Nghiên cứu sức căng cơ tim bằng siêu âm Speckle tracking 2D ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trước và ngay sau can thiệp động mạch vành

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa sức

căng dọc cơ tim (GLS) với nồng độ proBNP và

nồng độ Troponin T máu, phân số tống máu thất

trái (EF) và chỉ số vận động thành (CSVĐT) trên

siêu âm tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT)

cấp có ST chênh lên và khảo sát sự thay đổi của

GLS trước và ngay sau can thiệp động mạch vành

(ĐMV).

Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân

NMCT cấp có ST chênh lên lần đầu được điều trị

tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 1 năm 2016

đến tháng 9 năm 2016. Tất cả các bệnh nhân đều

được khám lâm sàng, điện tim, siêu âm tim sau đó

được chụp và can thiệp ĐMV qua da. Trong vòng

24 giờ sau can thiệp, bệnh nhân được siêu âm tim

lần thứ hai. Hình ảnh siêu âm được phân tích để

đánh giá GLS bằng phần mềm EchoPAC 112 (GE,

Hoa Kỳ)

pdf 7 trang phuongnguyen 4460
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu sức căng cơ tim bằng siêu âm Speckle tracking 2D ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trước và ngay sau can thiệp động mạch vành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sức căng cơ tim bằng siêu âm Speckle tracking 2D ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trước và ngay sau can thiệp động mạch vành

Nghiên cứu sức căng cơ tim bằng siêu âm Speckle tracking 2D ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trước và ngay sau can thiệp động mạch vành
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201816
Nghiên cứu sức căng cơ tim bằng siêu âm Speckle 
tracking 2D ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp 
có ST chênh lên trước và ngay sau can thiệp động 
mạch vành
Nguyễn Anh Tuấn***, Nguyễn Thị Thu Hoài*, Phạm Nguyên Sơn**
Tạ Mạnh Cường*, Phạm Thái Giang**, Đỗ Doãn Lợi*
Viện Tim mạch Việt Nam*
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108**
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa sức 
căng dọc cơ tim (GLS) với nồng độ proBNP và 
nồng độ Troponin T máu, phân số tống máu thất 
trái (EF) và chỉ số vận động thành (CSVĐT) trên 
siêu âm tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) 
cấp có ST chênh lên và khảo sát sự thay đổi của 
GLS trước và ngay sau can thiệp động mạch vành 
(ĐMV).
Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân 
NMCT cấp có ST chênh lên lần đầu được điều trị 
tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 1 năm 2016 
đến tháng 9 năm 2016. Tất cả các bệnh nhân đều 
được khám lâm sàng, điện tim, siêu âm tim sau đó 
được chụp và can thiệp ĐMV qua da. Trong vòng 
24 giờ sau can thiệp, bệnh nhân được siêu âm tim 
lần thứ hai. Hình ảnh siêu âm được phân tích để 
đánh giá GLS bằng phần mềm EchoPAC 112 (GE, 
Hoa Kỳ).
Kết quả: Tuổi trung bình 65,3 ± 10,4. Nam giới: 
83,3%. GLS trước can thiệp có tương quan tuyến 
tính với proBNP (r = 0,598; p < 0,001) và Troponin 
T (r = 0,375; p < 0,05) . GLS có tương quan tuyến 
tính với EF biplane trước can thiệp (r = -0,745, p 
<0,001), sau can thiệp (r = -0,703, p<0,001) và với 
CSCĐT trước can thiệp (r = 0,655, p <0,001), sau 
can thiệp (r =0,587, p<0,001). GLS trung bình sau 
can thiệp tăng lên so với trước can thiệp (-12,66 ± 
3,68 % so với -11,94 ± 3,25 %; p < 0,001). 
Kết luận: Ở bệnh nhân NMCT cấp có ST 
chênh lên, GLS có tương quan tuyến tính với nồng 
độ proBNP và nồng độ Troponin T máu, EF và 
CSVĐT trên siêu âm tim. GLS cải thiện ngay sau 
can thiệp ĐMV trong vòng 24 giờ so với trước can 
thiệp.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một bệnh nặng, 
có tỷ lệ tử vong cao. Siêu âm Doppler tim là một 
phương pháp có giá trị để đánh giá chức năng thất 
trái và phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân NMCT cấp. 
Trong các thông số siêu âm tim, phân số tống máu 
thất trái (EF) và chỉ số vận động thành (CSVĐT) là 
những thông số thường được sử dụng. Tuy nhiên, 
việc đo đạc hai thông số trên phụ thuộc vào kinh 
nghiệm của người làm siêu âm. Gần đây, việc đánh 
giá sức căng cơ tim (hay sự biến dạng cơ tim) bằng 
một số phương pháp mới như siêu âm Doppler 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 17
mô cơ tim và siêu âm speckle tracking được cho 
là có giá trị trong việc lượng hóa chức năng thất 
trái[1],[2],[3]. Trong đó phương pháp siêu âm 
speckle tracking có ưu việt hơn vì việc đánh giá 
không phụ thuộc vào góc của chùm tia siêu âm. Sức 
căng cơ tim mô tả sự thay đổi tương đối chiều dài 
của đoạn cơ tim theo chu chuyển tim. Đây là một 
phương pháp giúp lượng hóa sự suy giảm chức năng 
co bóp của tim, có tương quan chặt chẽ với các 
thông số chức năng tim đo bằng phương pháp cộng 
hưởng từ hạt nhân và tương quan với kích thước ổ 
nhồi máu và liên quan chặt chẽ với tiên lượng của 
bệnh nhân[4]. Tại Việt Nam, chúng tôi chưa thấy 
tác giả nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm hai mục 
tiêu: 1. Nghiên cứu mối liên quan giữa sức căng dọc 
cơ tim (GLS) với nồng độ proBNP và Troponin T 
máu, EF và CSVĐT trên siêu âm tim ở bệnh nhân 
NMCT cấp có ST chênh lên. 2. Khảo sát sự thay 
đổi GLS ở bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên 
trước và ngay sau can thiệp ĐMV.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
30 bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên lần 
đầu được chụp và can thiệp ĐMV qua da tại Viện 
Tim mạch Quốc gia Việt Nam trong khoảng thời 
gian từ tháng 1/2016 đến tháng 9/2016.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
NMCT cấp có ST chênh lên lần đầu theo định 
nghĩa toàn cầu lần thứ III về NMCT cấp có ST 
chênh lên như sau: [5]
+ Đau thắt ngực trên 20 phút.
+ Tăng men tim (Troponin T > 0,01 ng/ml).
+ Điện tim: ST chênh lên mới ở điểm J trên 2 
chuyển đạo kề nhau với điểm cắt ≥ 1mm ở tất cả các 
chuyển đạo trừ V2-V3. Nếu ở V2-V3 thì điểm cắt là 
≥ 2mm ở nam giới ≥ 40 tuổi hoặc ≥ 2,5 mm ở nam 
giới < 40 tuổi hoặc ≥ 1,5 mm ở nữ giới.
- Tiêu chuẩn loại trừ: 
Có bệnh lý nội khoa nặng nề, rung nhĩ, blốc nhĩ 
thất độ 2,3, đặt máy tạo nhịp, hình ảnh siêu âm tim 
mờ, bệnh nhân từ chối không tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
- Phương tiện nghiên cứu: Máy siêu âm Vivid E9 
(GE, Hoa Kỳ) có trang bị phần mềm đánh giá chức 
năng tim bằng phương pháp speckle tracking.
- Quy trình thực hiện siêu âm speckle tracking:
+ Bước 1: Ghi hình động theo thứ tự mặt cắt 3 
buồng, 4 buồng, 2 buồng trục dọc trong ít nhất 3 
chu kỳ với tốc độ quét 60- 100 ảnh/giây
+ Bước 2: Phân tích hình ảnh động bằng phần 
mềm AFI có sẵn trên máy siêu âm: Với mỗi mặt cắt 
máy sẽ yêu cầu chọn 2 điểm ở vòng van hai lá và 1 
điểm ở mỏm tim, sau đó máy sẽ tự động viền theo 
nội mạc tim. Tuy nhiên cần phải điều chỉnh để có 
kết quả chính xác nhất. Sau đó máy sẽ tự động phân 
tích để tìm ra đỉnh sức căng dọc toàn bộ thất trái 
(GLS) và đỉnh sức căng của từng vùng trong thì 
tâm thu. Hình ảnh cuối cùng thu được gọi là hình 
ảnh bull’s eye. Toàn bộ thất trái được chia thành 17 
vùng theo khuyến cáo của Hiệp hội Siêu âm Tim 
Hoa Kỳ [7].
Hình 1. Minh hoạ phương pháp đánh giá sức căng dọc 
cơ tim trên siêu âm tim speckle tracking.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201818
- Phương pháp xử lý số liệu: Bằng các thuật toán 
thống kê trên máy vi tính với phần mềm Stata 14.0
KẾT QUẢ
Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng Kết quả
Tuổi (X± SD) 65,3 ± 10,4
Giới nam (n %) 25 (83,3)
Tăng huyết áp (n, %) 14 (46,6)
Đái tháo đường (n, %) 7 (23,3)
Hút thuốc lá (n, %) 17 (56,7)
Rối loạn lipit máu (n, %) 13 (43,3)
Killip I (n, %) 20 (66,7)
Thời gian từ khi đau ngực đến lúc can 
thiệp ĐMV (giờ): (X± SD)
14,3 ± 8,8
Huyết áp tâm thu (mmHg): (X ± SD) 128,3 ± 21,2
Huyết áp tâm trương (mmHg):
(X ± SD)
78,3 ± 13,4
Mạch: (X± SD) 86,6 ± 16,2
Nhận xét: Tuổi trung bình của các đối tượng 
nghiên cứu là: 65,3 ± 10,4; nam giới chiếm 83,3%; 
Killip I là chủ yếu chiếm 66,7%.
Bảng 2. Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm cận lâm sàng Kết quả
Đặc điểm sinh hóa máu
CK-MB (UI/L) 123,2 ± 123,54
Troponin T (ng/ml): (X ± SD) 1,75 ± 1,95
ProBNP (pmol/l): (X ± SD) 67,45± 75,8
Đặc điểm tổn thương mạch vành
Một nhánh (n, %) 13 (43,3)
Nhiều nhánh (n, %) 17 (56,7)
LAD (n, %) 18 (60)
RCA (n, %) 10 (33,3)
LCX (n, %) 2 (6,7)
TIMI 0 trước can thiệp (n, %) 20 (66,7)
Đặc điểm siêu âm tim
Dd (mm): (X ± SD) 46,8 ± 5,9
EF biplane: (X ± SD) 0,465 ± 0,086
CSVĐT: (X ± SD) 1,43 ± 0,23
E/e’ 13,8 ± 4,67
GLS (%) -11,94 ± 3,25
Nhận xét: Động mạch thủ phạm gặp chủ yếu 
là LAD chiếm 60%; EF biplane trước can thiệp 
là 0,465 ± 0,086. GLS trước can thiệp là -11,94 ± 
3,25 (%).
Mối liên quan giữa GLS với nồng độ proBNP và 
Troponin T máu, EF và CSVĐT trên siêu âm tim
Biểu đồ 1. Mối liên quan giữa GLS và proBNP
Nhận xét: GLS có mối tương quan chặt chẽ với 
proBNP.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 19
Biểu đồ 2. Mối liên quan giữa GLS và Troponin T
Nhận xét: GLS có mối tương quan mức độ 
trung bình với Troponin T.
Biểu đồ 3. Mối liên quan giữa GLS với EF biplane
Nhận xét: GLS có mối tương quan rất chặt chẽ 
với EF biplane trước và sau can thiệp.
Biểu đồ 4. Mối liên quan giữa GLS và CSVĐT
Nhận xét: GLS có mối tương quan chặt chẽ với CSVĐT trước và sau can thiệp.
Thay đổi GLS trước và ngay sau can thiệp ĐMV
Bảng 3. Thay đổi GLS ngay sau can thiệp động mạch vành
GLS (%) n
Trước CT
(X± SD)
Sau CT
(X ± SD)
p
GLS trung bình 30 -11,94 ± 3,25 -12,66 ± 3,68 < 0,001
Killip
I 20 -12,81 ± 3,10 -13,69 ± 3,38
≥ II 10 -10,19 ± 2,94 -10,59 ± 3,51
Thời gian từ khi đau ngực 
đến lúc can thiệp ĐMV
≤ 12 giờ 17 -12,47 ± 2,72 -13,31 ± 2,59
> 12 giờ 13 -11,24 ± 4,10 -11,81 ± 4,74
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201820
Nhận xét: GLS ngay sau can thiệp ĐMV có cải 
thiện so với trước can thiệp.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng 
tôi có tuổi trung bình là: 65,3 ± 10,4; nam giới gặp 
chủ yếu chiếm 83,3%. Các yếu tố nguy cơ tim mạch 
thường gặp là tăng huyết áp chiếm 46,4%; hút thuốc 
lá chiếm 56,7%; rối loạn lipit máu chiếm 43,3%. Thời 
gian từ khi đau ngực đến lúc mở thông động mạch 
vành thường muộn (14,3 ± 8,8 giờ). Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của 
Vũ Quang Ngọc trên 215 bệnh nhân NMCT cấp có 
ST chênh lên cho thấy tuổi trung bình là 64,7 ± 10,8; 
nam giới chiếm 72,6% [6]. Khi tìm hiểu đặc điểm 
tổn thương động mạch vành chúng tôi thấy chủ yếu 
có tổn thương nhiều nhánh chiếm 56,7%. Động 
mạch thủ phạm gặp chủ yếu là động mạch liên thất 
trước chiếm 60%; động mạch mũ gặp ít nhất chiếm 
6,7%. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên 
cứu của một số tác giả khác [1], [6]. Về đặc điểm 
siêu âm tim chúng tôi thấy nhìn chung buồng tim 
trái chưa giãn (Dd: 46,8 ± 5,9 mm) nhưng phân suất 
tống máu thất trái đã giảm xuống (0,465 ± 0,086) và 
có rối loạn chức năng tâm trương thất trái với E/e’ = 
13,8 ± 4,67. Khi đánh giá GLS trước can thiệp chúng 
tôi thấy GLS giảm xuống còn -11,94 ± 3,25 %.
Mối liên quan giữa GLS với nồng độ proBNP và 
nồng độ Troponin T máu, EF và CSVĐT trên 
siêu âm tim
Cơ tâm thất được cấu tạo bởi 3 lớp trong đó lớp 
cơ dọc dưới nội tâm mạc có liên quan đến áp lực 
thành tim. Vì vậy sự giảm co bóp của lớp cơ dọc sẽ 
dẫn đến tăng áp lực thành tim do đó sẽ làm tăng sản 
xuất proBNP cũng như NT-proBNP [8]. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 1) cho thấy GLS 
có mối tương quan chặt với nồng độ proBNP với r = 
0,598 và p < 0,001. Troponin T đặc hiệu cho tim là 
một protein được sinh ra do quá trình hoại tử cơ tim 
và có liên quan mật thiết với mức độ hoại tử cơ tim. 
Nồng độ Troponin T máu càng tăng thì mức độ hoại 
tử cơ tim càng rộng. Kết quả ở biểu đồ 2 cho thấy 
GSL có tương quan tuyến tính mức độ trung bình 
với nồng độ Troponin T máu (r = 0,375 và p < 0,05).
Mối liên quan giữa GLS và EF, CSVĐT: Kết quả 
biểu đồ 3 cho thấy GLS có mối tương quan tuyến 
tính rất chặt chẽ với EF biplane trước can thiệp 
ĐMV (r = -0,745; p < 0,001) và sau can thiệp ĐMV 
(r = -0,703; p < 0,001). Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
một số tác giả khác như S.Cimino nghiên cứu trên 
20 bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên được 
làm siêu âm speckle tracking và đánh giá EF bằng 
cộng hưởng từ sau can thiệp cho thấy EF có tương 
quan tuyến tính rất chặt chẽ với GLS với r = -0,878 
[9]. Amira M và cộng sự đánh giá siêu âm speckle 
tracking trong vòng 24 giờ sau can thiệp ĐMV ở 30 
bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên cho thấy 
GLS có mối tương quan tuyến tính với EF trên siêu 
âm 2D với r = -0,35; p = 0,01 [10]. Khi tìm hiểu 
mối tương quan giữa GLS với CSVĐT trước và sau 
Động mạch thủ phạm
LAD 18 -10,51 ± 2,99 -11,14 ± 3,48
RCA, LCX 12 -14,07 ± 2,39 -14,93 ± 2,75
Số nhánh ĐMV
 tổn thương
1 nhánh 13 -14,52 ± 2,33 -15,63 ± 2,58
2 nhánh 13 -10,73 ± 2,10 -11,32 ± 2,19
3 nhánh 4 -7,44 ± 0,61 -7,35 ± 1,20
TIMI trước can thiệp
0 20 -12,31 ± 3,13 -13,09 ± 3,49
I, II 10 -11,18 ± 3,50 -11,79 ± 4,09
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 21
can thiệp ĐMV chúng tối thấy GLS có mối tương 
quan chặt với CSVĐT trước can thiệp ĐMV (r = 
0,655; p < 0,001) và sau can thiệp ĐMV (r = 0,587; 
p < 0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng 
tương tự với kết quả nghiên cứu của một số tác giả 
khác như S.Cimino và cộng sự cho thấy CSVĐT 
đánh giá bằng cộng hưởng từ có tương quan tuyến 
tính rất chặt chẽ với GLS với r = 0,807 [9]. Amira M 
và cộng sự cho thấy GLS có mối tương quan tuyến 
tính chặt với CSVĐT với r = 0,507; p = 0,04 [10].
Biến đổi của GLS trước và sau can thiệp ĐMV 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3 cho 
thấy GLS trung bình trong vòng 24 giờ đầu sau 
can thiệp ĐMV cải thiện rõ so với trước can thiệp 
(-12,66 ± 3,68 so với -11,94 ± 3,25; p < 0,001). Khi 
tìm hiểu về sự thay đổi GLS sau can thiệp theo từng 
phân nhóm chúng tôi thấy GLS sau can thiệp của 
các phân nhóm trên đều có xu hướng tăng, đặc biệt 
ở một số phân nhóm như: Killip I, nhóm được can 
thiệp sớm trước 12 giờ kể từ khi đau ngực, nhóm có 
tổn thương 1 hoặc 2 nhánh ĐMV và nhóm có TIMI 
0 lúc vào viện. Như vậy có thể nói GLS trong 24 giờ 
đầu sau can thiệp ĐMV có xu hướng cải thiện so 
với trước can thiệp. Do đó GLS là một thông số khá 
nhạy cho thấy sự thay đổi chức năng tim sớm ngay 
sau can thiệp ĐMV.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân nhồi máu cơ tim 
cấp có ST chênh lên trước và sau can thiệp động mạch 
vành qua da, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 
- Sức căng dọc toàn bộ thất trái có tương quan 
tuyến tính với nồng độ proBNP và Troponin T 
máu, phân số tống máu EF và chỉ số vận động thành 
trên siêu âm.
- Sức căng dọc toàn bộ thất trái ngay sau can 
thiệp động mạch vành trong 24 giờ đầu có cải thiện 
so với trước can thiệp.
ABSTRACT
Investigate myocardial strain by 2D speckle tracking echocardiography in patients with acute ST 
elevation myocardial infarction before and after percutaneous coronary intervention
Nguyen Anh Tuan, Nguyen Thi Thu Hoai, Pham Nguyen Son, Ta Manh Cuong, 
Pham Thai Giang, Do Doan Loi
Objectives: 
1/ To study the correlations between global longitudinal strain (GLS) and proBNP, Troponin T, and 
ejection fraction EF, wall motion score index (WMSI) by 2D echocardiography in patients with acute ST 
elevation myocardial infarction (STEMI) 
2/ To investigate the variation in GLS in patients with STEMI before and after percutaneous coronary 
intervention (PCI). 
Methods: 30 STEMI patients hospitalized in Vietnam National Heart Institute from January 2016 to 
September 2016 were included. Clinical examination,12-lead ECG, pre and post PCI echocardiography, 
PCI were done for all patients. Echocardiography images were analyzed to assess global longitudinal strain 
(GLS) by EchoPAC 112 software (GE, USA).
Results: Mean age: 65.3 ± 10.4 years. Male: 83.3%. Killip I: 66.7%. GLS correlated well with proBNP 
(r = 0.598; p < 0.001) and Troponin T (r = 0.375; p < 0.05). GLS correlated well with EF biplane before 
PCI (r = -0.745; p < 0.001); after PCI (r = -0.703; p < 0.001) and WMSI before PCI (r = 0.655; p < 0.001); 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201822
after PCI (r = 0.587; p < 0.001). GLS obtained 24 hour after PCI was higher than GLS before intervention 
(-12.66 ± 3.68 % vs -11.94 ± 3.25 %; p < 0.001).
Conclusions: GLS correlated well with proBNP, Troponin T and EF, WMSI by 2D echocardiography 
in patients with STEMI. GLS obtained 24 hour after PCI was higher than GLS before intervention in 
patients with STEMI.
Keywords: Speckle tracking, global longitudinal strain.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Quang Tuấn, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân 
Việt (2015) “Nghiên cứu sự thay đổi sức căng cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên 
sau can thiệp động mạch vành”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 69, trang 76-83.
2. Ola Gjesdal; Thomas Helle-Valle; Einar Hopp et al (2008), "Noninvasive Separation of Large, 
Medium, and Small Myocardial Infarcts in Survivors of Reperfused ST-Elevation Myocardial Infarction A 
Comprehensive Tissue Doppler and Speckle-Tracking Echocardiography Study. Circ Cardiovasc Imaging; 
1:189-96.
3. Sjoli B, Grenne B, Smiseth OA Edvardsen T, Brunvand (2011), “The advantage of global strain 
compare to left ventricular ejection fraction to predict outcome after acute myocardial infarction”, 
Echocardiography; 28: 556-63
4. Tomasz Bochenek, Krystian Wita, Zbigniew Tabor et al (2011), “Value of speckle-tracking 
Echocardiography for prediction of left ventrichlar remodeling in patients with ST-elevation myocardial 
infarction treated by primary percutaneous intervention”, Journal of the American Society of Echocardiography 
volume 24 number 12.
5. Kristian Thygesen, Joseph S. Alpert, Allan S. Jaffe et al (2012), “Third universal defnition of 
myocardial infarction”, European Heart Journal (2012) 33, 2551–2567.
6. Vũ Quang Ngọc (2011), “Nghiên cứu mức độ tưới máu cơ tim sau can thiệp động mạch vành ở bệnh 
nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên” Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Roberto M. Lang; Lugi P. Badano; Victor Mor-Avi et al (2015), “Recommendation for cardiac 
chamber Quatification by Echocardiography in Adults. An updates from American Society of 
Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging” Journal of American 
Society of Echocardiography Volume 28 number 1.
8. Mad Kristian Ersbøll (2013), “Left ventricular global longitudinal strain in acute myocardial 
infarction” Danish Medical Journal (2013); 60(8): B4697.
9. S. Cimino; E. Canali; V. Petronilli et al (2013), “Global and regional longitudinal strain assessed 
by two-dimentional speckle tracking echocardiography identifies early myocardial dysfunction and 
transmural extent of myocardial scar in patients with acute ST elevation myocardial infarction and 
relatively preserved LV function” European Heart Journal (2013) 14, 805–811.
10. Amira M. Ismail; Wael samy, Randa Aly et al (2015), “Longitudinal strain in patient with STEMI 
using speckle tracking echocardiography. Correlation with peak infarction mass and ejection fraction” The 
Egyptian Journal of Critical Care Medicine (2015) 3,45–53.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_suc_cang_co_tim_bang_sieu_am_speckle_tracking_2d.pdf