Nghiên cứu sức căng dọc cơ tim thất trái ở người lớn bình thường bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô speckle tracking 2D

TÓM TẮT

Siêu âm tim đánh dấu mô speckle tracking là

một kỹ thuật tương đối mới giúp định lượng sức

căng toàn bộ thất trái cũng như chức năng vùng thất

trái. Để ứng dụng các thông số đánh giá sức căng cơ

tim trong thực tế lâm sàng, cần có nghiên cứu về các

giá trị bình thường để tham chiếu.

Mục tiêu: Nghiên cứu sức căng dọc cơ tim ở

người lớn khoẻ mạnh bình thường và tìm hiểu mối

liên quan giữa sức căng dọc cơ tim thất trái với một

số thông số lâm sàng ở các đối tượng nghiên cứu này.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu

được tiến hành trên 212 người lớn khoẻ mạnh,

bình thường, tuổi từ 20 đến 79 trong thời gian từ

tháng 12/2015 đến tháng 8/2016. Tất cả các đối

tượng nghiên cứu đều được hỏi tiền sử và các triệu

trứng, được thăm khám lâm sàng tỷ mỉ, làm các xét

nghiệm theo cùng một quy trình chuẩn để loại trừ

các bệnh lý ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng

tim.

pdf 7 trang phuongnguyen 5140
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu sức căng dọc cơ tim thất trái ở người lớn bình thường bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô speckle tracking 2D", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sức căng dọc cơ tim thất trái ở người lớn bình thường bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô speckle tracking 2D

Nghiên cứu sức căng dọc cơ tim thất trái ở người lớn bình thường bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô speckle tracking 2D
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 9
Nghiên cứu sức căng dọc cơ tim thất trái ở người 
lớn bình thường bằng phương pháp siêu âm đánh 
dấu mô speckle tracking 2D
Nguyễn Thị Thu Hoài*, Phạm Nguyên Sơn**, Trần Hải Yến*, Đỗ Doãn Lợi*
Viện Tim mạch Việt Nam*
Bệnh vện Trung ương Quân đội 108**
TÓM TẮT
Siêu âm tim đánh dấu mô speckle tracking là 
một kỹ thuật tương đối mới giúp định lượng sức 
căng toàn bộ thất trái cũng như chức năng vùng thất 
trái. Để ứng dụng các thông số đánh giá sức căng cơ 
tim trong thực tế lâm sàng, cần có nghiên cứu về các 
giá trị bình thường để tham chiếu. 
Mục tiêu: Nghiên cứu sức căng dọc cơ tim ở 
người lớn khoẻ mạnh bình thường và tìm hiểu mối 
liên quan giữa sức căng dọc cơ tim thất trái với một 
số thông số lâm sàng ở các đối tượng nghiên cứu này. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 
được tiến hành trên 212 người lớn khoẻ mạnh, 
bình thường, tuổi từ 20 đến 79 trong thời gian từ 
tháng 12/2015 đến tháng 8/2016. Tất cả các đối 
tượng nghiên cứu đều được hỏi tiền sử và các triệu 
trứng, được thăm khám lâm sàng tỷ mỉ, làm các xét 
nghiệm theo cùng một quy trình chuẩn để loại trừ 
các bệnh lý ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng 
tim. Siêu âm tim thường quy và siêu âm đánh dấu 
mô speckle tracking được tiến hành cho tất cả các 
đối tượng nghiên cứu trên máy siêu âm Vivid E9 
(GE, Hoa Kỳ) có trang bị phần mềm đánh giá chức 
năng tim bằng phương pháp speckle tracking đánh 
giá sức căng dọc toàn bộ thất trái và sức căng từng 
vùng thất trái.
Kết quả: 103 nam (48,6%) và 109 nữ (51,4%). 
26,4% các đối tượng nghiên cứu tuổi từ 20 đến 29, 
31,6% tuổi từ 30 đến 39, 16,5% tuổi từ 40 đến 49%, 
15,5% tuổi từ 50 đến 59, 7,1% tuổi từ 60 đến 69, 
2,8% tuổi từ 70 đến 79. Sức căng dọc cơ tim của 
các đối tượng nghiên cứu từ 15,2% đến 23,0%, 
trung bình là -19,9 ± 3,7(%). Sức căng dọc cơ tim 
trung bình ở nữ là -20,5 ± 2,5(%), sức căng dọc cơ 
tim trung bình ở nam là -19,8 ± 3,1 (%), không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và ở nữ 
(p > 0,05). Có sự khác biệt về sức căng dọc cơ tim 
ở các vùng cơ tim khác nhau: vùng mỏm (-22,6% 
± 1,5%), vùng giữa (-18,5% ± 3,8%), vùng đáy 
(-16,3% ±1,1%) với sức căng dọc cơ tim thấp nhất ở 
vùng đáy tim, tăng dần lên ở vùng giữa tim và vùng 
mỏm tim (p<0,05). Sức căng dọc toàn bộ thất trái 
có mối tương quan tuyến tính nghịch mức độ vừa 
với cân nặng (r = -0,42, p<0,05) và với huyết áp tâm 
thu (r = -0,46, p<0,05).
Kết luận: Sức căng dọc toàn bộ thất trái ở người 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201810
lớn bình thường là từ 15,2% đến 23,0%, trung bình 
là -19,9 ± 3,7 (%). Sức căng dọc cơ tim trung bình 
ở nữ là -20,5 ± 2,5 (%). Sức căng dọc cơ tim trung 
bình ở nam là -19,8 ± 3,1 (%). Không có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê về sức căng dọc cơ tim ở 
hai giới nam và nữ (p > 0,05). Có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê về sức căng dọc cơ tim trung bình 
các thành ở phần đáy so với phần giữa và so với phần 
mỏm, với sức căng giảm dần từ mỏm tới đáy (p < 
0,05). Sức căng dọc toàn bộ thất trái có mối tương 
quan tuyến tính mức độ vừa với cân nặng (r = -0,42, 
p<0,05) và với huyết áp tâm thu (r = -0,46, p<0,05). 
Từ khoá: Sức căng dọc cơ tim, siêu âm đánh dấu 
mô cơ tim speckle tracking.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chức năng tâm thu thất trái là một yếu tố quan 
trọng trong theo dõi và tiên lượng bệnh nhân tim 
mạch. Một trong các phương pháp kinh điển vẫn 
được áp dụng trên lâm sàng là đánh giá phân số tống 
máu EF bằng phương pháp Simpson trên siêu âm 
tim 2D. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc vào 
kinh nghiệm của bác sĩ làm siêu âm nên chưa phải 
hoàn toàn khách quan. 
Siêu âm đánh dấu mô cơ tim speckle tracking 
2D đánh giá sức căng cơ tim là một kỹ thuật tương 
đối mới có thể lượng hoá sự biến dạng của cơ tim 
trong thời kỳ tâm thu và tâm trương. Sức căng mô 
tả các thay đổi tương đối về chiều dài giữa hai trạng 
thái. Cho một vật với chiều dài ban đầu L0 được kéo 
dài hay nén lại được chiều dài mới là L, sức căng quy 
ước được định nghĩa bằng công thức Lagrangian.
ε = 
L.Lo
Lo
Trong đó: ε: Sức căng
 Lo: Chiều dài ban đầu 
 L: Chiều dài tức thời
Sức căng cơ tim được cho là có ý nghĩa trong 
định lượng chức năng toàn bộ cũng như chức năng 
vùng thất trái(1). Việc ứng dụng các thông số đánh 
giá sức căng cơ tim trong thực tế lâm sàng đòi hỏi 
có các giá trị bình thường để tham chiếu. Trên thế 
giới, có một số tác giả đã nghiên cứu về giá trị bình 
thường của sức căng cơ tim. Ở Việt Nam, cho đến 
nay, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào về vấn 
đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên 
cứu sức căng dọc cơ tim ở người lớn bình thường 
bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô speckle 
tracking 2D” nhằm hai mục tiêu: 
1. Nghiên cứu sức căng dọc cơ tim ở người lớn 
khoẻ mạnh bình thường.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng dọc cơ 
tim thất trái với một số thông số lâm sàng ở các đối 
tượng nghiên cứu này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên những 
người lớn khoẻ mạnh, bình thường, tuổi từ 20 đến 
79, tình nguyện tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Chúng tôi không lấy vào 
nghiên cứu những người đang có bệnh nội khoa, 
những người có rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn 
truyền trên điện tâm đồ, những người có hình ảnh 
siêu âm mờ, và những người không đồng ý tham gia 
nghiên cứu.
Phương pháp
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được hỏi 
tiền sử và các triệu trứng, được thăm khám lâm sàng 
tỷ mỉ, làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang tim 
phổi, làm điện tâm đồ, làm siêu âm tim để loại trừ 
các bệnh lý ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng 
tim, đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp và nhịp tim 
theo cùng một quy trình chuẩn. Siêu âm tim thường 
quy được tiến hành để loại trừ các bất thường về cấu 
trúc và chức năng tim như phì đại thất trái, các rối 
loạn vận động vùng thành tim, các bệnh van tim, 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 11
các bệnh tim bẩm sinh, các bệnh cơ tim, bệnh màng 
ngoài tim...
- Phương tiện nghiên cứu: Máy siêu âm Vivid E9 
(GE, Hoa Kỳ) có trang bị phần mềm đánh giá chức 
năng tim bằng phương pháp speckle tracking.
- Quy trình thực hiện siêu âm speckle tracking:
 + Bước 1: Ghi hình động theo thứ tự mặt 
cắt 3 buồng, 4 buồng, 2 buồng trục dọc trong ít nhất 
3 chu kỳ với tốc độ quét 60 - 100 ảnh/giây
 + Bước 2: Phân tích hình ảnh động bằng 
phần mềm AFI có sẵn trên máy siêu âm: Với mỗi 
mặt cắt, chọn 2 điểm ở vòng van hai lá và 1 điểm 
ở mỏm tim, sau đó máy sẽ tự động viền theo nội 
mạc tim, tuy nhiên cần phải điều chỉnh để có kết 
quả chính xác nhất. Sau đó máy sẽ tự động phân 
tích để tìm ra đỉnh sức căng dọc toàn bộ thất trái và 
đỉnh sức căng dọc của từng vùng trong thì tâm thu. 
Hình ảnh cuối cùng thu được gọi là hình ảnh bull’s 
eye. Toàn bộ thất trái được chia thành 17 vùng theo 
khuyến cáo của Hiệp hội Siêu âm Tim Hoa Kỳ(1). 
Hình 1. Minh hoạ phương pháp đánh giá sức căng cơ 
tim bằng siêu âm tim đánh dấu mô speckle tracking
- Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Viện Tim 
mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
- Phương pháp xử lý số liệu: Bằng các thuật toán 
thống kê trên máy vi tính với phần mềm Stata 14.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu:
Trong thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 
8/2016, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 212 
người lớn từ 20 đến 79 tuổi. bao gồm 103 nam 
(48,6%) và 109 nữ (51,4%). Sức căng dọc cơ tim 
của các đối tượng nghiên cứu từ 15,2% đến 23,0%, 
trung bình là -19,9 ± 3,7 (%).
Biểu đồ 1. Phân bố tuổi của các đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: 26,4% các đối tượng nghiên cứu tuổi 
từ 20 đến 29, 31,6% tuổi từ 30 đến 39, 16,5% tuổi 
từ 40 đến 49%, 15,5% tuổi từ 50 đến 59, 7,1% tuổi 
từ 60 đến 69, 2,8% tuổi từ 70 đến 79.
Bảng 1. Một số đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim 
thường quy của các đối tượng nghiên cứu
Một số đặc điểm lâm 
sàng và siêu âm tim 
thường quy
Kết quả
Nữ
n(%) hoặc 
X± SD
Nam
n(%) hoặc 
X±SD
Giới 109 (51,4%) 103 (48,6%)
Chiều cao (cm) 154,6 ± 7,8 162,5 ± 8,2
Cân nặng (kg) 51,5 ± 9,4 56,5 ± 10,2
Tần số tim (ck/phút) 72,2 ± 8,7 69,6 ± 9,4
Huyết áp tâm thu 
(mmHg)
116,5 ± 11,4 118,7 ± 16,4
Huyết áp tâm trương 
(mmHg)
71,7 ± 8,8 82,3 ± 7,1
Bề dày vách liên thất tâm 
trương (mm)
8,2 ± 1,6 8,7 ± 1,9
Bề dày thành sau thất trái 
tâm trương (mm)
7,9 ± 1,4 8,1 ± 1,7
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201812
Đường kính thất trái cuối 
tâm trương (mm)
45,1 ± 4,8 47,3 ± 3,9
Thể tích thất trái cuối tâm 
trương (ml)
97,7 ± 11,5 105,9 ± 21,6
Phân số tống máu thất trái 
EF (%)
63,9 ± 7,3 65,7 ± 10,2
Vận tốc sóng E van hai lá 
(cm/s)
74,5 ± 21,4 69,7 ± 19,5
Vận tốc sóng A van hai lá 
(cm/s)
52,6 ± 16,3 51,6 ± 16,7
Thời gian giảm tốc sóng E 
van hai lá (ms)
205,7 ± 56,3 214,5 ± 72,9
Thời gian giãn đồng thể 
tích thất trái (ms)
83,3 ± 21,6 98,1 ± 23,4
Vận tốc sóng E’ tại chân 
vòng van hai lá (cm/s)
7,5 ± 2,1 8,5 ± 2,3
Nhận xét: Trong số 212 các đối tượng nghiên cứu, 
tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau (48,6%/51,4%). 
Các thông số về chiều cao, cân nặng, huyết áp và tần 
số tim đều trong giới hạn bình thường ở cả hai giới. 
Các thông số về kích thước và chức năng tim ở hai 
giới cũng đều trong giới hạn bình thường.
Bảng 2. Kết quả sức căng dọc toàn bộ thất trái theo tuổi 
và giới
Các nhóm 
Sức căng dọc toàn 
bộ thất trái (%) p
Nữ Nam
Ở người < 40 tuổi 
(nữ/nam: n=67/n=56)
-21,7 ± 
1,3
-20,9 ± 
2,0
> 0,05
Ở người 40 - 59 tuổi 
(nữ/nam: n=32/n=36)
-19,5 ± 
1,5
-18,8 ± 
1,6
> 0,05
Ở người > 60 tuổi 
(nữ/nam: n=10/n=11)
-16,5 ± 
1,2
-16,3 ± 
1,1
> 0,05
Trung bình của tất cả các 
đối tượng nghiên cứu 
(nữ/nam: n=109/
n=103)
-20,5 ± 
2,5
-19,8 ± 
3,1
> 0,05
Nhận xét: Sức căng dọc cơ tim trung bình ở nữ 
là -20,5 ± 2,5(%). Sức căng dọc cơ tim trung bình ở 
nam là -19,8 ± 3,1 (%). Không có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa sức căng dọc cơ tim ở nam và ở 
nữ (p > 0,05). 
Bảng 3. Kết quả sức căng dọc cơ tim theo từng vùng thất trái
Vùng mỏm (%) Vùng giữa (%) Vùng đáy (%) Trung bình các vùng (%)
Thành trước -21,7 ± 2,9 -19,5 ± 3,7 -18,7 ± 3,3 -19,5 ± 4,4
Vách liên thất trước -19,3 ± 3,2 -19,3 ± 2,9 -20,8 ± 2,1 -19,7 ± 3,5
Thành dưới -18,7 ± 3,2 -20,5 ± 2,5 -18,5 ± 3,7 -18,5 ± 3,2
Thành bên -21,5 ± 1,7 -20,7 ± 2,1 -18,6 ± 2,9 -20,7 ± 5,1
Thành sau -18,6 ± 2,8 -19,3 ± 2,7 -17,5 ± 3,1 -18,5 ± 4,2
Vách liên thất -17,5 ± 3,2 -17,4 ± 3,6 -16,7 ± 1,7 -17,2 ± 3,8
Trung bình các thành -22,6 ± 1,5 -18,5 ± 3,8 -16,3 ± 1,1* -18,9 ± 2,2
*p< 0,05 so sánh giữa vùng đáy với vùng giữa và vùng mỏm.
Nhận xét: Có sự khác biệt về sức căng dọc cơ tim ở các vùng cơ tim khác nhau (mỏm, giữa, đáy). Sức 
căng dọc cơ tim thấp nhất ở vùng đáy tim, tăng dần lên ở vùng giữa tim và vùng mỏm tim (p<0,05).
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 13
Bảng 4. Mối tương quan giữa sức căng dọc toàn bộ thất 
trái với một số thông số lâm sàng.
Hệ số tương quan r p
Chiều cao 0,12 >0,05
Cân nặng -0,42 0,012
Huyết áp tâm thu -0,46 0,023
Huyết áp tâm trương -0,17 >0,05
Tần số tim 0,18 >0,05
Nhận xét: Sức căng dọc toàn bộ thất trái có mối 
tương quan tuyến tính nghịch mức độ vừa với cân 
nặng (r = -0,42, p<0,05) và với huyết áp tâm thu 
(r = - 0,46, p<0,05). 
BÀN LUẬN
Trong hơn một thập kỷ qua, sự phát triển của kỹ 
thuật siêu âm đánh dấu mô speckle tracking đã cho 
phép đánh giá sâu sắc những vận động cơ học của 
thất trái, sự thay đổi về sức căng cơ tim toàn bộ và 
từng vùng. Việc nghiên cứu về giá trị bình thường 
của sức căng cơ tim có ý nghĩa quan trọng trong thực 
hành lâm sàng và trong các nghiên cứu tim mạch. 
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 212 
người lớn bình thường, trong đó có 48,6% nam giới, 
51,4% nữ giới. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của 
chúng tôi phù hợp với tỷ lệ nam/nữ trong dân số 
Việt Nam(2,3). 
Phân bố tuổi các đối tượng nghiên cứu tuổi gồm 
26,4% từ 20 đến 29, 31,6% tuổi từ 30 đến 39, 16,5% 
tuổi từ 40 đến 49%, 15,5% tuổi từ 50 đến 59, 7,1% 
tuổi từ 60 đến 69, 2,8% tuổi từ 70 đến 79. Phân bố 
tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với cơ 
cấu tuổi trong dân số Việt Nam năm 2016(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sức căng dọc 
toàn bộ thất trái trung bình là 19,9 ± 3,7(%), nằm 
trong phạm vi từ 15,2% đến 23,0%. Nghiên cứu của 
Marwick cho thấy sức căng dọc cơ tim trung bình 
là -18,6 ± 0,1(%)(5). Nghiên cứu tổng phân tích 
của Yingchocharoen trên 2597 người bình thường 
qua 24 nghiên cứu cho thấy phạm vi bình thường 
của sức căng dọc toàn bộ thất trái từ 15,9% đến 
22,1%(6). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi cũng tương tự với kết quả của các nghiên cứu 
trên thế giới.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sức căng dọc 
toàn bộ thất trái ở nữ giới là -20,5 ±2,5 (%), ở nam 
giới là -19,8 ± 3,1 (%), không có sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê giữa sức căng dọc cơ tim ở nam 
và ở nữ (p>0,05). Nghiên cứu tổng phân tích của 
Yingchocharoen trên 2597 người bình thường qua 
24 nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê về sức căng dọc cơ tim giữa nam 
và nữ(6). Một số nghiên cứu khác cho thấy chỉ có sự 
khác biệt chút ít về sức căng dọc cơ tim giữa hai giới, 
nữ cao hơn đôi chút so với nam(7). Để giải thích 
điều này, chúng tôi cho rằng các nghiên cứu sử dụng 
các hệ thống máy siêu âm khác nhau, phương pháp 
đánh giá cũng có khác nhau. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi càng 
cao thì sức căng dọc cơ tim có xu hướng giảm dần 
ở cả hai giới. Tuy nhiên, do nhóm tuổi >60 có ít 
đối tượng nghiên cứu nên chúng tôi không đưa ra 
được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu 
HUNT tại Na Uy trên 1266 người khoẻ mạnh bình 
thường cho thấy sức căng dọc cơ tim giảm dần khi 
tuổi càng cao, dù đo bằng phương pháp siêu âm tim 
đánh dấu mô speckle tracking hay đo bằng phương 
pháp siêu âm Doppler mô cơ tim. Những thay đổi 
theo tuổi này là những thay đổi sinh lý, tương tự với 
những thay đổi về chức năng tâm trương, chức năng 
tâm thu thất trái đã được các nghiên cứu trước đây 
chứng minh qua các bằng chứng về biến đổi của đổ 
đầy thất, của vận tốc sóng E’, độ dịch chuyển vòng 
van hai lá theo tuổi(7,8).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201814
biệt có ý nghĩa thống kê về sức căng dọc cơ tim 
trung bình các thành ở phần đáy so với phần giữa và 
so với phần mỏm, với sức căng giảm dần từ mỏm tới 
đáy (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi tương tự với 
kết quả của tác giả Marwick khi nghiên cứu trên 250 
người bình thường (5). Các phương pháp đánh giá 
sức căng cơ tim khác nhau có thể cho kết quả khá 
khác nhau về sự đồng bộ về sức căng cơ tim từ mỏm 
đến đáy. Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân và 
phương pháp siêu âm đánh dấu mô speckle tracking 
đều cho thấy sức căng dọc cơ tim cao nhất ở phần 
mỏm và giảm dần về đáy tim. Phương pháp siêu âm 
Doppler mô cơ tim lại không cho thấy sự khác biệt 
về sức căng dọc cơ tim từ mỏm tới đáy, điều này có 
thể do sự phụ thuộc của sức căng cơ tim vào góc của 
chùm tia siêu âm khi đánh giá bằng siêu âm Doppler 
mô cơ tim(9,10).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 
sức căng dọc toàn bộ thất trái có mối tương quan 
tuyến tính mức độ vừa với cân nặng (r = -0,42, 
p<0,05) và với huyết áp tâm thu (r = -0,46, p<0,05). 
Kết quả này cũng tương tự với kết quả của tác giả 
Marwick(5). 
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu sức căng dọc cơ tim ở 212 người 
lớn bình thường từ 20 đến 79 tuổi gồm 103 nam 
(48,6%) và 109 nữ (51,4%), chúng tôi nhận thấy:
1. Sức căng dọc toàn bộ thất trái ở người lớn 
bình thường là từ 15,2% đến 23,0%, trung bình là 
-19,9 ±3,7 (%). Sức căng dọc cơ tim trung bình ở nữ 
là -20,5 ± 2,5 (%). Sức căng dọc cơ tim trung bình ở 
nam là -19,8 ± 3,1 (%). 
2. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về 
sức căng dọc cơ tim ở hai giới nam và nữ (p > 0,05). 
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sức căng dọc 
cơ tim trung bình các thành ở phần đáy so với phần 
giữa và so với phần mỏm, với sức căng giảm dần từ 
mỏm tới đáy (p < 0,05). Sức căng dọc toàn bộ thất 
trái có mối tương quan tuyến tính mức độ vừa với 
cân nặng (r = -0,42, p<0,05) và với huyết áp tâm thu 
(r = -0,46, p<0,05).
ABSTRACT
Left ventricular segmental and global longitudinal strain based on 2D speckle tracking echocardiography 
in healthy adults
Nguyen Thi Thu Hoai, Pham Nguyen Son, Tran Hai Yen, Do Doan Loi
The definition of normal values of left ventricular longitudinal strain is of critical importance to the 
clinical application of this modality.
Aims: To investigate global and regional left ventricular longitudinal strain in healthy adults and to 
study the relations between left ventricular longitudinal strain and some clinical parameters.
Methods: From 12/2015 to 8/2016, 212 healthy adults were included. Detailed clinical and 
biochemical examination, standard echocardiography were performed in each individual to exclude 
any underlying pathology that could alter cardiovascular structure and function. Echocardiography 
was performed with GE Vivid E9 (USA), Speckle tracking echocardiography images were analyzed to 
assess global longitudinal strain and regional longitudinal strain by AFI software (GE, USA). 
Results: Male: 103(48,6%), female: 109 (51,4%). 26,4% aged 20-29, 31,6% aged 30-39, 16,5% aged 
40-49, 15,5% aged 50-59, 7,1% aged 60-69, 2,8% aged 70-79 (years). Global longitudinal strain ranged 
from 15,2% to 23,0%, average global longitudinal strain of all subjects was -19,9 ± 3,7(%), there were no 
significant difference between male and female: male -19,8 ± 3,1 (%) vs. female -20,5 ± 2,5(%), (p>0,05). 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 15
There were significant differences between means across basal (-16,3% ± 1,1%), middle (-18,5% ± 3,8%) 
and apical (-22,6% ± 1,5%) segments, (p<0,05). Global longitudinal strain correlated moderately with 
weight (r = -0,42, p<0,05) and with systolic blood pressure (r = -0,46, p<0,05).
Conclusions: Global systolic strain (mean ± SD) was -18.6 ± 0.1%, ranged from 15,2% to 23,0%, there 
were no significant difference between male and female: male -19,8 ± 3,1 (%) vs. female -20,5 ± 2,5(%), 
(p>0,05). Regional systolic strain differed significantly between basal, middle, and apical segments: -16,3% 
± 1,1% vs. -18,5% ± 3,8% vs. -22,6% ± 1,5%, p<0,05, respectively, with the basal strain was the lowest 
and increased gradually from basal to apical regions. Global longitudinal strain correlated moderately with 
weight and systolic blood pressure, r = -0,42, p<0,05 and r = -0,46, p<0,05, respectively. 
Key words: Global longitudinal strain, speckle tracking echocardiography.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Roberto M. Lang; Lugi P. Badano; Victor Mor-Avi et al (2015), “Recommendation for cardiac 
chamber Quantification by Echocardiography in Adults: An Update from the American Society of 
Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging” Journal of American Society of 
Echocardiography Volume 28 number 1.
2. Niên Giám Thống Kê (2011) Nhà Xuất bản Thống Kê.
3. Phạm Ngọc Toàn (2014) Cơ cấu tuổi và già hoá ở Việt Nam theo giới. 
news/co-cau-tuoi-va-gia-hoa-o-viet-nam-theo-gioi-123. Viện Khoa Học Lao Động và Xã Hội, Bộ Lao 
Động Thương Binh và Xã Hội.
4. Tổng cục thống kê (2016). Dân số Việt Nam 2016. 
nam-2016.html.
5. Marwick TH, Leano RL, Brown J, et al (2009). Myocardial Strain Measurement With 2-Dimensional 
Speckle-Tracking Echocardiography. Definition of normal range. J Am Col Cardiol: Cardiovascular Imaging 
2009; Vol 2, number 1, page 80-84. 
6. Yingchoncharoen T, Agarwal S, Popovic ZB, Marwick TH (2013). Normal Ranges of Left Ventricular 
Strain: A Meta-Analysis. J Am Soc Echocardiogr 2013; 26:185-91.
7. Dalen H, Thorstensen A, Aase SA et al (2010). Segmental and global longitudinal strain and strain rate 
based on echocardiography of 1266 healthy individuals: the HUNT study in Norway. European Journal of 
Echocardiography (2010) 11, 176183.
8. Sun JP, Popovic ZB, Greenberg NL, et al (2004). Noninvasive quantification of regional myocardial 
function using Doppler-derived velocity, displacement, strain rate, and strain in healthy volunteers: effects 
of aging. J Am Soc Echocardiogr 2004;17:132-8.
9. Edvardsen T, Gerber BL, Garot J, Bluemke DA, Lima JA, Smiseth OA (2002). Quantitative assessment 
of intrinsic regional myocardial deformation by Doppler strain rate echocardiography in humans: validation 
against three-dimensional tagged magnetic resonance imaging. Circulation 2002; 106:50-6.
10. Kowalski M, Kukulski T, Jamal F, et al (2001). Can natural strain and strain rate quantify regional 
myocardial deformation? A study in healthy subjects. Ultrasound Med Biol 2001;27:1087-97.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_suc_cang_doc_co_tim_that_trai_o_nguoi_lon_binh_th.pdf