Nghiên cứu tận thu hạt từ tính từ băng từ (cassette) phế thải

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, quá trình tận thu bột từ tính từ nguồn nguyên liệu là băng cassette phế thải

bằng cách sử dụng dung môi hữu cơ thông dụng rẻ tiền đã được thực hiện. Nghiên cứu đã khảo

sát nhiều thông số để tìm ra điều kiện thuận lợi cho quá trình tận thu bột từ tính như: các loại dung

môi khác nhau, thời gian ngâm dung môi, nhiệt độ. Kết quả tốt nhất có thể đạt được là 1,5312g

bột từ tính trên 3,3000g nguyên liệu, khi khuấy nguyên liệu trong dung môi acetone ở điều kiện

đun sôi hoàn lưu trong thời gian 4 giờ. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành phân tích một số đặc

tính cơ bản của bột từ thu được bằng các phương pháp hiện đại như: phương pháp phổ nhiễu xạ

tia X (XRD), phân tích nhiệt trọng lượng (TGA), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), khảo sát

đường cong từ trễ bằng phương pháp từ kế mẫu rung (VSM-Vibrating Sample Magnetometer).

pdf 5 trang phuongnguyen 7220
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tận thu hạt từ tính từ băng từ (cassette) phế thải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tận thu hạt từ tính từ băng từ (cassette) phế thải

Nghiên cứu tận thu hạt từ tính từ băng từ (cassette) phế thải
Đại học Nguyễn Tất Thành 
1 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 
Nghiên cứu tận thu hạt từ tính từ băng từ (cassette) phế thải 
Lê Thị Hồng Nhan, Nguyễn Thái Anh, Phan Nguyễn Quỳnh Anh 
Đại học Bách khoa- Đại học Quốc gia Tp.HCM 
pnqanh@hcmut.edu.vn 
Tóm tắt 
Trong nghiên cứu này, quá trình tận thu bột từ tính từ nguồn nguyên liệu là băng cassette phế thải 
bằng cách sử dụng dung môi hữu cơ thông dụng rẻ tiền đã được thực hiện. Nghiên cứu đã khảo 
sát nhiều thông số để tìm ra điều kiện thuận lợi cho quá trình tận thu bột từ tính như: các loại dung 
môi khác nhau, thời gian ngâm dung môi, nhiệt độ. Kết quả tốt nhất có thể đạt được là 1,5312g 
bột từ tính trên 3,3000g nguyên liệu, khi khuấy nguyên liệu trong dung môi acetone ở điều kiện 
đun sôi hoàn lưu trong thời gian 4 giờ. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành phân tích một số đặc 
tính cơ bản của bột từ thu được bằng các phương pháp hiện đại như: phương pháp phổ nhiễu xạ 
tia X (XRD), phân tích nhiệt trọng lượng (TGA), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), khảo sát 
đường cong từ trễ bằng phương pháp từ kế mẫu rung (VSM-Vibrating Sample Magnetometer). 
® 2018 Journal of Science and Technology - NTTU 
Nhận 08.01.2018 
Được duyệt 06.05.2018 
Công bố 19.06.2018 
Từ khóa 
băng cassette, bột từ tính 
1. Mở đầu 
Vật liệu từ là loại vật liệu mà dưới tác dụng của từ trường 
ngoài có thể bị từ hóa. Vật liệu từ thường được sử dụng trong 
đời sống có hai dạng chính là Fe3O4 và γ -Fe2O3 [1-3]. 
Vật liệu từ tính thường được ứng dụng làm xúc tác vì có một 
số tính chất thuận lợi như diện tích bề mặt lớn, khả năng biến 
tính bề mặt, độ bền nhiệt cao và dễ dàng thu hồi từ dung dịch. 
Chất xúc tác cố định bởi các hạt từ tính có thể dễ dàng thu 
hồi và tái sử dụng khi có sự hiện diện của từ trường ngoài. 
Bề mặt các hạt từ tính có thể được biến tính để tạo ra nhiều 
loại chất xúc tác hữu cơ và cơ kim. Các loại kim loại chuyển 
tiếp cố định trên vật liệu từ tính xúc tác phản ứng, nó xúc tác 
cho nhiều loại phản ứng như phản ứng ghép mạch carbon- 
carbon, hydro hóa, hydro formyl hóa, amin hóa, phản ứng 
polyme hóa [4]. 
Ngoài ra, oxit sắt từ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh 
vực như ghi băng từ, sơn phủ, làm chất màu, sensor khí, làm 
tác nhân hấp phụ xử lý kim loại nặng: asen [5], coban, phục 
vụ cho lĩnh vực y học như: tác nhân làm tăng độ tương phản 
cho ảnh cộng hưởng từ, làm phương tiện dẫn truyền thuốc. 
Có thể thấy rằng vật liệu từ tính có nhiều ứng dụng trong 
thực tế, song quá trình tổng hợp nên những vật liệu này gặp 
ít nhiều khó khăn cũng như tiêu tốn thời gian và kinh phí. Từ 
đó chúng tôi đề nghị một nguồn cung cấp vật liệu này mà 
không cần trải qua quá trình tổng hợp phức tạp, bằng cách 
tận thu các loại phế thải băng từ hiện nay đã lỗi thời, không 
còn được ưa chuộng khi công nghệ số phát triển như hiện 
nay. Qua đó nghiên cứu muốn đóng góp cho việc thu hồi các 
vật liệu có giá trị từ các nguồn phế thải. 
2. Thực nghiệm 
Đối tượng nghiên cứu là quá trình tận thu bột oxit sắt từ 
nguồn băngcasette bằng các dung môi hữu cơ thông dụng rẻ 
tiền. Bên cạnh đó chúng tôi còn khảo sát lại việc thu hồi dung 
môi để tái sử dụng nhằm giúp quá trình tiết kiệm hơn. 
Quy trình: Cân 3,3000g băng vào bình cầu 250ml chứa 
150ml dung môi có trang bị thiết bị khuấy từ (cá từ).Tiến 
hành vừa khuấy trộn vừa gia nhiệt ở từng điều kiện khảo sát. 
Bột từ thu được (nếu có) trong các khảo sát sẽ được rửa lại 
với dung môi rồi sấy khô ở trong tủ sấy ở 60oC sau 12 giờ và 
cuối cùng được cân khối lượng. Các yếu tố được khảo sát là: 
dung môi, thời gian, nhiệt độ. Sau khi tận thu dùng nam châm 
để thu bột từ (nếu có), sau đó dùng 20ml dung môi sạch rửa 
lại bột thu được (rửa 3 lần). 
Quá trình tận thu bột từ lần lượt được tiến hành với các thông 
số thay đổi như sau: 
- Dung môi: methanol, ethanol, acetone, hexane, toluene 
-Thời gian: 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ 
-Nhiệt độ: nhiệt độ phòng, 50oC, nhiệt độ sôi 
Thành phần của hạt từ tính được phân tích nhiễu xạ tia X 
(XRD) bằng máy D8, advance (Bruker)-Đức. Kính hiển vi 
truyền qua (TEM), JEOL JEM được sử dụng để phân tích 
cấu trúc hạt tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Vật liệu 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 
2 
polyme và Composit, ĐH Bách khoa Tp.HCM. Từ tính của 
vật liệu được xác định bằng phương pháp đo đường cong từ 
trễ (VSM) EC11. Thiết bị phân tích nhiệt trọng lượng (TGA), 
máy TGA Q500 tốc độ gia nhiệt 10oC/phút từ nhiệt độ phòng 
lên 800oC trong môi trường khí nitơ thực hiện tại Trung tâm 
Manar Đại học Quốc gia Tp.HCM. 
3. Kết quả và bàn luận 
Sử dụng hai loại vật liệu băng từ (băng cassette, băng video) 
để thử nghiệm tách bằng cách ngâm nhanh với các dung môi 
khác nhau. 
Bảng 1:Thử nghiệm với các dạng nguyên liệu băng từ 
Dung môi Băng cassette Băng video 
Acetone Có dấu hiệu bong Không xảy ra 
Methanol Không xảy ra Không xảy ra 
Ethanol Không xảy ra Không xảy ra 
Toluene Không xảy ra Không xảy ra 
Hexane Không xảy ra Không xảy ra 
Qua thử nghiệm cho thấy băng video khó tách ra được vì 
không có dấu hiệu bong hạt từ tính khi thử ở các dung môi 
với các độ phân cực khác nhau. Bên cạnh đó, băng catset có 
khả năng tách ra dễ dàng hơn và có dấu hiệu tốt với dung môi 
acetone. Như vậy, băng cassette được chọn làm đối tượng 
nguyên liệu cho nghiên cứu này. Trong giai đoạn sau, quá 
trình tách hạt từ tính được tiến hành ở nhiệt độ cao và điều 
kiện khuấy để nâng cao hiệu quả tách. 
Tiến hành thao tác như vừa nêu ở phần thực nghiệm trong 
các điều kiện như sau: dung môi sử dụng là methanol 
ethanol, acetone, hexane và toluene ở điều kiện đun sôi hoàn 
lưu và thời gian khảo sát là 10 giờ. 
Kết quả cho thấy dung môi methanol, ethanol, hexane và 
toluene không thích hợp tách bột từ ra khỏi băng từ. Thật 
vậy, ngoại quan sau quá trình xử lý với dung môi không có 
gì khác biệt so với ban đầu, phần dung môi quan sát thấy vẫn 
trong suốt như ban đầu và không có bột từ xuất hiện khi thử 
tách bằng nam châm. 
Hình 1. Quá trình tách khi sử dụng dung môi acetone (10 giờ) 
Riêng đối với dung môi acetone, kết quả có sự khác biệt đáng 
kể. Khi xử lý bằng acetone ở điều kiện đun sôi hoàn lưu 
trong 10 giờ thì kết quả thu được tốt hơn hẳn các dung môi 
còn lại, có thể thu được lượng bột từ trung bình: 1,4820g bột 
từ/3,3000g băng. Thật vậy, Hình 2 cho thấy phần dây bị mất 
màu mạnh, chỉ còn phần dây polymer trong suốt dính một ít 
bột oxit sắt màu nâu đỏ. Trong khi đó, phần dung môi thu 
được có màu nâu đỏ của oxit sắt và có một lượng lớn bột sắt 
lắng ở thành cốc sau khi áp đặt nam châm vĩnh cửu vào thành 
cốc. Như vậy, kết quả thực nghiệm đã cho thấy acetone là 
dung môi thích hợp nhất để tận thu bột từ từ băng cassette. 
Hình 2.Thí nghiệm quá trình tách khi sử dụng dung môi acetone 
(10 giờ) 
Tiến hành khảo sát khả năng tận thu bột từ từ băng cassette 
của dung môi acetone ở các mốc thời gian 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 
8 giờ, 10 giờ tại điều kiện đun sôi và hoàn lưu. Kết quả trình 
bày trong Bảng 2. 
Bảng 2. Quá trình tách khi sử dụng dung môi acetone tại các thời 
gian khác nhau 
Thời gian 2 giờ 4 giờ 6 giờ 8 giờ 10 giờ 
Lần 1 1,4003g 1,5534g 1,5254g 1,4961g 
1,4852 
g 
Lần 2 1,3822g 1,5112g 1,4805g 1,4819g 1,4796g 
Lần 3 1,4464g 1,5291g 1,5194g 1,4898g 1,4813g 
Khối lượng 
trung bình 
1,4096g 1,5312g 1,5084g 1,4893g 1,4820g 
Hình 3. Thí nghiệm 
quá trình thu bột từ 
bằng nam châm 
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
lần 1 lần 2 lần 3
K
h
ố
i 
lư
ợ
n
g
 (
g
)
Đại học Nguyễn Tất Thành 
3 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 
Hình 4. Quá trình tách khi sử dụng dung môi acetone tại các thời 
gian khác nhau 
Hình 5. Dây băng đun với acetone trong 4 giờ 
Hình 6. Dây băng đun với acetone trong 6 giờ 
Từ bảng số liệu trên cho thấy quá trình tận thu thực hiện trong 
4 giờ là tốt nhất, thu được lượng bột từ nhiều nhất. Đun sau 
4 giờ quá trình tận thu càng lâu thì khối lượng bột từ thu được 
không tăng nữa. Hình 5 và 6 cho thấy màu đỏ nâu của dung 
môi đậm hơn và dây băng không còn trong suốt mà nó có 
màu đỏ nâu đậm giống màu dung môi, kết quả ghi nhận khối 
lượng cũng giảm nhẹ. 
Tiến hành thao tác tương tự như đã nêu ở các điều kiện: sử 
dụng dung môi acetone ở điều kiện nhiệt độ phòng, nhiệt độ 
50oC và nhiệt độ sôi trong 4 giờ. và ghi nhận kết quả như 
Bảng 2 và Bảng 3. 
Hình 7. Quá trình tách khi sử dụng dung môi acetone tại các nhiệt 
độ khác nhau trong 4 giờ 
Như vậy, theo kết quả ghi nhận được ở hình 7 cho thấy khi 
khảo sát ở nhiệt độ sôi thì khối lượng bột thu được lớn hơn 
rất nhiều so với nhiệt độ phòng và ở 500C. Từ đó cho thấy 
điều kiện sôi có ảnh hưởng đến quá trình tận thu. 
Sau khi xử lý băng cassette với acetone, tiến hành thu hồi và 
chưng cất acetone để tái sử dụng. Ở mỗi thí nghiệm lượng 
acetone thu hồi lại khoảng 70-80ml/150ml. Sau đó tiến hành 
tận thu bột từ như điều kiện ban đầu nhưng sử dụng acetone 
thu hồi thay vì acetone mới và thu được kết quả tương tự 
được thể hiện ở Bảng 3 và Bảng 4. 
Bảng 3. Khảo sát acetone thu hồi 
Lần 1 Lần 2 Lần 3 
1,5371g 1,5278g 1,5265g 
Bảng 4. So sánh khả năng thu bột từ của acetone mới và acetone 
thu hồi 
Acetone mới Acetone thu hồi 
1,5312g 1,5304g 
Với kết quả thu được cho thấy hiệu quả thu sản phẩm tương 
đương nhau. Như vậy, dung môi sử dụng có thể tái sử dụng 
và điều này có ý nghĩa về kinh tế, tiết kiệm chi phí. 
Các hạt từ tính thu được sau khi được rửa với acetone và sấy 
khô thì được phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và 
thu được kết quả như Hình 8. 
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2h 4h 6h 8h 10h
K
h
ố
i 
lư
ợ
n
g
 (
g
)
Thời gian
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
Nhiệt độ phòng 50 oC Nhiệt độ sôi
K
h
ố
i 
lư
ợ
n
g
 (
g
)
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 
4 
Hình 8. Kết quả nhiễu xạ tia X 
Kết quả nhiễu xạ tia X cho thấy bột từ tính thu được chủ yếu 
là Fe2O3 (trùng khớp với kết quả trong cơ sở dữ liệu). Ngoài 
ra cũng không còn pha nào khác xuất hiện trên kết quả nhiễu 
xạ. Các peak xuất hiện trên kết quả sắc nhọn, điều này cho 
thấy vật liệu có độ tinh thể khả tốt. 
Hình 9. Kết quả TGA 
Độ bền nhiệt của hạt từ tính thu được khảo sát bằng phương 
pháp phân tích trọng lượng (TGA) và kết quả được thể hiện 
ở Hình 9. Trong khoảng nhiệt độ 70- 150oC kết quả cho thấy 
vật liệu mất khoảng chiếm 0,1485% phần khối lượng có thể 
tương ứng với các dung môi dễ hấp phụ trên vật liệu. Trong 
khoảng nhiệt độ từ 150- 600oC vật liệu tiếp tục giảm chiếm 
7,166% khối lượng phần khối lượng này có thể tương ứng 
với những chất khó bay hơi hay phân hủy, một số hợp chất 
hữu cơ còn dính trên vật liệu. Từ 600oC hầu như không có 
cấu tử nào bị phân hủy, đây chính là cấu phần của Fe2O3. 
Hình 10. Mẫu bột từ chụp TEM scale 100nm 
Hình 11. Mẫu bột từ chụp TEM scale 200nm 
Từ hình chụp kính hiển vi điện tử truyền qua cho thấy vật 
liệu có dạng hình que nhìn thấy ở Hình 10 và 11, hạt có chiều 
rộng khoảng 40-50nm, chiều dài khoảng 300-450nm. Do hạt 
thu được từ tận thu nên kích thước các hạt khá lớn và kích 
thước không đồng đều. 
Để kiểm trả khả năng giữ lại từ tính của vật liệu từ thông qua 
hiện tượng từ trễ bằng kết quả phân tích đường cong từ trễ 
được thực hiện ở nhiệt độ phòng trong từ trường có cường 
độ tối đa -15 kOe. 
Kết quả phân tích đường cong từ trễ ở dạng bột khô: 
Hình 12. Đường cong từ trễ mẫu bột khô 
Hạt từ tính thu được sau tận thu được phân tích tính chất từ 
bằng phương pháp đo đường cong từ trễ (VMS) ở nhiệt độ 
phòng trong từ trường có cường độ tối đa 15 kOe. Theo hình 
12 cho thấy đường cong từ tăng từ -15 kOe lên 15 kOe nhưng 
khi đảo từ từ 15 kOe giảm xuống -15 kOe thì đường cong từ 
không hoàn toàn quay về theo đường cũ mà theo một đường 
mới tạo thành đường cong khép kín, có tồn tại một từ dư khá 
nhỏ khi từ trường biến mất và thể hiện độ bão hòa khá cao. 
Như vậy, ở dạng khô mẫu bột từ thể hiện phù hợp tính sắt từ. 
Khảo sát từ tính của hạt từ khi phân tán vào nước 
Hạt từ tính thu được cho vào trong nước thêm chất hoạt động 
bề mặt sodium dodecyl sulfate (SDS) theo tỉ lệ : 0,02g bột từ 
+ 8g SDS +40ml H2O tạo thành nhũ bền sau đó hút lấy 5ml 
dung dịch nhũ đem đi phân tích đường cong từ trễ, thu được 
kết quả như Hình 13. 
-6.000E+01
-4.000E+01
-2.000E+01
0.000E+00
2.000E+01
4.000E+01
6.000E+01
-20000-15000-10000 -5000 0 5000 10000 15000 20000
Đại học Nguyễn Tất Thành 
5 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 
Hình 13. Đường cong từ trễ mẫu bột từ phân tán vào nước 
Tương tự như trên kiểm tra tính chất từ của hạt từ tính thu 
được khi phân tán mẫu bột từ vào nước. Kết quả Hình 13 cho 
thấy hai phần của đường cong từ trễ tăng từ -15 kOe lên 15 
kOe và đường cong đảo từ 15 kOe xuống -15 kOe gần như 
trùng nhau nhưng không trùng nhau hoàn toàn. Đường cong 
từ khép kín có diện tích gần bằng 0. 
Kết quả cho thấy ở cùng điều kiện phân tích VMS nhưng 
mẫu bột phân tán vào nước không có hiện tượng trễ từ, lực 
kháng từ gần bằng 0 còn mẫu bột khô lại tồn tại một từ dư 
như Hình 12 thể hiện. 
4. Kết luận 
Nghiên cứu với mục tiêu khảo sát các thông số ảnh hưởng 
đến quá trình tận thu bột oxit sắt từ nguồn băng casette bằng 
các dung môi hữu cơ thông dụng rẻ tiền và lựa chọn được 
dung môi phù hợp có khả năng tái sử dụng nhằm giúp quá 
trình tiết kiệm hơn.Kết quả thu được 1,5312g bột từ/3,3000g 
băng ở điều kiện tối ưu nhất khi sử dụng dung môi acetone 
đun sôi hoàn lưu trong 4 giờ. Hạt từ tính thu được khá bền 
với nhiệt, các cấu phần bị phân hủy rất thấp và phù hợp tính 
chất của một vật liệu sắt từ. 
Lời cám ơn 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sinh viên Trần Thị 
Thanh Nhàn đã giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu thực 
nghiệm. 
Tài liệu tham khảo 
1. Elazab, H.A., et al., Highly efficient and magnetically recyclable graphene-supported Pd/Fe3O4 nanoparticle catalysts for 
Suzuki and Heck cross-coupling reactions. Applied Catalysis A: General, 2015. 491: p. 58-69. 
2. Qi, Z., et al., Synthesis of Ce(III)-doped Fe3O4 magnetic particles for efficient removal of antimony from aqueous solution. 
Journal of Hazardous Materials, 2017. 329: p. 193-204. 
3. He, X.-r., et al., Different surface functionalized nano-Fe3O4 particles for EVA composite adhesives. International Journal 
of Adhesion and Adhesives, 2014. 50: p. 128-135. 
4. Philippe Knauth, J.S., Nanostructured materials selected synthesis methods, propertiesand applications. 2002 
5. Rosensweig, R.E (1985), Ferrohydrodynamics, Cambridge University Press. P. 146-148 
Recycling of magnetic particles with cassette tapes 
Le Thi Hong Nhan, Nguyen Thai Anh, Phan Nguyen Quynh Anh 
University of Technology - VNUHCM 
pnqanh@hcmut.edu.vn 
Abstract This study has showed a stage of recycling of magnetic particles with old cassette tapes by extracted in cheap 
solution. The best results may be possible with a 1,5312 g magnetic powder on 3,3000 g raw material, when the material 
stirring in the aetone, heating under reflux for 4 hours. X-ray diffusion technology (XRD), Thermogravimetric Analysis (TGA), 
Transmission Electron Microscopy (TEM), and Vibrating Sample Magnetometer (VSM) is used as a basic characterization 
tool for different materials 
Keywords cassette tapes, magnetic particles. 
-4.00E-03
-2.00E-03
0.00E+00
2.00E-03
4.00E-03
-20000-15000-10000-5000 0 5000 10000 15000 20000
em
u
/g
Field Oe
Đường cong từ trễ

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tan_thu_hat_tu_tinh_tu_bang_tu_cassette_phe_thai.pdf