Nghiên cứu sự ủng hộ của người dân địa phương đối với sự phát triển du lịch tại thành phố Huế

Tóm tắt: Người dân là nhân tố đóng vai trò chủ chốt của sự phát triển du lịch tại địa phương. Sự ủng hộ

của người dân địa phương là cực kỳ quan trọng cho sự thành công của các dự án phát triển du lịch.

Nghiên cứu này được thực hiện trên nền tảng Lý thuyết trao đổi xã hội. Theo đó, người dân sẽ ủng hộ sự

phát triển du lịch địa phương nếu nhận thấy các tác động tích cực mang lại nhiều hơn các tác động tiêu

cực gây ra. Tác động hai mặt của du lịch được xem xét trên 4 khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội, môi

trường. Mô hình hồi quy đa biến được thành lập nhằm giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức

về tác động du lịch đến sự ủng hộ của người dân đối với du lịch địa phương

pdf 19 trang phuongnguyen 1120
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu sự ủng hộ của người dân địa phương đối với sự phát triển du lịch tại thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sự ủng hộ của người dân địa phương đối với sự phát triển du lịch tại thành phố Huế

Nghiên cứu sự ủng hộ của người dân địa phương đối với sự phát triển du lịch tại thành phố Huế
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 139–157; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4502 
* Liên hệ: minhngoc.hat@gmail.com 
Nhận bài: 18–09–2017; Hoàn thành phản biện: 05–10–2017; Ngày nhận đăng: 30–10–2017 
NGHIÊN CỨU SỰ ỦNG HỘ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG 
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 
Châu Thị Minh Ngọc*, Đàm Lê Tân Anh 
Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Người dân là nhân tố đóng vai trò chủ chốt của sự phát triển du lịch tại địa phương. Sự ủng hộ 
của người dân địa phương là cực kỳ quan trọng cho sự thành công của các dự án phát triển du lịch. 
Nghiên cứu này được thực hiện trên nền tảng Lý thuyết trao đổi xã hội. Theo đó, người dân sẽ ủng hộ sự 
phát triển du lịch địa phương nếu nhận thấy các tác động tích cực mang lại nhiều hơn các tác động tiêu 
cực gây ra. Tác động hai mặt của du lịch được xem xét trên 4 khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội, môi 
trường. Mô hình hồi quy đa biến được thành lập nhằm giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức 
về tác động du lịch đến sự ủng hộ của người dân đối với du lịch địa phương. 
Từ khoá: tác động du lịch, sự ủng hộ của người dân, Lý thuyết trao đổi xã hội 
1 Đặt vấn đề 
Các bên liên quan luôn là nhân tố chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến các bước 
tiến trong sự phát triển của một điểm đến du lịch. Trong sự phát triển này, người ta hay bàn 
đến các chính sách, quyết định do chính quyền các cấp ban hành và quan tâm đến lợi ích của 
nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch cũng như sự hài lòng của du khách. Tuy nhiên, đôi khi lại 
quên mất lợi ích cân bằng và vai trò quan trọng của người dân địa phương trong các mục tiêu 
phát triển du lịch tại chính quê hương họ. 
Khi địa phương trở thành điểm đến du lịch, một mặt, chất lượng cuộc sống của người 
dân bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trên nhiều khía cạnh khác nhau. Điều này được phản 
ánh qua sự gia tăng số lượng người tại địa phương, tăng việc sử dụng hệ thống đường sá, cùng 
những hiệu ứng khác nhau về kinh tế – xã hội và định hướng việc làm. Mặt khác, du lịch dựa 
nhiều vào thiện chí của người dân địa phương nên sự hỗ trợ của họ là rất cần thiết cho sự thành 
công và sự phát triển bền vững của ngành kinh tế này (Jurowski, 1994) về mặt thương mại, văn 
hoá – xã hội, chính trị và kinh tế (Gursoy và Rutherford, 2004). Sự thành công của bất kỳ dự án 
du lịch nào cũng đều bị ảnh hưởng và dẫn đến kết quả xấu nếu quá trình phát triển không 
được lên kế hoạch chu đáo và không nhận được sự ủng hộ từ phía người dân (Gursoy và cs., 2002). 
Như vậy, người dân là đối tượng chính chịu ảnh hưởng, đồng thời là nhân tố đóng vai trò chủ 
chốt của sự phát triển du lịch tại địa phương. Do đó, tìm hiểu vấn đề về sự ủng hộ của người 
dân đối với phát triển du lịch là rất quan trọng và cần thiết đối với chính quyền địa phương, 
những người hoạch định chính sách, cũng như đối với các doanh nghiệp. 
Châu Thị Minh Ngọc, Đàm Lê Tân Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
140 
Trong bối cảnh ngành du lịch được lựa chọn là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố 
Huế, nhiều chính sách, định hướng được đưa ra nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh về tài 
nguyên du lịch. Hơn bao giờ hết, sự ủng hộ của người dân là một trong những chìa khoá quan 
trọng để tiến hành mọi hoạt động phát triển du lịch tại địa phương. Việc lựa chọn thành phố 
Huế là địa bàn nghiên cứu, người dân Huế là đối tượng khảo sát vừa có ý nghĩa tích cực cho bài 
nghiên cứu, đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thiết thực vào thực tế phát triển du lịch 
tại địa phương. 
Nghiên cứu này được tiếp cận trên quan điểm, được kế thừa từ các công trình đi trước, là 
nhận thức của người dân về các tác động của du lịch sẽ ảnh hưởng đến thái độ ủng hộ của họ 
đối với sự phát triển du lịch tại địa phương. Trong đó, các tác giả hướng vào phân tích các tác 
độngcủa du lịch trên hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của 4 lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, 
và môi trường. Từ đó, các tác giả phân tích ảnh hưởng của việc nhận thức các tác động này đến 
sự ủng hộ của người dân đối với sự phát triển du lịch. 
2 Cơ sở lý thuyết 
Việc nghiên cứu về nhận thức và sự ủng hộ của người dân đối với du lịch không phải là 
vấn đề mới, đặc biệt đối với các chuyên gia quan tâm đến sự phát triển của một điểm đến. Theo 
tổng hợp của Sirakaya và cs. (2002), thái độ và sự ủng hộ của người dân đối với du lịch đã được 
tiến hành nghiên cứu từ giữa những năm 1970. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những 
địa bàn mà du lịch đã trở thành thành phần kinh tế quan trọng của địa phương (Mason và 
Cheyne, 2000); một số ít công trình tiến hành tại những khu vực bắt đầu trở thành điểm đến du 
lịch (Sirakaya và cs., 2002). Phần lớn các nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia phát triển 
như Hoa Kỳ, Canada, Úc, và một vài quốc gia thuộc châu Âu. Những năm gần đây, việc nghiên 
cứu về sự ủng hộ của người dân đối với du lịch địa phương đã được thực hiện tại một số quốc 
gia đang phát triển ở châu Á, châu Phi, nhưng số lượng rất hạn chế. Ở Việt Nam, hiện tại chưa 
tìm thấy các công trình liên quan được công bố. 
2.1 Sự vận dụng Lý thuyết trao đổi xã hội trong nghiên cứu sự ủng hộ của người dân đối 
với du lịch 
Lý thuyết trao đổi xã hội là nền tảng quan trọng được đa số các học giả chấp nhận và vận 
dụng trong quá trình nghiên cứu về thái độ của người dân đối với du lịch. Lý thuyết này xem 
các tương tác xã hội là sự trao đổi nguồn lực; trong đó, các cá nhân có khả năng tham gia vào sự 
trao đổi nếu như nhận được các lợi ích mà không phải chịu các chi phí vô lý (Ap, 1992). Ở lĩnh 
vực du lịch, thái độ của người dân được xây dựng dựa trên những đánh giá của họ về các lợi 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
141 
ích (hoặc tác động tích cực) và chi phí (hoặc tác động tiêu cực) của du lịch. Trong trường hợp 
nhận thấy các kết quả tích cực từ du lịch cao hơn các tác động tiêu cực thì người dân sẵn sàng 
ủng hộ các hoạt động du lịch tại địa phương. Cũng trên quan điểm này, Perdue và cs. (1993) có 
kết luận cho rằng thái độ ban đầu của người dân đối với du lịch là rất tích cực, nhưng khi chi 
phí phải bỏ ra cao hơn lợi ích nhận lại được từ phát triển du lịch thì thái độ ủng hộ của người 
dân giảm dần. 
Xuất phát từ Lý thuyết trao đổi xã hội, các nghiên cứu về thái độ ủng hộ của người dân 
đối với du lịch luôn gắn liền với việc nghiên cứu nhận thức về các tác động tích cực và tiêu cực 
của du lịch về mặt kinh tế, văn hoá – xã hội và môi trường tại điểm đến. Ap (1992) tiến hành 
nghiên cứu nhận thức của người dân về tác động của du lịch. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra 
rằng người dân nhận thức và đánh giá các tác động tích cực về kinh tế cao hơn các hậu quả tiêu 
cực về mặt xã hội. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chưa lý giải được tại sao những 
nhận thức tích cực về mặt kinh tế lại chiếm ưu thế (Tomljenovic và Faulkner, 2000). 
Jurowski và cs. (1997) cũng sử dụng Lý thuyết trao đổi xã hội để phát triển mô hình các 
yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với du lịch của người dân. Trong mô hình này các tác giả 
nhận thấy rằng khả năng nhận thức lợi ích kinh tế, sử dụng nguồn lực tài nguyên, sự gắn bó với 
cộng đồng địa phương và thái độ đối với việc bảo tồn thiên nhiên ảnh hưởng đến nhận thức 
của người dân địa phương đối với các tác động kinh tế, xã hội và môi trường. Mô hình này 
công nhận nhóm 3 nhân tố tác động trên có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự ủng hộ của 
người dân. Mô hình này đã bỏ qua sự ảnh hưởng của các hoạt động du lịch lên khía cạnh văn 
hoá của địa phương. 
Những kết quả nghiên cứu của Jurowski (1997), Gursoy và cs. (2002) đã bổ sung các nhân 
tố về lợi ích và chi phí từ du lịch vào nhóm 3 nhân tố ban đầu. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng 
sự ủng hộ của người dân địa phương đối với du lịch bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mức độ 
quan tâm của cộng đồng đối với du lịch, thái độ với môi trường, việc sử dụng các nguồn tài 
nguyên, nhận thức về những tác động tốt và xấu của việc phát triển du lịch. Gursoy và 
Rutherford (2004) đề xuất mô hình lý thuyết sự ủng hộ du lịch kế thừa và phát triển mô hình 
của Jurowski (1997) và Gorsoy (2002) bằng cách chia nhận thức về tác động thành 5 nhân tố 
chính: lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa, chi phí xã hội, và chi phí văn hóa. Nghiên 
cứu này mặc dù đã phân tích sâu các nhận thức về tác động của du lịch theo hai hướng tích cực 
và tiêu cực cũng như ảnh hưởng của nó đến sự ủng hộ du lịch, nhưng lại bỏ qua những đánh 
giá của người dân về các tác động của du lịch về môi trường. 
Nghiên cứu của Sirakaya và cs. (2002) đã củng cố và ủng hộ các kết quả nghiên cứu 
tương tự trước đó thực hiện ở các nước công nghiệp cũng như các điểm đến du lịch đã phát 
triển. Cụ thể là sự ủng hộ của người dân địa phương đối với một dự án du lịch cụ thể phụ 
Châu Thị Minh Ngọc, Đàm Lê Tân Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
142 
thuộc vào nhận thức của họ về lợi ích và chi phí như lý giải trong Lý thuyết trao đổi xã hội. 
Đóng góp lớn nhất về mặt lý thuyết của nghiên cứu này là những kết quả nghiên cứu thu được 
từ một quốc gia châu Phi đang phát triển như Ghana và tại những cộng đồng địa phương nơi 
phát triển du lịch đang diễn ra ở giai đoạn khởi đầu chứng minh mạnh mẽ tính đúng đắn của 
Lý thuyết trao đổi xã hội khi đưa vào kiểm nghiệm thực tế ở các quốc gia khác nhau với những 
điều kiện khác nhau. 
Dyer và cs. (2006) tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá nhận thức của người 
dân địa phương về tác động của du lịch và những nhận thức này ảnh hưởng như thế nào đến 
việc ủng hộ phát triển du lịch tại khu vực bờ biển Sunshine, Queensland, Úc. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy việc áp dụng mô hình lý thuyết sự ủng hộ du lịch từ các nghiên cứu ở Bắc Mỹ và 
châu Âu (Dyer và cs. 2006) vào điều kiện thực tế ở Úc là phù hợp và có ý nghĩa. Kết quả nghiên 
cứu chỉ ra 5 nhóm nhân tố nhận thức về tác động gồm: tác động kinh tế xã hội tích cực, tác động 
xã hội tích cực, tác động xã hội tiêu cực, tác động kinh tế tích cực, và tác động văn hóa tích cực. 
Khi tiến hành kiểm tra mô hình nghiên cứu đề xuất, kết quả chỉ ra rằng chỉ có nhận thức lợi ích 
kinh tế và nhận thức lợi ích văn hóa có tác động trực tiếp tích cực lên sự ủng hộ của người dân 
địa phương đối với phát triển du lịch 
Nghiên cứu của Hanafiah và cs. (2013) sử dụng bộ thang đo đánh giá nhận thức của 
người dân địa phương đối với phát triển du lịch ở đảo Tioman, Malaysia tổng hợp và kế thừa 
từ nghiên cứu của Latkova và Vogt (2012), và Lankford và Howard (1994). Kết quả nghiên cứu 
chỉ ra rằng người dân nhận thấy được những lợi ích từ mặt kinh tế và xã hội mà du lịch có thể 
đem lại. Họ ủng hộ sự phát triển du lịch tại địa phương khi du lịch đảm bảo việc tạo ra thu 
nhập cho cá nhân và đem lại nhiều hơn cơ hội việc làm. 
2.2 Nhận thức về các tác động của du lịch 
Du lịch mang lại các tác động tích cực và tác động tiêu cực cho điểm đến. 
Về các tác động tích cực của du lịch, nhiều học giả có chung quan điểm rằng ở mặt tích cực 
du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương (Garcia và cs., 2016). Du lịch 
nâng cao cải thiện nền kinh tế địa phương, thu thuế bổ sung vào ngân sách địa phương, thu 
nhập và trao đổi ngoại tệ (Ko và Steward, 2002). Du lịch duy trì và củng cố mạng lưới liên kết 
giữa các doanh nghiệp trong vùng, nâng cao đời sống người dân địa phương, giúp lưu giữ và 
bảo tồn những di tích lịch sử và di chỉ khảo cổ (Gursoy và Rutherford, 2004) đồng thời bảo tồn 
bản sắc cư dân địa phương và niềm tự hào văn hóa của họ. Du lịch còn tạo ra các cơ hội về các 
nơi mua sắm mới và các hoạt động giải trí cho địa phương (Brunt và Courtney, 1999) đồng thời 
giúp cải thiện hệ thống đường sá và các tiện ích công cộng (Gursoy và Rutherford, 2004). Bên 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
143 
cạnh đó các tác động tích cực của du lịch còn được phản ánh qua việc tạo ra các cơ hội trao đổi 
văn hoá, giúp tái dựng lại truyền thống địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng 
cường hình ảnh của cộng đồng (Besculides và cs., 2002). 
Về các tác động tiêu cực của du lịch, phát triển du lịch có thể mang lại những tác động xấu 
(Ko và Steward, 2002). Đặc biệt trong mùa cao điểm, du lịch gây ra những tác động tiêu cực lên 
nhiều mặt của đời sống như kinh tế, văn hóa – xã hội, và môi trường. Lindberg và Johnson 
(1997), và Sheldon và Abenoja (2001) cho rằng mùa du lịch cao điểm gây nên tình trạng quá tải 
ở các điểm công cộng, vui chơi giải trí; tình trạng ách tắc giao thông và quá tải ở các bãi đỗ xe. 
Những tác động trên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hằng ngày của người dân địa phương, 
gây ra những bất tiện trong quá trình sinh hoạt và làm việc của họ. Ngoài ra, có thể nhận thấy 
du lịch làm tăng chi phí sinh hoạt (McGehee và Andereck, 2004) cũng như tình trạng sử dụng 
rượu bia và chất kích thích trái phép ở một bộ phận du khách và người dân địa phương 
(Diedrich và García, 2009). Lankford (1994) nhấn mạnh rằng du lịch còn gây nên những tổn hại 
cho môi trường như ô nhiễm và tăng lượng rác thải. Những tác động xấu mà du lịch gây ra có 
thể khiến người dân địa phương hình thành và duy trì thái độ tiêu cực đối với phát triển du 
lịch. Về khía cạnh văn hoá, Kousis (1989) cho rằng du lịch có thể gây ra những ảnh hưởng xấu 
đến những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình người dân. Du lịch là nguyên nhân của sự 
thương mại hóa văn hóa và có thể tạo ra những xung đột xã hội và văn hóa tại cộng đồng của 
điểm đến do những khác biệt về văn hóa xã hội, phúc lợi kinh tế và khoảng cách về khả năng 
chi tiêu giữa khách du lịch và người dân địa phương (Garcia và cs., 2016). Về lâu dài, cộng đồng 
người dân địa phương bắt đầu thích nghi với những chuẩn mực, giá trị văn hóa do du khách 
mang đến và trở nên phụ thuộc về mặt văn hóa mang đến từ du khách (Sharpley, 1994). 
3 Mô hình nghiên cứu 
Kế thừa quan điểm hợp lý của các tác giả đi trước, các tác giả của bài báo này cũng dựa 
trên nền tảng Lý thuyết trao đổi xã hội để nghiên cứu sự ủng hộ của người dân địa phương đối 
với sự phát triển du lịch tại thành phố Huế. Theo đó, người dân sẽ ủng hộ cho hoạt động du 
lịch địa phương khi nhận thấy được các tác động tích cực từ du lịch cao hơn các tác động tiêu 
cực mà nó đem lại. Các tác động tích cực và tiêu cực này được xem xét trên 4 khía cạnh chính 
của đời sống xã hội: kinh tế, văn hóa, xã hội, và môi trường. Ở nghiên cứu này, các tác giả tách 
văn hoá thành lĩnh vực chịu các tác động riêng biệt từ du lịch, không lồng ghép trong nhóm văn 
hoá – xã hội hoặc bị bỏ qua như trong một số các nghiên cứu trước. Với các lập luận như vậy, 
mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện ở Hình 1, trong đó sự ủng hộ của người dân chịu 
ảnh hưởng của 8 nhóm nhận thức khác nhau về các tác động của du lịch. Những nhóm này sẽ 
ảnh hưởng đến sự ủng hộ của người dân địa phương theo giả thiết sau: 
Châu Thị Minh Ngọc, Đàm Lê Tân Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
144 
H1. Nhận thức của người dân đối với các tác động tốt về kinh tế sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến sự 
ủng hộ đối với du lịch, 
H2.  ... ích công cộng phục vụ du lịch là cần thiết UH5 0,807 
Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha 0,921 
Giá trị Eigen 4,320 
Nguồn : xử lý số liệu điều tra, 2017 
5.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhận thức các tác động của du lịch đến sự ủng hộ của 
người dân đối với du lịch 
Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về nhận thức các tác động của du lịch đến sự 
ủng hộ của người dân đối với du lịch, các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến với mô 
hình lý thuyết được trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy được 
tổng hợp ở Bảng 5. 
Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy 
Biến phụ thuộc: Sự ủng hộ của người dân đối với du lịch (UHDL), Số quan sát: 220 
Biến độc lập 
Hệ số chưa 
chuẩn hóa 
Hệ số 
chuẩn 
hóa 
t Sig. 
Thống kê cộng 
tuyến 

Sai số 
chuẩn 
Beta 
Độ 
chấp 
nhận 
của 
biến 
Hệ số 
phóng 
đại 
phương 
sai, 
(VIF) 
 Hằng số 1,547 0,429 3,607 0,000 
X1 Nhận thức tác động tốt về kinh tế 0,431 0,055 0,465 7,879 0,000 0,447 2,239 
X2 Nhận thức tác động tốt về văn hoá 0,132 0,057 0,119 2,326 0,021 0,597 1,676 
X3 Nhận thức tác động tốt về xã hội 0,161 0,052 0,163 3,124 0,002 0,568 1,759 
X4 Nhận thức tác động tốt về môi trường 0,089 0,056 0,087 1,609 0,109 0,526 1,899 
X5 Nhận thức tác động xấu về kinh tế -0,039 0,045 -0,044 -0,860 0,391 0,606 1,650 
X6 Nhận thức tác động xấu về văn hoá 0,039 0,050 0,040 0,775 0,439 0,597 1,674 
X7 Nhận thức tác động xấu về xã hội -0,049 0,048 -0,051 -1,029 0,305 0,636 1,573 
X8 
Nhận thức tác động xấu về môi 
trường 
-0,129 0,047 -0,138 -2,769 0,006 0,625 1,601 
R2 0,672 
R2 hiệu chỉnh 0,660 
Giá trị F 54,083 (p = 0,000 < 0,05) 
Durbin – Watson 1,908 
Châu Thị Minh Ngọc, Đàm Lê Tân Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
152 
Kết quả cho thấy giá trị kiểm định F = 54,083 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 chứng tỏ rằng mô 
hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được (Nguyễn Đình Thọ, 2012). 
Giá trị R2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy bằng 0,660 cho thấy 8 biến độc lập đưa vào mô 
hình giải thích được 66 % sự thay đổi của biến phụ thuộc là sự ủng hộ của người dân địa 
phương đối với du lịch Huế, còn lại 44 % là ảnh hưởng các các yếu tố khác ngoài mô hình và sai 
số ngẫu nhiên (Nguyễn Đình Thọ, 2012). 
Kết quả xử lý số liệu cho giá trị thống kê Durbin – Watson là 1,908. Đối với các nghiên 
cứu có số lượng quan sát trên 200 thì giá trị Durbin – Watson nằm trong khoảng 1 < d < 3 cho 
phép kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn 
Mộng Ngọc, 2008). 
Kết quả phân tích cho hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đưa vào mô 
hình đều bé hơn 10, do đó có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy, giữa các 
biến độc lập không có sự tương quan với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2012). 
Kết quả kiểm định hệ số hồi quy cho thấy, các biến độc lập X1, X2, X3, X8 có mức ý nghĩa 
(Sig.) bé hớn 0,05 chứng tỏ các yếu tố này có sự tương quan với biến phụ thuộc UHDL với độ 
tin cậy 95 %. Các biến độc lập X4, X5, X6, X7 có mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05 chứng tỏ các yếu 
tố này không có sự tương quan với biến phụ thuộc UHDL (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng 
Ngọc, 2008). 
Diễn giải kết quả phân tích hồi quy 
(1) Theo hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Bảng 5) 
– Biến X1, X2, X3 có hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá tương ứng 0,431; 0,132; 0,161 chứng tỏ các 
biến có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc UHDL. Điều này cũng chứng tỏ : 
 Khi yếu tố “Nhận thức tác động tốt về kinh tế” tăng 1 điểm thì sự ủng hộ của người 
dân đối với du lịch Huế tăng thêm 0,431 điểm, 
 Khi yếu tố “Nhận thức tác động tốt về văn hoá” tăng 1 điểm thì sự ủng hộ của người 
dân đối với du lịch Huế tăng thêm 0,132 điểm, 
 Khi yếu tố “Nhận thức tác động tốt về xã hội” tăng 1 điểm thì sự ủng hộ của người dân 
đối với du lịch Huế tăng thêm 0,161 điểm. 
– Biến X8 có hệ số –0,129 chứng tỏ có mối quan hệ trái chiều với biến phụ thuộc UHDL. Như 
vậy, khi yếu tố “Nhận thức tác động xấu về môi trường” tăng 1 điểm thì sự ủng hộ của 
người dân đối với du lịch Huế giảm 0,129 điểm. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
153 
(2) Theo hệ số hồi quy chuẩn hóa (Bảng 5) 
 Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập. So sánh các hệ số hồi quy chuẩn 
hóa của các biến độc lập cho thấy thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự ủng hộ của người 
dân đối với du lịch Huế là: Nhận thức tác động tốt về kinh tế (0,465), Nhận thức tác động tốt về xã 
hội (0,163), Nhận thức tác động tốt về văn hoá (0,119), Nhận thức tác động xấu về môi trường (–0,138). 
Phương trình hồi quy được thành lập 
UHDL = 1,547 + 0,431 × X1 + 0,132 × X2 + 0,161 × X3 – 0,129 × X8 
Trong đó UHDL là Sự ủng hộ của người dân đối với du lịch, X1 là Nhận thức tác động tốt 
về kinh tế; X2 là Nhận thức tác động tốt về văn hoá; X3 là Nhận thức tác động tốt về xã hội; X8 là 
Nhận thức tác động xấu về môi trường. 
Tóm lại, kết quả hồi quy cho thấy trong 8 yếu tố đưa vào mô hình chỉ có 4 yếu tố 1, 2, 3 
và 8 có tác động đến sự ủng hộ của người dân đối với du lịch. Trong đó, các yếu tố 1, 2, 3 có tác 
động tích cực và yếu tố 8 tác động tiêu cực đến biến phụ thuộc. Đây là những yếu tố quan trọng 
cần nghiên cứu để nâng cao sự ủng hộ của người dân đối với du lịch, cũng như cần cân nhắc 
trong các chiến lược phát triển du lịch tại địa phương. 
5.4 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 
Nhìn chung người dân Huế ủng hộ sự phát triển du lịch tại địa phương, điều này thể hiện 
qua giá trị trung bình các ý kiến đánh giá của người dân đối với nhân tố sự ủng hộ du lịch xấp xỉ 
4, tương đương với việc đồng ý ủng hộ phát triển du lịch của địa phương. Kết quả này tương 
đồng với các nghiên cứu trước khi đa phần các nghiên cứu đều cho thấy người dân có thái độ ủng 
hộ tích cực đối với du lịch (Gursoy và Rutherford, 2004, trích dẫn theo Andereck và Vogt, 2000). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân Huế quan tâm đến các tác động của du lịch lên cả 4 
khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội, và môi trường. Kết quả này cho thấy rằng người dân đánh giá 
các tác động của du lịch trên từng khía cạnh của đời sống xã hội để đưa ra quyết định ủng hộ của 
họ đối với du lịch. Vì vậy, việc phân chia thành 8 yếu tố về nhận thức tác động du lịch của nghiên 
cứu này là hoàn toàn hợp lý, đồng thời cho phép đưa ra các giải pháp về quản lý tác động du lịch 
cụ thể hơn trên từng lĩnh vực. 
Điểm tương đồng của nghiên cứu này so với các nghiên cứu của Jurowski và cs. (1997), 
Shirakaya và cộng sự (2002), Gursoy và Rutherford (2004), Dyer và cs. (2006) và một số các công 
trình khác là yếu tố nhận thức tác động tích cực về kinh tế là yếu tố ảnh hưởng quan trọng có 
mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến sự ủng hộ của người dân đối với du lịch. 
Châu Thị Minh Ngọc, Đàm Lê Tân Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
154 
Về mức độ tác động của các yếu tố, căn cứ theo các hệ số hồi quy của mô hình, có thể thấy 
rằng các yếu tố nhận thức về tác động tích cực (X1, X2, X3) có mức độ ảnh hưởng đến sự ủng hộ du 
lịch cao hơn rất nhiều so với yếu tố nhận thức về tác động tiêu cực (X8). Trong đó Nhận thức tác 
động tích cực về kinh tế có ảnh hưởng ưu thế đến sự ủng hộ của người dân đối với du lịch (thể hiện 
qua hệ số hồi quy lớn nhất 0,431). Điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ap (1992). 
Tác giả này đã nhận thấy rằng người dân nhận thức các tác động tích cực về kinh tế cao hơn các 
tác động khác. 
Mặc dù đã tìm ra mô hình giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố Nhận thức về tác động 
của du lịch đến sự ủng hộ của người dân địa phương, kết quả của nghiên cứu này có những nét 
tương đồng và khác biệt so với các nghiên cứu liên quan trước. Tuy nhiên, do mới bước đầu 
tiên tìm hiểu về sự ủng hộ của người dân đối với du lịch tại thành phố Huế, nghiên cứu này còn 
chưa cân nhắc đến các yếu tố nhân khẩu học, lĩnh vực việc làm, thời gian lưu trú của khách du 
lịch cùng một số các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự ủng hộ của họ đối với du lịch. Đây là 
hạn chế, đồng thời cũng là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này. 
6 Kết luận 
Từ việc vận dụng Lý thuyết trao đổi xã hội, cùng việc kế thừa có chọn lọc các yếu tố nhận 
thức về tác động du lịch của một số nghiên cứu đi trước, các tác giả đã xây dựng được bộ tiêu chí 
đánh giá nhận thức của người dân về tác động tích cực và tiêu cực của du lịch trên 4 khía cạnh 
của đời sống xã hội: kinh tế, văn hoá, xã hội, và môi trường ở thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu 
đã chỉ ra rằng người dân Huế quan tâm đến các tác động tích cực về kinh tế, văn hoá, xã hội mà 
du lịch mang lại cho địa phương, đồng thời cũng rất lưu tâm đến những nguy hại cho môi trường 
có thể gây ra do hoạt động khai thác du lịch. Kết luận này là căn cứ tham khảo quan trọng cho các 
nhà ra quyết định phát triển du lịch tại Huế. Theo đó, để nhận được sự đồng thuận từ phía người 
dân đối với các dự án phát triển du lịch, chính quyền và nhà đầu tư cần đảm bảo các lợi ích về 
mọi mặt cho địa phương; cam kết không gây ra hoặc hạn chế tối đa những tác hại về môi trường 
tại điểm đến. Ngoài ra, trước khi tiến hành dự án, chính quyền, nhà đầu tư cần trao đổi với người 
dân về các lợi ích mang lại cũng như đưa ra dự báo về tác động tiêu cực cùng giải pháp khắc phục 
kèm theo. Mặt khác, các cuộc đối thoại để nắm bắt ý kiến và nguyện vọng của người dân là cần 
thiết để dự án có các điều chỉnh tối ưu trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư và cộng 
đồng địa phương. Cách làm đồng bộ này giúp người dân nhận thức rõ hơn những đóng góp của 
dự án du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương, từ đó họ sẽ đưa ra quyết định ủng 
hộ. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
155 
Tài liệu tham khảo 
1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb. 
Hồng Đức, Hà Nội. 
2. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa h c trong kinh doanh, Nxb. Lao động 
– Xã hội, Hà Nội. 
3. Allen, L., H. Hafer, R. Long, and R. Perdue (1993), Rural Residents’ Attitudes toward 
Recreation and Tourism Development, Journal of Travel Research 31 (4), 27–33. 
4. Ap, J. (1992), Residents’ Perceptions on Tourism Impacts, Annals of Tourism Research 19, 
665–690. 
5. Besculides, A., Lee, M. E., & Mc Cormick, P. J. (2002), Residents’ perceptions of the cultural 
benefits of tourism, Annals of Tourism Research, 29 (2), 303–319. 
6. Brunt, P., & Courtney, P. (1999), Host perceptions of sociocultural impacts, Annals of 
Tourism Research, 26 (3), 493–515. 
7. Dyer, P., Gursoy, D., Sharma, B., & Carter, J. (2007), Structural modeling of resident 
perceptions of tourism and associated development on the Sunshine Coast, Australia, 
Tourism Management, 28, 409–422. 
8. Fernando Almeida-García, María Angeles Pelaez-Fernandez, Antonia Balbuena-Vazquez, 
Rafael Cortes-Macias (2016), Residents' perceptions of tourism development in 
Benalmadena (Spain),Tourism Management, 54, 259–274. 
9. Gerbing & Anderson (1998), “An Update Paradigm for Scale Development Incorporing 
Unidimensionality and Its Assessments”, Journal of Marketing Research, 25, 186–192. 
10. Gursoy, D., and Rutherford D. G. (2004), Host Attitudes toward Tourism: An Improved 
Structural Model, Annals of Tourism Research, 31 (3), 495–516. 
11. Gursoy, D., Jurowski C., and Uysal M. (2002), Resident Attitudes: A Structural Modeling 
Approach, Annals of Tourism Research, 29, 79–105. 
12. Hair, J. F. Jr., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998), Multivariate Data 
Analysis, (5th Edition), Prentice Hall, Upper Saddle River, N.J., USA. 
13. Jurowski, C. (1994), The Interplay of Elements Affecting Host Community Resident Attitudes 
toward Tourism: A Path Analytic Approach, PhD dissertation in Hospitality and Tourism, 
Virginia Polytechnic Institute and State University, USA. 
14. Jurowski, C., M. Uysal, and R. Williams (1997), A Theoretical Analysis of Host Community 
Resident Reactions to Tourism, Journal of Travel Research, 36 (2), 3–11. 
15. Ko, D. W., & Stewart, W. P. (2002), A structural equation model of residents' attitudes for 
tourism development, Tourism Management, 23, 521–530. 
16. Kousis, M. (1989), Tourism and the Family in a Rural Cretan Community, Annals of Tourism 
Research, 16, 318–332. 
17. Lankford, S. V., and Howard D. R. (1994), Developing a Tourism Impact Attitude Scale, 
Châu Thị Minh Ngọc, Đàm Lê Tân Anh Tập 126, Số 5D, 2017 
156 
Annals of Tourism Research, 21 (1), 121–39. 
18. Latkova, P., and Vogt, C.A. (2012), Residents’ attitudes toward existing and future 
development in rural communities, Journal of Travel Research, 51(1), 50–67. 
19. Lindberg, K., & Johnson, R. L. (1997), Modelling resident attitudes toward tourism, Annals 
of Tourism Research, 24 (2), 402–424. 
20. Mason P, Cheyne J. (2000), Residents’ attitudes to proposed tourism development, Annals 
of Tourism Research 27 (2): 391–411. 
21. Mason, P., and J. Cheyne (2000), Residents’ Attitudes to Proposed Tourism Development, 
Annals of Tourism Research, 27 (2): 391–411. 
22. McGehee, N., & Andereck, K. (2004), Factors predicting rural residents' support of tourism, 
Journal of Travel Research, 43 (2), 131–140. 
23. Mohd Hafiz Hanafiah, Mohd Raziff Jamaluddin, Muhammad Izzat Zulkifly (2013), Local 
Community Attitude and Support towards Tourism Development in Tioman Island, 
Malaysia. Procedia – Social and Behavioral Sciences 105, 792–800. 
24. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994), Psychometric theory, McGraw-Hill, Inc., New York, 
USA. 
25. Sharpley, R. (1994), Tourism, Tourists and Society, Huntingdon, Cambridgeshire: Elm 
Publications. 
26. Sheldon, P. J., & Abenoja, T. (2001), Resident attitudes in a mature destination: the case of 
Waikiki, Tourism Management, 22, 435–443. 
27. Sirakaya, E., Teye, V., & Sonmez, S. (2002), Understanding residents’ support for tourism 
development in the central region of Ghana, Journal of Travel Research, 41, 57–67. 
28. Tomljenovic R, Faulkner B. (2000), Tourism and older residents in a sunbelt resort, Annals 
of Tourism Research 27(1): 93–114. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
157 
UNDERSTANDING RESIDENTS’ SUPPORT FOR TOURISM 
DEVELOPMENT IN HUE CITY 
Chau Thi Minh Ngoc*, Dam Le Tan Anh 
HU – School of Hospitality and Tourism, 22 Lam Hoang St., Hue, Vietnam 
Abstract. Local residents are the main stakeholders of tourism development. Their support is 
vitally important for the success of tourism development projects. This study was conducted by 
applying the basis of the Social exchange theory. Accordingly, the residents will be more 
supportive of tourism development in the community as they find out that the tourism positive 
impacts exceed the negative ones. The two-dimension (positive and negative) impact of tourism 
was examined in light of the economic, social, cultural and environmental aspects. A multiple 
linear regression model was established to test the influence of tourism impact perceptions on 
residents’ support for tourism development. 
Keywords: tourism impact, residents’ support, social exchange theory 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_su_ung_ho_cua_nguoi_dan_dia_phuong_doi_voi_su_pha.pdf