Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của cây đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu thực trạng tái sinh tự nhiên trong điều kiện tự nhiên và

gây trồng tại Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Xuân Mai (Hà Nội) cho thấy,

Đinh đũa là loài cây bản địa có khả năng tái sinh hạt và cả tái sinh chồi

khá mạnh. Trong điều kiện gây trồng khả năng tái sinh tự nhiên của loài

Đinh đũa diễn ra mạnh mẽ, trong khi ở rừng tự nhiên chưa phát hiện thấy

tái sinh tự nhiên xuất hiện, và tái sinh tự nhiên xuất hiện hạn chế ở khu

cây trồng phân tán. Trong điều kiện đất ẩm mát dưới gốc cây mẹ sai quả

ổn định, số lượng cây tái sinh nhiều, chất lượng cây tái sinh tốt hơn so với

điều kiện dưới gốc cây mẹ lớp đất mặt khô cằn, lẫn nhiều sỏi đá. Trong

điều kiện gây trồng, khả năng tái sinh tự nhiên diễn ra khá mạnh mẽ dưới

gốc các cây Đinh đũa sai quả, có tuổi trên 15 năm. Thành công của nghiên

cứu này góp phần quan trọng cung cấp thông tin, cơ sở xúc tiến tái sinh tự

nhiên cho loài Đinh đũa trong điều kiện tự nhiên và gây trồng, góp phần

quan trọng cho chọn giống, bảo tồn và phát triển tại các địa điểm nghiên

cứu và các nơi khác có điều kiện tương tự.

pdf 11 trang phuongnguyen 1420
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của cây đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của cây đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng

Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của cây đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng
Tạp chí KHLN 1/2016 (4161 - 4171) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
NGHIÊN CỨU TÁI SINH TỰ NHIÊN 
CỦA CÂY ĐINH ĐŨA (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) 
DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG 
Hoàng Vũ Thơ 
Trường Đại học Lâm nghiệp 
Từ khóa: Cây bản địa, tái 
sinh tự nhiên, Đinh đũa, 
đặc điểm sinh trưởng 
TÓM TẮT 
Kết quả nghiên cứu thực trạng tái sinh tự nhiên trong điều kiện tự nhiên và 
gây trồng tại Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Xuân Mai (Hà Nội) cho thấy, 
Đinh đũa là loài cây bản địa có khả năng tái sinh hạt và cả tái sinh chồi 
khá mạnh. Trong điều kiện gây trồng khả năng tái sinh tự nhiên của loài 
Đinh đũa diễn ra mạnh mẽ, trong khi ở rừng tự nhiên chưa phát hiện thấy 
tái sinh tự nhiên xuất hiện, và tái sinh tự nhiên xuất hiện hạn chế ở khu 
cây trồng phân tán. Trong điều kiện đất ẩm mát dưới gốc cây mẹ sai quả 
ổn định, số lượng cây tái sinh nhiều, chất lượng cây tái sinh tốt hơn so với 
điều kiện dưới gốc cây mẹ lớp đất mặt khô cằn, lẫn nhiều sỏi đá. Trong 
điều kiện gây trồng, khả năng tái sinh tự nhiên diễn ra khá mạnh mẽ dưới 
gốc các cây Đinh đũa sai quả, có tuổi trên 15 năm. Thành công của nghiên 
cứu này góp phần quan trọng cung cấp thông tin, cơ sở xúc tiến tái sinh tự 
nhiên cho loài Đinh đũa trong điều kiện tự nhiên và gây trồng, góp phần 
quan trọng cho chọn giống, bảo tồn và phát triển tại các địa điểm nghiên 
cứu và các nơi khác có điều kiện tương tự. 
Keywords: Native plants, 
natural regeneration, 
Stereospermum colais, 
growth characteristics 
Evaluating reality of natural regeneration of Stereospermum colais 
under the natural forest canopy and plantation 
The research results of the evaluate reality of natural regeneration of 
Yellow snake trees under the netural forest canopy and plantation in Lao 
Cai, Yen Bai, Hoa Binh and Xuan Mai (Hanoi) shows, it is based 
indigenous species capable of regeneration seeds and buds sharply 
regeneration. In terms of planted natural regeneration capacity of Yellow 
snake tree to bring strong, while in terms of natural forest regeneration 
undiscovered natural trees and plants scattered natural regeneration 
capacity appears limited. In the moist soil conditions under a mother tree 
fruitings stablity many years, the number of trees regeneration more and 
better quality than the arid soil or gravel. In terms of plantation, natural 
regeneration going strong at the base of mother tree fruiting stability, aged 
over 15 years. The success of this study provide an important contribution 
to information, promotion of natural regeneration in natural conditions and 
plantation, contribution to the breeding, conservation and development 
Yellow snake tree in the study sites and elsewhere have similar conditions. 
 4161 
Tạp chí KHLN 2016 Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) 
Mabberl) là loài cây bản địa, đa tác dụ
, ngoài cung cấp gỗ lớn có giá 
trị kinh tế, các bộ phận khác của cây có thể 
dùng làm nguyên liệu dược liệu chữa bệnh hữu 
hiệu trong các bài thuốc y học cổ truyền và 
hiện đại (Phạm Hoàng Hộ, 2000; Nguyễn 
Tích, Trần Hợp, 1971; Danh mục thực vật 
Vườn Quốc gia Cát tiên; Đại học Lâm nghiệp, 
1996; Yu ye qiu, 1998; Vjiaya Bharathi Ra, 
Jerad Suresh Aa, Kumudha Veni Ba, Lata 
Sriramb, Geetha Lakshmi Sb and Thirumal 
Ma, 2010; R. Vijaya Bharathi, B. Kumudha 
Veni, Jayashree, L. Suseela and M. Thirumal, 
2010; M Florida, Aneesh Nair, T Sekar, 2012; 
M Priya Rani, K P Padmakumari, 2012). Tuy 
nhiên, đây là loài cây bản địa còn rất ít được 
biết đến, đặc biệt là thông tin khoa học, cơ sở 
dữ liệu về phân bố, sinh thái, sinh trưởng và tái 
sinh, gây khó khăn cho công tác bảo tồn và 
phát triển Đinh đũa tại các địa phương cũng 
như trên diện rộng. 
Những thông tin ban đầu cho thấy Đinh đũa 
là loài có phân bố và sinh trưởng khá tốt tại 
nhiều tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, 
Hòa Bình (Phạm Hoàng Hộ, 2000; Nguyễn 
Tích, Trần Hợp, 1971; Danh mục thực vật 
Vườn Quốc gia Cát Tiên; Đại học Lâm 
nghiệp, 1996). Song, hiệ
lượng nhỏ cây đơn lẻ do người dân tự gây 
trồng quanh nhà và vườn rừng để lấy gỗ sử 
dụng trong gia đình. 
nhiên của Đinh đũa tại các tỉnh Lào Cai, Yên 
Bái và Hòa Bình là hết sức cần thiết, có ý 
nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần cung 
cấp thông tin, cơ sở khoa học quan trọng cho 
công tác xúc tiến tái sinh tự nhiên, kỹ thuật 
nhân giống nhằm đạt kết quả cao trong việc 
gây trồng và phát triển loài cây này tại các tỉnh 
có Đinh đũa phân bố tự nhiên cũng như các 
địa phương khác có điều kiện tương tự. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Địa điểm, đối tượng 
Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại xã Xuân 
Thượng (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai); Xuân 
Tầm (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái); Thượng 
Tiến (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình); và khu 
rừng trồng núi Luốt (thị trấn Xuân Mai, T
) (Đại học Lâm nghiệp, 1996). 
Đối tượng nghiên cứu là loài Đinh đũa xuất 
hiện trong rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn hộ 
gia đình và cây trồng phân tán. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Kế thừa các tài liệu thứ cấp về điều kiện khí 
hậu và đất đai, kết hợp với điều tra bổ sung 
theo tuyến ngoài thực địa để xác định thực 
trạng tái sinh tự nhiên của Đinh đũa theo các 
tuyến điều tra phân bố, sinh trưởng. Tại các 
địa điểm nghiên cứu, tiến hành thu thập thông 
tin, đo đếm cây tái sinh ngay dưới gốc cây mẹ 
đã ra hoa, quả từ các ô dạng bản có diện tích 
4m2 theo phương pháp thông thường. 
Điều tra thực trạng của lớp cây tái sinh tự 
nhiên ở loài Đinh đũa được tiến hành đo đếm 
các chỉ tiêu, gồm: chiều cao vút ngọn (Hvn) đo 
bằng thước mét; Đường cổ rễ (Do) đo bằng 
thước kẹp; và xác định nguồn gốc cây tái sinh 
(hạt hay chồi). 
Điều tra tình hình sinh trưởng, phẩm chất cây 
tái sinh được tiến hành theo 3 cấp: Tốt, trung 
bình và xấu; trong đó, cây tốt: là cây có thân 
thẳng tròn đều, tán cân đối, không sâu bệnh, 
không cụt ngọn và sinh trưởng tốt. Cây trung 
 4162 
Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
bình: là cây sinh trưởng bình thường, hình thái 
trung gian giữa cây xấu và tốt. Cây xấu: là cây 
có thân hình cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng 
kém, sâu bệnh; 
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm 
SPSS và theo phương pháp thống kê sinh học 
thường dùng trong lâm nghiệp trên phần mềm 
ứng dụng Excel. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thực trạng tái sinh tự nhiên của Đinh 
đũa tại Lào Cai 
Để đánh giá thực trạng tái sinh Đinh đũa dưới 
tán trong điều kiện tự nhiên và gây trồng, 
nghiên cứu đã tổng hợp số lượng và chất 
lượng cây tái sinh, kết quả ghi tại bảng 1. 
Bảng 1. Thực trạng tái sinh tự nhiên ở loài Đinh đũa tại xã Xuân Thượng 
STT 
odb 
Sinh trưởng cây tái sinh Phẩm chất cây tái sinh Nguồn gốc 
Số cây Hvn (cm) Doo (cm) Tốt TB Xấu Hạt Chồi 
1 6 91,7 0,8 1 3 2 x 
2 6 59,8 0,6 3 2 1 x 
3 4 53,8 0,5 1 2 1 x 
4 5 76,2 0,8 2 3 0 x 
5 7 60,4 0,6 4 2 1 x 
TB 68,8 0,7 
Số liệu bảng 1 cho thấy, tại các ô dạng bản 
(odb) số cây tái sinh là không nhiều và 
không có sự chênh lệch đáng kể giữa các ô, 
trong đó ô số 5 có số lượng cây tái sinh 
nhiều nhất (7 cây), các ô còn lại có số cây từ 
5 đến 6 cây, trừ ô số 3 chỉ có 4 cây. Tất cả 
các cây tái sinh đều có nguồn gốc từ hạt. Tuy 
nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy, trên 
cây mẹ sau khi chặt cành, thì xuất hiện 
những chồi non mới với số lượng khá lớn. 
Điều này cho thấy, Đinh đũa có khả năng tái 
sinh cả hạt và cả tái sinh chồi. 
y = 11,634x-0,9371
R2 = 0,7934
0
2
4
6
8
10
12
14
 111 Hvn (cm)
Số cây
Hình 1. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Xuân Thượng 
 4163 
Tạp chí KHLN 2016 Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) 
Từ bảng 1 cho thấy, sinh trưởng chiều cao 
trung bình của cây tái sinh tại khu vực xã 
Xuân Thượng (Lào Cai) khoảng gần 70cm. 
Nói c
vượt qua ngưỡng trên 1,0m - ngưỡng cho 
những cây tái sinh có triển vọng phát triển để 
có thể tham gia vào tán rừng trong tương lai. 
Điều này cho thấy, việc nâng cao ý thức của 
người dân, đặc biệt là chăm sóc, bảo vệ những 
cây tái sinh cho tăng trưởng về chiều cao là hết 
sức quan trọng. 
Biểu đồ hình 1 và đường mô phỏng số lượng 
cây tái sinh theo cấp chiều cao đã cho thấy, xu 
hướng giảm số lượng cây tái sinh khi chiều 
cao cây tăng lên. Điều đó một lần nữa cho thấy 
việc tăng cường chăm sóc, bảo vệ lớp cây tái 
sinh hiếm hoi tại các gốc cây mẹ là rất cần 
thiết. Để đánh giá phẩm chất cây tái sinh ở các 
vị trí điều tra tại xã Xuân Thượng, đã đo đếm 
và tổng hợp kết quả tại hình 2. 
5
12
11
y = 5,476x0,7764
R2 = 0,7998
0
2
4
6
8
10
12
14
Xấu TB Tốt phẩm chất
Hình 2. Phẩm chất cây tái sinh ở các vị trí điều tra khác nhau tại Xuân Thượng 
2. Tuy nhiên, đường 
mô phỏng quan hệ có xu hướng tăng dần theo 
hướng cây tốt. Tuy nhiên, với số lượng quá ít 
nên việc chăm sóc, bảo vệ là có tính quyết 
định đến khả năng tồn tại và phát triển của lớp 
cây tái sinh này. 
Kết quả điều tra tái sinh Đinh đũa cũng cho 
thấy, trên nền đất lẫn ít đá, hay đất đai còn 
tốt hơn, phẩm chất cây tái sinh cũng tốt hơn, 
so với cây tái sinh mọc trên nền đất lẫn quá 
nhiều đá (hình 3). Song qua đó cho thấy, khả 
năng tái sinh của Đinh đũa là khá mạnh mẽ, 
với điều kiện lớp đất mặt ẩm ướt và có 
nguồn cây mẹ gieo giống đảm bảo thì khả 
năng x
xúc tiến tái sinh tự nhiên loài Đinh đũa trong 
điều kiện tự nhiên có thể thực hiện được 
thông qua luỗng phát bớt dây leo, cây bụi và 
đặc biệt là xới xáo cho đất tơi xốp và tăng độ 
ẩm đất. 
 4164 
Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
Hình 3. Đất lẫn ít đá cho phẩm chất tốt hơn (trái) so với đất lẫn nhiều đá (phải) 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Đinh đũa 
ngoài khả năng tái sinh hạt, thì khả năng tái 
sinh chồi của loài cây này cũng rất mạnh mẽ 
(hình 4). Kết quả đi
2 phương thức là 
hữu tính và vô tính. Những nghiên cứu ban 
đầu này rất có ý nghĩa cho những nghiên cứu 
tiếp theo, nhất là nghiên cứu nhân giống cả 
bằng hạt và bằng hom cành. Thực hiện được 
điều này sẽ tạo cơ hội tốt cho công tác bảo tồn, 
gây trồng và phát triển trên diện rộng trong 
điều kiện phù hợp. 
Hình 4. Khả năng tái sinh chồi trên thân (trái) và trên gốc (phải) mạnh mẽ 
 4165 
Tạp chí KHLN 2016 Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) 
3.2. Thực trạng tái sinh tự nhiên của Đinh đũa tại Yên Bái 
Kết quả điều tra số lượng và chất lượng cây tái sinh ở loài Đinh đũa tại xã Xuân Tầm được tổng 
hợp trong bảng 2. 
Bảng 2. Thực trạng tái sinh tự nhiên ở loài Đinh đũa tại Xuân Tầm 
STT 
odb 
Sinh trưởng cây tái sinh Phẩm chất cây tái sinh Nguồn gốc 
Số cây Hvn (cm) Do (cm) Tốt TB Xấu Hạt Chồi 
1 5 54,8 0,6 0 3 2 x 
2 3 45,3 0,4 1 1 1 x 
3 3 62,0 0,6 2 1 0 x 
4 4 60,5 0,5 2 2 0 x 
5 5 115,2 1,0 3 2 0 x 
6 3 50,0 0,6 1 0 2 x 
7 2 45,0 0,5 1 1 0 x 
TB 61,8 0,6 
Số liệu cho thấy, ở các vị trí khác nhau nhưng 
số lượng cây tái sinh không có sự chênh lệch 
đáng kể, cao nhất ở ô số 5 (5 cây) và thấp nhất 
là ô số 7 chỉ có 2 cây xuất hiện trên 4m2. Kết 
quả này cho thấy, khả năng tái sinh của Đinh 
đũa tại địa điểm Xuân Tầm của Yên Bái có 
giảm về mật độ so với Lào Cai. Kết quả điều 
tra thực tế cho thấy, tại Yên Bái, phần lớn cây 
mẹ được trồng xen với Quế trong các vườn hộ 
gia đình. Đặc điểm dễ nhận thấy ở đây là nền 
đất có rất nhiều đá lẫn, có chỗ trên 70%. 
Những cây tái sinh mọc được chủ yếu là dựa 
vào những hốc đá có lớp đất ẩm mát. 
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là tại Yên Bái, 
phần lớn cây tái sinh có phẩm chất đồng đều 
hơn, số cây xấu cũng ít hơn. Nói cách khác, cơ 
hội cho phép những cây tái sinh ở đây có triển 
vọng cao hơn nếu có chế độ chăm sóc và bảo 
vệ tốt. 
y = 12,229x-1,2239
R2 = 0,9806
0
2
4
6
8
10
12
14
 121 Hvn (cm)
Số cây
Hình 5. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại Xuân Tầm 
Biểu đồ hình 5 cũng cho thấy, phân bố số 
lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao cơ bản 
tuân theo quy luật giảm dần, điều đó nói lên sự 
tác động của các nhân tố khác tới số lượng cây 
tái sinh về cơ bản là không có sự khác biệt lớn. 
Số lượng cây tái sinh có ngưỡng chiều cao trên 
1,0m có xu hướng giảm số lượng, do đó việc 
tăng cường chăm sóc và bảo vệ là hết sức cần 
 4166 
Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
thiết để tạo cơ hội cho lớp cây tái sinh có thể 
phát triển tốt trong tương lai, nhất là những 
cây tái sinh mọc ngay tại vườn hộ gia đình. 
chịu sự chi phối của những nhân tố nào, đã 
tiến hành điều tra và cho thấy với một cây mẹ 
trưởng thành, sai quả nhưng dưới gốc vẫn 
không có cây tái sinh xuất hiện (Hình 6). 
Hình 6. Trong tự nhiên trên nền đất nhiều đá không thấy cây tái sinh xuất hiện 
Thông thường cây mẹ thành thục tái sinh cũng 
có nghĩa có khả năng gieo giống tốt nhất. Rõ 
ràng ngoài nhân tố cây mẹ ra thì điều kiện môi 
trường như đất đai ẩm mát, tơi xốp cũng đóng 
vai trò quan trọng có thể thúc đẩy hoặc kìm 
hãm khả năng tái sinh ngay với một cây mẹ sai 
quả nhiều năm liền. 
Kết quả điều tra cho thấy, với câ
mẹ là điều kiện kém thuận lợi và gây khó khăn 
cho tái sinh tự nhiên xuất hiện. Tuy nhiên, trong 
điều kiện đất mặt ẩm mát, tơi xốp dưới gốc cây 
mẹ sai quả là điều kiện tiên quyết cho phép xuất 
hiện nhiều cây tái sinh tự nhiên (hình 7). 
Hình 7. Cây tái sinh không xuất hiện (trái) và mọc nhiều trên đất ẩm (phải) 
 4167 
Tạp chí KHLN 2016 Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) 
Điều kiện đất ẩm mát là yếu tố rất quan trọng 
giúp cho hạt giống phát tán có điều kiện thuận 
lợi để nảy mầm và hình thành lớp cây tái sinh 
dưới gốc các cây mẹ đó và ngược lại. Trong 
nghiên cứu này, phẩm chất cây tái sinh ở các 
vị trí điều tra được tổng hợp tại hình 6 cho 
thấy, số cây có phẩm chất trung bình và tốt 
nhiều hơn so với số lượng cây có phẩm chất 
xấu (Hình 8). 
y = 5,3174x0,6707
R2 = 0,8668
0
2
4
6
8
10
12
Xấu TB Tốt Phẩm chất
Số cây
Hình 8. Phẩm chất cây tái sinh ở các vị trí điều tra khác nhau tại Xuân Tầm 
Biểu đồ hình 8 cho thấy, số lượng cây có phẩm 
chất xấu ít hơn, hay số lượng cây tái sinh có 
phẩm chất trung bình và tốt nhiều hơn trong 
cùng điều kiện môi trường. Điều này sẽ thuận 
lợi hơn cho lớp cây tái sinh sinh trưởng và 
phát triển thành những cây có triển vọng nếu 
được bảo vệ và chăm sóc chu đáo. 
3.3. Thực trạng tái sinh tự nhiên của Đinh 
đũa tại Hòa Bình 
Như đã trình bày và phân tích ở các địa điểm 
của Lào Cai và Yên Bái, chủ yếu những cây 
mẹ là được người dân gây trồng quanh nhà, 
ngoại trừ một số ít cá thể mọc tự nhiên được 
người dân giữ lại chăm sóc trong những khu 
vườn rừng gần nhà của mình. Vậy trong điều 
kiện là rừng tự nhiên thì khả năng tái sinh của 
Đinh đũa liệu có xuất hiện như trong điều kiện 
gây trồng hay không? Kết quả điều tra trên 
thực tế tại khu bảo tồn thiên nhiên thuộc xã 
Thương Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 
cho thấy, trong tổng số chiều dài là trên 4km 
không gặp cây tái sinh nào xuất hiện, mặc dù 
các cây mẹ điều tra đều có quả. 
Điều kiện cây mẹ mọc rải rác, độ tàn che tầng 
cây cao lớn, lớp thảm tươi cây bụi khá nhiều 
có thể là một trong những nguyên nhân khiến 
cho hạt khó có cơ hội tiếp đất ẩm trước khi 
nảy mầm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhận 
định ban đầu rất cần có các nghiên cứu 
chuyên sâu hơn về tái sinh để có thể có kết 
luận chính xác hơn. 
Song một thực tế dễ nhận thấy là các cây được 
điều tra đều rất ít quả hoặc là không thấy có, 
mặc dù trong năm điều tra tại các địa điểm 
khác số lượng quả trên cây mẹ là khá nhiều. 
Rõ ràng, khi được trồng với cự ly gần nhau 
hơn thì cơ hội cây mẹ nhận được hạt phấn từ 
cây bố có thể sẽ thuận lợi hơn và tỷ lệ đậu quả 
cũng cao hơn và ngược lại. 
 4168 
Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
các gốc cây mẹ có khả năng gieo giống được 
xới xáo, luỗng phát cây bụi thảm tươi và giảm 
độ tàn che tầng cây cao là điều kiện thuận lợi, 
sẽ xúc tiến tái sinh tự nhiên loài Đinh đũa diễn 
ra mạnh mẽ. 
3.4. Thực trạng tái sinh tự nhiên của Đinh 
đũa trong điều kiện gây trồng 
Kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở Đinh 
đũa dưới tán trong điều kiện gây trồng được 
tổng hợp trong bảng 3. 
Bảng 3. Số lượng và chất lượng cây tái sinh tại các vị trí khác nhau 
Vị trí 
Thực trạng tái sinh tự nhiên của Đinh đũa 
Tổng số 
cây 
Phẩm chất cây tái sinh 
Tốt Trung bình Xấu 
Số cây Tỷ lệ (%) Số cây Tỷ lệ (%) Số cây Tỷ lệ (%) 
Chân đồi 115 32 27,8 65 56,5 18 15,7 
Sườn dưới 40 8 20,0 25 62,5 7 17,5 
Sườn trên 283 149 52,7 120 42,4 14 4,9 
Sườn giữa 59 26 44,1 29 49,2 4 6,8 
Số liệu bảng 3 cho thấy tại các vị trí địa hình 
khác nhau số lượng cây tái sinh cũng khác 
nhau. Theo đó, tại vị trí sườn trên (sườn phía 
trên đường đi khu rừng) có số lượng cây tái 
sinh đạt trị số lớn nhất (283 cây), vị trí sườn 
dưới có số lượng cây tái sinh thấp nhất (40 
cây). Rõ ràng khả năng tái sinh tự nhiên ở loài 
Đinh đũa trong điều kiện gây trồng là mạnh 
mẽ (hình 9) hơn nhiều so với địa điểm Lào 
Cai, Yên Bái và Hòa Bình. 
Hình 9. Dưới tán trong điều kiện gây trồng cây tái sinh mọc khá nhiều 
Trong nghiên cứu này, chất lượng cây tái 
sinh được phản ánh qua phẩm chất cây tốt, 
trung bình và xấu. Nói cách khác, nếu tái 
sinh tự nhiên của Đinh đũa có tỷ lệ cao cây 
tốt cũng đồng nghĩa thu được một tỷ lệ cao 
cây triển vọng. 
 4169 
Tạp chí KHLN 2016 Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) 
Chất lượng cây tái sinh tự nhiên rất có ý nghĩa 
trong các nghiên cứu tái sinh rừng, cùng với 
chỉ tiêu về số lượng cây tái sinh giúp cho nhà 
nghiên cứu nhanh chóng xác định được cây tái 
sinh có triển vọng. Số liệu và hình ảnh cho 
thấy, cho dù là dưới tán trong điều kiện tự 
nhiên hay dưới tán trong điều kiện gây trồng 
thì số cây tái sinh có phẩm chất trung bình vẫn 
chiếm tỷ lệ cao hơn. 
Thông thường nếu số lượng cây tái sinh có triển 
vọng chiếm tỷ lệ cao cũng có nghĩa cơ hội hình 
thành lớp cây tái sinh dưới tán sẽ cao hơn. Để 
tìm hiểu vấn đề này, tổng hợp số liệu phân bố 
số cây theo cấp chiều cao tại bảng 4. 
Bảng 4. Tổng hợp số cây tái sinh theo cấp chiều cao 
OTC 
Phân bố số cây theo cấp chiều cao 
Số cây 
Cấp chiều cao cây tái sinh (cm) 
 100 
1 37 24 10 2 1 
2 78 29 45 3 1 
3 283 110 141 30 2 
4 40 29 11 0 0 
5 37 1 12 17 7 
6 22 1 9 10 2 
Số liệu bảng 4 và biều đồ hình 10 cho thấy, số 
lượng cây tái sinh đạt trị số cao (228 cây) 
tương ứng với cấp chiều cao từ 20 tới 50cm, 
tiếp đến là cấp chiều cao < 20cm với số lượng 
cây tái sinh là 194 cây và giảm nhanh xuống 
còn 13 cây khi chiều cao cây tăng lên trên 1m. 
Rõ ràng số lượng cây tái sinh Đinh đũa chủ 
yếu tập trung ở cấp chiều cao dưới 50cm, thể 
tái sinh tự nhiên của Đinh đũa đang trong giai 
đoạn đầu, nên tiếp tục theo dõi là cần thiết. 
194
228
62
13
y = 325,6x-1,8103
R2 = 0,6777
0
50
100
150
200
250
300
350
 100 
Chiều cao (cm)
Số cây
Hình 10. Phân bố số cây tái sinh theo các cấp chiều cao 
 4170 
Hoàng Vũ Thơ, 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
), Đinh đũa trồng chủ yếu 
trong giai đoạn 1996 - 1997 (Đại học Lâm 
nghiệp, 1996). Nói cách khác, để đảm bảo cho 
tái sinh tự nhiên của loài cây này xảy ra thuận 
lợi, thời gian cần thiết cho một cây mẹ gieo 
giống có thể dao động từ 10 tới 15 năm. 
Điều này rất có ý nghĩa trong nghiên cứu chọn 
giống và nhân giống với loài cây này, hay nói 
cách khác, gieo ươm Đinh đũa đạt hiệu quả 
cao khi chọn được cây mẹ có tuổi từ 15 năm 
trở lên. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là phân bố 
số cây (194 cây) ở cấp chiều cao < 20cm có xu 
hướng giảm nhanh còn 13 cây khi cấp chiều 
cao tăng lên trên 100cm. Do đó, theo dõi và có 
chế độ chăm sóc kịp thời nhằm nâng cao tỷ lệ 
cây tái sinh triển vọng là cần thiết, góp phần 
quan trọng cho bảo tồn và phát triển rừng. 
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
đi đến một số kết luận như sau: 
1. Đinh đũa là loài cây bản địa có khả năng tái 
sinh hạt và cả tái sinh chồi khá mạnh. 
2. Trong điều kiện gây trồng khả năng tái sinh 
tự nhiên ở loài Đinh đũa diễn ra mạnh mẽ, 
trong khi ở rừng tự nhiên chưa phát hiện thấy 
tái sinh tự nhiên xuất hiện, và tái sinh tự nhiên 
xuất hiện hạn chế ở khu cây trồng phân tán. 
, lẫn nhiều sỏi đá. 
4. Trong điều kiện gây trồng, khả năng tái sinh 
tự nhiên diễn ra mạnh mẽ dưới gốc cây mẹ sai 
quả, có tuổi trên 15 năm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Tập II & III, Nxb tp. Hồ Chí Minh. 
2. Nguyễn Tích, Trần Hợp, 1971. Tên cây rừng Việt Nam (Nomina vernacula plantarum silvaticarum 
vietnammicarum), Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội. 
3. Danh mục thực vật Vườn Quốc gia Cát tiên, www.agriviet.com 
4. Đại học Lâm nghiệp (Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm và Phát triển rừng), 1996. “Rừng nghiên cứu thực 
nghiệm và sưu tập nguồn gen cây rừng nhiệt đới”, Thuyết minh thiết kế dự toán trồng rừng tại Núi Luốt, Xuân 
Mai, Hà Tây (cũ). 
5. Yu ye qiu (羽叶楸), 1998. Stereospermum colais (Buchanan - Hamilton ex Dillwyn) Mabberley, Taxon 27: 
553.1978. Flora of China 18:217 - 218, www.eFloras.org. 
6. Vjiaya Bharathi Ra, Jerad Suresh Aa, Kumudha Veni Ba, Lata Sriramb, Geetha Lakshmi Sb and Thirumal Ma, 
2010. “In vitro antibacterial and antifungal studies of Stereospermum colais leaf extracts”, International Journal 
of Pharmacy & Technology, Vol 2, Issue No 3, PP. 603 - 611. Tamil Nadu, India. www.ijrps.pharmascope.org. 
7. R. Vijaya Bharathi, B. Kumudha Veni, Jayashree, L. Suseela and M. Thirumal, 2010. “Antioxidant and wound 
healing studies on different extracts of Stereospermum colais leaf’, Int.J.Res.Pharm.Sci.Vol - 1, Issue - 4, pp. 
435 - 439. Tamil Nadu, India. www.ijrps.pharmascope.org 
8. M Florida, Aneesh Nair, T Sekar, 2012. “Apoptotic induction by leaf extracts of Barringtonia acutangula L. 
and Stereospermum colais L. Colo320 cells”, International Journal of Current Research, 4 (07): 130 - 133. 
www.newforest 
9. M Priya Rani, K P Padmakumari, 2012. “In vitro studies to assess the antidiabetic, antiperoxidative, and radical 
scavenging potential of Stereospermum colais”, Agro processing & Natural Products Division, National 
Institute for Interdisciplinary Science and Technology (NIIST), CSIR, Trivandrum, India. Pharmaceutical 
Biology. www.researchgate.net 
Người thẩm định: GS.TS. Võ Đại Hải 
 4171 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tai_sinh_tu_nhien_cua_cay_dinh_dua_stereospermum.pdf