Nghiên cứu quy trình gây miễn dịch tạo kháng thể IgY kháng vi khuẩn (VKT) (Vibrio cholerae) trên gà mái

TÓM TẮT

Sản xuất kháng thể kháng vi khuẩn tả (VKT) (Vibrio cholerae) để sử dụng như một biện pháp tạo

miễn dịch thụ động trong dự phòng và điều trị nhiễm VKT là một hướng nghiên cứu đáng quan tâm.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát khả năng gây miễn dịch trên gà mái với chủng VKT được

bất hoạt bằng nhiệt, đồng thời xác định khả năng phân lập kháng thể IgY kháng VKT từ trứng của gà

được gây miễn dịch trước đó. Kết quả: gà được gây miễn dịch với kháng nguyên là VKT bất hoạt

(nồng độ kháng nguyên tương đương với mật độ VKT 3 x 1010 CFU/ml) có sự hình thành kháng thể

IgY đặc hiệu với kháng nguyên VKT sau 1 tuần gây miễn dịch. Kháng thể IgY phân lập từ trứng của

gà được gây miễn dịch cho phản ứng dương tính với kháng nguyên VKT (trên ELISA) và có khả

năng gây ngưng kết VKT trong môi trường lỏng.

* Từ khóa: Kháng thể IgY; Vi khuẩn tả; Gà mái.

pdf 7 trang phuongnguyen 5060
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu quy trình gây miễn dịch tạo kháng thể IgY kháng vi khuẩn (VKT) (Vibrio cholerae) trên gà mái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu quy trình gây miễn dịch tạo kháng thể IgY kháng vi khuẩn (VKT) (Vibrio cholerae) trên gà mái

Nghiên cứu quy trình gây miễn dịch tạo kháng thể IgY kháng vi khuẩn (VKT) (Vibrio cholerae) trên gà mái
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013 
1 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH GÂY MIỄN DỊCH TẠO KHÁNG THỂ 
IgY KHÁNG VI KHUẨN (VIBRIO CHOLERAE) TRÊN GÀ MÁI 
 Hoàng Trung Kiên*; Lê Thu Hồng*; Lê Thu Hà**; Nguyễn Đặng Dũng* 
TÓM TẮT 
Sản xuất kháng thể kháng vi khuẩn tả (VKT) (Vibrio cholerae) để sử dụng như một biện pháp tạo 
miễn dịch thụ động trong dự phòng và điều trị nhiễm VKT là một hướng nghiên cứu đáng quan tâm. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát khả năng gây miễn dịch trên gà mái với chủng VKT được 
bất hoạt bằng nhiệt, đồng thời xác định khả năng phân lập kháng thể IgY kháng VKT từ trứng của gà 
được gây miễn dịch trước đó. Kết quả: gà được gây miễn dịch với kháng nguyên là VKT bất hoạt 
(nồng độ kháng nguyên tương đương với mật độ VKT 3 x 1010 CFU/ml) có sự hình thành kháng thể 
IgY đặc hiệu với kháng nguyên VKT sau 1 tuần gây miễn dịch. Kháng thể IgY phân lập từ trứng của 
gà được gây miễn dịch cho phản ứng dương tính với kháng nguyên VKT (trên ELISA) và có khả 
năng gây ngưng kết VKT trong môi trường lỏng. 
* Từ khóa: Kháng thể IgY; Vi khuẩn tả; Gà mái. 
STUDY ON PRODUCTION OF YOLK IMMUNOGLOBULIN (IgY) 
AGAINST VIBRIO CHOLERAE BY EGG-LAYING HENS 
IMMUNIZATION 
SUMMARY 
Production of immunoglobulin against Vibrio cholerae to be used as passive preventive and/or 
therapeutic method in V. cholerae infection is a research field that interests many scientists. In this 
study, we investigated the effectiveness of the immunization on egg-laying hens with heat-inactivated 
V. cholerae. In addition, we determined the possibility of isolating IgY against V. cholerae from egg 
yolk laid by the hens previously immunized with V. cholerae antigen. 
The results showed that: 1- immunization on egg-laying hens using whole cell heat-inactivated V. 
cholerae as antigen (at bacterial concentration of 3.10
10
CFU/ml) could elicit an IgY production 
response one week after first challenge with antigen; 2- IgY isolated from egg yolk laid by the immunized 
hens showed positive activity against V. cholerae, in both ELISA and bacterial agglutination assays. 
* Key words: Immunoglobulin Y (IgY); Vibrio cholerae. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tiêu chảy cấp do tả là bệnh truyền nhiễm 
cấp tính do nhiễm vi khuẩn tả đường tiêu 
hóa. ệnh có thể gây ra các vụ dịch lớn và 
được coi là một bệnh truyền nhiễm nguy 
hiểm, do khả năng lan truyền nhanh trong 
cộng đồng thông qua thức ăn và/hoặc nguồn 
nước sinh hoạt ô nhiễm bởi VKT. Sau khi
* Học viện Quân y 
** Viện Vệ sinh Phòng dịch Quân đội 
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thái Sơn 
 PGS. TS. Lê Văn Đông 
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013 
2 
nhiễm VKT theo đường tiêu hoá, độc tố do 
vi khuẩn tiết ra sẽ bám và thâm nhập vào tế 
bào niêm mạc ruột, gây rối loạn quá trình 
vận chuyển tích cực các chất điện giải qua 
màng tế bào niêm mạc ruột, dẫn đến tăng 
tiết dịch vào lòng ống tiêu hoá và gây tiêu 
chảy mất nước. Điều trị bệnh tả chủ yếu là 
bù nước, điện giải cho bệnh nhân. Đã có 
nhiều báo cáo về việc sử dụng kháng sinh 
trong điều trị nhiễm VKT giúp rút ngắn thời 
gian điều trị cũng như thời gian vi khuẩn 
được bài tiết ra môi trường [3, 4]. Tuy 
nhiên, cũng có báo cáo về một số chủng 
VKT kháng kháng sinh [5, 9]. Sử dụng 
kháng thể tạo miễn dịch thụ động là một 
trong những hướng nghiên cứu tìm kiếm 
các biện pháp dự phòng và/hoặc điều trị 
nhiễm VKT được nhiều nhóm nghiên cứu 
quan tâm trong nhiều năm qua [7, 8]. Kháng 
thể IgY (immunoglobulin từ lòng đỏ trứng - 
yolk immunoglobulin) là một trong những 
nguồn kháng thể có nhiều tiềm năng ứng 
dụng, do có nhiều ưu điểm so với kháng thể 
IgG của động vật có vú (quy trình gây miễn 
dịch và thu thập kháng thể đơn giản, lượng 
kháng thể thu được cao...). Ở một số loài 
gia cầm, IgY trong lòng đỏ trứng có cấu trúc 
phân tử tương tự IgG ở động vật có vú; IgY 
có nguồn gốc từ kháng thể trong máu gia 
cầm mẹ, được vận chuyển tích cực sang 
lòng đỏ trứng, sau đó sang gia cầm nở từ 
trứng, tạo ra tình trạng miễn dịch thụ động 
ở gia cầm mới nở. 
Đề tài này được tiến hành nhằm: Xây 
dựng quy trình gây miễn dịch trên gà mái 
với kháng nguyên VKT, tạo cơ sở khoa học 
để thu thập kháng thể IgY kháng VKT từ 
trứng do gà mái được gây miễn dịch đẻ ra. 
ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu. 
- Chủng VKT do Khoa Vi sinh vật, Bệnh 
viện 103 cung cấp, được phân lập từ mẫu 
bệnh phẩm của bệnh nhân mắc bệnh tả tại 
Việt Nam. 
- Gà mái giống Tam Hoàng ở độ tuổi đẻ 
trứng, số lượng 15 con (với các cá thể cùng 
lứa), trọng lượng khoảng 1,5 - 2 kg, được 
nuôi trong điều kiện đầy đủ thức ăn và 
nước uống, chiếu sáng với ánh sáng tự 
nhiên 10 - 12 giờ/ngày. 
- Hoá chất, sinh phẩm chủ yếu: tá chất 
Freund hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh 
(Sigma, Hoa Kỳ); cộng hợp peroxidase - 
kháng thể IgG cừu kháng IgY gà và các hoá 
chất cần thiết khác cho phản ứng ELISA 
(Bio-Rad, Hoa Kỳ; Sanofi, Pháp). 
- Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: thạch 
kiềm, canh thang BHI. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
* Chuẩn bị kháng nguyên và gây miễn 
dịch cho gà mái (thực hiện tại Trung tâm 
Nghiên cứu Y - Dược học quân sự, Học 
viện Quân y): 
- Hoạt hóa và tnuôi cấy tăng sinh chủng 
vi khuẩn V. cholarea phòng thí nghiệm (lưu 
giữ đông khô ở -800C): cấy vi khuẩn trong 
bình nuôi cấy với canh thang BHI, nhiệt độ 
37
0
C trong 24 giờ. Ly tâm rửa 3 lần với 
NaCl 0,9%, thu cặn tế bào để tạo huyền 
dịch vi khuẩn 1011 CFU/ml. 
- Tạo kháng nguyên vi khuẩn: trộn huyền 
dịch vi khuẩn đã bất hoạt bằng nhiệt 
(80
0C/20 phút) với tá chất Freund hoàn 
chỉnh hoặc không hoàn chỉnh (tỷ lệ 1:1 về 
thể tích). Huyền dịch vi khuẩn sau khi trộn 
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013 
3 
tá chất được sử dụng ngay để gây miễn 
dịch trên gà mái. 
- Gây miễn dịch cho gà mái: 15 gà mái 
được chia ngẫu nhiên thành 5 lô để gây 
miễn dịch với các liều kháng nguyên khác 
nhau nhằm xác định liều kháng nguyên 
tối ưu. 
Bảng 1: Nồng độ kháng nguyên VKT dùng 
để gây miễn dịch cho gà mái. 
LÔ GÀ 1 2 3 4 5 
Số lượng 
(con) 
3 3 3 3 3 
Liều kháng 
nguyên (mật 
độ vi khuẩn, 
CFU/ml) 
Không 
gây 
miễn 
dịch 
0,375 x 
10
10
0,75 x 
10
10
1,5 x 
10
10
3 x 
10
10
(CFU: colony forming unit: số đơn vị 
khuẩn lạc) 
Lấy máu tĩnh mạch gà trước khi gây miễn 
dịch, tách huyết thanh, bảo quản ở -200C. 
Gây miễn dịch trên gà theo phương pháp 
của Hoàng Trung Kiên và CS (2010) [1]: 
tiêm dưới da 1 ml huyền dịch kháng nguyên 
trộn với tá chất Freund hoàn chỉnh; sau mỗi 
3 tuần, tiêm nhắc lại cùng liều kháng nguyên 
với tá chất Freund không hoàn chỉnh, trong 
12 tuần liên tiếp. 
7 ngày sau mỗi lần tiêm kháng nguyên, 
lấy máu tĩnh mạch gà, tách huyết thanh, 
bảo quản ở -200C để kiểm tra hiệu giá 
kháng thể IgY kháng VKT bằng kỹ thuật 
ELISA. Đồng thời, phân lập kháng thể IgY 
từ lòng đỏ trứng gà, thực hiện phản ứng 
ELISA để xác định sự có mặt của kháng thể 
IgY kháng VKT trong lòng đỏ trứng gà. 
* Phản ứng ELISA phát hiện kháng thể 
IgY kháng VKT (thực hiện tại La bô Miễn 
dịch, Trung tâm Nghiên cứu Y - Dược học 
quân sự, Học viện Quân y): 
- Chuẩn bị khay phản ứng: VKT được xử 
lý bằng phương pháp siêu nghiền với máy 
siêu âm. 100 µl huyền dịch kháng nguyên 
siêu nghiền (nồng độ 5 µg/ml, trong dung 
dịch NaHCO3 0,1 M; pH 9,6), ủ qua đêm ở 
4
0C trong các giếng của khay phản ứng 
ELISA 96 giếng để gắn kháng nguyên lên 
giếng. Rửa các giếng 5 lần bằng dung dịch 
PBS-T (0,15 M NaCl; 0,02 M NaH2PO4; 
0,01% Tween 20; pH 7,4). Ủ giếng phản 
ứng với 150 µl dung dịch BSA 1% ở 370C 
trong 2 giờ. Rửa các giếng 5 lần với PBS-T. 
- Thực hiện phản ứng ELISA: bổ sung 
100 µl huyết thanh gà (hoặc dung dịch 
chứa IgY phân lập từ lòng đỏ trứng gà) vào 
các giếng phản ứng; ủ khay phản ứng ở 
37
0C trong 30 phút; rửa khay phản ứng 
bằng PBS-T. Phát hiện kháng thể IgY đặc 
hiệu với kháng nguyên VKT bằng cách bổ 
sung vào các giếng 100 µl dung dịch cộng 
hợp peroxidase - kháng thể IgG cừu kháng 
IgY gà; ủ khay phản ứng ở 370C trong 30 
phút; rửa khay phản ứng bằng PBS-T, tiếp 
đó bổ sung vào các giếng 100 µl dung dịch 
OPD, giữ khay phản ứng trong buồng tối, ở 
nhiệt độ phòng trong 10 phút; ngừng phản 
ứng bằng cách bổ sung vào mỗi giếng 50 µl 
H2SO4 2 M. Đo mật độ quang học của dung 
dịch phản ứng trong từng giếng tại bước 
sóng 450 nm, sử dụng máy đo quang phổ 
DTX 880 (Beckman Coulter, Hoa Kỳ). Mật 
độ quang học của dung dịch phản ứng gián 
tiếp phản ánh hiệu giá kháng thể kháng 
VKT trong mẫu huyết thanh hoặc dung dịch 
tương ứng. 
* Thử nghiệm ngưng kết VKT trong môi 
trường lỏng (thực hiện tại Khoa Vi sinh vật, 
Viện Vệ sinh Phòng dịch Quân đội): 
Trộn huyền dịch vi khuẩn (sau nuôi cấy 
tăng sinh; mật độ 1010 CFU/ml) với kháng 
thể IgY (ở các độ pha loãng tăng dần trong 
dung dịch P S), trong các giếng có đáy 
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013 
4 
hình chữ U của khay nhựa 96 giếng. Khay 
phản ứng được giữ ở nhiệt độ phòng trong 
1 giờ, sau đó để lắng tự nhiên ở 40C qua 
đêm. Hiện tượng ngưng kết vi khuẩn được 
đánh giá là dương tính khi quan sát thấy 
hình ảnh đám ngưng kết, âm tính khi vi 
khuẩn (không bị ngưng kết) lắng tự nhiên 
xuống trung tâm của đáy giếng. 
Thống kê và so sánh mật độ quang học 
của các giếng tương ứng với các mẫu 
huyết thanh bằng các thuật toán của phần 
mềm Microsft excel 2003. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
1. Tính đặc hiệu với kháng nguyên 
VKT của kháng thể IgY. 
Trên các mẫu huyết thanh gà được gây 
miễn dịch và gà trong nhóm đối chứng 
(không gây miễn dịch), chúng tôi sử dụng 
phản ứng ELISA xác định sự có mặt của 
kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên VKT. 
Hình 1: Phản ứng ELISA phát hiện IgY 
kháng VKT trong huyết thanh gà. 
Kết quả phản ứng ELISA: sau 1 tuần 
gây miễn dịch bằng VKT lần đầu, trong tất 
cả các mẫu huyết thanh gà đều có mặt 
kháng thể kháng VKT, trong khi các mẫu 
huyết thanh gà thu thập trước khi gây miễn 
dịch và các mẫu huyết thanh gà nhóm đối 
chứng (lô 1 - không gây miễn dịch với VKT) 
cho kết quả phản ứng ELISA âm tính. Điều 
này cho thấy sử dụng kháng nguyên VKT 
bất hoạt để gây miễn dịch có khả năng kích 
thích đáp ứng tạo kháng thể kháng VKT 
trên gà mái. 
Mật độ quang học của các giếng phản 
ứng tương ứng với mẫu huyết thanh được 
khảo sát gián tiếp cho thấy nồng độ kháng 
thể kháng VKT trên gà được gây miễn dịch 
có xu hướng tăng dần sau từng lần gây 
miễn dịch. Kết quả này phù hợp với quy 
luật chung về đáp ứng tạo kháng thể trên 
động vật. Trong số các lô gà được gây 
miễn dịch, mẫu huyết thanh gà thuộc lô số 
5 (gây miễn dịch với nồng độ kháng nguyên 
cao nhất, tương ứng với mật độ vi khuẩn 3 
x 10
10 
CFU/ml) cho kết quả mật độ quang 
học của các giếng phản ứng cao hơn rõ rệt 
so với những lô gà được gây miễn dịch còn 
lại (p < 0,05). Như vậy có thể thấy, quy trình 
gây miễn dịch sử dụng trong nghiên cứu 
này đã có tác dụng kích thích gà mái tạo ra 
được kháng thể IgY kháng VKT. ên cạnh 
đó, trong phạm vi dải nồng độ kháng 
nguyên VKT sử dụng để gây miễn dịch (thể 
hiện bằng mật độ vi khuẩn từ 0,375 x 1010 - 
3 x 10
10 CFU/ml), cường độ đáp ứng tạo 
kháng thể có xu hướng tỷ lệ thuận với nồng 
độ kháng nguyên sử dụng gây miễn dịch. 
Độ pha loãng kháng thể (x 1.000) 
Hình 2: Phản ứng ELISA phát hiện IgY 
kháng VKT (từ lòng đỏ trứng gà). 
O
D
 4
5
0
 (
n
m
) 
 O
D
 4
5
0
 (
n
m
) 
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013 
5 
Kháng thể IgY phân lập từ lòng đỏ trứng 
gà được pha loãng thành những nồng độ 
khác nhau, sau đó thực hiện phản ứng 
ELISA để xác định sự có mặt của kháng thể 
IgY kháng VKT trong lòng đỏ trứng. Phản 
ứng ELISA cho kết quả dương tính với mẫu 
kháng thể IgY phân lập từ trứng của gà 
được gây miễn dịch với kháng nguyên VKT 
(ngay cả ở mức pha loãng 1/4.000), trong 
khi mẫu đối chứng âm (kháng thể phân lập 
từ trứng của gà không gây miễn dịch) 
không có phản ứng với kháng nguyên VKT. 
Trong số các kháng thể có trong máu 
gà, một lớp kháng thể có cấu trúc phân tử 
tương tự như kháng thể IgG ở động vật có 
vú, được vận chuyển tích cực từ gà mái 
sang lòng đỏ trứng do gà mái đẻ ra, lớp 
kháng thể này được gọi là IgY (yolk 
immunoglobulin), đó chính là nguồn gốc 
của kháng thể IgY trong lòng đỏ trứng. 
Bằng phương pháp gây miễn dịch trên gà 
mái và thu thập kháng thể IgY từ lòng đỏ 
trứng do gà được gây miễn dịch đẻ ra, Tim 
Sunnary và CS (2011) thu được kháng thể 
IgY kháng trực khuẩn mủ xanh, có tác dụng 
ức chế trực khuẩn mủ xanh trên mô hình 
vết thương bỏng thực nghiệm gây nhiễm 
trực khuẩn mủ xanh [2]. Tương tự, nhóm 
nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên và CS 
(2010) đã thu được IgY từ lòng đỏ trứng gà 
kháng vi khuẩn E. ictaluri (gây bệnh mủ gan 
cá tra) [1]. Theo Kazuyuki H và CS (2010), 
IgY đặc hiệu với VKT có nguồn gốc từ lòng 
đỏ trứng gà được chứng minh có tác dụng 
bảo vệ trên mô hình chuột nhắt trắng sơ 
sinh nhiễm VKT [6]. Trong nghiên cứu này, 
sự có mặt của kháng thể IgY đặc hiệu trong 
huyết thanh gà sau khi gây miễn dịch với 
kháng nguyên VKT, cũng như trong lòng đỏ 
trứng của gà được gây miễn dịch là cơ sở 
khoa học quan trọng để chúng tôi tiến hành 
phân lập kháng thể IgY kháng VKT trong 
lòng đỏ trứng gà, trên cơ sở đó có thể khảo 
sát hoạt tính sinh học, tác dụng bảo vệ của 
kháng thể này trên mô hình động vật gây 
nhiễm VKT. 
2. Hoạt tính ngƣng kết VKT của kháng 
thể IgY. 
Hình 3: Phản ứng ngưng kết VKT bởi 
kháng thể IgY trong môi trường lỏng. 
(A: khay 96 giếng thực hiện phản ứng 
ngưng kết với các độ pha loãng kháng thể 
khác nhau; B (IgY phân lập từ lòng đỏ trứng 
của gà được gây miễn dịch): phản ứng 
ngưng kết dương tính: hình ảnh đám vi 
khuẩn ngưng kết tại đáy giếng phản ứng; C: 
phản ứng ngưng kết âm tính: vi khuẩn lắng 
tự nhiên xuống đáy giếng phản ứng) 
Phản ứng ngưng kết vi khuẩn thực hiện 
trong phiến nhựa 96 giếng có đáy hình chữ 
U. Kết quả: IgY phân lập từ lòng đỏ trứng 
của gà được gây miễn dịch với kháng 
nguyên VKT có khả năng gây ngưng kết 
VKT trong môi trường lỏng. Hiệu giá kháng 
thể ngưng kết được xác định là 1/512 với 
dung dịch chứa kháng thể IgY phân lập từ 
lòng đỏ trứng (của gà được gây miễn dịch) 
bằng phương pháp tủa lipid với nước cất 
lạnh; nồng độ protein trong dung dịch sau 
tủa lipid là 0,8 mg/ml (số liệu không trình 
bày trong bài báo này). 
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013 
6 
Cùng với kết quả phản ứng ELISA xác 
định sự có mặt của kháng thể IgY kháng 
VKT trong lòng đỏ trứng gà, kết quả dương 
tính của phản ứng ngưng kết VKT trong 
môi trường lỏng bởi kháng thể IgY phân lập 
từ lòng đỏ trứng (của gà được gây miễn 
dịch) giúp cung cấp thêm một cơ sở khoa 
học quan trọng để chúng tôi kết luận: có thể 
ứng dụng phương pháp gây miễn dịch trên 
gà mái bằng kháng nguyên VKT để sản 
xuất kháng thể IgY kháng VKT, bằng cách 
phân lập kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng 
của gà được gây miễn dịch. Tuy nhiên, 
trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng 
tôi chưa chứng minh được tác dụng bảo vệ 
của kháng thể IgY kháng VKT; mặt khác, để 
thu được kháng thể IgY kháng VKT với hiệu 
giá cao, cần có những nghiên cứu tiếp theo 
thực hiện tối ưu hóa quy trình phân lập 
và/hoặc tinh sạch kháng thể từ lòng đỏ trứng. 
KẾT LUẬN 
Gây miễn dịch cho gà mái với kháng 
nguyên VKT (V. cholerae) bất hoạt bằng 
nhiệt có khả năng kích thích đáp ứng tạo 
kháng thể IgY kháng VKT sau khi gây miễn 
dịch 1 tuần. 
Kháng thể IgY kháng VKT có thể phân 
lập được từ lòng đỏ trứng của gà mái được 
gây miễn dịch với kháng nguyên VKT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Trung Kiên, Đỗ Khắc Đại, Nguyễn 
Ngọc Tuấn. Nghiên cứu chế tạo kháng thể 
kháng Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan ở 
cá tra bằng công nghệ tạo kháng thể IgY gà. 
Tạp chí Thông tin Y dược. 2010, 3, tr.71-76. 
2. Tim Sunnary, Đỗ Minh Trung, Lê Thu 
Hồng, Lê Văn Đông. Tác dụng in vivo của kháng 
thể IgY kháng trực khuẩn mủ xanh trên vết 
thương bỏng thực nghiệm nhiễm trực khuẩn mủ 
xanh. Tạp chí Y dược học quân sự. 2011, 36 (8), 
tr.44-49. 
3. De S, Chaudhuri A, Dutta P. Doxycycline 
in the treatment of cholera. Bull. World Health 
Organ. 1976, 54, pp.177-179. 
4. Greenough WB, Rosenberg IS, Gordon RS. 
Tetracycline in the treatment of cholera. The Lancet. 
1964, 283 (7329), pp.355-357. 
5. Huu Dat Tran, Munirul Alam, Nguyen Vu 
Trung. Multi-drug resistant Vibrio cholerae O1 
variant El Tor isolated in northern Vietnam 
between 2007 and 2010. J Med Microbiol. 2012, 
61 (Pt 3), pp.431-437. 
6. Kazuyuki H, Hideyuki A, Koji U. Passive 
oral immunization by egg yolk immunoglobulin 
(IgY) to Vibrio cholerae effectively prevents 
cholera. Acta Medica Okayama. 2010, 64 (3), 
pp.163-170. 
7. Lee CK, Weltzin R, Soman G. Oral 
administration of polymeric immunoglobulin A 
prevents colonization with Vibrio cholerae in 
neonatal mice. Infection and Immunity. 1994, 62 (3), 
pp.887-891. 
8. Osek J, Svennerholm Ann, Holmgren J. 
Protection against Vibrio cholerae El Tor infection 
by specific antibodies against mannose-binding 
hemagglutinin pili. Infection and Immunity. 1992, 
60 (11), pp.4961-4964. 
9. Yu L, Zhou Y, Wang R. Multiple antibiotic 
resistance of Vibrio cholerae serogroup O139 
in China from 1993 to 2009. PLoS ONE. 2012, 
7 (6), e38633. 
Ngµy nhËn bµi: 2/11/2012 
Ngµy giao ph¶n biÖn: 28/11/2012 
Ngµy giao b¶n th¶o in: 28/12/2012 
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013 
7 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_quy_trinh_gay_mien_dich_tao_khang_the_igy_khang_v.pdf