Nghiên cứu quá trình giải phóng thuốc quinin sulfat từ vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan/quinin sulfat

Tóm tắt:

Gần đây, vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan đã được sử dụng làm chất mang thuốc để điều chỉnh tốc độ giải

phóng thuốc nhằm tăng hiệu quả và giảm liều dùng thuốc. Vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan mang 10-50%

thuốc quinin sulfat (QS) được chế tạo theo phương pháp vi nhũ nước/dầu/nước để nghiên cứu quá trình giải phóng

QS. Ảnh hưởng của hàm lượng QS, độ pH và động học của quá trình giải phóng thuốc QS đã được nghiên cứu.

Kết quả cho thấy, với mẫu vật liệu polylactic axit/chitosan mang hàm lượng QS càng cao thì tốc độ giải phóng QS

càng chậm. Mẫu vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan mang 50% QS có tốc độ giải phóng QS nhỏ nhất. Trong môi

trường pH=7,4, tốc độ giải phóng QS lớn hơn trong môi trường pH=2,0. Quá trình giải phóng thuốc QS từ vật liệu tổ

hợp polylactic axit/chitosan/QS tuân theo mô hình động học Korsmeyer-Peppas và khuếch tán theo định luật Fick

pdf 6 trang phuongnguyen 7020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu quá trình giải phóng thuốc quinin sulfat từ vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan/quinin sulfat", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu quá trình giải phóng thuốc quinin sulfat từ vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan/quinin sulfat

Nghiên cứu quá trình giải phóng thuốc quinin sulfat từ vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan/quinin sulfat
561(5) 5.2019
Khoa học Y - Dược
Mở đầu 
Polylactic axit (PLA) và chitosan (CS) là hai polyme 
thiên nhiên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực 
khác nhau [1-3]. Tổ hợp PLA/CS được sử dụng để làm chất 
mang thuốc hỗ trợ cho điều trị các bệnh ung thư, tăng huyết 
áp, tim mạch[4, 5]. Nhờ khả năng tương tác của thuốc 
với hai polyme, nhất là khi tổ hợp polyme PLA/CS có kích 
thước nano, thuốc sẽ giải phóng nhanh ở giai đoạn đầu và 
có kiểm soát ở giai đoạn sau, vì thế góp phần tăng hiệu quả 
của thuốc, giảm liều dùng, giảm số lần sử dụng thuốc trong 
ngày.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chế tạo vật liệu tổ 
hợp PLA/CS mang thuốc QS, với các hàm lượng QS khác 
nhau từ 10-50% so với PLA theo phương pháp vi nhũ [6, 7]. 
Nghiên cứu sự giải phóng QS trong vật liệu tổ hợp để xác 
định ảnh hưởng của hàm lượng QS, ảnh hưởng của độ pH và 
xác định động học của quá trình giải phóng thuốc QS. Các 
mẫu vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan/quinin sulfat 
(PCQS) với hàm lượng QS từ 10-50% được đánh giá tiến 
trình giải phóng QS trong các dung dịch có pH=2 và pH=7 
trong thời gian từ 1 đến 30 giờ. Đây là các môi trường pH 
đặc trưng cho dung dịch axit mạnh trong dạ dày (pH=2) và 
dung dịch kiềm yếu ở ruột non (pH=7,4) trong cơ thể người. 
Tốc độ giải phóng QS được đánh giá thông qua giá trị hàm 
lượng QS giải phóng ra khỏi vật liệu. Động học của quá 
trình giải phóng QS từ vật liệu tổ hợp PCQS được xác định 
thông qua việc khảo sát lựa chọn sự phù hợp các mô hình 
động học bậc 0 (ZO), bậc một (FO), mô hình Higuchi (HG), 
mô hình Hixson-Crowell (HCW) và mô hình Korsmeyer-
Peppas (KMP). 
Nội dung nghiên cứu
Vật liệu, hóa chất và thiết bị nghiên cứu
- Các hóa chất dùng để chế tạo vật liệu tổ hợp PCQS 
bao gồm: PLA có độ nhớt là 2 dL/g, khối lượng phân tử 
trung bình Mw=260.000 g/mol, độ đa phân tán polyme Mw/
Mn=1,5, ở dạng hạt; CS có độ axetyl hóa >77%, độ nhớt 
là 1220 cP, Mn=1,61x105 Da; Polyetylen Oxit (PEO) có 
Mw=100.000 g/mol, nhiệt độ thủy tinh hóa Tg=-67,00C và 
QS do hãng Sigma-Aldrich sản xuất. 
- Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) ghi trên thiết 
bị quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier Impact 410 - 
Nicolet. Mật độ quang đo trên thiết bị phổ hấp thụ tử ngoại 
và khả kiến UV-Vis. 
Nghiên cứu quá trình giải phóng 
thuốc quinin sulfat từ vật liệu tổ hợp 
polylactic axit/chitosan/quinin sulfat
Hoàng Thanh Đức1*, Nguyễn Thị Thu Trang2 
Tóm tắt:
Gần đây, vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan đã được sử dụng làm chất mang thuốc để điều chỉnh tốc độ giải 
phóng thuốc nhằm tăng hiệu quả và giảm liều dùng thuốc. Vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan mang 10-50% 
thuốc quinin sulfat (QS) được chế tạo theo phương pháp vi nhũ nước/dầu/nước để nghiên cứu quá trình giải phóng 
QS. Ảnh hưởng của hàm lượng QS, độ pH và động học của quá trình giải phóng thuốc QS đã được nghiên cứu. 
Kết quả cho thấy, với mẫu vật liệu polylactic axit/chitosan mang hàm lượng QS càng cao thì tốc độ giải phóng QS 
càng chậm. Mẫu vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan mang 50% QS có tốc độ giải phóng QS nhỏ nhất. Trong môi 
trường pH=7,4, tốc độ giải phóng QS lớn hơn trong môi trường pH=2,0. Quá trình giải phóng thuốc QS từ vật liệu tổ 
hợp polylactic axit/chitosan/QS tuân theo mô hình động học Korsmeyer-Peppas và khuếch tán theo định luật Fick. 
Từ khóa: chitosan, giải phóng thuốc, polylactic axit, QS, vật liệu tổ hợp.
Chỉ số phân loại: 3.4
*Tác giả liên hệ: Tel: 0983844815; Email: ducht68@yahoo.com.vn
1Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
2Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Ngày nhận bài 21/1/2019; ngày chuyển phản biện 24/1/2019; ngày nhận phản biện 25/3/2019; ngày chấp nhận đăng 29/3/2019
661(5) 5.2019
Khoa học Y - Dược
Phương pháp nghiên cứu
- Các mẫu vật liệu tổ hợp PCQS với các hàm lượng QS 
từ 10-50% chế tạo theo phương pháp vi nhũ tương tự tài liệu 
tham khảo [6-8]. Hàm lượng QS giải phóng ra khỏi vật liệu 
được xác định bằng phương pháp phân tích phổ UV-Vis và 
theo công thức: % thuốc giải phóng = Ct/C0x100, trong đó: 
C0 và Ct là lượng mang thuốc và lượng thuốc giải phóng 
tại thời gian t.
- Tốc độ giải phóng QS được đánh giá thông qua hàm 
lượng QS giải phóng ra trong dung dịch thử nghiệm theo 
thời gian. Khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng mang 
thuốc QS đến tốc độ giải phóng QS của các mẫu vật liệu tổ 
hợp PCQS được thực hiện trong hai môi trường pH=2 và 
pH=7,4. 
- Động học của quá trình giải phóng QS từ vật liệu tổ 
hợp được xác định thông qua khảo sát đánh giá sự phù hợp 
của các mô hình động học: mô hình bậc 0 (ZO): Wt = Wo + 
K1.t; mô hình bậc một (FO): logC = logCo - K2.t/2,303; mô 
hình Higuchi (HG): W = K3.t1/2; mô hình Hixson-Crowell 
(HCW): Wo1/3 - Wt1/3 = K4.t; và mô hình Korsmeyer - 
Peppas (KMP): Mt/M∞ = K5.tn.
Kết quả và thảo luận
Ảnh hưởng của hàm lượng QS đến sự giải phóng QS 
từ vật liệu tổ hợp PCQS
Các mẫu vật liệu tổ hợp chế tạo với hàm lượng QS từ 
10 đến 50% được ký hiệu theo thứ tự: PCQS10, PCQS20, 
PCQS30, PCQS40 và PCQS50. Khảo sát ảnh hưởng của 
hàm lượng QS trong vật liệu tổ hợp PCQS đến tốc độ giải 
phóng QS được thực hiện trong hai dung dịch có môi trường 
axít pH=2 và kiềm yếu pH=7,4. 
Hàm lượng QS giải phóng khỏi các mẫu vật liệu PCQS 
trong dung dịch có pH=2 và pH=7,4 được thể hiện trong 
(bảng 1, hình 1) và (bảng 2, hình 2). Trong dung dịch pH=2, 
sau 30 giờ ngâm mẫu hàm lượng QS giải phóng ra từ các vật 
liệu tổ hợp đều nhỏ hơn 50%. Các mẫu vật liệu mang hàm 
lượng QS lớn hơn 20% thì hàm lượng càng lớn, lượng QS 
giải phóng ra càng nhỏ. Mẫu PCQS10 có hàm lượng QS giải 
phóng ra sau 30 giờ là 41,68%, mẫu PCQS20 là 44,23% (lớn 
nhất). Các mẫu vật liệu PCQS30, PCQS40 có hàm lượng QS 
giải phóng ra nhỏ hơn và mẫu PCQS50 có hàm lượng QS 
giải phóng ra nhỏ nhất, chỉ là 33,41% (bảng 1).
Bảng 1. Hàm lượng QS giải phóng từ các mẫu vật liệu PCQS 
trong dung dịch pH=2.
Thời gian 
(giờ)
Lượng QS được giải phóng (%)
PCQS10 PCQS20 PCQS30 PCQS40 PCQS50
1 22,34 24,46 21,97 22,65 19,97
2 24,76 25,78 24,12 23,98 20,34
3 26,83 28,43 25,16 26,76 22,89
4 29,89 29,78 26,98 27,75 23,68
5 31,12 30,69 27,56 28,76 24,82
6 32,95 32,14 29,62 29,98 25,67
7 33,56 34,54 30,12 31,89 26,71
8 35,21 36,13 32,56 32,09 28,42
12 38,96 37,89 36,25 33,73 30,05
16 39,34 40,34 36,57 34,78 31,34
20 40,45 42,14 37,29 36,07 32,92
24 41,75 43,58 37,49 36,71 33,15
26 42,09 44,01 38,67 36,92 33,32
28 42,12 44,54 38,34 37,02 33,45
30 41,68 44,23 38,98 37,01 33,41
Study on the release of quinine sulphate
from polylactic acid/chitosan/quinine sulfate 
composite materials
Thanh Duc Hoang1*, Thi Thu Trang Nguyen2 
1Hanoi University of Industry
2Institute of Tropical Technology,
Vietnam Academy of Science and Technology
Recevied 21 January 2019; accepted 29 March 2019
 Abstract:
Recently, the polylactic acid/chitosan composite has been 
used as a drug carrier to regulate the drug release aim to 
increase the effectiveness and decrease the drug dosage. 
Polylactic acid/chitosan composite materials that carry 
10-50% quinine sulfate were prepared by the water/
oilwater microemulsion method to study the release of 
quinine sulfate. Effects of quinine sulfate content, pH, 
and kinetics of quinine sulfate release were investigated. 
The results showed that polylactic acid/chitosan 
composite materials with higher quinine sulfate content 
exhibited slower speed release of quinine sulfate. The 
polylactic acid/chitosan composite materials that carry 
50% quinine sulphate resulted in the slowest speed of 
quinine sulfate release. In pH=7.4 medium, the release 
rate of quinine sulfate was greater than the pH=2.0. The 
process of releasing quinine sulfate from polylactic acid/
chitosan/quinine sulfate composites was in accordance 
with the Korsmeyer-Peppas kinetic model and diffused 
according to the Fick law. 
Keywords: chitosan, composite materials, drug release, 
polylactic acid, QS.
Classification number: 3.4
761(5) 5.2019
Khoa học Y - Dược
Hình 1. Đồ thị giải phóng QS từ các mẫu vật liệu PCQS10, 
PCQS20, PCQS30, PCQS40 và PCQS50 trong dung dịch pH=2.
Trong dung dịch có pH=7,4, tốc độ giải phóng QS ở các 
mẫu vật liệu PCQS nhanh hơn trong dung dịch có pH=2. Sau 
12 giờ thử nghiệm, hàm lượng QS đã giải phóng ra được hơn 
50%. Mẫu PCQS20 có tốc độ giải phóng QS lớn nhất, sau 12 
giờ đạt 62,89%. Các mẫu có hàm lượng QS lớn hơn đều có 
tốc độ giải phóng QS nhỏ hơn. Mẫu PCQS50 có tốc độ giải 
phóng QS chậm nhất, sau 12 giờ là 50,54% và sau 30 giờ là 
54,72% (bảng 2). 
Bảng 2. Hàm lượng QS giải phóng từ các mẫu vật liệu PCQS 
trong dung dịch pH= 7,4.
Thời gian 
(giờ)
Lượng QS được giải phóng (%)
PCQS10 PCQS20 PCQS30 PCQS40 PCQS50
1 32,54 34,76 29,98 26,78 29,09
2 35,78 37,89 33,56 28,98 30,96
3 36,52 42,56 35,62 34,78 33,56
4 39,12 44,21 38,78 36,79 36,78
5 40,89 45,95 39,78 42,67 38,45
6 43,89 50,95 45,68 43,63 40,09
7 47,04 54,49 49,67 44,58 44,68
8 52,48 57,78 52,43 48,94 48,08
12 61,96 62,89 55,68 53,21 50,54
16 65,34 63,76 57,21 54,89 53,67
20 67,98 64,54 58,97 55,05 54,07
24 69,78 65,21 58,68 56,21 53,89
26 70,72 65,56 59,02 56,11 55,04
28 70,98 65,21 58,97 56,78 54,89
30 70,03 65,78 58,79 55,98 54,72
Hình 2. Đồ thị giải phóng QS từ các mẫu vật liệu PCQS10, 
PCQS20, PCQS30, PCQS40 và PCQS50 trong dung dịch pH=7,4.
Như vậy, ở trong cả hai môi trường pH axit và kiềm yếu, 
khi hàm lượng QS của vật liệu tổ hợp càng cao thì tốc độ 
giải phóng QS càng chậm. Rõ ràng hàm lượng QS trong vật 
liệu tổ hợp PCQS có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tốc độ giải 
phóng QS. Mẫu vật liệu có hàm lượng QS là 20% có tốc độ 
giải phóng QS lớn nhất.
Ảnh hưởng của pH dung dịch đến sự giải phóng QS từ 
vật liệu tổ hợp PCQS
Mẫu vật liệu PCQS20 có tốc độ giải phóng QS nhanh 
nhất được chọn để khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch 
đến sự giải phóng QS. Hai môi trường pH được chọn thử 
nghiệm là dung dịch có pH=2 và pH=7,4. 
Kết quả thu được (bảng 3, hình 3) cho thấy, pH của dung 
dịch ảnh hưởng đáng kể đến sự giải phóng thuốc QS từ vật 
liệu tổ hợp PCQS20. Sau 30 giờ, hàm lượng QS giải phóng 
trong dung dịch pH=7,4 đạt gần 70%, còn trong dung dịch 
pH=2 chỉ đạt 44%. Rõ ràng, tốc độ giải phóng QS từ vật liệu 
tổ hợp PCQS20 trong dung dịch kiềm yếu (pH= 7,4) lớn 
hơn trong dung dịch axit (pH=2). Điều này phù hợp cho sự 
hấp thụ thuốc tốt hơn ở ruột non.
Sự giải phóng thuốc QS trong 12 giờ đầu xảy ra với tốc 
độ nhanh, sau 12 giờ sự giải phóng thuốc chậm lại và ổn 
định hơn, như vậy có thể kiểm soát được tốc độ giải phóng 
QS nếu sử dụng chất tương hợp POE hay điều chỉnh hàm 
lượng mang thuốc khi chế tạo vật liệu tổ hợp PCQS. Điều 
này phù hợp với công bố của M. Prabaharan khi nghiên cứu 
vật liệu tổ hợp PLA/CS mang thuốc Lamivudin [5].
861(5) 5.2019
Khoa học Y - Dược
Bảng 3. Hàm lượng QS giải phóng từ mẫu vật liệu PCQS20 trong 
dung dịch pH=2 và pH = 7,4.
Thời gian
(giờ)
% QS
ở pH=2,0
% QS
ở pH=7,4
1 24,46 34,76
2 25,78 37,89
3 28,43 42,56
4 29,78 44,21
5 30,69 45,95
6 32,14 50,95
7 34,54 54,49
8 36,13 57,78
12 37,89 62,89
16 40,34 63,76
20 42,14 64,54
24 43,58 65,21
26 44,01 65,56
28 44,54 65,21
30 44,23 65,78
Hình 3. Đồ thị giải phóng QS từ vật liệu PCQS20 trong các dung 
dịch pH=2 và pH=7,4.
Động học quá trình giải phóng QS từ vật liệu tổ hợp 
PCQS
Nghiên cứu động học giải phóng QS từ các vật liệu 
tổ hợp PCQS trong dung dịch pH=2 và pH=7,4 được tiến 
hành dựa vào việc phân tích, đánh giá quá trình giải phóng 
QS theo các mô hình động học: bậc 0, bậc một, mô hình 
Higuchi, mô hình Hixson-Crowell và mô hình Korsmeyer-
Peppas.
Các kết quả về hàm lượng QS giải phóng từ các mẫu vật 
liệu PCQS trong các dung dịch pH=2 và pH=7,4 theo thời 
gian từ 1-30 giờ được tính toán theo các mô hình động học, 
bằng công cụ xử lý thống kê MS-Excel để phân tích hồi quy 
và xây dựng phương trình động học. Từ kết quả phân tích 
hồi quy và xây dựng phương trình động học có thể xác định 
được động học quá trình giải phóng QS của các mẫu vật liệu 
tổ hợp PCQS, nhằm tìm ra cơ chế giải phóng thuốc của chất 
mang thuốc. 
Đồ thị, phương trình động học và các hệ số hồi quy 
tương ứng với các mô hình động học quá trình giải phóng 
QS khỏi mẫu vật liệu PCQS20 trong dung dịch pH=2 thu 
được được thể hiện ở các hình 4-8.
Hình 4. Phương trình động học bậc 0 phản ánh sự phụ thuộc hàm 
lượng QS được giải phóng từ vật liệu tổ hợp PCQS20 trong dung 
dịch pH=2 theo thời gian.
8 
Đồ thị, phương trình động học và các hệ số hồi quy tương ứng với các mô hình 
động học quá trình giải phóng QS khỏi mẫu vật liệu PCQS20 trong dung dịch pH=2 thu 
được được thể hiện ở các hình 4-8. 
Hình 4. Phương trình động học bậc 0 phản 
ánh sự phụ thuộc hàm lượng QS được giải 
phóng từ vật liệu t ổ hợp PCQS20 trong 
dung dịch pH= 2 theo thời gian. 
Hình 5. Phương trình động học bậc 1 phản 
ánh sự phụ thuộc hàm lượng QS được giải 
phóng từ vật liệu tổ hợp PCQS20 trong 
dung dịch pH=2 theo thời gian. 
Hình 6. Phương trình động học theo mô hình 
Higuchi phản ánh sự phụ thuộc hàm lượng 
QS được giải phóng từ vật liệu tổ hợp 
PCQS20 trong dung dịch pH=2 theo thời 
gian. 
Hình 7. Phương trình động học theo mô 
hình Hixson -Crowell phản ánh sự phụ 
thuộc hàm lượng QS được giải phóng từ 
vật liệu tổ hợp PCQS20 trong dung dịch 
pH=2 theo thời gian. 
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
Hình 5. Phương trì h động ọc bậc 1 phản ánh sự phụ thuộc hàm 
lượng QS được giải phóng từ vật liệu tổ hợp PCQS20 trong dung 
dịch pH=2 theo thời gian.
961(5) 5.2019
Khoa học Y - Dược
Hình 6. Phương trình động học theo mô hình Higuchi phản ánh 
sự phụ thuộc hàm lượng QS được giải phóng từ vật liệu tổ hợp 
PCQS20 trong dung dịch pH=2 theo thời gian.
8 
Đồ thị, phương trình động học và các hệ số hồi quy tương ứng với các mô hình 
động học quá trình giải phóng QS khỏi mẫu vật liệu PCQS20 trong dung dịch pH=2 thu 
được được thể hiện ở các hình 4-8. 
Hình 4. Phương trình động học bậc 0 phản 
ánh sự phụ thuộc hàm lượng QS được giải 
phóng từ vật liệu t ổ hợp PCQS20 trong 
dung dịch pH= 2 theo thời gian. 
Hình 5. Phương trình động học bậc 1 phản 
ánh sự phụ thuộc hàm lượng QS được giải 
phó từ vật liệu tổ hợp PCQS20 trong 
dung dịch pH=2 theo thời gian. 
Hình 6. Phương trình động học theo mô hình 
Higuchi phản ánh sự phụ thuộc hàm lượng 
QS được giải phóng từ vật liệu tổ hợp 
PCQS20 trong dung dịch pH=2 theo thời 
gian. 
Hình 7. Phương trình động học theo mô 
hình Hixson -Crowell phản ánh sự phụ 
thuộc hàm lượng QS được giải phóng từ 
vật liệu tổ hợp PCQS20 trong dung dịch 
pH=2 theo thời gian. 
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
Hình 7. Phương trình động học theo mô hình Hixson-Crowell 
phản ánh sự phụ thuộc hàm lượng QS được giải phóng từ vật liệu 
tổ hợp PCQS20 trong dung dịch pH=2 theo thời gian.
9 
Hình 8. Phương trình đ ộng học theo mô hình Korsmeyer -Pepas phản ánh sự phụ 
thuộc hàm lư ợng QS đư ợc giải phóng từ vật liệu tổ hợp PCQS20 trong dung dịch 
pH=2 theo thời gian. 
Phân tích động học giải phóng QS của mẫu vật liệu PCQS20 trong dung dịch pH= 
2 theo thời gian cho thấy phương trình hồi quy tuyến tính theo mô hình Korsmeyer-Pepas 
có hệ số tương quan R2 lớn nhất (R2=0,984). Đ ồ thị mô tả sự giải phóng thuốc theo thời 
gian thử nghiệm phù hợp với phương trình hàm số mũ Korsmeyer-Peppas: Mt/M∞ = K.tn. 
Trong đó: Mt/M∞ là hàm giải phóng thuốc QS theo thời gian, K là h ằng số đặc trưng cho 
hệ thuốc - polyme và n là tham số thực nghiệm đặc trưng cho cơ chế giải phóng thuốc. 
Theo mô hình Korsmeyer-Peppas động học giải phóng QS từ vật liệu PCQS20 có 
hằng số khuếch tán K=0,193<0,43 tuân theo định luật Fick (bảng 4). Tức là, lư ợng thuốc 
QS khuếch tán qua một đơn vị bề mặt vật liệu vuông góc với phương khuếch tán và tỷ lệ 
với gradient nồng độ, thuốc từ nơi có nồng độ cao khuếch tán đến nơi có nồng độ thấp. 
Bảng 4. Hằng số khuếch tán theo mô hình Korsmeyer -Peppas và cơ chế khuếch tán . 
Hằng số khuếch tán (K) Cơ chế khuếch tán 
≤0,43 Khuếch tán Fick 
0,45<K<0,85 Khuếch tán không Fick 
K≥0,85 Không tuân theo Fick, động học 
bậc một, bậc không 
Phân tích phương trình hồi quy và các tham số động học quá trình giải phóng QS 
từ các mẫu vật liệu PCQS10, PCQS30, PCQS40, PCQS50 theo các mô hình động học 
tương ứng, trong môi trường pH=2 và pH=7,4 cũng thu được kết quả tương tự như mẫu 
PCQS20 (bảng 5 và 6). 
,
,
,
,
,
,
,
,
,
,
Hình 8. Phương trình động học t eo mô hình Korsmey r-Pepas 
phản ánh sự phụ thuộc hàm lượng QS được giải phóng từ vật liệu 
tổ hợp PCQS20 trong dung dịch pH=2 theo thời gian. 
Phân tích động học giải phóng QS của mẫu vật liệu 
PCQS20 trong dung dịch pH= 2 theo thời gian cho thấy 
phương trình hồi quy tuyến tính theo mô hình Korsmeyer-
Pepas có hệ số tương quan R2 lớn nhất (R2=0,984). Đồ thị 
mô tả sự giải phóng thuốc theo thời gian thử nghiệm phù 
hợp với phương trình hàm số mũ Korsmeyer-Peppas: Mt/
M∞ = K.tn. Trong đó: Mt/M∞ là hàm giải phóng thuốc 
QS theo thời gian, K là hằng số đặc trưng cho hệ thuốc - 
polyme và n là tham số thực nghiệm đặc trưng cho cơ chế 
giải phóng thuốc.
Theo mô hình Korsmeyer-Peppas động học giải phóng 
QS từ vật liệu PCQS20 có hằng số khuếch tán K=0,193<0,43 
tuân theo định luật Fick (bảng 4). Tức là, lượng thuốc QS 
khuếch tán qua một đơn vị bề mặt vật liệu vuông góc với 
phương khuếch tán và tỷ lệ với gradient nồng độ, thuốc từ 
nơi có nồng độ cao khuếch tán đến nơi có nồng độ thấp.
Bảng 4. Hằng số khuếch tán theo mô hình Korsmeyer-Peppas và 
cơ chế khuếch tán. 
Hằng số khuếch tán (K) Cơ chế khuếch tán
≤0,43 Khuếch tán Fick
0,45<K<0,85 Khuếch tán không Fick
K≥0,85 Không tuân theo Fick, động học bậc một, bậc không
Phân tích phương trình hồi quy và các tham số động 
học quá trình giải phóng QS từ các mẫu vật liệu PCQS10, 
PCQS30, PCQS40, PCQS50 theo các mô hình động học 
tương ứng, trong môi trường pH=2 và pH=7,4 cũng thu 
được kết quả tương tự như mẫu PCQS20 (bảng 5 và 6).
Bảng 5. Các tham số của các phương trình động học giải phóng 
QS từ các vật liệu tổ hợp PCQS trong dung dịch pH=2.
Mô hình PCQS10 PCQS30 PCQS40 PCQS50
ZO
R2 0,821 0,849 0,833 0,867
K 0,592 0,532 0,433 0,445
FO
R2 0,821 0,865 0,848 0,899
K 0,592 0,007 0,421 0,43
HG
R2 0,932 0,970 0,934 0,964
K 5,065 3,694 3,061 3,083
HCW
R2 0,858 0,881 0,815 0,871
K 0,578 -0,017 -0,014 -0,015
KMP
R2 0,982 0,986 0,979 0,979
K 0,193 0,177 0,152 0,169
1061(5) 5.2019
Khoa học Y - Dược
Bảng 6. Các tham số của các phương trình động học giải phóng 
QS từ vật liệu tổ hợp PCQS trong dung dịch pH=7,4.
Mô hình PCQS10 PCQS20 PCQS30 PCQS40 PCQS50
ZO
R2 0,898 0,771 0,76 0,755 0,799
K 1,371 0,953 0,903 0,883 0,832
FO
R2 0,859 0,724 0,712 0,687 0,753
K 0,011 0,007 0,008 0,008 0,008
HG
R2 0,949 0,880 0,867 0,871 0,895
K 9,723 7,020 6,658 6,542 6,077
HCW
R2 0,934 0,790 0,768 0,747 0,813
K 0,031 0,021 0,022 0,022 0,021
KMP
R2 0,859 0,924 0,948 0,918 0,947
K 0,026 0,018 0,018 0,019 0,019
Các kết quả ở bảng 5 và 6 cho thấy trong cả hai dung 
dịch pH=2 và pH=7,4, các mẫu vật liệu PCQS10, PCQS20, 
PCQS30, PCQS40 và PCQS50 đều có phương trình hồi quy 
phản ánh sự giải phóng QS với hệ số hồi quy R2 lớn nhất, 
gần bằng 1 và tuân theo mô hình Korsmeyer-Peppas. Hằng 
số khuếch tán K ở mẫu PCQS10 là 0,193 (pH=2) và 0,026 
(pH=7,4); mẫu PCQS30 là 0,177 và 0,018; mẫu PCQS40 
là 0,152 và 0,019; mẫu PCQS50 là 0,169 và 0,019, tất cả 
đều nhỏ hơn 0,43, chứng tỏ tuân theo định luật Fick. Quá 
trình giải phóng QS từ các mẫu vật liệu PCQS theo mô hình 
động học bậc 0 và mô hình động học bậc 1 thể hiện không 
rõ ràng vì có hệ số hồi quy khá thấp, đặc biệt trong dung 
dịch pH=7,4 mẫu PCQS40 chỉ đạt 0,687. Điều này là do quá 
trình giải phóng QS từ vật liệu tổ hợp PCQS chia thành 2 
giai đoạn, trong 12 giờ đầu tốc độ giải phóng nhanh, sau 12 
giờ sự giải phóng có kiểm soát, tốc độ giải phóng chậm dần 
và có tính ổn định. Đây cũng chính là một trong các mục 
tiêu cần đạt được để kiểm soát quá trình giải phóng thuốc từ 
vật liệu tổ hợp PCQS mang thuốc. 
Như vậy, quá trình giải phóng QS từ các mẫu vật liệu 
PCQS tuân theo mô hình động học Korsmeyer-Peppas. Sự 
khuếch tán QS vào dung dịch giải phóng thuốc tuân theo 
định luật Fick. 
Kết luận
Quá trình giải phóng thuốc QS khỏi vật liệu tổ hợp mang 
thuốc polylactic axit/chitosan/quinin sulfat (PCQS) chịu 
ảnh hưởng bởi hàm lượng thuốc mang trong vật liệu. Vật 
liệu mang thuốc càng lớn thì tốc độ giải phóng thuốc càng 
chậm. Với mẫu vật liệu mang 10-20% thuốc QS có tốc độ 
giải phóng thuốc nhanh nhất. 
Trong dung dịch có môi trường axit, tốc độ giải phóng 
thuốc QS từ các mẫu vật liệu tổ hợp PCQS chậm hơn trong 
dung dịch có môi trường kiềm yếu (pH=7,4). Quá trình giải 
phóng QS trong môi trường kiềm yếu diễn ra theo hai giai 
đoạn, trong 12 giờ đầu sự giải phóng diễn ra nhanh hơn, sau 
12 giờ đầu sự giải phóng chậm hơn và có sự kiểm soát bởi 
động học của quá trình. 
Quá trình giải phóng thuốc QS từ vật liệu tổ hợp PCQS 
tuân theo mô hình động học giải phóng thuốc Korsmeyer-
Peppas. Sự khuếch tán QS vào dung dịch giải phóng tuân 
theo định luật Fick.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thúy Chinh (2016), Nghiên cứu sự giải phóng thuốc 
nifedipin được mang bởi vật liệu tổ hợp polylactic axit /chitosan, Luận 
án tiến sĩ hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
[2] V.S. GiitaSilverajah, A.I. Nor, Z. Norhazlin, M. Wan, Y. Wan 
and A.H. Hazimah (2012), “Mechanical, thermal and morphological 
properties of poly (lactic acid)/epoxidized palm olein blend”, 
Molecules, 17, p.11729. 
[3] N. Gavhane Yogeshkumar, S. Gurav Atul and V. Yadav 
Adhikrao (2013) “Chitosan and its applications: A review of 
literature”, International Journal of Research in Pharmaceutical and 
Biomedical Sciences, 4(1), pp.312-331.
[4] B.F. Harvie (2000), “Poly-L-lactic acid (PLA) in surgery, 
Philosophy Doctor Thesis, Smith Nephew”, First Choice in 
Endoscopy. 
[5] M. Prabaharan, M.A. Rodriguez-Perez, J.A. de Saja, J.F. Mano 
(2007), “Preparation and characterization of poly (D,L-lactic acid)/
chitosan hybrid scaffold with drug release capability”, J. Biomed. 
Mater. Res. B Appl. Biomater., 81(2), pp.427-434.
[6] A. Dev, N.S. Binulal, A. Anitha, S.V. Nair, T. Fruike, H. 
Tamura, R. Jayakumar (2010), “Preparation of poly(lactic acid) 
nanopaticles for anti-HIV drug delivery applications”, Carbohydrate 
Polymers, 80, pp.833-838. 
[7] R. Nanda, A. Sasmal, P.L. Nayak (2011), “Preparation and 
character-rization of chitosan-polylactide composites blended with 
Cloisite 30B for control release of the anticancer drug Paclitaxel”, 
Carbohydrate Polymers, 83, pp.988-994.
[8] A. Portero, C. Remunan Lopez, J.L. Vila-Jato (1998), “Effect of 
chitosan and chitosan glutamate enhancing the dissolution properties 
of the 144 poorly water soluble drug nifedipine”, International 
Journal of Pharmaceutics, 175, pp.75-84.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_qua_trinh_giai_phong_thuoc_quinin_sulfat_tu_vat_l.pdf