Nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test lẩy da

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ test lẩy da dương tính với

một số dị nguyên thường gặp và số lượng bạch cầu ái toan

ở bệnh nhân viêm da dị ứng. Khảo sát mối liên quan giữa

tỷ lệ test lẩy da dương tính với một số đặc điểm chung

và số lượng bạch cầu ái toan. Phương pháp: Test lẩy da

được thực hiện với 18 loại dị nguyên tiêu hóa và hô hấp.

Test lẩy da được thực hiện khi dị nguyên đặc hiệu được lẩy

vào da, dị nguyên sẽ kết hợp với IgE đặc hiệu trên bề mặt

tế bào mast. Sự kết hợp này làm tế bào mast bị phân hủy

giải phóng ra một số hóa chất trung gian như histamine,

seroronin. Dựa vào mức độ sẩn và ban đỏ trên da để đánh

giá kết quả phản ứng thông qua so sánh với chứng âm và

chứng dương, kết quả có được sau 15 – 20 phút. Kết quả:

Nghiên cứu trên 117 bệnh nhân viêm da dị ứng nhận thấy

có 58,1% bệnh nhân có tiền sử bản thân bị các bệnh dị ứng

khác như mày đay(23,1%), hen phế quản (20,5%), viêm

mũi dị ứng(18,8%) và 59,8% bệnh nhân có tiền sử gia đình

mắc các bệnh cơ địa. Tỷ lệ test lẩy da dương tính với ít

nhất một loại dị nguyên chiếm 83,8%. Các dị nguyên gây

dị ứng phổ biến nhất là gián (58%), mạt nhà (42%), nấm

mốc (42%), bụi nhà (35,2%). Tỷ lệ bệnh nhân viêm da dị

ứng có số lượng bạch cầu ái toan tăng cao chiếm 27,4%.

Kết luận: Có mối liên quan giữa kết quả test lẩy da và tiền

sử bản thân có bệnh lý dị ứng kèm theo, nhóm tuổi. Không

có mối liên quan giữa kết quả test lẩy da và số lượng bạch

cầu ái toan

pdf 7 trang phuongnguyen 4220
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test lẩy da", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test lẩy da

Nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test lẩy da
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 27
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN MỘT SỐ DỊ NGUYÊN Ở BỆNH NHÂN 
VIÊM DA DỊ ỨNG BẰNG TEST LẨY DA
Phan Cẩm Ly1, Trần Thị Minh Diễm2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ test lẩy da dương tính với 
một số dị nguyên thường gặp và số lượng bạch cầu ái toan 
ở bệnh nhân viêm da dị ứng. Khảo sát mối liên quan giữa 
tỷ lệ test lẩy da dương tính với một số đặc điểm chung 
và số lượng bạch cầu ái toan. Phương pháp: Test lẩy da 
được thực hiện với 18 loại dị nguyên tiêu hóa và hô hấp. 
Test lẩy da được thực hiện khi dị nguyên đặc hiệu được lẩy 
vào da, dị nguyên sẽ kết hợp với IgE đặc hiệu trên bề mặt 
tế bào mast. Sự kết hợp này làm tế bào mast bị phân hủy 
giải phóng ra một số hóa chất trung gian như histamine, 
seroronin... Dựa vào mức độ sẩn và ban đỏ trên da để đánh 
giá kết quả phản ứng thông qua so sánh với chứng âm và 
chứng dương, kết quả có được sau 15 – 20 phút. Kết quả: 
Nghiên cứu trên 117 bệnh nhân viêm da dị ứng nhận thấy 
có 58,1% bệnh nhân có tiền sử bản thân bị các bệnh dị ứng 
khác như mày đay(23,1%), hen phế quản (20,5%), viêm 
mũi dị ứng(18,8%) và 59,8% bệnh nhân có tiền sử gia đình 
mắc các bệnh cơ địa. Tỷ lệ test lẩy da dương tính với ít 
nhất một loại dị nguyên chiếm 83,8%. Các dị nguyên gây 
dị ứng phổ biến nhất là gián (58%), mạt nhà (42%), nấm 
mốc (42%), bụi nhà (35,2%). Tỷ lệ bệnh nhân viêm da dị 
ứng có số lượng bạch cầu ái toan tăng cao chiếm 27,4%. 
Kết luận: Có mối liên quan giữa kết quả test lẩy da và tiền 
sử bản thân có bệnh lý dị ứng kèm theo, nhóm tuổi. Không 
có mối liên quan giữa kết quả test lẩy da và số lượng bạch 
cầu ái toan.
Từ khóa: Dị nguyên; viêm da dị ứng; test da.
ABSTRACT:
DETECTING ALLERGENS IN ATOPIC 
DERMATITIS WITH SKIN PRICK TEST
Objective: To determine the rate of positive skin 
prick test with some common allergens and the number 
of eosinophils in atopic dermatitis patients and the 
relationship between the rate of positive skin prick test 
with a number of common features and the number of 
eosinophils. Methods: Skin prick test was done using 18 
allergens including food allergens and aeroallergens. Skin 
prick test is a bioassay that detects the presence of allergen 
specific IgE on patient’s mast cells. When allergen is 
introduced into the skin of a patient, allergen binds to IgE 
receptors on mast cells, histamine and other chemicals are 
released, these mediators include histamine, serotonin 
Skin reactions were evaluated according to the diameter 
of edema and erythema and compared with positive and 
negative control reactions after 15-20 minutes. Results: 
A total of 117 patients diagnosis of atopic dermatitis 
were examined with 58,1% of the study population had 
a previous history of allergic diseases such as urticaria 
(23,1%), asthma (20,5%), allergic rhinitis (18,8%) and 
59,8 % had a positive previous family history of allergy. 
Positive skin prick test to at least one allergen was 83,8%. 
The percentage of patients have increased eosinophilia is 
27,4%. Conclusion: There was correlation between skin 
prick test results and age group, allergenic history. There 
wasn’t correlation between skin prick test results and 
eosinophilia.
Key words: Allergen; atopic dermatitic; skin prick test.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh dị ứng tăng nhanh 
trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác 
nhau như thuốc, thực phẩm, hóa chất, bụi nhà, vi khuẩn, 
virus, nấm Các bệnh dị ứng phổ biến là viêm mũi, viêm 
xoang, hen phế quản, mày đay, viêm da dị ứng, dị ứng 
nghề nghiệp Bệnh viêm da dị ứng (VDDƯ) chiếm tỷ lệ 
khá cao và khác nhau từng quốc gia. Ở Mỹ và một số nước 
Tây Âu, có khoảng 10 – 20% trẻ em và 1- 3% người lớn 
bị bệnh này [1]. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có nghiên cứu 
đầy đủ về tỷ lệ hiện mắc VDDƯ. Theo báo cáo của phòng 
khám Viện Da liễu Quốc gia, VDDƯ chiếm khoảng 20% 
số bệnh nhân đến khám tại phòng khám [3]. Mặc dù bệnh 
VDDƯ có thể khỏi theo thời gian nhưng nhiều bệnh nhân 
có yếu tố cơ địa vẫn tiến triển và có những đợt tái phát và 
kéo dài suốt đời. Trong những năm gần đây, lâm sàng phối 
Ngày nhận bài: 12/09/2019 Ngày phản biện: 18/09/2019 Ngày duyệt đăng: 28/09/2019
1. Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
2. Trường Đại học Y Dược Huế
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn28
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
hợp giữa các chuyên khoa (miễn dịch, huyết học, sinh hóa, 
vi sinh) trong nghiên cứu VDDƯ đã mang lại những 
thành công không những về chẩn đoán mà còn định hướng 
cho điều trị. Khai thác tiền sử dị ứng, khám lâm sàng và 
làm các test dị ứng in vivo và in vitro là những bước cần 
thiết trong chẩn đoán. Dựa trên những hiểu biết về cơ chế 
bệnh sinh, triệu chứng và biến chứng của bệnh VDDƯ, 
cho thấy việc xác định được loại dị nguyên (DN) gây ra 
phản ứng miễn dịch trên bệnh nhân có ý nghĩa rất quan 
trọng. Đó là cơ sở để lên kế hoạch dự phòng, chăm sóc 
cũng như điều trị cho bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định tỷ lệ test da dương tính với một số dị 
nguyên hô hấp, tiêu hóa và số lượng bạch cầu ái toan ở 
bệnh nhân viêm da dị ứng.
- Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ test da dương tính 
với một số đặc điểm chung và số lượng bạch cầu ái toan.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
117 bệnh nhân đến khám tại phòng khám da liễu, 
được lâm sàng chẩn đoán VDDƯ và được chỉ định làm xét 
nghiệm test da tại Khoa Miễn dịch, Bệnh viện Trường Đại 
học Y Dược Huế. 
Bệnh nhân được chẩn đoán VDDƯ theo bộ tiêu chuẩn 
chẩn đoán của Hanifin và Raika đề xuất năm 1980 [1], [10]. 
- Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đang sử dụng Corticoid (7 ngày) hoặc 
uống thuốc kháng Histamin (3 ngày).
Bệnh nhân đang trong cơn dị ứng cấp tính, lao, thấp 
khớp đang tiến triển, người bệnh tâm thần đang ở thời kỳ 
kịch phát, người bệnh tim, gan, thận ở giai đoạn không 
còn bù trừ, người bệnh có thai, người bệnh bị một số bệnh 
tự miễn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả 
cắt ngang
Lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện từ tháng 08/2013 đến 
tháng 06/2014.
Trong nghiên cứu này, test da được thực hiện theo 
phương pháp STEN DREBORG với 7 dị nguyên môi trường 
(mạt nhà, bụi nhà, lông mèo, lông chó, lông chuột, gián, 
nấm mốc) và 11 dị nguyên tiêu hóa (cá ngừ, cá thu, tôm, sữa 
bò, thịt bò, thịt heo, thịt gà, lòng đỏ trứng, đậu phụng, đậu 
nành, hạt dẻ) và xác định số lượng bạch cầu ái toan (BCAT) 
trên máy tự động 18 thông số của hãng Sysmex.
2.3. Xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống 
kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ bệnh nhân viêm da dị ứng có test da 
dương tính
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân VDDƯ có test da dương tính
Test da n Tỷ lệ (%)
Dương tính 98 83,8
Âm tính 19 16,2
Tổng 117 100,0
Bảng 3.2. Tỷ lệ các dị nguyên trong VDDƯ có test da dương tính
DN dương tính n Tỷ lệ (%)
DN môi trường 27 27,6
DN tiêu hóa 10 10,2
Cả hai loại DN 61 62,2
Tổng 98 100,0
Nhận xét: Bệnh nhân VDDƯ có test da dương tính 
với ít nhất một loại DN chiếm tỷ lệ cao 83,8%.
3.2. Tỷ lệ các dị nguyên trong viêm da dị ứng có 
test da dương tính
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 29
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét: Bệnh nhân VDDƯ có test da dương tính với 
cả hai loại DN (tiêu hóa và môi trường) chiếm tỷ lệ 62,2%. 
3.3. Tỷ lệ các dị nguyên trong viêm da dị ứng có 
test da dương tính 
Nhận xét: Bệnh nhân VDDƯ có test da dương tính 
với DN môi trường chiếm tỷ lệ 89,8%, DN tiêu hóa chiếm 
tỷ lệ 72,4%.
3.4. Số lượng dị nguyên dương tính ở bệnh nhân 
viêm da dị ứng
Bảng 3.3. Tỷ lệ các dị nguyên trong viêm da dị ứng có test da dương tính 
DN môi trường n Tỷ lệ (%)
Gián 51 58,0
Mạt nhà 37 42,0
Nấm mốc 36 40,9
Bụi nhà 31 35,2
Lông chó 27 30,7
Lông mèo 17 19,3
Lông chuột 8 9,1
n = 88 (89,8%)
DN tiêu hóa 
Tôm 22 31,0
Thịt heo 22 31,0
Sữa bò 21 29,6
Thịt bò 20 28,2
Cá thu 16 22,5
Đậu phụng 15 21,1
Lòng đỏ trứng 14 19,7
Hạt dẻ 14 19,7
Cá ngừ 11 15,5
Thịt gà 10 14,1
Đậu nành 9 12,7
n = 71 (72,4%)
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn30
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Bảng 3.4. Số lượng dị nguyên dương tính ở bệnh nhân VDDƯ
Số lượng DN dương tính/1 bệnh nhân n Tỷ lệ (%)
1 loại 15 15,3
2 loại 19 19,4
3 loại 17 17,3
4 loại 18 18,4
5 loại 11 11,2
6 loại 5 5,1
7 loại 5 5,1
8 loại 2 2,0
10 loại 2 2,0
11 loại 1 1,0
12 loại 2 2,0
15 loại 1 1,0
Tổng 98 100,0
Bảng 3.5. Liên quan giữa kết quả test da và bệnh lý dị ứng kèm theo, số lượng BCAT
 Test da 
Bệnh lý dị ứng kèm theo 
Dương tính Âm tính
Tổng số p
n n
Có 61 (89,7%) 7 (10,3%) 68 (58,1%)
< 0,05
Không 37 (75,5%) 12 (24,5%) 49 (41,9%)
Viêm mũi dị ứng
Có 20 (90,9%) 2 (9,1%) 22 (18,8%)
> 0,05
Không 78 (82,1%) 17 (17,9%) 95 (81,2%)
Hen phế quản
Có 20 (83,3%) 4 (16,7%) 24 (20,5%)
> 0,05
Không 78 (83,9%) 15 (16,1%) 93 (79,5%)
Mày đay
Có 25 (92,6%) 2 (7,4%) 27 (23,1%)
> 0,05
Không 73 (81,1%) 17 (18,9%) 90 (76,9%)
Số lượng BCAT (/µL)
≥ 400 27 (84,4%) 5 (15,6%) 32 (27,4%)
> 0,05
< 400 71 (83,5%) 14 (16,5%) 85 (72,6%)
Nhận xét: Bệnh nhân VDDƯ dương tính cao với 1, 2, 3 
hay 4 loại DN (tỷ lệ tương ứng là 15,3%, 19,4%, 17,3%, 18,4%). 
3.5. Liên quan giữa kết quả test da và tiền sử bản 
thân có bệnh lý dị ứng kèm theo, số lượng BCAT
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 31
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét:
- Có sự khác biệt giữa kết quả test da và bệnh lý dị 
ứng kèm theo ở bệnh nhân VDDƯ (p < 0,05).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Tỷ lệ bệnh nhân viêm da dị ứng có test da 
dương tính
Tỷ lệ bệnh nhân VDDƯ có kết quả test da dương tính 
chiếm tỷ lệ cao (83,8%). Kết quả này khá tương đồng với 
các nghiên cứu của Kokandi A. (2014) (85,7%), Jenerowic 
D. và cs (2007) (80,8%) [6],[7]. Kết quả của chúng tôi thấp 
hơn nghiên cứu của Hon K.L. và cs (2012) (94%), Saleh 
B. T. và cs (2009) (90%) [5], [12] và cao hơn Farajzadeh 
S. (2010) (66,7%) [4]. 
Như vậy, ở bệnh nhân VDDƯ sự dương tính với các 
loại DN chiếm tỷ lệ rất cao. Điều này cho thấy tầm quan 
trọng của yếu tố DN trong nguyên nhân gây bệnh và cần 
thiết phải giáo dục bệnh nhân và người nhà hạn chế tiếp 
xúc là điều kiện đầu tiên trong điều trị dị ứng.
4.2.Tỷ lệ các dị nguyên trong viêm da dị ứng có test 
da dương tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ test da dương tính 
với cả 2 loại DN môi trường và DN tiêu hóa chiếm tỷ 
lệ 62,2%, tỷ lệ bệnh nhân chỉ dị ứng với DN môi trường 
chiếm 27,6%, chỉ dị ứng với DN tiêu hóa chiếm 10,2%. 
Như vậy có 89,8% bệnh nhân dị ứng ít nhất với 1 loại DN 
môi trường và 72,4% bệnh nhân dị ứng với ít nhất với 1 
loại DN tiêu hóa. Theo Hon K.L. và cs (2012) nhận thấy 
có 90% bệnh nhân dị ứng với ít nhất 1 loại DN môi trường 
và 69% bệnh nhân dị ứng với ít nhất 1 loại DN tiêu hóa 
[5]. Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu của 
tác giả này. Theo Farajzadeh S. và cs (2010), tỷ lệ test da 
dương tính với DN thức ăn chiếm 66,7% [4]. Kết quả của 
chúng tôi khá tương đồng với tác giả này.
Như vậy, yếu tố môi trường và thức ăn với sự tồn tại 
của rất nhiều DN là các yếu tố nguy cơ quan trọng góp 
phần làm tăng tần suất mắc bệnh VDDƯ ở nước ta cũng 
như trên thế giới.
4.3. Tỷ lệ các dị nguyên trong viêm da dị ứng có 
test da dương tính
Kết quả nghiên cứu nhận thấy, ở nhóm bệnh nhân 
VDDƯ có test da dương tính với DN môi trường, tỷ lệ test 
da dương tính với DN gián chiếm tỷ lệ cao nhất là 58%, 
DN mạt nhà (42%), nấm mốc (40,9%), bụi nhà (35,2%), 
lông chó (30,7%), lông mèo (19,3%), lông chuột (9,1%). 
Điều đó cho thấy tại Việt Nam, gián, mạt nhà, nấm mốc là 
những DN cần quan tâm hàng đầu đối với các bệnh nhân 
VDDƯ. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định của 
Zahradnik E. và cs (2014) khi nghiên cứu sự ảnh hưởng 
của động vật trong môi trường gây ra các bệnh dị ứng ở 
Đức, tác giả nhận thấy rằng mạt nhà, gián là 2 DN quan 
trọng và phổ biến nhất trong các DN môi trường gây dị 
ứng, sự tiếp xúc với vật nuôi thường gây dị ứng nhất là chó 
và mèo [13]. Theo Hon K.L. và cs (2012) nhận thấy mạt 
nhà và bụi nhà là 2 DN thường gặp nhất [5]. Theo Kokandi 
A (2014) tỷ lệ test da dương tính với mạt nhà (80%), bụi 
nhà (74%), lông mèo (44%), gián (37%) [7].
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng DN môi 
trường ảnh hưởng rất lớn đến bệnh VDDƯ. Tuy nhiên 
yếu tố này có thể khắc phục bằng cách xác định được loại 
DN gây ra tình trạng dị ứng ở bệnh nhân. Từ đó, sự cần 
thiết phải giáo dục, nâng cao nhận thức và kiến thức để 
bệnh nhân và người nhà có ý thức tốt về việc cải thiện 
môi trường sống, vệ sinh nhà cửa, kiểm soát vật nuôi để 
phòng tránh các DN môi trường, góp phần cải thiện chất 
lượng cuộc sống ở những bệnh nhân VDDƯ nói riêng và 
các bệnh dị ứng nói chung.
Kết quả của chúng tôi nhận thấy ở nhóm bệnh nhân 
VDDƯ có test da dương tính với DN tiêu hóa, tỷ lệ test da 
dương tính với DN tôm và thịt heo chiếm tỷ lệ cao nhất là 
31%, sữa bò (29,6%), thịt bò (28,2%), cá thu (22,5%), đậu 
phụng (21,1%), lòng đỏ trứng (19,7%), hạt dẻ (19,7%), cá 
ngừ (15,5%), thịt gà (14,1%), đậu nành (12,7%). Theo Lee 
S. và cs.(2001) ghi nhận có 62,7% bệnh nhân bị dị ứng 
thức ăn, tỷ lệ dị ứng với cá ngừ (68,3%), tôm (56,7%), nấm 
(55,7%), sữa bò (53,6%), thịt bò (50%), trứng (50%), đậu 
nành (42,9%) [9]. 
Theo Kwon J. và cs. (2013) bệnh nhân bị dị ứng 
thức ăn chiếm 50,7%, tỷ lệ dị ứng với trứng (21,6%), 
sữa (20,9%), đậu nành (11,7%), thịt gà (11,7%), thịt lợn 
(8,9%), thịt bò (9,2%) [8].
Như vậy, tình trạng dị ứng với các DN tiêu hóa còn 
tùy thuộc vào thói quen ẩm thực và nguồn gốc thức ăn của 
từng nước, từng chủng tộc. Ngoài ra, dị ứng thức ăn còn 
có thể do chất bảo quản, chất phụ gia màu Việc xác định 
được loại DN mà bệnh nhân thường dị ứng đó là cách tốt 
nhất để phòng ngừa. Mặc dù biến chứng thường nhẹ nhưng 
các phản ứng dị ứng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng 
cuộc sống và trong những trường hợp hiếm, có thể gây tử 
vong. 
4.4. Số lượng dị nguyên dương tính ở bệnh nhân 
viêm da dị ứng
Kết quả test da dương tính với 1 loại DN (15,3%), 2 
loại DN (19,4%), 3 loại DN (17,3%), 4 loại DN (18,4%), 
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn32
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
5 loại DN (11,2%), tỷ lệ dương tính trên 5 loại DN chiếm 
tỷ lệ thấp. Theo Saleh B. T. và cs (2009), bệnh nhân dị ứng 
với 1 loại DN (6%), 2 loại DN (41%), 3 loại DN (36%) 
và ≥ 4 loại DN (7%) [12]. Kết quả của chúng tôi khác so 
với tác giả có thể do số lượng và loại DN nghiên cứu khác 
nhau, chủng tộc và môi trường sống khác nhau. 
Bệnh nhân VDDƯ dương tính cùng một lúc với nhiều 
loại DN là khá lớn. Về cơ chế dị ứng thì tình trạng dị ứng 
chéo càng tăng nếu thời gian dị ứng kéo dài. Do đó việc 
phòng tránh tiếp xúc với các yếu tố DN ở những bệnh 
nhân này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc tìm 
ra nguyên nhân để phòng tránh là điều rất quan trọng giúp 
bệnh nhân cải thiện đáng kể những đợt tái phát bệnh.
4.5. Liên quan giữa kết quả test da và tiền sử bản 
thân có bệnh lý dị ứng kèm theo
Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa kết quả test da 
và tiền sử bản thân có bệnh lý dị ứng kèm theo (p < 0,05). 
Yếu tố cơ địa bản thân dị ứng là một yếu tố quan trọng 
nhất trong bệnh VDDƯ. Tuy nhiên, không tìm thấy mối 
liên quan giữa kết quả test da với các bệnh hen phế quản, 
viêm mũi dị ứng, mày đay. Có thể số lượng DN khảo sát 
của chúng tôi không nhiều và số lượng bệnh nhân nghiên 
cứu không đủ lớn nên không tìm thấy sự liên quan.
 Theo nghiên cứu của Đào Thị Hồng Diên và cs, 
có mối liên quan giữa kết quả test da với tiền sử bản thân 
của bệnh nhân bị các bệnh cơ địa như VDDƯ, viêm mũi dị 
ứng [2]. Điều này một lần nữa khẳng định các bệnh dị ứng 
và cơ địa dị ứng có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn 
bị VDDƯ đơn thuần nên tỷ lệ BCAT trong máu hoàn toàn 
bình thường chiếm tỷ lệ cao và không tìm thấy sự liên quan 
giữa kết quả test da và số lượng BCAT. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Jenerowic 
D. và cs (2007) [6]. 
V. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ test da dương tính ở bệnh nhân VDDƯ là 
83,8%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có các bệnh dị ứng kèm 
theo là 62,2%.
- Tỷ lệ DN môi trường dương tính chiếm 89,8%; 
trong đó gián chiếm tỷ lệ cao nhất (58%), mạt nhà (42%), 
nấm mốc (40,9%), bụi nhà (35,2%), lông chó (30,7%), 
lông mèo (19,3%), lông chuột (9,1%).
- Tỷ lệ DN tiêu hóa dương tính chiếm 72,4%; trong 
đó tôm chiếm tỷ lệ (31%), thịt heo (31%), sữa bò (29,6%), 
thịt bò (28,2%), cá thu (22,5%), đậu phụng (21,1%), lòng 
đỏ trứng (19,7%), hạt dẻ (19,7%), cá ngừ (15,5%), thịt gà 
(14,1%), đậu nành (12,7%).
- Có sự liên quan giữa kết quả test da và bệnh lý dị 
ứng kèm theo (p < 0,05).
- Không có sự liên quan giữa kết quả test da và số 
lượng BCAT (p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội (2014), “Viêm da cơ địa”, Bệnh học da liễu, Nhà xuất bản Y học, 
Hà Nội, tr. 75-83.
2. Đào Thị Hồng Diên, Lê Thị Minh Hương, Nguyễn Thị Diệu Thúy (2013), “Nghiên cứu kết quả test lẩy da với 
các dị nguyên hô hấp trong nhà của bệnh nhi hen phế quản”, Tạp chí Y học Thực hành, (3), tr. 47-50.
3. Nguyễn Duy Hưng (2010), “Bệnh viêm da cơ địa”, Tạp chí Y học lâm sàng, (51), tr. 13-18.
4. Farajzadeh S., Bazargan N., Shahesmaeili A. (2010), “ Evaluation of the frenquency of food allergens by skin 
prick test in children with atopic dermatitis”, Iranian Journal of Dermatology, 13(2), pp. 33-36.
5. Hon K.L., Wang S.S., Wong W.L. (2012), “Skin prick testing in atopic eczema: atopic to What and at what 
age”, World J Pediatr, 8(2), pp. 164-8.
6. Jenerowicz D., Czarnecka O. M., Silny W. (2007), “Peripheral blood eosinophilia in atopic dermatitis”, Acta 
Dermatoven APA, 16(2), pp. 47-52.
7. Kokandi A. (2014), “Pattern of aeroallergen sensitization in atopic dermatitis patients at university clinic in 
Jeddah – Saudi”, British Journal of Medicine and Medical Research, 4(2), pp. 747-754.
8. Kwon J., Kim J., Cho S. (2013), “Characterization of food allergies in patients with atopic dermatitis”, Nutr Res 
Pract, 7(2), pp. 115-121.
9. Lee S., Noh G.W., Lee K.Y (2001), “Clinical application of histamine prick test for food challenge in atopic 
dermatitis”, J. Korean Med Sci, 16(3), pp. 276-282.
10. Leent E.J.M (2002), “Development of new treatment modalities for atopic dermatitis”, Experimental 
Dermatology 1998, (7), pp. 132-138.
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 33
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
11. Liccardi G., Baldi G., Ciccarelli A. (2014), “Sensitization to cockroach allergens in the urban atopic populations 
living in campania district (southern Italy). A multicenter study”, Eur ann allergy clin immunol, 46(1), pp. 12-16.
12. Saleh B.T., Allawi M.S., Abdullh A.H. (2012), “Retrospective evaluation of skin prick test to various allergens 
in patients with atopic dermatitis”, Tikrit Medical Journal, 18(1), pp. 26-31.
13. Zahradnik E., Raulf M. (2014), “Animal allergens and their presence in the environment”, Frontiers in 
immunology, 5(76), pp. 1-20.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_phat_hien_mot_so_di_nguyen_o_benh_nhan_viem_da_di.pdf