Nghiên cứu nồng độ procalcitonin huyết thanh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

TÓM TẮT

Mục đích: Khảo sát nồng độ procalcitonin (PCT huyết thanh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc

nghẽn mạn tính, đánh giá mối tương quan giữa nồng độ procalcitonin huyết thanh với tuổi, mức độ nặng

theo Anthonisen, nhiệt độ cơ thể, số lượng bạch cầu, tốc độ lắng máu, hs CRP, và tiên lượng mức độ nặng

ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Phương pháp: 65 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời gian từ 7/2016 đến

7/2017, được lấy máu làm công thức máu, hs CRP, VS, Xquang phổi, PCT 24 giờ đầu và PCT ra viện.

Kết quả:

- Nồng độ Procalcitonin huyết thanh trung bình lúc nhập viện là 0,73ng/ml, trung vị là 0,09ng/ml và lúc

ra viện là 0,05ng/ml, trung vị là 0,05ng/ml.

- Số bệnh nhân có procalcitonin huyết thanh tăng >0,25ng/ml chiếm 33,85%, và tất cả bệnh nhân có

tăng nồng độ Procalcitonin đều thuộc týp I theo phân loại Anthonisen chiếm 41,51%

-Nồng độ procalcitonin huyết thanh tương quan thuận với số lượng bạch cầu, hs-CRP, VS theo các mức

độ khác nhau.

- Điểm cắt tối ưu của giá trị nồng độ procalcitonin huyết thanh trong tiên lượng mức độ nặng ở đợt cấp

bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 0,107ng/ml ứng với độ nhạy là 43,4% và độ đặc hiệu là 100%, diện tích

dưới đường cong ROC: 0,695.

- Diện tích dưới đường cong ROC định hướng nhiễm khuẩn của Procalcitonin cao hơn hsCRP, có giá

trị lần lượt là 0,695; 0,651.

pdf 7 trang phuongnguyen 5080
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu nồng độ procalcitonin huyết thanh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu nồng độ procalcitonin huyết thanh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nghiên cứu nồng độ procalcitonin huyết thanh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 57
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH 
TRÊN BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Đoàn Chí Thắng1, Tôn Thất Nguyên Hanh1 
Trần Phước Minh Đăng, Trần Thị Phương Nhi
TÓM TẮT
Mục đích: Khảo sát nồng độ procalcitonin (PCT huyết thanh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính, đánh giá mối tương quan giữa nồng độ procalcitonin huyết thanh với tuổi, mức độ nặng 
theo Anthonisen, nhiệt độ cơ thể, số lượng bạch cầu, tốc độ lắng máu, hs CRP, và tiên lượng mức độ nặng 
ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Phương pháp: 65 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời gian từ 7/2016 đến 
7/2017, được lấy máu làm công thức máu, hs CRP, VS, Xquang phổi, PCT 24 giờ đầu và PCT ra viện. 
Kết quả: 
- Nồng độ Procalcitonin huyết thanh trung bình lúc nhập viện là 0,73ng/ml, trung vị là 0,09ng/ml và lúc 
ra viện là 0,05ng/ml, trung vị là 0,05ng/ml.
- Số bệnh nhân có procalcitonin huyết thanh tăng >0,25ng/ml chiếm 33,85%, và tất cả bệnh nhân có 
tăng nồng độ Procalcitonin đều thuộc týp I theo phân loại Anthonisen chiếm 41,51%
-Nồng độ procalcitonin huyết thanh tương quan thuận với số lượng bạch cầu, hs-CRP, VS theo các mức 
độ khác nhau.
- Điểm cắt tối ưu của giá trị nồng độ procalcitonin huyết thanh trong tiên lượng mức độ nặng ở đợt cấp 
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 0,107ng/ml ứng với độ nhạy là 43,4% và độ đặc hiệu là 100%, diện tích 
dưới đường cong ROC: 0,695.
- Diện tích dưới đường cong ROC định hướng nhiễm khuẩn của Procalcitonin cao hơn hsCRP, có giá 
trị lần lượt là 0,695; 0,651.
Từ khóa: procalcitonin huyết thanh, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT)
ABSTRACT
RESEARCH OF SERUM PROCALCITONIN VALUES IN PATIENTS 
WITH ACUTE EXACERBATIONS OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE
Doan Chi Thang1, Ton That Nguyen Hanh1
Objective: Evaluation of serum procalcitonin levels in patients with acute exacerbations of chronic 
obstructive pulmonary disease, the correlation between serum procalcitonin concentration, age, type of 
Anthonisen, body temperature, white blood cell counts, hs CRP and prognosis of severity in patients with 
acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease
Methods: From 07/2016 to 07/2017, serum procalcitonin concentration was measured in 65 patients 
1. BVTW Huế - Ngày nhận bài (Received): 27/5/2018; Ngày phản biện (Revised): 11/6/2018; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2018
- Người phản hồi (Corresponding author): Đoàn Chí Thắng 
- Email: thangyk@yahoo.com; ĐT: 0905469595
Bệnh viện Trung ương Huế 
58 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
with acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. All patients had made CBC, HsCRP, 
VS. chest x ray. 
Results: 
-The mean serum procalcitonin concentration at admission was 0.73 ng/ml, median was 0.09 ng/ml and 
discharge was 0.05 ng/ml, median was 0.05 ng/ml.
- Patients with serum procalcitonin increased> 0.25 ng / ml, accounting for 33.85%, and all patients with 
elevated serum levels of Procalcitonin belonged to Type I, Anthonisen, accounting for 41.51%.
- Serum procalcitonin concentrations were correlated with the number of white blood cells, hs-CRP, VS.
- The optimal cutoff of serum procalcitonin level in patients with acute exacerbations of chronic obstructive 
pulmonary disease was 0.107 ng/ml, with a sensitivity of 43.4% and a specificity of 100%. Area under ROC: 
0.695.
- The area under the ROC curve for infection of Procalcitonin was higher than hsCRP, with a value of 
0.695; 0.651.
Key words: serum procalcitonin, chronic obstructive pulmonary disease (COPD)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là 
một trong các bệnh lý hô hấp vẫn đang là gánh nặng 
bệnh tật cho xã hội, là nguyên nhân hàng đầu của 
bệnh suất và tử suất trên thế giới, tỉ lệ bệnh ngày 
càng gia tăng và có tác động rất lớn đến nền kinh tế 
xã hội [1].
Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Xquang và các xét 
nghiệm cận lâm sàng để xác định tình trạng nhiễm 
khuẩn trong đợt cấp BPTNMT rất đa dạng và thay 
đổi. Thực tế lâm sàng cho thấy trong nhiều trường 
hợp, khó phân biệt được những biểu hiện lâm sàng 
và cận lâm sàng của đáp ứng viêm này do nhiễm 
khuẩn hay không do nhiễm khuẩn [2].
Tại Việt Nam hiện nay, chưa có nghiên cứu sâu 
nào theo dõi nồng độ procalcitonin trong đợt cấp 
BPTNMT, chưa đưa ra được mối tương quan của 
dấu ấn này với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm 
sàng để giúp ích cho việc chẩn đoán sớm tình trạng 
nhiễm khuẩn, phân biệt nhiễm khuẩn và không 
nhiểm khuẩn cũng như theo dõi và tiên lượng trong 
đợt cấp BPTNMT. Từ đó đề nghị một điểm cắt hợp 
lý trong việc sử dụng kháng sinh sớm, thích hợp 
giúp giảm sự đề kháng kháng sinh và giảm giá thành 
điều trị nhiễm khuẩn trong đợt cấp BPTNMT [3].
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các 
mục tiêu sau: Khảo sát nồng độ procalcitonin huyết 
thanh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính, Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ 
procalcitonin huyết thanh với tuổi, mức độ theo 
Anthonisen, nhiệt độ cơ thể, số lượng bạch cầu, tốc 
độ lắng máu, hs CRP, kết quả cấy đàm và tiên lượng 
mức độ nặng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 65 bệnh nhân 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong vòng 24 
giờ nhập viện, từ 7/2016 đến 7/2017 tại khoa Nội 
Nội tiết- Thần kinh- Hô hấp, Bệnh viện Trung ương 
Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô 
tả cắt ngang.
2.2.1. Tiêu chuẩn chuẩn đoán đợt cấp bệnh 
phổi tắc nghẽn mãn tính:
Theo GOLD 2013, tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp 
BPTNMT vẫn theo Anthonisen năm 1987[6]:
- Một đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần 
phải có một trong ba biểu hiện sau đây: gia tăng mủ 
trong đàm, gia tăng thể tích đàm, khó thở xấu hơn.
+ Týp I (nặng): có tất cả ba triệu chứng.
+ Týp II (vừa): có hai triệu chứng.
Nghiên cứu nồng độ Procalcito in huyết thanh...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 59
+ Týp III (nhẹ): có một triệu chứng cộng thêm ít 
nhất một trong những triệu chứng sau đây: nhiễm 
trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày qua, sốt 
không rõ nguyên nhân, gia tăng ran rít, gia tăng 
ho, hay gia tăng tần số hô hấp hay tần số tim trên 
20% bình thường.
12,3%
87,7%
Nữ
Nam
Các bệnh nhân được thực hiện thăm khám 
lâm sàng, làm các xét nghiệm công thức máu, hs 
CRP, VS, Xquang phổi, PCT 24 giờ đầu và PCT 
ra viện.
2.2.2. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Medical 
9.6 và SPSS 10.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm tuổi n % p
51-60 5 7,7
< 0,05
61-70 10 15,4
71-80 27 41,5
>80 23 35,4
Tổng cộng 65 100
Thấp nhất 56
Cao nhất 92
X ±SD 76,65±8,79
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 82,3%. Có sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm tuổi 60 (p<0,05).
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá
Hút thuốc lá 
Giới
Có Không 
n % n %
Nữ 4 6,15 4 6,15
Nam 54 83,1 3 4,6
Tổng cộng 58 89,2 7 10,8
p < 0,05
Bệnh viện Trung ương Huế 
60 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
Tỷ lệ bệnh nhân có hút thuốc lá chiếm 89,2%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân 
hút thuốc lá và không hút thuốc lá (p<0,05). 
81,5%
18,5%
Týp I (nặng)
Týp II (trung bình)
Biểu đồ 3.2. Phân loại mức độ nặng trong đợt cấp BPTNMT theo Anthonisen
3.2. Nồng độ Procalcitonin trong đợt cấp BPTNMT
Bảng 3.3. Tỷ lệ tăng nồng độ PCT theo giới, phân loại Anthonisen
Tăng PCT >0,25ng/ml Bình thường
p
n % n %
Giới
Nam (n=57) 19 33,33 38 66,67 <0,05
Nữ (n=8) 3 37,5 5 62,5 <0,05
Theo phân loại của Anthonisen
Týp I (n=53) 22 41,51 31 58,49 >0,05
Týp II (n=12) 0 0 12 100
Chung (n=65) 22 33,85 43 66,15 <0,05
Tỷ lệ bệnh nhân có tăng nồng độ PCT chiếm tỷ lệ 33,85%. 
Bảng 3.4. Nồng độ PCT trung bình lúc nhập viện và ra viện
PCT Trung bình Trung vị Z p
PCT nhập viện (ng/ml) 0,73 0,09
6,079 <0,05
PCT ra viện (ng/ml) 0,05 0,05
Giá trị cao nhất của PCT lúc nhập viện, ra viện lần lượt là 4,39ng/ml và 0,23ng/ml. Có sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê giữa nồng độ PCT nhập viện và PCT ra viện (p<0,05).
Bảng 3.5. Nồng độ PCT theo nhiệt độ
Nhiệt độ
(0C)
PCT nhập viện(ng/ml) PCT ra viện(ng/ml)
Z p
Trung bình Trung vị Trung bình Trung vị
< 37,4 0,43 0,08 0,04 0,04 5,52
<0,05
≥ 37,5 1,38 1,5 0,07 0,07 3,63
Z= 2,91, p<0,05 Z=2,44, p<0,05
Nghiên cứu nồng độ Procalcito in huyết thanh...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 61
Nồng độ PCT tăng cao ở nhóm bệnh đang có triệu chứng sốt. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 
hai nhóm có triệu chứng sốt và không có triệu chứng sốt về nồng độ PCT (p<0,05).
Bảng 3.6. Nồng độ PCT theo bạch cầu
Bạch cầu
(K/ul)
PCT nhập viện(ng/ml) PCT ra viện (ng/ml)
Z p
Trung bình Trung vị Trung bình Trung vị
Không tăng 0,12 0,07 0,04 0,04 2,74
<0,05
Tăng 0,88 0,09 0,06 0,05 5,58
Z=2,29, p<0,05 Z=2,18, p<0,05
Nồng độ PCT trong nhóm tăng số lượng bạch cầu cao hơn so với nhóm không tăng số lượng bạch cầu 
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.7. Nồng độ PCT theo tốc độ lắng máu(VS1)
VS1
(mm)
PCT nhập viện(ng/ml) PCT ra viện(ng/ml)
z p
Trung bình Trung vị Trung bình Trung vị
<20 0,08 0,08 0,04 0,05 3,907
<0,05
≥20 0,87 0,09 0,06 0,05 5,17
Nồng độ PCT trong nhóm có VS>40 là cao nhất. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nồng độ PCT nhập 
viện và ra viện (p<0,05). 
Bảng 3.8. Nồng độ PCT theo tốc độ lắng máu(VS2)
VS2
(mm)
PCT nhập viện(ng/ml) PCT ra viện((ng/ml)
z p
Trung bình Trung vị Trung bình Trung vị
<20 0,08 0,08 0,04 0,05 3,907
<0,05
≥20 0,74 0,09 0,06 0,05 5,90
Nồng độ PCT trong nhóm có VS>40 là cao nhất. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nồng độ PCT nhập viện 
và ra viện ở nhóm có VS>20 trở lên (p<0,05). 
Bảng 3.9. Nồng độ PCT theo hs CRP
hs CRP
(mg/L)
PCT nhập viện (ng/ml) PCT ra viện (ng/ml)
z p
Trung bình Trung vị Trung bình Trung vị
<1 0,08 0,08 0,05 0,05 1,96 <0,05
1-3 0,06 0,06 0,04 0,05 1,68 >0,05
>3 0,83 0,09 0,06 0,05 5,64 <0,05
Nồng độ PCT trong nhóm hsCRP nguy cơ cao tăng cao nhất và có ý nghĩa thống kê so với nồng độ PCT 
ra viện (p<0,05).
Vì Procalcitonin là tiền thân của calcitonin mà 
thường được tạo ra trong tế bào thần kinh nội tiết 
của tuyến giáp và phổi. Tuy nhiên, để đáp ứng 
với tình trạng nhiễm khuẩn, procalcitonin được 
sản xuất bởi các tế bào khắp cơ thể. Tính kích 
thích của procalcitonin bao gồm các sản phẩm 
do vi khuẩn, bao gồm cả nội độc tố và cytokine 
tiền viêm như khối u yếu tố alpha hoại tử. Test 
procalcitonin đã được sử dụng thành công như 
một hướng dẫn để dự đoán nhiễm trùng nghiêm 
trọng và một bằng chứng để điều trị kháng sinh 
ở bệnh nhân có bệnh đường hô hấp, trong đó 
có bệnh COPD do đó PCT có mối liên quan với 
các yếu tố viêm như VS, hs-CRP. Theo bảng 
3.19, 3.20, 3.21 thì nồng độ PCT trong nhóm có 
VS>40 là cao nhất. Có sự khác biệt có ý nghĩa 
Bệnh viện Trung ương Huế 
62 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
giữa nồng độ PCT nhập viện và ra viện (p<0,05) 
và nồng độ PCT trong nhóm hsCRP nguy cơ cao 
tăng cao nhất và có ý nghĩa thống kê so với nồng 
độ PCT ra viện (p<0,05). Kết quả của chúng tôi 
là tương đồng với kết quả của các tác giả Falsey 
A.R. Bafadhel M. [4], [5].
PCTnhapvien
0 20 40 60 80 100
0
20
40
60
80
100
100-Specificity
Se
nsi
tivit
y
 Sensitivity: 43.4
 Specificity: 100.0
 Criterion : >0.107
0 20 40 60 80 100
0
20
40
60
80
100
100-Specificity
Se
nsi
tivi
ty PCTnhapvienvs1
VS2
HsCRP
SLbcau
3.3. Mối tương quan giữa nồng độ Procalcitonin với tuổi, nhiệt độ, hs- CRP, bạch cầu, VS
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa nồng độ PCT nhập viện với tuổi, nhiệt độ, hs-CRP, bạch cầu, VS
Thông số
hs-CRP
(mg/L)
Tuổi
Nhiệt độ
(0C)
Bạch cầu
(K/ul)
VS1
(mm)
VS2
(mm)
PCT
(ng/ml)
r 0,3 0,116 0,53 0,53 0,48 0,53
p
0,05
<0,001 <0,001 <0,001 <0,001
Nồng độ PCT có tương quan thuận với hs-CRP, nhiệt độ, bạch cầu, VS ở mức độ từ vừa cho đến 
chặt chẽ.
Kết quả của chúng tôi hoàn toàn tương đồng với kết quả của các tác giả Pazarli A.C., Falsey A.R. [5]. 
3.4. Nồng độ Procalcitonin trong tiên lượng mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT 
Biểu đồ 3.3. Nồng độ PCT trong tiên lượng mức độ nặng của đợt cấp COPD
Điểm cắt tốt nhất của nồng độ PCT trong tiên lượng mức độ nặng của đợt cấp COPD là lớn hơn mức 
0,107 ng/ml; AUC= 0,695 (95% CI: 0,568-0,803); Độ nhạy: 43,4% (95%CI: 29,8-57,7); Độ đặc hiệu: 100% 
(95%CI: 73,5 - 100).
Biểu đồ 3.4. So sánh nồng độ PCT, VS, hs-CRP, bạch cầu trong tiên lượng mức độ nặng của đợt cấp COPD.
Nghiên cứu nồng độ Procalcito in huyết thanh...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 63
Bảng 3.11. Diện tích đường cong của PCT, VS, hs-CRP, bạch cầu 
trong tiên lượng mức độ nặng của đợt cấp COPD
Diện tích đường cong ROC Độ nhạy cảm 95% CI
PCT nhập viện
(ng/ml)
0,695 0,0744 0.568 - 0.803
VS1 (mm) 0,504 0,101 0.377 - 0.630
VS2 (mm) 0,510 0.101 0.383 - 0.636
Hs CRP (mg/L) 0,651 0,0818 0.523 - 0.765
Slbcau (K/ul) 0,531 0,104 0.404 - 0.656
Qua biểu đồ 3.4 và bảng 3.11. Ta thấy cả hai chất PCT và hs-CRP lần lượt có AUC là 0,695 và 0,651 
nên có kết quả tốt trong tiên lượng mức độ nặng của đợt cấp COPD.
IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu nồng độ procalcitonin huyết 
thanh trên 65 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính chúng tôi rút ra kết luận như sau:
- Nồng độ Procalcitonin huyết thanh trung bình 
lúc nhập viện là 0,73ng/ml, trung vị là 0,09ng/ml và 
lúc ra viện là 0,05ng/ml, trung vị là 0,05ng/ml.
- Số bệnh nhân có procalcitonin huyết thanh 
tăng >0,25ng/ml chiếm 33,85%,và tất cả bệnh nhân 
có tăng nồng độ Procalcitonin đều thuộc týp I theo 
phân loại Anthonisen chiếm 41,51%.
-Nồng độ procalcitonin huyết thanh tương quan 
thuận với số lượng bạch cầu, hs-CRP, VS theo các 
mức độ khác nhau.
- Điểm cắt tối ưu của giá trị nồng độ procalcitonin 
huyết thanh trong tiên lượng mức độ nặng ở đợt cấp 
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 0,107ng/ml ứng 
với độ nhạy là 43,4% và độ đặc hiệu là 100%, vùng 
dưới ROC: 0,695.
- Diện tích dưới đường cong ROC định hướng 
nhiễm khuẩn của Procalcitonin cao hơn hsCRP, có 
giá trị lần lượt là 0,695; 0,651.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Bàng (2009): “Đợt kịch phát cấp bệnh phổi 
tắc nghẽn mạn tính. Giáo trình Sau Đại học Hô hấp 
học”, trường Đại học Y Dược Huế, tr.124-137.
2. Nguyễn Tấn Bảy (2011): “Khảo sát các yếu tố 
nguy cơ nhập viện trong bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính”. Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại 
học Y Dược Tp. HCM.
3. Nguyễn Thị Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Bích 
Huyền, Lê Xuân Hằng (2007): “Procalcitonin và 
nhóm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp”, Tạp chí Thông 
tin Y Dược, số đặc biệt tháng 10, tr.63-65.
4. B. Mona, C.W. Tristan, R.Carlene et al (2011), Pro-
calcitonin and C-Reactive Protein in Hospitalized 
Adult Patients With Community-Acquired Pneu-
monia or Exacerbation of Asthma or COPD, Chest, 
139(6), pp.1410-1418
5. F. R. Ann, B.L. Kenneth, S. J. Andrew, et al 
(2012),Utility of serum procalcitonin values 
in patients with acute exacerbations of chronic 
obstructive pulmonary disease: a cautionary 
note”, International Journal of COPD, 7, 
pp 127-135.
6. Global initiative for chronic obstructive 
lung disease (2013), Global strategy for the 
diagnosis, management, and prevention of 
chronic obstructive pulmonary disease.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nong_do_procalcitonin_huyet_thanh_tren_benh_nhan.pdf