Nghiên cứu sự phân bố nhóm máu ABO ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng

TÓM TẮT

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử

vong hàng đầu ở cả các nước phát triển và đang phát triển

trong đó có Việt Nam. Theo GLOBOCAN, ước tính đến

cuối năm 2018, thế giới có hơn 18 triệu ca ung thư mới

mắc, gây tử vong khoảng 9,5 triệu người, ung thư đường

tiêu hóa chiếm hơn 19,1%. Mục tiêu nghiên cứu: Xác

định tỉ lệ các nhóm máu hệ ABO ở người bệnh ung thư

đường tiêu hóa. Qua đó, đánh giá mối liên quan giữa các

nhóm máu hệ ABO với bệnh lý ung thư đường tiêu hóa.

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt

ngang. Tiến hành thu thập nhóm máu và chẩn đoán ung

thư qua hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỉ

lệ các nhóm máu A, B, O và AB lần lượt là 25,2%; 32,1%;

34,6% và 8,1%. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa

thống kê giữa nhóm máu hệ ABO và ung thư vòm họng,

thực quản. Nhóm máu A tăng nguy cơ và nhóm máu O

giảm nguy cơ ung thư dạ dày, nhóm máu O giảm nguy cơ

ung thư đại trực tràng (p<>

pdf 131 trang phuongnguyen 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu sự phân bố nhóm máu ABO ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sự phân bố nhóm máu ABO ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng

Nghiên cứu sự phân bố nhóm máu ABO ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng
 VIỆN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
TR8: KIẾN THỨC, 
THỰC HÀNH PHÒNG 
BỆNH SỐT RÉT CỦA 
NGƯỜI DÂN XÃ QUẢNG 
TRỰC, HUYỆN TUY 
ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG 
NĂM 2019 VÀ MỘT 
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 
TR43: KIẾN THỨC VỀ 
CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH 
THAI THÔNG THƯỜNG VÀ 
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN 
QUAN CỦA HỌC SINH 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TẠI HUYỆN TÂN PHÚ 
ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG 
NĂM 2018
TR76: NHU CẦU CHĂM 
SÓC SỨC KHỎE VÀ MỘT 
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA 
NGƯỜI DÂN VỀ CÁC 
DỊCH VỤ CHĂM SÓC 
SỨC KHỎE TẠI TRẠM Y 
TẾ TỈNH THÁI BÌNH
TR106: THỰC TRẠNG 
THỰC HIỆN QUI TRÌNH 
CHĂM SÓC THIẾT YẾU 
BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH 
TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ 
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI 
TỈNH QUẢNG NINH NĂM 
2019
Số: 2 (55) tháng 03+04/2020
ISSN 2354-0613
MỤC LỤC
Nghiên cứu sự phân bố nhóm máu Abo ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện 
Ung bướu Đà Nẵng
Nguyễn Thị Quỳnh Nga, NguyễnThị Hoài Thu, Nguyễn Thị Thanh Nha
3
Kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt rét của người dân xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh 
Đắk Nông năm 2019 và một số yếu tố liên quan 
Nguyễn Văn Chuyên, Trịnh Thị Lan Anh,Nguyễn Thúy Quỳnh,
Nguyễn Thế Anh, Ngô Quý Lâm
8
Một số yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng nặng ở bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh 
viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang và Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tạ Văn Trầm, Đỗ Quang Thành, Võ Thị Kim Anh 
16
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở học sinh Tiểu học và Trung 
học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông năm 2017
Hồ Văn Son, Võ Thị Kim Anh
24
Bệnh lý giai đoạn sơ sinh sớm trên đối tượng trẻ sinh mổ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 
năm 2019
Đặng Trung Thành, Vũ Thị Thu Nga, Nguyễn Văn Thường 
30
Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của các chủng trực khuẩn Gram âm gây bệnh thường 
gặp phân lập được tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên
Hoàng Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Huy Hoàng,
Nguyễn Thị Đoan Trinh, Lê Nguyễn Nguyên Hạ
36
Kiến thức về các biện pháp tránh thai thông thường và một số yếu tố liên quan của học sinh 
Trung học phổ thông tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang năm 2018
Phạm Văn Lực, Hồ Văn Son, Võ Thị Kim Anh 
43
Áp dụng bộ công cụ wisn để tính khối lượng công việc và nhu cầu bác sỹ, điều dưỡng tại 
một số khoa lâm sàng Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí năm 2019
Đồng Thị Thuận, Trần Viết Tiệp, Phạm Minh Phương,
Phùng Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thu Hà 
51
Đánh giá kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau phẫu 
thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nguyễn Thu Thủy 
56
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên y tế khoa Cấp 
cứu Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019
Hoàng Cao Sạ, Võ Tuấn Ngọc, Nguyễn Duy Tiến 
63
Thực trạng khuyết tật của người được giám định y khoa tại tỉnh Sơn La năm 2018
Nguyễn Đăng Nguyên, Phạm Thị Tỉnh, Nguyễn Xuân Bái,
Nguyễn Thị Hoa 
69
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người dân về 
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế tỉnh Thái Bình
Vũ Thị Kim Dung, Đỗ Huy Giang 
76
Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật tại tỉnh Sơn La năm 2018
Nguyễn Đăng Nguyên, Lương Xuân Hiến, Nguyễn Xuân Bái, Trần Thị Loan 
82
Löông Ñình Khaùnh
229/GP-BTTTT
19/6/2013
261/GP-BTTTT 23/5/2016
Coâng ty TNHH In Taân Hueä Hoa
Giaù: 60.000 ñoàng
vaø soá 3965/BTTTT-CBC ngaøy 31/10/2017
Số: 2 (55)
Tháng 03+04/2020
Phạm Ngọc Châu (Trưởng ban)
Nguyễn Văn Ba 
Nguyễn Xuân Bái
Vũ Bình Dương
Phạm Văn Dũng
Phạm Xuân Đà
Trần Văn Hưởng
Thái Doãn Kỳ
Nguyễn Văn Lành
Đặng Đức Nhu
Hoàng Cao Sạ
Đinh Ngọc Sỹ
Lê Đình Thanh
Võ Văn Thanh
Ngô Văn Toàn
Nguyễn Lĩnh Toàn
Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Văn Chuyên 
Nguyễn Kim Phượng
Đào Thị Mai Hương
Trần Thị Bích Hạnh (Trưởng ban)
Nguyễn Thị Thúy 
Lê Bách Quang
Trần Quốc Thắng
GS.TSKH. Phạm Thanh Kỳ
GS.TS. Đỗ Tất Cường
GS.TS. Đào Văn Dũng
GS.TS. Đặng Tuấn Đạt
GS.TS. Phạm Ngọc Đính
GS.TS. Phạm Văn Thức
PGS.TS. Hoàng Năng Trọng
GS.TS. Lê Gia Vinh
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn2
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Tự đánh giá năng lực chăm sóc sức khỏe người bệnh của điều dưỡng viên khu khám bệnh theo yêu cầu ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Phạm Thị Thuyết 
90
Khoảng trống năng lực ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
Phan Thị Thu Trang, Trần Thị Tuyết Hạnh, Đỗ Thị Hạnh Trang, Lưu Quốc Toản, Trần Thị Thu Thủy,
Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Nhung, Lê Thị Thanh Hương 
95
Nhu cầu đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
Lê Thị Thanh Hương, Đỗ Thị Hạnh Trang, Lưu Quốc Toản, Trần Thị Thu Thủy, Phan Thị Thu Trang,
Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Quỳnh Anh, Trần Thị Tuyết Hạnh, Nguyễn Thị Hường 
101
Thực trạng thực hiện qui trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh năm 2019
 Lê Thị Thùy Trang 
106
Động lực làm việc của bác sĩ và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2019
Khúc Thị Thanh Vân, Vũ Văn Tâm, Dương Minh Đức
113
Tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế xã hội tại Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị
Nguyễn Thị Thúy Nga, Bùi Thị Mỹ Anh
119
Hoạt động ứng phó với hạn hán của ngành Y tế Ninh Thuận năm 2016
Hà Văn Như, Lưu Quốc Toản, Nguyễn Xuân Trường, Hoong Văn Nhật, Nguyễn Anh Sơn,
Lê Minh Định, Lê Trọng Lưu, Nguyễn Nhị Linh, Nguyễn Đình Ngọc
124
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn 3
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ NHÓM MÁU ABO Ở NGƯỜI 
BỆNH UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN UNG 
BƯỚU ĐÀ NẴNG
Nguyễn Thị Quỳnh Nga1, Nguyễn Thị Hoài Thu1, Nguyễn Thị Thanh Nha1
TÓM TẮT
Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử 
vong hàng đầu ở cả các nước phát triển và đang phát triển 
trong đó có Việt Nam. Theo GLOBOCAN, ước tính đến 
cuối năm 2018, thế giới có hơn 18 triệu ca ung thư mới 
mắc, gây tử vong khoảng 9,5 triệu người, ung thư đường 
tiêu hóa chiếm hơn 19,1%. Mục tiêu nghiên cứu: Xác 
định tỉ lệ các nhóm máu hệ ABO ở người bệnh ung thư 
đường tiêu hóa. Qua đó, đánh giá mối liên quan giữa các 
nhóm máu hệ ABO với bệnh lý ung thư đường tiêu hóa. 
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt 
ngang. Tiến hành thu thập nhóm máu và chẩn đoán ung 
thư qua hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. 
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỉ 
lệ các nhóm máu A, B, O và AB lần lượt là 25,2%; 32,1%; 
34,6% và 8,1%. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa 
thống kê giữa nhóm máu hệ ABO và ung thư vòm họng, 
thực quản. Nhóm máu A tăng nguy cơ và nhóm máu O 
giảm nguy cơ ung thư dạ dày, nhóm máu O giảm nguy cơ 
ung thư đại trực tràng (p<0,05).
Từ khóa: Nhóm máu ABO, ung thư đường tiêu hóa.
ABSTRACT: 
RESEARCH THE DISTRIBUTION OF ABO 
BLOOD GROUP IN PATIENTS WITH DIGESTIVE 
TRACT CANCER AT DANANG ONCOLOGY 
HOSPITAL
Background: Cancer is one of the main causes 
of death in both developed and developing countries. 
According to GLOBOCAN, it is estimated that the end 
of 2018, the number of new cases is more than 18 million, 
causing death of about 9.5 million people. In particular, 
digestive tract cancer accounted for more than 19.1%. 
Materials and Methods of research: Cross-sectional 
description. Collecting ABO blood group and diagnose 
cancer through medical records at Danang Cancer 
Hospital. Data analysis by SPSS 20.0. Results: In 246 
digestive tract cancer patients, the percentage of bloods 
type A, B, O and AB are 25,2%; 32,1%; 34,6% and 8,1% 
respectively. No statistically significant association was 
found between ABO blood group and nasopharyngeal 
and esophageal cancer. Blood type A increases risk and 
blood type O reduces the risk in stomach cancer, blood 
type O reduces the risk of colorectal cancer (p <0.05).
Key words: ABO Blood group, digestive tract cancer.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự xuất hiện bệnh ung thư là kết quả của mối liên 
quan giữa yếu tố môi trường, hành vi lối sống và gen. 
Nhóm máu hệ ABO cũng là một đặc tính di truyền. Ngoài 
sự biểu hiện trên bề mặt hồng cầu, các kháng nguyên 
ABO còn được biểu hiện cao trên bề mặt của các tế bào 
biểu mô của đường tiêu hóa. Các mối liên hệ giữa nhóm 
máu hệ ABO và ung thư cụ thể đã được nghiên cứu từ 
rất sớm. Những phát hiện này đã thúc đẩy một lượng lớn 
nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa nhóm máu hệ ABO 
và nguy cơ ung thư những năm trở lại đây. Tuy nhiên, ở 
Việt Nam, những nghiên cứu về mối liên quan này vẫn 
còn hạn chế đặc biệt trong các loại ung thư đường tiêu 
hoá, mặc dù đây là nhóm ung thư có tỉ lệ cao và xu hướng 
tăng liên tục. Vì vậy, cần có thêm nhiều bằng chứng cụ thể 
để tiếp tục hỗ trợ vai trò của nhóm máu hệ ABO như một 
dấu ấn sinh học tiên đoán trong các loại ung thư. Chính vì 
lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự phân 
bố nhóm máu ABO ở người bệnh ung thư đường tiêu 
hóa tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ các nhóm máu hệ ABO ở người bệnh 
ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.
Ngày nhận bài: 02/01/2020 Ngày phản biện: 08/01/2020 Ngày duyệt đăng: 10/02/2020
1. Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng
Tác giả chính: Nguyễn Thị Quỳnh Nga, SĐT: 0932465052
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn4
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
2. Đánh giá mối liên quan giữa các nhóm máu hệ 
ABO với bệnh lý ung thư đường tiêu hóa.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh được chẩn đoán xác định ung thư đường 
tiêu hóa, có kết quả định nhóm máu, có đầy đủ thông tin 
cần thu thập và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 
mô tả.
2.2. Cỡ mẫu: Được tính theo công thức: n = Z2 
p(1-p)/c2
Với p = 0,5; d = 0,1; Z = 1,96 thì n = 97. Cộng thêm 
10% cho hao hụt mẫu trong quá trình nghiên cứu. Như 
vậy cỡ mẫu tối thiểu phải đạt là 107.
2.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên.
Trong khoảng thời gian từ 24/1/2019 đến 10/3/2019, 
kết quả thu được 246 mẫu
2.4. Biến số nghiên cứu:
- Biến số độc lập: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
- Biến số phụ thuộc: Nhóm máu, bệnh lý ung thư.
2.5. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá:
- Ung thư đường tiêu hóa: Kết quả giải phẩu bệnh
- Nhóm máu: Kỹ thuật Beth. Wincent, Kỹ thuật 
Simonin, phương pháp gelcard
3. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel và SPSS 20.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tỉ lệ nhóm máu hệ ABO ở người bệnh ung thư 
đường tiêu hóa tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
1.1. Tỉ lệ ung thư đường tiêu hóa theo nhóm máu 
hệ ABO
Bảng 1. Tỉ lệ ung thư đường tiêu hóa theo nhóm máu hệ ABO
Nhóm máu
Ung thư đường tiêu hóa Phân bố nhóm máu ở
Việt Nam (%)n %
A 62 25,2 21,2
B 79 32,1 30,9
O 85 34,6 42,1
AB 20 8,1 6,6
Tổng 246 100 100
Biểu đồ 1. Tỷ lệ các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa theo nhóm máu hệ ABO
tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
Nhận xét: Trong ung thư đường tiêu hóa: Nhóm máu 
O chiếm tỉ lệ cao nhất 43,6% và nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 
thấp nhất 8,1%.
1.2. Phân bố nhóm máu hệ ABO và các bệnh lý ung 
thư đường tiêu hóa
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn 5
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 2. Mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO và ung thư thực quản 
Nhóm máu Ung thư thực quản (%) Phân bố nhóm máu ở Việt Nam (%) OR (95% CI) P
A 19,6 21,2 0,90 (0,43 – 1,90) 0,79
B 19,6 30,1 0,57 (0,27 – 1,19) 0,13
O 47,8 42,1 1,26 (0,70 – 2,28) 0,44
AB 13,0 6,6 0,47 (0,19 – 1,15) 0,09
Bảng 3. Mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO và ung thư dạ dày 
Nhóm máu Ung thư dạ dày (%) Phân bố nhóm máu ở Việt Nam (%) OR (95% CI) P
A 32,7 21,2 1,81 (1,01 – 3,24) 0,04
B 30,9 30,1 0,96 (0,54 – 1,73) 0,90
O 27,3 42,1 0,52 (0,28 – 0,95) 0,03
AB 9,1 6,6 1,42 (0,55 – 3,67) 0,47
Bảng 4. Mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO và ung thư đại trực tràng 
Nhóm máu Ung thư đại trực tràng (%) Phân bố nhóm máu ở Việt Nam (%) OR (95% CI) P
A 24,2 21,2 1,19 (0,77 – 1,82) 0,42
B 36,4 30,1 1,32 (0,91 – 1,94) 0,14
O 32,6 42,1 0,66 (0,45 – 0,98) 0,04
AB 6,8 6,6 1,04 (0,50 – 2,13) 0,93
Nhận xét: 
Trong bệnh ung thư đường tiêu hóa, các loại ung 
thư thường gặp là ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, 
ung thư thực quản và ung thư vòm họng. Nhóm máu O 
chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư vòm họng, ung 
thư thực quản. Trong khi ung thư dạ dày có nhóm máu A 
chiếm tỷ lệ cao nhất và nhóm B chiếm tỷ lệ cao nhất ở ung 
thư đại trực tràng.
2. Mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO với bệnh lý 
ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
2.1. Mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO và ung 
thư thực quản
Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa nhóm máu hệ ABO với ung thư thực quản.
2.2. Mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO và ung 
thư dạ dày
Nhận xét: 
Trong ung thư dạ dày, người nhóm máu A có nguy cơ 
mắc bệnh cao hơn và người nhóm máu O lại có nguy cơ 
mắc bệnh thấp hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05. Chưa thấy mối liên quan giữa nhóm máu B và 
AB với ung thư dạ dày.
2.3. Mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO và ung 
thư đại trực tràng
Nhận xét: 
Người nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại 
trực tràng thấp hơn các nhóm máu khác và sự khác biệt có 
nghĩa thống kê với p<0,05, chưa tìm thấy mối liên quan 
giữa các nhóm máu A, B, AB với ung thư đại trực tràng.
IV. BÀN LUẬN
1. Tỉ lệ nhóm máu hệ ABO ở người bệnh ung thư 
đường tiêu hóa tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
1.1. Tỉ lệ ung thư đường tiêu hóa theo nhóm máu 
hệ ABO
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn6
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Từ bảng 1, ta có tỷ lệ nhóm máu ở người bệnh ung 
thư đường tiêu hóa theo thứ tự lần lượt nhóm máu A, B, 
O, AB là 25,2%; 32,1%; 34,6%; 8,1%. Kết quả này tương 
đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị Xuân Thùy về sự phân 
bố nhóm máu trong bệnh lý ung thư thường gặp tại Bệnh 
viện Đại học Y Hà Nội [1]. Nghiên cứu của Huang J. và 
các cộng sự đưa ra kết quả về tỉ lệ nhóm máu trong bệnh lý 
ung thư đường tiêu hóa có sự khác biệt so với kết quả của 
chúng tôi, Huang J. có nhóm máu A cao hơn 9,4% ngược 
lại nhóm máu B và nhóm máu O lại cho tỷ lệ thấp hơn và 
chỉ nhóm máu O có sự tương đồng. Có thể giải thích về 
sự khác biệt này là do khác nhau về chủng tộc và vị trí 
địa lý giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại Trung Quốc, 
nhóm máu A là nhóm máu phổ biến nhất trong cộng đồng, 
trong khi đó, nhóm máu chiếm tỉ lệ cao nhất ở Việt Nam 
là nhóm máu O.
1.2. Phân bố nhóm máu hệ ABO và các bệnh lý ung 
thư đường tiêu hóa
Ở biểu đồ 1, các bệnh ung thư vòm họng, ung thư 
thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng chiếm tỉ 
lệ phổ biến. Nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất trong các 
loại ung thư vòm họng, ung thư thực quản. Trong khi ung 
thư dạ dày có nhóm máu A chiếm tỷ lệ cao nhất và nhóm 
B chiếm tỷ lệ cao nhất ở ung thư đại trực tràng. Kết quả 
này tương đồng với Lin K. về nhóm máu O chiếm tỉ lệ 
cao nhất [4], trong khi đó nghiên cứu của Turkoz đưa ra 
thống kê cho thấy nhóm máu chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm 
máu A [7]. Tuy nhiên, ngh ... c huyện, xã chịu tác động của hạn hán để chỉ đạo trực 
tiếp sát với thực tế;
- Chỉ đạo TTYT dự phòng tỉnh (nay là CDC) thực 
hiện giám sát và phòng chống dịch bệnh, trong đó đặc 
biệt là kiểm soát vệ sinh nguồn nước, giám sát chất lượng 
nước được cung cấp, vệ sinh môi trường. 
Trung tâm CDC là đơn vị trực tiếp triển khai kế hoạch 
kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của tỉnh. Giám sát 
chất lượng nước ăn uống bằng xét nghiệm các chỉ số vi sinh 
và Clo. Một đại diện CDC cho biết: “CDC tỉnh có trách 
nhiệm xét nghiệm kiểm tra chất lượng nước được các đơn 
vị cung cấp cho người dân. Xét nghiệm 2 tiêu chuẩn là vi 
sinh và dư lượng Clo.” (PVS03). Mặc dù nguy cơ dịch bệnh 
cao trong mùa hạn hán năm 2015-2016, tuy nhiên công tác 
phòng chống dịch được triển khai hiệu quả nên không có 
dịch bệnh xảy ra trong địa bản tỉnh Ninh Thuận “không, 
trong thời gian hạn hán nặng, năm 2015 đến 2016 trong 
toàn tỉnh không có vụ dịch nào xảy ra” (PVS02).
Kiểm soát chất lượng nước, hướng dẫn người dân 
sử dụng nước sạch được thực hiện thường xuyên tại tất 
cả các huyện, xã bị thiếu nước sạch. Một đại diện TTYT 
huyện cho biết “Trung tâm CDC tỉnh thường xuyên chỉ 
đạo và cùng TTYT huyện về các xã để kiểm tra nguồn 
nước được cộng đồng sử dụng, hướng dẫn người dân sử 
dụng nước hợp vệ sinh, không sử dụng nguồn nước ao hồ 
bị ô nhiễm” (PVS05).
Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) 
cho cộng đồng về phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức 
khỏe trong hạn hán cũng đã được tăng cường, có sự phối 
hợp giữa CDC và Trung tâm TTGDSK tỉnh, TTYT huyện 
và TYT xã. Một cán bộ y tế xã cho biết “Cán bộ y tế 
của TTYT huyện phối hợp với cán bộ TYT xã thực hiện 
nhiều buổi nói chuyện về tác hại của hạn hán đối với sức 
khỏe, hướng dẫn người dân thực hiện một số biện pháp 
tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh” (PVS10). 
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn 127
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hoạt động TTGDSK cũng được đại diện người dân tái 
khẳng định “Bên y tế đã tổ chức những buổi họp dân phổ 
biến cách vệ sinh phòng chống dịch, nói người dân cần đi 
khám hoặc báo cho y tế biết nếu có người ốm. Loa truyền 
thanh của xóm cũng phát bài hướng dẫn người dân không 
nên lao động khi trời quá nắng nóng” (TLN02).
Công tác khám chữa bệnh (KCB) cho người dân: 
Là một nhiệm vụ thường xuyên của ngành Y tế, trong 
hạn hán công tác này đã được tăng cường nhằm đáp ứng 
nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy hoạt động KCB đã được tăng cường 
thực hiện tại cộng đồng theo từng đợt “ người dân khi 
ốm thì đến TYT khám và lĩnh thuốc, có khi lên huyện (BV 
huyện). Trong năm 2015, 2016 có mấy đợt có đoàn y tế từ 
tỉnh về tận xóm khám bệnh” (TLN3).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy hạn hán có 
tác động đến tâm lý, sức khỏe tâm thần của cộng đồng[5], 
tuy nhiên kết quả nghiên cứu này cho thấy chưa có hoạt 
động hỗ trợ tâm lý-sức khỏe tâm thần cho người dân được 
thưc hiện tại Ninh Thuận. Một đại diện lãnh đạo TTYT 
huyện cho biết “Ngoài chương trình mục tiêu quốc gia 
về “Sức khỏe tâm thần cộng đồng”, hiện nay tỉnh Ninh 
Thuận chưa có cơ quan hay tổ chức nào có những hoạt 
động, dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội, sức khỏe tâm thần cho 
người dân vùng bị hán hán” (PVS08). 
Như vậy, ngành Y tế cần có những giải pháp hỗ trợ 
tâm lý-sức khỏe tâm thần, lồng ghép trong kế hoạch ứng 
phó với hạn hán.
Công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với hạn hán của 
ngành Y tế: Mặc dù nhiều hoạt động ứng phó với hạn hán 
của ngành Y tế Ninh Thuận được đánh giá tích cực, tuy 
nhiên đại diện lãnh đạo y tế tỉnh, huyện và xã đều có chung 
quan điểm là có hạn chế trong việc chủ động ứng phó với 
hạn hán. Một đại diện lãnh đạo Sở Y tế cho biết “Sở Y tế 
chỉ có kế hoạch phòng chống lụt bão. Sở chưa có kế hoạch 
chi tiết phòng chống hạn hán. Tuy nhiên khi hạn hán xảy 
ra, Sở Y tế đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về 
triển khai các hoạt động tại địa phương” (PVS01). Điều 
này cũng được đại diện CDC tỉnh tái khẳng định “Bên này 
(CDC tỉnh) thực hiện theo công văn chỉ đạo, làm theo đầu 
việc. Có đầu việc nhỏ chứ không có kế hoạch tổng thể. Có 
kế hoạch phòng chống bão lụt chứ chưa có kế hoạch ứng 
phó với hạn hán” (PVS03). Một đại diện TTYT huyện cho 
biết “các hoạt động của y tế huyện thực hiện theo công 
văn chỉ đạo của Sở Y tế. TTYT huyện dựa trên chỉ đạo của 
Sở Y tế để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động tại 
tuyến xã. Y tế huyện và xã chỉ thực hiện các hoạt động 
theo chỉ đạo từ tuyến trên thôi” (PVS 05). Như vậy, năng 
lực phòng chống hạn hán nói riêng và phòng chống thiên 
tai nói chung cần được tăng cường. Trước mắt, kế hoạch 
đáp ứng với hạn hán của ngành Y tế cần được xây dựng vì 
đây là cơ sở để ngành Y tế Tỉnh triển khai hoạt động đáp 
ứng kịp thời khi có hạn hán xảy ra.
Hạn chế của nghiên cứu: Do đây là nghiên cứu đầu 
tiên về ứng phó với hạn hán của ngành y tế tại Việt Nam 
nên việc tìm tài liệu tham khảo để so sánh bị hạn chế. Thiếu 
so sánh với kết quả các nghiên cứu tương tự dẫn đến kết quả 
nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mô tả những hoạt động ứng 
phó hạn hạn của ngành Y tế. Nghiên cứu được tiến hành 3 
năm sau kỳ hạn hán nên việc thu thập số liệu gặp một số 
khó khăn, một số thông tin định tính bị hạn chế độ tin cậy 
vì sai số nhớ lại của đối tượng nghiên cứu.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Ngành Y tế tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều hoạt 
động ứng phó với hạn hán, bảo vệ sức khỏe nhân dân, 
trong đó hoạt động giám sát, phòng ngừa dịch bệnh, giám 
sát chất lượng nước ăn uống, TTGDSK về vệ sinh cá 
nhân, vệ sinh môi trường và biện pháp phòng chống nắng 
nóng cho người dân. Công tác KCB được bảo đảm, đáp 
ứng được nhu cầu KCB của người dân. Kết quả là không 
có dịch bệnh lớn xảy ra mặc dù tác động của hạn hán tới 
đời sống của cộng đồng là rất lớn. 
Hạn chế trong ứng phó với hạn hán của ngành Y tế 
Ninh Thuận là sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với hạn hán, 
do đó việc tăng cường năng lực chuẩn bị sẵn sàng ứng 
phó với hạn hán cần được tăng cường. Ngành Y tế cần 
xây dựng kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với hạn 
hán, dựa trên kịch bản phù hợp với tình hình của tỉnh; 
nâng cao năng lực của cán bộ y tế thông qua đào tạo, tập 
huấn về kiến thức và kỹ năng ứng phó với hạn hán; chuẩn 
bị phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc và hóa chất cần 
thiết cho phòng chống dịch, kiểm soát chất lượng nước 
ăn uống.
Khuyến nghị đối với nhà nghiên cứu: (1) Cần tiếp tục 
tiến hành các nghiên cứu chuẩn bị và ứng phó với hạn hán 
của ngành Y tế trong tương lai. Nên tiến hành nghiên cứu 
có đối chứng, giữa vùng bị hán hán và không bị hạn hán; 
(2) Nghiên cứu tác động sức khỏe của hạn hán nói riêng 
và của thiên tai nói chung với qui mô nghiên cứu rộng 
hơn và với thiết kế nghiên cứu phù hợp để cung cấp bằng 
chứng khoa học, giúp cho các nhà quản lý y tế hoạch định 
chính sách phù hợp, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong 
vùng hạn hán, thiên tai.
SỐ 2 (55) - Tháng 03-04/2020
Website: yhoccongdong.vn128
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2015), cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình hạn hán và nhu cầu hỗ trợ 
trên địa bàn tỉnh, tháng 6 năm 2015.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, tháng 6/2015, Quyết định về việc công bố thiên tai (hạn hán) xảy ra từ ngày 
01/01/2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, tháng 3/2016, Quyết định về việc công bố thiên tai (hạn hán) xảy ra từ ngày 
01 tháng 3 năm 2016 tại một địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
4. Đặng Thanh Bình, Phan Hoàn, Quý Minh Trung (2016), Đánh giá tác động của hạn hán thiếu nước đến sản 
xuất nông nghiệp tại Ninh Thuận, Báo cáo tham luận tại Hội thảo khoa học “Nước và việc làm” ngày 21 tháng 3 năm 
2016, truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019 tại 
5. Tweet Stanke C, Kerac M, Prudhomme C, Medlock J, Murray V. (2013), Health Effects of Drought: 
a Systematic Review of the Evidence, PLOS Currents Disasters. 2013 Jun 5 . Edition 1. doi: 10.1371/currents.
dis.7a2cee9e980f91ad7697b570bcc4b004.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
T
I. Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học.
1. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học chưa đăng ở bất kỳ tạp chí quốc gia nào.
2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ điển Bách khoa Việt Nam. 
Bài gửi đăng đánh máy bằng tiếng Việt, rõ ràng, cách dòng, một bài không dài quá 7 trang khổ A4, kể cả bảng biểu 
và tài liệu tham khảo. Chỉ sử dụng những bảng, biểu, hình ảnh cần thiết và phải có chú thích rõ. Mỗi bài viết không 
quá 5 hình. Cuối bài phải nêu rõ xuất xứ của công trình, làm tại đâu, thời gian, số điện thoại cần liên hệ, địa chỉ Email.
3. Các danh từ tiếng Việt nếu dịch từ tiếng nước ngoài viết kèm theo tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt phải có chú 
thích các từ gốc của các chữ viết tắt.
4. Trình tự các mục trong bài:
a) Đầu đề
b) Họ và tên tác giả: Không ghi học hàm, học vị, chức danh. Có ghi chú đơn vị công tác của từng tác giả ở cuối trang 
thứ nhất bài báo.
c) Nội dung:
Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (tối đa 150 từ). Ghi từ khóa tiếng Việt và tiếng Anh.
Đặt vấn đề: bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
d) Tài liệu tham khảo (không quá 10 tài liệu)
Đánh số thứ tự tài liệu tiếng Việt (vần ABC theo tên tác giả) sau đó đến tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, 
tiếng Nga (vần ABC theo họ)... Mỗi tài liệu đề họ, tên tác giả, tên bài, tên tạp chí, năm xuất bản, số trang. Tên sách: tên 
tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang. 
5. Tác giả cần gửi kèm một thư xác định bài báo là của mình, thêm: “Tôi cam đoan chịu trách nhiệm hoàn toàn 
về sự xác thực của các thí nghiệm, các tin tức, các tư liệu thu thập được và sự phân tích các dữ kiện, bài viết này chưa 
được gửi đăng ở báo nào khác”. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm trước công luận và độc giả về quyền tác giả và nội dung 
gửi bài đăng.
Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa một bài trong cùng một số.
II. Đối với các bài tổng quan, thông tin, bài dịch.
- Đối với các bài tổng quan cần có đầy đủ các tài liệu tham khảo và nguồn số liệu đã được trích dẫn trong bài. Tác 
giả bài tổng quan ghi rõ chức danh, học hàm, học vị, chuyên ngành, cơ quan và hội chuyên khoa ở phần ghi chú cuối 
trang đầu tiên của bài tổng quan. Bài tổng quan cũng được đánh máy trên khổ A4 và không dài quá 7 trang kể cả biểu 
bảng và tài liệu tham khảo.
- Các thông tin, bài dịch cần ghi rõ xuất xứ của nguồn dữ liệu. Đối với bài dịch cần chụp toàn văn bài báo tiếng nước 
ngoài gửi kèm theo bản dịch.
III. Lệ phí đăng bài khoa học: 800.000 đồng/bài (tám trăm nghìn đồng), gửi về tài khoản: Tạp chí Y học Cộng đồng: 
0861100688668, Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Bài viết xin gửi về Ban biên tập TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
Địa chỉ: số 24 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 7621898 
Email: tapchiyhcd@gmail.com
ạp chí “Y HỌC CỘNG ĐỒNG” xuất bản 06 số tiếng Việt và 01 số tiếng Anh/năm, đăng tải các công trình 
nghiên cứu, các bài tổng quan về Y, Dược học cộng đồng, sức khỏe môi trường, y học lâm sàng, y sinh học 
và y xã hội học, những thông tin Y-Dược học trong nước và quốc tế, thông tin về nghiên cứu và đào tạo.
Ví dụ: 1. Vũ TriệuAn, Nguyễn Ngọc Lan: Điều tra HLAở bộ tộc người Êđê, Y học thực hành, 1999, 4,17-25.
2. Wright P Krisnakone P Kobayashi A: “Using Immunoglobulin in treatment of Asthma”. J.of Internet. Immunol., 
2005,17,19-20
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
T
I. Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học.
1. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học chưa đăng ở bất kỳ tạp chí quốc gia nào.
2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ điển Bách khoa Việt Nam. 
Bài gửi đăng đánh máy bằng tiếng Việt, rõ ràng, cách dòng, một bài không dài quá 7 trang khổ A4, kể cả bảng biểu 
và tài liệu tham khảo. Chỉ sử dụng những bảng, biểu, hình ảnh cần thiết và phải có chú thích rõ. Mỗi bài viết không 
quá 5 hình. Cuối bài phải nêu rõ xuất xứ của công trình, làm tại đâu, thời gian, số điện thoại cần liên hệ, địa chỉ Email.
3. Các danh từ tiếng Việt nếu dịch từ tiếng nước ngoài viết kèm theo tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt phải có chú 
thích các từ gốc của các chữ viết tắt.
4. Trình tự các mục trong bài:
a) Đầu đề
b) Họ và tên tác giả: Không ghi học hàm, học vị, chức danh. Có ghi chú đơn vị công tác của từng tác giả ở cuối trang 
thứ nhất bài báo.
c) Nội dung:
Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (tối đa 150 từ). Ghi từ khóa tiếng Việt và tiếng Anh.
Đặt vấn đề: bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
d) Tài liệu tham khảo (không quá 10 tài liệu)
Đánh số thứ tự tài liệu tiếng Việt (vần ABC theo tên tác giả) sau đó đến tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, 
tiếng Nga (vần ABC theo họ)... Mỗi tài liệu đề họ, tên tác giả, tên bài, tên tạp chí, năm xuất bản, số trang. Tên sách: tên 
tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang. 
5. Tác giả cần gửi kèm một thư xác định bài báo là của mình, thêm: “Tôi cam đoan chịu trách nhiệm hoàn toàn 
về sự xác thực của các thí nghiệm, các tin tức, các tư liệu thu thập được và sự phân tích các dữ kiện, bài viết này chưa 
được gửi đăng ở báo nào khác”. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm trước công luận và độc giả về quyền tác giả và nội dung 
gửi bài đăng.
Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa một bài trong cùng một số.
II. Đối với các bài tổng quan, thông tin, bài dịch.
- Đối với các bài tổng quan cần có đầy đủ các tài liệu tham khảo và nguồn số liệu đã được trích dẫn trong bài. Tác 
giả bài tổng quan ghi rõ chức danh, học hàm, học vị, chuyên ngành, cơ quan và hội chuyên khoa ở phần ghi chú cuối 
trang đầu tiên của bài tổng quan. Bài tổng quan cũng được đánh máy trên khổ A4 và không dài quá 7 trang kể cả biểu 
bảng và tài liệu tham khảo.
- Các thông tin, bài dịch cần ghi rõ xuất xứ của nguồn dữ liệu. Đối với bài dịch cần chụp toàn văn bài báo tiếng nước 
ngoài gửi kèm theo bản dịch.
III. Lệ phí đăng bài khoa học: 800.000 đồng/bài (tám trăm nghìn đồng), gửi về tài khoản: Tạp chí Y học Cộng đồng: 
0861100688668, Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Bài viết xin gửi về Ban biên tập TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
Địa chỉ: số 24 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 7621898 
Email: tapchiyhcd@gmail.com
ạp chí “Y HỌC CỘNG ĐỒNG” xuất bản 06 số tiếng Việt và 01 số tiếng Anh/năm, đăng tải các công trình 
nghiên cứu, các bài tổng quan về Y, Dược học cộng đồng, sức khỏe môi trường, y học lâm sàng, y sinh học 
và y xã hội học, những thông tin Y-Dược học trong nước và quốc tế, thông tin về nghiên cứu và đào tạo.
Ví dụ: 1. Vũ TriệuAn, Nguyễn Ngọc Lan: Điều tra HLAở bộ tộc người Êđê, Y học thực hành, 1999, 4,17-25.
2. Wright P Krisnakone P Kobayashi A: “Using Immunoglobulin in treatment of Asthma”. J.of Internet. Immunol., 
2005,17,19-20

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_su_phan_bo_nhom_mau_abo_o_nguoi_benh_ung_thu_duon.pdf