Nghiên cứu mô hình tựa luật xây dựng hệ thống tính toán đảm bảo hậu cần-Kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch-chiến lược

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thành tựu nổi bật của

nó trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý đã mang lại nhiều thay

đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kỹ thuật số, yếu tố cốt lõi để

tạo lên sự đột phá của cuộc CMCN 4.0 chính là Trí tuệ nhân tạo (AI), Thế giới vạn

vật (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data) Nhờ những đặc điểm cốt lõi đó làm cho các

lĩnh vực hướng đến tính thông minh, tự động hóa làm tối giản công việc của con

người mang lại hiệu quả lao động cao hơn. Trí tuệ nhân tạo, là khoa học nghiên

cứu xem làm thế nào để máy tính có thể thực hiện những công việc mà hiện con

người còn làm tốt hơn máy tính [Rich anh Knight (1991)]. Trí tuệ nhân tạo làm các

hệ thống “thông minh” hơn bằng khả năng suy luận, thực hiện công việc dựa trên tri

thức con người được mô hình hóa và “đào tạo” cho các hệ thống đó. Trong những

năm gần đây, CNTT đã tạo ra nhiều sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động của con người

trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên,

với thành tựu của CMCN 4.0, tạo điều kiện cũng như đòi hỏi các hệ thống CNTT

càng phải thông minh hơn, tinh xảo hơn, đó chính là việc xây dựng cơ chế khai thác

tri thức con người áp dụng cho các hệ thống CNTT. Bài báo này, chúng tôi nghiên

cứu lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo với phương pháp biểu diễn và suy luận sử dụng giải

thuật suy luận tựa luật. Thông qua việc biểu diễn luật kết hợp cơ chế suy luận tựa

luật cho các nguyên tắc tác chiến của Nghệ thuật Quân sự Việt nam, bài báo xây

dựng mô hình tính toán đảm bảo hậu cần - kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch - chiến

lược, góp phần làm thông minh hóa hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác của người

chỉ huy và cơ quan trong hoạt động tác chiến chiến dịch - chiến lược trong chiến

tranh bảo vệ Tổ quốc.

pdf 10 trang phuongnguyen 1040
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu mô hình tựa luật xây dựng hệ thống tính toán đảm bảo hậu cần-Kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch-chiến lược", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mô hình tựa luật xây dựng hệ thống tính toán đảm bảo hậu cần-Kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch-chiến lược

Nghiên cứu mô hình tựa luật xây dựng hệ thống tính toán đảm bảo hậu cần-Kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch-chiến lược
Công nghệ thông tin 
N. Long, , V. M. Thông, “Nghiên cứu mô hình  cho tác chiến chiến dịch – chiến lược.” 36 
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỰA LUẬT XÂY DỰNG HỆ THỐNG 
TÍNH TOÁN ĐẢM BẢO HẬU CẦN - KỸ THUẬT CHO TÁC CHIẾN 
CHIẾN DỊCH - CHIẾN LƯỢC 
Nguyễn Long1*, Nguyễn Đức Định2, Hoàng Văn Toàn2, Vũ Minh Thông3 
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thành tựu nổi bật của 
nó trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý đã mang lại nhiều thay 
đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kỹ thuật số, yếu tố cốt lõi để 
tạo lên sự đột phá của cuộc CMCN 4.0 chính là Trí tuệ nhân tạo (AI), Thế giới vạn 
vật (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data) Nhờ những đặc điểm cốt lõi đó làm cho các 
lĩnh vực hướng đến tính thông minh, tự động hóa làm tối giản công việc của con 
người mang lại hiệu quả lao động cao hơn. Trí tuệ nhân tạo, là khoa học nghiên 
cứu xem làm thế nào để máy tính có thể thực hiện những công việc mà hiện con 
người còn làm tốt hơn máy tính [Rich anh Knight (1991)]. Trí tuệ nhân tạo làm các 
hệ thống “thông minh” hơn bằng khả năng suy luận, thực hiện công việc dựa trên tri 
thức con người được mô hình hóa và “đào tạo” cho các hệ thống đó. Trong những 
năm gần đây, CNTT đã tạo ra nhiều sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động của con người 
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, 
với thành tựu của CMCN 4.0, tạo điều kiện cũng như đòi hỏi các hệ thống CNTT 
càng phải thông minh hơn, tinh xảo hơn, đó chính là việc xây dựng cơ chế khai thác 
tri thức con người áp dụng cho các hệ thống CNTT. Bài báo này, chúng tôi nghiên 
cứu lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo với phương pháp biểu diễn và suy luận sử dụng giải 
thuật suy luận tựa luật. Thông qua việc biểu diễn luật kết hợp cơ chế suy luận tựa 
luật cho các nguyên tắc tác chiến của Nghệ thuật Quân sự Việt nam, bài báo xây 
dựng mô hình tính toán đảm bảo hậu cần - kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch - chiến 
lược, góp phần làm thông minh hóa hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác của người 
chỉ huy và cơ quan trong hoạt động tác chiến chiến dịch - chiến lược trong chiến 
tranh bảo vệ Tổ quốc. 
Từ khóa: Mô hình tựa luật, Đảm bảo hậu cần, Đảm bảo kỹ thuật, Tác chiến chiến dịch – chiến lược. 
1. GIỚI THIỆU 
Với mục đích gắn kết giữa dữ liệu tri thức, lưu trữ, xây dựng quan hệ liên kết, 
xử lý tri thức, qua đó sử dụng để luận giải các bài toán. Trước hết chúng ta cần 
phải mô hình hóa, biễu diễn tri thức, đây là công việc rất quan trọng và có ý nghĩa 
quyết định trong việc phân tích, thiết kế các hệ thống thông minh, hay nói cách 
khác là các hệ thống hỗ trợ ra quyết định, hệ chuyên gia. Việc lựa chọn phương 
pháp biểu diễn tri thức hiệu quả, phù hợp sẽ là nhân tố tạo nên các hệ thống máy 
thông minh, phỏng theo suy luận của con người trong lĩnh vực cụ thể. Bài báo này, 
chúng tôi phân tích các phương pháp biểu diễn tri thức và lựa chọn phương pháp 
phù hợp áp dụng cho bài toán thực tế là tính toán đảm bảo Hậu cần - Kỹ thuật 
trong tác chiến chiến dịch - chiến lược. Phần 2, chúng tôi sẽ tóm lược phương pháp 
biểu diễn tri thức tựa luật; Phần 3, chúng tôi đề xuất xây dựng hệ thống tựa luật 
dựa trên phương pháp biểu diễn tri thức dưới dạng luật và thử nghiệm trên mô hình 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 37
bải toán tính toán đảm bảo Hậu cần - Kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch - chiến 
lược. Cuối cùng là bình luận và kết luận. 
2. PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN TRI THỨC TỰA LUẬT SINH 
2.1. Khái niệm 
Trước hết, tri thức được định nghĩa là sự hiểu biết của người trong một phạm vi, 
lĩnh vực nào đó; được xem xét theo các mục tiêu hay các vấn đề nhất định. Tri thức 
thường được phân loại theo các dạng sau: 
- Tri thức khai báo: cho biết một vấn đề được thấy như thế nào, tri thức này bao 
gồm các phát biểu đơn giản, dưới dạng các khẳng định logic đúng hoặc sai. Tri 
thức khai báo cũng có thể là một danh sách các khẳng định nhằm mô tả đầy đủ hơn 
về đối tượng hay một khái niệm nào đó. 
- Tri thức cấu trúc: mô tả tri thức theo cấu trúc, tri thức này mô tả mô hình tổng 
quan hệ thống theo quan điểm của chuyên gia, bao gồm khái niệm, khái niệm con 
và các đối tượng; diễn tả chức năng và mối liên hệ giữa các tri thức dựa theo cấu 
trúc. 
- Tri thức thủ tục: mô tả cách thức giải quyết một vấn đề, tri thức này đưa ra giải 
pháp để thực hiện một công việc nào đó. Các dạng tri thức thủ tục tiêu biểu là các 
luật, chiến lược, lịch trình và thủ tục. 
 - Tri thức meta: mô tả tri thức về tri thức, tri thức này giúp lựa chọn tri thức 
thích hợp nhất trong số các tri thức khi giải quyết một vấn đề. Các chuyên gia sử 
dụng tri thức này để điều chỉnh hiệu quả giải quyết vấn đề bằng cách hướng các 
lập luận về miền tri thức có khả năng cao hơn. 
Phương pháp biểu diễn tri thức là phương pháp mã hóa tri thức trong cơ sở dữ 
liệu của các hệ thống tri thức. Đây là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu thảo 
luận, đề xuất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (hay trí tuệ tính toán), và cả trong khoa 
học nhận thức. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, phương pháp mã hóa cần đáp ứng 
các hệ thống có thể sử dụng tri thức để xử lý, suy luận như con người. Phương 
pháp tổ chức dữ liệu tri thức trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng được tham chiếu 
từ khoa học nhận thức, đó là vấn đề về lưu trữ và xử lý thông tin. 
2.2. Biểu diễn tri thức tựa luật sinh 
Newell và Simon đã công bố phương pháp biểu diễn tri thức bằng luật sinh [1] 
trong quá trình xây dựng một hệ giải bài toán tổng quát. Công bố là phương pháp 
biểu diễn tri thức có cấu trúc dựa trên ý tưởng xây dựng cấu trúc bằng cặp điều 
kiện và hành động được minh họa dạng: “Nếu điều kiện xảy ra thì hành động sẽ 
được thi hành”. Ví dụ: “Nếu độ che phủ của đường cơ động kém thì hành quân 
vào ban đêm”. 
Công nghệ thông tin 
N. Long, , V. M. Thông, “Nghiên cứu mô hình  cho tác chiến chiến dịch – chiến lược.” 38 
Với sự phát triển mạnh mẽ như là xu hướng của các hệ thống thông minh, sự 
hội tụ giữa kỹ thuật và công nghệ tri thức. Các luật sinh đã trở nên phổ biến và 
được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong nhiều hệ thống thông minh, trí tuệ nhân tạo. 
Thực tế, luật sinh là công cụ khá hiệu quả để giải quyết các vấn đề trong thế giới 
thực, thay cho các kiểu phân tích truyền thống. Các luật sinh trở thành các mệnh 
đề, định hướng quan trọng cho quá trình tìm kiếm, giảm thời gian và không gian 
tìm kiếm. Luật sinh cho phép các hệ thống có thể suy luận, ra quyết định dựa trên 
tri thức chuyên gia, do vậy nó là một dạng biểu diễn hành vi con người [2]. 
Tổng quát, ta có thể biểu diễn dạng luật như sau: 
C1  C2  ...  Cn A 
Cấu trúc và ngữ nghĩa của luật sinh phụ thuộc vào ngữ cảnh từng bài toán khác 
nhau. Ví dụ, trong logic vị từ: C1, C2, ..., Cn, A là những biểu thức logic. Nhưng 
trong lập trình logic, mỗi một luật sinh là một câu lệnh: If (C1 & C2 & .. & Cn) 
Then A. Ở đây, & là toán tử AND. Để biễu diễn một tập luật sinh, người ta thường 
phải chỉ rõ hai thành phần chính [6,7]: 
- Tập các sự kiện F(Facts): F = {f1, f2, ... fn} 
- Tập các quy tắc R (Rules) áp dụng trên các sự kiện: f1 ^ f2 ^ ... ^ fi q; Trong 
đó, các fi, q đều thuộc F. 
2.3. Cơ chế suy luận 
Dựa trên luật sinh, cơ chế suy luận được phân chia thành hai loại cơ bản: suy 
luận tiến và suy luận lùi. 
- Suy luận tiến: là quá trình suy luận xuất phát từ một số sự kiện ban đầu, xác 
định các sự kiện có thể được "sinh" ra từ sự kiện này. 
- Sự kiện ban đầu: H, K 
- R3: H A {A, H. K } 
- R1: A E { A, E, H, K } 
- R5: E  K B { A, B, E, H, K } 
- R2: B D { A, B, D, E, H, K } 
- R6: D  E  K C { A, B, C, D, E, H, K } 
- Suy luận lùi: là quá trình suy luận ngược xuất phát từ một số sự kiện ban đầu, 
ta tìm kiếm các sự kiện đã "sinh" ra sự kiện này. Cơ chế suy luận này thường được 
dùng cho các hệ thống chuẩn đoán. 
Ví dụ: Địch tăng cường sử dụng hỏa lực, khả năng lớn địch chuẩn bị cho đợt 
tiến công mới. 
2.4. Phương pháp tối ưu lưu trữ 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 39
Một vấn đề đặt ra khi tổ chức các luật tri thức là làm sao có thể tối ưu không 
gian lưu trữ luật giúp cho quá trình cập nhật, khai thác, sử dụng và lưu trữ nhanh 
chóng, hiệu quả và tiết kiệm không gian lưu trữ. Thông thường, chúng ta sử dụng 
một số thuật toán để làm tối ưu, làm sạch dữ liệu tri thức, tránh dữ liệu thừa, dữ 
liệu vô nghĩa. Ví dụ, ta có thể xây dựng thuật toán rút gọn dựa trên nguyên tắc: 
Loại bỏ những sự kiện bên vế phải nếu những sự kiện đó đã xuất hiện bên vế trái. 
Nếu sau khi rút gọn mà vế phải trở thành rỗng thì luật đó là luật hiển nhiên. Ta có 
thể loại bỏ các luật hiển nhiên ra khỏi tri thức. Thuật toán này sẽ tối ưu hóa tập luật 
đã cho bằng cách loại đi các luật có phép nối HOẶC, các luật hiển nhiên hoặc các 
luật thừa. 
Ví dụ: trong tập các luật gồm {A B, B C, A C} thì luật thứ 3 là luật 
thừa vì nó có thể được suy ra từ 2 luật còn lại. 
3. MÔ HÌNH HỆ THỐNG TỰA LUẬT 
Trong phần này, chúng tôi sẽ ứng dụng phương pháp biểu diễn, suy luận dựa 
trên luật sinh để áp dụng cho một bài toán thực tế trong lĩnh vực Quân sự. Đây là 
bài toán của Chủ nhiệm Hậu cần - Kỹ thuật trong tác chiến chiến dịch, người Chủ 
nhiệm cần căn cứ các nguyên tắc tác chiến, nguyên tắc đảm bảo trong ngành Hậu 
cần - Kỹ thuật để tính toán, xây dựng kế hoạch đảm bảo Hậu cần - Kỹ thuật báo 
cáo và đề đạt Tư lệnh chiến dịch làm cơ sở đảm bảo Hậu cần - Kỹ thuật cho tác 
chiến, đảm bảo thắng lợi cho chiến dịch. 
Trong tác chiến chiến dịch - chiến lược nói chung, công tác đảm bảo Hậu cần về 
mặt cơ bản gồm các nội dung: đảm bảo vật chất, đảm bảo sinh hoạt, đảm bảo quân 
y công tác vận tải [3,5]. Công tác đảm bảo kỹ thuật bao gồm[4]: đảm bảo trang bị, 
bảo dưỡng, sửa chữa cứu kéo; Huấn luyện kỹ thuật bổ sung và Tổ chức tiếp nhận, 
sử dụng nguồn động viên kỹ thuật. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi mô hình 
hóa một phần của công tác đảm bảo hậu cần trong nội dung đảm bảo về quân y cho 
tác chiến chiến dịch tiến công. 
Từ nguyên tắc đảm bảo công tác hậu cần, ta có thể phát biểu bài toán như sau: 
Giả thiết: Thông tin về quy mô, cách đánh, trình độ chỉ huy, kỹ thuật, chiến thuật 
của cán bộ, chiến sỹ; đối tượng tác chiến, điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu ... 
Mục tiêu: Tính toán và xây dựng kế hoạch đảm bảo quân y. 
Ví dụ: Tính toán đảm bảo quân y cho hướng tiến công chủ yếu trong toàn chiến 
dịch tiến công quy mô vừa? 
Để tính toán đảm bảo quân y cho chiến dịch, cho lực lượng đảm nhiệm hướng 
tiến công chủ yếu, chúng ta cần phải ước lượng được số lượng thương binh căn cứ 
vào nguyên tắc tính toán ngành hậu cần trong Nghệ thuật Quân sự Việt nam. Do 
vậy, chúng ta cần xem xét một số khía cạnh: 
Công nghệ thông tin 
N. Long, , V. M. Thông, “Nghiên cứu mô hình  cho tác chiến chiến dịch – chiến lược.” 40 
- A {A1, A2, A3}: Loại hình chiến dịch: phòng ngự, tiến công, phản công 
- B {B1, B2}:Quy mô chiến dịch: vừa, nhỏ 
- C {C1, C2}: Vị trí, hướng của lực lượng tác chiến: chủ yếu, thứ yếu; 
- T {t1, t2, t3,  , tn}: Tỷ lệ thương vong. 
- P {p1, p2, p3, , p4}: Tỷ lệ bệnh binh. 
Tri thức gồm hai thành phần (F, R), tức là các khái niệm (phát biểu) và các 
luật dẫn. Trong bài toán đảm bảo quân y, phần tri thức theo luật dẫn (Facts, 
Rules) gồm: 
Facts = {A, B, C, T, P } 
Rules = 
{ r1: {A1, B1, C1} { t1, b1} 
 r2: {A1, B1, C2} {t2, b2} 
 .. 
} 
Tổ chức tri thức lưu trên bộ nhớ phụ với 2 bảng : FACTS và RULES. Cấu trúc 
bảng được mô tả như sau: 
FACTS 
Tên trường Kiểu trường Mô tả 
Tên Text Tên của đối tượng 
Mô tả Text Mô tả đối tượng 
Ghi chú Text Ghi chú khi cần thiết 
Hình 1. Cấu trúc bảng FACTS. 
RULES 
Tên trường Kiểu trường Mô tả 
Tên Text Tên luật 
Công thức Text Mô tả công thức 
Ghi chú Text Ghi chú khi cần thiết 
Hình 2. Cấu trúc bảng RULES. 
Sau khi lưu luật dẫn dưới dạng luật như trên, ta tổ chức cấu trúc dữ liệu trên bộ 
nhớ phù hợp để đọc luật vào. Mỗi luật sẽ được lưu dưới dạng mảng như sau 
A B C T P 
Trong đó: 
Khởi tạo mảng sẽ là một mảng 6 phần tử, mỗi phần tử mặc định là số -1. Mảng 
này dùng để đánh dấu các biến trong luật. Trong mảng này ta sẽ load các biến xuất 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 41
hiện trong luật vào các dòng của bảng như trên. Mỗi luật được đưa vào sẽ được 
phân tích như sau: Mỗi sự kiện trong mệnh đề IF sẽ được đánh dấu là 0, trong 
mệnh đề THEN là 1. 
Ví dụ: {A, B} {T} được biểu diễn {0, 0, -1, 1, -1} 
Hay cụ thể ta biểu diễn được suy luận: Nếu ta biết được loại hình chiến dịch, 
quy mô ta có thể ước lượng được số lượng thương vong cho chiến dịch. Khi đó, dễ 
dàng ta suy luận để tính toán dựa vào nguyên tắc đảm bảo hậu cần cho chiến dịch: 
“Chiến dịch tiến công quy mô vừa: tỷ lệ thương binh dự kiến từ 1 đến 1,2% 
quân số chiến dịch một ngày đêm. Ngày cao nhất có thể 2,5 đến 3% quân số tham 
gia chiến dịch. Thương binh toàn chiến dịch có thể từ 10 đến 12% quân số”[2] 
Hình 3. Sơ đồ thuật giải suy diễn tiến. 
Công nghệ thông tin 
N. Long, , V. M. Thông, “Nghiên cứu mô hình  cho tác chiến chiến dịch – chiến lược.” 42 
Trường hợp này, giá trị của t1 sẽ là cặp giá trị {(1,1.2); (2, 2.5); (10, 12)} 
Bảng 1. Bảng mô tả biểu diễn nguyên tắc Nghệ thuật Quân sự 
trong đảm bảo hậu cần - kỹ thuật. 
Danh 
mục 
Mô tả nguyên tắc Luật 
rn 
Biểu diễn giá 
trị tn 
Tỷ lệ 
thương 
vong 
Chiến dịch tiến công quy mô vừa: tỷ lệ 
thương binh dự kiến từ 1 đến 1,2% quân số 
chiến dịch một ngày đêm. Ngày cao nhất có 
thể 2,5 đến 3% quân số tham gia chiến dịch. 
Thương binh toàn chiến dịch có thể từ 10 đến 
12% quân số 
r1 (A2, 
B1, C1) 
{(1,1.2); (2, 
2.5); (10, 12)} 
Chiến dịch tiến công quy mô nhỏ: tỷ lệ 
thương binh dự kiến từ 0.4 đến 0,6% quân số 
chiến dịch một ngày đêm. Ngày cao nhất có 
thể 2 đến 3% quân số tham gia chiến dịch. 
Thương binh toàn chiến dịch có thể từ 8 đến 
10% quân số. Tỷ lệ thương binh hóa học 15 
đến 20%. 
r2 (A2, 
B2, C1) 
{(0.4,0.6); 
(2,3); (8, 10); 
(15, 20)} 
Khả 
năng 
đảm 
bảo của 
kho kỹ 
thuật 
Đối với chiến dịch quy mô vừa, lực lượng kho 
kỹ thuật có khả năng bảo quản, cấp phát vũ 
khí trang bị kỹ thuật, đạn dược, vật tư kỹ 
thuật từ 2.500 đến 4.500 tấn hoặc hơn. 
r3(A2,B1) {(1500, 
2000)} 
Đối với chiến dịch quy mô nhỏ, lực lượng kho 
kỹ thuật có khả năng bảo quản, cấp phát vũ 
khí trang bị, đạn dược, vật tư kỹ thuật từ 
1.500 đến 2.000 tấn 
r3(A2,B2) {(2500, 
4500)} 
Khả 
năng 
huy 
động 
của địa 
phương 
Đối với chiến dịch quy mô vừa, mỗi tỉnh có 
thể huy động được từ 2 đến 3 đội phẫu thuật 
cứu chữa cơ bản từ 25 đến 30 xe vận tải 4 
đến 5 tấn, khoảng 800 đến 1000 dân công và 
xe thô sơ. 
r4(A2,B1) {(2,3);(25,30); 
(800,1000)} 
Đối với chiến dịch quy mô nhỏ, mỗi tỉnh có 
thể huy động được từ 1 đến 2 đội phẫu thuật 
cứu chữa cơ bản, 5 đến 10 xe vận tải, 300 
đến 500 dân công cùng các phương tiện vận 
tải thô sơ. 
r4(A2,B2) { (1,2);(5,10); 
(300,500)} 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 43
Trong bài toán thử nghiệm, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp suy diễn tiến dựa 
vào những thông tin cơ bản của chiến dịch. Đó là những giả thiết đã biết (Know) 
và ta áp dụng các tập luật để thêm giả thuyết mới và bổ sung vào luật. Quá trình 
này tiếp tục đến khi ta đạt được kết luận cần tìm là tỷ lệ thương, bệnh binh dự kiến 
của chiến dịch, hoặc không thể áp dụng được luật nào để sinh thêm giả thiết mới 
nữa và chương trình kết thúc. Thuật giải suy diễn tiến được mô tả từng bước như 
Hình 3. 
Từ dữ liệu tri thức về NTQS trong tác chiến chiến dịch – chiến lược, một số 
nguyên tắc chính được biểu diễn các luật cho bài toán với số liệu giả định được 
trình bày trong Bảng 1. 
Sau khi xây dựng thuật giải và tìm được các luật áp dụng, tìm được các giá trị tỷ 
lệ thương binh, bệnh binh cho chiến dịch; khả năng đáp ứng của kho hậu cần kỹ 
thuật; khả năng đảm bảo của địa phương. Căn cứ vào số liệu được trích rút ra từ 
các luật, Người chỉ huy sẽ xây dựng nội dung chi tiết đảm bảo hậu cần, kỹ thuật 
dựa vào tiêu chuẩn, biên chế và thực tế nhiệm vụ để hoàn thiện bản kế hoạch đảm 
bảo hậu cần, kỹ thuật cho chiến dịch. 
Ví dụ: Chiến dịch tiến công quy mô vừa trên hướng Tây Nam thủ đô Hà nội, 
hướng chủ yếu khu vực Bắc Thanh hóa (A1, B1, C1) có một số dự báo về đảm bảo 
hậu cần kỹ thuật như sau: 
- Về công tác quân y: {(1,1.2); (2, 2.5); (10, 12)}: Tỷ lệ thương binh dự kiến 
từ 1 đến 1,2% quân số chiến dịch một ngày đêm. Ngày cao nhất có thể 2,5 đến 3% 
quân số tham gia chiến dịch. Thương binh toàn chiến dịch có thể từ 10 đến 12% 
quân số. 
- Về công tác đảm bảo của kho kỹ thuật: {(1500, 2000)}: lực lượng kho kỹ 
thuật có khả năng bảo quản, cấp phát vũ khí trang bị kỹ thuật, đạn dược, vật tư kỹ 
thuật từ 2.500 đến 4.500 tấn hoặc hơn. 
- Về khả năng huy động của địa phương: {(2,3);(25,30); (800,1000)}: mỗi 
tỉnh có thể huy động được từ 1 đến 2 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản, 5 đến 10 xe 
vận tải, 300 đến 500 dân công cùng các phương tiện vận tải thô sơ. 
Bài toán thực tế còn nhiều nguyên tắc đảm bảo khác, các tham số trên chỉ là giả 
định, số liệu thực tế áp dụng sẽ đa dạng, chi tiết và số lượng lớn hơn để đảm bảo 
cho kế hoạch của chủ nhiệm Hậu cần – Kỹ thuật của chiến dịch được tiến hành đầy 
đủ, chặt chẽ và bám theo nguyên tắc lý luận của NTQS Việt nam. 
Qua đó, báo cáo đề đạt với Tư lệnh chiến dịch phê duyệt để đưa vào thực hiện. 
Dựa trên các nguyên tắc tác chiến cho các nội dung khác của công tác đảm bảo hậu 
cần - kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch, chúng ta sẽ xây dựng các phân hệ phần 
mềm tương ứng trên cơ sở tổ chức dữ liệu và cơ sở suy luận dựa luật sinh như 
trong thí nghiệm. Qua đó, chúng ta sẽ xây dựng được một hệ thống tính toán đảm 
Công nghệ thông tin 
N. Long, , V. M. Thông, “Nghiên cứu mô hình  cho tác chiến chiến dịch – chiến lược.” 44 
bảo hậu cần - kỹ thuật thông minh dựa trên tri thức Nghệ thuật Quân sự, góp phần 
nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan Hậu cần - Kỹ thuật, góp phần tạo sức 
mạnh tổng hợp cho chiến dịch. 
KẾT LUẬN 
Trong bài báo này, chúng tôi đã phân tích phương pháp tổ chức, mô hình hóa, 
biểu diễn, lưu trữ và suy luận dữ liệu tri thức. Qua đó, lựa chọn phương pháp biểu 
diễn và xử lý dữ liệu tri thức làm cơ sở xây dựng hệ thống tính toán thông minh 
dựa luật sinh. Từ những đặc điểm của bài toán tính toán đảm bảo hậu cần - kỹ 
thuật cho tác chiến chiến dịch - chiến lược, chúng tôi đã xây dựng cơ sở lý thuyết, 
thiết kế mô hình hệ thống tính toán đảm bảo hậu cần - kỹ thuật dựa trên cơ chế suy 
luận tiến với tập luật sinh từ việc mô hình hóa, xây dựng quan hệ logic các nguyên 
tắc đảm bảo hậu cần - kỹ thuật trong Nghệ thuật Quân sự Việt nam. 
Thông qua việc kết hợp giữa kiến thức về trí tuệ nhân tạo và cơ sở dữ liệu tri thức 
Nghệ thuật Quân sự Việt nam, chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng nên một hệ thống tính 
toán thông minh, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của cơ quan hậu 
cần - kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tác chiến hiện đại và định hướng 
tiến tới hiện đại hóa quân đội theo hướng tự động hóa trong thời kỳ mới. 
Lời cảm ơn: Bài báo được hỗ trợ cho nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp Bộ 
Quốc Phòng mã số : 2018.76.040. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Newell, Allen and Simon, Herbert Alexander, Human problem solving, 
Prentice-Hall Englewood Cliffs, 1972 
[2]. Hoàng Kiếm, Đỗ Phúc, Đỗ Văn Nhơn - Giáo trình Các Hệ Cơ Sở Tri Thức 
NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM 2008 
[3]. HVQP, Công tác đảm bảo hậu cần cho chiến dịch tiến công, HVQP, 2016 
[4]. HVQP, Công tác đảm bảo kỹ thuật cho chiến dịch tiến công, HVQP, 2016 
[5]. HVQP, Công tác đảm bảo hậu cần cho chiến dịch phòng ngự, HQVP, 2016 
[6]. Hoàng Kiếm, Đỗ Phúc, Đỗ Văn Nhơn, Giáo trình các hệ cơ sở tri thức, Nhà 
xuất bản, ĐHQG - HCM (2011). 
[7]. Đỗ Văn Nhơn, Xây dựng hệ tính toán thông minh - xây dựng và phát triểncác 
mô hình biễu diễn tri thức cho các hệ giải toán tự động, Luận án tiến sĩ, 
ĐHQG - HCM (2001 - 2002). 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 45
ABSTRACT 
RESEARCH RULE BASED MODAL FOR LOGICTICS AND TECHNICAL 
SUPPORT SYSTEMS IN CAMPAIGN-STRATEGIC WARFARE 
The Fourth Industrial Revolution with its remarkable achievements in 
digital, biotech and physics has brought about a change in all aspects of social 
life. In the digital area, the core factors for creating the breakthrough of the 
revolution is AI, IoT and Big Data. That core makes the fields of intelligence 
and automation simplify human work for greater productivity. Artificial 
intelligence is the study of how computers can perform tasks that people do 
better than computers. Artificial Intelligence makes "intelligent" systems more 
capable of reasoning and manipulating human knowledge that is modeled and 
"trained" for such systems. In recent years, IT has created a number of products 
that support human activities in the areas of social life, resulting in significant 
results. However, with the achievements of the revolution, creating conditions 
as well as requiring the IT system must be smarter, more sophisticated, that is 
the building of mechanisms to exploit human knowledge applied to the system. 
In this paper, we investigate the field of Artificial Intelligence with performance 
and reasoning using the rule-based modal. Through the presentation of the law 
incorporating the law-inferiority mechanism for the operational principles of 
the Vietnamese Military Art, the article builds on the logistical-engineering 
model for operational warfare. Strategies, contributing to the intelligence of the 
software system supporting the work of commanders and agencies in campaign-
strategic warfare in the war for national defense. 
Từ khóa: Rule based modal; Logictics support; Technical support; Campaign-strategic warfare. 
Nhận bài ngày 29 tháng 06 năm 2018 
Hoàn thiện ngày 27 tháng 09 năm 2018 
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 11 năm 2018 
Địa chỉ: 1Học viện Quốc phòng; 
 2Viện Công nghệ thông tin, Viện Khoa học vàCông nghệ quân sự; 
 3Viện B70, Bộ Quốc phòng. 
 *Email: longit76@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mo_hinh_tua_luat_xay_dung_he_thong_tinh_toan_dam.pdf