Nghiên cứu khám phá các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

đổi mới quản lý nhà nước là hoạt động thường xuyên, lâu dài của mỗi quốc gia để nâng cao hiệu

rộng. Là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam không chỉ cần tích cực, khẩn trương

trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật kinh tế, mà quan trọng hơn là phải đổi mới sâu sắc cả về tư duy lẫn

phương pháp thực hiện. Bài viết tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý của nhà

nước về kinh tế thông qua việc tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và thực hiện khảo sát điều tra xã

hội học với 178 cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và các chuyên

gia trong lĩnh vực. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các nhân tố cơ bản tác động đến hiệu quả quản lý

nhà nước về kinh tế trong bối cảnh mới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước về kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay ở Việt Nam.

pdf 11 trang phuongnguyen 5500
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khám phá các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khám phá các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Nghiên cứu khám phá các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
1. Mở đầu 
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đẩy 
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước và mở cửa hội nhập với khu vực, thế giới, Việt 
Nam đã đạt được nhiều thành tựu không nhỏ. Nhà 
nước đã đóng vai trò cơ bản trong định hướng, xây 
dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; bước đầu tạo ra 
được môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch 
và lành mạnh cho các chủ thể kinh tế hoạt động 
thông qua việc ban hành nhiều chính sách, luật phù 
hợp. Quá trình quản lý nhà nước về kinh tế đã góp 
phần không nhỏ trong huy động và phân bổ có hiệu 
quả các nguồn lực trong và ngoài nước, tạo ra động 
lực tích cực để giải phóng sức sản xuất xã hội. Tuy 
nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, quản 
lý nhà nước về kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, 
tính hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy quản 
lý nhà nước về kinh tế còn thấp, một mặt là do sự 
can thiệp của Nhà nước không phù hợp với sự vận 
động của thị trường mặt khác Nhà nước lại thiếu 
công cụ và cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm các 
chủ thể tham gia các quan hệ thị trường tuân thủ 
đúng quy định... gây ra những bất cập lớn trong quá 
trình quản lý nhà nước về kinh tế, ảnh hưởng xấu tới 
quá trình phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. 
2. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu 
Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân 
là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của 
Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng 
có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và 
ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được mục 
tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều 
kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế (Đỗ 
Hoàng Toàn, 2008). 
Quản lý nhà nước và hiệu quả quản lý nhà nước 
về kinh tế đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo 
Nigige Chigbod (2014), quản lý như là một yếu tố 
sản xuất và là một nguồn lực kinh tế do vậy, để nâng 
cao hiệu quả quản lý của nhà nước về kinh tế cần 
tìm ra được các yếu tố tích cực của nền kinh tế, cách 
phối hợp và tích hợp tất cả các yếu tố này lại với 
nhau để phát triển kinh tế - xã hội một cách phù hợp 
và hiệu quả nhất. Robert Tannenwald (1997) cho 
21

Sè 129/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG 
ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ 
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 
Vũ Văn Hùng 
Trường Đại học Thương mại 
Email: hungvvu@tmu.edu.vn 
Ngày nhận: 10/03/2019 Ngày nhận lại: 09/04/2019 Ngày duyệt đăng: 16/04/2019 
Đ
 ổi mới quản lý nhà nước là hoạt động thường xuyên, lâu dài của mỗi quốc gia để nâng cao hiệu 
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm thích ứng thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu 
rộng. Là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam không chỉ cần tích cực, khẩn trương 
trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật kinh tế, mà quan trọng hơn là phải đổi mới sâu sắc cả về tư duy lẫn 
phương pháp thực hiện. Bài viết tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý của nhà 
nước về kinh tế thông qua việc tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và thực hiện khảo sát điều tra xã 
hội học với 178 cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và các chuyên 
gia trong lĩnh vực. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các nhân tố cơ bản tác động đến hiệu quả quản lý 
nhà nước về kinh tế trong bối cảnh mới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả 
quản lý nhà nước về kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay ở Việt Nam. 
Từ khóa: bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, cán bộ quản lý, văn hóa tổ chức, hiệu quả quản lý nhà 
nước về kinh tế. 
rằng để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế cần tập 
trung vào các yếu tố chính sách, cơ chế ảnh hưởng 
đến năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về kinh 
tế. Ngoài ra, theo Hoàng Thị Hạnh (2013), trong 
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, một 
trong những nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả quản 
lý nhà nước là xây dựng nhà nước pháp quyền xã 
hội chủ nghĩa phù hợp với bối cảnh mới của đất 
nước như các vấn đề về chính trị, thể chế, quyền lực 
của bộ máy quản lý... Đồng thời, để nâng cao hiệu 
quả quản lý nhà nước, cần tập trung vào nhân tố vai 
trò của nhà nước trong việc tận dụng cơ hội, thách 
thức của thời kỳ đổi mới hiện nay (Đinh Nguyễn An, 
2016). Cũng đề cập đến vai trò của Nhà nước, nhất 
là bộ máy nhà nước trong hiệu quả quản lý nhà nước 
về kinh tế, Trần Thị Lan Hương (2011) cũng cho 
rằng cần xây dựng được một bộ máy quản lý hướng 
tới việc tạo ra ra một nền kinh tế độc lập, tự chủ và 
đề cao vai trò của quản lý Nhà nước trong đó yêu 
cầu bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế cần hướng 
tới việc nâng cao mức độ tín nhiệm, cán bộ quản lý 
có năng lực và chuyên môn, thông tin trong quản lý 
đảm bảo sự chính xác và kịp thời. Bàn về hiệu quả 
quản lý nhà nước về kinh tế. Phạm Viết Thái (2008) 
cũng khẳng định cần điều chỉnh chức năng và thể 
chế của nhà nước dưới tác động của quá trình toàn 
cầu hóa hiện nay. Còn theo Phan Ánh Hè (2017), 
đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế đòi 
hỏi bộ máy quản lý nhà nước phải có năng lực cạnh 
tranh, có khả năng điều hành 
tốt các vấn đề kinh tế vĩ mô, 
giải quyết tốt các vấn đề liên 
quan đến quản lý nhà nước về 
đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ 
Bên cạnh đó, theo Trần Anh 
Tuấn (2007), để nâng cao hiệu 
quả quản lý, một trong những 
yếu tố quan trọng hàng đầu 
chính là cán bộ quản lý do vậy 
cần phải đẩy mạnh việc hoàn 
thiện thể chế quản lý công 
chức ở Việt Nam trong điều 
kiện phát triển và hội nhập như 
hiện nay. Tương tự như vậy, 
Trần Thị Phi Yến (2002) cũng 
khẳng định vai trò của việc 
phát huy nhân tố con người 
đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong 
quá trình phát triển kinh tế, từ đó nêu lên một số 
nguyên tắc và giải pháp mang tính khả thi nhằm 
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để phát huy hơn 
nữa nhân tố con người trong quá trình phát triển 
kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai 
đoạn hiện nay ở Việt Nam. 
Nhìn chung, các tác giả đã làm rõ được quản lý 
nhà nước về kinh tế, vai trò tích cực của quản lý nhà 
nước về kinh tế cũng như đưa ra được một số các 
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước 
về kinh tế. Với những nhận định như vậy, có thể 
hiểu Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động, 
điều chỉnh của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế 
thông qua quyền lực của nhà nước, thông qua các tổ 
chức, phương tiện, công cụ, phương pháp và những 
lực lượng vật chất, tài chính của nhà nước và của xã 
hội nhằm định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển và 
nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài của 
nền kinh tế - xã hội. 
Từ những luận giải trên cho phép xác lập các giả 
thuyết nghiên cứu sau: trong bối cảnh HNQT ngày 
càng sâu rộng, chính trị pháp luật (H1), tổ chức bộ 
máy (H2), cán bộ (H3); thể chế kiểm soát quyền lực 
(H4), thông tin (H5), văn hóa tổ chức (H6) có tác 
động đồng biến với hiệu quả QLNN về kinh tế. 
3. Mô hình và thiết kế nghiên cứu 
Từ các giả thuyết nghiên cứu trên cho phép xác 
định mô hình nghiên cứu lý thuyết các nhân tố tác 
động đến QLNN về kinh tế (xem hình 1). 
Sè 129/201922
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Nguồn: Tác giả tổng hợp 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết các nhân tố tác động đến hiệu quả 
QLNN về kinh tế trong bối cảnh HNQT 
Triển khai nghiên cứu được thực hiện qua các 
nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu 
định tính được thực hiện qua các cuộc phỏng vấn 14 
chuyên gia gồm 4 nhà quản lý cấp Vụ ở một số Bộ 
QLNN liên quan về kinh tế, 6 nhà quản lý cấp Sở và 
4 nhà nghiên cứu kinh tế ở các Viện nghiên cứu. Nội 
dung nghiên cứu định tính là giới thiệu mục 
tiêu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và thảo 
luận cùng các chuyên gia về các thang đo cho 
mỗi khái niệm nghiên cứu, sửa chỉnh từ ngữ 
các phát biểu mỗi thang đo. Kết quả từ 21 
thang đo cho 7 khái niệm nghiên cứu được dự 
kiến đã phát triển thành bộ thang đo chính 
thức gồm 27 thang đo (biến quan sát) gồm 22 
biến quan sát cho 6 biến độc lập và 5 biến 
quan sát cho biến phụ thuộc Hiệu quả QLNN 
về kinh tế. Các biến quan sát này được thể 
hiện qua các phát biểu trong Bảng hỏi cho các 
đáp viên lựa chọn trả lời tùy theo mức độ 
đồng ý hay không đồng ý với từng phát biểu 
theo thang Likirt 5 mức, trong đó: 1 điểm - 
không đồng ý; 2 điểm - Cơ bản không đồng ý; 
3 điểm - Trung lập; 4 điểm - Cơ bản đồng ý; 
5 điểm - Hoàn toàn đồng ý. 
Trên cơ sở Bảng hỏi tiến hành cuộc điều 
tra XHH với thiết kế sau: 
- Đối tượng điều tra được xác định tại 
Bảng 1 
- Quy mô mẫu được xác định theo công 
thức thực nghiệm: 1 phát biểu/4-6 đáp viên 
(Hair et al), quy mô mẫu tối thiểu: 27x5 = 135 
đáp viên. Để tăng tính đại diện, số phiếu phát 
ra 200 phiếu; thu về 186 phiếu, loại 8 phiếu 
không hợp lệ - quy mô mẫu nghiên cứu: 178 đáp 
viên. Mô tả mẫu nghiên cứu qua Bảng 2. 
- Phương pháp lấy mẫu: Ngẫu nhiên thuận lợi 
- Thời gian điều tra từ 9/2018 đến 1/2019 
- Phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mềm 
SPSS 20.0 
23

Sè 129/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 1: Tổng hợp đối tượng và quy mô mẫu điều tra 
Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng SPSS 20.0 
STT Ñoái töôïng ñieàu tra Soá phieáu 
1 Caùc nhaø hoaïch ñònh vaø chuyeân vieân QLNN veà kinh teá caùc Boä ngaønh TW 25 
2 Caùc nhaø quaûn lyù NN veà kinh teá ôû caáp tænh (TP TW), caùc chuyeân vieân phoøng kinh 
teá caùc quaän, huyeän ôû ñòa phöông 
36 
3 Caùc CEOs caùc loaïi hình DN, HTX theo caáp ñoä, theo quy moâ vaø theo thaønh phaàn 
kinh teá 
85 
4 Caùc nhaø quaûn lyù kinh teá cuûa caùc hieäp hoäi ngaønh ngheà 14 
5 Caùc chuyeân gia kinh teá ñoäc laäp, caùc nhaø nghieân cöùu kinh teá ôû caùc Vieän nghieân 
cöùu, tröôøng Ñaïi hoïc khoái Kinh teá vaø Quaûn trò kinh doanh 
18 
Toång 178 
Bảng 2: Kết quả mô tả mẫu điều tra nghiên cứu 
Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng SPSS 20.0 
Tieâu chí Taàn suaát Tyû leä (%) 
Giôùi tính 
- Nam 111 62,36 
- Nöõ 67 37,64 
Nhoùm tuoåi 
- Ñeán 30 12 6,74 
- Töø 30 ñeán 35 48 26,97 
- Töø 35 ñeán 45 56 31,46 
- Treân 45 62 34,83 
Thaâm nieân coâng taùc 
- Ñeán 5 naêm 19 10,67 
- Töø 5 ñeán10 naêm 26 25,84 
- Töø 10 ñeán 20 naêm 72 40,45 
- Töø 20 naêm 41 23,04 
Trình ñoä hoïc vaán 
- Treân ñaïi hoïc 32 17,98 
- Ñaïi hoïc 134 75,28 
- Cao ñaúng 12 6,74 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Kiểm định thang đo nghiên cứu qua hệ số 
tin cậy 
Kết quả tính toán Cronbach Alpha của 6 thành phần 
riêng biệt có tác động tới QLNN về kinh tế và hiệu quả 
QLNN về kinh tế được tổng hợp trong Bảng 3. 
Từ Bảng 3 cho thấy, 6 thành phần tác động và 
hiệu quả QLNN về kinh tế cũng hầu hết các thang 
đo của chúng đều có hệ số Cronbach Alpha > 0,7; 
tương quan biến tổng > 0,3, hệ số Alpha các khái 
niệm nghiên cứu đều > alpha của các biến quan sát 
nên đều đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định và được đưa 
vào phân tích EFA tiếp theo. Riêng với biến quan sát 
CB1 có Alpha = 0,6739 (<0,7) nhưng vẫn có tương 
quan biến tổng = 0,3791 (>0,3), nên vẫn được sử 
dụng trong phân tích EFA tiếp theo. 
Sè 129/201924
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 3: Kiểm định hệ số tin cậy bộ thang đo 
STT Yeáu toá hoaëc bieán ñoäc laäp 
Töông quan 
bieán toång 
C.Alpha 
neáu loaïi 
bieán 
1 Chính trò - phaùp lyù (CP), alpha = 0,7063 
CP1 Phuø hôïp muïc tieâu chính trò veà HNQT cuûa Ñaûng vaø NN 0,3617 0,7014 
CP2 
Vaên baûn quy phaïm phaùp luaät ñieàu chænh phuø hôïp vaø haøi hoøa hoùa yeâu 
caàu HNQT 0,3168 0,7023 
2 Toå chöùc boä maùy quaûn lyù nhaø nöôùc veà kinh teá (BM), alpha = 0,8136 
BM1 Toå chöùc boä maùy tinh goïn, khoa hoïc vaø coù hieäu löïc HNQT 0,6184 0,7913 
BM2 
Boä maùy coù tính ñoàng haønh, kieán taïo vaø phuø hôïp thoâng leä quoác teá cao vôùi 
ñoái töôïng QLNN 0,5589 0,8106 
BM3 Coù tính tích hôïp chöùc naêng vaø quaù trình cuûa heä thoáng QLNN cao 0,5816 0,7380 
3 Caùn boä quaûn lyù nhaø nöôùc veà kinh teá (CB), alpha = 0,8215 
CB1 Phaåm chaát chính trò vöõng vaøng 0,2791 0,6739 
CB2 Naêng löïc, kyõ naêng chuyeân moân hoaøn thaønh toát nhieäm vuï 0,5813 0,8037 
CB3 Naêng löïc quaûn trò ña chöùc naêng döïa treân phöông phaùp laøm vieäc nhoùm 0,6018 0,7986 
CB4 Thöïc haønh laõnh ñaïo döïa treân tri thöùc vaø giaù trò 0,5312 0,7665 
CB5 Coù tín nhieäm vaø ñaïo ñöùc phoøng choáng tham nhuõng cao 0,5837 0,8011 
CB6 Naêng löïc ñoåi môùi vaø saùng taïo, thöïc haønh hieäu quaû chính phuû ñieän töû 0,6038 0,7866 
4 Kieåm soaùt theå cheá - quyeàn löïc cuûa boä maùy quaûn lyù nhaø nöôùc veà kinh teá (KS), alpha = 0,8515 
KS1 Thöôïng toân phaùp luaät vaø quaûn lyù, söû duïng quyeàn löïc cuûa boä maùy 0,5637 0,8016 
KS2 
Söï laõnh ñaïo vaø kieåm soaùt quyeàn löïc NN cuûa Ñaûng vôùi ngöôøi ñöùng ñaàu 
Boä maùy quaûn lyù 0,5837 0,8162 
KS3 Söï quan saùt ngöôøi daân vaø DN 0,6016 0,7965 
KS4 Laéng nghe, toân troïng vaø coù traùch nhieäm giaûi trình cao cuûa Boä maùy 0,5819 0,8047 
4.2. Phân tích EFA 
Kết quả phân tích EFA cho 22 biến quan sát của 
6 thành phần tác động đến QLNN về kinh tế cho 
thấy có 6 thành phần được trích tại Eigenvalue = 
1,308 với tổng phương sai trích là 59,817% (>0,5). 
Như vậy phương sai trích đạt yêu cầu. Tuy nhiên 
có 3 biến quan sát thuộc 3 thành phần có hệ số tải 
nhân tố là CP1 = 3,416; CB1 = 0,438; TT4 = 4,027 
đều nhỏ hơn hệ số tại điều kiện (<0,5) và bị loại 
khỏi phân tích tiếp theo, hệ số tải nhân tố các biến 
quan sát còn lại dao động trong khoảng [0,581-
0,768] (>0,5). 
Sau khi loại 3 biến quan sát trên, 19 biến quan sát 
còn lại được đưa vào EFA lần 2 với phép quay 
Verimax, phương pháp nhân tố chính (principal 
components), thành phần: “Chính trị - Pháp luật” 
còn lại 1 biến quan sát CP2 được tích hợp với biến 
quan sát CB2 của thành phần “Cán bộ quản lý” 
thành 1 - biến quan sát mới CB2 được đặt là: “Năng 
lực, kỹ năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu HNQT” 
và thành phần “Chính trị, Pháp luật” bị loại. Kết quả 
EFA lần 2 cho thấy hệ số KMO = 0,877 (>0,5), kiểm 
định Bartlett có ý nghĩa thống kê 0,000 có 5 thành 
phần được trích tại giá trị Eigen = 1,243 (>1), tổng 
phương sai trích = 61,905% (>0,5). Thang đo: “Cán 
bộ quản lý” và “Thông tin quản lý” có Cronbach 
alpha được tính lại lần lượt là 0,8433 và 0,7453 
(xem bảng 4). 
Khái niệm hiệu quả QLNN về kinh tế được giả 
định là một khái niệm đơn hướng với 5 biến quan sát 
được sử dụng để đo khái niệm này. Bảng 4 trình bày 
kết quả EFA cho khái niệm hiệu quả QLNN về kinh 
tế (xem bảng 5). 
Từ bảng 5 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha = 
0,8332 (>0,7), giá trị Eigen là 3,249 (>1); hệ số 
KMO = 0,836 (>0,5), kiểm định Bartlett có ý nghĩa 
thống kê 0,000; phương sai trích là 76,198 % (>0,5), 
toàn bộ hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,7 (>0,5). 
Với các kết quả phân tích nhân tố khám phá trên 
cho phép rút ra kết luận rằng 5 biến quan sát của 
25

Sè 129/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
5 Thoâng tin trong quaûn lyù nhaø nöôùc veà kinh teá (TT), Alpha = 0,7466 
TT1 Coù cô sôû döõ lieäu veà ñoái töôïng quaûn lyù phuø hôïp, caäp ... ải nhằm bảo đảm các cơ quan trong hệ 
thống chính trị hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tinh 
gọn, khắc phục tình trạng quan liêu, trùng lặp, chồng 
chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc tổ chức không 
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Phân định rõ 
chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi tổ chức, 
bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ 
thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế... 
Cần tiếp tục kiện toàn bộ máy của Chính phủ 
theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trong quản 
lý các vấn đề kinh tế. Tổ chức bộ quản lý về kinh 
tế đa ngành, đa lĩnh vực, giảm bớt đầu mối trực 
thuộc Chính phủ, đưa một số cơ quan làm chức 
năng quản lý Nhà nước thuộc Chính phủ về các bộ 
quản lý. Bộ tập trung làm tốt chức năng chủ yếu là 
xây dựng thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách, 
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đối với 
các lĩnh vực kinh tế được phân công; tổ chức chỉ 
đạo việc thực hiện và đôn đốc kiểm tra, thanh tra 
việc chấp hành. 
Cơ cấu bên trong của các bộ phải được sắp xếp 
hợp lý, bỏ cấp trung gian, giảm tầng nấc, thủ tục, 
xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, 
tránh chồng chéo, nâng cao trách nhiệm của từng 
Sè 129/201928
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 7: Kết quả thống kê mô tả các thành phần mô hình 
Nguồn: Xử lý dữ liệu = SPSS 20.0 
STT Caùc bieán Möùc ñaùnh giaù 
ÑTB ÑLC 
1 Toå chöùc boä maùy QLNN 3,11 0,603 
2 Caùn boä QLNN 3,06 0,597 
3 Theå cheá kieåm soaùt quyeàn löïc 3,01 0,588 
4 Thoâng tin QLNN 2,96 0,574 
5 Vaên hoùa toå chöùc 3,04 0,601 
6 Hieäu quaû QLNN veà kinh teá 3,08 0,594 
bộ phận và đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực 
hiện công việc. 
Song song với việc kiện toàn bộ máy của Chính 
phủ phải kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp về 
quản lý kinh tế trên cơ sở xác định rõ phân cấp trách 
nhiệm và thẩm quyền giữa Trung ương và địa 
phương, theo hướng tăng cường quản lý tập trung của 
Trung ương trên các lĩnh vực bảo đảm chủ quyền, an 
ninh quốc gia, pháp luật kỷ cương thống nhất và sự 
phát triển công bằng, ổn định, đồng thời phân cấp 
mạnh mẽ cho các địa phương về các lĩnh vực khác kết 
hợp hài hoà lợi ích toàn cục với lợi ích cục bộ. 
Để việc phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm 
giữa Trung ương với các cấp chính quyền địa 
phương được rành mạch, cần xác định rõ nội dung 
cụ thể của quản lý Nhà nước theo ngành dọc và theo 
lãnh thổ. Xác định những lĩnh vực Trung ương cần 
tập trung quản lý theo ngành dọc và những lĩnh vực 
có thể và cần phải phân cấp cho các cấp chính quyền 
địa phương. Và việc phân cấp phải theo nguyên tắc 
“việc nào, cấp nào giải quyết sát với thực tế, có điều 
kiện thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn thì phân cấp 
cho cấp đó” để phát huy tính chủ động, sáng tạo của 
mỗi cấp. Vấn đề phân định phân cấp rõ thẩm quyền, 
trách nhiệm cũng như chức năng, nhiệm vụ giữa các 
ngành, các cấp, các cơ quan là vấn đề cơ bản, là điều 
kiện tiên quyết của việc cải cách xây dựng bộ máy 
quản lý nhà nước về kinh tế tinh gọn, thông suốt, 
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. 
Xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng 
thể đơn vị hành chính các cấp, trên cơ sở đó ấn định 
cơ bản các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, 
xã. Xác định rõ vị trí, trách nhiệm của chính quyền 
địa phương trong hệ thống cơ quan nhà nước về 
kinh tế. Chính quyền địa phương được xây dựng, tổ 
chức và hoạt động theo nguyên tắc nhà nước đơn 
nhất, quyền lực Nhà nước là thống nhất trong quản 
lý kinh tế. Kiện toàn thống nhất hệ thống các cơ 
quan chuyên môn của các cấp chính quyền về quản 
lý nhà nước về kinh tế. Tổ chức hợp lý chính quyền 
địa phương, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính 
quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Thực hiện 
thí điểm việc không tổ chức HĐND ở cấp huyện, 
quận, phường. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân 
chủ, chế độ tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng 
trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. 
Cần tiếp tục kiện toàn tổ chức chính quyền cơ sở 
(cấp xã, thị trấn). Cấp xã là cộng đồng dân cư tự 
quản, phải tôn trọng truyền thống làng xã Việt Nam. 
Cần phát huy dân chủ trực tiếp ở cấp xã, nghiên cứu 
để dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã và quyết 
định những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, 
nghĩa vụ thiết thực của người dân và phát triển của 
cộng đồng dân cư làng xã trong phát triển kinh tế 
địa phương. 
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Công 
cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập 
kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu cấp bách 
về nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công 
chức thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý nhà 
nước về kinh tế. Cán bộ, công chức vẫn là khâu 
quyết định nhất trong việc xây dựng và thực hiện 
pháp luật, thực thi công vụ. Nghị quyết Trung ương 
xác định tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức 
với các nội dung chủ yếu sau đây: 
- Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức 
danh, công chức trong từng cơ quan của nhà nước 
để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ, 
công chức. 
- Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy 
hoạch cán bộ, công chức; thông qua việc đánh giá, 
phân loại cán bộ, công chức, xác định rõ những 
người đủ và không đủ tiêu chuẩn. Có chính sách 
thích hợp đối với những người không đủ tiêu chuẩn 
phải đưa ra khỏi bộ máy. 
- Đổi mới chế độ tuyển dụng và quản lý cán bộ, 
công chức. Tuyển dụng cán bộ, công chức phải căn 
cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức 
danh cán bộ, công chức. Thông qua việc thi tuyển, 
sát hạch, kiểm tra để tuyển dụng cán bộ, công chức 
đủ phẩm chất và năng lực vào làm việc trong bộ 
máy. Khắc phục tình trạng vào cơ quan rồi mới đưa 
đi đào tạo và chủ yếu là đào tạo tại chức. 
- Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải 
căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 
- Thực hiện việc thi tuyển đối với một số chức 
danh lãnh đạo gắn với chuyên môn nghiệp vụ trong 
bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. 
- Đổi mới công tác quản lý biên chế. Đối với các 
cơ quan nhà nước: trên cơ sở xây dựng chức danh, 
tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức, từng 
cơ quan nhà nước về kinh tế, rà soát lại đội ngũ công 
chức, đối chiếu với tiêu chuẩn để bố trí lại cho phù 
hợp. Tiếp tục thực hiện mạnh chế độ hợp đồng để 
thực hiện một số loại việc trong cơ quan nhà nước 
quản lý về lĩnh vực kinh tế. 
29

Sè 129/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Đối với các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công: căn 
cứ vào nhu cầu hoạt động thực tế để xác định số 
lượng các vị trí việc làm trong từng đơn vị sự nghiệp 
dịch vụ công. Thực hiện chế độ hợp đồng làm việc 
trong các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. 
- Thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính 
sách khác đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Nghiên 
cứu để có chính sách, chế độ thích hợp về nhà ở cho 
cán bộ, công chức. Nhà nước có chính sách xây dựng 
và sử dụng nhà công vụ, quy định rõ chế độ, tiêu chuẩn 
sử dụng nhà công vụ để áp dụng trong cả hệ thống 
chính trị. Xây dựng chế độ phụ cấp đối với cán bộ, 
công chức hành chính, bao gồm cả cán bộ, công chức 
đảng, đoàn thể trong hệ thống chính trị. 
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, 
công chức. Đổi mới phương thức và nội dung các 
chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 
sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt 
ra từ quá trình thực thi công vụ, nhất là kỹ năng quản 
lý nhà nước về kinh tế. Thông qua đào tạo, bồi 
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng bảo đảm 
tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan quản lý 
nhà nước về kinh tế. Thực hiện cơ chế đào tạo tiền 
công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ định 
kỳ bắt buộc hằng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi 
dưỡng trước khi bổ nhiệm. 
Coi trọng công tác giáo dục đạo đức và phẩm 
chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức để nâng 
cao lòng yêu nước, yêu chế độ, niềm tự hào dân tộc 
và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân 
của đội ngũ cán bộ, công chức. 
- Để khắc phục tình trạng quá nhiều cấp phó 
trong cơ quan hành chính, trước hết cần tập 
trung đổi mới phương thức, lề lối làm việc của 
các cơ quan; giảm hội họp, phân định rõ trách 
nhiệm của tập thể và người đứng đầu cơ quan. 
Từ đó, giảm hợp lý cấp phó trong các cơ quan 
hành chính nhà nước. 
Bốn là, xây dựng văn hóa tổ chức trong bộ máy 
quản lý nhà nước về kinh tế phù hợp nhằm tạo động 
lực nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý của nhà 
nước đối với nền kinh tế ở Việt Nam. Xây dựng văn 
hóa tổ chức trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh 
tế theo hướng tạo ra sự gắn kết trong bộ máy. Đồng 
thời xây dựng môi trường tổ chức đoàn kết giúp đỡ 
lẫn nhau hướng tới việc xây dựng hình ảnh, uy tín. 
Xác định những mặt tích cực của văn hóa tổ chức 
trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế để tăng 
cường, tối ưu hóa đồng thời cũng cần chỉ ra những 
tiêu cực để giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa chúng. 
6. Kết luận 
Qua nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố tác động 
đến hiệu quả quản lý của nhà nước về kinh tế ở Việt 
Nam trong bối cảnh HNQT 3.0 và cuộc cách mạng 
công nghiệp 4.0 hiện nay gồm bộ máy quản lý, cán 
bộ quản lý, thể chế kiểm soát quyền lực, thông tin 
quản lý và văn hóa tổ chức bộ máy, cả 5 yếu tố đều 
có mức sig.<0.001 do đó có ý nghĩa thống kê. Nhìn 
chung Quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng 
trong sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong 
bối cảnh các quốc gia muốn tiến hành công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng với nền kinh 
tế thế giới như ở Việt Nam hiện nay. Nâng cao hiệu 
quả quản lý nhà nước là hoạt động thường xuyên, 
lâu dài của mỗi quốc gia. Là một nền kinh tế đang 
trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam không chỉ cần 
tích cực, khẩn trương trong xây dựng, hoàn thiện 
pháp luật kinh tế, mà quan trọng hơn là phải đổi mới 
sâu sắc cả về tư duy, tổ chức lẫn phương pháp quản 
lý. Do vậy, trong thời gian tới, một trong số giải 
pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
của nhà nước về kinh tế đó là cần tập trung vào việc 
đổi mới và kiện toàn lại tổ chức và vận hành bộ máy 
quản lý nhà nước về kinh tế, xây dựng đội ngũ cán 
bộ, công chức đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất 
nước, xây dựng văn hóa tổ chức trong bộ máy quản 
lý nhà nước về kinh tế phù hợp. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Đinh Nguyễn An (2016), Vai trò nhà nước 
trong việc tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của 
hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Nxb 
Giáo dục. 
2. Lê Tuyển Cử (2004), Những biện pháp phát 
triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối 
với khu công nghiệp ở Việt Nam, Đại học Kinh tế 
quốc dân. 
3. Nguyễn Thị Hà Đông (2013), Quản lý nhà 
nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, 
Học viện Khoa học xã hội. 
4. Phạm Xuân Đương (2010), Quản lý nhà nước 
về đô thị trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Thái Nguyên, 
Hà Nội. 
Sè 129/201930
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
5. Hoàng Thị Hạnh (2013), Xây dựng Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ 
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Học viện 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
6. Trần Thị Thu Hường (2016), Vai trò của nhà 
nước đối việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập 
tự chủ, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện 
nay, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
7. Phan Ánh Hè (2017), Quản lý nhà nước về 
kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học 
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 
8. Lê Văn Hưng (2003), Cơ sở lý luận của việc 
hoàn thiện pháp luật tổ chức, hoạt động và quản 
lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt 
Nam hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ 
Chí Minh. 
9. Đinh Hữu Phí (2000), Dân chủ hóa quản lý 
nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Học viện 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
10. Phạm Đình Quyền (1999), Phát huy vai trò 
quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị 
trường ở nước ta hiện nay, Nxb. Đai học Kinh tế 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
11. Trần Anh Tuấn (2007), Hoàn thiện thể chế 
quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát 
triển và hội nhập quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc 
dân, Hà Nội. 
12. Nigige Chigbod (2014), Management as a 
Factor of Production and as an Economic Resource, 
International Journal of Humanities and Social 
Science, Vol. 4, No. 6; April 2014, Page.162 - 167. 
13. Marystella Amaldas (2009), The 
Management of Globalization in Singapore: 
Twentieth Century Lessons for the Early Decades of 
the New Century, Journal of Alternative 
Perspectives in the Social Sciences ( 2009) Vol 1, 
No 3, 982-1002. 
14. Guido Bertucci and Adriana Alberti (2001), 
Globalization and the Role of the State: Challenges 
and Perspectives, United Nations World Public 
Sector Report 2001. 
15. Shaun Breslin (2000), Decentralisation, 
Globalisation and China’s Partial Re-engagement 
with the Global Economy, New Political Economy, 
Vol. 5, No. 2, 2000, page 205 -207. 
16. Robert Tannenwald, State Regulatory Policy 
and Economic Development, March/April 1997, 
New England Economic Review. 
17. Pundy Pillay (2002), The role of the state in 
economic development in southern africa, Dialogue 
on Globalization - Hiroshimastr, Berlin. 
18. Ernest J. Wilson (1990), Strategies of State 
Control of the Economy: Nationalization and 
Indigenization in Africa, Program in Political 
Science of the City University of New York , Vol. 
22, No. 4 (Jul., 1990), pp. 401-419. 
19. Brown, David. 1998. “Globalization, 
Ethnicity and the Nation-State: The Case of 
Singapore”, Australian Journal International Affairs 
52, no. 1: 35-46. 
20. Fields, G. S., “Income Distribution in 
Developing Economies: Conceptual, Data and 
Policy Issues in Broad - Based growth”, Second 
ADB Conference on Development Economies, 
Manila, 26-28 November 1993. 
21. Hall, Stuart, 1991. “The Local and the glob-
al: Globalization and Ethnicity”, in Anthony D. 
King (ed.). Culture, globalization and the World-
System. London: MacMillan Press Ltd. 
22. Hirst, Paul and Thompson, Grahame.1996. 
Globalization in Question. Cambridge: Polity 
Press. 
Summary 
State management innovation is a regular and 
long-term activity of each country to improve the 
efficiency and competitiveness of the economy in 
order to adapt to in-depth international economic 
integration. As an economy in transition stage, 
Vietnam not only needs to be active, urgent in set-
ting up and adjusting economic law, but more 
importantly, deeply innovates both in thinking and 
implementing method. The paper focuses on 
researching the factors affecting the economic man-
agement efficiency of the State through the develop-
ment of research models and conducting sociologi-
cal survey on 178 civil servants working in State’s 
economic management agencies and experts. The 
research results have identified the basic factors 
affecting the efficiency of State’s economic man-
agement in the new context to propose solutions to 
improve the management of the economy in the 
context of current integration in Vietnam. 
31Sè 129/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kham_pha_cac_nhan_to_tac_dong_den_hieu_qua_quan_l.pdf