Nghiên cứu, thiết kế panel điều khiển và giám sát đèn hành trình tàu thủy ứng dụng công nghệ số

Tóm tắt: Bài báo này trình bày một phương pháp mới trong thiết kế hệ thống điều khiển và giám

sát đèn hành trình tàu thủy. Trong đó, mỗi trung tâm xử lý và điều khiển là một hệ vi xử lý có tích hợp

thuật toán phát hiện và báo động cháy tiên tiến. Hệ thống giao diện người sử dụng là một màn hình

cảm ứng HMI có thể dễ dàng xem các sự kiện, điều khiển, giám sát và hiển thị từng trang màn hình đồ

họa với các menu và giao diện vận hành thân thiện cũng như dễ dàng xác định được các thông tin

trạng thái chiếu sáng về buồng lái.

pdf 6 trang phuongnguyen 9340
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, thiết kế panel điều khiển và giám sát đèn hành trình tàu thủy ứng dụng công nghệ số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, thiết kế panel điều khiển và giám sát đèn hành trình tàu thủy ứng dụng công nghệ số

Nghiên cứu, thiết kế panel điều khiển và giám sát đèn hành trình tàu thủy ứng dụng công nghệ số
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 31-02/2019 
9 
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ PANEL ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT 
ĐÈN HÀNH TRÌNH TÀU THỦY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ 
RESEARCH, DESIGN THE MONITORING AND CONTROL PANEL OF 
NAVIGATION LIGHT USING DIGITAL TECHNOLOGY 
Phạm Tâm Thành 
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 
phamtamthanh@vimaru.vn
Tóm tắt: Bài báo này trình bày một phương pháp mới trong thiết kế hệ thống điều khiển và giám 
sát đèn hành trình tàu thủy. Trong đó, mỗi trung tâm xử lý và điều khiển là một hệ vi xử lý có tích hợp 
thuật toán phát hiện và báo động cháy tiên tiến. Hệ thống giao diện người sử dụng là một màn hình 
cảm ứng HMI có thể dễ dàng xem các sự kiện, điều khiển, giám sát và hiển thị từng trang màn hình đồ 
họa với các menu và giao diện vận hành thân thiện cũng như dễ dàng xác định được các thông tin 
trạng thái chiếu sáng về buồng lái. 
Từ khóa: Đèn hành trình, thiết kế, tàu thủy. 
Chỉ số phân loại: 2.1 
Abstract: This paper presents a new method of designing the monitoring and control panel of 
marine navigation light. The centure control panel is a microprocessor based advanced detection and 
alarm system. The operation interface panel use of a HMI screen for ease of viewing of events, 
controls, monitoring, and a graphical display for user-friendly menu and control operation as well as 
ease of identifying information status of light system being sent to the the brigde house. 
Keyworks: Navigator light, design, marine vessel. 
Classification number: 2.1 
1. Giới thiệu 
Trước sự phát triển lớn mạnh của ngành 
Công nghiệp đóng tàu thế giới, ngành công 
nghiệp đóng tàu trong nước cũng đang dần 
hòa nhập và tiến tới nội địa hóa một phần các 
sản phẩm lắp đặt cho tàu thủy. Một trong 
những lĩnh vực đi tiên phong trong trào lưu 
đó là lĩnh vực điện và tự động hóa thể hiện ở 
các sản phẩm bảng điện chính, phụ, starter, 
BAT charger tàu thủy. Vấn đề báo hiệu, 
chỉ báo nói chung và điều động con tàu nói 
riêng bao gồm: Tín hiệu chỉ báo bằng đèn, 
chỉ báo góc bẻ lái, hướng đi, tóc độ chân vịt, 
giữ ổn định hướng đi, bám theo quỹ đạo cho 
trước, ổn định tốc độ, ổn định điện áp... Từ 
trước cho đến nay, đã có nhiều công trình 
nghiên cứu, phương pháp thiết kế hệ thống 
điều khiển và báo hiệu đèn hành trình, đèn 
tín hiệu hàng hải... Tuy nhiên, để có được 
một hệ thống báo hiệu thật sự hiệu quả bao 
gồm cả về kinh tế lẫn kỹ thuật thì hiện nay 
bài toán đó vẫn đang tiếp tục được tìm tòi các 
phương pháp mới để giải quyết. 
Đối với hệ thống điều khiển và báo hiệu 
đèn hành trình, đèn tín hiệu hàng hải thì hiện 
nay vẫn còn đang tồn tại một số nhược điểm 
sau: 
+ Tính chính xác kém; 
+ Kích thước lớn; 
+ Chưa đáp ứng tính ứng dụng đa năng; 
+ Đặc biệt là các hệ thống hiện hành 
thường ứng dụng cho đèn với một loại nguồn 
(AC hoặc DC) và loại công suất (60W hoặc 
40W) nhất định; 
+ Khả năng ghép nối tín hiệu với các hệ 
thống khác rất hạn chế. 
Để phần nào làm phong phú thêm các 
phương pháp thì hướng nghiên cứu chế tạo 
panel điều khiển và giám sát đèn hành trình 
tàu thủy ứng dụng kỹ thuật số vẫn là một xu 
hướng đầy tiềm năng. Trong đó, phần cảm 
biến dòng điện xoay chiều và một chiều được 
cảm biến bằng cách ly quang, phần xử lý 
trung gian và báo động sử dụng vi điều 
khiển. 
Việc thiết kế một hệ thống trên tàu thủy 
đảm bảo độ tin cậy có đầy đủ các chức năng, 
giá thành rẻ trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật số 
hay vi xử lý, vi điều khiển, hệ thống mạng 
truyền thông công nghiệp, để đáp ứng được
10 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 31, Feb 2019 
các yêu cầu của đăng kiểm ngành Hàng hải 
đang là yêu cầu rất thiết thực. Sản phẩm này 
với tên gọi panel giám sát và điều khiển đèn 
hành trình đã được nghiên cứu và phát 
triển ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều sản 
phẩm ứng dụng ra đời, rất phong phú. Các 
hãng có truyền thống và nổi tiếng trong sản 
xuất, chế tạo sản phẩm này phải kể đến như 
các hãng: Sentinel Control Technologies, 
Prime Mover Controls, Pan Delta Controls, 
Don Abney, Mariteam Lighting [4]... Tuy 
nhiên, các sản phẩm nhập ngoại không sử 
dụng đồng thời cho bóng đèn DC và AC, 
giới hạn công suất bóng, kích thước công 
kềnh, khả năng ghép nối với các hệ thống 
khác rất khó khăn, thời gian đáp ứng chậm 
và gặp một số vấn đề phức tạp khi cần bảo 
hành, bảo trì thiết bị, chi phí đầu tư ban đầu 
cho hệ thống thường rất cao. Trong nước, 
chưa có nhiều công trình nghiên cứu, thiết kế 
và chế tạo hệ thống này cũng như chưa có 
sản phẩm thương mại trên thị trường. Vì vậy, 
để chủ động về công nghệ, giảm chi phí và 
để có thể áp dụng lý thuyết vào thực tế, ta 
cần tìm một phương án chế tạo hệ thống điều 
khiển và giám sát đèn hành trình nhằm giảm 
bớt giá thành, ứng dụng được các linh kiện 
điện tử sẵn có trên thị trường nội địa và khắc 
phục được các hạn chế còn tồn tại ở trên là 
những mục tiêu chính của bài báo. 
2. Khái quát về hệ thống điều khiển 
và giám sát đèn hành trình tàu thủy 
Để biết được một con tàu đang hành 
trình theo chiều và hướng nào, người ta sử 
dụng các đèn để quy định; đồng thời nó cũng 
cho biết kích thước của tàu nhờ đó mà các 
tàu khác có thể phát hiện và tránh không để 
những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Với 
tầm quan trọng của chúng, các đèn tín hiệu 
hàng hải này không thể bị sự cố trong bất cứ 
trường hợp nào. Trên tàu luôn có hệ thống 
đèn hành trình chính và hệ thống đèn hành 
trình sự cố. Tuy nhiên, nhiệm vụ đặt ra cho 
hệ thống các đèn hàng hải và tín hiệu này là 
khi gặp sự cố như cháy bóng, đứt tóc, đứt 
dây phải được phát hiện ngay lập tức và 
thay thế kịp thời. Các bảng đèn hàng hải và 
tín hiệu phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật 
của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và quy 
phạm phân cấp đóng tàu biển vỏ thép với các 
tính năng như: Thông báo bằng còi, đèn khi 
đèn bị sự cố; không phụ thuộc vào công suất 
của bóng đèn và nguồn cung cấp khi sử 
dụng; số đèn có thể mở rộng theo từng tàu cụ 
thể; bố trí trực quan, dễ sử dụng và thao tác; 
thiết bị chắc chắn, tin cậy và dễ lắp đặt, sửa 
chữa Hiện tại, ở Việt Nam các thiết bị đã 
được cung cấp và lắp đặt tại rất nhiều nhà 
máy đóng tàu với các chủng loại tàu như: 
Tàu hàng 20.000T, 2.000T, 12.500T, tàu hút 
bùn, tàu khách cao tốc Đèn hành trình bao 
gồm: Đèn cột, đèn mạn và đèn lái. 
• Tàu có chiều dài 50m trở lên phải 
được bố trí 2 đèn cột (đèn cột trước và đèn 
cột sau); 
• Đèn mạn thì phải màu xanh, trái màu 
đỏ; 
• Đèn lái được lắp ở phía lái tàu. 
Hình 1. Vị trí và góc chiếu của các đèn hành trình. 
Với mỗi loại tàu khác nhau thì có thêm 
bớt một số đèn nhất định để đảm bảo khả 
năng thông tin của tàu đó cho các phương 
tiện hoạt động xung quanh nhưng hệ thống 
đèn tín hiệu hành trình cơ bản thì vẫn như 
nhau và có một cách bố trí nhất định theo 
điều luật. Người ta chia loại tàu để trang bị 
như sau: 
- Tàu có chiều dài tính toán (chiều dài 
giữa hai đường vuông góc mũi và lái) trên 50 
m thì phải trang bị hai cột đèn tín hiệu chính 
và cột đèn đuôi, dưới 50 m thì trang bị một 
cột đèn tín hiệu chính và đèn tín hiệu đuôi. 
Tàu trên 20 m thì các đèn trang bị thẳng 
đứng phải cách nhau tối thiểu 2 m còn dưới 
20 m thì khoảng cách đó là 1 m ; 
- Bộ đèn hành trình và tín hiệu cơ bản 
của tất cả các tàu bao gồm: Đèn mạn (SSL: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 31-02/2019 
11 
Signal side light) trái đỏ phải xanh (nhìn từ 
lái về mũi). Đèn tín hiệu cột (ML: Mast 
light) màu trắng góc nhìn thấy là 225 độ từ 
mạn nọ sang mạn kia. Đèn mất chủ động 
(NUCL: Not under command light) góc nhìn 
thấy là 360 độ (chú ý góc khuất 6 độ của đèn 
này). Đèn chỉ dẫn điều động (MVL: 
Maneuvering light) màu trắng góc nhìn thấy 
360 độ (chú ý góc khuất 6 độ của đèn này), 
đèn đuôi (SL: Stern light) 135 độ màu 
trắng. Đèn neo (AL: Anchor light) màu trắng 
góc chiếu 360 độ, trang bị hai chiếc. 
Ngoài ra còn có các đèn hiệu khác như : 
Đèn báo tàu chở hàng nguy hiểm màu đỏ 
360 độ chớp tắt (nhấp nháy), đèn kéo (tàu 
kéo, tàu lai dắt), bộ đèn hiệu qua kênh 
PANAMA. 
3. Đề xuất cấu trúc hệ thống điều 
khiển và giám sát đèn hành trình tàu thủy 
Từ những phân tích ở trên, trong mục 
này sẽ đưa ra phương án thiết kế phần cứng 
của một hệ thống. Cấu trúc tổng quát của hệ 
thống điều khiển và giám sát đèn hành trình 
tàu thủy được trình bày trên hình 2. 
Cấu trúc của hệ thống bao gồm hai phần 
cơ bản: 
- Phần cảm biến góc cháy bóng đèn, đứt 
tóc và đứt cáp; xử lý trung gian sử dụng vi 
điều khiển AVR ATEMEGA 16 ; 
- Màn hình HMI có chức năng hiển thị 
các thông số của trạm phát, lưu lại nhật ký 
hoạt động và giao diện trực tiếp với người 
vận hành. 
Trung tâm điều khiển có thể quản lý 
hoạt động của 12 tổ hợp đèn kép và kết nối 
với một màn hình cảm ứng HMI để giao tiếp 
và thu thập dữ liệu thông qua mạng 
Modbus/RS485. 
Hình 2. Cấu trúc tổng quát hệ thống điều khiển và giám sát đèn hành trình tàu thủy trên nền tảng vi điều khiển 
ATMEGA32 và HMI. 
4. Thiết kế, chế tạo module trung tâm 
xử lý 
Theo phân tích trong mục 3, module 
trung tâm quản lý năng lượng điện tàu thủy 
được thiết kế phải có thể điều khiển hoạt 
động của một trạm phát bao gồm tối đa bốn 
tổ hợp D/G, hệ thống thanh cái và tải. Bên 
cạnh đó module này còn phải có khả năng 
giao tiếp mạng truyền thông với PC hoặc 
HMI theo một giao thức chuẩn. Vì vậy để 
xây dựng module trên nền tảng chip vi điều 
khiển ATMEGA32 thì hệ thống phải có 
những tính năng cơ bản sau: 
+ Cảm nhận tín hiệu áp dòng một chiều 
hoặc xoay chiều cấp cho bóng đèn; 
+ Xuất ra các tín hiệu số DO dạng tiếp 
điểm khô rơ le để điều khiển ngoại vi thông 
qua mạch cách ly quang; 
+ Có khả năng ghép nối với chuẩn giao 
diện vật lý RS485 và xử lý được giao thức 
mạng truyền thông chuẩn công nghiệp 
Modbus RTU. 
+ Về mặt phần mềm thì module này 
phải thực hiện được đầy đủ các chức năng 
như đã nêu ở mục 2. Ngoài ra, nó phải đủ 
“thông minh” để phân tích một số trường 
hợp sự cố mạng, sự cố cảm biến, nguồn dự 
phòng và giám sát nguồn chính, nguồn “back 
up” online; phát hiện đứt cáp cảm biến... 
Trong khuôn khổ giới hạn của bài báo 
tác giả xin giới thiệu một sơ đồ xử lý tín hiệu 
RS485 
12 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 31, Feb 2019 
từ cảm biến điểm không (zero crossing) của 
điện áp để đo dòng qua bóng đèn (hình 3) và 
thuật toán thực hiện chức năng báo động khi 
cháy bóng (hình 3). Trong đó, điện áp tỷ lệ 
VP1 được đưa vào chân 5 IC LM358 thuật 
toán để phát hiện điểm không sau đó được 
cách ly thông qua IC cách ly quang 4N35 để 
chuyển tín hiệu vào đầu vào ngát PD3 của 
ATMEGA32. Đây chính là một trong những 
điểm mới của bài báo so với các giải pháp 
hiện đang sử dụng trên thế giới là sử dụng rơ 
le dòng, biến dòng hoặc transitor công suất 
tiếp xúc trực tiếp với mạch công suất. 
Mạch cảm biến cháy bóng đèn sử dụng 
công nghệ mới có sơ đồ hình 3. 
Trong đó dòng điện AC hoặc DC đi qua 
cầu D89 sau đó đi qua hai diode D87 và D88 
tạo ra sụt áp khoảng 1VDC, điện áp này 
tương đối ổn định và đủ để kích hoạt cách ly 
quang U3B mắc song song để đưa tín hiệu 
vào hệ vi điều khiển. Ưu điểm lớn nhất của 
mạch này là nó có thể sử dụng cho cả nguồn 
xoay chiều và một chiều, sử dụng cho tất cả 
các loại bóng đèn chiếu sáng có công suất 
khác nhau mà không cần có một điều chỉnh 
gì trong mạch. Mạch dimmer và kích chuông 
báo động có sơ đồ hình 4. Mạch tác động ra 
đèn báo sử dụng cách ly quang để đảm bảo 
an toàn cho vi xử lý, tín hiệu sau cách ly 
quang được kích hoạt cho IC driver đầu ra 
ULN2803 có dòng tải lên tới 500 mA. 
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc mạch cảm biến 
 cháy bóng đèn. 
Hình 4. Sơ đồ mạch dimmer và kích chuông 
 báo động. 
Như vậy với sơ đồ giao diện với đèn 
hành trình (hình 3) thì giải pháp này đã có 
những điểm mới sau: 
- Có thể sử dụng cho đèn với cả hai loại 
nguồn xoay chiều AC và một chiều DC do 
sử dụng mạch chỉnh lưu D89; 
- Có thể sử dụng cho đèn với dải công 
suất lớn tùy thuộc vào dòng định mức của 
D89; 
- Cách ly quang giữa phần công suất và 
phần điều khiển thông qua IC U3B. 
Hình 5. Lưu đồ thuật toán phát hiện trạng thái của 
cảm biến. 
Để chế tạo mạch in cho trung tâm báo 
cháy phân tán ta phải vẽ sơ đồ mạch điều 
khiển trên phần mềm thiết kế chuyên dụng. 
Trong đó, Ocad là một phần mềm thông 
dụng và phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Sơ 
đồ mạch nguyên lý được thiết kế bằng phần 
mềm Ocad như hình 6a. Hình ảnh của mạch 
in sau khi đã hàn gắn linh kiện và đóng gói 
sản phẩm như hình 6b. Kích thước của sản 
phẩm là 220x150x180 đã được giảm thiểu đi 
đáng kể so với các sản phẩm cùng loại của 
thị trường. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 31-02/2019 
13 
a) 
b) 
Hình 6. Sơ đồ mạch in (a) và hình ảnh của module xử 
lý trung tâm (b). 
5. Thiết kế giao diện giám sát cho màn 
hình HMI 
Trung tâm giao diện vận hành ứng dụng 
màn hình giao diện cảm ứng HMI có nhiệm 
vụ kết nối với các trung tâm xử lý qua mạng 
truyền thông để thu thập và xử lý tín hiệu từ 
các kênh cảm biến, có thể kết nối với máy 
tính PC để quản lý và giám sát hệ thống 
mạng, lưu trữ các dữ liệu quá trình, dữ liệu 
nhật ký vận hành hệ thống đèn vào một cơ 
sở dữ liệu SQL server, điều này rất quan 
trọng cho sỹ quan quản lý hệ thống trong 
công tác bảo trì, sửa chữa. Để lập trình phần 
mềm cho màn hình HMI ta sử dụng phần 
mềm chuyên dụng DOPSoft của hãng Delta, 
chương trình sau khi soạn thảo sẽ được biên 
dịch và nạp tập lệnh dạng C vào trong màn 
hình. Như vậy với giải pháp này giao diện 
vận hành được thực hiện bằng nút nhấn mềm 
và mở ra khả năng kết nối rất đa dạng với 
các hệ thống khác nhất là các hệ thống điều 
khiển giám sát conning. Một số giao diện đồ 
họa được thiết kế cho hệ thống như hình 7, 
hình 8. 
Hình 7. Giao diện cửa sổ chính của hệ thống. 
a) 
b) 
Hình 8. Giao diện cài đặt của người vận hành (a) và 
giao diện lưu nhật ký báo động (b). 
Màn hình HMI có cổng truyền thông 
RS485 để giao diện với module điều khiển 
đèn còn có thêm công truyền thông ethernet 
với chuẩn giao diện TCP/IP nên có thể kết 
nối với các hệ thống khác rất dễ dàng. 
Sau khi thực hiện các nhiệm vụ ở các 
mục 4 và 5 ta có sơ đồ cấu trúc của hệ thống 
điều khiển và giám sát đèn hành trình cho 
tàu biển bao gồm một trung tâm xử lý trung 
tâm (đóng vai trò một bộ thu thập và xử lý sơ 
bộ) và một bộ giao diện người vận hành như 
hình 2. 
6. Kết luận 
Với giải pháp nghiên cứu của bài báo, 
một trung tâm xử lý có khả năng quản lý 12 
bộ đèn kép loại DC và AC có dải công suất 
lên tới 100W mỗi đèn, và một trung tâm giao 
14 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 31, Feb 2019 
diện vận hành HMI có thể quản lý được 32 
trung tâm xử lý như vậy một hệ thống có thể 
quản lý được 384 đèn hành trình và tín hiệu, 
với số lượng lớn đèn thì hệ thống là giải 
pháp tốt cho các tàu khách và du lịch cỡ lớn. 
Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công 
nghệ cao là xu hướng tất yếu mang tính thời 
đại. Bài báo đã giải quyết được các vấn đề cụ 
thể là nghiên cứu, thiết kế chế tạo hoàn chỉnh 
một hệ thống điều khiển và giám sát đèn 
hành trình trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật số, 
mạng truyền thông công nghiệp để hoàn 
thiện các mục tiêu đã đề ra ở trên, đáp ứng 
được các yêu cầu của đăng kiểm ngành Hàng 
hải và sử dụng lắp đặt trên tàu biển. Phát 
triển và ứng dụng lý thuyết về vi điều khiển, 
vi xử lý và hệ SCADA vào thực tiễn cuộc 
sống. Kết quả nghiên cứu cùng sản phẩm chế 
tạo được sẽ làm phong phú thêm bài giảng 
và mô hình vật lý phục vụ công tác thực 
hành thí nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực tự 
động hóa 
Tài liệu tham khảo 
[1] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công 
nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 
2001. 
[2] Phạm Thượng Hàn, Xử lý số tín hiệu và ứng 
dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006. 
[3] ATMEGA8 Instruction Manual, ATMEL. 
[4] Global Marine & Offshore Lighting Solutions, 
Catalogue Control Panel for Navigation Light. 
[5] Azam, Clémentine et al. 2018. “Evidence for 
Distance and Illuminance Thresholds in the 
Effects of Artificial Lighting on Bat Activity.” 
Landscape and Urban Planning 175(December 
2016): 123–135. 
204618300677. 
[6] Bolton, D. et al. 2017. “Coastal Urban Lighting 
Has Ecological Consequences for Multiple 
Trophic Levels under the Sea.” Science of the 
Total Environment 576: 1–9. 
7. 
[7] 
Kang, T. W. et al. 2017. “Strong Thermal 
Stability of Lu3Al5O12:Ce3+single Crystal 
Phosphor for Laser Lighting.” Journal of 
Luminescence 191: 35–39. 
[8] Liao, Ran, and Hui Ma. 2014. “Probing the 
Suspended Marine Algae Using Polarized- 
Light Scattering.” OCEANS 2014 - TAIPEI: 1–5. 
[9] Lin, Cheng-wei, Li-wei Wang, and Ching-cheng 
Lee. 2012. “Energy-Efficient Electronic Light 
Sources for Marine Vessels Chun-Lien Su Yi-
Hung Yeh Ching-Hsiang Liu.” 2012 IEEE 
Industry Applications Society Annual Meeting: 
1–11. 
[10] Range, Luminous. 2017. “Proposed Minimum 
Luminous Range for Existing Lighthouses in 
This Age of Global Navigation Satellite Systems 
by Using the Correlation between Light 
Intensity And.” UMK Procedia 6: 29–36. 
[11] Shen, Eric, Jia Hu, and Maulin Patel. 2014. 
“Energy and Visual Comfort Analysis of 
Lighting and Daylight Control Strategies.” 
Building and Environment 78: 155–170. 
[12] Tian, Xiaorui, Ran Liao, Yi Tao, and Jianghu 
Wu. 2013. “Obtaining Shape Information of 
Marine Microorganisms Using Polarized-Light 
Scattering.” 2013 OCEANS - San Diego: 2–6. 
[13] Tsiotsios, Chourmouzios, Andrew J. Davison, 
and Tae Kyun Kim. 2017. “Near-Lighting 
Photometric Stereo for Unknown Scene 
Distance and Medium Attenuation.” Image and 
Vision Computing 57: 44–57. 
[14] [14].Wang, Rong Tsu, and Jung Chang Wang. 
2016. “Analyzing the Structural Designs and 
Thermal Performance of Nonmetal Lighting 
Devices of LED Bulbs.” International Journal 
of Heat and Mass Transfer 99: 750–761. 
16.03.112. 
[15] Yasin, Mohammad Salman, Mohammad Sharier 
Islam, and Tanmoy Biswas. 2016. “Design of a 
Low-Cost Lighting System for the Rural Areas 
of Bangladesh.” 2016 International Conference 
on Innovations in Science, Engineering and 
Technology (ICISET): 4–7. 
 Ngày nhận bài: 4/12/2018 
 Ngày chuyển phản biện: 7/12/2018 
 Ngày hoàn thành sửa bài: 28/12/2018 
 Ngày chấp nhận đăng: 4/1/2019 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thiet_ke_panel_dieu_khien_va_giam_sat_den_hanh_tr.pdf