chế độ bơm và tuabin. Để thí nghiệm cho 
chế độ tuabin, một bơm ly tâm LT270-12/D205 có các 
thông số tại điểm thiết kế bao gồm: tốc độ quay n = 
1480 vòng/phút; công suất động cơ 7,8kW; cột nước 
H=12m và lưu lượng Q=320m3/h phù hợp với các yêu 
cầu thí nghiệm được chọn làm bơm tạo tải và bơm tải. 
Trong thí nghiệm tuabin, máy bơm tải sẽ được kết nối 
vào hệ thống tuabin như trên sơ đồ hình 2b để tạo Q 
và H theo các yêu cầu thí nghiệm thông qua hệ thống 
ống dẫn có đường kính 250mm. Ngoài ra, do máy 
PaT có n=600 vòng/phút trong khi bơm tải lựa chọn 
là 1480 vòng/phút. Vì vậy, bộ truyền đai từ PaT qua 
bơm tải đã được sử dụng. Toàn bộ quá trình vận hành 
thử đều được thao tác trong nhà điều khiển. Lưu 
lượng máy bơm và tuabin sẽ được điều chỉnh nhờ van 
tiết lưu. Các thông số cần đo bao gồm các trị số lưu 
lượng, cột áp hút, cột áp đồng hồ hút, xả, dòng điện 
và công suất. Cuối cùng, xử lý các số liệu đo, đánh 
giá sai số và vẽ đường cong đặc tính. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Ảnh hưởng của độ mở cánh hướng đến 
đặc tính bơm và tuabin 
Hình 3 và hình 4 lần lượt thể hiện các kết quả của 
ba phương án độ mở lần lượt là 5mm; 10mm và 
15mm. Nhìn chung, độ mở cánh hướng a0 ảnh hưởng 
nhiều nhất tới hình dạng, giá trị và vị trị xuất hiện 
điểm BEP, trong khi không ảnh hưởng quá nhiều 
đến hình dạng của các đường cong về cột nước và 
công suất của cả bơm và tuabin. Cụ thể, khi tăng độ 
mở từ 5mm đến 15mm thì các đường cong hiệu suất 
có xu thế dịch chuyển về phía bên phải (QBEP tăng) 
trong cả hai chế độ bơm và tuabin. Đặc biệt, khi độ 
mở tăng dần, vùng cho hiệu suất cao của bơm rất 
rộng nhưng giá trị hiệu suất lại giảm. 
Bảng 1 so sánh chi tiết các giá trị về lưu lượng Q, 
cột nước H, công suất P và hiệu suất η tại điểm BEP 
của ba phương án khảo sát. Như có thể thấy trong cả 
vận hành bơm và tuabin, khi độ mở tăng dần từ 5mm 
đến 15mm độ thì QBEP đều có xu thế tăng trong khi 
cột áp H đều có xu thế giảm. Cụ thể, trong vận hành 
chế độ bơm, QBEP tăng từ 218,2 m3/h lên 300 m3/h 
trong khi H giảm từ 8,82m tới 7,71 m. Trong vận 
hành chế độ tuabin, QBEP tăng từ 270m3/h lên 320,9 
m3/h trong khi H giảm từ 9,78 m tới 8,94m. Xét về 
mặt hiệu suất, phương án độ mở cánh hướng 10mm 
cho hiệu suất của cả bơm và tuabin là tốt nhất, bơm 
đạt 77,07% và tuabin đạt 72,8%. 
Hình 3. Đặc tính của bơm với các phương án độ 
mở cánh hướng 5mm; 10mm và 15mm 
Hình 4. Đặc tính của tuabin với các phương án độ 
mở cánh hướng 5mm; 10mm và 15mm 
Bảng 1. Kết quả của bơm và tuabin tại điểm BEP của ba phương án độ mở cánh hướng 
Phương án độ mở a01=5mm 
Vận hành Q (m3/h) H (m) P (kW) η(%) 
Bơm 218,22 8,82 6,83 76,69 
Tuabin 270,00 9,78 4,99 70,30 
Phương án độ mở a02=10mm 
Vận hành Q (m3/h) H (m) P (kW) Η (%) 
Bơm 242,50 8,43 7,23 77,07 
Tuabin 315,00 9,49 5,72 72,80 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 251 
Phương án độ mở a03=15mm 
Vận hành Q (m3/h) H (m) P (kW) Η (%) 
Bơm 300,00 7,71 7,61 76,20 
Tuabin 320,90 8,94 5,49 70,20 
3.2. Đánh giá vùng vận hành của bơm và 
tuabin với các phương án độ mở cánh 
Việc thiết kế máy PaT thường gắn liền với một 
công trình thực tế, với các điều kiện thực tế về dao 
động mực nước thượng và hạ lưu, các yêu cầu về số 
giờ phát điện cũng như bơm nước, đặc biệt là giá điện 
theo từng khung giờ. Điều này sẽ liên quan đến hàm 
mục tiêu thiết kế của công trình. Với các trạm thủy 
điện tích năng, ngoài yêu cầu vùng hiệu suất cao thì 
các yêu cầu về cột nước và công suất rất quan trọng, 
đảm bảo điều kiện vận hành của cả chế độ bơm và 
tuabin. Trong một số trường hợp, tuy điểm làm việc có 
hiệu suất rất cao nhưng cột nước tuabin quá thấp hoặc 
cột nước bơm quá cao thì PaT cũng không làm việc 
được. Trong mục này, tác giả đánh giá vùng vận hành 
của bơm và tuabin với ba phương án độ mở cánh khác 
nhau với cột áp tĩnh lớp nhất và nhỏ nhất được lấy theo 
điều kiện vận hành đã được quy đổi về mô hình thí 
nghiệm của công trình TĐTN Phù Yên Đông. Kết quả 
được cho trên hình 5, hình 6 và hình 7. 
Ba phương án độ mở cánh cho thấy thấy vùng 
làm việc của hai chế độ bơm và tuabin đều nằm 
trong vùng hiệu suất cao, nằm xung quanh điểm 
thiết kế từ 85%÷110% điểm lưu lượng thiết kế. So 
sánh ba vùng làm việc của bơm và tuabin ứng với ba 
phương án cánh khác nhau cho thấy phương án độ 
mở a02=10mm cho hiệu suất tại điểm thiết kế là lớn 
nhất trong cả bơm và tuabin nhưng lại không nằm 
trong vùng có thể vận hành được do cột áp yêu cầu 
lớn hơn cột áp có thể tạo được của trạm. Trong khi 
đó, phương án độ mở a01=5mm và a03=15mm đều 
đảm bảo các điều kiện vận hành của bơm và tuabin 
về cột áp nhưng phương án a01=5mm cho vùng hiệu 
suất cao hơn, phương án này bao trọn vùng hiệu suất 
cao của cả bơm và tuabin. 
Hình 5. Vùng vận hành của bơm và tuabin với 
phương án độ mở a01=5mm
Hình 6. Vùng vận hành của bơm và tuabin với 
phương án độ mở a02=10mm 
Hình 7. Vùng vận hành của bơm và tuabin với 
phương án độ mở a03=15mm 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 252 
4. KẾT LUẬN 
Bài báo đã trình bày các kết quả thí nghiệm để 
đánh giá ảnh hưởng của độ mở cánh hướng nước 
đến các đường cong đặc tính năng lượng về H, P và 
η của một mô hình máy thuận nghịch bơm - tuabin 
có số vòng quay đặc trưng ns =104 khi vận hành 
trong chế độ bơm và tuabin. Đây là mô hình thuận 
nghịch có kết cấu mới, làm việc ổn định và chạy êm, 
đặc biệt đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên ở Việt 
Nam được chế tạo và lắp đặt thí nghiệm. Kết quả 
cho thấy máy PaT thiết kế có thể vận hành tốt trong 
cả chế độ bơm và tuabin ở các điểm lưu lượng (Q) 
và cột áp (H) khác nhau mà không có bất kỳ vấn đề 
vận hành nào xảy ra. Khi tăng độ mở của cánh 
hướng thì các đường cong hiệu suất có xu thế dịch 
chuyển về phía bên phải tức là QBEP tăng dần trong 
khi giá trị của đường cong cột áp H đều có xu thế 
giảm trong cả vận hành bơm và tuabin. Xét về mặt 
hiệu suất, phương án độ mở cánh hướng 10mm cho 
hiệu suất của cả bơm và tuabin là tốt nhất, bơm đạt 
77,07% và tuabin đạt 72,8%.So với chế độ bơm, PaT 
hoạt động trong chế độ tuabin cho H và Q cao hơn 
(9,49m cột nước so với 8,34m và 315m3/h so với 
242,5 m3/h) tại điểm BEP. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Minh Tuấn, (2016), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số kích thước và kết cấu của bộ phận 
hướng dòng đến hiệu suất của bơm chìm hướng trục ở Việt Nam, Viện Cơ khí động lực, Đại học Bách 
Khoa Hà Nội. 
Hasatuchi. V, Artist, (2012), Hydrodynamics of a Pump-Turbine operating at off-design. University of 
Applied Sciences of Western Switzerlan. 
Jasmina.B.B, M. R. Dragica and S. M. Dragan, "Pumps used as turbines power recovery, energy efficiency, 
CFD analysis," Thermal science, vol. 18, no. 3, pp. 1030-1038, 2014. 
Nho. N. T, Truong A. V and Truong. V.V, (2018), "Theoretical prediction of performance curves of Pump-
Turbine at a low specific speed,"in Seventh International Conference and Exhibition on Water Resources 
and Renewable Energy Development in Asia, No 25. 
Peter.M, (2014), Overview on Pump Turbine Technology, Ravensburg Germany. 
Abstract: 
THE EXPERIMENTAL STUDY OF THE EFFECTS OF THE GUIDE VANES OPENING ON 
ENERGY CHARACTERISTICS OF A REVERSIBLE PUMP AS TURBINE 
This paper presents the experimental results to investigate the effects of the guide vanes opening on the 
characteristic curves of a reversible turbomachine, so called Pump as Turbine (PaT) when operating in 2 
modes: pump and turbine. When the guide vanes opening increases from 5mm to 15mm, in the pump mode, 
QBEP (Best Eficentcy Point - BEP) increases from 218,22 m3/h to 300 m3/h while H decreases from 8,82m to 
7,71 m. In turbine mode, QBEP increases from 270m3/h to 320,9 m3/ h while H decreases from 9,78 m to 8,94 
m. In the case of 10mm, the pump and turbine conduct the best performance with 77,07% and 72,8% 
respectively.This study builds and evaluates the operating area for a PaT . This is also the initial resultsand 
hassignificant in designing of this kind of machine in Vietnam. 
Keywwords: Guide vane, Pump as Turbine, Pump, Turbine. 
Ngày nhận bài: 09/7/2019 
Ngày chấp nhận đăng: 07/9/2019 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_nghiem_anh_huong_cua_do_mo_canh_huong_den_ca.pdf