Nghiên cứu thông số dp/dt thất phải ở bệnh nhân hẹp van hai lá bằng siêu âm doppler tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Áp dụng thông số dP/dt trong đánh giá chức năng thất phải tâm thu ở bệnh nhân tăng áp động

mạch phổi do hẹp van hai lá và mối tương quan với thông số TAPSE. Đối tượng và phương pháp: 48 bệnh

nhân hẹp van hai lá có tăng áp phổi tuổi trung bình 52,75 ±13,09 nằm điều trị tại Khoa Nội tim mạch và Khoa

Ngoại Lồng ngực - tim mạch Bệnh viện trung ương Huế từ tháng 3/2015 đến tháng 7/2017. Tất cả được làm

siêu âm Doppler tim, đo thông số dP/dt thất phải. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Dp/

dt thất phải giảm theo mức độ nặng của tăng áp phổi ở bệnh nhân hẹp van hai lá. Có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa dP/dt thất phải của nhóm bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi tâm thu nhẹ và vừa với nhóm

bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi tâm thu nặng. Tương quan nghịch mức độ khá chặt chẽ giữa dP/dt

thất phải với phân độ suy tim theo NYHA (r = - 0,524 và p < 0,0001),="" tương="" quan="" nghịch="" giữa="" dp/dt="" thất="">

với áp lực động mạch phổi tâm thu (r = -0,599 và p <0,0001). tương="" quan="" thuận="" mức="" độ="" yếu="" giữa="" dp/dt="">

phải với diện tích van hai lá (r = 0,341 và p < 0,05)="" và="" tương="" quan="" thuận="" khá="" chặt="" chẽ="" giữa="" dp/dt="" thất="" phải="">

TAPSE (r = 0,538 và p < 0,001).="" kết="" luận:="" có="" thể="" sử="" dụng="" dp/dt="" thất="" phải="" để="" đánh="" giá="" chức="" năng="" thất="" phải="">

những bệnh nhân hẹp van hai lá nhằm theo dõi điều trị cũng như tiên lượng cho bệnh nhân.

Từ khóa: Thất trái, động mạch phổi, siêu âm doppler, van hai lá, thông số TAPSE

pdf 5 trang phuongnguyen 4500
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thông số dp/dt thất phải ở bệnh nhân hẹp van hai lá bằng siêu âm doppler tim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thông số dp/dt thất phải ở bệnh nhân hẹp van hai lá bằng siêu âm doppler tim

Nghiên cứu thông số dp/dt thất phải ở bệnh nhân hẹp van hai lá bằng siêu âm doppler tim
19
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ DP/DT THẤT PHẢI Ở BỆNH NHÂN 
HẸP VAN HAI LÁ BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM
Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Anh Vũ
Trường đại học Y Dược Huế, đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Áp dụng thông số dP/dt trong đánh giá chức năng thất phải tâm thu ở bệnh nhân tăng áp động 
mạch phổi do hẹp van hai lá và mối tương quan với thông số TAPSE. Đối tượng và phương pháp: 48 bệnh 
nhân hẹp van hai lá có tăng áp phổi tuổi trung bình 52,75 ±13,09 nằm điều trị tại Khoa Nội tim mạch và Khoa 
Ngoại Lồng ngực - tim mạch Bệnh viện trung ương Huế từ tháng 3/2015 đến tháng 7/2017. Tất cả được làm 
siêu âm Doppler tim, đo thông số dP/dt thất phải. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Dp/
dt thất phải giảm theo mức độ nặng của tăng áp phổi ở bệnh nhân hẹp van hai lá. Có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa dP/dt thất phải của nhóm bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi tâm thu nhẹ và vừa với nhóm 
bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi tâm thu nặng. Tương quan nghịch mức độ khá chặt chẽ giữa dP/dt 
thất phải với phân độ suy tim theo NYHA (r = - 0,524 và p < 0,0001), tương quan nghịch giữa dP/dt thất phải 
với áp lực động mạch phổi tâm thu (r = -0,599 và p <0,0001). Tương quan thuận mức độ yếu giữa dP/dt thất 
phải với diện tích van hai lá (r = 0,341 và p < 0,05) và tương quan thuận khá chặt chẽ giữa dP/dt thất phải với 
TAPSE (r = 0,538 và p < 0,001). Kết luận: Có thể sử dụng dP/dt thất phải để đánh giá chức năng thất phải ở 
những bệnh nhân hẹp van hai lá nhằm theo dõi điều trị cũng như tiên lượng cho bệnh nhân.
Từ khóa: Thất trái, động mạch phổi, siêu âm doppler, van hai lá, thông số TAPSE
Abstract
STUDY OF RIGHT VENTRICULAR DP/DT INDEX IN PATIENT WITH 
MITRAL STENOSIS BY DOPPLER ECHOCARDIOGRAPHY
Nguyen Quoc Thai, Nguyen Anh Vu
Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Objectives: To use echocardiographic dP/dt to assess the right ventricular function in patients with 
mitral stenosis. Subjects and methods: 48 patients with pulmonary hypertension due to mitral stenosis with 
everage age of 52.75 ± 13.09 years, were hospitalized in Department of Internal Cardiology and Cardiothoracic 
Department of Hue Central Hospital about time 3/2015 to 7/2017. All of patients had been measured right 
ventricular dP/dt index by Doppler echocardiograph. The method of research is a cross sectional study. 
Result: DP/dt should be reduced to the severity of pulmonary hypertension in patients with mitral stenosis. 
There was a statistically significant difference between right ventricular dP/dt of patients with mild to 
moderate systolic pulmonary hypertension with severe systolic pulmonary hypertension patients. There was 
a very negative correlation between right ventricular dP/dt rate and NYHA heart failure classification (r = 
-0.524 and p<0.0001), the negative correlation between right ventricular dP/dt and systolic pulmonary artery 
pressure (r = - 0.599 and p<0.0001). Positive correlation between right ventricular dP/dt and mitral valve 
area (r = 0.341 and p<0.05) and positive correlation between right ventricular dP/dt and TAPSE (r = 0.538 and 
p <0.001). Conclusion: dP/dt may be used to evaluate right ventricular function in patients with pulmonary 
hypertension due to mitral stenosis .
Key words: Tricuspid Annular Plane Systolic Excursion (TAPSE), right ventrical dP/dt.
- địa chỉ liên hệ: Nguyễn Anh Vũ, email: bsnguyenanhvu@gmail.com 
- Ngày nhận bài: 9/3/2018, Ngày đồng ý đăng: 4/6/2018, Ngày xuất bản: 5/7/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Hẹp van hai lá vẫn còn khá phổ biến ở các 
nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) mặc dù 
tỉ lệ này đã giảm nhiều ở các nước đã phát triển khác 
[1],[3],[5]. Hẹp van hai lá chiếm tỉ lệ hiện mắc và tử 
vong có ý nghĩa trên toàn thế giới [6],[8].
Khi diện tích van hai lá giảm sẽ gây tăng áp lực 
nhĩ trái, tĩnh mạch phổi và mao mạch phổi, gây khó 
thở khi gắng sức. Bệnh tiến triển nặng dần, tăng áp 
nhĩ trái mạn tính sẽ gây tăng áp phổi, hở van ba lá và 
20
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
van động mạch phổi, cuối cùng là suy tim phải xuất 
hiện [2]. Khi đã xuất hiện tăng áp lực động mạch 
phổi nặng, thời gian sống trung bình giảm xuống còn 
ít hơn 3 năm. Tỷ lệ tử vong do hẹp van hai lá không 
điều trị do ứ huyết phổi tiến triển là 60-72%, do tắc 
mạch đại tuần hoàn là 20-30%, do nhồi máu phổi là 
10%, do nhiễm trùng là 1-5% [9].
Nghiên cứu hiện nay lần đầu tiên chỉ ra rằng sự 
giảm dP/dt thất phải dưới ngưỡng cho phép là một 
chỉ điểm đại diện cho việc giảm sự co bóp của thất 
phải, một yếu tố tiên lượng xấu ở những bệnh nhân 
có tăng áp phổi [4].
Xuất phát từ những liên hệ ấy, đề tài “Nghiên 
cứu thông số dP/dt thất phải ở bệnh nhân hẹp van 
hai lá bằng siêu âm Doppler tim” được tiến hành 
nhằm mục tiêu sau:
- Mô tả sự thay đổi của thông số dP/dt thất phải 
ở bệnh nhân hẹp van hai lá có tăng áp phổi bằng 
siêu âm Doppler tim.
- đánh giá mối tương quan giữa mức độ hẹp van 
hai lá, chỉ số TAPSE, mức độ tăng áp phổi, mức độ 
suy tim với thông số dP/dt thất phải.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên bệnh nhân 
nhập viện điều trị và được chẩn đoán hẹp van hai lá 
- tăng áp phổi tại khoa Nội Tim mạch và khoa Ngoại 
Lồng ngực - Tim mạch tại Bệnh viện Trung ương Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Phương pháp chọn mẫu là thuận tiện.
Cách tiến hành:
Chọn những bệnh nhân được chẩn đoán hẹp van 
hai lá có tăng áp phổi.
Ghi nhận các thông số về phần hành chính: tên, 
tuổi, giới, địa chỉ, chiều cao, cân nặng, ngày vào viện.
Tiến hành hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng, siêu 
âm Doppler tim đánh giá (dP/dt thất phải, chỉ số TAPSE, 
PAPs, đường kính nhĩ trái, diện tích van hai lá), thu 
thập dữ liệu theo mẫu Protocol soạn sẵn.
Cách đo thông số dP/dt
Ghi chú: Số 1 đánh dấu vị trí phổ hở van ba lá đạt được vận tốc 1 m/s, số 2 chỉ vị trí phổ hở van ba lá đạt 
vận tốc 2 m/s. Số 3 thể hiện thời gian để dòng hở tăng từ1 đến 2 m/s. Trong ví dụ này, thời gian là 30 ms. Do 
đó dP/dt bằng 12 mmHg/0,03s hoặc bằng 400 mmHg/s [10]. Phương trình Bernoulli: dp= 4V
A
2 – 4V
B
2
Trong đó: V
A
: 1 m/s
 V
B 
: 2 m/s
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Sự thay đổi thông số dP/dt thất phải 
3.1.1. Sự thay đổi thông số dP/dt thất phải với phân độ suy tim theo NYHA
Bảng 3.1. Sự thay đổi thông số dP/dt thất phải với phân độ suy tim theo NYHA
Thông số 
dP/dt 
(mmHg/s)
Phân độ suy tim theo NYHA p
II (1)
(n = 25)
III (2)
(n = 20)
IV (3)
(n = 3)
(1-2) (1-3) (2-3)
 ± SD 774,43±172,55 590,55± 235,10 367,37 ± 66,90 0,05
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê của thông số dP/dt thất phải ở nhóm suy tim phân độ NYHA 
II với III và ở nhóm suy tim phân độ NYHA II với IV ( p<0,05). Sự khác biệt thông số dP/dt thất phải giữa 2 
nhóm suy tim phân độ NYHA III và IV không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
21
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.2. Sự thay đổi thông số dP/dt thất phải với mức độ hẹp van hai lá
Bảng 3.2. Sự thay đổi thông số dP/dt với mức độ hẹp van hai lá
Thông số dP/
dt (mmHg/s)
Mức độ hẹp van hai lá p
Nhẹ (1)
(n = 2)
Vừa (2)
(n = 12)
Nặng (3)
(n = 34)
(1-2) (1-3) (2-3)
 ± SD 823,26±286,09 736,32±223,64 638,37±222,28 >0,05 >0,05 >0,05
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thông số dP/dt giữa các nhóm mức độ hẹp van hai 
lá nhẹ, vừa và nặng với p>0,05.
3.1.3. Sự thay đổi thông số dP/dt với mức độ tăng áp lực động mạch phổi tâm thu
Bảng 3.3. Sự thay đổi thông số dP/dt thất phải với mức độ tăng áp lực động mạch phổi tâm thu
Thông số dP/
dt (mmHg/s)
Mức độ tăng áp lực động mạch phổi tâm thu p
Nhẹ (1)
(n = 10)
Vừa (2)
(n = 19)
Nặng (3)
(n = 19)
(1-2) (1-3) (2-3)
 ± SD 819,96±142,23 740,35±215,34 526,71±200,21 >0,05 <0,05 <0,05
Nhận xét: Có sự khác biệt thông số dP/dt thất phải giữa nhóm có mức độ tăng áp lực động mạch phổi nhẹ 
với nặng, giữa nhóm tăng áp lực động mạch phổi tâm thu vừa với nặng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống 
kê với p<0,05.
3.1.4. Sự thay đổi thông số dP/dt thất phải với phân bố chỉ số TAPSE
Bảng 3.4. Sự thay đổi thông số dP/dt thất phải với phân bố chỉ số TAPSE
Thông số dP/dt (mmHg/s)
TAPSE (mm)
p
< 17 ≥ 17
 ± SD 550,68 ± 184,35 816,19 ± 189,90 <0,001
Nhận xét: Thông số dP/dt thất phải trung bình của nhóm có chỉ số TAPSE <17 mm thấp hơn có ý nghĩa 
thống kê so với nhóm có chỉ số TAPSE ≥17mm (p<0,001).
3.2. Mối tương quan giữa thông số dP/dt thất phải với phân độ suy tim theo NYHA, diện tích van hai lá, 
đường kính nhĩ trái, áp lực động mạch phổi tâm thu, chỉ số TAPSE
Chỉ số
dP/dt
r p
Phân độ suy tim theo NYHA -0,524 <0,001
MVA (cm2) 0,341 <0,05
LA (mm) -0,156 >0,05
PAPs (mmHg) -0,599 <0,001
TAPSE (mm) 0,538 <0,001
Nhận xét: Có mối tương quan thuận giữa thông số 
dP/dt thất phải với phân độ suy tim theo NYHA, diện 
tích van hai lá, chỉ số TAPSE và tương quan nghịch mức 
độ vừa giữa thông số dP/dt thất phải với áp lực động 
mạch phổi tâm thu. Không có mối tương quan giữa 
thông số dP/dt thất phải với đường kính nhĩ trái.
4. BÀN LUẬN
4.1. Sự thay đổi của dP/dt thất phải với mức 
độ hẹp van hai lá
Lượng giá dP/dt với mức độ hẹp van hai lá, nghiên 
cứu chúng tôi cho kết quả: giá trị dP/dt thất phải trung 
bình ở mức độ hẹp van hai lá nặng là 638,37 ± 222,28 
mmHg/s, với mức độ hẹp van hai lá vừa là 736,32 ± 
223,64 mmHg/s, với mức độ hẹp van hai lá nhẹ là 
823,26 ± 286,09 mmHg/s. Với p>0,05, sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê giữa dP/dt với các mức độ 
hẹp van hai lá.
Chúng ta thấy dP/dt ở bệnh nhân hẹp van hai lá vừa 
cao hơn ở bệnh nhân hẹp van hai lá nặng, bệnh nhân 
hẹp van hai lá nhẹ có dP/dt thất phải thấp hơn bệnh 
nhân hẹp van hai lá vừa. Với hệ số tương quan r=0,302 
và p=0,037 cho thấy có một mối tương quan thuận với 
mức độ thấp giữa dP/dt và diện tích van hai lá.
Nghiên cứu của Edmund wroblewski MD. và cộng 
sự (1981) cho thấy bệnh nhân hẹp van hai lá có dP/dt 
thất phải 593,8 ± 94,7 mmHg/s cao hơn nhóm bệnh 
nhân bình thường 304,2 ± 53,3 mmHg/s có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,05 [13]. Như vậy, dP/dt thất phải 
và mức độ hẹp van hai lá ít có sự liên quan với nhau. 
22
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
4.2. Sự liên quan của dP/dt thất phải với mức 
độ suy tim NYHA
Lượng giá dP/dt với phân độ suy tim NYHA chúng 
tôi thấy rằng: giá trị dP/dt trung bình ở mức độ suy 
tim NYHA II là 774,43 ± 172,55 mmHg/s, ở mức độ 
suy tim NYHA III là 590,55 ± 235,10 mmHg/s, ở mức 
độ suy tim NYHA IV là 367,37 ± 66,90 mmHg/s. Với 
p<0,05, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số 
dP/dt ở nhóm suy tim NYHA II với NYHA III, suy tim 
NYHA II với NYHA IV. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả sự tương 
quan nghịch mức độ trung bình giữa phân độ suy tim 
NYHA và dP/dt thất phải với r = -0,524 và p < 0,001 
cho thấy sự ảnh hưởng mạnh của NYHA lên dP/dt 
thất phải.
Như vậy, phân độ NYHA càng tăng thì dP/dt thất 
phải càng có xu hướng giảm. Nghiên cứu của Anita 
Sadeghpour (2008) trên 56 bệnh nhân hẹp van hai lá 
có tăng áp phổi vừa và nặng nhận định có sự tương 
quan nghịch giữa thông số dP/dt thất phải với mức 
độ suy tim NYHA, với p<0,001 [11]. Koen Ameloot và 
cộng sự (2014) về giá trị lâm sàng siêu âm Doppler tim 
nhận được từ dP/dt thất phải trên 78 bệnh nhân tăng 
áp phổi cũng cho nhận định tương tự nghiên cứu của 
chúng tôi, cho thấy nhóm có dP/dt <400 mmHg/s có 
NYHA cao hơn nhóm có dP/dt bảo tồn ≥400 mmHg/s, 
sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,001 [4]. 
4.3. Sự thay đổi dP/dt với mức độ tăng áp 
phổi tâm thu
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả giá trị 
dP/dt thất phải trung bình có xu hướng giảm dần 
giữa bệnh nhân tăng áp phổi nhẹ là 819,96 ± 142,23 
mmHg/s, với bệnh nhân tăng áp phổi vừa là 740,35 
± 215,34 mmHg/s và bệnh nhân tăng áp phổi nặng 
là 526,71 ± 200,21 mmHg/s. Với p<0,05, sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của dP/
dt giữa bệnh nhân tăng áp phổi nhẹ với bệnh nhân 
tăng áp phổi nặng, giữa bệnh nhân tăng áp phổi vừa 
với bệnh nhân tăng áp phổi nặng.
Giá trị dP/dt thất phải có xu hướng giảm dần từ 
bệnh nhân tăng áp phổi nhẹ đến bệnh nhân tăng áp 
phổi nặng. Với r = -0,599 cho thấy có một mối tương 
quan nghịch mức độ trung bình giữa dP/dt thất phải 
và mức độ tăng áp phổi, với p<0,001 cho thấy sự 
ảnh hưởng mạnh của PAPs lên dP/dt thất phải.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả 
tương tự với nghiên cứu của tác giả Koen Ameloot 
và cộng sự (2014), cho kết quả PAPs trung bình ở 
nhóm bệnh nhân có dP/dt giảm là 78,3±18,7 mmHg, 
cao hơn PAPs trung bình so với nhóm có dP/dt thất 
phải bảo tồn là 68,1±18,5 mmHg, với p<0,05. Nghiên 
cứu này cũng cho kết quả sự giảm dP/dt thất phải là 
một chỉ điểm đại diện cho kết cục xấu ở những bệnh 
nhân tăng áp phổi hoặc tăng áp phổi do huyết khối 
mạn tính [4].
4.4. Sự thay đổi của dP/dt với mức độ TAPSE
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả giá trị 
trung bình của dP/dt thất phải ở bệnh nhân có 
TAPSE < 17 mm là 550,68 ± 184,35 mmHg/s, ở bệnh 
nhân có TAPSE ≥ 17 mm là 816,19 ± 189,90 mmHg/s. 
Với p < 0,001, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá 
trị trung bình của dP/dt thất phải giữa bệnh nhân có 
TAPSE giảm và TAPSE bảo tồn.
Như vậy giá trị của dP/dt thất phải có xu hướng 
giảm ở bệnh nhân có TAPSE giảm và bảo tồn ở bệnh 
nhân có TAPSE bảo tồn. Với r=0,538 và p<0,001 cho 
thấy có một mối tương quan thuận mức độ trung 
bình giữa TAPSE và dP/dt thất phải.
Nghiên cứu của Koen Ameloot và cộng sự (2014) 
cho kết quả giá trị TAPSE trung bình của nhóm có dP/
dt thất phải giảm với bệnh nhân có dP/dt thất phải 
bảo tồn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p>0,05. Nghiên cứu này chỉ ra rằng dP/dt thất phải 
và TAPSE độc lập với nhau trong tiên lượng tử vong 
trên bệnh nhân tăng áp phổi. Tuy nhiên, khi kết hợp 
cả hai yếu tố dP/dt thất phải giảm và TAPSE giảm lại 
với nhau thì thời gian sống sót của bệnh nhân tăng áp 
phổi thấp hơn có ý nghĩa so với khi chỉ có một yếu tố 
giảm [4]. 
Theo Sait Demirkol và cộng sự (2013) nghiên cứu 
về đánh giá chức năng thất phải với dP/dt trên 112 
người khỏe mạnh có hở van 3 lá không đáng kể cho 
kết quả có mối tương quan thuận giữa dP/dt thất 
phải và TAPSE với r=0,323 và p<0,05 [7]. Nghiên cứu 
hồi cứu của Yash shingbal và cộng sự (2015) về dP/dt, 
cho nhận định dP/dt thất phải qua van ba lá không 
xâm nhập không được dùng để thay thế TAPSE nhưng 
nó bổ sung cho chỉ số này, đặc biệt khi khó để thực 
hiện đo TAPSE nhưng có thể thu được dễ dàng tín 
hiệu Doppler qua van ba lá [12],[14]. 
Qua đó, chúng tôi có nhận định, thông số dP/dt 
thất phải và TAPSE có sự tương quan thuận chặt chẽ 
với nhau và cả 2 đều có tương quan chặt chẽ với áp 
lực động mạch phổi tâm thu của bệnh nhân và hai 
thông số này bổ sung cho nhau trong việc đánh giá áp 
lực động mạch phổi cũng như chức năng thất phải[7].
5. KẾT LUẬN
Sử dụng dP/dt thất phải để đánh giá chức năng 
thất phải ở những bệnh nhân hẹp van hai lá có tăng 
áp phổi khi nghi ngờ suy thất phải có thể bổ sung 
cho thông số TAPSE nhằm theo dõi điều trị cũng như 
tiên lượng cho bệnh nhân.
Các đối tượng hẹp van hai lá có dP/dt thất phải 
giảm theo xu hướng tăng độ nặng của phân độ suy 
tim theo NYHA, áp lực động mạch phổi tâm thu.
23
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. Đỗ Doãn Lợi, Phạm Gia Khải, Đặng Hanh Đệ, và cs 
(2008), “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị các bệnh van 
tim”, Hội Tim mạch học Việt Nam, tr. 496-517.
2. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Anh Vũ, Nguyễn Cửu 
Long và cs (2014), “Hẹp van hai lá”, Giáo trình sau đại học 
Tim mạch học, tr. 319-334.
3. Nguyễn Lân Việt (2014), “Bệnh hẹp van hai lá”, 
Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr. 147-
163.
4. Ameloot Koen, Palmers Pieter-Jan, Vande Bruaene 
Alexander et al (2014), “Clinical value of echocardiographic 
Doppler-derived right ventricular dp/dt in patients 
with pulmonary arterial hypertension”, European Heart 
Journal–Cardiovascular imaging, 15(12), pp. 1411-1419.
5. Boudoulas Konstantinos Dean, Borer Jeffrey S., 
Boudoulas Harisios (2013), “Etiology of valvular heart 
disease in the 21st century”, Cardiology, 126(3), pp. 139-
152.
6. Carapetis Jonathan R, Steer Andrew C, Mulholland 
E KimWeber Martin (2005), “The global burden of group 
A streptococcal diseases”, The Lancet infectious diseases, 
5(11), pp. 685-694.
7. Demirkol Sait, Ünlü Murat, Arslan Zekeriya, Baysan 
Oben, Balta Sevket, Kurt İbrahim Halil, Küçük UgurÇelik 
Turgay (2013), “Assessment of right ventricular systolic 
function with dP/dt in healthy subjects: an observational 
study/Saglikli bireylerde sag ventrikül sistolik 
fonksiyonlarinin dP/dt ile degerlendirilmesi: Gözlemsel bir 
çalisma”, Anadulu Kardiyoloji Dergisi: AKD, 13(2), pp. 103.
8. Iung Bernard, Baron Gabriel, Butchart Eric G, 
Delahaye François et al (2003), “A prospective survey of 
patients with valvular heart disease in Europe: The Euro 
Heart Survey on Valvular Heart Disease”, European heart 
journal, 24(13), pp. 1231-1243.
9. Olesen Knud H. (1962), “The natural history of 271 
patients with mitral stenosis under medical treatment”, 
British heart journal, 24(3), pp. 349.
10. Rudski Lawrence G., Lai Wyman W., Afilalo 
Jonathan, Hua Lanqi et al (2010), “Guidelines for the 
echocardiographic assessment of the right heart in adults: 
a report from the American Society of Echocardiography”, 
Journal of the American Society of Echocardiography, 
23(7), pp. 685-713.
11. Sadeghpour A., Harati H. (2008), “Correlation of 
right ventricular dp/dt with functional capacity and RV 
function in patients with mitral stenosis”, icrj.
12. Singbal Yash, Vollbon William, Huynh Luan 
Tan, Wang William et al (2015), “Exploring noninvasive 
tricuspid dP/dt as a marker of right ventricular function”, 
Echocardiography, 32(9), pp. 1347-1351.
13. Wroblewski Edmund, James Frank, Spann James 
F., Bove Alfred A. (1981), “Right ventricular performance 
in mitral stenosis”, The American journal of cardiology, 
47(1), pp. 51-55.
14. Yock Paul G., Popp Richard L. (1984), “Noninvasive 
estimation of right ventricular systolic pressure by Doppler 
ultrasound in patients with tricuspid regurgitation”, 
Circulation, 70(4), pp. 657-662.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thong_so_dpdt_that_phai_o_benh_nhan_hep_van_hai_l.pdf