Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống thiết bị báo kết quả bắn đạn thật cho trường bắn cấp tỉnh

Tóm tắt: Mô hình hệ thống thiết bị báo kết quả bắn đạn thật cho trường bắn cấp

tỉnh là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện cho các đơn vị bộ đội địa

phương với mục tiêu khắc phục những hạn chế của quy trình báo bia nhân công

truyền thống nhằm nâng cáo tính khách quan và an toàn trong quá trình kiểm tra

bắn đạn thật.

pdf 10 trang phuongnguyen 6740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống thiết bị báo kết quả bắn đạn thật cho trường bắn cấp tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống thiết bị báo kết quả bắn đạn thật cho trường bắn cấp tỉnh

Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống thiết bị báo kết quả bắn đạn thật cho trường bắn cấp tỉnh
Công nghệ thông tin 
P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà, “Nghiên cứu thiết kế mô hình  trường bắn cấp tỉnh.” 276 
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG THIẾT BỊ BÁO 
KẾT QUẢ BẮN ĐẠN THẬT CHO TRƯỜNG BẮN CẤP TỈNH 
Phù Phước Huy*, Phạm Trung Kiên, Dương Xuân Trà 
Tóm tắt: Mô hình hệ thống thiết bị báo kết quả bắn đạn thật cho trường bắn cấp 
tỉnh là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện cho các đơn vị bộ đội địa 
phương với mục tiêu khắc phục những hạn chế của quy trình báo bia nhân công 
truyền thống nhằm nâng cáo tính khách quan và an toàn trong quá trình kiểm tra 
bắn đạn thật. 
Từ khóa: Kiểm tra bắn đạn thật, Tự động báo kết quả bắn đạn thật, Xử lý ảnh, Trường bắn cấp tỉnh. 
1. MỞ ĐẦU 
Công tác huấn luyện và kiểm tra bắn đạn thật là một trong những nội dung quan 
trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân 
đội ta. Tuy nhiên, do hạn chế về tiềm lực kinh tế, ngân sách quốc phòng nên đầu tư 
trang bị cho nội dung này ở một số đơn vị, đặc biệt là các đơn vị lực lượng vũ 
trang địa phương còn những hạn chế nhất định. Hiện tại, công tác báo bia trong 
quá trình kiểm tra bắn đạn thật còn chứa đựng nhiều yếu tố mất an toàn và thiếu 
tính khách quan. Nguyên nhân là quy trình báo bia hiện nay chủ yếu thực hiện một 
cách thủ công và quan sát bằng mắt thường. Để nâng cáo tính chính xác trong việc 
báo điểm, tổng hợp kết quả và đồng thời hạn chế bớt các yếu tố mất an toàn thì cần 
phải hạn chế bớt các yếu tố nhân công [1, 2]. 
Với chủ trương xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng 
bước hiện đại nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, các đơn vị đã 
tích cực đổi mới nội dung, tổ chức và phương pháp huấn luyện sát với sự phát triển 
của tình hình, nhiệm vụ và đối tượng, công tác bảo đảm cơ sở vật chất, giáo án, tài 
liệu cho huấn luyện, các mô hình học cụ huấn luyện được nâng cao về chất lượng, 
kiểu dáng; công nghệ mô phỏng phục vụ huấn luyện bước đầu có sự đổi mới. Một 
số đơn vị trong nước đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhiều học cụ hiện đại phục vụ 
cho công tác huấn luyện súng, hỗ trợ huấn luyện xạ kích, hỗ trợ theo dõi đường 
ngắm, hệ thống ẩn hiện bia cơ động đa năng; học cụ huấn luyện bắn mục tiêu trên 
không; các hệ thống mô phỏng trường bắn ảo lắp đặt trong nhà [5,6,7,8,9,10]. Việc 
áp dụng các thiết bị trên đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác 
huấn luyện. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị trên đều là các thiết bị tập trong nhà, 
chưa cho phép kiểm tra bắn đạn thật. 
Do đó, nhu cầu của việc trang bị hệ thống thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả huấn 
luyện và sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng vũ trang của tỉnh là vô cùng cấp 
thiết.Từ nhu cầu đó việc xây dựng hệ thống tự động báo kết quả bắn đạn thật sử 
dụng nhiều lần là rất cần thiết trong gia đoạn hiện nay. 
2. MỤC TIÊU XÂY DỰNG HỆ THỐNG 
Với nhu cầu đó, nhóm nghiên cứu xác định mục tiêu xây dựng hệ thống là 
nghiên cứu chế tạo các hệ thống bia sử dụng cho các loại bài bắn, các loại súng bộ 
binh, sử dụng được nhiều lần phục vụ cho công tác kiểm tra bắn đạn thật; tự động 
báo kết quả, rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức trong kiểm tra bắn đạn thật, 
tiết kiệm chi phí chế tạo bia, góp phần nâng cao chất lượng công tác huấn luyện và 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 277
hiện đại hóa quân đội. 
Trong đó, trước mắt sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng 01 hệ thống cho trường 
bắn tỉnh Long An nhằm đáp ứng các yêu cầu sau: 
- Chế tạo hệ thống bia phục vụ cho công tác kiểm tra bắn đạn thật bằng súng 
AK, bài 1, bao gồm bia số 4, bia số 7 và bia số 8. 
- Hệ thống bia bền với môi trường, bia có khả năng bán tự bít sau mỗi đợt bắn. 
- Hệ thống bia có khả năng tính điểm tự động để thay thế quá trình kiểm tra 
nhân công nhằm tiết kiệm công sức, tăng tính khách quan và bảo đảm an toàn. 
- Hệ thống bia được thiết kế mang tính cơ động cao để dễ dàng triển khai và thu 
hồi nhằm phù hợp điều kiện trường bắn không có người quản lý. 
- Hệ thống phù hợp với quy mô thực tế, đáp ứng được nhu cầu kiểm tra bắn đạn 
thật tại trường bắn. 
3. HIỆN TRẠNG TRƯỜNG BẮN 
Đối với các trường bắn, việc đầu tư đa số là đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất, 
các nội dung liên quan đến ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả 
huấn luyện còn hạn chế. 
Trường bắn của tỉnh đội Long An là nơi tổ chức kiểm tra bắn đạn thật cho tất cả 
các đối tượng trong địa bàn tỉnh. Bia bắn được chế tạo bằng vật liệu tôn, sau đó 
dán hình bia phía ngoài. Kết quả bắn đạn thật được xác định một cách thủ công. 
Hình 1. Trường bắn tỉnh Long An. 
Mỗi năm trường bắn tổ chức kiểm tra bắn đạn thật cho khoảng 2000 người, 
được chia thành các đợt với 100 người/đợt. Mỗi lần bắn, một người bắn 03 viên 
cho mỗi loại bia. Như vậy mỗi đợt, với 10 bệ bắn, mỗi bia sẽ trúng tối đa 100:10x3 
= 30 viên đạn, và cả năm mỗi bia sẽ trúng tối đa 2000:10x3 = 600 viên đạn. Với 
vật liệu bằng tôn, đầu đạn sẽ xuyên qua sẽ phá hủy vật liệu, nên sau vài lần bắn 
phải thay bia mới. 
Ở một góc nhìn khác, trường bắn là một khu đất trống, không có điện, ngoài 
thời gian tổ chức bắn thì không có người quản lý, nên việc trang bị lắp đặt các thiết 
bị cố định là không phù hợp. 
Từ thực tế trên, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra bắn đạn thật thì hệ thống 
bia trang bị cho trường bắn tỉnh Long An phải đáp ứng các yêu cầu sau: 
- Tự động báo kết quả để rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức, đảm bảo an toàn. 
- Cho phép sử dụng nhiều lần để tiết kiệm chi phí chế tạo bia. 
- Đáp ứng các điều kiện môi trường ngoài trời về ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ 
Công nghệ thông tin 
P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà, “Nghiên cứu thiết kế mô hình  trường bắn cấp tỉnh.” 278 
- Dễ vận chuyển, triển khai, sử dụng. 
- Thời gian lắp đặt và thu hồi thiết bị ngắn. 
Với những yêu cầu trên thì các hệ thống bia hiện có chưa hội tụ đầy đủ các tính 
năng kỹ thuật, nên việc nghiên cứu chế tạo hệ thống bia tự động báo kết quả bắn 
đạn thật sử dụng nhiều lần bằng súng bộ binh là vô cùng cấp thiết. 
Hình 2. Hình dạng bia sau khi bắn. 
4. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG 
4.1. Chức năng hệ thống 
Hệ thống được sử dụng trong kiểm tra bắn đạn thật súng AK bài 1 với khả năng 
tự động tính điểm thay thế cho phương pháp báo bia nhân công trước đây. Bên 
cạnh đó, chất liệu bia được sử dụng là loại nhựa bán tự bít [11] có khả năng tự bít 
và phục hồi sau khi bắn giúp cho hệ thống bia được sử dụng nhiều lần. 
4.2. Các tính năng. 
Các tính năng chính của hệ thống: 
- Hệ thống bia báo kết quả sau mỗi loạt bắn một cách tự động, thay cho phương 
pháp nhân công trước đây nhằm tăng độ khách quan, đồng thời, bảo đảm an toàn 
trường bắn. 
- Hệ thống bia tự bít có thể chịu được 2000 lượt bắn có thể sử dụng được nhiều 
lần, giúp giảm bớt chi phí chế tạo bia cho mỗi đợt kiểm tra. 
- Hệ thống có thể thống kê thành tích của các xạ thủ theo từng loạt bắn, đợt 
kiểm tra. 
- Cho phép hiện thị kết quả bắn lên màn hình để tiện quan sát, theo dõi và so 
sánh kết quả. 
- Cho phép phát các âm thanh trường bắn như đọc tên, số điểm của xạ thủ qua 
hệ thống loa. 
- Cho phép in kết quả, báo cáo công tác kiểm tra bắn đạn thật. 
4.3. Giải pháp tự động báo kết quả bắn đạn thật 
Hiện nay, trên thế giới phổ biến bốn phương pháp sau được dùng trong việc tự 
động báo kết quả bắn đạn thật: Phương pháp lấy mẫu hai lớp điện cực ngắn mạch 
(Double-layer electrode short-circuit sampling); Phương pháp ma trận dioed laser 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 279
(Laser diode array); Phương pháp định vị âm thanh (Sound positioning); Phương 
pháp xử lý ảnh (Image processing) [16, 17]. Sau khi nghiên cứu phân tích các ưu 
nhược điểm của từng giải pháp, nhóm tác giả đã lựa chọn giải pháp xử lý ảnh để 
giải quyết vấn đề tự động báo kết quả cho hệ thống. Trong đó, chủ yếu là dùng 
phương pháp so sánh ảnh để xác định vết đạn mới; Sau khi đã xác định được vết 
đạn, sẽ tiến hành tính toán tọa độ của vết đạn trên mặt bia. Căn cứ vào số vòng 
điểm đã được số hóa, từ tọa độ của vết đạn sẽ xác định điểm được số điểm cho 
từng vết đạn. 
4.4. Giải pháp sử dụng camera quan sát 
Để đáp ứng được các chức năng và tính năng trên của hệ thống, nhóm tác giả 
lựa chọn giải pháp sử dụng camera làm khối quan sát bia. Các camera này được kết 
nối thông qua hệ thống mạng LAN, có chức năng chụp ảnh mặt bia sau mỗi lượt 
bắn và gởi về để máy tính phân tích tính điểm. 
Hình 3. Mô phỏng bố trí camera. 
Việc sử dụng riêng mỗi camera để quan sát cho từng bia đã được nhóm tác giả 
nghiên cứu và kết luận đây là phương án tối ưu nhất. Với kết quả khảo sát trường 
bắn tỉnh Long An ta có các thông số như trong bảng 1: 
Bảng 1. Thông số trường bắn Long An. 
Tham số Giá trị (m) 
Bệ cách bệ (bia số 4 cách bia số 4) 7-10 
Bệ số 5 và bệ số 6 cách nhau 20 
Dãy bia cách dãy bia 
Ngang (l) 2-5 
Dọc (h) 15-25 
Cạnh dưới của bia cách mặt đất 0,6-1 
Chiều rộng của các bia (z) 0,6 
Camera cách bia số 4 (đặt ngang với bệ bắn) 100 
Với việc sử dụng 01 hoặc 02 camera để quan sát tất cả các bia như hình 3 cần 
phải tính đến khả năng các bia bị che khuất (hệ thống bia cố định, và không nâng 
hạ bia). Như vậy, độ lớn bóng bia số 4 sẽ tính bằng công thức tam giác đồng dạng, 
Công nghệ thông tin 
P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà, “Nghiên cứu thiết kế mô hình  trường bắn cấp tỉnh.” 280 
bóng bia số 4 (x) sẽ bằng: 
100
210060 h)(,
x
 . Tương tự, bóng của bia số 7 (y) sẽ có 
kích thước: 
100
10060 h)(,
y
 . Và 6,0 z là kích thước của bia số 8. 
Điều kiện để các bia không che khuất nhau là khoảng cách giữa chúng phải lớn 
hơn chiều ngang của bia. Do các kích thước được tính từ tâm của bia nên ta có 
công thức so sánh sau: 
- Bia số 4 với bia số 7: 2/yxaOBOABA jiji 
- Bia số 4 với bia số 8: 2/zxcOCOACA jiji 
- Bia số 7 với bia số 8: 2/zybOCOBCB jiji 
Với OA là khoảng cách từ trục camera đến hình chiếu bia số 4 trên dãy bia số 8 
(tính tâm của bia và bóng bia); OB là khoảng cách từ trục camera đến hình chiếu 
bia số 7 trên dãy bia số 8; OC là khoảng cách từ trục camera đến bia số 8. 
Kết quả tính toán của các bệ bắn bên trái (bệ 1, 2, 3, 4, 5) với 3;20 lh :x = 
0.84; y = 0.7; z = 0.6; a = 0.72; b = 0.77; c = 0.65. 
Bảng 2. Kết quả tính toán độ che khuất của các bệ bắn với 20 ; 3 .h m l m 
Bệ bắn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
OA(m) 70 56 42 28 14 14 28 42 56 70 
OB(m) 54.83 43.17 31.50 19.83 8.17 15.17 26.83 28.50 50.17 61.83 
OC(m) 44 34 24 14 4 16 26 36 46 56 
Từ bảng 2 chúng ta thấy được rằng bia số 4 của bệ bắn số 5 sẽ che khuất bia số 
8 của bệ số 4, và bia số 4 của bệ số 7 sẽ che khuất bia số 7 của bệ số 8. Do đó, 
không thể sử dụng 1 camera duy nhất để quan sát tất cả các bia của các bệ bắn với 
các giá trị mlmh 3;20 . 
Khi thay đổi giá trị của h và l chúng ta cũng nhận được kết quả có trường hợp 
bia bị che khuất với mlmh 5;25 . Trong trường hợp này, ở bệ số 7 thì bia số 4 
hoàn toàn che khuất bia số 7 và số 8. 
Bảng 3. Kết quả tính toán độ che khuất của các bệ bắn với 25; 5.h l 
Bệ bắn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
OA(m) 75 60 45 30 15 15 30 45 60 75 
OB(m) 54 42 30 18 6 18 30 42 54 66 
OC(m) 40 30 20 10 0 20 30 40 50 60 
Đối với phương án sử dụng 02 camera chúng ta cũng thu được kết quả tương tự: 
Bảng 4. Kết quả tính toán độ che khuất của các bệ bắn với 15 ; 3 .h m l m 
Bệ bắn 1 2 3 4 5 
OA(m) 26 13 0 13 26 
OB(m) 19,2 7,9 3,4 14,7 26 
OC(m) 14 4 6 16 26 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 281
Bảng 5. Kết quả tính toán độ che khuất của các bệ bắn với 20 ; 4 .h m l m 
Bệ bắn 1 2 3 4 5 
OA(m) 28 14 0 14 28 
OB(m) 18,7 7 4,7 16,3 28 
OC(m) 12 2 8 18 28 
Với kết quả tính toán từ bảng 4 và bảng 5 chúng ta cũng nhận được kết quả 
tương tự là các bia sẽ che khuất nhau. Như vậy, giống với phương án dùng 01 
camera, ta có thể kết luận phương án sử dụng 02 camera để quan sát cho 10 bia là 
không khả thi. Do đó, nhóm tác giả lựa chọn phương án dùng 01 camera quan sát 
cho 01 bia. 
Các thông số kỹ thuật của camera gồm các yếu tố chính như sau: IP67, hồng 
ngoại; Cảm biến hình ảnh: 1/3” CMOS; Tiêu cự: 2.8-12mm; Chuẩn nén hình ảnh: 
H.264, JPEG; Tốc độ hình ảnh: 20fps; Độ phân giải tối thiểu: 2688x1520, 4MP; 
Độ nhạy sáng: 0.01Lux; Dãi nhiệt độ hoạt động: -30~60 OC; Độ ẩm cho phép: 95 
%RH; Nguồn điện: 12, PoE. 
Căn cứ thực tế yêu cầu kỹ thuật hệ thống, so sánh và thử nghiệm nhiều chủng 
loại camera, nhóm tác giả thống nhất sử dụng camera IP có dây là Camera 
Hikvision DS-2CD2642FWD-IZ. Đây là loại camera có độ phân giải 4MP, hồng 
ngoại, ống kính thay đổi 2.8 - 12 mm. Với những lý do sau đây: 
- Việc lựa chọn camera ip giúp cho việc triển khai và thu hồi thiết bị dễ hơn 
việc dùng camera analog, do các loại cáp mạng dễ thu hồi hơn cáp đồng trục. Chất 
lượng hình ảnh của camera ip cũng sẽ tốt hơn. Do quản lý bằng số IP nên có thể dễ 
dàng quản lý các camera cho từng bệ bắn, bia bắn hơn. 
- Việc sử dụng camera có dây thay cho camera không dây nhằm tăng độ ổn 
định, chống nhiễu tốt hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng camera không dây thì vẫn phải 
cần dây nguồn để cấp nguồn cho camera. Khi sử dụng giải pháp cấp nguồn PoE thì 
có thể tích hợp chung dây nguồn và dây tín hiệu. 
- Việc sử dụng camera có chức năng zoom, nhưng không sử dụng PTZ vì góc quan 
sát bia là cố định, chỉ cần chức năng zoom để điều chỉnh cự ly quan sát và lấy nét. 
4.5. Giải pháp sử dụng chất liệu chế tạo bia 
Về giải pháp tăng độ bền cho bia và sử dụng được nhiều lần, nhóm tác giả chọn 
chất liệu bia tự bít polyme blend để chế tạo bia. Loại bia này được kiểm định, đánh 
giá là đáp ứng được các điều kiện như: sử dụng nhiều lần, có độ bền va đập rất cao, 
chịu được xung lực va đập rất lớn của đầu đạn mà không bị vỡ, lỗ thủng để lại sau 
khi đầu đạn đi qua nhỏ hơn đường kính đầu đạn, bia lại gọn nhẹ, chịu được khí hậu 
nhiệt đới/nóng ẩm, có khả năng chống lão hóa cao trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, 
bức xạ cao. Một số tiêu chí kỹ thuật của bia tự bít: 
Bảng 6. Tính năng cơ lý hóa của bia tự bít. 
TT Chỉ tiêu đo Tiêu chuẩn đo 
Đơn vị 
đo 
Giá trị đo 
vật liệu 
chế tạo 
bia 
Giá trị đo 
vật liệu 
chế tạo 
bia mẫu 
1 Độ bền kéo đứt ASTM D 638-02 Mpa 40,9 26 
282
2
3
4
5
4.6. Các gi
dây cat5+2C)
giao ti
camera và 1 b
nhi
lư
bắn do đ
Sơ đ
- Máy phát đi
- TTT k
- KGT k
- Các KGT k
- KGT k
H
Số l
ều lần, ch
ợng thiết bị đầu cuối có thể thay đổi để ph
Đ
đứt
Đ
Đ
Vicat
Đ
UV
ệ thống bao gồm Tủ trung tâm (TTT) (chứa Khối xử lý trung tâm), 
ếp (KGT), 3
ư
P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà
ộ gi
ộ bền uốn
ộ chịu nhiệt 
ộ kháng l
ồ hệ thống gồm có:
ợng thiết bị đầu cuối chính l
ư
ãn dài khi 
ải pháp về kết nối hệ thống
ết nối với KGT theo chuẩn Ethernet bằng 01 
ết nối với Máy
ết nối với KQS bằng 01 cáp mạng, PoE. 
ợc thiết kế mang tính mô đun cao, dễ triển khai v
; 
ộ bia (có thể l
ịu đ
ão hóa 
ện sẽ cấp nguồn cho to
ết nối với nhau bằng dây mạng v
0 Kh
ược lực va đập, bền với môi tr
ối Quan sát (KQS) đ
5. H
Hình 4.
 phát đi
Ệ 
ASTM D 638
Chi
340nm trong 96 
gi
ASTM D 638
và
TH
à bia s
ISO 178
D 1525
ều đ
ờ. Đo c
lão hóa theo 
 ISO 178
ỐNG
, “
ASTM 
 Sơ đ
ện bằng 01 dây 2 ruột
ố 4, số 7 hoặc số 8) có độ bền cao sử dụng đ
Nghiên c
èn UV
ơ l
à s
-2010
-00
ý sau 
-2010
ồ kết nối hệ thống.
àn b
THI
ố l
-02
-
-02 
ộ hệ thống
ẾT BỊ DỰ KIẾN
ư
ứu thiết kế mô h
A 
ược kết nối với nhau nh
ợng khối quan sát, mỗi khối gồm có 1 
ù hợp với số l
Mpa
à dây ngu
ường v
% 
0C 
% 
; 
dây m
; 
ình  tr
ồn 2 ruột (có thể d
à th
ư
< 8,6
67,1
> 84
ạng
ời tiết Việt Nam. Số 
ợng bệ bắn tại tr
à thu h
Công ngh
ư
91
;
ờng bắn cấp tỉnh
ư sau
ồi. Ngo
ệ thông tin
: 
< 15
45
95
> 80
11 
ùng 
Kh
ư
ường 
ài ra
.”
ối 
ợc 
,
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 283
khung cơ khí và vỏ hộp được thiết kế chắc chắn, có khả năng bảo vệ camera trước 
va đập trong quá trình vận chuyển, triển khai và thu hồi. 
Mức chất lượng camera đảm bảo hình ảnh có chất lượng phù hợp (tối thiểu 
2MP) để phần mềm có thể nhận dạng ảnh và xử lý tính điểm. Camera là loại 
chuyên dụng ngoài trời, hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, hoặc ngược 
sáng và theo tiêu chuẩn IP66 hoạt động được trong điều kiện ngoài trời. 
Khối xử lý trung tâm được chọn là thiết bị quân sự đảm bảo hoạt động ổn định 
trong môi trường ngoài trời và vận chuyển liện tục. Có cấu hình phù hợp cho phép 
làm việc cùng lúc với nhiều thiết bị đầu cuối, có tính dự phòng cao về nâng cấp mở 
rộng hệ thống. Khối xử lý trung tâm thực hiện các chức năng điều khiển khối quan 
sát, tự động xử lý tính điểm kết quả bắn trên các bia số 4, 7, 8, lưu trữ kết quả và 
xuất kết quả ra các khối hiển thị, máy in, khối phát âm thanh. 
Khối giao tiếp đảm bảo sự ổn định đường truyền tín hiệu từ thiết bị đầu cuối về 
khối xử lý trung tâm, số lượng cổng được thiết kế với khả năng dự phòng để mở 
rộng hệ thống. Các loại cáp và thiết bị được sử dụng là loại chuyên dụng ngoài 
trời, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam. Hệ thống dây cáp dễ 
dàng triển khai và thu hồi, trong trường hợp cần thiết có thể đi dây ngầm dưới đất. 
Tủ đựng thiết bị và giắc cắm là loại chuyên dụng, có độ bền cao và phù hợp với 
đặc thù hoạt động quân sự. 
Khối điều khiển và hiển thị tích hợp chung với khối xử lý trung tâm. Khối điều 
khiển hiển thị có chức năng tương tác điều khiển hệ thống và hiển thị các thông tin 
như sau: đối với người bắn gồm hình ảnh bia, số điểm riêng 3 loạt bắn cho từng 
loại bia, tổng điểm cho mỗi loại bia, tổng điểm đạt được trong đợt bắn, xếp loại; 
Về thông tin chung gồm bảng danh sách 10 xạ thủ có thành tích tốt nhất. Ngoài ra, 
có chức năng phóng to từng bia để xem kỹ hơn và xem đầy đủ danh sách thống kê 
kết quả của đợt bắn như danh sách xạ thủ, tỉ lệ khá giỏi 
Bên cạnh đó, hệ thống còn có hệ thống loa để tạo dựng hệ thống âm thanh để 
điều hành trường bắn, thông báo kết quả bắn và máy in dùng để in kết quả, báo cáo 
khi cần thiết. 
Thiết bị có khả năng lưu trữ dữ liệu như hình ảnh bia bắn sau mỗi loạt bắn, đợt 
bắn, các kết quả thống kê liên quan đến đợt bắn, đợt kiểm tra và cho phép xuất ra 
file để in ấn. Các khối thiết bị tại đài chỉ huy được tích hợp chung trong tủ rack nên 
đảm bảo về độ bền và tính cơ động cao, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt nhanh chóng. 
Nếu tại thao trường có sẵn nguồn điện lưới tại chỗ thì sử dụng nguồn điện lưới 
này; nếu không có sẵn nguồn điện lưới sẽ sử dụng máy phát điện. 
6. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động kiểm tra bắn 
đạn thật nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện bắn súng bộ binh cho LLVT tỉnh 
Long An. Đây là mô hình huấn luyện tại thao trường có khả năng tự động đánh giá 
kết quả bằng công nghệ xử lý ảnh và sử dụng nhiều lần. 
Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay công nghệ xử lý ảnh 
và các loại sản phẩm camera ngày càng được quan tâm, phát triển nhiều giải pháp 
và chủng loại mới. Do đó, việc sử dụng công nghệ xử lý ảnh tính điểm của hệ 
thống thiết bị cho thấy một hướng đi đúng với xu thế phát triển khoa học công 
Công nghệ thông tin 
P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà, “Nghiên cứu thiết kế mô hình  trường bắn cấp tỉnh.” 284 
nghệ hiện nay. Từ đó cho thấy khả năng có thể phát triển, nâng cấp sản phẩm 
theo hướng hiện đại, ứng dụng sự phát triển sẵn có của khoa học công nghệ và kỹ 
thuât tiên tiến. 
Hệ thống được thiết chế tạo để sử dụng ngoài trời, bảo đảm vận hành tốt trong 
điều kiện môi trường và khí hậu tại trường bắn. Bên cạnh đó, hệ thống được thiết 
kế với tiêu chí triển khai và thu hồi một cách nhanh chóng và dễ dàng, nhằm không 
ảnh hưởng đến quy trình kiểm tra bắn đạn thật. Các thiết bị được đặt trong các loại 
vỏ hộp chuyên dụng, chắc chắn nên bảo đảm được độ bền, chịu được lực va đạp 
trong quá trình di chuyển, triển khai, thu hồi và cả khi đạn bắn thẳng vào. 
Về công nghệ chế tạo bia bằng loại vật liệu tổ hợp polyme blend “bán tự bít”, là 
vật liệu có tính đàn hồi và độ dẻo nhất định nên khi đạn đi qua không bị phá vỡ mà 
chỉ để lại lỗ nhỏ, dễ dàng phục hồi bằng cách dùng búa tán lên lỗ rách, kết hợp với 
keo dán (có thành phần chính tương tự vật liệu bán tự bít) lỗ đạn có thể được trám 
kín và trở về như tình trạng ban đầu. Cùng với tính bền của vật liệu đối với môi 
trường bên ngoài, loại bia này có thể được sử dụng trong thời gian dài và qua nhiều 
lần bắn. 
 Sản phẩm sau khi đưa vào thử nghiệm và hoàn thiện có thể nhân rộng ứng dụng 
tại các đơn vị khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Cục Quân huấn, BTTM, “Giáo trình kiểm tra kỹ thuật chiến đấu bộ binh”, 
NXB QĐND, 2014. 
[2]. Cục Quân huấn, BTTM, “Lý thuyết bắn súng bộ binh”, NXB QĐND, 2000. 
[3]. Nguyễn Kim Sách, “Xử lý ảnh và Video số”, NXB: Khoa học và Kỹ thuật, 
1997. 
[4]. Nguyễn Quốc Trung, “Xử lý tín hiệu và lọc số”, BXB: Khoa học và Kỹthuật, 
2004. 
[5]. Thiết bị bắn tập súng bộ binh MBT-03, Học viện Kỹ thuật quân sự. 
[6]. Thiết bị bắn tập MBT-07, Học viện Kỹ thuật quân sự. 
[7]. Thiết bị hỗ trợ tập súng K54 bài 5 nâng cao (thiết bị B5-K54), Học viện Kỹ 
thuật quân sự. 
[8]. Thiết bị bắn tập súng ngắn SN-K54, Học viện Kỹ thuật quân sự. 
[9]. Thiết bị kiểm tra bắn đạn thật KTB - 1M.MB, Viện Khoa học và Công nghệ 
quân sự. 
[10]. Hệ thống thiết bị điều khiển mục tiêu trường bắn cơ bản bộ binh, Viện Khoa 
học và Công nghệ quân sự. 
[11]. Đề tài KHCN TP HCM: Nghiên cứu vật liệu và công nghệ chế tạo bia “bán 
tự bít” sử dụng nhiều lần trong công tác huấn luyện quân sự, 2012. 
[12]. Alan Dennis, Barbara H. Wixom, Roberta M. Roth. “System analysis and 
design, Fifth Edition”, John Wiley & Sons, Inc, 2012. 
[13]. Bhabatosh Chanda, Dwijesh Dutta Mạumder. “Digital Image Processing and 
Analysis”. Prentice Hall of India, 2001. 
[14]. Willam K. Pratt. “Digital Image Processing: PIKS inside”, Third Edition, 
John Wiley & Sons, Inc, 2001. 
[15]. Dismounted Soldier Training System - Intelligent Decisions, Inc 1. 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 285
[16]. “Automatic Scoring System” - Huazhong University of Science & Technology, 
2006. 
[17]. Intelligent Target scoring System based on image processing. 
ABSTRACT 
RESEARCH AND DESIGN OF THE SYSTEM MODELING OF EQUIPMENT 
FOR SHOOTING SCORING IN PROVINCIAL RIFLE RANGE 
The system modeling equipment for shooting scoring in provincial rifle 
range is a solution to improve the effectiveness of training for local army 
units with the goal of overcoming the limitations of the traditional shooting 
scoring to enhance the objectivity and safety during the firing. 
Keywords: Live-fire exercise, Automatic shooting scoring, Image processing, Provincial rifle range. 
Nhận bài ngày 16 tháng 8 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 26 tháng 11 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2017 
Địa chỉ: Phòng Số hóa và điều khiển - Viện Công nghệ thông tin. 
 * Email: phuphuochuy@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thiet_ke_mo_hinh_he_thong_thiet_bi_bao_ket_qua_ba.pdf