Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện đối với trạng thái rừng IIA tại khu vực rừng

phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mật độ

tầng cây cao tại khu vực dao động từ 476 - 696 cây/ha; tổ thành tầng cây

cao khá đa dạng với nhiều loài cây khác nhau , dao động từ 28 - 45 loài,

trong đó có từ 4 - 7 loài tham gia vào công thức tổ thành; các lâm phần rừng

tự nhiên trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu đều có hai tầng tán. Độ tàn

che thấp từ 0,3 - 0,5; Quy luật phân bố N/D1.3 của rừng tự nhiên IIA tại khu

vực nghiên cứu có thể mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull, phân bố khoảng

cách và phân bố giảm tùy theo địa điểm nghiên cứu tại khu vực; quy luật

phân bố N/Hvn của rừng tự nhiên IIA tại khu vực nghiên cứu có thể mô

phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng cách.

pdf 9 trang phuongnguyen 1120
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh

Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh
Tạp chí KHLN 3/2014 (3390 - 3398) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
3390 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO RỪNG IIA 
TẠI KHU VỰC RỪNG PHÒNG HỘ YÊN LẬP, TỈNH QUẢNG NINH 
Võ Đại Hải 
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
Từ khóa: Cấu trúc tầng cây 
cao, trạng thái rừng IIA, rừng 
phòng hộ, Yên Lập - Quảng 
Ninh 
 TÓM TẮT 
Nghiên cứu được thực hiện đối với trạng thái rừng IIA tại khu vực rừng 
phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy : Mật độ 
tầng cây cao tại khu vực dao động từ 476 - 696 cây/ha; tổ thành tầng cây 
cao khá đa dạng với nhiều loài cây khác nhau , dao động từ 28 - 45 loài, 
trong đó có từ 4 - 7 loài tham gia vào công thức tổ thành; các lâm phần rừng 
tự nhiên trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu đều có hai tầng tán. Độ tàn 
che thấp từ 0,3 - 0,5; Quy luật phân bố N/D1.3 của rừng tự nhiên IIA tại khu 
vực nghiên cứu có thể mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull, phân bố khoảng 
cách và phân bố giảm tùy theo địa điểm nghiên cứu tại khu vực; quy luật 
phân bố N/Hvn của rừng tự nhiên IIA tại khu vực nghiên cứu có thể mô 
phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng cách. 
Keywords: Structure of high 
trees, forest status IIA, 
protection forest, Yen Lap - 
Quang Ninh province 
Research on structure of high trees of forest status IIA in protection 
forest of Yen Lap reservoir, Quang Ninh province 
Research was conducted on natural forest staus IIA in protection areas of 
Yen Lap water reservoir, Quang Ninh province. Results show that: density 
of high trees varies from 476 - 696 trees/ha; species composition is rather 
diversified with a lot of different species, varies from 28 to 45 species, of 
which there are 4 - 7 tree species participated in species composition 
formula; All natural forest areas of status IIA have two storeys. Forest cover 
of the forest is 0.3 - 0.5; N/D1.3 distribution of natural forest status IIA can 
be modelled by Weibull, spacing and Meyer distribution functions 
depending of the research locations; N/Hvn distribution of natural forest 
status IIA in the research areas can be modelled by Weibull and spacing 
distribution functions. 
Võ Đại Hải, 2014(3) Tạp chí KHLN 2014 
3391 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Lưu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập có vị trí 
chiến lược rất quan trọng trong phát triển kinh 
tế, xã hội và môi trường của tỉnh Quảng Ninh . 
Hồ Yên Lập đã được xây dựng trên sông Míp 
vào năm 1975, tới năm 1991 hồ Yên Lập 
được chính thức đưa vào sử dụng với tổng 
diện tích lưu vực là 18.502ha, trong đó diện 
tích rừng tự nhiên 10.027,4ha, rừng trồng 
4.837,5ha, đất trống 2.028,9ha và đất khác 
1.608,2ha. Hồ Yên Lập xây dựng nhằm giải 
quyết những nhiệm vụ chính như: chống lũ 
cho thị xã Quảng Yên và phường Đại Yên , 
Việt Hưng thành phố Hạ Long; cung cấp nước 
sản xuất nông nghiệp , công nghiệp và nước 
sinh hoạt huyện Hoành Bồ , thị xã Quảng Yên, 
thành phố Uông Bí , Hạ Long . Trong những 
năm tới đây Hồ Yên Lập còn cung cấp nước 
phục vụ huyện Thủy Nguyên, huyện đảo Cát 
Bà thuộc thành phố Hải Phòng, phát triển giao 
thông vận tải đường thuỷ, thuỷ sản, cải tạo 
môi trường du lịch thành phố Hạ Long và phát 
triển du lịch. Tuy nhiên, rừng phòng hộ đầu 
nguồn hồ Yên Lập bị tàn phá mạnh do khai 
thác gỗ trái phép, chặt phá rừng làm cấu trúc 
rừng bị thay đổi, nên sau nhiều năm đưa vào 
sử dụng, lòng hồ Yên Lập đã bị bồi lắng rất 
nhiều, nguy cơ giảm tuổi thọ sử dụng của hồ 
là rất lớn. 
Khu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập gồm 
trạng thái rừng tự nhiên IIa là chủ yếu với 
9.912,7ha, chiếm 98,86% diện tích rừng tự 
nhiên của khu vực và chiếm 69,09% tổng diện 
tích khu phòng hộ hồ Yên lập. Đối với rừng 
phòng hộ thì cấu trúc rừng là rất quan trọng, 
nó quyết định đến khả năng bảo vệ đất, điều 
tiết nguồn nước cũng như tính ổn định và độ 
bền vững của rừng. Chính vì vậy, việc nghiên 
cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ tự nhiên 
IIa ở đây là rất cần thiết nhằm góp phần đảm 
bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, 
tăng khả năng sinh thủy cho hồ, từ đó góp 
phần đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao 
chất lượng rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 
khu vực hồ Yên Lập. 
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định được một số đặc điểm cấu trúc rừng 
tầng cây cao trạng thái IIA (mật độ, tổ thành, 
tầng thứ và độ tàn che, phân bố N/D1.3, phân 
bố N/Hvn, tương quan D1.3/Hvn) tại khu vực 
rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh làm 
cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh 
nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi và nâng cao 
khả năng phòng hộ của rừng. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
- Nghiên cứu cấu trúc mật độ. 
- Nghiên cứu cấu trúc tổ thành. 
- Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ và độ tàn che. 
- Nghiên cứu cấu trúc N/D1.3. 
- Nghiên cứu cấu trúc N/Hvn. 
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Các phương pháp nghiên cứu đã được đề tài 
sử dụng là: 
- Phương pháp kế thừa các số liệu, tài liệu, 
công trình nghiên cứu có liên quan tới cấu 
trúc rừng IIA ở cả trong nước và trên thế giới. 
Các số liệu, tài liệu về diện tích, phân bố,... 
của rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên 
Lập, tỉnh Quảng Ninh. 
- Đề tài tiến h ành bố trí các ÔTC diện tích 
2500m
2
 (50m 50m) tại 4 xã trọng điểm có 
diện tích rừng IIA phân bố là : xã Tân Dân , 
Quảng La , Bằng Cả và Dân Chủ ; tại mỗi xã 
bố trí 3 ÔTC theo phương pháp ngẫu nhiên . 
Trong từng ÔTC tiến hành xá c định loài cây , 
đo đếm sinh trưởng toàn bộ cây về : D1.3(cm), 
Hvn(m), DT(m),.... 
Tạp chí KHLN 2014 Võ Đại Hải, 2014(3) 
3392 
- Số liệu được xử lý và phân tích bằng các 
hàm thống kê thông dụng trong lâm nghiệp 
thông qua các phần mềm Excel , SPSS. Công 
thức tổ thành rừng được tính toán t heo chỉ số 
IV%, mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D1.3 
bằng phân bố Weibull, Meyer và phân bố 
khoảng cách. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN 
3.1. Cấu trúc mật độ 
Kết quả nghiên cứu về cấu trúc mật độ tầng 
cây cao tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp 
ở bảng 1. 
Bảng 1. Cấu trúc mật độ tầng cây cao của rừng tự nhiên trạng thái IIA 
ÔTC Địa điểm nghiên cứu Diện tích ÔTC (m
2
) N/ÔTC (cây/ha) N/ha (cây/ha) 
1 Xã Tân Dân 2.500 140 560 
2 Xã Tân Dân 2.500 174 696 
3 Xã Tân Dân 2.500 142 568 
4 Xã Quảng La 2.500 129 516 
5 Xã Quảng La 2.500 163 652 
6 Xã Quảng La 2.500 146 584 
7 Xã Bằng Cả 2.500 119 476 
8 Xã Bằng Cả 2.500 127 508 
9 Xã Bằng Cả 2.500 142 568 
10 Xã Dân Chủ 2.500 122 476 
11 Xã Dân Chủ 2.500 137 548 
12 Xã Dân Chủ 2.500 119 488 
Kết quả bảng trên cho thấy, ở xã Tân Dân thì 
mật độ tầng cây cao dao động từ 560 - 696 
cây/ha; ở xã Quảng La thì mật độ tầng cây 
cao dao động từ 516 - 652 cây/ha; ở xã Bằng 
Cả thì mật độ tầng cây cao dao động từ 476 - 
568 cây/ha và tại xã Dân Chủ thì mật độ tầng 
cây cao dao động từ 476 - 548 cây/ha. Như 
vậy, có thể nhận thấy rằng đặc điểm chung 
của các trạng thái rừng tự nhiên IIA tại khu 
vực nghiên cứu là có có mật độ tầng cây cao 
trong lâm phần dao động không lớn lắm, từ 
476 - 696 cây/ha. 
3.2. Cấu trúc tổ thành 
Bảng 2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số IV% 
ÔTC 
Mật độ 
(cây/ha) 
Nloài/
ÔTC 
Nloài/
ÔTC 
Công thức tổ thành theo IV% 
1 560 43 4 14,17Pm + 12,13N + 9,98Lt + 5,92Rl + 57,79LK 
2 696 31 7 18,99Rl + 13,12Dg + 10,92Dc + 8,65Gn + 7,39Tt + 6,05Sh + 5,63Trt + 29,24LK 
3 568 33 7 13,62Dn + 13,20Dc + 6,93K + 6,04Ct + 5,70Mđ + 5,29Dlm + 5,06Sn + 44,16LK 
4 516 45 5 11,91Pm + 10,79Rl + 6,60Lt + 6,54Gn + 5.46Kv + 58,71LK 
5 652 29 6 13,06Dn + 12,31Dg + 9,19Sh + 7,01Sp + 6,87Ct + 6,01Trt + 44,95LK 
6 584 29 7 15,86Sp + 13,29Dg + 12,11Ct + 8,10Dn + 6,82Dc + 6,29Tht + 5,81Dlb + 31,71Lk 
7 476 29 5 25,35Dn + 10,13Ct + 672Tht + 6,31Sp + 5,58Thr + 45,90LK 
8 508 30 7 17,04Sp + 13,36Tht + 12,58Dn + 8,76Ct + 6,19Db + 5,51Dg + 5.36Dm + 31,19LK 
9 568 30 7 16,17Dn + 10,44Dg + 7,05Trt + 5,94Mn + 5,60Ct + 5,42Lt + 5,33Clđ + 43,76LK 
10 476 25 5 24,32Sp + 10,05Dn + 10,31Ct + 8,41Dg + 8,00Db + 61,11LK 
11 548 32 6 15,33Tht+ 12,11Dg + 11,08Sp + 9,88Dn + 7,21Ct + 5,18Db + 31,21LK 
12 488 28 5 30,38Dn + 15,07Sp + 10,22Ct + 6,36Tht + 6,19Bđ + 31,79LK 
Giải thích: Bđ: Bồ đề cánh trắng Ct: Chẹo tía Clđ: Côm lá đào Dc: Dẻ cau Dg: Dẻ gai Ấn Độ 
Dlb: Dẻ lá bạc Dlm: Dẻ lá mai Dn: Dóc nước Gn: Gội nếp K: Kè 
Kv: Kháo vòng Mđ: Mán đỉa Mn: Mắc niễng N: Ngát Lt: Lòng trứng 
Rl: Rè lông Sh: Sồi hồng Sn: Sảng nhung Sp: Sồi phảng Tht: Thẩu tấu 
Thr: Thị rừng Tt: Trâm tía Trt: Trám trắng Pm: Phân mã tuyến nổi 
Võ Đại Hải, 2014(3) Tạp chí KHLN 2014 
3393 
Kết quả cho thấy, ở xã Tân Dân trong 31 - 43 
loài cây có mặt trong tầng cây cao thì có từ 4 - 
7 loài có mặt trong công thức tổ thành theo 
chỉ số IV%, còn lại 24 - 39 loài là không tham 
gia vào công thức tổ thành. Loài có hệ số tổ 
thành theo chỉ số IV% cao nhất là loài Rè lông 
với hệ số 18,99 ở OTC 2. Cũng giống như 
công thức tổ thành theo mật độ thì loài Rè 
lông và loài Dẻ cau cũng có mặt trong 2/3 
công thức tổ thành và cũng có thể coi đây là 
hai loài cây chính của tầng cây cao rừng tự 
nhiên trạng thái IIA của xã này. 
Ở xã Quảng La, trong 29 - 45 loài cây có mặt 
trong tầng cây cao thì có từ 5 - 7 loài có mặt 
trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn 
lại 22 - 40 loài là không tham gia vào công 
thức tổ thành. Khác với công thức tổ thành 
theo mật độ là loài Dóc nước có hệ số tổ thành 
lớn nhất, thì trong công thức tổ thành theo chỉ 
số IV% loài có hệ số tổ thành cao nhất là loài 
Sồi phảng với hệ số 15,86 ở OTC 6. Với sự có 
mặt 2/3 công thức tổ thành theo chỉ số IV% có 
thể coi loài Dóc nước, Sồi phảng là loài cây 
chủ yếu của tầng cây cao rừng tự nhiên trạng 
thái IIA của xã Quảng La. 
Ở xã Bằng Cả, trong 29 - 30 loài cây có mặt 
trong tầng cây cao thì có từ 5 - 7 loài có mặt 
trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, 
còn lại 23 loài là không tham gia vào công 
thức tổ thành. Loài có hệ số tổ thành theo chỉ 
số IV% cao nhất là loài Dóc nước với hệ số 
tổ thành là 25,35 ở OTC 7. Ngoài loài Dóc 
nước, Chẹo tía có mặt trong 3/3 công thức tổ 
thành, có thêm loài Dẻ gai Ấn Độ cũng có 
mặt trong 3/3 công thức tổ thành . Vì vậy, nếu 
theo công thức tổ thành theo chỉ số IV % thì 
có thể coi đây là các loài cây chính của tầng 
cây cao rừng tự nhiên trạng thái IIA ở xã 
Bằng Cả. 
Ở xã Dân chủ trong 25 - 28 loài cây có trong 
tầng cây cao thì có từ 5 - 6 loài có mặt trong 
công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn lại 20 
- 26 loài là không tham gia vào công thức tổ 
thành. Loài có hệ số tổ thành theo chỉ số IV% 
cao nhất là loài Dóc nước với hệ số tổ thành là 
30,38 ở OTC 12. Loài Dóc nước , Sồi phảng , 
Chẹo tía là các loài có mặt trong 3/3 công 
thức tổ thành, đây là các loài cây chính của 
tầng cây cao rừng tự nhiên trạng thái IIA của 
xã Tân Dân. 
Nhìn chung, tổ thành của rừng tự nhiên trạng 
thái IIA tại khu vực nghiên cứu là khá đa 
dạng với nhiều loài cây khác nhau , dao động 
từ 28 - 45 loài, trong đó chỉ có 4 - 7 loài tham 
gia vào công thức tổ thành, còn 22 - 40 loài 
là không tham gia chính vào công thức tổ 
thành. Với sự có mặt 8/12 công thức tổ thành 
tầng cây cao theo chỉ số IV% của khu vực 
nghiên cứu, có thể coi loài Dóc nước là loài 
ưu thế chính của tầng cây cao trong các lâm 
phần rừng tự nhiên trạng thái IIA tại khu vực 
nghiên cứu. 
3.3. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che 
Từ số liệu thu được cho thấy chiều ca o tầng 
cây cao trong các lâm phần rừng tự nhiên 
trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu biến 
động từ 5 - 15m, do đó đã tiến hành chia rừng 
trong khu vực thành 2 tầng là: 
- Tầng rừng chính A2 bao gồm những loài 
cây có chiều cao vút ngọn nằm trong khoảng 
10 ≤ Hvn ≤ 15m; 
- Tầng dưới tán A3 bao gồm những loài 
cây có chiều cao vút ngọn nằm trong khoảng 
5 ≤ Hvn < 10m. 
Tạp chí KHLN 2014 Võ Đại Hải, 2014(3) 
3394 
Bảng 3. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng tự nhiên trạng thái IIA 
OTC 
Tầng 
thứ 
N (cây/ha) N% Hvntb(m) 
Tàn 
che 
OTC 
Tầng 
thứ 
N (cây/ha) N% Hvntb(m) 
Tàn 
che 
1 
A2 108 19,29 11,5 
0,5 
7 A2 64 13,45 11,8 
0,4 
A3 452 80,71 7,2 A3 412 86,55 6,9 
2 
A2 84 12,07 10,9 
0,5 
8 A2 44 8,66 10,8 
0,4 
A3 612 87,93 7,3 A3 464 91,34 7,1 
3 
A2 120 21,13 11,4 
0,4 
9 A2 48 8,45 11,0 
0,4 
A3 448 78,87 7,3 A3 520 91,55 7,1 
4 
A2 108 17,31 11,2 
0,4 
10 A2 40 8,20 11,2 
0,4 
A3 516 82,69 7,5 A3 448 91,80 7,1 
5 
A2 72 11,04 11,4 
0,5 
11 A2 64 11,68 11,0 
0,4 
A3 580 88,96 6,9 A3 484 88,32 7,3 
6 
A2 84 14,38 10,6 
0,4 
12 A2 32 6,72 10,9 
0,3 
A3 500 85,62 7,3 A3 444 93,28 7,1 
Bảng 3 cho thấy, tất cả rừng tự nhiên trạng 
thái IIA tại khu vực nghiên cứu đều có 2 tầng 
tán là tầng tán chính và tầng dưới tán; độ tàn 
che thấp từ 0,3 - 0,5. 
Tầng rừng chính A2 có chiều cao trung bình 
dao động từ 10,6 - 11,8m chiếm tỷ lệ từ 6,72 - 
21,13% toàn lâm phần. 
Tầng dưới tán A3 có chiều cao trung bình dao 
động từ 6,9 - 7,5m, chiếm tỷ lệ từ 78,87 - 
93,28% toàn lâm phần. 
3.4. Phân bố số cây theo đƣờng kính 
Từ việc xác định phân bố thực nghiệm N/D1.3, 
đã tiến hành tính to án một số đặc trưng mẫu 
và mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D1.3 
bằng phân bố Weibull, Meyer và phân bố 
khoảng cách. 
Bảng 4. Một số đặc trưng mẫu của phân bố thực nghiệm N/D1,3 tại khu vực nghiên cứu 
Đặc trưng 
mẫu 
Ô tiêu chuẩn 
O1 O2 O3 O4 O5 O6 O7 O8 O9 O10 O11 O12 
N 140 174 142 129 163 146 119 127 142 122 137 119 
X 10,9 11,5 10,9 11,1 11,6 11,3 11,1 10,1 10,1 10,1 11,1 9.94 
X 9,0 11,0 9,0 9,0 11,0 9,0 11,0 9,0 9,0 9,0 9,0 9,0 
Sx 3,87 4,03 3,96 3,69 4,06 4,14 4,18 3,37 3,24 3,68 4,04 3,46 
S
2
 14,9 16,2 15,7 13,6 16,5 17,2 17,5 11,4 10,5 13,6 16,4 12,0 
Sk 1,32 0,61 1,30 0,76 0,58 0,84 1,39 1,46 1,40 1,47 1,07 1,51 
Ex 2,14 - 0,73 1,87 - 0,33 - 0,77 - 0,41 1,56 2,13 2,20 1,97 0,50 2,15 
R 20 14 20 14 14 14 16 16 16 16 16 16 
Min 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 
Max 27 21 27 21 21 21 23 23 23 23 23 23 
Võ Đại Hải, 2014(3) Tạp chí KHLN 2014 
3395 
Qua bảng 4 cho thấy đường kính trung bình 
các lâm phần tại khu vực nghiên cứu dao động 
từ 9,9 - 11,6cm, sai tiêu chuẩn Sx = 3,24 - 4,18; 
phương sai S2 = 10,5 - 17,5; tất cả độ lệch Sk 
đều lớn hơn 0 ở các ô tiêu chuẩn, chứng tỏ 
hầu hết phân bố N/D1.3 có đỉnh lệch trái so với 
phân bố chuẩn; hầu hết độ nhọn Ex = >0 
chứng tỏ phân bố N/D1.3 nhọn hơn phân bố 
chuẩn. Nhìn chung, đường kính ở vị trí 1,3m 
của thân cây ở các lâm phần thấp không có sự 
chênh lệch đáng kể, hầu hết là rừng non mới 
phục hồi, đỉnh phân bố lệch trái so với phân 
bố chuẩn. 
Với những số liệu điều tra thu thập được 
ngoài hiện trường từ các địa điểm nghiên cứu, 
đề tài tiến hành mô phỏng phân bố N/D1.3 
bằng phân bố Weibull, phân bố giảm hàm 
Meyer, phân bố khoảng cách, kết quả đã lựa 
chọn được 2 dạng phân bố phù hợp, đó là 
phân bố Weibull và phân bố giảm hàm Meyer. 
Bảng 5. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về phân bố N/D1.3 
ÔTC Dạng phân bố γ λ α β 2
t 
2
05 Kết luận 
1 Weibull 0,12 1,3 6,510 9,488 
0
H 
2 Giảm 132,264 0,145 9,570 11,070 0H
3 Weibull 0,17 1,1 1,851 7,815 0H
4 Weibull 0,13 1,2 4,436 7,815 
0
H 
5 Giảm 114,069 0,137 9,570 11,070 0H
6 Giảm 95,248 0,133 8,668 11,070 0H
7 Weibull 0,11 1,3 6,538 9,488 
0
H 
8 Khoảng cách 0,299 0,548 5,390 5,992 0H
9 Khoảng cách 0,289 0,547 3,597 5,992 0H
10 Khoảng cách 0,352 0,589 4,731 5,992 
0
H 
11 Weibull 0,13 1,2 5,602 7,815 0H
12 Khoảng cách 0,361 0,566 3,662 5,992 0H
Từ kết quả bảng 5 cho thấy, quy luật phân bố 
số cây theo chiều cao vút ngọn (N/D1.3) của 
rừng tự nhiên IIA tại khu vực nghiên cứu có 
thể mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull, phân 
bố khoảng cách và phân bố giảm tùy theo địa 
điểm nghiên cứu. Phân bố Weibull được sử 
dụng để mô phỏng phân bố N/D1,3 các ô tiêu 
chuẩn 1, 3, 4, 7 và 11 với tham số λ = 0,11 - 
0,17, α = 1,1 - 1,3. Phân bố khoảng cách được 
sử dụng để mô phỏng phân bố N/D1,3 của các ô 
tiêu chuẩn số 8, 9, 10 và 12 với tham số γ = 
0,289 - 0,361 và α = 0,547 - 0,589. Phân bố giảm 
được sử dụng để mô phỏng phân bố N/D1,3 các 
ô tiêu chuẩn 2, 5 và 6 với tham số β = 0,133 - 
0,145 và α = 95,248 - 132,664. 
Kết quả được minh họa trực quan bằng biểu 
đồ 1. 
Tạp chí KHLN 2014 Võ Đại Hải, 2014(3) 
3396 
Phân bố N/D1.3 của ô tiêu chuẩn 1 
Phân bố N/D1.3 của ô tiêu chuẩn 2 
Biểu đồ 1. Phân bố N/D1.3 thực nghiệm và phân bố lý thuyết 
3.5. Phân bố số cây theo chiều cao 
Bảng 6. Một số đặc trưng mẫu của phân bố thực nghiệm N/Hvn 
Đặc 
trưng 
mẫu 
Ô tiêu chuẩn 
O1 O2 O3 O4 O5 O6 O7 O8 O9 O10 O11 O12 
N 140 174 142 129 163 146 119 127 142 122 137 119 
X 8,02 7,76 8,16 8,24 7,82 7,77 7,59 7,45 7,42 7,46 7,75 7,36 
X 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7.00 7,00 7,00 7.00 8,00 7,00 
Sx 2,09 1,69 2,08 1,90 1,69 1,67 2,06 1,55 1,56 1,68 1,71 1,51 
S
2
 4,37 2,85 4,32 3,62 2,87 2,80 4,24 2,39 2,43 2,81 2,94 2,28 
Sk 1,06 0,63 0,59 0,66 0,64 0,42 1,05 0,67 0,76 0,91 0,56 0,67 
Ex 0,70 0,54 - 0,13 - 0,01 0,54 - 0,27 0,51 0,45 0,62 1,17 0,14 0,63 
R 10 9 9 9 9 7 8 7 7 8 7 7 
Min 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 
Max 15 14 14 14 14 12 13 12 12 13 12 12 
Qua bảng 6 cho thấy chiều cao trung bình các 
lâm phần tại khu vực nghiên cứu dao động từ 
7,36 - 8,24m, sai tiêu chuẩn Sx = 1,51 - 2,09; 
phương sai S2 = 2,28 - 4,37; tất cả độ lệch Sk 
đều lớn hơn 0 ở các ô tiêu chuẩn, chứng tỏ 
hầu hết phân bố N/Hvn có đỉnh lệch trái so 
với phân bố chuẩn; hầu hết độ nhọn Ex = >0 
chứng tỏ phân bố N/Hvn nhọn hơn phân bố 
chuẩn. Nhìn chung, chiều cao các lâm phần 
thấp không có sự chênh lệch đáng kể, hầu hết 
là rừng non mới phục hồi, đỉnh phân bố lệch 
trái so với phân bố chuẩn. 
Với những số liệu điều tra thu thập được 
ngoài hiện trường từ các địa điểm nghiên cứu , 
đã tiến hành mô phỏng phân bố N /Hvn bằng 
phân bố Weibull, phân bố giảm hàm Meyer, 
phân bố khoảng cách, kết quả đã lựa chọn 
được hai dạng phân bố phù hợp, đó là phân bố 
Weibull và phân bố khoảng cách. 
Võ Đại Hải, 2014(3) Tạp chí KHLN 2014 
3397 
Từ kết quả bảng 7 cho thấy, quy luật phân bố 
số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn) của 
rừng tự nhiên IIA tại khu vực nghiên cứu có 
thể mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull và 
phân bố khoảng cách. 
Phân bố Weibull được sử dụng để mô phỏng 
phân bố số cây theo chiều cao đại đa số các ô 
tiêu chuẩn ở khu vực nghiên cứu, với tham số 
λ = 0,05 - 0,08 và α = 1,9 - 2,1. Phân bố 
khoảng cách được sử dụng để mô phỏng phân 
bố số cây theo chiều cao vút ngọn của ô tiêu 
chuẩn 1 ở xã Tân Dân và ô tiêu chuẩn 7 ở xã 
Bằng Cả với tham số γ = 0,021 - 0,101 và α = 
0,651 - 0,676. 
Bảng 7. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về phân bố N/Hvn 
ÔTC Dạng phân bố λ α γ 2t 
2
05
 Kết luận 
1 Khoảng cách 0,676 0,021 6,663 9,488 
0
H 
2 Weibull 0,06 2,1 5,779 11,070 
0
H 
3 Weibull 0,07 1,9 11,879 12,592 
0
H 
4 Weibull 0,05 2,1 7,621 11,070 0H
5 Weibull 0,06 2,1 5,145 11,070 
0
H 
6 Weibull 0,06 2,1 2,134 11,070 
0
H 
7 Khoảng cách 0,651 0,101 5,142 7,815 0H
8 Weibull 0,08 2,1 1,095 9,488 
0
H 
9 Weibull 0,08 2,1 3,156 9,488 
0
H 
10 Weibull 0,09 2,0 3,321 9,488 0H
11 Weibull 0,09 1,9 7,857 11,070 
0
H 
12 Weibull 0,08 2,1 3,859 9,488 
0
H 
Kết quả được minh họa thông qua biểu đồ 2. 
Phân bố N/Hvn của ô tiêu chuẩn 1 
Phân bố N/Hvn của ô tiêu chuẩn 2 
Biểu đồ 2. Phân bố N/Hvn thực nghiệm và phân bố lý thuyết 
Tạp chí KHLN 2014 Võ Đại Hải, 2014(3) 
3398 
IV. KẾT LUẬN 
Từ các kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc 
tầng cây cao rừng IIA tại khu vực rừng phòng 
hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh có thể rút ra 
một số kết luận sau đây: 
- Mật độ cây tầng cây cao rừng IIA tại khu 
vực nghiên cứu dao động từ 476 - 696 cây/ha. 
- Tổ thành của rừng tự nhiên trạng thái IIA tại 
khu vực nghiên cứu là khá đa dạng với nhiều 
loài cây khác nhau, dao động từ 28 - 45 loài, 
trong đó chỉ có từ 4 - 7 loài tham gia vào công 
thức tổ thành , còn lại 22 - 40 loài là không 
tham gia vào công thức tổ thành. Với sự có 
mặt 8/12 công thức tổ thành tầng cây cao theo 
chỉ số IV% của khu vực nghiên cứu, có thể 
coi loài Dóc nước là loài ưu thế chính của 
tầng cây cao trong các lâm phần rừng tự nhiên 
trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu. 
- Các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIA 
tại khu vực nghiên cứu đều có hai tầng tán là 
tầng tán chính và tầng dưới tán, độ tàn che 
thấp từ 0,3 - 0,5. 
- Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút 
ngọn (N/D1.3) của rừng tự nhiên IIA tại khu 
vực nghiên cứu có thể mô phỏng tốt bằng 
phân bố Weibull và phân bố khoảng cách và 
phân bố giảm tùy theo địa điểm nghiên cứu tại 
khu vực. 
- Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút 
ngọn (N/Hvn) của rừng tự nhiên IIA tại khu 
vực nghiên cứu có thể mô phỏng tốt bằng 
phân bố Weibull và phân bố khoảng cách. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Văn Con, 1992. Ứng dụng mô phỏng toán trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên. Tạp chí Lâm nghiệp, 
(04), tr. 11 - 12. 
2. Vũ văn Nhâm, 1992. Nghiên cứu về cấu trúc và tăng trưởng rừng tự nhiên vùng Đông Bắc. Tin KHKT và Kinh 
tế Lâm nghiệp, (6), tr.2 - 4. 
3. Ngô Út, 2010. Nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng rừng non phục hồi làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp 
chuyển hóa thành rừng có giá trị kinh tế, vùng Đông Nam bộ. Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học 
Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội. 
Ngƣời thẩm định: TS. Đặng Thịnh Triều 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dac_diem_cau_truc_tang_cay_cao_rung_iia_ta.pdf