Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, siêu âm và mô bệnh học tổn thương dạng u bàng quang

Tóm tắt

Giới thiệu: Ung thư bàng quang là một trong những loại ung thư đường tiết niệu thường gặp và có xu

hướng ngày càng gia tăng. Việc phát hiện, chẩn đoán sớm và chẩn đoán xác định bệnh là rất quan trọng.

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm tổn thương dạng u bàng quang. Chẩn đoán

và phân loại mô bệnh học tổn thương dạng u bàng quang. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên

cứu mô tả 64 trường hợp có tổn thương dạng u bàng quang qua lâm sàng và siêu âm. Tiến hành làm mô

bệnh học sau mổ hoặc sinh thiết để đối chiếu chẩn đoán và phân loại, tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược

Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 04/2016 đến tháng 02/2017. Kết quả: Đái máu là lý do chủ yếu

khiến bệnh nhân đi khám, chiếm 79,7%. Một số ít bệnh nhân đến vì triệu chứng đau bụng (9,4%) và rối loạn

tiểu tiện (6,2%). Có 3 trường hợp đi khám sức khỏe định kì phát hiện ra u bàng quang (4,7%). Đặc điểm đái

máu chủ yếu là đái máu đỏ tươi (62,5%), toàn bãi (60,7%) với độ nhạy 61,01%. Siêu âm chẩn đoán u bàng

quangcó 57/64 trường hợp (87,5%). Có 2 trường hợp polyp bàng quang (3,1%) và 5 trường hợp chẩn đoán

dày thành khu trú (9,4%), độ nhạy (89,8%). Trong đó, hình ảnh dạng khối lồi vào lòng bàng quang có 75%,

dạng dày thành khu trú có 25%. U có kích thước ≥ 3 cm chiếm 42,2% và < 3="" cm="" là="" 57,8%,="" trong="" đó="" khối="" u="">

nhất là 0,6cm và lớn nhất là 7 cm. Tổn thương tại 1 vị trí chiếm đa số 62,5% và hay gặp nhất ở thành bên

dưới (46,6%). Trong nghiên cứu này, có 5/64 trường hợp lành tính chiếm 7,8% (trong đó có 2 trường hợp là

quá sản biểu mô đường niệu và 3 trường hợp là viêm mãn) và có 59/64 trường hợp thực sự là ung thư bàng

quang chiếm 92,2% (trong đó ung thư biểu mô đường tiết niệu chiếm ưu thế với 98,3%, ung thư biểu mô

vảy chỉ chiếm 1,7%). Đa số các trường hợp ung thư có độ mô học cao, độ II (50,9%) và độ III (32,2%). Ung thư

bàng quang có giai đoạn nông T1NxMx là 20,3% và giai đoạn xâm lấn sâu > T2MxNx là 79,7%. Kết luận: Đái

máu là triệu chứng phổ biến nhất, gợi ý ung thư bàng quang. Các triệu chứng khác như đau hạ vị, rối loạn tiểu

tiện, thiếu máu, gầy sút ít gặp hơn. Lâm sàng chẩn đoán u bàng quang với độ nhạy không cao (61,01%). Siêu

âm phát hiện được u bàng quang với độ nhạy cao (89,8%). Những bệnh nhân này cần được làm mô bệnh học

để chẩn đoán xác định và phân giai đoạn, từ đó quyết định phương pháp điều trị thích hợp.

Từ khóa: ung thư bàng quang, mô bệnh học, siêu âm, ung thư biểu mô đường tiết niệu, đái máu

pdf 6 trang phuongnguyen 4660
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, siêu âm và mô bệnh học tổn thương dạng u bàng quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, siêu âm và mô bệnh học tổn thương dạng u bàng quang

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, siêu âm và mô bệnh học tổn thương dạng u bàng quang
41
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SIÊU ÂM 
VÀ MÔ BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG DẠNG U BÀNG QUANG
 Nguyễn Văn Mão, Nguyễn Thị Bích Chi
Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế
Tóm tắt
Giới thiệu: Ung thư bàng quang là một trong những loại ung thư đường tiết niệu thường gặp và có xu 
hướng ngày càng gia tăng. Việc phát hiện, chẩn đoán sớm và chẩn đoán xác định bệnh là rất quan trọng. 
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm tổn thương dạng u bàng quang. Chẩn đoán 
và phân loại mô bệnh học tổn thương dạng u bàng quang. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên 
cứu mô tả 64 trường hợp có tổn thương dạng u bàng quang qua lâm sàng và siêu âm. Tiến hành làm mô 
bệnh học sau mổ hoặc sinh thiết để đối chiếu chẩn đoán và phân loại, tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược 
Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 04/2016 đến tháng 02/2017. Kết quả: Đái máu là lý do chủ yếu 
khiến bệnh nhân đi khám, chiếm 79,7%. Một số ít bệnh nhân đến vì triệu chứng đau bụng (9,4%) và rối loạn 
tiểu tiện (6,2%). Có 3 trường hợp đi khám sức khỏe định kì phát hiện ra u bàng quang (4,7%). Đặc điểm đái 
máu chủ yếu là đái máu đỏ tươi (62,5%), toàn bãi (60,7%) với độ nhạy 61,01%. Siêu âm chẩn đoán u bàng 
quangcó 57/64 trường hợp (87,5%). Có 2 trường hợp polyp bàng quang (3,1%) và 5 trường hợp chẩn đoán 
dày thành khu trú (9,4%), độ nhạy (89,8%). Trong đó, hình ảnh dạng khối lồi vào lòng bàng quang có 75%, 
dạng dày thành khu trú có 25%. U có kích thước ≥ 3 cm chiếm 42,2% và < 3 cm là 57,8%, trong đó khối u nhỏ 
nhất là 0,6cm và lớn nhất là 7 cm. Tổn thương tại 1 vị trí chiếm đa số 62,5% và hay gặp nhất ở thành bên 
dưới (46,6%). Trong nghiên cứu này, có 5/64 trường hợp lành tính chiếm 7,8% (trong đó có 2 trường hợp là 
quá sản biểu mô đường niệu và 3 trường hợp là viêm mãn) và có 59/64 trường hợp thực sự là ung thư bàng 
quang chiếm 92,2% (trong đó ung thư biểu mô đường tiết niệu chiếm ưu thế với 98,3%, ung thư biểu mô 
vảy chỉ chiếm 1,7%). Đa số các trường hợp ung thư có độ mô học cao, độ II (50,9%) và độ III (32,2%). Ung thư 
bàng quang có giai đoạn nông T1NxMx là 20,3% và giai đoạn xâm lấn sâu > T2MxNx là 79,7%. Kết luận: Đái 
máu là triệu chứng phổ biến nhất, gợi ý ung thư bàng quang. Các triệu chứng khác như đau hạ vị, rối loạn tiểu 
tiện, thiếu máu, gầy sút ít gặp hơn. Lâm sàng chẩn đoán u bàng quang với độ nhạy không cao (61,01%). Siêu 
âm phát hiện được u bàng quang với độ nhạy cao (89,8%). Những bệnh nhân này cần được làm mô bệnh học 
để chẩn đoán xác định và phân giai đoạn, từ đó quyết định phương pháp điều trị thích hợp.
Từ khóa: ung thư bàng quang, mô bệnh học, siêu âm, ung thư biểu mô đường tiết niệu, đái máu.
Abstract
CLINICAL SYMPTOMS, ULTRASOUND AND HISTOPATHOLOGY 
OF TUMORLIKE LESIONS OF THE BLADDER
Nguyen Van Mao, Nguyen Thi Bich Chi
Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University
Background: Bladder cancer is one of the most frequent type of urinary cancer which has been ever 
increasing. For the better treatment, the early discovery and definite diagnosis of this disease played an 
important role. Objective: To describe some clinical symptoms and ultrasound features of tumorlike lesions 
of the bladder. To diagnose and classify the histopathology of tumorlike lesions of the bladder. Materials, 
method: cross - sectional study on 64 cases in Hue University Hospital and Hue central hospital from April, 
2016 to February, 2017. Results: Hematuria was the most common reason that patients went to hospital 
(79.7%). Lower abdominal pain and irritation during urination accounting for 9.4% and 6.2% respectively. 
Only 3 patients with bladder cancer were accidentally discovered through periodic health examination (4.7%). 
The characteristics of hematuria in bladder tumor was flesh red urine (62.5%) and total hematuria (60.7%).
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Mão, email: maodhy@gmail.com 
- Ngày nhận bài: 17/2/2017; Ngày đồng ý đăng: 22/2/2017; Ngày xuất bản: 25/2/2017
42
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
With ultrasonography, the results of 64 patients were divided in 3 groups as follow: bladder tumor, 
which was the highest rate 87.5%, bladder polyp was 3.1% and focal bladder wall thickening was 9.4%. 
Of which, the vast majority of these ultrasound images was tumor - like lesions protruding in the lumen 
of the bladder (75%), the rest was wall thickening lesions (25%). Tumors were different in size, the 
biggest tumor was 7cm in diameter and the smallest was 0.6cm. Those with the diameter 3cm or bigger 
accounting for 42.2%, the smaller was 57.8%. Most cases have only one lesion (62.5%) and at lateral wall 
(46.6%). Histopathologically, cancer was 59/64 case (92.2%): urothelial carcinoma was 98.3 %, squamous 
cell carcinomawas 1.7% and 5 cases (7.8%) were benign. Most cancerous cases were poorly differentiated, 
grade II (50.9%) and grade III (32.2%). The stage T1NxMx was 20.3% and worse than T2MxNx was 79.7%. 
Conclusion: hematuria was the most popular symptom, suggesting bladder cancer. Clinical diagnosing 
bladder cancer was not high sensitive (61.01%). Ultrasound could detect bladder tumor with high sensitive 
(89.8%). These patients also needed histopathology classification to diagnose and finally choose the best 
method for the appropriate treatment.
Key words: bladder cancer, histopathology, ultrasound, uroepithelial carcinoma, hematuria.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
U bàng quang khá phổ biến trong các loại u 
đường niệu và đa số là u ác tính. Theo y văn thế 
giới, ung thư bàng quang (UTBQ) đứng hàng thứ 
hai trong các loại ung thư tiết niệu, chỉ sau ung thư 
tuyến tiền liệt [5]. 
Ở Mỹ, UTBQ đứng thứ 6 trong các loại ung thư 
thường gặp nhất, đứng thứ 9 trong các nguyên 
nhân gây tử vong. Theo một thống kê của Hiệp hội 
ung thư Mỹ năm 2016 cho thấy có 76.960 trường 
hợp mới mắc UTBQ và có 16.390 trường hợp chết 
vì UTBQ [7]. Tại Việt Nam, UTBQ được phát hiện 
ngày càng nhiều [5]. Ghi nhận tại Bệnh viện Việt 
Đức, Hà Nội UTBQ đứng hàng đầu trong ung thư 
đường tiết niệu [1], [5]. Riêng tại Bệnh viện Trung 
ương Huế từ 3/2003 đến 3/2006 có 128 bệnh nhân 
nhập viện, trong đó có 41 trường hợp là UTBQ xâm 
lấn [2].
Ở giai đoạn sớm, triệu chứng lâm sàng thường 
nghèo nàn, tiểu máu đại thể, tái đi tái lại là 1 triệu 
chứng gợi ý. Siêu âm là xét nghiệm được đề nghị 
đầu tiên để phát hiện tổn thương thực thể tại bàng 
quang, tuy nhiên bản chất của tổn thương là lành 
tính hay ác tính rất khó phân biệt, cần sinh thiết 
tổn thương làm mô bệnh học mới có thể xác định 
được.
U bàng quang thường có xu hướng ác tính, 
trong đó phần lớn xuất phát từ biểu mô đường tiết 
niệu (trước đây được gọi là biểu mô chuyển tiếp) 
chiếm 90%, còn ung thư từ lớp cơ và mô liên kết thì 
ít gặp[5], [8], [10]. Do đó, ung thư bàng quang cần 
được chẩnđoán, điều trị sớm và tích cực. Tuy nhiên, 
tại Việt Nam đặc biệt là khu vực miền Trung chưa có 
nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh lý này. Từ tình hình 
thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu 
một số đặc điểm lâm sàng, siêu âm và mô bệnh học 
tổn thương dạng u bàng quang” nhằm mục đích:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh 
siêu âm tổn thương dạng u bàng quang.
2. Chẩn đoán và phân loại mô bênh học tổn 
thương dạng u bàng quang.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả 64 trường hợp có tổn thương 
dạng u bàng quang qua lâm sàng và siêu âm. Tiến 
hành làm mô bệnh học sau mổ hoặc sinh thiết để đối 
chiếu chẩn đoán và phân loại, tại Bệnh viện Trường 
Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ 
tháng 04/2016 đến tháng 02/2017.
Kỹ thuật tiến hành:
- Khám và ghi nhận các triệu chứng cơ năng (đái 
máu, đau hạ vị, rối loạn tiểu tiện, thiếu máu, gầy 
sút.. ) và các triệu chứng thực thể.
- Siêu âm phát hiện tổn thương thực thể tại bàng 
quang (BQ). Kỹ thuật:
+ Bệnh nhân nhịn tiểu ít nhất 2 giờ, uống nhiều 
nước. Đặt bệnh nhân tư thế nằm ngửa.
+ Siêu âm qua thàng bụng trên xương mu với đầu 
dò (cong hoặc rẻ quạt) tần số 3.5 - 5 MHz cho mọi 
lứa tuổi. Thực hiện mặt cắt ngang để đánh giá hình 
thái và sự cân xứng BQ, mặt cắt dọc để phân tích 
tam giác và cổ BQ, mặt cắt chéo tìm lỗ niệu quản 2 
bên. Phát hiện tổn thương thực thể tại BQ. Xác định 
kích thước, số lượng, vị trí, hình dạng, đánh giá sự 
xâm lấn thành bàng quang.
- Tiến hành làm mô bệnh học đối với những 
bệnh nhân được chỉ định nội soi bàng quang hoặc 
phẫu thuật cắt u. Những mảnh cắt u được nhuộm 
theo phương pháp nhuộm H.E. Kết quả được đọc và 
chuẩn đoán như sau:
43
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Phân loại mô bệnh học theo WHO 2004 [8]:
+ Ung thư biểu mô đường tiết niệu 
+ Ung thư biểu mô vảy
+ Ung thư biểu mô tuyến
+ Ung thư tế bào nhỏ
+ U lành tính
+ Viêm mãn
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm tổn thương dạng u bàng quang
Bảng 1. Lý do vào viện
Lý do vào viện Số lượng Tỷ lệ %
Đái máu 51 79,7
Đau bụng 6 9,4
Rối loạn tiểu tiện 4 6,2
Khám định kì 3 4,7
Tổng 64 100,0
Đái máu là lý do chủ yếu khiến bệnh nhân đi khám, chiếm 79,7%. Các triệu chứng khác ít gặp.
Bảng 2. Tính chất đái máu
Đặc điểm đái máu
Đỏ tươi Đỏ sẫm Hồng nhạt Tổng
n % n % n % n %
Toàn bãi 24 42,9 4 7,1 6 10,7 34 60,7
Cuối bãi 11 19,6 9 16,1 2 3,6 22 39,3
Tổng 35 62,5 13 23,2 8 14,3 56 100
 * n : số lượng bệnh nhân.
Đặc điểm đái máu thường gặp là đái máu đỏ tươi (62,5%), toàn bãi (60,7%).
Bảng 3. Kích thước, số lượng, vị trí tổn thương trên siêu âm
Kích thước khối u Số lượng Tỷ lệ %
< 3cm 37 57,8
≥ 3cm 27 42,2
Tổng 64 100,0
Số lượng u
1 u 40 62,5
2 u 5 7,8
> 2 u 9 14,1
Khó xác định 10 15,6
Tổng 64 100,0
Hình dạng
Dạng khối lồi 48 75,0
Dạng dày thành 16 25,0
Tổng 64 100,0
Đa số thường gặp u dạng lồi 75%, ở 1 vị trí (62,5%) và u < 3 cm (57,8%)
 Phân độ mô bệnh học theo WHO 1973 [10]:
+ Độ 1: biệt hóa tốt (thấp)
+ Độ 2: biệt hóa vừa
+ Độ 3: biệt hóa kém (cao)
 Phân giai đoạn TNM 2009 theo UICC [11] :
+ Ung thư bàng quang chưa xâm lấn (u nông): 
TaN0M0, TisN0M0, T1N0M0.
+ Ung thư bàng quang xâm lấn: > T2N0M0.
44
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2. Chẩn đoán và phân loại mô bệnh học tổn thương dạng u bàng quang
Biểu đồ 1. Kết quả chẩn đoán mô bệnh học
Có 59/64 bệnh nhân thực sự là ung thư bàng quang, trong đó ung thư biểu mô đường niệu chiếm đa số 
58/59 trường hợp (98,3%). Có 5 trường hợp lành tính.
Bảng 5. Phân độ mô học
Độ biệt hóa Số lượng Tỷ lệ %
Độ I 10 16,9
Độ II 30 50,9
Độ III 19 32,2
Tổng 59 100,0
Đa số các trường hợp có độ mô học cao, độ II ( 50,9%) và độ III ( 32,2%).
Bảng 6. Phân giai đoạn TMN
Phân loại giai đoạn TMN Số lượng Tỷ lệ %
T1NxMx 12 20,3
> T2NxMx 47 79,7
Tổng 59 100,0
Ung thư bàng quang xâm lấn chiếm đa số 79,7%, ung thư bàng quang nông chiếm 20,3%.
Bảng 7. Đối chiếu kết quả siêu âm và mô bệnh học
 Mô bệnh học
Chẩn đoán 
siêu âm
Ung thư 
biểu mô 
đường niệu
Ung thư 
biểu mô 
vảy
Quá sản 
biểu mô 
đường niệu
Viêm 
mãn
Tổng
U bàng quang 54 1 3 0 58
Dày thành khu trú 4 0 0 2 6
Tổng 58 1 3 2 64
Đối chiếu chẩn đoán u bàng quang của siêu âm và mô bệnh học thấy độ nhạy của siêu âm Se=53/59 
=89,8%, độ đặc hiệu Sp=2/5= 40%.
45
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 8. Đối chiếu kết quả chẩn đoán lâm sàng và mô bệnh học
 Mô bệnh học
Chẩn đoán lâm sàng
Ung thư 
biểu mô 
đường niệu
Ung thư 
biểu mô 
vảy
Quá sản 
biểu mô 
đường niệu
Viêm 
mãn
Tổng
U bàng quang 36 0 1 2 39
Đái máu CRNN 13 1 1 0 15
Viêm bàng quang 6 0 1 0 7
Khác 3 0 0 0 3
Tổng 58 1 3 2 64
Đối chiếu chẩn đoán lâm sàng u bàng quang và 
mô bệnh học thấy độ nhạy của chẩn đoán lâm sàng 
Se= 36/59= 61,01%, độ đặc hiệu Sp= 2/5= 40%.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm tổn 
thương dạng u bàng quang
Đặc điểm lâm sàng
Trong nghiên cứu này, có 58/64 BN có triệu 
chứng đái máu đại thể (90,6%), còn đái máu vi 
thể cần có xét nghiệm để chuẩn đoán. Kết quả này 
tương đương với các kết quả nghiên cứu của Vũ 
Văn Lại (88,9%) [6].Đặc điểm đái máu gặp nhiều 
nhất là đái máu đỏ tươi (62,5%), toàn bãi (62,1%).
Theo nghiên cứu của Vũ Văn Lại thì đái máu toàn bãi 
chiếm 100% [6]. Đây cũng là lý do khiến bệnh nhân 
đi khám nhiều nhất (79,7%), các lý do khác ít gặp 
hơn đau hạ vị (9,4%), rối loạn tiểu tiện (6,2%), khám 
định kì phát hiện (4,7%). Kết quả khá tương đồng 
với nghiên cứu của Nguyễn Diệu Hương, cụ thể là 
đái máu (77,6%), đau hạ vị (2%), rối loạn tiểu tiện 
(8,2%), khám định kì (2%) [3].
Thăm khám thực thể thường không có triệu 
chứng gì đặc biệt, trừ trường hợp ở giai đoạn muộn 
khi u đã thâm nhiễm xung quanh thì khám có thể sờ 
thấy được khối u ở hạ vị hay hạch bẹn di căn. Chẩn 
đoán thường dựa vào triệu chứng đái máu và cận 
lâm sàng. Theo tác giả Shama S (2009) khi có triệu 
chứng đái máu đại thể thì khả năng 20% bệnh nhân 
có nguy cơ mắc ung thư bàng quang [12].
Đối chiếu kết quả chẩn đoán lâm sàng và mô 
bệnh học cho thấy độ nhạy của chẩn đoán lâm sàng 
là 61,01%, tương đồng với nghiên cứu của Đặng Đức 
Hảo (60,53%) [1].
Đặc điểm siêu âm
Kết quả siêu âm 64 bệnh nhân cho thấy:
- Kích thước khối u < 3 cm là 57,8% , u ≥ 3 cm là 
42,2%. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của 
Đặng Đức Hảo, tỉ lệ u < 3 cm là 66,28%, u≥3cm có 
33,72% [1].
- Vị trí khối u ở 2 thành bên là hay gặp nhất 
(46,6%), tương đương với kết quả nghiên cứu 
của các tác giả Vũ Văn Lại (51,4%), Đặng Đức Hảo 
(47,3%) [1],[6].
- Tổn thương u đơn độc chiếm đa số 62,5 % so 
sánh với nghiên cứu của Đặng Đức Hảo (72,36%), 
Vũ Văn Lại (51,4%), một số trường hợp đa u 
(21,9%). Trong đó có 10 trường hợp khó xác định 
số lượng vì hình ảnh trên siêu âm có dạng thành 
dày [1], [6].
- Hình dạng khối u chủ yếu là dạng khối lồi vào 
lòng bàng quang (75%), còn lại 25% là dạng dày 
thành thành khu trú. Điều này có thể có ý nghĩa tiên 
lượng về biến chứng chảy máu trong phẫu thuật đối 
với những u dạng dày thành.
Siêu âm phát hiện được khối u bàng quang có 
56/64 trường hợp, trong đó chẩn đoán đúng u bàng 
quang 53 trường hợp với độ nhạy là 89,8% (đối 
chiếu với kết quả mô bệnh học). So sánh với nghiên 
cứu của Nguyễn Kì và Vũ Long và một nghiên cứu 
ngoài nước của Masumbuko Y. Mwashambwa1 cũng 
có kết quả tương đồng, cụ thể là theo nghiên cứu 
của 2 tác giả này kết quả siêu âm chẩn đoán đúng u 
bàng quang là 91% [4] và 83% [9]. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp 
dương tính sai (do lớp biểu mô đường tiết niệu 
quá sản tạo thành khối) và 6 trường hợp âm tính 
sai (trong đó 2 trường hợp được chẩn đoán là tổn 
thương dạng nhú lành tính và 4 trường hợp chẩn 
đoán dày thành khu trú do viêm). 
Hạn chế của siêu âm là những trường hợp 
u có dạng phẳng làm khó phân biệt với hình ảnh 
dày thành do viêm bàng quang và siêu âm không 
thể xác định tổn thương lành tính hay ác tính. Tuy 
nhiên, siêu âm phát hiện và xác định được cơ bản 
các đặc điểm của tổn thương và theo Masumbuko 
Y.M siêu âm được xem là xét nghiệm đầu tiên để 
đánh giá bệnh nhân có đái máu hay nghi ngờ u bàng 
quang [9].
46
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
4.2. Chẩn đoán và phân loại mô bệnh học tổn 
thương dạng u bàng quang
Kết quả nghiên cứu 64 BN, có 59 BN thực sự là 
UTBQ, trong đó 58 BN là ung thư biểu mô đường 
niệu (98,3%) và 1 BN là ung thư biểu mô vảy (1,7%). 
Theo y văn ung thư biểu mô đường niệu chiếm 
90%, ung thư biểu mô vảy khoảng 7-8 %, 1-2 % còn 
lại là ung thư biểu mô tuyến, ung thư tế bào nhỏ, 
sarcoma [5],[8]. Kết quả có sự chênh lệch bởi vì mẫu 
nghiên cứu của chúng tôi nhỏ và các loại ung thư 
biểu mô vảy, biểu mô tuyến...hiếm gặp.
Về độ mô học, UTBQ biệt hóa độ II gặp nhiều 
nhất 50,9%, độ III (32,2%) và độ I (16,9%). Còn 
nghiên cứu của Vũ Văn Lại cho thấy không có trường 
hợp nào biệt hóa thấp,biệt hóa độ II có 59,7% và 
biệt hóa độ III có 40,3% [6].
Về phân giai đoạn TNM, UTBQ nông chiếm 20,3% 
(chưa xâm lấn đến lớp cơ bàng quang) và UTBQ xâm 
lấn chiếm tỷ lệ lớn 79,7%. Kết quả này cho thấy phần 
lớn bệnh nhân đến ở giai đoạn không còn sớm và 
kết quả này cũng phù hợp với độ mô học (phần lớn 
độ II và III). 
Theo các nghiên cứu trên thế giới cho thấy 
thường u xâm lấn thì độ mô học thường là ở độ 
cao, hiếm khi là độ thấp (độ I). Phân giai đoạn của 
mô bệnh học rất có ý nghĩa cho quyết định phương 
pháp điều trị của bệnh nhân. Các trường hợp ung 
thư nông thì có thể điều trị bảo tồn bàng quang còn 
ở giai đoạn xâm nhập thường điều trị triệt căn cắt 
bàng quang toàn bộ.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 64 trường hợp, chúng tôi nhận 
thấy:
- Đái máu là triệu chứng thường gặp nhất trong 
UTBQ (90,6%), là lý do khiến bệnh nhân đi khám 
(79,7%), chủ yếu là đái máu đỏ tươi, toàn bãi. Các 
triệu chứng khác ít gặp hơn.
- Tổn thương trên siêu âm chủ yếu là u dạng khối 
lồi (75%), đơn độc (62,5%) và thường ở 2 thành bên 
(46,6%), kích thước <3cm (57,8%).
- Mô bệnh học: 
+ Tổn thương lành tính chiếm 7,8%.
+ Tổn thương ác tính chiếm 92,2%, trong đó: ung 
thư biểu mô đường tiết niệu chiếm đa số với 98,3% 
ung thư biểu mô vảy chiếm 1,7% chủ yếu là ung thư 
biệt hóa độ cao độ II (50,9%), sau đó là độ III (32,2%) 
và thấp nhất là độ I (16,9%). U xâm lấn chiếm 73,4%, 
U nông chiếm 18,8%.
- Đối chiếu chẩn đoán u bàng quang qua lâm 
sàng và mô bệnh học cho thấy độ nhạy của lâm sàng 
Se = 36/59 = 60,01%, độ đặc hiệu Sp= 2/5=40%. Đối 
chiếu chẩn đoán u bàng quang của siêu âm và mô 
bệnh học thấy độ nhạy của siêu âm Se = 53/59 =89,8 
%, độ đặc hiệu Sp=2/5=40%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Đức Hảo (2014), Nhận xét đặc điểm lâm sàng 
và hình ảnh nội soi u bàng quang có đối chiếu mô bệnh 
học, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II, Hà Nội.
2. Hoàng Văn Tùng, Trần khánh ngọc, Phạm Trần Cảnh 
Nguyên, Nguyễn Văn Thuận, Lê Đình Khánh, Nguyễn Khoa 
Hùng (2007), “Cắt bàng quang giữ lại Tuyến Tiền Liệt và tạo 
hình bàng quang mời bàng đoạn hồi tràng theo studer”, 
Tạp chí y học thực hành, (586), tr 61 - 65.
3. Nguyễn Diệu Hương (2008), Nhận xét đặc điểm lâm 
sàng, nội soi, mô bệnh học và kết quả điều trị u nông tại 
bệnh viện K ( 2006 2008), Luận án tiến sĩ Y học, Hà Nội. 4. 
Nguyễn Kì và Vũ Long (1992), “Kết quả chẩn đoán u bàng 
quang bằng phương pháp siêu âm qua thành bụng”, Ngoại 
khoa số 4, tr 10-14.
5. Vũ Lê Chuyên (2013), “Ung thư bàng quang”, Bệnh 
lý các khối u đường niệu, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr 
122 - 156.
6. Vũ Văn Lại (2007), Nghiên cứu điều trị ung thư bàng 
quang nông bằng phẫu thuật cắt u nội soi qua niệu đạo và 
kết hợp bơm BCG vào bàng quang,Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
7. American cancer society (2016), “ bladder cancer”, 
Ga: American cancer society
8. Eble J.N, Sauter G, Epstein J.I, Sesterhenn I.A (2004), 
“WHO Classification of tumors, pathology and Genetics 
of Tumours of the Urinary System and Male genital 
Organs”,Lyon:IARC Press.
9. Masumbuko y. Mwashambwa1 and Sydney 
c. Yongolo2, “The effectiveness of ultrasound in the 
diagnosis of bladder tumours at the Muhimbili National 
Hospital, Dar es Salaam, Tanzania”, Tanzania Journal of 
Health Research, Volume 13(3)
10. Mostofi F.K, Sobin L.H, Torloni H ( 1973), 
Histological typing of urinary bladder tumours, World 
Health Organization: Geneva, 1973.
11. Sobin L.H et al (2009), TNM Classification of 
malignant tumors, UICC, 7th Edition, 262-265
12. Shama S., Ksheersagar P., (2009), “Diagnosis and 
Treatment of Bladder Cancer”, American Family Physician, 
80 (7), pp 717 -723.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dac_diem_lam_sang_sieu_am_va_mo_benh_hoc_t.pdf