Nghiên cứu một số đặc điểm chung, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư bàng quang và mối liên quan với giai đoạn bệnh

Tóm tắt

Giới thiệu: Các tổn thương dạng u bàng quang thường có xu hướng ác tính, trong đó ung thư biểu mô

đường tiết niệu chiếm chủ yếu. Có các yếu tố liên quan đến loại ung thư này, đặc biệt là tuổi, giới và hút thuốc

lá. Việc chẩn đoán giai đoạn bệnh cũng như xác định một số yếu tố liên quan với giai đoạn bệnh là rất quan

trọng trong điều trị bệnh. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm chung tổn thương ung thư bàng quang; Xác định

mối liên quan giữa một số đặc điểm chung, độ biệt hóa với giai đoạn bệnh ở bệnh nhân ung thư bàng quang.

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 59 trường hợp ung thư bàng quang. Tiến hành làm

mô bệnh học sau mổ hoặc sinh thiết để chẩn đoán xác định, phân loại và xác định mối liên quan với giai đoạn

bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 04/2016 đến tháng

03/2017. Kết quả: Giới nam mắc bệnh chủ yếu, tỷ lệ nam/nữ: 3,2/1; Tuổi trung bình mắc bệnh là 66,5; Bệnh

nhân chủ yếu là nông dân chiếm 54,2%; Tỷ lệ có hút thuốc lá ở bệnh nhân nam giới 61,0%; U lần đầu tiên

64,4%, u tái phát 35,6%. Mô bệnh học và mối liên quan với giai đoạn bệnh cho thấy: Ung thư biểu mô đường

niệu chiếm ưu thế 98,3%, ung thư biểu mô vảy chỉ có 1,7%; Độ mô học chủ yếu là ung thư biệt hóa độ cao:

độ II (50,9%), độ III ( 32,2%), còn độ thấp (độ I) chỉ 16,9%; Đa số là u ở giai đoạn xâm lấn (79,7%), u nông chỉ

chiếm 20,3%; Có mối liên quan giữa độ biệt hóa và mức độ xâm lấn u; Không có mối liên quan giữa tiền sử

mắc u cũng như kích thước u với mức độ xâm lấn u. Kết luận: ung thư bàng quang chiếm ưu thế trong các

tổn thương dạng u bàng quang và bệnh nhân thường đến ở giai đoạn đã tiến triển (xâm lấn), gặp ở nam cao

hơn ở nữ và khoảng 61% bệnh nhân có hút thuốc lá. Có mối liên quan giữa độ biệt hóa và mức độ xâm lấn u;

Không có mối liên quan giữa tiền sử mắc u cũng như kích thước u với mức độ xâm lấn u.

pdf 7 trang phuongnguyen 6120
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số đặc điểm chung, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư bàng quang và mối liên quan với giai đoạn bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số đặc điểm chung, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư bàng quang và mối liên quan với giai đoạn bệnh

Nghiên cứu một số đặc điểm chung, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư bàng quang và mối liên quan với giai đoạn bệnh
22
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG, MÔ BỆNH HỌC 
CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ BÀNG QUANG VÀ MỐI LIÊN QUAN 
VỚI GIAI ĐOẠN BỆNH 
Nguyễn Văn Mão
Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Giới thiệu: Các tổn thương dạng u bàng quang thường có xu hướng ác tính, trong đó ung thư biểu mô 
đường tiết niệu chiếm chủ yếu. Có các yếu tố liên quan đến loại ung thư này, đặc biệt là tuổi, giới và hút thuốc 
lá. Việc chẩn đoán giai đoạn bệnh cũng như xác định một số yếu tố liên quan với giai đoạn bệnh là rất quan 
trọng trong điều trị bệnh. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm chung tổn thương ung thư bàng quang; Xác định 
mối liên quan giữa một số đặc điểm chung, độ biệt hóa với giai đoạn bệnh ở bệnh nhân ung thư bàng quang. 
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 59 trường hợp ung thư bàng quang. Tiến hành làm 
mô bệnh học sau mổ hoặc sinh thiết để chẩn đoán xác định, phân loại và xác định mối liên quan với giai đoạn 
bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 04/2016 đến tháng 
03/2017. Kết quả: Giới nam mắc bệnh chủ yếu, tỷ lệ nam/nữ: 3,2/1; Tuổi trung bình mắc bệnh là 66,5; Bệnh 
nhân chủ yếu là nông dân chiếm 54,2%; Tỷ lệ có hút thuốc lá ở bệnh nhân nam giới 61,0%; U lần đầu tiên 
64,4%, u tái phát 35,6%. Mô bệnh học và mối liên quan với giai đoạn bệnh cho thấy: Ung thư biểu mô đường 
niệu chiếm ưu thế 98,3%, ung thư biểu mô vảy chỉ có 1,7%; Độ mô học chủ yếu là ung thư biệt hóa độ cao: 
độ II (50,9%), độ III ( 32,2%), còn độ thấp (độ I) chỉ 16,9%; Đa số là u ở giai đoạn xâm lấn (79,7%), u nông chỉ 
chiếm 20,3%; Có mối liên quan giữa độ biệt hóa và mức độ xâm lấn u; Không có mối liên quan giữa tiền sử 
mắc u cũng như kích thước u với mức độ xâm lấn u. Kết luận: ung thư bàng quang chiếm ưu thế trong các 
tổn thương dạng u bàng quang và bệnh nhân thường đến ở giai đoạn đã tiến triển (xâm lấn), gặp ở nam cao 
hơn ở nữ và khoảng 61% bệnh nhân có hút thuốc lá. Có mối liên quan giữa độ biệt hóa và mức độ xâm lấn u; 
Không có mối liên quan giữa tiền sử mắc u cũng như kích thước u với mức độ xâm lấn u.
Từ khóa: ung thư bàng quang, mô bệnh học, ung thư biểu mô đường tiết niệu, độ biệt hóa, giai đoạn, 
xâm lấn cơ.
Abstract
SOME GENERAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS 
WITH THE BLADDER CANCER, HISTOPATHOLOGY 
AND THE RELATION WITH THE STAGE 
Nguyen Van Mao
Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: The tumourlike lesions of the bladder highly oriented as malignant tumours in which the 
urothelial type was predominant. Many factors were related to this disease, especially the age, gender and 
smoking have been indicated. The diagnosis, staging and the determination of the factor related to the 
disease stage were important for the treatment. Objectives: To describe some general characteristics of 
patients with the bladder cancer. To determine the relation between some general characteristics of patients 
with the bladder cancer, histopathological grade and the stage. Materials, method: cross - sectional study on 
59 cases in Hue University Hospital and Hue Central Hospital from April, 2016 to March, 2017. Results: the 
male patients were dominant with M/F ratio: 3.2/1; the average age was 66,5, most of them were peasants 
and the smoking male patient was accounting for 61.0%; the tumours appeared for the first time were 64.4%, 
for the second time or more were 35.6%. Histopathology and the relation with the disease stage showed 
that: the most frequent type of cancer was urothelial (98.3%), the squamous cell cancer was only 1.7%; 
histopathologically, the high grade was frequent (83.1%) including the grade 2 (50.9%), grade 3 (32.2%) and 
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Mão, email: maodhy@gmail.com
- Ngày nhận bài: 13/4/2017; Ngày đồng ý đăng: 10/6/2017; Ngày xuất bản: 18/7/2017
23
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
the low grade (grade 1) of only 16.9%; the majority of the tumours were in muscular invave stage (79.7%) and 
the superficial ones were lower of only 20.3%; there was the relation between histopathological grade and 
the invasive stage; otherwise it didn’t find any relation between the times of history that patients affected or 
the tumour size with the stage of bladder cancer in this research. Conclusion: majority of the patients came 
at the late stage (muscular invasive tumour) and the number of bladder cancer in male was higher than in 
female, about 61% of male patient have been smoking. There was the relation between histopathological 
grade and the invasive stage; otherwise it didn’t find any relation between the times of history that patients 
affected or the tumour size with the stage of bladder cancer in this research.
Keywords: bladder cancer, histopathology, urothelial carcinoma, differentiation grade, stage, muscular invasion
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư bàng quang là loại ung thư đứng hàng 
thứ hai sau ung thư tiền liệt tuyến của hệ tiết niệu-
sinh dục ở nam giới và là ung thư đứng hàng đầu 
nếu chỉ tính riêng hệ tiết niệu ở cả nam và nữ [1], 
[11], [19]. Theo ghi nhận ở trong và ngoài nước, u 
bàng quang thường có xu hướng ác tính, trong đó 
phần lớn xuất phát từ biểu mô đường niệu (90%), 
trước đây còn gọi là ung thư tế bào chuyển tiếp, 
ngày nay thống nhất dùng từ ung thư biểu mô 
đường niệu, còn ung thư từ mô liên kết thì ít gặp 
[3], [14], [17]. Việc chẩn đoán sớm tổn thương, đặc 
biệt nếu ung thư ở giai đoạn sớm (chưa xâm lấn lớp 
cơ) thì có thể điều trị bảo tồn và kết quả rất tốt cho 
bệnh nhân [1], [11], [18]. Do đó, u bàng quang cần 
được chẩn đoán, điều trị sớm và tích cực. Theo các 
nghiên cứu ở nước ngoài đặc biệt ở các nước đang 
phát triển loại ung thư này có liên quan đến một 
số yếu tố như tuổi, giới, nghề nghiệp, môi trường, 
đặc biệt là hút thuốc lá và điều này đã cho thấy số 
ca bệnh ngày càng tăng, trong khi đó chúng có xu 
hướng chững lại ở các nước phát triển, nơi mà việc 
kiểm soát môi trường tốt hơn cũng như tỉ lệ hút 
thuốc lá giảm xuống [1], [19]. Ở Việt Nam, đặc biệt 
khu vực miền Trung có rất ít báo cáo về bệnh lý này 
cũng như mối liên quan của một số đặc điểm chung, 
mô bệnh học với giai đoạn bệnh [1], [2], [5]. Vì vậy 
chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm chung ung thư 
bàng quang
2. Xác định mối liên quan giữa một số đặc 
điểm chung, độ biệt hóa với giai đoạn bệnh ở bệnh 
nhân ung thư bàng quang
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả 59 trường hợp ung thư bàng 
quang. Tiến hành làm mô bệnh học sau mổ hoặc sinh 
thiết để đối chiếu chẩn đoán và phân loại, tại Bệnh 
viện Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung 
ương Huế từ tháng 04/2016 đến tháng 03/2017.
Kỹ thuật tiến hành: - Khám và ghi nhận các đặc 
điểm chung như Tuổi và giới tính; Nghề nghiệp liên 
quan; Tiền sử bản thân (hút thuốc lá, từng mắc và 
điều trị u BQ).
 - Bệnh nhân được chỉ định siêu âm và phát hiện 
có tổn thương dạng u bàng quang và tiến hành làm 
mô bệnh học đối với những bệnh nhân được chỉ 
định nội soi sinh thiết bàng quang hoặc phẫu thuật 
cắt u. 
Những mảnh cắt u được nhuộm theo phương 
pháp nhuộm H.E. Kết quả được đọc và chẩn đoán 
như sau:
Phân loại mô bệnh học theo WHO 2004 [14] :
+ Ung thư biểu mô đường tiết niệu 
+ Ung thư biểu mô vảy
+ Ung thư biểu mô tuyến
+ Ung thư tế bào nhỏ
+ U lành tính
+ Viêm mãn
Phân độ mô bệnh học theo WHO 1973 [17]:
+ Độ 1 : biệt hóa tốt ( thấp)
+ Độ 2: biệt hóa vừa
+ Độ 3: biệt hóa kém ( cao)
Phân giai đoạn TNM 2009 theo UICC [20]:
+ Ung thư bàng quang chưa xâm lấn (u nông) : 
TaN0M0, TisN0M0, T1N0M0.
+ Ung thư bàng quang xâm lấn: > T2N0M0.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung 
3.1.1. Giới tính
Bảng 3.1. Phân bố bệnh theo giới
Giới tính Số lượng BN Tỷ lệ phần trăm %
Nam 45 76,3
Nữ 14 23,7
Tổng 59 100,0
 Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Tỷ lệ nam/ nữ là 3,2/1.
24
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.2. Tuổi
Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo tuổi
Nhóm tuổi Số lượng BN Tỷ lệ phần trăm %
≤ 40 2 3,4
41-49 4 6,8
50-59 10 16,9
60-69 17 28,8
70-79 17 28,8
≥ 80 9 15,3
Tổng 59 100,0
Nhóm tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 60 - 79 tuổi (57,6%). Tuổi phát hiện trung bình là 66,5 tuổi, trong 
đó bệnh nhân trẻ nhất là 24 tuổi, lớn nhất là 94 tuổi. 
3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số lượng BN Tỷ lệ phần trăm (%)
Nông dân 32 54,2
Công nhân 3 5,1
Cán bộ 5 8,5
Hưu trí 9 15,3
Khác 10 16,9
Tổng 59 100,0
- U bàng quang gặp ở mọi đối tượng, trong đó đa số là nông dân 54,2%. 
- Trong đối tượng nghỉ hưu không có bệnh nhân nào có tiền sử tiếp xúc hóa chất.
- Một số ngành nghề khác như buôn bán, quay phim, phóng viên thợ nề, xe thồ, ngư dân, nội trợ....
3.1.4 Tiền sử
- Hút thuốc lá 
Bảng 3.4. Tiền sử hút thuốc lá
Hút thuốc lá Số lượng BN Tỷ lệ phần trăm (%)
Không 23 39,0
< 10 năm 3 5,1
10-20 năm 11 18,6
≥ 20 năm 22 37,3
Tổng 59 100
Có 36/ 59 bệnh nhân hút thuốc lá (chiếm 61,0%) và đều là nam giới, trong đó tỷ lệ hút ≥ 20 năm chiếm 
đa số (37,3%). 
- Tiền sử mắc u bàng quang
Bảng 3.5. Tiền sử mắc bệnh ung thư bàng quang
Tiền sử Số lượng BN Tỷ lệ phần trăm(%)
Lần đầu 38 64,4
Tái phát lần 2 14 23,7
Tái phát lần 3 7 11,9
Tổng 59 100
Đa số bệnh nhân phát hiện u lần đầu (64,4 %). Có 35,6% bệnh nhân từng điều trị u bàng quang (u tái phát).
25
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.5. Kích thước u
Bảng 3.6. Kích thước u
Kích thước Số lượng BN Tỷ lệ phần trăm(%)
< 3cm 33 55,9
≥ 3cm 26 44,1
Tổng 59 100
Trong 59 trường hợp là ác tính, kích thước < 3cm chiếm tỉ lệ cao hơn. 
3.2. Mô bệnh học và mối liên quan giữa một số đặc điểm chung, độ biệt hóa với giai bệnh ở bệnh nhân 
ung thư bàng quang
3.2.1. Phân loại mô bệnh học
Bảng 3.7. Chẩn đoán phân loại mô bệnh học
Phân loại mô bệnh học Số lượng BN Tỷ lệ phần trăm (%)
Ung thư biểu mô đường niệu 58 90,6
Ung thư biểu mô vảy 1 1,6
Tổng 59 100
Ung thư biểu mô đường niệu chiếm đa số 58/59 trường hợp (98,3%). 
3.3.2. Phân độ mô học ung thư bàng quang
Bảng 3.8. Phân độ mô học
Độbiệt hóa Số lượng Tỷ lệ phần trăm (%)
Độ I 10 16,9
Độ II 30 50,9
Độ III 19 32,2
Tổng 59 100,0
Đa số các trường hợp có độ mô học cao, độ II (50,9 %) và độ III (32,2 %).
3.3.3. Phân giai đoạn ung thư bàng quang
Bảng 3.9. Phân giai đoạn TMN
Phân loại giai đoạn TMN
Số lượng Tỷ lệ phần trăm (%)
T1NxMx 12 20,3
≥ T2NxMx 47 79,7
Tổng 59 100,0
Ung thư bàng quang xâm lấn chiếm đa số 79,7 %, ung thư bàng quang nông chiếm 20,3 % 
3.3.4. Mối liên quan giữa tiền sử u, kích thước u, độ biệt hóa và mức độ xâm lấn 
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tiền sử u với mức độ xâm lấn
Mức độ xâm lấn U nông U xâm lấn p
Tiền sử u 
bàng quang
Lần đầu 7 31
0,441 (> 0,05)Tái phát lần 2 2 12
Tái phát ≥ 3 lần 1 6
Không có mối tương quan giữa số lần mắc u với mức độ xâm lấn u với độ tin cậy 95%
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kích thước và mức độ xâm lấn u
Mức độ xâm lấn U nông U xâm lấn p
Kích thước u
 0,05)
≥ 3cm 6 20
Độ biệt hóa
Độ I 7 3
0,001 (< 0,01)Độ II 4 26
Độ III 1 18
Không có mối tương quan giữa kích thước u và mức độ xâm lấn u với độ tin cậy 95 %
26
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
4. BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm chung 
- Giới tính: Qua nghiên cứu 59 bệnh nhân, trong 
đó có 45 bệnh nhân là nam giới và 14 bệnh nhân 
là nữ giới, với tỷ lệ nam/ nữ = 3,2/1. Tỷ lệ này phù 
hợp với y văn và tất cả các nghiên cứu đã công bố, là 
nam luôn mắc bệnh nhiều hơn nữ, số liệu dao động 
có khác nhau tùy theo từng tác giả. Theo y văn thế 
giới tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ 3-4 lần. Kết 
quả theo các tác giả Nguyễn Diệu Hương ( 2008) tỷ 
lệ nam/ nữ là 2,06/1[6], Đặng Đức Hảo (2014) là 
3,78/1[4], Stephan Alex E ( 2011) là 6,8/1 [21].
- Tuổi: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm 
tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 60-79 (chiếm 
57,6 %). Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 66,5 (trong 
đó bệnh nhân lớn tuổi nhất là 94 tuổi và nhỏ nhất 
24 tuổi). So sánh với các nghiên cứu của Trần Ngọc 
Khánh (2015) có tuổi trung bình 58,7± 11,7 và nhóm 
tuổi hay gặp nhất là 50-59 (42%) [7], Đặng Đức Hảo 
(2016) tuổi trung bình là 54,45 và nhóm tuổi hay gặp 
nhất từ 41-70 ( 59,30% [5].
Theo y văn, trên thế giới ung thư bàng quang 
hiếm gặp ở người < 40 tuổi [2]. Tuy nhiên, qua 
nghiên cứu 59 trường hợp, có 3 trường hợp mắc 
ung thư bàng quang < 40 tuổi (trong đó trẻ nhất là 
24 tuổi) và kết hợp với nghiên cứu của các tác giả 
Nguyễn Kì (1993) trường hợp nhỏ tuổi nhất là 22 
tuổi [9], Nguyễn Diệu Hương (2008) là 20 tuổi [6]. Từ 
các kết quả đó cho thấy độ tuổi mắc ung thư bàng 
quang đang trẻ hóa dần. 
- Nghề nghiệp: Bệnh gặp ở mọi đối tượng nghề 
nghiệp khác nhau, trong đó nông dân chiếm đa số 
(54,2 %). Ở nước ta, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế 
vì vậy không thể kết luận nghề nông có nguy cơ mắc 
ung thư bàng quang cao hơn những ngành nghề 
khác. Tuy nhiên, với tình trạng sử dụng các hóa chất 
trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón hóa 
học...) ngày càng phổ biến như hiện nay sẽ góp phần 
làm tăng tỷ lệ mắc ung thư bàng quang ở nông dân. 
Trong 59 bệnh nhân mà chúng tôi nghiên cứu 
có 2 thợ nề có tiền sử tiếp xúc nhiều với sơn và 1 
công nhân trong nhà máy sản xuất cao su, có thể 
do việc phơi nhiễm thường xuyên với các chất hóa 
học hữu cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đây chỉ là 
những nhận xét ban đầu của nghiên cứu này, tuy 
nhiên chúng tôi thấy có những điểm chung so với 
một số nghiên cứu trong và ngoài nước trong việc bị 
bệnh liên quan với nghề nghiệp như Vũ Lê Chuyên, 
Smittenaar, Petersen [3], [19].
- Tiền sử: 
- Hút thuốc lá : Về tiền sử liên quan đến ung thư 
bàng quang, các nghiên cứu đều cho rằng hút thuốc 
lá là yếu tố nguy cơ chính. Theo một nghiên cứu kéo 
dài 10 năm (1995-2006) của Freedman và cộng sự 
về mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư bàng 
quang ở cả nam lẫn nữ được công bố năm 2011 qua 
theo dõi hơn 450.000 người, ung thư bàng quang 
xảy ra ở 3.896 là nam giới ( 144/ 100,000 người/
năm) và 627 là nữ giới ( 34,5/ 100,000 người/năm). 
Nghiên cứu này kết luận hút thuốc lá làm tăng nguy 
cơ mắc ung thư bàng quang tăng gấp 2 lần ở những 
người hút thuốc lá trước đây (dù đã bỏ thuốc > 10 
năm) và tăng gấp 4 lần ở những người hiện tại đang 
hút thuốc lá [15].
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 36/59 bệnh 
nhân hút thuốc lá (chiếm 61,0%) và đều là nam giới, 
trong đó tỷ lệ hút ≥ 20 năm chiếm đa số 37,3%. So 
sánh với nghiên cứu của Nguyễn Diệu Hương (2008) 
trong 49 bệnh nhân ung thư bàng quang tham gia 
nghiên cứu có 33 bệnh nhân là nam giới và trong đó 
có 21 bệnh nhân (63,6%) có hút thuốc lá từ 5 năm 
trở lên [6]. Như vậy các kết quả nghiên cứu cho thấy 
tỉ lệ bệnh nhân bị ung thư bàng quang có hút thuốc 
lá cao hơn so với bệnh nhân không hút thuốc lá. 
- Tiền sử u bàng quang: Có 38/59 bệnh nhân 
phát hiện u lần đầu (chiếm 64,4%) và 21/59 bệnh 
nhân u tái phát từ 2 lần trở lên (35,6%). Những bệnh 
nhân có u lần đầu tiên lượng tốt hơn những bệnh 
nhân u tái phát, đặc biệt tái phát nhiều lần. Ung thư 
nông có thể phẫu thuật nội soi nhưng nếu tái phát 
nhiều lần làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư 
xâm lấn [16]. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi 
không cho thấy có sự khác biệt nào về mức độ xâm 
lấn ở 2 nhóm bệnh nhân được phát hiện lần đầu và 
nhóm có tiền sử u ở các lần trước.
- Kích thước khối u < 3 cm là 55,9% , u ≥ 3 cm 
là 44,1%. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu 
của Đặng Đức Hảo, tỉ lệ u < 3 cm là 66,28 %, ≥ 3cm 
có 33,72% [4]. Theo một số nghiên cứu nước ngoài 
kích thước u là 1 yếu tố tiên lượng bệnh, bệnh nhân 
Bảng 3.12. Mối liên quan độ biệt hóa với mức độ xâm lấn u
Mức độ xâm lấn U nông U xâm lấn p
Độ biệt hóa
Độ I 7 3
0,001 (< 0,01)Độ II 4 26
Độ III 1 18
Có mối tương quan giữ độ biệt hóa và mức độ xâm lấn u với độ tin cậy 99%
27
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
có khối u < 3 cm có tỷ lệ sống sau khi di căn xa và 
sau mắc ung thư bàng quang 10 năm cao hơn bệnh 
nhân có u ≥ 3cm [13], [16]. 
4.2. Mô bệnh học và mối liên quan giữa tiền sử 
u, kích thước u, độ biệt hóa và mức độ xâm lấn 
Chẩn đoán mô bệnh học: 
Trong 59 trường hợp tổn thương ác tính, có 58 
bệnh nhân là ung thư biểu mô đường niệu (98,3%) 
và 1 bệnh nhân là ung thư biểu mô vảy (1,7%), các 
loại khác chưa gặp. kết quả này cũng phù hợp với y 
văn, ung thư biểu mô đường niệu thường chiếm chủ 
yếu > 90%, ung thư biểu mô vảy khoảng 7 8 %, 1 2 
% còn lại là ung thư biểu mô tuyến, ung thư tế bào 
nhỏ, sarcoma [3], [14]. Thực ra khi nghiên cứu chúng 
tôi đã thu thập được 64 bệnh nhân có tổn thương 
dạng u trên lâm sàng và siêu âm, trong đó có 59 
trường hợp thực sự là ung thư bàng quang (chiếm 
92,2%) sau khi có kết quả xác định của mô bệnh học. 
Còn lại 5 trường hợp là tổn thương lành tính (7,8%), 
trong đó có 3 trường hợp là quá sản và 2 trường 
hợp là viêm mãn. Như vậy với các tổn thương dạng 
u bàng quang được phát hiện bằng lâm sàng và siêu 
âm thì chiếm ưu thế vẫn là u ác tính (trên 90%) được 
xác chẩn sau khi làm giải phẫu bệnh. Kết quả này 
cũng tương tự như các báo cáo trong và ngoài nước, 
[3-6], [10], [18]. Đây là điều đáng quan tâm và cần 
lưu ý đối với các nhà lâm sàng.
Độ mô học: ung thư bàng quang biệt hóa độ II 
gặp nhiều nhất 50,9%, độ III (32,2%) và độ I (16,9%). 
Còn nghiên cứu của Vũ Văn Lại cho thấy không có 
trường hợp nào biệt hóa thấp, có 59,7% trường hợp 
biệt hóa độ 2 và 40,3% trường hợp biệt hóa độ 3 [9].
Về phân giai đoạn TNM và mối liên quan với 
một số yếu tố khác: ung thư bàng quang nông (chưa 
xâm lấn đến lớp cơ bàng quang) chiếm 20,3% và ung 
thư bàng quang xâm lấn chiếm tỷ lệ lớn hơn 79,7%. 
Kết quả này cho thấy phần lớn bệnh nhân đến ở giai 
đoạn không còn sớm. So sánh với những quốc gia 
đã phát triển, có thể do trình độ nhận thức cao hơn 
nên đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 
sớm. Theo một nghiên cứu, tại Hoa Kỳ và Châu Âu, ở 
lần khám đầu tiên khoảng 70% bướu bàng quang là 
u nông và 30% là u xâm lấn [22]. Tại Việt Nam, đa số 
bệnh nhân thường đến khám trễ và tỷ lệ u xâm lấn 
khi phát hiện thường cao hơn [10]. 
Theo các nghiên cứu trên thế giới cũng như y văn 
cho thấy thường u xâm lấn thì độ mô học thường 
là ở độ cao, hiếm khi là độ thấp (độ I) [14], [17], 
[22]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra được 
mối tương quan này (p = 0,001, độ tin cậy 99%). 
Tuy nhiên nghiên cứu không thấy mối tương quan 
giữa kích thước u cũng như số lần mắc ung thư 
bàng quang với mức độ xâm lấn ( p > 0,05). Có thể 
số lượng của nghiên cứu này còn hạn chế, cần có 
nghiên cứu tiếp theo để có kết luận cụ thể hơn về 
các yếu tố này.
 Phân giai đoạn của mô bệnh học rất có ý nghĩa 
cho quyết định phương pháp điều trị của bệnh 
nhân. Các trường hợp u nông thì có thể điều trị bảo 
tồn bàng quang, kết quả tốt; còn u ở giai đoạn xâm 
nhập thường phải điều trị triệt căn cắt bàng quang 
toàn bộ.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 59 bệnh nhân ung thư bàng 
quang ở Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện 
Trung ương Huế từ 4/2016 đến 7/2017 cho thấy:
Giới nam mắc bệnh chủ yếu, tỷ lệ nam/nữ: 
3,2/1; Tuổi trung bình mắc bệnh là 66,5; Bệnh chủ 
yếu gặp bệnh nhân là nông dân chiếm 54,2%; Tỷ 
lệ hút thuốc lá ở nam giới 61,0%; U lần đầu tiên 
64,4%, u tái phát 35,6%
Mô bệnh học và mối liên quan với giai đoạn 
bệnh: Ung thư biểu mô đường niệu chiếm ưu thế 
98,3%, ung thư biểu mô vảy chỉ có 1,7%; Độ mô học 
chủ yếu là ung thư biệt hóa độ cao: độ II (50,9%), độ 
III ( 32,2%), còn độ thấp (độ I) chỉ 16,9%; Đa số là u ở 
giai đoạn xâm lấn (79,7%), u nông chỉ chiếm 20,3%.
Có mối liên quan giữa độ biệt hóa và mức độ 
xâm lấn u; Không có mối liên quan giữa số lần mắc u 
cũng như kích thước u với mức độ xâm lấn u trong 
nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Ngoại - Trường đại học y dược Hà Nội, 
Bệnh học Ngoại, tập 2, NXB Y học, Hà Nội, tr 120-124.
2. Bộ môn Ngoại (2007), Giáo trình ngoại bệnh lý III, 
Trường Đại học y Dược Huế, tr 92 - 102.
3. Vũ Lê Chuyên (2013), “Ung thư bàng quang”, Bệnh 
lý các khối u đường niệu, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr 
122 - 156.
4. Đặng Đức Hảo (2014), Nhận xét đặc điểm lâm sàng 
và hình ảnh nội soi u bàng quang có đối chiếu mô bệnh 
học, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II, Hà Nội.
5. Nguyễn Hùng (2008), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng và kết quả điều trị u bàng quang tại bệnh viện trung 
ương Huế, Luận văn tốt nghiệp trường đại học y dược 
Huế.
6. Nguyễn Diệu Hương (2008), Nhận xét đặc điểm lâm 
sàng, nội soi, mô bệnh học và kết quả điều trị u nông tại 
bệnh viện K ( 2006 - 2008), Luận án tiến sĩ Y học, Hà Nội.
7. Trần Ngọc Khánh (2015), Nghiên cứu điều trị ung 
thư bàng quang xâm lấn bằng phẫu thuật cắt bàng quang 
đơn thuần và tạo hình bàng quang bằng đoạn hồi tràng, 
28
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Luận án tiến sĩ, Học viện quân y.
8. Nguyễn Kì (1993), Góp phần nghiên cứu chẩn đoán 
điều trị u nông bàng quang bằng phương pháp cắt đốt nội 
soi, Luận án tiến sĩ, Học viện quân y.
9. Vũ Văn Lại (2007), Nghiên cứu điều trị ung thư bàng 
quang nông bằng phẫu thuật cắt u nội soi qua niệu đạo và 
kết hợp bơm BCG vào bàng quang,Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
10. Đào Quang Oánh(2010),” Bướu nông bàng quang-
yếu tố nguy cơ- hướng xử trí”, Tạp chí y học thành phố Hồ 
Chí Minh năm 2010, tập 14, số 1. 
11. Nguyễn Bửu Triều ( 2006), “Ung thư bàng quang”, 
Bệnh học Ngoại khoa tập 2, Nhà xuất bản y học, tr 180-
184.
12. Hoàng Văn Tùng, Trần Ngọc Khánh, Phạm Trần 
Cảnh Nguyên, Nguyễn Văn Thuận, Lê Đình Khánh, Nguyễn 
Khoa Hùng (2007), “Cắt bàng quang giữ lại Tuyến Tiền Liệt 
và tạo hình bàng quang mời bàng đoạn hồi tràng theo 
studer”, Tạp chí y học thực hành, (586), tr 61 - 65.
Tiếng anh
13. American cancer society (2016), “ bladder 
cancer”, Ga: American cancer society
14. Eble J.N, Sauter G, Epstein J.I, Sesterhenn I.A 
(2004), “WHO Classification of tumors, pathology and 
Genetics of Tumours of the Urinary System and Male 
genital Organs”,Lyon:IARC Press.
15. JAMA, 306(7): 737–745.
16. Herr H.W. and Donat S.M. (2006), “A re-staging 
transurethral resection predicts early progression of 
superficial bladder cancer”, BJU international, volume 97, 
issue 6:1194.
17. Mostofi F.K, Sobin L.H, Torloni H ( 1973), 
Histological typing of urinary bladder tumours, World 
Health Organization: Geneva, 1973.
18. Shama S., Ksheersagar P., (2009), “Diagnosis and 
Treatment of Bladder Cancer”, American Family Physician, 
80 (7), pp 717 -723.
19. Smittenaar CR, Petersen KA, Stewart K, Moitt N 
(2016), “Cancer Incidence and Mortality Projections in the 
UK Until 2035 “,Ung thư Anh J.
20. Sobin L.H et al (2009), TNM Classification of 
malignant tumors, UICC, 7th Edition, 262-265.
21. Stephan Alex Emilian (2011), Histopathological 
and immunohistochemical study of urothelial bladder 
carcinomas, Doctoral thesis summary, Craiova, Romania.
22. Stephen JJ, Campbell SC (2007), Non muscle 
invasive bladder cancer (Ta, T1, and CIS), Campbell– Walsh 
Urology, 9th ed., Saunders – Elsevier , Philadelphia,Vol 3, 
pp 2407 – 2446.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dac_diem_chung_mo_benh_hoc_cua_benh_nhan_u.pdf