Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam

TÓM TẮT

Vùng ven biển miền Bắc Việt Nam có 127.647ha đất rừng ngập mặn. Trong đó, diện tích đất có rừng

chiếm 38,08%, diện tích đất không có rừng chiếm 32,45%. Trong những năm qua các địa phương tập trung

vào việc trồng thuần loài hoặc hỗn giao các loài cây Bần chua, Trang ở những vùng cửa sông, độ mặn

<18%o hoặc="" các="" loài="" đước,="" vẹt,="" mắm="" ở="" các="" khu="" vực="" có="" độ="" mặn="" cao,="" từ="" 18="" đến="" 25%o,="" với="" các="" biện="">

kỹ thuật truyền thống trên các dải bãi bồi hoặc trồng bổ sung vào các lỗ trống trong rừng. Trên những lập

địa ít khó khăn. Tuy nhiên tỷ lệ thành rừng của rừng trồng trong những năm qua thấp (dưới 42%).

Vùng ven biển miền Bắc có 18 dạng lập địa chính của 02 loại đất (ngập mặn không có phèn tiềm

tàng và ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu) được ghép thành 4 nhóm dạng lập địa tương ứng với

các mức độ là ít khó khăn: 70.854ha (chiếm 55,5%); khó khăn: 37.352ha (chiếm 29,3%); rất khó khăn:

13.224ha (chiếm 10,4%); đặc biệt khó khăn: 6.217ha (chiếm 4,9%).

Cây trồng tại các mô hình thí nghiệm nhìn chung có tỷ lệ sống cao (trên 93%), cây trồng sinh

trưởng tương đối tốt. Các yếu tố môi trường đất, nước, phù sa chưa có sự biến động do thời gian theo dõi

còn ngắn.

Từ khoá: Rừng ngập mặn, Lập địa khó khăn, Kỹ thuật trồng

pdf 6 trang phuongnguyen 1180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam

Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN TRÊN CÁC ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA KHÓ KHĂN 
GÓP PHẦN CHẮN SÓNG VÙNG VEN BIỂN CÁC TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM 
 Đoàn Đình Tam 
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng 
TÓM TẮT 
 Vùng ven biển miền Bắc Việt Nam có 127.647ha đất rừng ngập mặn. Trong đó, diện tích đất có rừng 
chiếm 38,08%, diện tích đất không có rừng chiếm 32,45%. Trong những năm qua các địa phương tập trung 
vào việc trồng thuần loài hoặc hỗn giao các loài cây Bần chua, Trang ở những vùng cửa sông, độ mặn 
<18%o hoặc các loài Đước, Vẹt, Mắm ở các khu vực có độ mặn cao, từ 18 đến 25%o, với các biện pháp 
kỹ thuật truyền thống trên các dải bãi bồi hoặc trồng bổ sung vào các lỗ trống trong rừng. Trên những lập 
địa ít khó khăn. Tuy nhiên tỷ lệ thành rừng của rừng trồng trong những năm qua thấp (dưới 42%). 
 Vùng ven biển miền Bắc có 18 dạng lập địa chính của 02 loại đất (ngập mặn không có phèn tiềm 
tàng và ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu) được ghép thành 4 nhóm dạng lập địa tương ứng với 
các mức độ là ít khó khăn: 70.854ha (chiếm 55,5%); khó khăn: 37.352ha (chiếm 29,3%); rất khó khăn: 
13.224ha (chiếm 10,4%); đặc biệt khó khăn: 6.217ha (chiếm 4,9%). 
Cây trồng tại các mô hình thí nghiệm nhìn chung có tỷ lệ sống cao (trên 93%), cây trồng sinh 
trưởng tương đối tốt. Các yếu tố môi trường đất, nước, phù sa chưa có sự biến động do thời gian theo dõi 
còn ngắn. 
Từ khoá: Rừng ngập mặn, Lập địa khó khăn, Kỹ thuật trồng 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường đặc biệt là chắn sóng bảo vệ đê 
biển nhất là sau khi xảy ra thảm hoạ sóng thần ở Tsynami. 
Việc trồng rừng ngập mặn hiện nay nhìn chung là thuận lợi, tỷ lệ thành rừng tương đối cao do việc 
phân bố của rừng ngập mặn thường gắn với đặc điểm đất phù sa và đặc điểm thuỷ triều. Ở vùng ven biển 
phía Bắc, rừng ngập mặn gây trồng chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải chỗ nào 
cũng có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên hoặc gây trồng rừng ngập mặn một cách thuận lợi cho dù ở đó 
rất cần thiết phải xây dựng một hệ thống rừng ngập mặn nhằm chắn sóng biển, bảo vệ đê điều, chống sụt 
lở bờ biển, hạn chế tác hại của gió bão, 
Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng 
vùng ven biển miền Bắc Việt Nam được đặt ra là hết sức cần thiết, nhằm xây dựng những cơ sở khoa học 
cả về lý luận và thực tiễn, góp phần chắn sóng, bảo vệ đê biển phòng tránh xói lở bờ biển cũng như giảm 
thiểu tác hại của gió bão, sóng tới môi trường vùng ven biển và khôi phục những diện tích đất ngập mặn bị 
thoái hoá 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Vật liệu nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu 
 - Nghiên cứu trồng rừng ngập mặn trên một số dạng lập địa khó khăn như: đất cát; Đất lẫn sỏi đá; Đất 
ngập triều sâu; Đất ngập triều cao; Các vuông tôm bỏ hoang 
 - Sử dụng một số loài cây ngập mặn như Trang, Bần, Mắm, Đước, Vẹt, Mắm, Sú,... 
Phạm vi nghiên cứu 
 - Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng trồng rừng ngập mặn tại một số tỉnh phía Bắc như Quảng 
Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá. 
- Nghiên cứu phân chia lập địa khó khăn cho các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, 
Ninh Bình, Thanh Hoá 
- Trồng rừng thí nghiệm trên một số dạng lập địa khó khăn chủ yếu như: Đất cát dính; Đất lẫn sỏi 
đá; Đất ngập triều sâu; Đất ngập triều cao; Đất các vuông tôm bỏ hoang (tại các vùng lựa chọn ở 
các tỉnh ven biển miền Bắc). 
Phương pháp nghiên cứu 
- Sử dụng công cụ PRA để thu thập các thông tin (diện tích, kỹ thuật trồng, suất đầu tư, khí hậu, 
thuỷ văn,) 
- Sủ dụng phương pháp điều tra sinh thái và điều tra lâm học để thu thập các số liệu tại hiện 
trường 
- Sử dụng phương pháp phân loại lập địa và điều tra lập địa để phân chia các điều kiện lập địa khó 
khăn 
- Sử dụng phương pháp lâm sinh thực nghiệm để thiết kế và xây dựng các mô hình thí nghiệm trên 
một số điều kiện lập địa khó khăn (ngập triều cao, ngập triều sâu, đất cát dính, đất pha sỏi đá, khôi phục 
đầm tôm) tại các địa điểm lựa chọn. 
- Sử dụng các phần mềm SPSS và Excel để xử lý các số liệu 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Thực trạng rừng ngập mặn tại vùng ven biển miền Bắc 
-Diện tích đất ngập mặn ở Quảng Ninh lớn nhất với 45.358ha, chiếm 35,5% tổng diện tích đất ngập 
mặn toàn vùng; sau đó đến Hải Phòng chiếm 19,3%, Thái Bình 19,1%, Nam Định 16,3%, Thanh Hoá 6,8% 
và ít nhất là Ninh Bình chiếm 3%. 
-Diện tích đất có rừng ngập mặn tại Quảng Ninh là lớn nhất, chiếm 48% diện tích đất ngập mặn 
của toàn tỉnh. Hải Phòng là tỉnh có diện tích đất ngập mặn lớn thứ hai với 24.578ha (chiếm 19,3% tổng diện 
tích đất ngập mặn toàn vùng), tuy nhiên diện tích có rừng chỉ chiếm 23,8% diện tích đất ngập mặn của tỉnh 
Bảng 1: Diện tích đất và rừng ngập mặn của các tỉnh ven biển miền Bắc Việt Nam 
Diện tích có 
rừng 
Diện tích không 
có rừng 
Diện tích nuôi 
tôm Tỉnh 
Diện tích 
đất ngập 
mặn 
Tỷ lệ % 
Ha % Ha % Ha % 
Quảng Ninh 45.358 100 35,53 21.782 48,02 9.558 21,07 14.018 30,91 
Hải Phòng 24.578 100 19,25 5.857 23,83 6.106 24,84 12.615 51,33 
Thái Bình 24.351 100 19,08 8.973 36,85 12.526 51,44 2.852 11,71 
Nam Định 20.841 100 16,33 10.050 48,22 7.291 34,98 3.500 16,79 
Ninh Bình 3.837 100 3,01 1.233 32,13 1.282 33,41 1.322 34,45 
Thanh Hoá 8.682 100 6,80 708 8,15 4.654 5361 3.320 38,24 
Tổng 127.647 100 48.603 38.08 41.417 32,45 37.627 29,48 
Với diện tích rừng 48.603ha, trong đó có 25.912ha là rừng tự nhiên, phân bố chủ yếu tại hai tỉnh 
Quảng Ninh và Nam Định và một diện tích nhỏ tại Hải Phòng. Các diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng 
trồng với 22.691ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, chỉ có 2.259ha rừng trồng là rừng đặc dụng được trồng tại 
Thái Bình. 
Bảng 2. Diện tích rừng phân theo chức năng 
Diện tích rừng(ha) 
Rừng tự nhiên Rừng trồng Tỉnh Tổng diện tích (ha) 
Phòng hộ Đặc dụng Phòng hộ Đặc dụng 
Quảng Ninh 21.782 19.856 1.926 
Hải Phòng 5.857 411 5.446 
Thái Bình 8.973 6.714 2.259 
Nam Định 10.050 5.645 4.405 
Ninh Bình 1.233 1.233 
Thanh Hoá 708 708 
Tổng 48.603 20.267 5.645 20.432 2.259 
Trong những năm qua, các tỉnh ven biển miền Bắc đã trồng được một diện tích rừng tương đối lớn 
thông qua các chương trình, dự án đầu tư trong và ngoài nước. 
Bảng 3. Diện tích rừng trồng của các địa phương 
Các dự án trồng rừng (ha) 
Tỉnh 
CTĐ PAM 661 Khác Tổng 
DT còn lại Tỷ lệ % Suất đầu tư 
Quảng Ninh 1.933 463 840 1.350 4.586 1.926 42 1.283.000 
Hải Phòng 3046. 550 1.400 450 5.446 2.077,44 38 1.42.5000 
Thái Bình 2.354 5.687 941 8.982 3.343,89 37 1.425.000 
Nam Định 1.300 550 1.450 1.105 4.405 1.622,5 37 1.566.000 
Ninh Bình 595 438 200 1.233 442 36 1.425.000 
Thanh Hoá 1.142,5 255 115 1.512,5 708.1 47 933.300 
Các loài cây trồng chủ yếu tại các địa điểm nghiên cứu là Bần chua, Trang, Sú, Mắm, Đước, Vẹt 
với các phương thức trồng hỗn giao hoặc thuần loài. Tuy nhiên, theo thống kê đến thời điểm 2009, tỷ lệ 
sống của rừng chỉ đạt trung bình 42%, nhiều diện tích rừng đã chết 80 – 90% có nơi 100%. 
Các mô hình trồng rừng chủ yếu là trồng rừng lấn biển trên các dải bãi bồi chưa có rừng hoặc 
trồng dặm bổ sung vào các diện tích đất trống tại các nơi đã có rừng trên đất có độ thành thục cao với các 
biện pháp kỹ thuật truyền thống như trồng bằng cây con dễ trần (bần chua) và trụ mầm thu hái ngoài tự 
nhiên (trang, vẹt, đước,) với mật độ dao động từ 5000 đến 16000 cây/ha, với mức đầu tư trung bình < 
1.500.000đ/ha. Lượng tăng trưởng đường kính bình quân (∆ D00) của các loài cây ngập mặn ở những năm 
đầu dưới 0,5cm, lượng tăng trưởng Hvn trung bình (∆ Hvn) dưới 0,3m. Trong đó Vẹt dù (∆ D00 = 0,4 – 
0,6cm/năm và ∆ Hvn = 0,2 – 0,3m/năm), Đước vòi (∆ D00 = 0,4 – 0,5cm/năm và ∆ Hvn = 0,25 – 0,4 m/năm), 
Trang (∆ D00 = 0,3 – 0,4 cm/năm và ∆ Hvn = 0,15 – 0,2m/năm), Bần chua (∆ D00 = 3 – 4 cm/năm; ∆ Hvn = 
0,6 – 0,8 m/năm). 
Hiện nay, đã có những mô hình nghiên cứu, thử nghiệm trồng RNM trên các điều kiện lập địa khó 
khăn với suất đầu tư lớn như; trồng Bần chua trên bãi cát đen tại Kiến Thuỵ - Hải Phòng và Hậu Lộc – 
Thanh Hoá, mật độ 1600 cây/ha với các biện pháp kỹ thuật công trình như cải tạo thành phần cơ giới đất 
cục bộ tại các hố trồng cây. Bước đầu cho thấy, cây đã có thể tồn tại và sinh trưởng nhưng tỷ lệ sống cũng 
chỉ đạt <50%. Tuy nhiên nó cũng mở ra một hướng đi mới trong công tác trồng, khôi phục và phát triển 
RNM trên những điều kiện lập địa khó khăn. 
Kết quả nghiên cứu phân chia lập địa 
Đề xuất các tiêu chí phân chia lập địa 
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của RNM như địa hình, chế độ 
mưa, nhiệt độ, độ mặn, chế độ ngập triều, độ thành thục của đất, Tuy nhiên sau khi xem xét vai trò của 
từng yếu tố, đề tài lựa chọn 4 yếu tố chính là chế độ ngập triều, loại đất, thành phần cơ giới và độ thành 
thục của đất để làm cơ sở phân chia lập địa. 
Bảng 4. Các tiêu chí phân chia lập địa khó khăn 
Mức độ khó khăn TT Tiêu chí Đặc biệt khó khăn Rất khó khăn Khó khăn Ít khó khăn 
1 Chế độ ngập triều 
Ngập khi triều cường < 
25 ngày/năm, độ ngập 
triều < 20cm hoặc ngập 
triều thường xuyên, độ 
ngập > 50cm. 
Ngập triều cao từ 
100 đến > 30 
ngày/năm, độ ngập 
triều < 100cm 
Ngập triều 
trung bình 100-
300 ngày/năm, 
độ ngập > 
100cm 
Ngập triều 
thấp 300-365 
ngày/năm, độ 
ngập > 100cm 
2 Loại đất 
Đất ngập mặn phèn tiềm 
tàng mạnh, tầng sinh 
phèn nằm ở tầng mặt 
Đất ngập mặn phèn 
tiềm tàng mạnh, 
tầng sinh phèn ở 
tầng đất sâu >40cm 
Đất ngập mặn 
phèn tiềm tàng 
trung bình và 
yếu 
Đất ngập mặn 
không có phèn 
tiềm tàng 
3 
Thành 
phần cơ 
giới của đất 
- Cát rời, cát dính 
- Tỷ lệ đá sỏi lẫn > 70% 
- Cát pha 
- Tỷ lệ đá sỏi lẫn 50 
- < 70% 
- Thịt nhẹ. 
- Tỷ lệ đá sỏi 
lẫn 25 - 50% 
- Thịt trung 
bình và sét. 
- Tỷ lệ đá lẫn < 
25% 
4 
Độ thành 
thục của 
đất 
- Sét rắn chắc (n < 0,4) 
- Cát rời, cát dính 
- Cát pha 
- Sét chặt (n = 0,4 – 
0,6) 
- Bùn (n = 1,5 – 
2,5) hoặc Bùn 
loãng (n = 2,5 – 
4,0). 
- Sét (n = 0,7 – 
0,9) 
Sét mềm (n = 
1,0 – 1,4) 
Tiến hành tính toán, khảo sát ngoài thực địa và dùng phương pháp cho điểm có trọng số để đánh 
giá mức độ khó khăn của các tiêu chí như sau 
Bảng 5. Điểm số cho các tiêu chí theo mức độ khó khăn 
Tiêu chí Điểm số Trọng số Tối đa 
T1 1 2 
T2 2 4 
T3 3 6 
Chế độ ngập triều 
T4 4 
2 
8 
M1 1 1 
M2 2 2 
M3 3 3 
Loại đất 
M4 4 
1 
4 
Thành phần cơ giới G1 1 3 3 
G2 2 6 
G3 3 9 
G4 4 12 
N1 1 3 
N2 2 6 
N3 3 9 
Độ thành thục của đất 
N4 4 
3 
12 
Nếu số điểm của các tiêu chí đạt 7 điểm – ít khó khăn, 
Nếu số điểm của các tiêu chí đạt >7 điểm đến < 18 điểm – khó khăn, 
Nếu số điểm của các tiêu chí đạt 18 đến < 27 điểm – rất khó khăn, 
Nếu số điểm của các tiêu chí đạt > 27 điểm – đặc biệt khó khăn khó khăn, 
Kết quả phân chia lập địa theo chế độ ngập triều 
Kết quả cho thấy; Vùng ngập triều thấp (từ 300 đến 365 ngày/năm) có diện tích lớn nhất với 
47.532ha chiếm 37,2% diện tích đất ngập mặn toàn vùng, tiếp đến là vùng ngập triều trung bình với 
32.664ha (chiếm 25,6%). Vùng ngập triều cao có với 25.452ha (chiếm 20%). Vùng ngập khi triều cường 
hoặc thường xuyên bị ngập – T4 chiếm 17,2% với 21.945ha là vùng có diện tích nhỏ nhất. 
Kết quả phân chia về loại đất ngập mặn 
 Vùng ven biển các tỉnh miền Bắc có 02 loại đất chính là đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng 
và đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu. Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng, nhìn chung 
rất thuận lợi cho trồng, sinh trưởng và phát triển của các loài cây rừng, loại đất này chiếm phần lớn diện 
tích đất ngập mặn khu vực nghiên cứu với 114.983ha (chiếm 90,1%). Đây là diện tích đã có rừng hoặc 
có khả năng trồng rừng tại các địa phương. 
 Đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu chiếm 9,9% với 12.664ha. Đây là diện tích đất 
chủ yếu được chuyển đổi mục đích sang nuôi trồng thuỷ sản. Trong quá trình diễn ra các hoạt động canh 
tác của con người đã làm thay đổi tính chất đất, gây độc cho vật nuôi, cây trồng và tương đối khó khăn 
trong việc khôi phục lại RNM. 
Kết quả phân chia về thành phần cơ giới đất 
Đất trong khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có thành phần cơ giới chủ 
yếu là thịt trung bình đến sét với 100.913ha, chiếm 79,1% tổng diện tích đất ngập mặn toàn vùng. Đất có 
thành phần cơ giới thịt nhẹ đứng thứ 2 với 13.006ha, chiếm 10,2%. Thấp nhất là đất có thành phần cơ 
giới là cát, với 4.867ha, chiếm 3,8% 
Kết quả phân chia theo độ thành thục của đất 
 Diện tích đất có độ thành thục là sét mềm chiếm 50.374ha (45,3%). Đây là diện tích đa số nằm 
trong các khu vực mới được trồng RNM có độ tuổi <5 năm. 
 Diện tích đất có độ thành thục là bùn và sét chiếm 22,4%. Là các khu vực đã được trồng rừng 
ngập mặn có độ tuổi 5 đến 10 năm 
 Diện tích đất có độ thành thục là bùn loãng và sét chặt chiếm 13,5%. Là vùng chuyển tiếp và xen 
kẽ giữa sét rắn chắc và sét hoặc bùn và bùn rất loãng. 
 Diện tích đất có độ thành thục là bùn rất loãng và sét rắn chắc chiếm 18,9% với 23.957ha. Đây 
là loại đất được phân bố sát chân đê và phía ngoài tiếp giáp với mép nước thuộc các vùng nghiên cứu 
Xây dựng bản đồ lập địa 
Các yếu tố lập địa nêu trên được tổng hợp, thống nhất trên nền bản đồ địa hình hệ UTM, tỷ lệ 
1/25.000 và sử dụng công nghệ GIS để số hoá, gán cấp hoặc ký hiệu và tích hợp theo từng lớp thông tin 
chuyên đề. Kết quả cho thấy vùng ven biển miền Bắc có hai loại gồm đất ngập mặn không có phèn tiềm 
tàng và đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu với 18 dạng lập địa. Trong đó đất ngập mặn không 
có phèn tiềm tàng có 13 dạng lập địa, còn đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu có 5 dạng lập 
địa. 
Tiến hành ghép các dạng lập địa có các tiêu chí nằm gần nhau thành 4 dạng lập địa theo các mức 
độ khó khăn, đồng thời đề xuất hướng sử dụng cho từng dạng lập địa. 
Bảng 6. Các nhóm dạng lập địa theo mức độ khó khăn 
Nhóm 
lập địa Mức độ khó khăn 
Đất ngập mặn không có 
phèn tiềm tàng 
Đất ngập mặn phèn tiềm 
tàng trung bình và yếu Ghi chú 
A Ít khó khăn 
M1T1G1N1; M1T2G2N1; 
M1T1G1N2; M1T2G2N2; 
M1T1G1N3; 
 7 điểm 
B Khó khăn 
M1T3G3N1; M1T4G4N1; 
M1T3G3N2; M1T2G2N3; 
M1T3G3N3 
M2T2G2N3; M2T3G3N3; 
M2T1G1N4; 
> 7 đến < 
18 điểm 
C Rất khó khăn M1T4G4N2; M1T3G3N4 >18 đến < 
27 điểm 
D Đặc biệt khó khăn M1T3G4N4 M2T4G4N3; M2T4G4N4 ≥ 27 điểm 
 Diện tích các nhóm dạng lập địa như sau 
- Lập địa ít khó khăn: 70.854ha (chiếm 55,5%) 
- Lập địa khó khăn: 37.352ha (chiếm 29,3%) 
- Lập địa rất khó khăn: 13.224ha (chiếm 10,4%) 
- Lập địa đặc biệt khó khăn: 6.217ha (chiếm 4,9%) 
Kết quả bước đầu xây dựng các mô hình thí nghiệm 
Mô hình trồng RNM trên lập địa cát dính (3ha): tại Đông Long – Tiền Hải- Thái Bình. Sử dụng giải pháp 
cải tạo thành phần cơ giới cục bộ và một số giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào cây 
giống, mùa vụ, và thuỷ triều để trồng hỗn giao theo hàng các loài Trang và Bần chua, mật độ 3.300 cây/ha 
với các công thức thí nghiệm như sau 
CT1:1650 cây Bần + 1650 cây Trang, 
CT2: 2500 cây Bần (2 x 2m) + 800 cây Trang (2 x 6 m), 
CT3: 2000 cây Bần (2 x 2,5m) + 1300 cây Trang(2,5 x 3 m), 
Sau 2 năm cho thấy, công thức CT2 là thích hợp nhất với tỷ lệ sống trung bình trên 93%, (∆Hvn = 
51cm; ∆Do = 0,8cm; Drễ lan = 4m), tốc độ bồi lắng phù sa 1,03 cm/năm, tỷ lệ cát trong đất giảm từ >85% 
xuống còn 83%, độ mặn, độ đục chưa có biến động. 
Mô hình trồng RNM khôi phục đầm nuôi tôm thoái hoá (4ha): tại Đồng Rui - Tiên Yên – Quảng Ninh. 
Sử dụng một số giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào cây giống, mùa vụ, và thuỷ triều để 
trồng hỗn giao theo hàng các loài Vẹt dù + Đước vòi + Mắm, mật độ 2.500 - 3.300 cây/ha với các công 
thức thí nghiệm như sau 
CT1: Vẹt dù + Đước vòi (1ha), mật độ 2500 cây/ha. Trong đó 1250 cây vẹt + 1250 cây đước vòi (2m x 2m) 
CT2: Vẹt dù + Đước vòi (1ha), mật độ 3300 cây/ha. Trong đó 1650 cây vẹt + 1650 cây đước vòi (1,5m x 
2m) 
CT3: Mắm + Đước vòi (1ha), mật độ 2500 cây/ha. Trong đó 1250 cây mắm + 1250 cây Đước (2 m x 2m). 
CT4: Mắm + Đước vòi (1ha), mật độ 3300 cây/ha. Trong đó 1650 cây mắm + 1650 cây Đước (1,5 m x 2m). 
Sau 6 tháng trồng cho thấy các công thức đều có tỷ lệ sống >90%, cao nhất là CT1 với tỷ lệ 95%. Các chỉ 
tiêu môi trường chưa có biến động trong thời gian ngắn. 
Mô hình trồng RNM trên lập địa ngập triều sâu (3ha): tại Đông Long – Tiền Hải – Thái Bình. Sử dụng 
giải pháp Rọ cây và một số giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào cây giống, mùa vụ, và 
thuỷ triều để trồng hỗn giao theo hàng các loài Trang và Bần chua, mật độ 3.300 cây/ha với các công thức 
thí nghiệm như sau 
CT1: Bần + Trang ( 1ha - mật độ 3300 cây/ha). Trong đó 1650 cây Bần + 1650 cây trang (1,5 x 2m). 
 CT2: Bần + Trang (1ha - mật độ 3300 cây/ha). Trong đó bần 1000 cây (2 x 5m) và 
Trang 2300 cây (2 x 2m). 
CT3: Bần + Trang (1ha - mật độ 3300 cây/ha). Trong đó: Bần 2500 cây (2 x 2m) và Trang 800 cây (2 x 
6m). 
Kết quả cho thấy, sau 6 tháng trồng, tỷ lệ sống đạt >96%. Diễn biến các yếu tố môi trường đất, nước, phù 
sa chưa có biến động do thời gian theo dõi ngắn. 
Mô hình trồng RNM trên lập địa đất lẫn sỏi đá (2 ha) tại Đồng Rui – Tiên Yên – Quảng Ninh. Sử dụng 
giải pháp cải tạo thành phần cơ giới cục bộ và một số giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào 
cây giống, mùa vụ, và thuỷ triều để trồng hỗn giao theo hàng các loài Đước vòi và Vẹt dù, mật độ 2.500 – 
3.300 cây/ha với các công thức thí nghiệm như sau 
CT1: Trồng hỗn giao Vẹt dù + Đước vòi (1 ha), mật độ 3.300 cây/ha. Trong đó, Vẹt 1.650 cây và Đước 
1650 cây (1,5 x 2 m). 
CT2: Trồng hỗn giao Vẹt dù + Đước vòi (1 ha), mật độ 2.500 cây/ha. Trong đó, Vẹt 1.250 cây và Đước 
1250 cây (2 x 2 m). 
Kết quả, sau 6 tháng tỷ lê sống đạt > 94%, các yếu tố môi trường chưa có sự biến động 
Mô hình trồng RNM trên lập địa ngập triều cao (2ha) tại Đông Hoàng – Tiền Hải – Thái Bình với một số 
giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào cây giống với các công thức thí nghiệm như sau 
CT1: Trồng Tra thuần loài (1ha), mật độ 3.300 cây/ha (1,5 x 2m). 
CT2: Trồng Na nước thuần loài, mật độ 3300 cây/ha (1,5 x 2m). 
Kết quả bước đầu cho thấy cây đã có thể tồn tại được trên đát cát rời. Tuy nhiên cần phải theo dõi, 
đánh giá trong thời gian tiếp theo. 
KẾT LUẬN 
- Vùng ven biển miền Bắc Việt Nam hiện có 127.647ha đất rừng ngập mặn. Trong đó, diện tích đất 
có rừng là 48.603ha (chiếm 38,08%), diện tích đất không có rừng là 41.417ha (chiếm 32,45%). Toàn bộ 
diện tích rừng này là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. 
- Các mô hình trồng rừng trong những năm qua tập trung vào việc trồng thuần loài hoặc hỗn giao 
các loài cây Bần chua, Trang, Sú ở những vùng cửa sông, độ mặn <18%o hoặc các loài Đước, Vẹt, Mắm ở 
các khu vực có độ mặn cao, từ 18 đến 25%o, với các biện pháp kỹ thuật truyền thống trên các dải bãi bồi 
hoặc trồng bổ sung vào các lỗ trống trong rừng. Trên những lập địa ít khó khăn. Tuy nhiên tỷ lệ thành rừng 
của rừng trồng trong những năm qua thấp (dưới 42%), cây sinh trưởng tốt. 
- Vùng ven biển miền Bắc có 18 dạng lập địa chính của 02 loại đất (ngập mặn không có phèn tiềm 
tàng và ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu) được ghép thành 4 nhóm dạng lập địa tương ứng với 
các mức độ là ít khó khăn: 70.854ha (chiếm 55,5%); khó khăn: 37.352ha (chiếm 29,3%); rất khó khăn: 
13.224ha (chiếm 10,4%); đặc biệt khó khăn: 6.217ha (chiếm 4,9%). 
- Các mô hình trồng rừng nhìn chung có tỷ lệ sống cao (trên 93%), cây trồng sinh trưởng tương đối 
tốt. Theo đánh giá bước đầu cho thấy trên lập địa cát dính có điều kiện lập địa tương tự thì cây Bần chua là 
cây trồng thích hợp với ∆Hvn = 62,5cm; ∆Do = 0,2cm. Các yếu tố môi trường đất, nước, phù sa chưa có 
sự biến động do thời gian theo dõi còn ngắn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Nguyên Hồng, Trần Văn Ba, Hoàng Thị Sản, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sĩ Tuấn và Lê 
Xuân Tuấn, 1997. Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam, kỹ thuật trồng và chăm sóc, Nxb Nông 
nghiệp, Hà Nội. 
2. Phan Nguyên Hồng, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
3. Ngô Đình Quế và các cộng sự, 2003. Nghiên cứu một số giải pháp về Kinh tế, Kỹ thuật tổng hợp 
nhằm khôi phục và phát triển RNM và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Na. Đề tài độc 
lập cấp Nhà Nước,Viện KHLN Việt Nam. 
4. Cục Phát triển Lâm nghiệp, 2006. Thống kê kết quả trồng rừng. 
5. Chi cục phát triển lâm nghiệp Quảng Ninh, 2008. Báo cáo hiện trạng rừng ngập mặn tỉnh Quảng 
Ninh. 
6. Sở NN&PTNT Thành phố Hải Phòng, 2008. Báo cáo hiện trạng rừng ngập mặn tỉnh Hải phòng. 
7. Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình, 2008. Báo cáo hiện trạng rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình. 
8. Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình, 2008. Quy hoạch phát triển RNM tỉnh Ninh Bình đến 2012. 
MANGROVE ESTABLISHMENT METHODS ALONG THE COAST OF NORTHERN 
Doan Dinh Tam 
Research Centre for Forest Ecology and Environment, FSIV 
SUMMARY 
Mangrove forests cover 127,647 ha along the coastline of northern Vietnam. This area is being augmented 
with plantings pure and mixed stands of several mangrove species. Where salinity levels are less than 18%, 
Sonneratia caseolaris and Kandelia candel are used and Rhizophora apiculata, Bruguiera gymnorrhiza and 
Avicennia marina are planted at higher salinities up to 25%. 
Planting is either into bare alluvial soils grounds or into patches within the forests, but establishment 
success is often poor, being about 42% establishment. 
Some experimental models have been developed which have increased survival rates up to about 93%. 
Keywords: Mangrove, Poor sites, Planting techniques. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ky_thuat_trong_rung_ngap_man_tren_cac_dieu_kien_l.pdf