Nghiên cứu thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong thức ăn cho cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) giai đoạn giống

TÓM TẮT

Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus) giống, cỡ trung bình 47,9±4,9 g/con, được tiến hành thí nghiệm

trong 21 bể composite thể tích 500 L hình tròn với 7 nghiệm thức thức ăn có hàm lượng protein (49,1%) và

năng lượng (23,2 MJ/kg) như nhau, gồm thức ăn đối chứng chứa 100% protein bột cá (FM) và 6 thức ăn tương

ứng với 5 mức thay thế FM bằng protein bột đậu nành (SB): 12,5% (12,5 SB), 25% (25 SB), 37,5% (37,5 SB),

50% (50 SB), 62,5% (62,5 SB) và 62,5% bổ sung 0,75% methionine và 0,60% L-lysine (62,5 SB M+L) để có

hàm lượng M và L tương tự thức ăn FM. Thí nghiệm được tiến hành trong 6 tuần, từ 6/2014 đến 8/2014, tại

Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ, Cửa Lò, Nghệ An. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cá

sử dụng thức ăn 50 SB có tốc độ tăng trưởng (SGR:1,91 ± 0,05%/ngày), tỷ lệ sống (98,3 ± 2,8%), hiệu quả sử

dụng protein (PER: 1,07 ± 0,03%), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR: 1,94 ± 0,03), thành phần dinh dưỡng và

chỉ tiêu sinh hóa máu sai khác không có ý nghĩa so với FM, 12,5 SB, 25 SB và 37,5 SB hoặc 62,5 SB và 62,5 SB

M+L (P>0,05). Cá sử dụng thức ăn 62,5 SB và 62,5 SB M+L có SGR (1,67 ± 0,05 và 1,74 ± 0,06%/ngày), PER

(0,96 ± 0,04% và 0,95 ± 0,03%) thấp hơn có ý nghĩa so với FM, 12,5 SB, 25 SB và 37,5 SB (p<0,05),>

FCR lần lượt 2,13 ± 0,05 và 2,07 ± 0,05 lại cao hơn hẳn so với FM, 12,5 SB, 25 SB và 37,5 SB (p<0,05). tỷ="">

sống của cá từ 96,7 đến 100%, khác nhau không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thức ăn (P>0,05). Kết quả

nghiên cứu cho thấy, có thể thay thế FM bằng 50% SB trong thức ăn của cá chim vây vàng.

pdf 8 trang phuongnguyen 1980
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong thức ăn cho cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) giai đoạn giống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong thức ăn cho cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) giai đoạn giống

Nghiên cứu thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong thức ăn cho cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) giai đoạn giống
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 125
NGHIÊN CỨU THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ BẰNG PROTEIN 
BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN CHO CÁ CHIM VÂY VÀNG
(Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) GIAI ĐOẠN GIỐNG
PARTIAL REPLACEMENT OF FISH MEAL PROTEIN BY SOYBEAN MEAL PROTEIN
IN THE DIET OF JUVENILE PERMIT (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758)
Chu Chí Thiết1, Nguyễn Quang Huy1, Nguyễn Thị Lệ Thủy1, Phạm Quốc Hùng2, Ivar Lund3
Ngày nhận bài: 14/11/2016; Ngày phản biện thông qua: 30/11/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016
TÓM TẮT
Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus) giống, cỡ trung bình 47,9±4,9 g/con, được tiến hành thí nghiệm 
trong 21 bể composite thể tích 500 L hình tròn với 7 nghiệm thức thức ăn có hàm lượng protein (49,1%) và 
năng lượng (23,2 MJ/kg) như nhau, gồm thức ăn đối chứng chứa 100% protein bột cá (FM) và 6 thức ăn tương 
ứng với 5 mức thay thế FM bằng protein bột đậu nành (SB): 12,5% (12,5 SB), 25% (25 SB), 37,5% (37,5 SB), 
50% (50 SB), 62,5% (62,5 SB) và 62,5% bổ sung 0,75% methionine và 0,60% L-lysine (62,5 SB M+L) để có 
hàm lượng M và L tương tự thức ăn FM. Thí nghiệm được tiến hành trong 6 tuần, từ 6/2014 đến 8/2014, tại 
Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ, Cửa Lò, Nghệ An. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cá 
sử dụng thức ăn 50 SB có tốc độ tăng trưởng (SGR:1,91 ± 0,05%/ngày), tỷ lệ sống (98,3 ± 2,8%), hiệu quả sử 
dụng protein (PER: 1,07 ± 0,03%), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR: 1,94 ± 0,03), thành phần dinh dưỡng và 
chỉ tiêu sinh hóa máu sai khác không có ý nghĩa so với FM, 12,5 SB, 25 SB và 37,5 SB hoặc 62,5 SB và 62,5 SB 
M+L (P>0,05). Cá sử dụng thức ăn 62,5 SB và 62,5 SB M+L có SGR (1,67 ± 0,05 và 1,74 ± 0,06%/ngày), PER 
(0,96 ± 0,04% và 0,95 ± 0,03%) thấp hơn có ý nghĩa so với FM, 12,5 SB, 25 SB và 37,5 SB (p<0,05), nhưng 
FCR lần lượt 2,13 ± 0,05 và 2,07 ± 0,05 lại cao hơn hẳn so với FM, 12,5 SB, 25 SB và 37,5 SB (p<0,05). Tỷ lệ 
sống của cá từ 96,7 đến 100%, khác nhau không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thức ăn (P>0,05). Kết quả 
nghiên cứu cho thấy, có thể thay thế FM bằng 50% SB trong thức ăn của cá chim vây vàng.
Từ khóa: Cá chim vây vàng, protein bột cá, protein bột đậu nành, Trachinotus falcatus
ABSTRACT
Juvenile permit (Trachinotus falcatus) with size of 47.9±4.9 g reared in twenty-one 500 L. The experiment 
was conducted with 7 dietary treatments with similar protein (49.1%) and energy content (23.2 MJ/kg), 
including: control diet (100% fi shmeal protein -FM), and 6 diets with 5 levels of replacement of FM by soybean 
protein (SB): 12.5% (12.5 SB), 25% (25 SB), 37.5% (37.5 SB), 50% (50 SB), 62.5% (62.5 SB) and 62.5% added 
0.75% of Methionine+0.60% L-lysine (62.5 SB M+L) for similar to M and L level in FM diet. The experiment 
was conducted in 6 weeks, from June 2014 to August 2014, at Aquaculture Research Sub-Institute for North 
Central, Cua Lo, Nghe An. The results showed that, fi sh fed diet 50 SB had similar growth rate (SGR: 1.91 ± 
0.05% per day), survival rate (98.3 ± 2.8%), protein effi ciency ratio (PER: 1.07 ± 0.03%), feed conversion 
ratio (FCR: 1.94 ± 0.03), as well as whole body and plasma composition of fi sh to those fed FM, 12.5 SB, 
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA1)
2 Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang (NTU)
3 Trường Đại học công nghệ Đan Mạch (DTU)
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
126 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus 
Linnaeus, 1758) thuộc họ cá khế Carangidae, 
phân bố tự nhiên ở tây Đại Tây Dương từ 
Massachusetts đến Đông Nam Brazil và Nam 
Florida. Chúng thường sống ở các vùng biển 
gần bờ có đáy cát, bùn, rong biển hoặc ở các 
rạn san hô, thức ăn ưa thích của cá là các loài 
giáp xác, nhuyễn thể và cá nhỏ (Adams và cs, 
2006). Cá chim được di nhập vào Đài Loan và 
được sản xuất giống nhân tạo thành công từ 
năm 1989 (Liao, 1993). Từ Đài Loan, cá tiếp 
tục được di nhập vào Việt Nam, được nuôi ở 
biển Vũng Tàu từ đầu những năm 2000. Hiện 
nay, cá chim vây vàng (vây dài T. blochii, vây 
ngắn T. falcatus) được nuôi trong lồng biển quy 
mô công nghiệp tại Khánh Hòa, Vũng Tàu... với 
sản lượng khoảng 700 tấn/năm (FAO, 2015). 
Tuy nhiên,thức ăn viên chuyên dùng cho loài 
cá này chưa được phát triển, hiện nay đang 
sử dụng thức ăn của các loài cá biển khác 
như cá chẽm, cá mú. Vì vậy hệ số chuyển đổi 
thức ăn cao (2,2-2,9), nên giá thành sản xuất 
cao. Trong thức ăn, protein là thành phần dinh 
dưỡng đắt nhất, chiếm 60-80% giá trị nguyên 
liệu (Lê Thanh Hùng, 2008). Nhiều nghiên cứu 
đã tập trung thay thế protein bột cá trong thức 
ăn bằng nguồn protein thực vật hoặc động vật 
trên cạn. Bột đậu nành được xem là nguồn 
cung protein có triển vọng nhất để thay thế 
protein bột cá trong thức ăn, bởi nó có hàm 
lượng protein cao, ổn định, giá hợp lý (Hertramf 
và cs, 2000). Thay thế protein bột cá bằng 
protein đậu nành trong thức ăn đã được nghiên 
cứu trên cá chẽm Lates calcarifer (Tantikitti 
và cs, 2005), cá mú Epinephelus malabaricus 
(Lê Anh Tuấn, 2008), cá giò Rachycentron 
canadum (Zhou và cs, 2005), cá hồng Mỹ 
Sciaenops ocellatu (McGoogan và cs, 1997). 
Tuy nhiên, nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng 
và thay thế protein bột cá bằng protein bột 
đậu nành trên cá chim vây vàng vẫn chưa 
được quan tâm đúng mức. Vì vậy, “Nghiên 
cứu thay thế protein bột cá bằng protein bột 
đậu nành trong thức ăn cho cá chim vây vàng 
(Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) giai 
đoạn cá giống”, với mục đích từng bước chủ 
động nguồn thức ăn giá rẻ phù hợp với nhu 
cầu dinh dưỡng của cá, góp phần phát triển 
nghề nuôi cá biển bền vững tại Việt Nam.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus 
Linnaeus, 1758) giai đoạn giống, cỡ trung bình 
47,9 ± 4,9 g/con, có nguồn gốc từ sinh sản 
nhân tạo. Thí nghiệm được tiến hành 42 ngày 
(6 tuần), từ tháng 6/2014 đến tháng 8/2014, 
tại Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 
Bắc Trung Bộ, Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
2. Thức ăn thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả 
(Nguyễn Quang Huy và cs, số liệu chưa công 
bố) đã xác định nhu cầu protein thô và năng 
lượng thô trong thức ăn đối với cá T. falcatus 
là 49,1% và 23,2 MJ/kg. Thí nghiệm này được 
tiến hành trên 7 nghiệm thức thứ ăn có hàm 
lượng protein và năng lượng như nhau với 5 
mức thay thế protein bột cá (FM) bằng protein 
25 SB and 37.5 SB or 62.5 SB and 62.5 SB M+L diets (P>0.05). Fish fed diets of 62.5 SB and 62.5 SB M+L had 
SGR of 1.67 ± 0.05 and 1.74 ± 0.06% per day, respectively, and PER of 0.96 ± 0.04 and 0.95 ± 0.03%, 
respectively, signifi cantly lower than those fed diets of FM, 12.5 SB, 25 SB and 37.5 SB (P<0.05); while FCR of 
fi sh fed with those diets were 2.13±0.05 and 2.07 ± 0.05, respectively, signifi cantly higher than fi sh fed diets of 
FM, 12.5 SB, 25 SB and 37.5 SB (P<0.05). Survival of fi sh in a range of 96.7-100%, and was not signifi cantly 
different among treatments (P>0.05). The results of this study showed that, it could be replaced FM by 50% 
SB in diet for juvenile permit.
Keywords: Fish meal protein, permit, soybean meal protein, Trachinotus falcatus
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 127
bột đậu nành (SB) trong thành phần nguyên 
liệu, gồm: đối chứng (FM), 12,5% (12,5 SB), 
25% (25 SB), 37,5% (37,5 SB), 50% (50 SB), 
62,5% (62,5 SB) và 62,5% bổ sung 0,75% 
DL-Methionine và 0,60% L-lysine HCL (62,5 
SB M+L) để hàm lượng methionine và lysine 
tương tự như thức ăn đối chứng. Các công 
thức thức ăn được thiết lập bởi phần mềm 
WUFFDA 2008. Thức ăn được sản xuất cỡ 3 
mm bởi hệ thống máy sản xuất thức ăn viên, 
sử dụng nồi hơi và đùn viên.
Bảng 1. Các tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein bột đầu nành trong thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm
FM 12,5 SB 25 SB 37,5 SB 50 SB 62,5 SB 62,5 SB M+L
Thành phần nguyên liệu (g/kg)
Bột cá Chi Lê (65% CP)1 580,0 507,5 435,0 362,5 290,0 217,5 217,5
Bột đậu nành (46% CP)2 0 107,7 215,5 323,2 431,0 538,6 530,0
Bột mực 30 30 30 30 30 30 30
Dầu cá 70 75 80 85 90 90 85,1
Lecithin 10 10 10 10 10 10 10
Gluten mỳ 50 50 50 50 50 50 50
Bột mỳ 70 70 70 70 70 60 60
Bột khoai mỳ 36,1 25,9 15,6 15,4 9 0 0
Tinh bột sắn 150 120 90 50 16,1 0 0
Premix3 3 3 3 3 3 3 3
DL-Methionine (99%)4 0 0 0 0 0 0 7,5
L-Lysine HCL (98,5%)5 0 0 0 0 0 0 6,0
Phytase 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2
Chất chống mốc 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7
Tổng 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000
Thành phần hóa học của thức ăn (g/kg)
Vật chất khô 929 920 924 924 912 922 920
Protein thô 491 489 483 492 488 472 486
Lipit thô 151 119 113 115 126 129 126
Năng lượng thô (MJ/kg) 20,3 19,4 19,3 19,4 19,4 19,6 19,6
1Bột cá Chi Lê, 2Khô đậu nành chiết ly; 3Premix, 4DL-Methionine và 5L-Lysine HCL được cung cấp bởi Công ty Evonik.
128 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
3. Bố trí, theo dõi và quản lý thí nghiệm
Cá được nuôi trong 21 bể composiste 500 L, 
mật độ 20 con/bể. Chọn ngẫu nhiên 3 bể cho 
mỗi loại thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày (7 giờ 30 
và 16 giờ 30) đến mức bão hòa. Thức ăn thừa 
trong bể được thu lại 1 giờ sau khi cho ăn, sấy 
trong lò ở 105oC trong 12 giờ, cân để xác định 
chính xác lượng thức ăn cá sử dụng. Thay 
200% nước trong bể thí nghiệm mỗi ngày từ 
4-5 giờ sau khi cho ăn. Nhiệt độ nước đo bằng 
nhiệt kế thủy ngân, pH đo bằng máy đo cầm tay 
HI8314–04/Hanna - Italia, ôxy hoà tan (DO) đo 
bằng máy đo cầm tay HI917-04/Hanna-Italia, 
2 lần/ngày (6 giờ và 14 giờ). Độ mặn đo 
bằng khúc xạ kế 1528 M/Atago, Nhật. NH3-N, 
NO-2- đo bằng máy so màu Hach 890, tần suất 
1 tuần/lần. Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt 
độ nước 29,06 ± 0,75oC, DO: 5,5 ± 0,3 mg/l, 
pH dao động 7,3 - 8,1, NO 2
-: 0,14 ± 0,95 mg/l, 
NH3-N: 0,06 ± 0,03 mg/l.
4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Các chỉ tiêu thí nghiệm được đánh giá tại 
thời điểm kết thúc. Tỷ lệ sống SR (%) =100 x 
(Số cá còn lại/số cá thí nghiệm); tốc độ tăng 
trưởng SGR (%/ngày) =100 x (LnWf–LnWi)/Dt; 
FCR = Khối lượng thức ăn sử dụng (kg)/Khối 
lượng cá tăng thêm (kg); hệ số sử dụng protein 
PER (%) =100 x (Khối lượng cá tăng thêm 
(kg)/Khối lượng protein trong thức ăn sử dụng 
(kg)); tỷ lệ thức ăn cá sử dụng hàng ngày DFI 
(%BW/ngày) = 100 x FI/[(Wi+Wf+Wd)/2 x Dt]. 
Trong đó, Wi là khối lượng cá ban đầu (g); Wf 
là khối lượng cá tại thời điểm kết thúc (g), Wd là 
khối lượng cá chết trong thời gian thí nghiệm, 
BW: tổng khối lượng cá, Dt là ngày thí nghiệm, 
FI tổng lượng thức ăn cá sử dụng (g). Chỉ số 
gan HIS (%) =100 x (Khối lượng gan (g)/khối 
lượng toàn thân cá (g)). Mẫu cá trước và sau 
thí nghiệm được bảo quản ở -20 oC đến khi 
phân tích mẫu. Vật chất khô (%) được xác định 
Thành phần các amino axit trong thức ăn thí nghiệm theo các tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng 
protein bột đậu nành được phân tích, trình bày tại Bảng 2.
Bảng 2. Thành phần amino axit trong thức ăn theo tỷ lệ thay thế protein bột cá 
bằng protein bột đậu nành
Thành phần amino axit 
(g/100 g thức ăn)
 Thức ăn thí nghiệm 
FM 12,5 SB 25 SB 37,5 SB 50 SB 62,5 SB 62,5 SB M+L
Lanine 2,42 2,40 2,18 2,17 1,87 1,94 2,05
Arginine 2,59 2,62 2,45 2,53 2,25 2,46 2,63
Aspartic 4,05 4,15 3,91 4,02 3,95 4,13 4,57
Glutamic 8,13 8,41 8,01 7,81 8,09 8,38 8,64
Glycine 2,81 2,77 2,55 2,52 2,19 2,22 2,36
Histidine 1,32 1,28 1,21 0,96 1,05 1,14 1,04
Isoleucine 1,17 1,18 1,18 1,19 1,03 1,14 1,19
Leucine 2,66 2,49 2,39 2,46 2,24 2,43 2,53
Lysine 2,05 2,06 2,06 2,01 1,99 2,05 2,23
Methionine 1,76 1,72 1,66 1,59 1,35 1,25 1,85
Phenylalanine 1,49 1,55 1,49 1,60 1,40 1,62 1,68
Proline 1,01 1,07 0,94 0,94 0,98 1,11 1,25
Serine 1,96 1,99 1,90 2,00 1,89 2,17 2,22
Threonine 1,50 1,41 1,30 1,36 1,27 1,36 1,42
Tyrosine 1,45 1,40 1,61 1,64 1,38 1,35 1,40
Valine 1,60 1,65 1,54 1,53 1,42 1,52 1,65
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 129
theo phương pháp TCVN 4326 - 2001, protein 
thô (%) theo TCVN 4328 - 2007, lipit thô (%) 
theo TCVN 4331 - 2007, khoáng tổng số (%) 
theo TCVN 4327-2007. Thành phần axit béo 
trong thức ăn được phân tích theo AOAC 2007 
(994.12) tại Viện Chăn nuôi Hà Nội. Máu cá 
được thu bằng xilanh rút tại động mạch chủ 
ở gốc vây đuôi, bảo quản trong ống chuyên 
dụng đã có thuốc chống đông, chuyển đi phân 
tích trong thời gian 3 giờ. Các mẫu máu được 
ly tâm tách huyết thanh bằng máy KHUTACO, 
Nhật Bản, phân tích các chỉ số: Ure, Glu, Cre, 
TP, AST, ALT, LDH bằng máy sinh hóa tự động 
COBATS, Nhật Bản tại Bệnh viện đa khoa Việt 
Nam - Ba Lan, Nghệ An. 
Số liệu thí nghiệm được xử lý, phân tích 
theo phương pháp phân tích phương sai một 
nhân tố (one-way ANOVA), kiểm định Duncan 
bằng phần mềm thống kê sinh học SPSS for 
Windows version 16.0, với mức tin cậy 95%.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của protein bột đậu nành 
trong thức ăn đến tăng trưởng, tỷ lệ sống 
của cá chim vây vàng
Bảng 3. Khối lượng, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá theo thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm
FM 12,5 SB 25 SB 37,5 SB 50 SB 62,5 SB 62,5 SB M+L
Wf (g) 102,9±1,7
a 101,8±4,7a 104,2±3,2a 107,1±3,3a 97,9±2,3abc 90,4±2,3cd 92,8±1,5bc
SGR(%/ngày) 1,97±0,08a 1,98±0,13a 2,07±0,04a 2,11±0,05a 1,91±0,05ab 1,67±0,05cd 1,74±0,06bc
SR (%) 96,7±3,3 100 100 100 98,3±2,8 100 98,3±2,8
Số liệu được biểu diện dưới dạng Mean ± SD, n=3. Giá trị có kí tự chữ mũ trong cùng một hàng khác nhau là khác nhau có 
ý nghĩa, ở mức P≤0,05. 
Kết quả tại Bảng 3 cho thấy, cá ở nghiệm 
thức FM, 12,5 SB, 25 SB, 37,5 SB và 50 SB 
có tốc độ tăng trưởng khác nhau không có ý 
nghĩa (P>0,05). Tốc độ tăng trưởng của cá ở 
nghiệm thức 50 SB, 62,5 SB và 62,5 SB M+L 
cũng khác nhau không có ý nghĩa (P>0,05). 
Nhưng cá ở nghiệm thức FM, 12,5 SB, 25 SB 
và 37,5 SB có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn 
so với cá ở nghiệm thức 62,5 SB và 62,5 SB 
M+L (P<0,05). Như vậy, thức ăn thay thế 50 
SB cho tốc độ tăng trưởng ở cá tốt nhất so 
với các nghiệm thức thí nghiệm. Thức ăn thí 
nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của 
cá chim vây vàng (P>0,05).
2. Ảnh hưởng của protein bột đậu nành đến 
hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim vây vàng
Bảng 4. Lượng thức ăn sử dụng hàng ngày, hiệu quả sử dụng protein, 
hệ số chuyển đổi thức ăn và hệ số gan của cá thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm
FM 12,5 SB 25 SB 37,5 SB 50 SB 62,5 SB 62,5 SB M+L
DFI (% 
BW/ngày) 3,48±0,07
ab 3,35±0,11a 3,42±0,07a 3,39±0,03a 3,48±0,04ab 3,49±0,07ab 3,60±0,05b
PER (%) 1,08±0,05ab 1,13±0,09a 1,17±0,03a 1,18±0,03a 1,07±0,03ab 0,96±0,04cd 0,95±0,03bc
FCR 1,90±0,05a 1,90±0,09a 1,84±0,02a 1,82±0,03a 1,94±0,03ab 2,13±0,05cd 2,07±0,05bc
HSI (%) 1,61±0,33a 1,39±0,20ab 1,31±0,10abc 1,28±0,11bc 1,02±0,03c 1,12±0,17bc 1,00±0,09c
Giá trị được thể hiện dưới dạng Mean±SD, n=3; Giá trị trong cùng một hàng có kí tự chữ mũ khác nhau là khác nhau có ý 
nghĩa ở mức P≤0,05.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, DFI khác 
biệt không rõ ràng giữa các nghiệm thức thức 
ăn, dao động từ 3,35±0,11 đến 3,60±0,05% 
BW/ngày (P>0,05). PER ở nghiệm thức 62,5 
SB, 62,5 SB M+L thấp hơn có ý nghĩa so với 
FM, 12,5 SB, 25 SB và 37,5 SB (P<0,05), 
130 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
nhưng ở nghiệm thức 50 SB khác biệt không 
có ý nghĩa so với 62,5 SB, 62,5 SB M+L và 
FM, 12,5 SB, 25 SB, 37,5 SB (P>0,05). Tương 
tự với FCR, ở nghiệm thức 50 SB khác nhau 
không có ý nghĩa so với 62,5 SB, 62,5 SB M+L 
và FM, 12,5 SB, 25 SB, 37,5 SB (P>0,05), 
nhưng nghiệm thức 62,5 SB, 62,5 SB M+L 
cũng thấp hơn có ý nghĩa so với FM, 12,5 
SB, 25 SB, 37,5 SB (P<0,05). HSI đối với cá 
ở nghiệm thức FM cao hơn có ý nghĩa so với 
cá ở các nghiệm thức 37,5 SB, 50 SB, 62,5 
SB và 62,5 SB M+L (P<0,05), nhưng không có 
ý nghĩa so với cá ở nghiệm thức 12,5SB và 
25 SB (P>0,05). HIS giữa các nghiệm thức 25 
SB, 37,5 SB, 50 SB, 62,5 SB và 62,5 SB M+L 
cũng khác nhau không có ý nghĩa (P>0,05). 
Như vậy, các chỉ tiêu DFI, PER và FCR của 
cá ở nghiệm thức 50 SB khác nhau không có 
ý nghĩa so với đối chứng, nhưng ở 62,5 SB và 
62,5 SB M+L đều giảm DFI, PER và FCR. 
3. Ảnh hưởng của protein bột đậu nành 
trong thức ăn đến thành phần dinh dưỡng 
thịt cá 
Bảng 5. Thành phần dinh dưỡng thịt cá sử dụng các loại thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm
FM 12,5 SB 25 SB 37,5 SB 50 SB 62,5 SB 62,5 SB M+L
Độ ẩm (%) 63,9 ± 0,6 62,6 ± 1,8 62,5 ± 0,3 62,4 ± 1,0 65,4 ± 2,5 64,1 ± 3,0 64,4 ± 1,7
Protein thô (%) 17,9 ± 0,6 18,4 ± 0,4 17,7 ± 0,7 18,0 ± 0,0 17,1 ± 0,5 17,7 ± 0,6 17,0 ± 1,5
Lipit thô (%) 14,9 ± 1,0 15,8 ± 3,4 16,0 ± 1,0 16,0 ± 0,8 13,6 ± 1,5 14,6 ± 2,8 14,2 ± 1,1
Tro (%) 3,7 ± 0,2 3,6 ± 0,3 3,5 ± 0,4 3,7 ± 0,1 3,5 ± 0,0 3,7 ± 0,0 3,7 ± 0,1
Giá trị được thể hiện dưới dạng Mean ± SD, n=3. Giá trị trong cùng một hàng không có kí tự chữ mũ thì khác nhau không có 
ý nghĩa (P>0,05).
Kết quả tại Bảng 5 cho thấy, thành 
phần dinh dưỡng thịt cá: độ ẩm, protein, 
lipit và tro tương đối đồng nhất, khác nhau 
không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí 
nghiệm (P>0,05). Thay thế FM bằng 62,5% 
SB, kể cả được bổ sung M+L trong thức ăn 
không ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá 
chim vây vàng.
4. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein bột đậu nành 
trong thức ăn đến sinh hóa máu cá
Các chỉ tiêu sinh hóa về chuyển hóa ni tơ 
trong máu như Ure có xu hướng tăng, trong 
khi Cre, TP và Glu lại giảm khi tăng SB trong 
thức ăn. Các chỉ tiêu về chức năng gan như 
LDH khá ổn định, nhưng ALT và AST có xu 
hướng không rõ ràng trong các nghiệm thức 
thí nghiệm và khác nhau không có ý nghĩa 
(P>0,05).
Bảng 6. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của cá chim vây vàng nuôi theo thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm
FM 12,5 SB 25 SB 37,5 SB 50 SB 62,5 SB 62,5 SB M+L
Ure (mmol/l) 0,50±0,00 0,57±0,01 0,57±0,03 0,64±0,12 0,60±0,20 0,87±0,04 0,60±0,14
Glu (mmol/l) 7,27±2,23 6,80±0,57 6,73±0,67 6,12±0,20 6,20±0,49 6,23±1,23 5,65±0,12
Cre (µmol/l) 25,50±0,71 23,80±0,28 23,50±3,54 25,00±5,66 22,50±0,71 25,00±5,66 24,00±0,00
TP (g/l) 51,0±8,5 42,5±0,7 45,5±3,5 37,5±5,0 48,0±0,0 30,0±4,1 43,0±0,0
AST (U/L) 96,5±5,0 59,5±2,1 103,0±21,2 114,5±19,1 119,5±20,5 100,0±12,7 80,0±12,7
ALT (U/L) 16,5±7,8 7,0±1,4 11,0±1,4 11,50±5,0 13,0±1,4 6,1±0,3 11,5±3,5
LDH (U/L) 55,4±0,2 58,5±9,2 59,5±16,3 55,0±5,7 55,5±17,7 36,5±17,7 59,5±16,2
Giá trị được thể hiện dưới dạng Mean±SD, n=2; Ure (mmol/L): Urê, Glu (mmol/L): Glucose; Cre (µmol/L): Creatinine; TP (g/L): 
Protein tổng số; ALT (U/L): Alanine aminotransferase; AST (U/L): Aspartate aminotransferase; LDH (U/L): Lactate dehydrogenase 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 131
5. Thảo luận
Kết quả thí nghiệm sau 42 ngày cho thấy, 
thức ăn 50 SB không ảnh đến tốc độ tăng 
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá 
chim vây vàng so với cá ăn thức ăn đối chứng 
(P>0,05). Nhưng ở nghiệm thức 62,5 SB và 
62,5 SB M+L đều giảm SGR và PER của cá. 
Tăng trưởng của cá hồng Mỹ (Reigh và cs, 
1992), cá bơn Nhật Bản (Kikuchi, 1999), khác 
nhau không có ý nghĩa khi sử dụng thức ăn 
thay thế protein bột cá (FM) bằng 50% protein 
đậu nành (SB). Ngược lại, cá tráp Sparus 
aurata (Venou và cs, 2006), cá giò (Zhou và 
cs, 2005), cá chim T. ovatus (Wu và cs, 2015a) 
tăng trưởng chậm hơn khi sử dụng thức ăn 
thay thế FM cá bằng 40% SB. Bổ sung M+L 
cũng không ảnh hưởng đến tăng trưởng của 
cá tráp (Alam và cs, 2014), cá chim T. carolinus 
(Rossi và cs, 2012). Có thể thấy, việc bổ 
sung M+L cũng không nâng được tỷ lệ thay 
thế FM bằng SB. DFI có tương quan nghịch 
với tỷ lệ protein thực vật trong thức ăn đối với 
cá biển ăn thịt (Kader và cs, 2011), có thể do 
thực vật làm giảm cảm giác ngon miệng đối 
với cá. Tuy nhiên, kết quả của thí nghiệm lại 
cho thấy, thay đến 62,5% SB không làm giảm, 
thậm chí còn tăng DFI khi bổ sung M+L, nhưng 
sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng. 
DFI không ảnh hưởng đối với cá tráp sử dụng 
thức ăn 60 SB (Alam và cs, 2014), cá chim 
T. ovatus với thức ăn 80 SB (Wu và cs, 2015b). 
PER cũng có xu hướng giảm khi tăng SB trong 
thức ăn. PER ở cá giò giảm hẳn khi sử dụng 
thức ăn thay thế 60% SB (Chou và cs, 2004). 
Cá chẽm châu Âu sử dụng thức ăn 80% SB 
có FCR cao hơn hẳn so với thức ăn 70% SB 
và 70% SB+M+L. Hệ số FCR của cá sử dụng 
thức ăn FM và thay thế đến 70% SB và 70% 
SB+M+L sai khác không có ý nghĩa (Alam 
và cs, 2014). Đối với động vật thủy sản, gan 
đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa lipit, 
tiết ra dịch mật làm nhũ tương hóa mỡ, hoạt 
hóa engym lipase và kích thích sự vận động 
của ruột. Giảm FM trong thức ăn ảnh hưởng 
đến HSI ở cá, nhưng khác nhau ở mỗi loài 
(Refstie và cs, 2000). HSI trong thí nghiệm 
tương tự với cá chim T. ovatus (Lin và cs, 
2013), cá hồng đỏ giảm khi tăng đến 50% SB 
trong thức ăn. Chất lượng thịt cá không thay 
đổi khi thay thế FM bằng 60% SB trong thức 
ăn đối với cá bơn Nhật Bản (Kikuchi, 1999) và 
đến 100% đối với cá chim T. ovatus (Wu và cs, 
2015b). Nhưng độ ẩm, protein, lipit và tro trong 
thịt cá cá chẽm giảm khi SB lên men trong thức 
ăn >10% và cá hồng bạc >25% (Tantikitti và cs, 
2005). Các chỉ tiêu sinh hóa máu, men gan ở 
cá thí nghiệm khác nhau không có ý nghĩa khi 
thay thế FM đến 62,5% SB, không ảnh hưởng 
đến sức khỏe cá thí nghiệm. Kết quả này tương 
tự trên cá chim T. ovatus khi sử dụng thức ăn 
40% SB. Giảm FM trong thức ăn đã làm giảm 
LDH, ALT và AST trong cá khi tỷ lệ SB lên men 
trong thức ăn >10% (Lin và cs, 2013). 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả sau 6 tuần thí nghiệm cho thấy, 
thức ăn thay thế protein bột cá đến 62,5% 
protein bột đậu nành bổ sung hoặc không 
bổ sung methionine và lysine đều không ảnh 
hưởng đến chất lượng thịt, sinh hóa máu cá 
chim. Cá sử dụng thức ăn thay thế protein bột 
cá bằng 50% protein bột đậu nành cho tốc tộ 
tăng trưởng, tỷ lệ thức ăn tiêu thụ hàng ngày, 
hiệu quả sử dụng protein và hệ số chuyển đổi 
thức ăn tương tự như thức ăn đối chứng. Như 
vậy, thay thế protein bột cá bằng 50% protein 
bột đậu nành trong thức ăn có là mức thay thế 
phù hợp nhất cho cá chim vây vàng. 
Bổ sung 0,75% methionine và 0,60% 
lysine ở thức ăn thay thế protein bột cá bằng 
62,5% protein bột đậu nành không mang hiệu 
quả đối với cá chim vây vàng.
2. Kiến nghị
Cần có thêm đánh giá ảnh hưởng của thay 
thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành 
trong thức ăn đến thành phần axit béo trong 
thịt cá chim vây vàng.
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn Bộ Ngoại giao Đan 
Mạch đã tài trợ Dự án “Sử dụng hiệu quả nguồn 
dinh dưỡng phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền 
vững ở miền trung Việt Nam trong bối cảnh 
biến đổi khí hậu” - BCA để chúng tôi thức hiện 
nghiên cứu này. Chân thành cảm ơn Ban quản 
lý dự án BCA, các đồng nghiệp tại Phân viện 
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ 
đã phối hợp, hỗ trợ để thực hiện thành công 
nghiên cứu này.
132 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tiếng Việt
1. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. NXB Nông nghiệp, 299 tr.
2. Lê Anh Tuấn, 2008. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản xuất thức ăn viên cho cá mú chấm đen 
(Epinephelus malabaricus Bloch and Schneider, 1801). Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Nha Trang, 139 tr.
 Tiếng Anh
3. Adams, A. J., Wolfe, R. K., Kellison, G. T., & Victor, B. C, 2006. Patterns of juvenile habitat use and seasonality 
of settlement by permit, Trachinotus falcatus. Environmental Biology of Fishes, 75(2): 209-217. 
4. Alam, M. S., O.Watanabe, W., Sullivan, K. B., Rezek, T. C., & Seaton, P. J., 2014. Replacement of 
Menhaden Fish Meal Protein by Solvent-Extracted Soybean Meal Protein in the Diet of Juvenile Black Sea Bass 
Supplemented with or without Squid Meal, Krill Meal, Methionine, and Lysine. North American Journal of 
Aquaculture, 74(2).
5. Alam, M., Watanabe, W., Myers, A., & Rezek, T., 2014. Replacement of Menhaden Fish Meal Protein by 
Solvent Extracted Soybean Meal and Soy Protein Concentrate Supplemented with L-Methionine and L-Lysine 
in the Diet of Juvenile Red Porgy Pagrus Pagrus. Austin Journal of Aquaculture and Marine Biology, 1(1), 1–10.
6. Chou, R. L., Her, B. Y., Su, M. S., Hwang, G., Wu, Y. H., & Chen, H. Y., 2004. Substituting fi sh meal with 
soybean meal in diets of juvenile cobia Rachycentron canadum. Aquaculture, 229(1–4), 325–333. 
7. FAO, 2015. FAO Global Aquaculture Production statistics database updated to 2013: Summary information. 
Food and Agriculture Oraganization of the United Nations, 2013 (March 2015). 
8. Hertramf, & Pascual, F. P., 2000. Hand book on Ingredients for Aquaculture Feeds.
9. Kader, M. A., Koshio, S., Ishikawa, M., Yokoyama, S., Bulbul, M., Honda, Y., Laining, A., 2011. Growth, 
nutrient utilization, oxidative condition, and element composition of juvenile red sea bream Pagrus major fed 
with fermented soybean meal and scallop by-product blend as fi shmeal replacement. Fisheries Science, 77(1), 
119–128. 
10. Kikuchi, K., 1999. Use of defatted soybean meal as a substitute for fi sh meal in diets of Japanese fl ounder 
(Paralichthys olivaceus). Aquaculture, 179(1–4): 3–11.
11. Liao, I. C., 1993. Status and prospects of aquaculture in Taiwan in the 1990s. In Proceedings of the Symposium 
on Aquaculture. Keelung, Taiwan, ROC. Taiwan Fisheries Research Institute: 19-42.
12. Lin, H., Chen, X., Chen, S., Zhuojia, L., Huang, Z., Niu, J., Lu, X., 2013. Replacement of fi sh meal with 
fermented soybean meal in practical diets for pompano (Trachinotus ovatus). Aquaculture Research, 44, 151–156.
13. McGoogan, B. B., & Gatlin, D. M., 1997. Effects of Replacing Fish Meal with Soybean Meal in Diets for 
Red Drum Sciaenops ocellatus and Potential for Palatability Enhancement. Journal of the World Aquaculture 
Society, 28(4), 374–385. 
14. Refstie, S., Korsoen, O. J., Storebakken, T., Baeverfjord, G., Lein, I., & Roem, A. J., 2000. Differing nutritional 
responses to dietary soybean meal in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) and Atlantic salmon (Salmo salar). 
Aquaculture, 190(1–2), 49–63.
15. Reigh, R. C., & Ellis, S. C., 1992. Effects of dietary soybean and fi sh-protein ratios on growth and body 
composition of red drum (Sciaenops ocellatus) fed isonitrogenous diets. Aquaculture, 104(3–4):279–292. 
16. Rossi, W., & Davis, D. A., 2012. Replacement of fi shmeal with poultry by-product meal in the diet of Florida 
pompano Trachinotus carolinus L. Aquaculture: 338–341, 160–166. 
17. Tantikitti, C., Sangpong, W., & Chiavareesajja, S., 2005. Effects of defatted soybean protein levels on growth 
performance and nitrogen and phosphorus excretion in Asian seabass (Lates calcarifer). Aquaculture. Vol. 248: 
41–50. 
18. Venou, B., Alexis, M. N., Fountoulaki, E., & Haralabous, J. (2006). Effects of extrusion and inclusion level of 
soybean meal on diet digestibility, performance and nutrient utilization of gilthead sea bream (Sparus aurata). 
Aquaculture, 261(1), 343–356.
19. Wu, Y., Han, H., Qin, J.,&Wang, Y. (2015a). Replacement of fi shmeal by soy protein concentrate with taurine 
supplementation in diets for golden pompano (Trachinotus ovatus). Aquaculture Nutrition, 21(2), 214–222.
20. Wu, Y., Han, H., Qin, J.,&Wang, Y. (2015b). Replacement of fi shmeal by soy protein concentrate with taurine 
supplementation in diets for golden pompano (Trachinotus ovatus). Aquaculture Nutrition, 21(2), 214–222. 
21. Zhou, Q. C., Mai, K. S., Tan, B.P., & Liu, Y.J. (2005). Partial replacement of fi shmeal by soybean meal in diets 
for juvenile cobia (Rachycentron canadum). Aquaculture Nutrition, 11(3), 175–182. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thay_the_protein_bot_ca_bang_protein_bot_dau_nanh.pdf